NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT Việc xây dựng các nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt phải tuân thủ các nguyên tắc xây dựng chươn
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
LÊ PHƯƠNG NGA
Trang 2MỤC LỤC
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 3
1 Ý NGHĨA SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT 3
2 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT 4
3 NHIỆM VỤ CỦA VIỆC BỒI BƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT 8
HƯỚNG DẪN HỌC 9
Chương II: BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ VỐN SỐNG CHO HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT 11
1 PHÁT HIỆN NHỮNG HỌC SINH CÓ HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ NĂNG KHIẾU TIẾNG VIỆT 11
2 BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH 13
3 BỒI DƯỠNG VỐN SỐNG CHO HỌC SINH 16
Chương III: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH GIỎI 22
1 CÁC TRI THỨC - KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT 22
2 TIẾP NHẬN NGÔN BẢN - RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU, CẢM THỤ VĂN HỌC 51
THAM KHẢO 82
1 MỘT SỐ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO 82
2 MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN TỪ & CÂU NÂNG CAO VÀ GỢI Ý HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 31.1 Theo “Chiến lược con người” mà Đảng đã vạch ra đường hướng rất đúng đắn là: “Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà trường của chúng ta hướng đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi Học sinh (HS) Ở nhiều trường tiểu học, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước
được xem là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng
Các kết quả nghiên cứu cho thấy số HS được xem là phát triển (có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống nổi trội hơn các em khác) chiếm từ 5 - 10% trong tổng số HS đến trường Đồng thời, những con số thống kê cũng cho thấy, các tài năng phát triển từ rất sớm, hơn 1/3 những người được xem là có tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy 10 tuổi Vì vậy, trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng đứa trẻ còn nhỏ tuổi
Ở nước ta, từ nhiều năm nay, vấn đề này cũng đã được quan tâm Bên cạnh bộ sách giáo khoa ở tiểu học, chúng ta còn có các bộ sách nâng cao, sách bồi dưỡng HS giỏi và trước đây đồng thời với kì thi tốt nghiệp tiểu học còn có những kì thi HS giỏi từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia Các
Sở GD - ĐT đều có các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói riêng Hiện nay, ở các địa phương,hầu hết các trường Tiểu học, các quận, huyện vẫn duy trì thi học sinh giỏi Tiếng Việt dưới nhiều hình thức khác nhau và có những tỉnh, thành phố vẫn duy trì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố Các kì thi liên tỉnh cũng đang được khuyến khích tổ chức Gần đây có thêm cả những hình thức thi mới tạo một sân chơi cho HS có năng lực, đó là các hội thi - giao lưu diễn ra trong các trường, quận, huyện, tỉnh, thành phố, giữa các thành phố, các tỉnh như cuộc thi trong chương trình “Em yêu Tiếng Việt”, "Tuổi thơ khám phá", “Thần đồng đất Việt”
1.2 Bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt là nhiệm vụ nhằm bảo đảm sự công bằng trong giáo dục, thực
hiện tư tưởng chiến lược của giáo dục "Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo Tạo điều kiện để ai cũng được học hành Người nghèo và những người thuộc các diện chính sách được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập Bảo đảm điều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng."
1.3 Bồi dưỡng HS giỏi là một hướng dạy học tự chọn ở tiểu học nhằm thực hiện giáo dục phổ
thông theo định hướng phân hóa, phát huy cá tính và sáng tạo của học sinh
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thi học sinh giỏi toàn quốc ở tiểu học nhưng việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi trong các môn học ở tiểu học vẫn rất quan trọng, nhằm thực hiện chủ trương dạy - học phân hoá từ cấp tiểu học Việc làm này còn góp phần khắc phục một trong những hạn chế trong giáo dục hiện nay là dạy học sinh theo một khuôn, một mẫu nhất định, thủ tiêu tính tích cực và cá tính sáng tạo của học sinh
Chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện nền giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng Một trong số các mục tiêu đổi mới là giáo dục - đào tạo lớp người ngày càng đáp ứng được tốt hơn yêu cầu về dân trí, nhân lực và nhân tài của xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và
Trang 4hứng thú của người học Để đạt được những mục tiêu nêu trên, giáo dục phổ thông cần phải đề xuất những định hướng mới về chương trình, phương pháp dạy học (PPDH), học liệu, cơ chế đảm bảo chất lượng dạy học ; mặt khác, cần phải đề xuất chiến lược dạy học đáp ứng với nhu cầu rất đa dạng của người học nhằm phát triển từng cá thể HS
Tiếng Việt là một môn học có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học Đây là môn học vừa có vai trò trang bị cho HS công cụ ngôn ngữ, vừa là môn học thuộc Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức khoa học về tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt để HS tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa Với nhiệm
vụ của môn học công cụ, HS cần học tốt môn học này để có cơ sở học tốt những môn học khác Mặt khác, với nhiệm vụ của một môn khoa học, HS theo nguyện vọng và khả năng riêng, có thể chọn để học sâu nhằm học giỏi môn học này Do đó cần bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt nhằm hiện thực hóa chiến lược giáo dục phổ thông theo định hướng phân hóa
1.4 Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, việc bồi
dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua học tốt, dạy tốt Việc bồi dưỡng học sinh giỏi có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên Để có thể bồi dưỡng học sinh, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc
Nhìn chung, nhiều năm nay, chúng ta đã chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng chưa tạo cho công việc này những điều kiện đầy đủ Trên thực tế, việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục toàn diện và bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều lúng túng Đặc biệt việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt càng gặp nhiều khó khăn hơn bởi nhiều lí do Khá nhiều HS không yêu thích môn học tiếng Việt Kiến thức tiếng Việt và khả năng tư duy nghệ thuật của nhiều giáo viên còn hạn chế Số giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt còn ít Thêm nữa, do đặc trưng môn học nên kết quả học tập môn tiếng Việt, đặc biệt phần cảm thụ văn học và viết văn bản nghệ thuật phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu của cá nhân học sinh Các em lại cần có quá trình bồi dưỡng, tích luỹ lâu dài nên nhiều giáo viên cho rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt “không chắc ăn” và không có hiệu quả như bồi dưỡng HS giỏi môn Toán Do đó, nói chung, giáo viên không có hứng thú bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt Ở những nơi có tổ chức bồi dưỡng thì nhiều khi lại tiến hành không có kế hoạch, không có nội dung và phương pháp cụ thể Chuyên đề này đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ đáp ứng những đòi hỏi trên
2 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT
Việc xây dựng các nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt phải tuân thủ các nguyên tắc xây dựng chương trình và tài liệu dạy học (SGK) Tiếng Việt ở tiểu học như nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh… Trong quá trình bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt, những nguyên tắc này sẽ được cụ thể hóa, nhấn mạnh thêm Để công việc có hiệu quả, cần xác định những định hướng tạm gọi là các nguyên tắc sau:
2.1 Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học
Chương trình tiểu học mới (ban hành theo Quyết định ngày 9/11/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định mục tiêu như sau:
“Môn tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm:
1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
Trang 5Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy
2) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về
xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài
3) Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Mục tiêu quan trọng nhất của môn học tiếng Việt là trang bị cho HS một công cụ giao tiếp bằng tiếng Việt Nguyên tắc này nhấn mạnh tính lợi ích của chương trình đào tạo, đòi hỏi việc bồi dưỡng HS giỏi phải rất thiết thực nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS
Mục tiêu giao tiếp là cơ sở để đề xuất quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt Quan điểm giao tiếp được thể hiện ở cả hai cấp độ: nguyên tắc dạy học và phương pháp dạy học Ở cấp
độ nguyên tắc dạy học, nguyên tắc giao tiếp (còn gọi là nguyên tắc phát triển lời nói, nguyên tắc thực hành) quy định nội dung dạy học và phương pháp dạy học Với tư cách là một nguyên tắc dạy học, nguyên tắc giao tiếp đòi hỏi:
- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS
- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn, ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu như thế nào, câu ở trong đoạn, trong bài ra sao
- Phải tổ chức hoạt động nói năng của HS để dạy học tiếng Việt, nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học
Với tư cách là một phương pháp dạy học, phương pháp giao tiếp (còn gọi là thực hành giao tiếp) là phương pháp đặc trưng của môn học tiếng Việt bởi "Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người" Quá trình dạy học tiếng Việt ở tất cả các cấp học đều cần phải được tổ chức như một quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động, vào giao tiếp bằng ngôn ngữ Phương pháp này gắn liền với phương pháp luyện theo mẫu Cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Nếu ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ Dạy tiếng Việt theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng
cá nhân HS Phương pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiến thức lí thuyết thì được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tượng đưa ra trong bài khoá Để thực hiện phương pháp giao tiếp cần có, môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp Xét từ góc độ những hạn chế của các tài liệu bồi dưỡng, các đề thi học sinh giỏi tiếng Việt hiện nay, bảo đảm nguyên tắc giao tiếp thực chất là thực hiện sự chuyển mình triệt để từ quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ với mục tiêu cơ bản nặng về lí thuyết để nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ sang mục tiêu hành dụng Để làm được việc này, cần cụ thể hóa quan điểm giao tiếp trong việc xây dựng tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở Tiểu học như sau:
1) Dạy học tiếp nhận ngôn bản (nghe, đọc hiểu) tính đến các nhân tố của hoạt động giao tiếp
và quá trình giao tiếp;
2) Dạy học tạo lập ngôn bản (nói,viết) tính đến các nhân tố của hoạt động giao tiếp;
3) Dạy học các tri thức tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Bản thân hai quá trình tiếp nhận và tạo lập ngôn bản chính là quá trình giao tiếp Những vi phạm nguyên tắc giao tiếp trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt thể hiện rõ nhất khi triển khai nội dung dạy học các tri thức tiếng Việt Chính vì vậy, khi bồi dưỡng học sinh giỏi, cần dành nhiều tâm lực cho việc xây dựng nội dung dạy học các tri thức tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Trang 6Việc dạy học các tri thức tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp đòi hỏi phải thực hiện các công việc sau:
1) Lựa chọn các tri thức tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp (tức là phải chú trọng đến tính lợi ích của các tri thức tiếng Việt)
2) Tối giản hóa quá trình dạy học nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ
Để thực hiện điều này cần phải:
- Giảm số lượng bài tập nhận diện,những bài tập lí thuyết không mang tính lợi ích giao tiếp
- Khi dạy các nội dung lí thuyết,cần chọn ngữ liệu điển hình, gắn với dấu hiệu hình thức, mang tính trực quan, dễ nhận diện; cần xây dựng các mẹo nhận diện, hình thức hóa (gắn với dấu hiệu hình thức) để giúp HS dễ nhận diện
3) Dạy học các tri thức tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình
sử dụng các đơn vị ngôn ngữ, kiểu loại ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp
Để thực hiện điều này cần phải:
- Tăng số lượng bài tập dạy sử dụng (bài tập có tính chất tổng hợp, sáng tạo)
- Cho thấy lợi ích, chức năng xã hội, chức năng giao tiếp của những đơn vị ngôn ngữ, kiểu loại ngôn ngữ Đồng thời chọn ngữ liệu để làm rõ lợi ích của nội dung được dạy
- Chú trọng dạy nghĩa và dạy cách dùng, thống hợp 3 bình diện kết học, nghĩa học, dụng học trong bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt, triệt để chuyển từ cách dạy phân tích,phân loại các đơn vị ngôn ngữ sang dạy sử dụng ngôn ngữ,chuyển từ việc xem xét ngôn ngữ ở bình diện cấu trúc hình thức sang bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng
Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình tiếng Việt ở tiểu học cũng đòi hỏi việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt nhằm giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức tiếng Việt, thực hành thành thục hơn những kĩ năng tiếng Việt mà chương trình đã đề ra chứ không cung cấp, không dạy thêm những kiến thức mới, không dạy trước những nội dung dạy học của lớp trên
Đồng thời việc bảo đảm nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình tiếng Việt ở tiểu học cũng không cho phép nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi lặp lại máy móc những gì được học trong SGK tiếng Việt Dựa vào những kiến thức, kĩ năng tiếng Việt mà chương trình, SGK đã cung cấp,nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt sẽ được xây dựng theo 3 mảng lớn:
- Các tri thức tiếng Việt
- Tiếp nhận lời nói (kĩ năng nghe và kĩ năng đọc hiểu mà đích cao nhất là cảm thụ văn học)
- Tạo lập lời nói (kĩ năng nói và kĩ năng viết văn bản (đoạn văn, bài văn) đặc biệt là các văn bản nghệ thuật - miêu tả và kể chuyện)
Ba nội dung trên cũng chính là 3 bộ phận cấu thành của một đề thi học sinh giỏi tiếng Việt có tính chất truyền thống
Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học cũng đòi hỏi việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải chú trọng đến tính toàn diện của chương trình, tránh kiểu dạy học "tủ" để thi "đấu gà chọi"
2.2 Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục, Điều 24.2) Có thể nói, cốt lõi của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt là đào tạo những con người sáng tạo, chủ động, tích cực Nội dung và phương
Trang 7pháp dạy học sinh giỏi môn Tiếng Việt phải tạo điều kiện và phát huy được tính năng động và sáng tạo của học sinh, làm cho các em trở thành những người thông minh hơn, năng động, tích cực hơn Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải được xây dựng thành hệ thống việc làm cho học sinh để các em tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, phát triển được những kĩ năng cần thiết
Theo quan điểm của phương pháp dạy học mới, hệ thống bài tập không phải chỉ là phương tiện để thực hành lí thuyết như trước đây người ta thường quan niệm mà chính là con đường, cách thức tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ dạy học tiếng Việt Quan niệm này cho rằng cần phải tổ chức toàn bộ quá trình dạy học tiếng Việt dưới dạng thực hành như tổ chức hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Đây chính là mục tiêu cơ bản của sự vận động chuyển mình từ chương trình dạy học tiếng Việt cũ sang chương trình dạy học tiếng Việt mới Đây cũng là cái lõi của phương pháp dạy học mới - dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp Chính vì vậy, để tổ chức hoạt động dạy học tiếng Việt, chúng ta phải xây dựng các nhiệm vụ dạy học dưới dạng các bài tập Bài tập là phương tiện để tổ chức các hành động tiếng Việt, tích cực hoá các hoạt động của học sinh để hình thành, phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học Xây dựng được một hệ thống bài tập tiếng Việt tốt và tổ chức thực hiện chúng một cách hiệu quả có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học tiếng Việt Như vậy cũng có nghĩa là nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt mang tính thực hành cao hơn Nó không có thêm những nội dung kiến thức mới mà chỉ luyện tập thực hành Chính vì vậy khi nói xây dựng nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt cũng có nghĩa là xây dựng hệ thống bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi Hệ thống bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi cũng bao gồm các kiểu dạng bài tập tiếng Việt đã có trong SGK theo từng phân môn
2.3 Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp được hiểu là sự hoà nhập, sự kết hợp, hợp nhất, tích hợp cần được quan niệm là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những mô hình, hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu,
mục đích và yêu cầu khác nhau
Nguyên tắc tích hợp đòi hỏi nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt phải tổng hợp các mạch kiến thức tiếng Việt và các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tích hợp được "tiếng" và "văn", tích hợp được tiếng Việt và các kĩ năng sống, tích hợp được tiếng Việt và các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác
Quan điểm tích hợp được thể hiện rất rõ trong việc lựa chọn ngữ liệu Các ngữ liệu như văn bản
để dạy đọc, các ví dụ được đưa ra để dạy ngữ pháp, chính tả, tập viết cần được tích hợp với những tri thức văn hóa chung,thống nhất với những mục tiêu giáo dục khác
2.4 Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh tiểu học
Đến trường Tiểu học, học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập Đây là một cửa ải rất khó khăn đối với HS nói chung Chính vì vậy việc bảo đảm nguyên tắc tính đến đặc điểm của HS tiểu học trước hết đòi hỏi phải có một chiến lược dạy học lạc quan, nhấn mạnh vào mặt thành công của HS và bảo đảm sự thành công của các em trong quá trình
dạy học
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải có sự phân biệt giữa Việt ngữ học và nội dung dạy học tiếng Việt ở tiểu học kể cả cho HS giỏi Mặc dù có năng khiếu tiếng Việt, HS tiểu học vẫn là những
HS nhỏ mà trình độ nhận thức nói chung, trình độ tiếng Việt và văn chương nói riêng còn thấp Do
đó, khi bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn phải chú trọng đến việc chuyển hóa những nội dung của Việt
Trang 8ngữ học thành nội dung dạy học phù hợp với lứa tuổi các em Ngay cả những sự thú vị của đối tượng tiếng Việt được tập trung khai thác nhiều trong quá trình bồi dưỡng HS giỏi cũng phải có sự
"chuyển hóa" thích hợp, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học
Nguyên tắc tính đến đặc điểm của HS tiểu học trong bồi dưỡng tiếng Việt còn thể hiện ở
việc đòi hỏi dạy học phải mang tính phân hóa,cá thể hóa cao Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi có thể được xây dựng theo sự phân hóa ngoài - có tài liệu riêng dành chổịhc sinh giỏi Tài liệu cũng có thể thực hiện sự phân hóa trong: trong một tài liệu có bài tập dành riêng cho HS khá giỏi và có bài tập cho HS đại trà
Nguyên tắc bảo đảm tính hấp dẫn đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải gây được hứng thú học tập cho học sinh bằng cách khai thác triệt để tính hấp dẫn của nội dung dạy học ,cũng chính là sự thú vị của tiếng Việt, bằng cách sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, đa dạng, vui và thú
vị, bằng cách thiết lập quan hệ tốt đẹp, tích cực giữa thầy - trò, trò - trò
3 NHIỆM VỤ CỦA VIỆC BỒI BƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT
Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt không phải để tạo ra các nhà văn, nhà ngôn ngữ học mặc dù trên thực tế trong số học sinh giỏi này, sẽ có những em trở thành những tài năng văn học và ngôn ngữ học Mục tiêu của công việc này cũng không phải để luyện đội tuyển tham gia các kì thi HS giỏi tiếng Việt nhằm lấy giải Mục tiêu chính của việc bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, hứng thú với tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại Để đạt được mục tiêu đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt đặt ra những nhiệm vụ sau:
1) Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt
2) Bồi dưỡng hứng thú tiếng Việt cho học sinh
3) Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
4) Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh
Trang 91.3 Thảo luận nhóm nhằm nêu nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
2 CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
2.1 Phân tích ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu
học
2.2 Thử nêu và phân tích các định hướng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở
tiểu học
2.3 Nêu mục tiêu và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học
3 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ LÀM BÀI TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: xem mục 1 của chương
Ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt:
1) Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài trong chiến lược con người mà Đảng ta đã đề ra
2) Thực hiện tư tưởng chiến lược của giáo dục bảo đảm sự công bằng trong xã hội, bảo đảm điều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng
3) Thực hiện tinh thần dạy học phân hóa trong dạy học tự chọn nhằm phát huy cá tính và sự sáng tạo của học sinh, thỏa mãn sự phát triển từng cá thể học sinh
4) Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên
Câu 2: xem mục 2 của chương
Nêu và phân tích các nguyên tắc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học
Nêu tên các nguyên tắc và phân tích yêu cầu của mỗi nguyên tắc
1) Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học
2) Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh
3) Nguyên tắc bảo đảm tính tích hợp
4) Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh tiểu học
5) Nguyên tắc bảo đảm tính hấp dẫn
Câu 3: xem mục 3 của chương
Nêu mục tiêu và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, hứng thú với tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại
Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học
Trang 101) Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt 2) Bồi dưỡng hứng thú tiếng Việt cho học sinh
3) Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
4) Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh
Trang 11Chương II
BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ VỐN SỐNG CHO HỌC
SINH GIỎI TIẾNG VIỆT
Trước khi đi vào bàn về việc bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng Việt và bồi dưỡng vốn sống cho học sinh giỏi, chúng ta cần phải xác định các đối tượng học sinh được bồi dưỡng tức là chúng ta cần phải phát hiện học sinh giỏi tiếng Việt Thực ra cách gọi “học sinh giỏi tiếng Việt” là cách nói
để gọi những học sinh có năng khiếu và hứng thú với tiếng Việt
1 PHÁT HIỆN NHỮNG HỌC SINH CÓ HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ NĂNG KHIẾU TIẾNG VIỆT
Chương trình Tiếng Việt không có môn Văn nhưng vẫn hướng đến hình thành năng lực văn Mục đích này được thực hiện tích hợp qua dạy tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt), vì vậy ở tiểu học, nói giỏi môn Tiếng Việt cũng có nghĩa là có năng lực tiếng Việt và văn học
Để phát hiện những học sinh có hứng thú và năng khiếu môn tiếng Việt, cần trả lời được câu hỏi thế nào là học sinh có năng khiếu tiếng Việt Thuật ngữ "năng khiếu" được dùng ở đây không định chỉ một khả năng gì đặc biệt, mà nhằm chỉ đặc điểm của một số HS có thiên hướng và năng lực hơn các em khác về một lĩnh vực nào đó Những học sinh có năng khiếu tiếng Việt có những biểu hiện sau:
- Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, các em yêu thích thơ
ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện Có những em có ước mơ trở thành nhà văn còn nói chung, biểu hiện có hứng thú và năng khiếu tiếng Việt ở phần lớn các em là thích thú quan sát, quan tâm đến mọi người và mọi vật ở xung quanh, không hờ hững trước vẻ đẹp của ngôn từ văn chương, thích đọc, ghi nhớ và ghi chép những câu văn, thơ hay
- Các em có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực tiếng Việt và văn học Đây là những phẩm chất tư duy có tính thống nhất nhưng không đồng nhất: tư duy phân loại, phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá… rất cần có để học tốt tiếng Việt và tư duy hình tượng, cụ thể rất cần để học giỏi văn
Năng lực tư duy tiếng Việt và văn học thể hiện ở năng lực quan sát, nhận xét ngôn ngữ của mọi người và ngôn ngữ của chính mình Khả năng này xuất hiện từ rất sớm, có những em bé ngay
từ những ngày đầu tiên đến trường đã có những nhận xét về ngôn ngữ “Người ta nói mặc áo mà không nói mặc tất, mẹ nhỉ?”; “Nói ăn cơm vã là sai phải không mẹ?”, “Cô con hay nói “coi như là”,
“Bạn Hùng không nói cháu ăn no rồi mà nói cháu ăn lo rồi mẹ ạ”, “Mẹ đừng nói giọng như thế (lên
giọng gắt, mắng), con không thích đâu” Ở lớp Một, một số em đã phát hiện ra âm a ngắn, ơ ngắn
khi nhận xét: “Đáng lẽ sách phải viết ău, ăi, ớ (ơ có dấu á ở trên) -nờ thì mới đúng là ân” Nhiều em
đã biết sử dụng hàm ngôn… Bên cạnh khả năng quan sát ngôn ngữ, những HS có năng khiếu về môn Tiếng Việt còn biết quan sát thực tế, biết liên tưởng, tưởng tượng, biết tư duy nghệ thuật - cụ thể, giàu cảm xúc Có những em ngay từ lứa tuổi mẫu giáo khi nhìn trăng bị mây che đã nói: “Trăng đắp chăn”; còn trăng trong thơ của cậu bé Trần Đăng Khoa thì "Trăng tròn như mắt cá / Không bao giờ chớp mi”
Có khả năng tư duy nghệ thuật cũng có nghĩa là biết tiếp nhận văn chương theo cách riêng của nó, khác với lôgic thông tục của đời thường Đó là khả năng nghe được, đọc được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ Ví dụ, những em học sinh có năng lực tư duy nghệ
Trang 12thuật khi đọc hai câu thơ: “Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào / Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế”
(Mẹ - Bằng Việt) sẽ hiểu được rằng hai câu thơ này đã nói một cách vừa hình ảnh, cụ thể, vừa khái
quát một điều: Mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những
gì mà con cần Trong khi đó, một số em học sinh khác không có khả năng tư duy nghệ thuật, chỉ biết hiểu "thật thà", theo lối đời thường, không hiểu nội dung hai câu thơ này lại thắc mắc: Tại sao xót lòng, mẹ lại cho ăn bưởi? Như thế thì mẹ chỉ làm cho con xót lòng thêm
Từ đó chúng ta hiểu rằng biết tư duy nghệ thuật nghĩa là có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, phát hiện được tín hiệu nghệ thuật của ngôn từ và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung
Năng lực tiếng Việt còn được thể hiện rõ ở khả năng sử dụng ngôn ngữ Trước hết đó là khả năng sử dụng từ Trong nói, viết, những học sinh giỏi tiếng Việt thường sử dụng nhiều tính từ, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, sử dụng những câu có nhiều thành phần phụ như định ngữ, bổ ngữ Câu văn của các em sáng sủa, rõ ý Các em ít viết những câu khô khan, không có cảm xúc, tức là những câu chỉ có nghĩa sự vật, mà thường viết những câu văn giàu cảm xúc, bộc lộ được sự đánh giá, tình cảm của mình với hiện thực được nói tới, những câu văn có nghĩa liên cá nhân và nhiều khi còn có cả chức năng thẩm mĩ Chúng ta thử so sánh hai cách diễn đạt của một học sinh trung bình
và một học sinh khá tiếng Việt:
- Chúng em đã đến thăm Quảng trường Ba Đình Quảng trường này rất có ý nghĩa vì tại đây
Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập Cũng vì thế, lăng Bác được dựng ở đây
- Thế là chúng em đã được đến Quảng trường Ba Đình lịch sử Nơi đây Bác Hồ đã đọc Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Cũng chính nơi đây, toàn dân ta đã chung sức xây lên nơi
an nghỉ cuối cùng của Người
Bài viết trung bình chỉ nêu sự kiện, thuyết phục trí tuệ Đoạn viết khá thì không chỉ nêu sự kiện
mà còn bộc lộ thái độ, sự bình giá, cảm xúc của người viết Vì vậy, nó không chỉ tác động vào lí trí mà còn tác động vào tình cảm của người đọc
Tóm lại, có những biểu hiện khá rõ ở học sinh có năng khiếu tiếng Việt - văn học: say mê đọc sách, thích quan sát cuộc sống, nhạy bén với ngôn từ nghệ thuật, biết tiếp nhận hình tượng và phần nào biết sử dụng lớp ngôn từ và cách diễn đạt thuộc phong cách văn chương
Những định hướng để xác định năng lực tiếng Việt - văn học cho ta thấy khả năng này xuất hiện ở trẻ em rất sớm Vậy cần đặt vấn đề phải phát hiện những học sinh có năng khiếu tiếng Việt từ lúc nào? Và kèm theo đó là nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt từ lớp nào? Trên thực tế,
có nhiều trường khi chuẩn bị thi học sinh giỏi mới tập trung một số buổi để ôn luyện, nhiều trường bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 4, có trường bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 2 Có thể nói, việc bồi dưỡng học sinh giỏi càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng có hiệu quả bấy nhiêu, nhưng trong điều kiện hiện nay, theo định hướng dạy học tự chọn sẽ bắt đầu từ lớp 3, việc bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt cũng bắt đầu từ lớp 3
Để phát hiện những học sinh có năng khiếu tiếng Việt - văn học cần có sự điều tra bằng các phép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu về hứng thú, khả năng tư duy và ngôn ngữ của các em Khi học sinh đi học, người giáo viên có nhiệm vụ theo dõi để nắm quá trình học tập của học sinh, phát hiện những biểu hiện đáng chú ý về năng lực tiếng Việt - văn học của các em, tìm hiểu hứng thú của các
em qua số lượng, nội dung sách các em đọc… Để tìm hiểu, thử thách năng lực tiếng Việt và văn học của học sinh, nên đưa ra những bài tập luyện từ và câu cho các em làm, đưa những tác phẩm văn thơ cho các em đọc Giáo viên cần xác định các em đã giải bài tập ra sao, các em đã tiếp nhận tác phẩm như thế nào Những phản ứng cụ thể của các em đối với từng bài tập, từng tác phẩm văn học sẽ
Trang 13giúp giáo viên sớm phát hiện năng lực của chúng Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày miệng một vấn đề hoặc viết đoạn văn để xác định vốn sống, vốn văn học của các em như thế nào, các em có cảm xúc ra sao, vốn từ có phong phú không, sử dụng từ có chính xác không, đặt câu, viết đoạn, bài như thế nào
Những nội dung tìm hiểu này cần được lập thành phiếu điều tra cho từng em Phiếu điều tra thường có các nội dung cụ thể sau:
- Hoàn cảnh gia đình và bản thân học sinh: nơi sống, quan hệ trong gia đình, nghề nghiệp
của bố mẹ, mức sống chung của gia đình Học sinh: sức khoẻ, học tập, lao động, vốn sống, vốn đọc, hứng thú như thế nào
- Bài tập luyện từ và câu, kiểm tra từ, kiểm tra các kiến thức kĩ năng về câu
- Đề bài yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn miêu tả hay kể chuyện để kiểm tra khả năng tưởng tượng, cảm xúc và năng lực diễn đạt của các em
Khi lập phiếu điều tra cần chọn những bài tập ngoài chương trình Nếu sử dụng các bài tập trong sách bài tập nâng cao cũng cần có sự điều chỉnh để tính khách quan của phép đo được bảo đảm
2 BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú M Gorki từng nói “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc” Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập rất quan trọng Hứng thú không tự nhiên nảy sinh
và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập Ngay từ những ngày HS mới đến trường, chúng ta cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực với các em "Con mà biết chữ thì thật là thú vị Cô có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện…", "Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để mẹ và cô biết là của con Hãy học để viết tên lên đồ chơi và tranh nhé!", "Và đây là căn nhà đầy đồ chơi Chìa khóa để mở có ghi một chữ, ai biết đọc
sẽ mở được ngay", "Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, biết viết"…
Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó Chẳng hạn, sự cần thiết của dấu phẩy sẽ được làm rõ khi chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai câu: " Đêm hôm, qua cầu gãy" và " Đêm hôm qua, cầu gãy" Tính lợi ích của một nội dung dạy học cũng được thể hiện rõ khi chúng ta đặt ra sự đối lập giữa "có nó" và "không có nó", ví dụ: Điều
gì sẽ xảy ra khi chúng ta không có chữ viết? Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta không có những từ đồng nghĩa, không có câu ghép? Chẳng hạn, để thấy rõ lợi ích của phép thế đồng nghĩa, sách giáo khoa đã đưa ra hai đoạn văn: một đoạn bị lặp từ vì chỉ dùng Hưng Đạo Vương để gọi Trần Hưng Đạo:
"Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ
Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng."
Đặt trong thế đối lập với một đoạn văn đã dùng các cách gọi rất khác nhau để nói về Trần Hưng Đạo khiến cho đoạn văn này không những không bị lặp từ mà còn tăng thêm nội dung thông báo:
Trang 14"Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ
Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí Vị chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng Từ đấy, Ông
sẽ đi thẳng ra chiến trận Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng."
(Theo Lê Vân - Tiếng Việt 5, Tập 2, trang 76 )
Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với tiếng Việt
và văn học ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập tiếng Việt, văn chương
Từng giờ, từng phút trong giờ Tiếng Việt, người giáo viên đều hướng đến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh Đó có thể là một lời vào bài hấp dẫn cho giờ tập đọc: “Đây là một con chim sẻ rất nhỏ bé Thế nhưng nhà văn Tuốc-ghê-nhép đã kính cẩn nghiêng mình thán phục trước nó,
vì sao vậy? Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài Con sẻ để trả lời câu hỏi này” Đó có thể là việc lựa chọn ngữ liệu thú vị cho giờ Luyện từ và câu: Dạy đồng âm mà chọn những câu "Hổ mang bò vào
rừng", "Con ngựa đá đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa", “Hoa mua ở bên đường”,
"Con ruồi đậu mâm xôi đậu" chắc chắn thú vị hơn chọn hai câu "Em thích ăn xôi đậu", "Con chim
đậu trên cành" Bài tập về từ loại mà chọn các từ đa từ loại chứa hiện tượng chuyển loại của từ
tiếng Việt như "hay", "kén”, “cân”… chắc chắn là thú vị hơn chọn các từ "học tập", "nhà cửa" Hứng thú của học sinh cũng được khơi dậy từ việc chỉ ra vẻ đẹp của một từ, cái hay của một tình tiết truyện, chẳng hạn: Tiếng hót của chim chiền chiện không phải “ríu rít”, “thánh thót” mà
"ngọt ngào", "long lanh", "chan chứa" thì mới gây ấn tượng Hoa sầu riêng nở "tím ngát" chứ không phải chỉ "tím ngắt" hay "ngan ngát" Như thế thì mới có cả màu hoa, hương hoa chỉ trong một từ Tình tiết người mẹ cho hồ nước đôi mắt của mình để tìm đường đến chỗ Thần Chết đòi trả
lại con trong chuyện Người mẹ của An-đéc-xen đến nay còn lay động tâm can biết bao người
Ngay cả những vấn đề lí thuyết ngữ pháp khô khan cũng đều có thể gây hứng thú cho HS nếu chúng ta biết khai thác những đặc điểm thú vị của tiếng Việt; chẳng hạn đó là mối quan hệ giữa kiểu nghĩa và cấu tạo từ, giá trị gợi tả gợi cảm của lớp từ láy, quy luật chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa; khả năng tạo những "định danh nghệ thuật", ''đồng nghĩa kép" của hiện tượng đồng nghĩa, sự bất ngờ thú vị của hiện tượng đồng âm v.v
Ví dụ để thấy được tính đa dạng của nghĩa từ láy, giáo viên có thể cho học sinh tạo ra các từ láy từ tiếng “nhỏ”, tiếng "xấu" và yêu cầu các em xem xét về nghĩa của “nho nhỏ”, “nhỏ nhắn”,
“nhỏ nhen” có gì khác nhau, nghĩa của "xấu xa", "xấu xí" có gì khác nhau
Những kiến thức ngữ pháp nên được xem xét dưới góc độ của người sử dụng ngôn ngữ sẽ gây được hứng thú Ví dụ, dạy bài “Danh từ riêng” có thể bắt đầu bằng cách nhận xét về cách đặt tên của người Việt Khi dạy “Đại từ nhân xưng”, có thể cho học sinh nhận xét về văn hoá của người Việt trong cách xưng hô Học sinh chưa hiểu hết được sự tế nhị trong cách xưng hô của người Việt
và không phải em nào cũng biết xưng hô với bạn bè, cha mẹ, người thân một cách có văn hoá nên phát hiện này đối với các em cũng là điều thú vị…
Không có cách gì tạo ra hứng thú với tiếng mẹ đẻ và văn chương ngoài con đường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp, càng nhiều càng tốt với những tác phẩm văn chương, những mẫu hình sử dụng ngôn ngữ mẫu mực vì “Không làm thân với văn thơ thì không nghe thấy được tiếng lòng chân thật của nó” (Lê Trí Viễn)
Trang 15Hứng thú với tiếng Việt - văn chương còn được tạo ra bằng cách sử dụng các thông tin bên lề
giờ học (Ví dụ: Dạy bài Hạt gạo làng ta, giáo viên sẽ kể cho học sinh nghe một vài giai thoại về thi sĩ
thần đồng Trần Đăng Khoa) và những hoạt động ngoài giờ lên lớp (kể cho các em nghe về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, và nếu có thể, cho các em gặp gỡ các tác giả, tổ chức những cuộc nói chuyện thơ văn cũng như các hình thức ngoại khoá tiếng Việt khác…)
Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học - bản thân đối tượng tiếng Việt, hứng thú của HS còn được hình thành và phát triển nhờ các thủ pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi
Bên cạnh đó việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học Cần hiểu điều này như hiểu câu nói của Mác: "Hạnh phúc là đấu tranh" không chỉ bởi những thành quả đấu tranh mang lại mà còn bởi chính trong đấu tranh có hạnh phúc Chính vì vậy, bên cạnh việc giáo dục tính mục đích, tính kỉ luật, ý thức về trách nhiệm v.v… cho học sinh, chúng ta phải tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, tạo niềm vui, phải phấn đấu sao cho "Mỗi ngày các
em đến trường là một ngày vui" Mỗi HS mong muốn và phải là người được hạnh phúc ngay ngày hôm nay, còn chúng ta sẽ là người kém cỏi nếu mỗi giây phút tiếp xúc với chúng ta, các em không được vui sướng, hạnh phúc Bởi vậy, chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu HS muốn việc học diễn
ra như thế nào, cái gì làm các em thích, cái gì làm các em không thích để có thể tổ chức quá trình dạy học như các em mong đợi
Để tạo hứng thú cho học sinh, người giáo viên tiểu học cần biết tổ chức quá trình dạy học theo một chiến lược lạc quan: chú trọng vào mặt thành công của trẻ Chúng ta cần tập cho mình
có một cách nhìn: học sinh tiểu học em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi Giáo
viên Tiểu học phải có một phẩm chất đặc biệt, biết cách cư xử đặc biệt với học sinh Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt thành công của các em Đó là khả năng biết
tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì tỉ mỉ Đó là khả năng biết tổ chức quá trình dạy học một cách nhẹ nhàng tự nhiên không gây căng thẳng cho học sinh Chúng ta phải có sự hiểu biết về học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn mà các em gặp phải trong học tập để bình tĩnh trước những sai sót của các em và có biện pháp phòng ngừa
Chú trọng vào mặt thành công, chúng ta phải đề cao tính sáng tạo của học sinh Cần phải
biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh, dù rất nhỏ Đừng
tỏ ra rằng thầy luôn luôn đúng, chỉ có thầy là người nắm chân lí Thầy giáo cũng cần làm cho học sinh hiểu rằng thầy cũng có thể sai lầm và cần được các em giúp đỡ Lúc này lỗi của thầy sẽ kéo theo sự chuyển động tư duy của học sinh Các em sẽ sung sướng vì được làm người đầu tiên tìm ra chân lí Việc chú trọng vào mặt thành công của trẻ đòi hỏi chúng ta phải xây dựng cac nhiệm vụ dạy học sao cho bảo đảm để các em có những thành công chắc chắn đầu tiên chứ không phải là những thất bại cay đắng đầu tiên
Điều cuối cùng chúng ta cần chú ý là cách kiểm tra đánh giá Việc đòi hỏi dạy học phải
nghiêm khắc và đặt ra yêu cầu cao với học sinh không có nghĩa là cho phép chúng ta khắt khe trong đánh giá và chặt chẽ khi cho điểm Một trong những nguyên nhân khiến học sinh không thích học tiếng Việt bằng học Toán là do cách cho điểm của chúng ta Đọc, viết như thế nào, giáo viên cũng
Trang 16có thể tìm ra chỗ “có thể chê được” Còn về điểm số thì các em dễ dàng cố gắng để được điểm 9, điểm 10 toán hơn, còn đoc, viết được điểm 8 là tốt quá rồi (!) Chúng ta cần phải tự đặt ra câu hỏi
“Ta có thể đặt ra yêu cầu gì với học sinh tiểu học để đánh giá cho điểm hợp lí đặng khuyến khích, kích thích học sinh học tốt hơn?” Đạt được thành công trong học tập sẽ tạo ra hứng thú và niềm say
mê trong học tập ở học sinh Chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏi
3 BỒI DƯỠNG VỐN SỐNG CHO HỌC SINH
Hiện nay, trong trường học, chúng ta dạy tập làm văn nói chung và bồi dưỡng tập làm văn cho học sinh giỏi nói riêng thường thiên về dạy các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nên nội dung bài viết Thường giáo viên ra một đề bài và hướng dẫn kĩ thuật làm bài Còn học sinh thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, xào xáo lại, thậm chí có em bê y nguyên bài văn của người khác vào bài của mình Em nào xào xáo khéo, nghĩa là không “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” thì được xem là viết văn khá, nghĩa là giỏi chép văn Khi thấy một em học sinh ngồi trước một đề văn hàng 15-20 phút chưa viết được, thầy cô giáo thường cho rằng các em không nắm vững lí thuyết viết thể văn nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng các em không có hứng thú viết vì đã không tạo được quan
hệ thiết thân giữa bản thân và đề bài - đối tượng của miêu tả, kể…, nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết về cái đó Nguyên nhân của tình trạng không có gì để viết là do
HS thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc Cũng như vậy, có rất nhiều bài tập tiếng Việt học sinh không làm được vì thiếu vốn sống Ví dụ, nhiều học sinh không điền được bộ phận chỉ “Ai” vào chỗ trống:
“… là thành phố hoa phượng đỏ” vì các em không biết thành phố nào là thành phố hoa phượng đỏ Chính vì vậy phải đặt vấn đề bồi dưỡng vốn sống cho HS Trước hết đó là vốn sống trực tiếp: giáo viên cho các em quan sát, trải nghiệm những gì sẽ phải nói, viết Ví dụ, chúng ta cần hướng dẫn các em quan sát con đường từ nhà tới trường trước khi yêu cầu tả nó, tổ chức cho các em tham quan một danh lam thắng cảnh của địa phương trước khi yêu cầu các em giới thiệu về một cảnh đẹp của địa phương mình Tất nhiên chúng ta cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng phong phú của học sinh Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đến đâu vẫn phải có cơ sở, bắt nguồn từ đời sống thực Một em học sinh ở vùng rừng núi xa xôi chưa từng thấy một chiếc cặp không thể tả đúng chiếc cặp và có cảm xúc với nó; cũng như không thể tả “cây chuối đang trổ buồng”, “cây bàng đang thay lá” khi chưa hề nhìn thấy chúng lần nào Các em cũng không thể gây xúc động cho ai khi phải tả “con lợn nhà em” trong khi nhà chưa bao giờ nuôi lợn Cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế của học sinh Khi các em tham quan, thầy giáo cần đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết những bài cụ thể về những gì đã quan sát được Bên cạnh việc tổ chức cho HS tham quan, cần tổ chức những buổi ngoại khoá tiếng Việt - văn học, nghe nói chuyện về các nhà văn, nhà thơ, các anh hùng, các chiến sĩ cách mạng, về những người có công với nước, về những gương người tốt, việc tốt Ngoài ra chúng ta còn cần tổ chức các cuộc thi ngâm thơ, nói chuyện thơ, thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, sưu tầm văn học dân gian, tổ chức thảo luận về các tác phẩm đã đọc, thi các trò chơi tiếng Việt, hái hoa văn học v.v…
Vốn sống cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp qua sách vở bởi vì rất nhiều kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học, khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời đã được ghi lại trong sách vở và gần đây có cả những thông tin trên mạng Nếu không chịu đọc thì học sinh không thể tiếp thụ nền văn minh của loài người Nhờ đọc nhiều, các em sẽ được tăng khả năng tiếp nhận lên nhiều lần Từ đây các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc
Trang 17sống, nhận thức các mối quan hệ của tự nhiên, xã hội, biết giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn Đọc chính là
tự học, học nữa, học mãi Chúng ta cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc sách Phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích cho các em suốt cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ
và phát triển Sách báo sẽ giúp học sinh có vốn sống, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn, giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo… như người xưa nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được văn”
Thầy giáo cần định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc Đọc nhiều không có nghĩa
là đọc một cách không chọn lọc Cần chọn những sách như thế nào? Sách báo phải đạt cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời đó phải là những quyển sách phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ hiểu biết của học sinh, đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của các em Đó có thể là tác phẩm văn học dân gian, truyện tranh, những tác phẩm viết về thiếu nhi, tác phẩm lịch sử, danh nhân, khoa học v.v… Đặc biệt, cần để cho các em tiếp xúc với những áng văn hay Bởi vì trong các áng văn hay có đầy đủ các hiện tượng ngôn ngữ thể hiện cái hay, cái đẹp, sự độc đáo của tiếng Việt
Thầy giáo cần giáo dục thái độ đọc cho các em: kiên trì, chịu khó, không chỉ đọc để giải trí,
mà đọc phải có suy nghĩ, liên hệ, rút ra những bài học bổ ích Cần hướng dẫn các em phương pháp đọc sách - phương pháp làm việc với văn bản, với sách Đầu tiên cần tìm hiểu sơ bộ từng cuốn sách
để định hướng cho việc đọc: sách viết về cái gì, nhằm mục đích gì Có thể đọc lướt bằng cách đọc lời giới thiệu, lời tóm tắt, xem chương mục hoặc có thể đọc giở lướt đi một lượt Nhưng có những cuốn sách cần phải đọc kĩ, đọc chậm, có suy nghĩ, ghi chép, thu hoạch về nội dung, nghệ thuật, về những điểm nổi bật, gây ấn tượng còn đọng lại trong tâm trí mình Với những cuốn sách tham khảo quan trọng, cần định hướng trước khi HS đọc bằng những câu hỏi nêu vấn đề gợi mở để các em suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của sách Đọc và ghi chép sẽ giúp học sinh nhớ được lâu hơn và làm cho các em thể hiện kịp thời những cảm xúc, suy nghĩ của mình Hiện nay, một số học sinh có thể sử dụng Internet để tìm thông tin Giáo viên cần khuyến khích các em sử dụng nguồn thông tin này nhưng phải có những chỉ dẫn cần thiết để các em thu thập được những nội dung thiết thực, bổ ích
Học sinh khá, giỏi còn biết cách ghi chép sổ tay văn học: Ghi chép về nội dung và nghệ thuật của mỗi cuốn sách sau khi đã đọc Các em có thể chia sổ ra từng phần để ghi chép tiện cho tra cứu: những từ ngữ, câu văn hay, cách miêu tả đồ vật, loài vật, cây cối, phong cảnh, người, cảnh sinh hoạt Với những học sinh có điều kiện, giáo viên có thể khuyến khích các em sử dụng những tiện ích của máy vi tính để tích lũy vốn ngôn ngữ và văn chương Học sinh cần biết cách tóm tắt truyện, nhận xét về nhân vật, cốt truyện, lời kể v.v Sau khi học sinh đọc xong, thầy giáo nên tổ chức trao đổi về cuốn sách, các thông tin đã đọc được
Trang 182 CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
2.1 Nêu và phân tích những biểu hiện của học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt
2.2 Thiết kế các phiếu thăm dò đánh giá hứng thú, khả năng học tập tiếng Việt của học sinh một khối lớp nào đó
2.3 Trình bày và phân tích các kết luận sư phạm về hứng thú và khả năng tiếng Việt của học sinh theo kết quả quan sát và phiếu thăm dò đã thu được
2.4 Nêu và phân tích các cách thức bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh
2.5 Soạn thảo những nội dung dạy học tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh theo một bài học được chọn
2.6 Thực hiện các trích đoạn dạy học tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh trước nhóm, trước lớp
2.7 Nêu và phân tích những nội dung và cách thức tổ chức bồi dưỡng vốn sống cho học sinh 2.8 Lập chương trình hoạt động để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh theo một nội dung, theo một hình thức được chọn
Trang 193 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ LÀM BÀI TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Xem mục 1 của chương
Những biểu hiện của học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt:
1) Có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ
2) Có những phẩm chất tư duy cần cho sự p.hát triển năng lực tiếng Việt và văn học
3) Biết quan sát, nhận xét ngôn ngữ của mọi người và ngôn ngữ của chính mình
4) Biết tiếp nhận văn chương theo cách riêng của nó
Điều này có nghĩa là học sinh có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, phát hiện được tín hiệu nghệ thuật của ngôn từ và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung
5) Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật, những cách diễn đạt thuộc phong cách văn chương
Tóm lại, có những biểu hiện khá rõ ở học sinh có năng khiếu tiếng Việt - văn học: say mê đọc sách, thích quan sát cuộc sống, nhạy bén với ngôn từ nghệ thuật, biết tiếp nhận hình tượng và phần nào biết sử dụng lớp ngôn từ và cách diễn đạt thuộc phong cách văn chương
Câu 2: xem phần cuối mục 1 của chương
Hoạt động nhóm, thảo luận và soạn thảo:
- 1 phiếu thăm dò đánh giá hứng thú học tập tiếng Việt của học sinh một khối lớp nào đó Chú ý khi đánh giá hứng thú không chỉ sử dụng phương pháp phỏng vấn chủ quan mà phải có cả những đo nghiệm khách quan
- 1 phiếu thăm dò khả năng học tập tiếng Việt của học sinh một khối lớp nào đó Ví dụ phiếu thăm dò khả năng học tập của học sinh thời gian cuối lớp 3, đầu lớp 4:
Phiếu đo nghiệm
Câu 1 (2 điểm):
Tìm 3 trường hợp viết với “l”, không viết với “n”
Tìm 3 trường hợp viết với “ch”, không viết với “tr”
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca”
(Tố Hữu)
Câu 4 (2 điểm):
Tìm 3 từ láy, 3 từ ghép và đặt câu với mỗi từ đó
Câu 5 (3 điểm):
Trang 20Đoạn thơ:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Câu 7: xem mục 2 của chương
Gọi tên và phân tích các cách thức bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh:
1) Làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập
2) Giúp học sinh thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập
- tiếng Việt, văn chương
3) Cho học sinh tiếp xúc trực tiếp nhiều với những tác phẩm văn chương, những mẫu hình sử dụng ngôn ngữ mẫu mực
4) Sử dụng các thông tin bên lề giờ học
5) Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
6) Sử dụng các thủ pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của học sinh tiểu học, đặc biệt sử dụng các trò chơi, trò thi đố
7) Thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa trò và trò
Đó là việc tổ chức dạy học theo một chiến lược lạc quan, nhấn mạnh vào mặt thành công của học sinh
8) Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo một chiến lược lạc quan, bảo đảm công bằng, nhấn mạnh mặt thành công, kích thích sáng tạo của học sinh
Câu 8: Xem mục 2 của chương
Theo những cách thức bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh đã nêu ở câu 4, soạn thảo những nội dung dạy học theo những gợi ý sau:
Chọn một bài học cụ thể hoặc một mạch kiến thức kĩ năng Tiếng Việt và làm một trong những công việc sau:
- Chỉ ra lợi ích của việc học
- Nêu cách vào bài hấp dẫn
- Lựa chọn ngữ liệu thú vị
- Chỉ ra vẻ đẹp của từ, cái hay của tình tiết truyện, khai thác điểm thúc vị của từng mạch kiến thức kĩ năng tiếng Việt
- Chuẩn bị thông tin thú vị có liên quan đến nội dung học tập để kể cho học sinh
- Chuyển bài tập thành trò thi đố, trò chơi
Trang 21- Tổ chức một nội dung ngoại khóa liên quan đến bài học hoặc mạch kiến thức kĩ năng đã chọn
Câu 9: Thực hành theo nhóm thực hiện các trích đoạn dạy học tạo hứng thú học tập tiếng Việt
Câu 10: xem mục 3 của chương
Thảo luận nhóm, phân tích những nội dung và cách thức tổ chức bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
1) Bồi dưỡng vốn sống trực tiếp:
- Giúp học sinh quan sát, trải nghiệm những gì sẽ nói, viết
- Tổ chức cho học sinh tham quan
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa: cho học sinh tiếp xúc với các nhà văn, nhà thơ, những tấm gương người tốt việc tốt
2) Bồi dưỡng vốn sống gián tiếp:
Thực hành:
- Tổ chức cho học sinh đọc sách báo, lấy thông tin trên mạng
- Hướng dẫn học sinh ghi chép sổ tay văn học
Câu 11:
Hoạt động nhóm, lập chương trình hoạt động để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh theo một nội dung, theo một hình thức được chọn đã nêu ở câu 7
Trang 22kĩ năng cần phải có để giải từng kiểu dạng bài tập, chỉ ra những điểm tạo ra sự thú vị cuả từng kiểu dạng bài tập, chỉ ra những điểm cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện những bài tập này
Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét từng nội dung, từng mạch kiến thức - kĩ năng tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học sinh
1 CÁC TRI THỨC - KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT
Các tri thức tiếng Việt, chủ yếu là các tri thức về từ và câu, được hình thành trong các giờ học Luyện từ và câu và một phần trong giờ học Chính tả có thể được chia thành 14 mạch kiến thức - kĩ năng sau:
1.1 Ngữ âm - chữ viết - chính tả - kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng và viết đúng chính tả
Các kiến thức liên quan đến ngữ âm, chữ viết, chính tả gồm: cấu tạo âm tiết, quy tắc chính tả (quy tắc lựa chọn chữ ghi âm và quy tắc viết hoa) Mạch kiến thức, kĩ năng này gồm các dạng bài tập sau:
1.1.1 Phân tích cấu tạo tiếng (âm tiết)
Phân tích cấu tạo âm tiết là một kĩ năng cần có để đọc đúng, đọc trơn "tiếng" và ghi lại đúng "tiếng"
- viết đúng chính tả các "chữ"
Phân tích cấu tạo âm tiết gồm các kiểu bài tập:
1.1.1.1 Tách tiếng thành các bộ phận: phụ âm đầu, vần, thanh
Ở những bài tập yêu cầu tách tiếng thành phụ âm đầu và vần, học sinh sẽ gặp khó khăn trong những trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết tiếng Việt Đó là khi mà âm và kí tự không có quan
hệ 1-1, ví dụ trường hợp phụ âm đầu được viết bằng “gi” mà vần lại bắt đầu bằng “i” như “gì”,
“giếng”, “giết” là trường hợp đặc biệt khó Ví dụ bài tập sau:
Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì? Chúng được viết bằng
những con chữ nào? làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình
Âm đầu của tất cả các tiếng được in đậm ở trên đều là âm “dờ”.Nó được ghi bằng “gi”(đọc là
“di”) trong các chữ “giữ,giặc,giã,gia”.Nó được ghi bằng “g” trong các chữ “gì,gìn,giết, giêng,giếng”.Trong trường hợp thứ hai này,một mình con chữ “g” đại diện cho cả chữ “gi” dùng để ghi âm “dờ” Đây cũng chính là một điểm tạo ra sự thú vị
Trang 231.1.1.2 Tìm các tiếng có cùng vần
Những bài tập nâng cao cũng sẽ chọn ngữ liệu là các trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết Tiếng Việt.Chúng ta cần lưu ý để học sinh không bị chữ viết đánh lừa trong các trường hợp như
“cua / qua”, “hoa / qua”
Một kiểu bài tập khá thú vị là tìm các tiếng được gieo vần ở trong đoạn thơ Ngoài ra, dựa vào cách gieo vần có thể tạo trò chơi vui nói câu có vần tự giới thiệu về mình, ví dụ “Em tên là Hoa, em thích ăn quà” Ai phản ứng chậm không nói được ngay một câu có nghĩa thì bị xem là thua cuộc
Đây là một kiểu bài tập thú vị vì tích hợp được cả kiến thức về chữ viết ghi âm và sự hiểu biết
về nghĩa của từ Những cách gọi đầu (phụ âm đầu), đuôi (vần hoặc âm cuối), thêm, bớt huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng (tên các dấu thanh) tạo ra những đồng âm thú vị Ví dụ, ở câu đố trên, “còn sắc” tức
là còn dấu sắc là chữ chỉ thứ gì đó dùng để nấu canh, khi “mất sắc” tức là mất dấu sắc lại thành chữ chỉ cái gì đó hay đi cùng cậu học trò.Lời giải khá bất ngờ là chữ “bí” và chữ “bi”
1.1.2 Viết đúng chính tả
Liên quan đến chính tả có các kiểu bài tập:
1.1.2.1 Dựa vào quy tắc để viết đúng
Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài không phiên âm theo lối Hán Việt và viết hoa tên cơ quan, đoàn thể, tên các danh hiệu, huân chương, huy chương được xem là khó nên có thể dùng để ra
đề thi học sinh giỏi
Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài không phiên âm theo lối Hán Việt phải theo quy tắc
“ Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên và gạch giữa các tiếng trong mỗi bộ phận” Quy tắc này được xem là khó vì hai lẽ: Thứ nhất, nếu nghe đọc, học sinh rất khó tách được tên thành các
bộ phận để viết hoa chữ cái đầu,ví dụ không phải HS nào cũng biết rằng tên người Nga đầy đủ có 3
bộ phận:tên, phụ danh (tên bố) và họ Thứ hai, các tên nước ngoài có những trường hợp trong âm tiết (tiếng) có phụ âm kép như “Mát -xcơ- va”, “Vla-đi-mia” khiến cho HS rất khó tách đúng các tiếng để gạch giữa
HS cũng khó viết hoa tên cơ quan, đoàn thể, tên các danh hiệu, huân chương, huy chương Những tên này được viết theo quy tắc “Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên” “Mỗi bộ phận” ở đây cần được hiểu là một từ mà ranh giới từ trong tiếng Việt rất khó phân cắt.Đó là chưa kể cách viết hoa các tên riêng này có nhiều trường hợp ngoại lệ, ví dụ “hạng nhất” được xem là một từ hay hai từ thì cách viết “Huân chương Lao động hạng Nhất” vẫn là trường hợp ngoại lệ
Những bài tập chính tả sẽ thú vị hơn khi chúng ta chọn được những ngữ liệu có tần số chính
tả cao,có hiều từ ngữ cần viết hoa Ví dụ bài tập sau được xem là khó và thú vị:
Những chữ nào cần viết hoa trong các cụm từ in nghiêng dưới đây? Vì sao?
Bác Hồ nói: "Non sông gấm vóc của chúng ta do phụ nữ ta, trẻ cũng như già góp phần thêu dệt nên" Tiếp nối truyền thống của Hai Bà Trưng và Bà Triệu, ngày nay, phụ nữ đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tiểu biểu cho những anh hùng của thời đại
Trang 24mới là 214 cô bác được nhận các danh hiệu cao quý: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ
trang Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một trong những tổ chức quần chúng lớn mạnh của nước
ta Hội đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: huân chương sao vàng (1985),
huân chương độc lập hạng ba (1997), huân chương lao động hạng nhất (1998), huân chương độc lập hạng nhất (2000)
(Theo Những người phụ nữ xuất sắc - SGK Tiếng Việt 5)
1.1.2.2 Dựa vào nghĩa để viết đúng
Đây là những bài tập chính tả ngữ nghĩa Để chọn đúng dạng thức chữ viết cho những trường hợp này cần có sự hiểu biết về nghĩa từ Để có những bài tập thú vị có hai cách: Cách thứ nhất, lựa chọn ngữ liệu có tần số chính tả cao,nhất là chứa hiện tượng đồng âm, ví dụ bài tập:
Ở từng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ (tiếng) gì bắt đầu bằng d, gi hoặc r?
a) Nam sinh … trong một … đình có truyền thống hiếu học
b) Bố mẹ … mãi, Nam mới chịu dậy tập thể …
c) Ông ấy nuôi chó … để … nhà
d) Tớ vừa … tờ báo ra, đang đọc … thì có khách
e) Đôi … này đế rất …
g) Khi làm bài, không được … sách ra xem, làm thế … lắm
Để viết đúng l/ n, ngữ liệu sau được xem là hay:
Tôi làm nghề chở đò đã năm năm nay Với chiếc thuyền nan lênh đênh mặt nước, ngày này qua tháng khác, tôi chăm lo đưa khách qua lại trên khúc sông này Tôi thuộc lòng nơi nào lòng sông nông sâu, nơi nào nước thường chảy xiết
Để viết đúng d/ gi/r, ngữ liệu sau được xem là hay:
Lũ nhỏ trò chuyện ríu ran Róc rách nước chảy miên man suốt ngày Người cười rúc rích vui thay
Rinh rích tiếng dế đêm nay ngoài vườn Ríu ra ríu rít đến trường
Râm ran cười nói trên đường vui sao Tiếng vỗ tay nghe rào rào
Rộn ràng tiếng trống xôn xao trong đầu Tiếng sáo réo rắt nơi đâu
Ra rả tiếng chú ve sầu ngân vang
(Theo Toán Tuổi thơ)
Cách thứ hai là xây dựng bài tập chính tả dưới dạng đố vui - câu đố tìm những từ có hiện tượng chính tả Ví dụ thi tìm nhanh các từ láy được bắt đầu bằng “n” hoặc “ l ”, thi đặt câu toàn những từ chứa hiện tượng chính tả hay mắc lỗi,ví dụ như chữa viết lẫn g/r cho học sinh miền Tây
Nam Bộ sẽ có đáp án là câu: "Bắt con cá rô bỏ vào rổ, nó kêu rột rẹt.",chữa lỗi lẫn l/n cho học sinh
phương ngữ Bắc sẽ có đáp án là các câu:
- Năm nay non nước nơi nơi
Ấm đẹp lòng người lúa lổ (trổ) lung linh
- Lờ / nờ lo lắng nấu nung
Trang 25Luyện lưỡi lanh lợi là lòng lâng lâng
- Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa, vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi
Ngoài ra còn có dạng bài tập nâng cao yêu cầu tìm tiếng không có khả năng tạo từ, tức là tìm những tiếng không có ở trong từ tiếng Việt,ví dụ bài tập:
Những tiếng nào được ghi lại trong mỗi dãy sau không có trong từ tiếng Việt?
rữ - dữ - giữ run - dun - giun
rễ - dễ - giễ rung - dung - giung
rãi - dãi - giãi rứt - dứt - giứt
rò - dò - giò rã - dã - giã
rân - dân - giân rác - dác - giác
rỗ - dỗ - giỗ
(Đáp án: các tiếng được ghi: rữ, giễ, giân, giung, giứt không có trong từ tiếng Việt Lưu ý:
dun mang nghĩa là đẩy từ phía sau, dun có trong từ dun dủi nghĩa là xui khiến nên từ một nguyên
nhân thần bí nào đó, dác có nghĩa là phần gỗ non, sát vỏ của cây, dác còn có trong từ dáo dác nghĩa như nháo nhác)
Đây là một bài tập khó vì để làm được bài tập này, học sinh cần có vốn từ nhiều, đồng thời phải nắm chắc dạng thức chính tả của từ
1.1.2.3 Kiểu bài tập chữa lỗi chính tả
Dạng bài tập này cho sẵn những từ, câu, đoạn viết sai chính tả, yêu cầu HS chữa lại cho đúng Bài tập sẽ được tăng độ khó khi có tần số lỗi cao, ví dụ bài tập:
Đoạn văn sau đã bỏ đi các dấu câu và viết sai các tên riêng nước ngoài Hãy viết lại đoạn văn cho đúng chính tả:
Đỉnh ê vơ rét trong dãy hi ma lay a là đỉnh núi cao nhất thế giới những người đầu tiên chinh
phục được độ cao 8848m này là ét man hi la ri (người niu di lân) và ten sing no rơ gay (một thổ dân vùng hi ma lay a) ngày nóc nhà thế giới này bị chinh phục là 29 - 5- 1953
(Theo Tân từ điển bách khoa toàn thư)
Đặc biệt có loại bài chính tả chữa lỗi dưới dạng bài tập vui, kết hợp chữa các lỗi về logic Chúng sẽ trở thành các ngữ liệu để tổ chức các trò chơi vui học tiếng Ví dụ:
Mời các bạn nghiên cứu để xem ngoài lỗi chính tả còn những lỗi gì nữa? Hãy chữa lại cho đúng:
"Dũng dật mình troàng thức rấc Đúng núc đó, đồng hồ quả lắc treo trên tường cũng đổ truông 1h40' Bên ngoài, giữa màn đêm tĩnh mịch, vẳng nại tiếng gà mái nhảy ổ: "ò, ó, o, o " Dũng nại đứng bên cửa xổ nhìn ra xân Ngoài trời tối đen như mực, khiến tro Dũng không nhìn thấy dì cả Trên bầu chời đen kịt không có nấy một gợn mây ở góc sân, trú mèo đang nằm cạnh gốc cây cau, nghếch đầu nên ngắm chăng Bất chợt, Dũng thấy nành lạnh "Trắc hẳn nà dó mùa đông bắc chàn về rồi đây!" - Dũng thầm nghĩ Dũng quay chở lại dường và ngủ tiếp Xáng mai Dũng còn phải giậy xớm để đi nao động hè nữa cơ mà "Thế mà đã gần một dưỡi sáng rồi cơ đấy! Nhanh thật "
(Theo Dương Đức Kiên Toán Tuổi thơ)
Có 27 chữ viết sai chính tả đã được chữa lại là: giật mình, choàng tỉnh giấc, đúng lúc đó, đổ chuông, vẳng lại, Dũng lại đứng, cửa sổ, nhìn ra sân, khiến cho, không nhìn thấy gì, bầu trời, không
Trang 26có lấy, chú mèo, nghếch đầu lên, ngắm trăng, lành lạnh, chắc hẳn là gió mùa đông bắc tràn về, quay trở lại giường, sáng mai, dậy sớm, lao động, một rưỡi
Lỗi về lô gic:
- Đồng hồ quả lắc không đổ chuông vào lúc 1h40'
- Gà mái không nhảy ổ vào ban đêm
- Gà mái không gáy “ò, ó, o,o ”
- Trời đã tối đen như mực thì không thấy mây, không thấy chú mèo và không có trăng được
- Gió mùa đông bắc không thổi vào mùa hè
- Dũng thức giấc là 1h40' nhưng ngủ lại là 1h30' là vô lí
1.2 Đơn vị từ, câu - kĩ năng xác định đơn vị từ câu, phân cắt ranh giới từ và tách đoạn thành câu
1.2.1 Khái niệm từ - phân cắt ranh giới từ
Trong chương trình tiểu học, không có bài lí thuyết về khái niệm từ Như chúng ta đã biết, nhận diện từ trong câu là một vấn đề rất khó của tiếng Việt Định nghĩa về từ không thể giải thích được triệt để các trường hợp Vì vậy, không phải với bất kì tổ hợp nào cũng có thể yêu cầu học sinh tiểu học xác định đó là một từ hay hai từ, không phải bất kì câu nào cũng có thể đưa ra yêu cầu các em phân cắt đơn vị từ Vì vậy, trước hết, chúng ta phải chọn các từ tiêu biểu, dễ dàng được các nhà Việt Ngữ học cho rằng đó là một từ Tốt nhất là đưa ra các đoạn văn không có những tổ hợp trung gian, khó xác định là một hay nhiều từ Các từ đưa ra ở đây được chọn lọc thuộc trường hợp dễ xác định đường ranh giới khi chúng ở trong câu Đó là trường hợp từ láy ví
dụ: long lanh, xinh xắn, từ ghép ngẫu hợp, ví dụ: tắc kè, mồ hóng Đó là trường hợp từ ghép điển hình, bao gồm từ ghép có ít nhất một hình vị không độc lập như xanh lè, đỏ ối, thẳng tắp, từ ghép biệt lập kiểu như: tai bồng (ốc xe), chân vịt (của tàu thủy), cánh gà (hai bên sân khấu), đầu ruồi (một
bộ phận của súng), (quạt) tai voi, (cổ) lá sen, từ ghép hợp nghĩa cá thể, kiểu như: cơm nước, nhà
cửa, thuyền bè, chợ búa từ ghép phân nghĩa một chiều do các hình vị tự do có nghĩa tạo nên những
hình thức cấu tạo chặt chẽ như: máy bay, máy tiện, nhà máy, xe đạp, các từ ghép Hán Việt kiểu như: chính quyền, học sinh, giáo viên,
Trên thực tế, ít có bài tập chỉ có một yêu cầu tách câu thành từ nhưng để thực hiện những bài tập thuộc các mạch kiến thức - kĩ năng khác, ví dụ tìm các từ trong câu theo kiểu cấu tạo đã cho, theo từ loại đã cho, trước hết HS cần phải phân cắt đúng đường ranh giới từ Ví dụ do phân cắt ranh giới từ sai, cho "quả xôi", "bánh chưng", "bánh giầy" là hai từ nên nhiều học sinh không tìm được các từ ghép trong hai câu thơ: "Dân dâng một quả xôi đầy Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi" (xem thông tin 5 - Một số đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt)
Bài tập về khái niệm từ và phân cắt ranh giới từ dành cho HS giỏi về nội dung này thường có hai dạng sau:
1.2.1.1 Xác định một tổ hợp hai tiếng nào đó là một từ hay hai từ
Cần chọn các tổ hợp hai tiếng chứa hiện tượng đồng âm cú pháp để tạo nên tính thú vị của của bài tập.Ví dụ bài tập sau:
Trong mỗi cặp câu sau, bộ phận in đậm trong câu nào là một từ? Vì sao?
a) Cánh én dài hơn cánh chim sẽ
Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về
b) Cánh gà rất ngon
Trang 27Một chị đứng lấp ló sau cánh gà để xem
c) Tay người có ngón ngắn ngón dài
Những vùng đất hoang đang cho tay người đến khai phá
d) Cái xe đạp này nặng quá, tôi vác không nổi
Xe đạp nặng quá, phải tra dầu vào mới đi được
Hai tiếng đã cho bao giờ cũng là hai tiếng có quan hệ chính phụ Đó là trường hợp khó phân định là một từ hay hai từ nhất trong tiếng Việt Để giúp HS xác định tổ hợp hai tiếng này là một từ hay hai từ, chúng ta cần dựa vào tính chặt chẽ của từ về mặt cấu tạo, nghĩa và trọng âm Để xác định tính chặt chẽ về cấu tạo, chúng ta dùng thao tác chêm xen, ví dụ "cánh gà" là hai từ khi nói về một bộ phận của con gà nên nó có thể thêm "của" để thành "cánh của gà" Khi là một từ, "cánh gà" chỉ hai bên màn sân khấu, lúc này nó có kết cấu chặt chẽ, không thể thêm yếu tố nào vào giữa
"cánh" và "gà" Để xác định tính chặt chẽ về nghĩa, chúng ta thử xác định có yếu tố (tiếng) nào trong tổ hợp này mờ nghĩa hoặc cả tổ hợp có sự chuyển nghĩa không Ví dụ, trong tổ hợp "tay người" với tư cách là một từ, "tay" đã mờ nghĩa không còn chỉ một bộ phận của người mà mang nghĩa là người; trong tổ hợp "bánh dẻo" với tư cách là một từ, "dẻo" đã mờ nghĩa, gắn rất chặt với
"bánh" để gọi tên một loại bánh nên mới có thể nói được "Bánh dẻo này để lâu, cứng như vậy thì còn ăn làm sao được" Để xác định tính chặt chẽ về mặt ngữ âm, chúng ta xác định tổ hợp này có một hay hai trọng âm Ví dụ "cánh gà" lúc là một từ được phát âm gần như là "canh gà" vì lúc này chỉ
có "gà" có trọng âm, "cánh" không có trọng âm
1.2.1.2 Ghép các tiếng đã cho để tạo từ
Ví dụ: Cho 3 tiếng thân, thương, mến, hãy tạo thành các từ có hai tiếng
Kiểu bài tập này có thể dùng để tổ chức trò chơi thi tìm nhanh, tìm nhiều từ có các tiếng đã cho Bài tập sẽ rất thú vị nếu ta chọn được ngữ liệu là các tiếng có khả năng tạo từ lớn, có tính năng sản.Những bài tập có ngữ liệu như vậy gọi là bài tập đa trị Về lí thuyết, với số lượng tiếng là n(n>1), khả năng tạo số lượng từ hai tiếng tối đa sẽ là n(n-1)(n-2)…(n-(n-1) Ví dụ, với ba tiếng sẽ tạo được nhiều nhất là 6 từ,với 4 tiếng tạo được nhiều nhất là 24 từ Chẳng hạn như ví dụ trên ta tạo
được 6 từ: thân thương, thân mến, thương thân, thương mến, mến thương, mến thân
1.2.2 Khái niệm câu - xác định đơn vị câu
Chương trình Tiếng Việt mới không đưa ra định nghĩa về câu Câu là một đơn vị được mặc nhiên thừa nhận như một tiên đề trong dạy học Tiếng Việt Bản chất của câu là diễn đạt một ý trọn vẹn Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của khái niệm câu Câu ứng với một kiểu cấu tạo nhất định, một ngữ điệu nhất định (trên chữ viết, câu có dấu hiệu hình thức là mở đầu bằng một chữ viết hoa
và kết thúc bằng dấu chấm câu) Bài tập xác định đơn vị câu có dạng phổ biến là:
1.2.2.1 Tách đoạn thành câu, điền dấu, viết hoa
Loại bài tập này thường được dùng nhiều để viết đúng dấu câu, ít được sử dụng trong các đề tiếng Việt nâng cao Muốn xây dựng các bài tập dành cho học sinh giỏi, cần tìm được các ngữ liệu
là đoạn văn có thể tách thành câu theo nhiều cách khác nhau để tạo bài tập đa trị, ví dụ:
Hãy dùng dấu chấm tách đoạn lời sau thành 3 câu theo hai cách khác nhau và viết hoa cho
đúng:
Linh với Minh là đôi bạn thân từ nhỏ hai bạn học chung một lớp từ lớp 1 đến lớp 5 hai bạn
đều đạt danh hiệu học sinh giỏi
Trang 28Về đơn vị câu, bài tập dành cho HS giỏi thường có các kiểu sau:
1.2.2.2 Bài tập yêu cầu nhận diện một đoạn lời là câu hay không là câu
Thực tế cho thấy HS thường nhầm trạng ngữ là câu, nhầm ngữ danh từ là câu do không phân biệt được định ngữ và vị ngữ Lại có trường hợp HS không nắm được có những động từ nhất thiết phải có bổ ngữ nên khi viết các em đã sản sinh ra những câu thiếu thành phần Vì vậy, về nội dung, các đoạn lời đưa ra để xét là câu hay chưa thường tập trung dự phòng các loại lỗi này
Ví dụ: Những đoạn lời nào sau đây có thể thêm dấu chấm để thành câu? Vì sao?
- Mặt nước loang loáng như gương
- Trên mặt nước loang loáng như gương
- Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy
- Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy được dành để tặng cô giáo
- Những cô bé ngày nào nay đã trở thành
- Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành
Về phương pháp, khi luyện tập nên để các đoạn lời là câu, không là câu ở cạnh nhau theo từng cặp để học sinh dễ phát hiện ra những điểm khác nhau, nhưng khi đưa vào đề thi, để tăng độ khó, thường người ta không để các cặp đối lập cạnh nhau
1.2.2.3 Sắp xếp từ, cụm từ thành câu
Loại bài tập này chỉ trở nên thú vị khi các bộ phận đưa ra để sắp xếp sẽ tạo ra được nhiều câu khác nhau (ngữ liệu đa trị), ví dụ bài tập:
Ghép các bộ phận sau thành câu theo các cách có thể: trên cành, chim, líu lo, hót
Với bốn bộ phận trên, có thể ghép được để tạo được 10 câu khác nhau:
1/ Trên cành, chim hót líu lo
2/ Trên cành, líu lo chim hót
3/ Trên cành, chim líu lo hót
4/ Chim hót líu lo trên cành
5/ Chim hót trên cành líu lo
6/ Chim trên cành hót líu lo
7/ Chim líu lo hót trên cành
8/ Chim trên cành líu lo hót
9/ Líu lo trên cành chim hót
10/ Líu lo chim hót trên cành
1.2.2.4 Chữa câu sai thành câu đúng
Cũng trên nguyên tắc dự phòng các lỗi câu, người ta xây dựng các bài tập chữa lỗi câu sai ngữ pháp Sự thú vị của bài tập nâng cao là ở chỗ nhờ những ngữ liệu đa trị, ta có thể chữa thành câu theo nhiều cách khác nhau
Ví dụ:
- Hãy chữa câu sai sau đây thành câu đúng bằng hai cách khác nhau: Khi em nhìn thấy ánh mắt
trìu mến, thương yêu của Bác
Trang 29- Dòng sau chưa thành câu, hãy chữa lại để thành câu theo ba cách khác nhau:
Những bạn học sinh giỏi đứng ở hàng đầu tiên ấy
Ở ví dụ thứ hai, ta có thể chữa dòng đã cho thành câu theo ba cách: cách thứ nhất bỏ "ấy", cách thứ hai xem đoạn lời đã có là chủ ngữ, thêm vị ngữ để tạo câu, ví dụ thêm "là những bạn đã đạt giải trong kì thi học sinh giỏi thành phố", cách thứ ba đưa "ấy" chuyển ra trước, đứng vào sau
"Những bạn học sinh giỏi"để có câu "Những bạn học sinh giỏi ấy đứng ở hàng đầu tiên"
Để tăng độ thú vị của các dạng bài tập về câu, có thể thêm yêu cầu nêu nghĩa và tác dụng của câu: Câu nói này có tác dụng gì? Câu này nhằm hỏi (yêu cầu, kể…) về điều gì? Đây là dạng bài tập mới của chương trình tiếng Việt 2000 Để làm được những bài tập này, HS phải dịch câu đã có thành một câu đồng nghĩa với một động từ chỉ hoạt động nói năng: “Câu này nhằm kể (tả, khẳng định, giới thiệu, mời, nhờ, hỏi, nói lên…) ”
1.3 Làm giàu vốn từ - kĩ năng nắm nghĩa, mở rộng vốn từ và sử dụng từ
Làm giàu vốn từ là mục đích của các bài học mở rộng vốn từ theo chủ đề và tất cả các bài học liên quan đến từ Đó là những bài học theo mạch các lớp từ vựng, mạch cấu tạo từ và mạch từ loại Các bài tập làm giàu vốn từ rất phong phú, tựu trung được sắp xếp thành ba nhóm sau:
1.3.1 Nhóm bài tập dạy nghĩa
1.3.1.1 Bài tập yêu cầu chỉ ra nghĩa của các yếu tố mang nghĩa (tiếng, từ, cụm từ, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ)
Những bài tập này yêu cầu giải nghĩa các từ ngữ cụ thể, nhất là các thành ngữ Ví dụ:
- Em hiểu "lao động trí óc" nghĩa là gì?
- Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào:
a) Cầu được ước thấy
b) Ước sao được vậy
c) Ước của trái mùa
d) Đứng núi này trông núi nọ
Tục ngữ cũng trở thành một ngữ liệu để dạy nghĩa Ví dụ:
Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì?
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức
b) Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
c) Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho
Bài tập dạy nghĩa rất thú vị Giải nghĩa từ có thể trở thành một yêu cầu bổ sung cho bất kì một bài tập nào liên quan đến từ Nó tạo ra sự mới mẻ không lặp lại cho những bài tập về từ Chẳng hạn,
sau khi yêu cầu HS tìm các từ có tiếng “mới” cho một bài tập cấu tạo từ, chúng ta yêu cầu các em phân biệt nghĩa và cách dùng của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ” hoặc sau khi HS tìm được các từ láy có tiếng “nhỏ” (nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen), chúng ta yêu cầu các em phân biệt nghĩa của
chúng thì những bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn
Ngữ liệu nâng cao cho kiểu bài tập này là lớp từ được dùng theo nghĩa bóng, lớp từ đa nghĩa, lớp từ Hán Việt, đặc biệt là các thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ
Trang 30Ví dụ:
- Nêu nghĩa của nhà trong "nhà rộng", "nhà có năm người", "đời nhà Trần", "nhà văn", "nhà tôi đi vắng"
- Tìm các nghĩa khác nhau của từ đánh
- "Tham quan" nghĩa là gì?
- "Thiên" trong "thiên phú", "thiên biến vạn hóa", "thiên vị" có những nghĩa gì?
1.3.1.2 Chỉ ra các thế đối lập về nghĩa của các yếu tố mang nghĩa (tiếng, từ, cụm từ, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ)
Ngữ liệu nâng cao của các bài tập này có thể là những từ có cùng yếu tố cấu tạo, nhiều khi
cũng là lớp từ đồng nghĩa, ví dụ bài tập yêu cầu phân biệt nghĩa của các từ “cần cù”, “cần kiệm”, phân biệt nghĩa của các từ “kết quả”, “hậu quả”, “thành quả” Đó cũng có thể là những từ nhiều
nghĩa, ví dụ “Nghĩa của từ quả trong quả ổi, quả cam, quả bưởi có gì khác so với quả trong quả
tim, quả đồi, quả đất?” Đó cũng có thể là những từ đồng nghĩa, gần nghĩa Ví dụ: Phân biệt nghĩa
của các từ “chết”, “từ trần”, “hi sinh”
1.3.2 Bài tập hệ thống hoá vốn từ (mở rộng vốn từ)
Đây là dạng bài tập để phát triển vốn từ cho HS, cũng là dạng đề đo sự phong phú về vốn từ
và tính hệ thống của vốn từ của HS Chúng gồm các kiểu sau:
1.3.2.1 Bài tập tìm từ
Những bài tập này yêu cầu HS kể ra những từ thuộc một trường liên tưởng nào đó Trước hết đó
là những từ cùng chủ đề Ví dụ, kể tên những đồ dùng học tập, kể ra những đức tính tốt của người học sinh Đây là dạng bài tập đặc trưng của nhóm mở rộng vốn từ theo chủ đề Ngoài ra, những bài tập này cũng yêu cầu tìm những từ cùng lớp từ vựng (tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm từ cùng từ loại, tiểu loại, tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo, tìm các thành ngữ, tục ngữ có nội dung nào đó) Ví dụ:
“Tìm các từ có tiếng nhân với nghĩa là người” Những bài tập này là những bài tập mở, rất thuận lợi
để tổ chức thực hiện dưới dạng các trò chơi khi chúng ta chọn các ngữ liệu là những từ ngữ có tính
"năng sản" cao, ví dụ: tìm từ có tiếng "ăn", tìm từ có tiếng "sáng", tìm các thành ngữ tả gương mặt, tìm các thành ngữ chỉ các kiểu chạy, tìm các thành ngữ có từ "mèo"
1.3.2.2 Bài tập phân loại từ
Bài tập phân loại từ là những bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu HS phân loại theo một căn cứ nào đó Bài tập có thể cho sẵn các từ rời, cũng có thể để các từ ở trong câu, đoạn
Dựa vào các căn cứ để phân loại, cũng chính là các căn cứ để tìm từ, các bài tập phân loại từ
có thể chia thành những bài tập phân loại từ theo chủ đề, theo các nhóm nghĩa, phân loại từ theo các lớp từ vựng, theo từ loại, tiểu loại của từ, phân loại từ dựa vào cấu tạo
Các bài tập phân loại từ có thể có các kiểu:
Cho từ rời, dựa vào nghĩa, phân nhóm, ví dụ:
- Cho một số từ sau: vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, trung
thành, gầy, phản bội, khoẻ, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối
Dựa vào nghĩa, xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm
- Cho các từ: bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn,
bánh cuốn, bánh gai
Hãy chia các từ trên thành ba nhóm và chỉ ra những căn cứ dùng để chia
Trang 31Cũng có thể cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu dựa vào nghĩa phân nhóm
Ví dụ, yêu cầu HS tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn
Đặc biệt, trong các tài liệu nâng cao thường có những bài tập yêu cầu loại bỏ từ lạc ra khỏi nhóm
Ví dụ:
Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:
a) Tổ quốc, đất nước, giang sơn, dân tộc, sông núi, nước nhà, non sông, nước non
b) Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn, quê hương xứ sở
1.3.3 Bài tập tích cực hoá vốn từ (dạy sử dụng từ)
Dạng bài tập để luyện kĩ năng sử dụng từ cũng là để đo năng lực, khả năng sử dụng từ của HS giỏi gồm các kiểu sau:
1.3.3.1 Bài tập yêu cầu thay thế từ, điền từ
Bài tập điền thế có thể cho trước từ cần điền, thế hoặc yêu cầu HS tự tìm từ trong vốn của mình Tính thú vị của bài tập này sẽ được nâng lên khi yêu cầu HS lựa chọn giữa những từ cùng yếu
tố cấu tạo, những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ nào dùng chính xác nhất, có hiệu quả giao tiếp nhất
Ví dụ: Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn sau gợi tả hơn:
Gió thổi mạnh Lá cây rơi nhiều Từng đàn cò bay nhanh trong mây
Loại bài tập điền từ được dùng cho học sinh giỏi thường yêu cầu học sinh nhận ra được sự khác nhau về nghĩa và cách dùng của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, ví dụ:
Chọn "tự lập" hay "tự lực" điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:
Anh ấy sống từ bé
Chúng ta phải làm bài
Đề nâng cao có thể đưa thêm yêu cầu giải thích vì sao lựa chọn một từ nào đó Nếu từ được chọn là một từ có giá trị nghệ thuật thì thực chất bài tập đã yêu cầu HS đánh giá giá trị của từ như một dạng đề cảm thụ văn học
1.3.3.2 Bài tập tạo ngữ
Đây là những bài tập yêu cầu học sinh đưa ra những kết hợp từ đúng Ví dụ: nối "náo nức" với những từ ngữ có thể kết hợp được: "đến trường", "học bài", "đón tết", "trả lời", "chuẩn bị biểu diễn", "nghe giảng" Để có những bài tập dành cho học sinh giỏi cần chọn những ngữ liệu là những
từ học sinh khó giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc là những từ có giá trị gợi tả, gợi cảm Ví dụ: Những từ ngữ nào có thể kết hợp được với từ "nhấp nhô"?
1.3.3.3 Bài tập đặt câu với từ
Ví dụ " Đặt câu với từng từ tả hoạt động của thú rừng: rình, rượt, vồ, quắp"
Bài tập đặt câu với từ là một bài tập mở Những bài tập đặt câu với từ dành cho HS giỏi thường chọn những từ có khả năng kết hợp thấp Đặc biệt, những bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn khi đề bài có thêm một yêu cầu nào đó: hoặc quy định chức vụ ngữ pháp của từ được dùng để đặt câu, ví dụ: “Đặt ba câu với từ “ năm nay” sao cho chúng giữ chức vụ trạng ngữ, chủ ngữ, nằm ở bộ phận vị ngữ”, hoặc yêu cầu đặt câu có quy định về mục đích nói, tức là quy định về nghĩa Đây là
Trang 32loại bài tập xây dựng những tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu đã được dự tính trước Những bài tập này có thể được thực hiện bằng hình thức trò chơi đóng vai Đây là nội dung để xây dựng loại trò chơi học tập, các hình thức thi “ Ai tài đối đáp”
1.3.3.4 Bài tập viết đoạn văn với từ
Những bài tập này yêu cầu học sinh viết đoạn văn với những từ đã cho Ví dụ: "Em hãy viết
bốn câu về người bạn của em, cố gắng sử dụng những từ sau "
Dạng bài tập đặt câu, viết đoạn với từ dành cho học sinh giỏi là những bài tập yêu cầu học sinh luyện viết câu, đoạn hay, yêu cầu các em tự tìm những từ ngữ và cách diễn đạt để từ những câu chưa gợi tả, gợi cảm, viết thành những câu gợi tả, gợi cảm; từ những câu chỉ có nội dung sự việc đến những câu có tình cảm, cảm xúc Đây là những bài tập có tính chất tổng hợp từ ngữ - ngữ pháp
- luyện viết văn Ví dụ từ câu có nội dung sự việc " Chúng em đã đến thăm quảng trường Ba Đình,
lăng Bác được dựng ở đây" trở thành câu có nội dung liên cá nhân, có cảm xúc như: "Thế là chúng
em đã được đến thăm quảng trường Ba Đình lịch sử Chính nơi đây, toàn dân ta đã chung sức xây nên nơi an nghỉ cuối cùng của Người"
1.3.4 Bài tập chữa lỗi dùng từ
Đây là những bài tập yêu cầu học sinh chữa lỗi dùng từ sai
Bài tập chữa lỗi dùng từ cũng là một dạng bài tập thú vị Chúng sẽ càng thú vị hơn khi chúng
ta sử dụng các lỗi dùng từ phổ biến ở học sinh Đó là các loại lỗi dùng từ sai do nhầm các từ gần
âm, gần nghĩa, do không nắm khả năng kết hợp của từ… ví dụ bài tập “Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng: Trong học kì I vừa qua, bạn Cường có một số yếu điểm cần phải khắc phục”
Bài tập chữa lỗi dùng từ cũng sẽ trở nên thú vị hơn khi chúng ta đưa thêm yêu cầu giải thích
vì sao dùng từ như thế lại sai Chẳng hạn bài tập chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng “ bạn Hùng chạy bon bon” có thể là bài tập cho HS lớp 2-3 nhưng nếu thêm yêu cầu giải thích
vì sao dùng từ như thế bị xem là sai thì sẽ trở thành bài tập dành cho HS giỏi cả ở lớp 4,5
Có thể đưa vào nhóm bài tập nâng cao của mạch làm giàu vốn từ dạng bài tập yêu cầu HS đánh giá giá trị của việc sử dụng từ Đây cũng là một dạng bài tập quan trọng của mạch “Cảm thụ văn học” nên sẽ được trình bày sau
1.4 Các lớp từ vựng - kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa và sử dụng từ theo các lớp từ vựng
Các lớp từ vựng là tên tạm gọi để nói về mạch kiến thức, kĩ năng liên quan đến các vấn đề lí thuyết về từ mà phân môn luyện từ và câu hình thành cho HS Đó là các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa
Cũng như mạch kiến thức - kĩ năng làm giàu vốn từ, các bài tập theo các lớp từ vựng cũng có hai nhóm: bài tập hệ thống hoá vốn từ và bài tập tích cực hoá vốn từ Chúng có các dạng sau:
1.4.1 Bài tập cho sẵn từ, yêu cầu xác định lớp từ
Những bài tập này đưa ra các từ rời hoặc một câu, đoạn,yêu cầu HS tìm các từ theo từng lớp
từ Ví dụ:
- Xếp các từ sau theo từng nhóm từ đồng nghĩa: trái, quả, chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên, tàu
hoả, xe hoả, xe lửa, máy bay, phi cơ, tàu bay, vùng trời, ăn, xơi, không phận, hải phận, vùng biển, mời, tọng, đớp, ngốn, xinh, bé,kháu khỉnh, đẹp, nhỏ, loắt choắt, rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, vui
vẻ, mênh mông, phấn khởi, đàn bà, phụ nữ
Trang 33- Tìm từ đồng âm khác nghĩa trong câu sau:
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
- Trong câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” có những cặp từ nào trái nghĩa?
1.4.2 Cho từ, yêu cầu tìm từ khác cùng lớp từ vựng
Những bài tập này cho sẵn một từ, yêu cầu học sinh tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa hoặc đồng âm với nó Ví dụ:
- Tìm từ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa ) với từ lễ phép
- Đặt hai câu để có từ đường đồng âm
Về lí thuyết, chúng ta cần phân biệt các từ đồng âm với một từ nhiều nghĩa: trừ kiểu đồng âm
đặc biệt, đồng âm khác từ loại như bàn (trong cái bàn) và bàn (trong bàn công việc); cày (trong cái cày) và cày (trong cày ruộng) mà có những tác giả cho là từ nhiều nghĩa, nghĩa của các từ đồng âm không có quan hệ với nhau, ví dụ đường (để đi) và đường (có vị ngọt để ăn) không có quan hệ về
nghĩa Chúng là những từ đồng âm Trong khi đó, các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có quan hệ với
nhau và chúng ta có thể chỉ ra quy luật chuyển nghĩa của chúng Ví dụ từ đường 1: từ nghĩa “nơi để người, xe cộ đi lại” đến nghĩa “nơi chuyển tải dòng điện” (trong đường điện) và “hướng mà sự vật phát triển” (trong đường cách mạng) có quy luật chuyển nghĩa theo lối ẩn dụ (so sánh dựa vào điểm giống nhau) Từ cốc 1 (vật để đựng nước uống) và cốc 2 (dùng ngón tay gõ lên đầu làm cho đau) không có quan hệ về nghĩa nên chúng là 2 từ đồng âm Nhưng ở từ cốc 1 có hiện tượng chuyển
nghĩa:từ nghĩa chỉ vật chứa nước uống thành nghĩa chỉ đơn vị-lượng nước được chứa trong một cái cốc Ở đây từ đã được chuyển nghĩa theo lối hoán dụ (thay thế nhau) - dùng cái chứa đựng để gọi
tên cái được chứa đựng Đây là 2 nghĩa khác nhau của một từ cốc
Từ đường 2: từ nghĩa “chất có vị ngọt, vị người ta thích” đến nghĩa “lời nói phỉnh nịnh, dễ ưa,
dễ làm người khác xiêu lòng” (trong lời đường mật) có quy luật chuyển nghĩa
Ngữ liệu thú vị cho dạng bài tập này là những từ đa nghĩa tạo cho bài tập có nhiều đáp án, tạo điều kiện có thể tổ chức các trò thi đố tìm nhanh, tìm nhiều từ Ví dụ: Tìm các từ đồng nghĩa với từ
"tươi", tìm các từ trái nghĩa với từ "tươi"
Mục đích dạy các lớp từ vựng cho HS không chỉ giúp các em nhận diện ra các lớp từ này mà điều quan trọng là giúp các em sử dụng từ đúng, tiến tới sử dụng từ hay
Vì vậy, ứng dụng kiến thức về các lớp từ vựng, chúng ta có thể xây dựng thành hai nhóm bài tập
để bồi dưỡng cho học sinh giỏi:
1.4.2.1 Bài tập giúp HS cảm nhận được cái hay của việc dùng từ
Ví dụ: Từ tím ngát trong câu “Hoa sầu riêng nở tím ngát” có gì hay?
Sở dĩ ví dụ này được xem là bài tập thuộc mạch "Các lớp từ vựng" vì để chỉ ra cái hay của
"tím ngát" phải đặt nó trong thế đối lập với "tím ngắt" và "ngan ngát" là những từ gần nghĩa với nó
1.4.2.2 Những bài tập giúp lựa chọn sử dụng từ hay
Ví dụ: Chọn 1 trong 3 từ mọc, nhô, ngoi điền vào chỗ trống để có câu văn miêu tả:
- Mặt trời … lên
- Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn trở nên gợi tả hơn:
Những giọt sương đêm nằm trên những ngọn cỏ
Đêm ấy, trăng sáng lắm
Trang 34Dưới trăng dòng sống trông như dát bạc
Bài tập có thể kèm thêm yêu cầu giải thích vì sao dùng từ như thế lại hay, ví dụ:
Chọn 1 trong 3 từ “ rơi, rụng, rắc” em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu thơ sau
và giải thích vì sao em chọn từ đó:
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
… trắng vườn nhà những cánh hoa vương
Khi kèm thêm yêu cầu giải thích vì sao dùng từ như thế lại hay thì đó cũng là một dạng bài tập cảm thụ văn học - cảm thụ cái hay của việc dùng từ
1.5 Cấu tạo từ - kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa, tạo từ và sử dụng từ theo kiểu cấu tạo
Về mặt lí thuyết, để phân loại, nhận diện từ theo cấu tạo, phải nắm chắc các kiến thức sau: Xét về cấu tạo, dựa vào số lượng tiếng, người ta chia từ ra thành từ có một tiếng (từ đơn) và nhóm
từ có hai tiếng trở lên (từ đa âm, ở tiểu học gọi là từ phức) Để phân loại nhóm từ phức, phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng ở trong từ: Nếu các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa (lúc này mỗi tiếng đều có nghĩa và các tiếng trong từ có thể có quan hệ chính phụ hoặc quan hệ đẳng lập) thì đó
là từ ghép, nếu các tiếng trong từ chỉ có quan hệ về âm (có một bộ phận âm đầu, vần hay cả khuôn tiếng (âm đầu và vần), cả tiếng giống nhau) thì đó là từ láy Như vậy, mối quan hệ giữa các tiếng trong từ là căn cứ để phân biệt từ ghép và từ láy
Ngoài những trường hợp rất tiêu biểu cho từ ghép như nhà cửa, sách vở, xe đạp, học sinh… tiêu biểu cho từ láy như xanh xao, đẹp đẽ, nhỏ nhắn…, trong thực tế, khi phân loại một từ nào đó
theo cấu tạo, có các trường hợp không nằm ở phần tâm của bảng phân loại, thường được xem là trường hợp trung gian không tiêu biểu cho mỗi loại, khiến cho HS gặp nhiều khó khăn, dễ mắc sai lầm khi phân loại nên cần phải được lưu ý lưu ý Đó là các trường hợp sau:
- Có những từ mà các tiếng trong từ vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ về âm như tươi
tốt, thúng mủng, đi đứng… thì xếp vào từ ghép theo nguyên tắc ưu tiên về nghĩa, lúc này sự giống
nhau về âm được xem là một sự trùng hợp ngẫu nhiên Như vậy về lí thuyết, từ láy phải là những từ giữa các tiếng có quan hệ về âm và chỉ có quan hệ về âm mà thôi
- Có những từ đứng trên quan điểm lịch sử thì cả hai tiếng trong từ đều có nghĩa nhưng theo quan điểm đồng đại thì có một tiếng mất nghĩa Những từ này sẽ được chia làm 2 nhóm Nhóm
thứ nhất giữa hai tiếng lại có quan hệ về âm như chùa chiền, chim chóc, đất đai thì được xếp
vào từ láy Nhóm thứ hai gồm những từ có một tiếng mất nghĩa nhưng giữa hai tiếng không có
quan hệ về âm như tre pheo, bếp núc, xe cộ thì lại được xếp vào từ ghép
- Về cấu tạo từ, ở tiểu học không nên đặt vấn đề phân loại đối với các từ thuần Việt ngẫu kết
như tắc kè, mồ hôi, bồ kết…, từ vay mượn như mì chình, xà phòng, mít tinh… là những từ mà cả hai
tiếng trong từ dù xét theo quan điểm đồng đại hay lịch đại đều không có quan hệ cả về nghĩa lẫn về
âm Vì vậy, những từ này sẽ không được dùng làm ngữ liệu để ra bài tập khi ôn luyện lí thuyết cấu tạo từ Nếu học sinh chủ động đưa các từ này ra và yêu cầu phân loại thì giáo viên cần giải thích cho các em rằng những từ đó là một loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau Ngoài ra, cần lưu ý rằng danh từ riêng cũng không phải là ngữ liệu của những bài tập cấu tạo từ
- Các kiểu từ như ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn… đều được xem là từ láy và được giải thích là
các tiếng trong từ giống nhau ở chỗ cùng vắng khuyết phụ âm đầu Ngoài ra, khi xét từ láy lưu ý không bỏ qua trường hợp các từ láy phụ âm đầu nhưng trên dạng thức chữ viết lại được viết bằng
các con chữ khác nhau như cong queo, cuống quýt, kính coong…
Trang 35Cuối cùng, cần lưu ý không xếp nhầm các trường hợp như cần mẫn, chuyên chính… vào từ
láy do không nắm nghĩa của mỗi tiếng trong từ Những từ này chứa các tiếng có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng đây là những từ Hán Việt, mỗi tiếng đều có nghĩa, giữa các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa Vì vậy, mặc dù chưa nắm nghĩa của từng tiếng nhưng nếu biết đó là từ Hán Việt thì phải thận trọng xem xét khi phân loại
- Dựa vào tính chất quan hệ về nghĩa giữa các tiếng, từ ghép lại được chia thành từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại Trong từ ghép tổng hợp, các tiếng có quan hệ đẳng lập, trong từ ghép phân loại, các tiếng có quan hệ chính phụ Nghĩa của từ ghép tổng hợp mang tính khái quát, tổng hợp, còn trong từ ghép phân loại có yếu tố cụ thể hoá, cá thể hoá nghĩa cho các yếu
tố kia Khi phân loại cụ thể các kiểu từ ghép nên lưu ý trường hợp đồng âm (một hình thức ngữ
âm) ứng với hai nghĩa khác nhau như bút mực, sáng trong Ví dụ sáng trong là từ ghép tổng hợp trong câu: “Người chiến sĩ ấy có tấm lòng sáng trong như ngọc”, lúc này sáng trong cũng
có thể đổi thành trong sáng Sáng trong là từ ghép phân loại trong những câu như “Nhớ mua
bóng đèn sáng trong, đừng mua bóng sáng đục (sáng mờ)
Những trường hợp cần lưu ý đã nêu sẽ là ngữ liệu nâng cao yêu cầu nhận diện kiểu từ theo cấu tạo Để phù hợp với đối tượng HS tiểu học, khi đưa những trường hợp này và yêu cầu xếp loại từ theo cấu tạo, chúng ta nên “cảnh báo”, chỉ dẫn để học sinh lưu ý Ví dụ ở bài tập “Gạch
bỏ từ không thuộc nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong dãy từ sau: nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ,
nồng nàn, nơm nớp Việc trong dãy từ có một từ không phải là từ láy đã được báo trước trong
lệnh bài tập
Ngữ liệu tạo được sự thú vị của bài tập nhận diện lớp từ theo cấu tạo là những trường hợp
đồng âm - cấu tạo từ như cánh chim (có khả năng là một từ ghép hoặc là hai từ đơn), may máy (có khả năng là một từ ghép hoặc một từ láy), bút mực, nhà đất (có khả năng là một từ ghép tổng hợp
hoặc một từ ghép phân loại)
Bài tập nhận diện, phân loại từ đơn, từ ghép (phân loại, tổng hợp), từ láy gồm các dạng sau: 1) Cho sẵn từ rời, yêu cầu xếp loại, ví dụ:
Hãy xếp các từ thật thà, bạn bè, hư hỏng, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan
ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn vào ba nhóm:
Tìm các từ láy có trong ba câu sau:
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người
Trang 36- Tìm những tiếng có thể kết hợp với "sáng" để tạo thành từ ghép (tổng hợp, phân loại ) và từ láy
- Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
"Tìm các từ có tiếng "mờ" sao cho được nhiều kiểu cấu tạo nhất" là một trò thi đố thú vị vì học sinh
sẽ tìm được nhiều từ có các kiểu cấu tạo khác nhau, ví dụ: mờ (từ đơn), mờ nhạt (từ ghép tổng hợp),
mờ mắt (từ ghép phân loại), mờ mịt (láy phụ âm đầu), lờ mờ (láy vần), mờ mờ (láy tiếng), mập mà mập mờ (láy tư)
Ngoài dạng bài tập nhận diện, phân loại từ theo cấu tạo, những dạng bài tập được xem là hay thường được dùng nhiều cho học sinh giỏi gồm:
1) Bài tập yêu cầu chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của các từ phức có cùng yếu tố cấu tạo, sự khác nhau về nghĩa giữa một từ ghép và các tiếng (cũng là những từ đơn ) tạo nên từ ghép đó 2) Bài tập chỉ ra cái hay của việc dùng từ, đặc biệt là từ láy
3) Bài tập yêu cầu lựa chọn, sử dụng từ, đặc biệt là từ láy, có hiệu quả
Những dạng bài tập này đã được bàn đến ở mạch “Làm giàu vốn từ”
1.6 Biện pháp tu từ - kĩ năng nhận diện, sử dụng biện pháp tu từ
1.6.1 Nhận diện biện pháp tu từ
Đây là những bài tập yêu cầu HS nhận ra biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá) trong đoạn văn, đoạn thơ Bài tập cũng có thể yêu cầu HS chỉ ra từng bộ phận cấu tạo nên từng biện pháp tu từ
Đề thi học sinh giỏi ít khi chỉ có yêu cầu nhận diện biện pháp tu từ
1.6.2 Bài tập cấu trúc yêu cầu tạo lập biện pháp tu từ
Thuộc dạng bài tập này là những bài tập yêu cầu HS lắp ghép hoặc thêm bộ phận còn thiếu để tạo biện pháp tu từ Những bài tập được xem là thú vị trong nhóm này là những bài tập dùng hình ảnh hoặc từ ngữ để gợi ra các mối quan hệ so sánh, ví dụ bài tập x:
Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh (xem mục Một số bài tập tiếng Việt nâng cao, bài 25)
Ta đã biết mục đích của so sánh là làm cho đối tượng được so sánh trở nên gần gũi, sinh động
và có đặc điểm được đánh giá, nhận định trở nên thuyết phục hơn Đối tượng đưa ra làm chuẩn để
so sánh phải được thừa nhận đạt chuẩn nào đó Vì quả bóng cụ thể hơn trăng, chữ S cụ thể hơn hình dáng đất nước Việt Nam nên trong bài tập này, bức tranh 1 chỉ có thể nói "Trăng tròn như quả bóng" mà không nói "Quả bóng tròn như trăng" Ở bức tranh 4 chỉ có thể nói "Nước Việt Nam như hình chữ S" mà không nói "Chữ S giống hình nước Việt Nam" Ở hình 2, hoa đạt hai chuẩn: tươi và đẹp nên hai so sánh được tạo ra là "Mặt đẹp như hoa", "Mặt tươi như hoa" mà không thể nói "Hoa như mặt người" Đặc biệt thú vị là bức tranh số 3, vì đèn có chức năng soi sáng, trăng sao đạt chuẩn
Trang 37về vẻ đẹp nên trên thực tế sẽ tạo được nhiều so sánh đúng: "Những ngọn đèn như những ngôi sao"
và "Vầng trăng (ngôi sao) như ngọn đèn soi đường cho chúng ta đi"
Khi dạy biện pháp tu từ, chúng ta cần làm cho học sinh hiểu được mục đích, giá trị của biện pháp tu từ chứ không chỉ hình thức của chúng Vì không chú ý đến mục đích của so sánh nên nhiều học sinh khi giải bài tập trong đề thi học sinh giỏi yêu cầu viết câu có hình ảnh so sánh từ các cặp từ
ngữ chiếc đĩa bạc - vầng trăng, tấm thảm vàng - cánh đồng lúa chín đã tạo ra những câu không rõ mục đích so sánh để làm gì như Chiếc đĩa bạc như vầng trăng, Tấm thảm vàng như cánh đồng lúa
chín
1.6.3 Bài tập yêu cầu phân tích đánh giá giá trị của biện pháp tu từ
Bản thân biện pháp tu từ là thú vị, nó tạo nên giá trị nghệ thuật của ngôn ngữ văn chương Vì vậy dạng bài tập này xuất hiện nhiều trong đề thi học sinh giỏi Ví dụ:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm) Yêu cầu phân tích, đánh giá giá trị của biện pháp tu từ chính là một kiểu bài tập cảm thụ văn học, vì vậy chúng sẽ được bàn kĩ khi nói về mạch kiến thức, kĩ năng 15 - Cảm thụ văn học, rèn kĩ năng đọc hiểu
1.6.4 Bài tập sáng tạo- yêu cầu HS sử dụng biện pháp tu từ để luyện viết câu văn có hình ảnh,
- Lá cờ giữa sân trường
Những bài tập này là những bài tập sáng tạo, yêu cầu học sinh sử dụng biện pháp tu từ để luyện viết câu văn có hình ảnh, có cảm xúc, chúng được sử dụng nhiều khi luyện viết văn Vì vậy, những bài tập này được sử dụng nhiều ở mạch kiến thức, kĩ năng 16 - Làm văn - rèn kĩ năng viết đoạn, bài văn
1.7 Từ loại - kĩ năng nhận diện, sử dụng từ theo đúng từ loại, tiểu loại
Bài tập về từ loại gồm các dạng sau:
1.7.1 Cho từ rời, yêu cầu xác định từ loại, tiểu loại
Dạng bài tập này trở thành thú vị khi chúng ta chọn ngữ liệu là những từ đồng âm, đa nghĩa,
có hiện tượng chuyển từ loại, ví dụ bài tập yêu cầu xác định từ loại của các từ: cân, hay, kén, bò,
sơn… Khi giải bài tập này, cần lưu ý HS đưa từ vào tất cả những ngữ cảnh có thể để không bỏ sót
nghĩa và khả năng hiện thực hoá từ loại của từ Nhiều khi khả năng đa từ loại đã được chỉ dẫn
trong lệnh bài tập, ví dụ "Từ trẻ con có thể là một tính từ, lúc đó nghĩa của nó là gì? Hãy đặt câu có
từ trẻ con với nghĩa đó"
Trang 38Nhận diện các tiểu loại từ như danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ khái niệm là khó đối với học sinh tiểu học Vì vậy dẫu là bài tập dành cho học sinh giỏi, cần phải lựa chọn các ngữ liệu điển hình,
dễ nhận diện khi xây dựng các bài tập yêu cầu học sinh phân biệt các tiểu loại từ này Chẳng hạn để
luyện tập về danh từ chỉ khái niệm, chúng ta chỉ nên chọn ngữ liệu là ba trường hợp sau: 1/ Có thế đối lập về nghĩa cụ thể và nghĩa bóng (trừu tượng), ví dụ: lòng (trong cháo lòng) là bộ phận nằm trong khoang bụng của người, động vật và lòng (trong lòng mẹ) chỉ tình cảm, tình yêu; tim (quả tim
cơ học) và tim (tình yêu, tình cảm), 2/ Hiện tượng đồng âm của những danh từ trừu tượng có khả năng chuyển từ loại thành động, tính từ như suy nghĩ, khó khăn, nhận thức 3/ Hiện tượng cấu tạo
từ có sự, cuộc, nỗi, niềm đứng trước các động từ, tính từ để tạo thành một danh từ chỉ khái niệm như cuộc đấu tranh, nỗi buồn, niềm vui
1.7.2 Cho từ trong câu đoạn, yêu cầu xác định từ loại
Đây là những bài tập yêu cầu HS tìm danh từ, động từ, tính từ… trong đoạn thơ, văn Lúc này, vấn đề đặt ra cho học sinh là phải phân định đúng ranh giới từ trong đoạn Nhiều khi, do không
phân định được đúng ranh giới từ mà học sinh đã xác định sai từ loại Ví dụ nhiều học sinh cho non
cao, nắng chang, xoài biếc, cam vàng, dừa nghiêng, cau thẳng là một từ nên không xem cao,chang, biếc, vàng, nghiêng, thẳng là tính từ khi giải bài tập theo đề bài sau:
Tìm các tính từ trong khổ thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền Bốn mùa một sắc trời riêng đất này Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng sông đầy nắng chang Sum sê xoài biếc cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi
(Bài tập trên có đáp án là 10 tính từ: đẹp, riêng, cao, đầy, chang (chang chang), sum suê, biếc, vàng, nghiêng, thẳng)
Khi xác định từ loại, học sinh hay gặp khó khăn trong những trường hợp từ có nghĩa và dấu hiệu hình thức không điển hình cho từ loại Ví dụ như các em rất dễ nhầm động từ với tính từ, danh
từ với tính từ khi xác định từ loại của mòn, ngược, xuôi, riêng, đầy trong các câu “Nước chảy đá
mòn”, “Đi ngược về xuôi”, “Bốn mùa một sắc trời riêng đất này”, “Non cao gió dựng sông đầy nắng
chang” Những từ có cùng yếu tố cấu tạo cũng dễ gây cho học sinh sự nhầm lẫn về từ loại, ví dụ: tình
yêu, yêu thương, đáng yêu Các động từ chỉ cảm xúc kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ như vui, buồn, giận cũng hay bị học sinh cho là tính từ
1.7.3 Bài tập yêu cầu sử dụng từ theo lớp từ loại
Những bài tập này là những bài tập tích cực hoá vốn từ mà ngữ liệu là những từ cùng từ loại Bài tập sẽ trở nên thú vị nếu chúng ta lựa chọn được các ngữ liệu điển hình sử dụng nhiều từ cùng
từ loại, từ đồng nghĩa như bài tập sau:
- Chọn tính từ chỉ màu trắng thích hợp cho dưới đây điền vào từng chỗ trống trong bài thơ sau:
(trắng phau, trắng hồng, trắng bạc, trắng ngần, trắng đục, trắng trẻo, trắng xoá, trắng bệch, trắng nõn, trắng tinh, trắng muốt, trắng bóng)
Tuyết rơi ……… một màu
Vườn chim chiều xế ………cánh cò
Trang 39Da ………người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ ………
Sợi len ……… như bông
Làn mây ……… bồng bềnh trời xanh
………đồng muối nắng hanh
Ngó sen ở dưới bùn tanh ………
Lay ơn ……… tuyệt trần
Sương mù ……… không gian nhạt nhoà
Gạch men ……… nền nhà
Trẻ em ……… hiền hoà dễ thương
(Đáp án: Thứ tự các từ cần điền: 1.trắng xóa 2.trắng phau 3 trắng bệch 4 trắng hồng 5 trắng muốt
6 trắng bạc 7 trắng tinh 8 trắng ngần 9 trắng nõn 10 trắng đục 11 trắng bóng 12 trắng trẻo) g
1.7.4 Bài tập chữa lỗi sử dụng sai từ loại, tiểu loại
Ví dụ 1:
- Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau:
Em thân thương bạn Linh
Từ dùng sai là danh từ, động từ hay tính từ? Hãy đặt một câu với từ đó
Câu trên có lỗi dùng từ vì đã dùng tính từ thân thương như một động từ
Ví dụ 2:
- Tìm chỗ sai trong các câu dưới đây và chữa lại cho đúng:
a) Bạn Vân đang nấu cơm nước
b) Bác nông dân đang cày ruộng nương
c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa
d) Em có một người bạn bè rất thân
Bài tập này có thể xếp vào bài tập sử dụng từ sai cấu tạo, cũng có thể xếp vào bài tập sử dụng
từ sai theo tiểu loại của từ
Ba câu đầu ở bài tập này bị sai vì đã sử dụng những danh từ tổng hợp kết hợp với một động từ
cụ thể Câu 4 sai vì danh từ tổng hợp bạn bè không kết hợp được với danh từ chỉ đơn vị “người”
1.8 Câu phân loại theo chức năng của vị ngữ - kĩ năng nhận diện, sử dụng đúng kiểu câu theo chức năng của vị ngữ
Đây là tên gọi tạm đặt cho cách phân loại câu thành ba kiểu “Ai - là gì?”, “Ai - làm gì?”, “Ai - thế nào?” - Một cách phân loại câu mới của chương trình Tiếng Việt 2000 Nội dung phân loại câu này gồm ba dạng bài tập sau:
1.8.1 Xác định kiểu câu theo chức năng của vị ngữ
Nhiều người cho rằng căn cứ để phân loại câu theo chức năng của vị ngữ là từ loại của vị ngữ: Nếu vị ngữ của câu là động từ “là” (chỉ quan hệ) thì câu thuộc kiểu “Ai-là gì?”; nếu vị ngữ của câu
là động từ (hoặc cụm động từ) chỉ hoạt động thì câu thuộc kiểu “Ai-làm gì?”; nếu vị ngữ của câu là tính từ (hoặc cụm tính từ), là động từ (hoặc cụm động từ) chỉ trạng thái, ta có câu kiểu “Ai-thế nào?” Nhận xét này chỉ đúng cho trường hợp kiểu câu “Ai-là gì?” Từ loại của vị ngữ không phải là
Trang 40căn cứ chắc chắn để phân loại kiểu câu “Ai-làm gì?” “Ai-thế nào ?” Đây cũng chính là hai kiểu câu thực tế cho thấy HS khó phân loại nhất Cần dựa vào nghĩa câu,mục đích thông báo đích thực của câu để phân loại hai kiểu câu này Và cách làm đáng tin cậy nhất và cũng đơn giản nhất chính là đặt câu hỏi cho bộ phận vị ngữ của câu
Các bài tập nâng cao thuộc dạng bài tập xác định kiểu câu theo chức năng của vị ngữ nên chọn
những ngữ liệu gây khó và cũng là những trường hợp thú vị như sau:
a Các câu có từ “là” nhưng không thuộc mẫu câu “Ai-là gì?” như “Cái chổi là để quét nhà”,
“Hồng nói như thế là tốt”, “Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm hoa phượng” được dùng
để xây dựng bài tập nâng cao yêu cầu xác định kiểu câu “Ai-là gì?”,ví dụ bài tập sau:
- Câu nào trong hai câu sau thuộc kiểu câu "Ai là gì?" ?
Anh ấy là người nói hay
Anh ấy nói là hay
Khi giải bài tập này, học sinh có thể bị nhầm câu thứ hai thuộc kiểu câu "Ai - là gì?" nhưng cả chủ ngữ “Anh ấy nói” và vị ngữ “là hay”của câu không được cấu tạo như bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của kiểu câu "Ai - là gì?" Bài tập này sẽ được tăng độ khó và thú vị hơn khi ta thêm yêu cầu nêu nghĩa của câu, ví dụ: “Nghĩa của hai câu đó khác nhau như thế nào?” Về nghĩa, câu thứ nhất giới thiệu, đánh giá về khả năng nói của "Anh ấy" là tốt còn câu thứ hai nhận định rằng tư cách phát biểu (nói) của "anh ấy" là tốt, thích hợp
b Các câu có cùng một động từ hoặc một cụm động nào đó làm vị ngữ nhưng tùy vào từng
ngữ cảnh khác nhau mà có trọng tâm nghĩa,trọng tâm thông báo khác nhau là những trường hợp khó phân biệt và cũng tạo nên sự thú vị khi cần phân biêt kiểu câu “Ai-làm gì ?” và “Ai-thế nào?”Ví dụ hai bài tập sau:
- Mỗi câu sau thuộc kiểu câu “Ai-làm gì ?” hay “Ai-thế nào?”?
Hoa đi chơi
Hoa hay đi chơi
Câu thứ nhất có vị ngữ “đi chơi” trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”nên thuộc kiểu câu “Ai- làm gì?” Câu thứ hai mặc dầu có trung tâm của vị ngữ là “đi chơi” nhưng trọng tâm ngữ nghĩa,trọng tâm thông báo của câu lại nằm ở phụ từ “hay”, vị ngữ của câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” nên nó thuộc kiểu câu “Ai - thế nào?”
- Trong hai câu in đậm sau, chỉ có câu thứ nhất thuộc kiểu câu kể "Ai-thế nào?" Vì sao?
Thỏ chạy nhanh (Còn rùa chạy chậm)
Nhìn thấy Rùa gần đến đích, Thỏ chạy nhanh (Nó cố sức băng qua cánh đồng để đuổi kịp
c Các câu có cùng một động từ hoặc một cụm động nào đó làm vị ngữ nhưng tùy vào từng
ngữ cảnh khác nhau mà động từ làm vị ngữ lại chỉ hành động hoàn thành hay chưa hoàn thành khiến cho vị ngữ lúc thì có tác dụng miêu tả, lúc thì nhằm thông báo về một hoạt động, ví dụ như ngữ liệu trong bài tập sau: