Nghiên cứu phân tích đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của một số Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.KCN Thăng Long, Nam Thăng Long, Hà Nội Đài tư, Thạch thất Quốc Oai, Quang Minh, Sài Đồng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
_
TRẦN LÊ KIM ĐĨNH
“NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG MỘT SỐ KHU
CÔNG NGHIỆP TRONG ĐỊA BÀN HÀ NỘI”
Chuyên ngành: Kỹ thuật hạ tầng đô thị
Mã số: 60.58.02.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP
Hà Nội-2015
Trang 31 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học và thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Giao thông vận tải Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Giao thông vận tải, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình chỉ bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Tuấn Hiệp đã dành rất nhiều thời gian và công sức hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng … năm 2016
Trang 42 MỤC LỤC
Trang
1 LỜI CẢM ƠN i
2 MỤC LỤC ii
3 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ iv
4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
A MỞ ĐẦU 1
1 Tên đề tài 1
2 Đặt vấn đề 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
B PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 4
1.1 Tổng quan về khu công nghiệp (Industrial Zone) 4
1.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông Khu Công nghiệp 7
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 11
2.1 Vai trò của Khu công nghiệp 11
2.2 Khái niệm về phát triển hạ tầng giao thông các khu công nghiệp 11 2.3 Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông KCN 14
2.4 Kinh nghiệm xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông KCN của Đài Loan và KCN Tô Châu, Trung Quốc - Bài học rút ra cho Hà Nội 16
CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 23
3.1 Tổng quan về xây dựng và phát triển các KCN ở Hà Nội 23
3.2 Phân bố 08 Khu công nghiệp thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội 24
3.3 Thực trạng hạ tầng giao thông của 08 KCN 25
3.4 Tổng hợp các chỉ tiêu của 08 Khu công nghiệp 55
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ 64
4.1 Những ưu, nhược điểm của hạ tầng giao thông trong các khu công nghiệp 64
4.2 Khu công nghiệp đối với công tác xử lý và bảo vệ môi trường, tạo cơ sở cho việc phát triển KCN đồng bộ 68
Trang 54.3 Những cơ hội và thách thức 69
4.4 Phát triển bên vững, đồng bộ các khu công nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hà Nội 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
5.1 Định hướng phát triển các Khu công nghiệp của Nhà Nước 76
5.2 Các căn cứ để đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 79
5.3 Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng giao thông các KCN tại Hà Nội 81
5.4 Các đề xuất, kiến nghị 95
Trang 63 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình I Sơ đồ nghiên cứu của luận văn ……… 3
Hình 3-1 Bản đồ phân bố 08 Khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội………
25 Hình 3-2 Sơ đồ vị trí Khu công nghiệp Thăng Long ……… 26
Hình 3-3 Quy hoạch Khu công nghiệp Thăng Long ……… 27
Hình 3-4 Sơ đồ vị trí Khu công nghiệp Nội Bài……… 31
Hình 3-5 Sơ đồ vị trí Khu công nghiệp Hà Nội Đài Tư……… 34
Hình 3-6 Quy hoạch tổng mặt bằng Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư… 35
Hình 3-7 Sơ đồ vị trí Khu công nghiệp Nam Thăng Long ……… 38
Hình 3-8 Quy hoạch tổng mặt bằng KCN Nam Thăng Long ……… 39
Hình 3-9 Vị trí Khu công nghiệp Sài Đồng B ……… 42
Hình 3-10 Sơ đồ vị trí KCN Thạch Thất – Quốc Oai……… 45
Hình 3-11 Kiến trúc cảnh quan KCN Thạch Thất – Quốc Oai……… 45
Hình 3-12 Sơ đồ vị trí KCN Quang Minh……… 48
Hình 3-13 Sơ đồ vị trí Khu công nghiệp Phú Nghĩa……… 51
Hình 3-14 Quy hoạch tổng thể Khu công nghiệp Phú Nghĩa……… 51
Hình 4-1 Các thành phần cơ bản của PTBV……… 72
Hình 4-2 Cộng đồng là một mạng lưới tương tác giữa các yếu tố môi trường, kinh doanh, xã hội………
73
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Bảng tổng hợp diện tích 08 KCN……… 55Biểu đồ 1 Thể hiện diện tích đường giao thông trên tổng diện tích
Trang 9Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam và cũng là một trong những thành phố lớn có mật
độ dân số lớn nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng nhất định trong việc đáp ứng nhucầu đi lại, vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng Năm 2013 Hà Nội hiện có7.365 km đường giao thông trong đó có 20% là đường trục chính với 7 trục hướng tâm
và 3 tuyến vành đai Để phát triển một đô thị văn minh, bền vững cần phải có các khu vựcchức năng văn minh, đồng bộ và hiện đại Trong các khu chức năng việc phát triển cácKhu đô thị và Khu công nghiệp cần được chú trọng quan tâm đặc biệt
Hiện nay Hà Nội đã và đang có khoảng 30 cụm và Khu công nghiệp lớn nhỏ, có nhữngKhu công nghiệp đã đi vào hoạt động và đang đưa vào xây dựng mở rộng như KCNThăng Long, KCN Nội Bài, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCN SàiĐồng B, KCN Phú Nghĩa, KCN Thạch Thất – Quốc Oai, KCN Quang Minh I, QuangMinh II
Muốn phát triển thủ đô Hà Nội văn minh, bền vững thì các Khu Đô thị và KCN phảivăn minh, hiện đại đồng bộ Từ trước đến nay với nhiều lý do khác nhau các Chủ Đầu tư
Trang 10chưa chú ý đúng mức đến việc phát triển các KCN và đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng giaothông Nhiều KCN còn phát triển yếu kém không quan tâm đến cơ sở hạ Giao thông, môitrường và kiến trúc cảnh quan.
Cho đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về vấn đề phát triển các KCN, từ
những phân tích trên đề tài “ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng
giao thông một số Khu công nghiệp trong địa bàn Hà Nội” nhằm giải quyết vấn đề đặc
biệt cấp thiết, có ý nghĩa trong việc phát triển các KCN một cách khoa học và bền vững
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được ưu và nhược điểm về chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông một số Khucông nghiệp trong địa bàn Hà Nội
Các giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy huy động được nguồn vốn đầu tư vào phát triển
hạ tầng giao thông các khu công nghiệp và khu chế xuất
4 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa lý thuyết về xây dựng phát triển đô thị, cơ sở phát triển hạ tầng đô thị vớiđiều tra khảo sát thực trạng một số Khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội Từ đó nghiêncứu, phân tích đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông một số Khu công nghiệptrong địa bàn Hà Nội
Phương pháp tổng hợp: Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá trên cơ sở tàiliệu, thông tin thu được để đưa ra nhận xét, các giải pháp thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầnggiao thông Khu công nghiệp trong địa bàn Hà Nội
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông một số Khu công nghiệp trong địa bàn Hà Nội
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp thêm những cơ sở khoa học liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
các Khu công nghiệp
b) Ý nghĩa thực tiễn
Trang 11- Đánh giá tổng quát quá trình thực hiện phát triển CSHT giao thông các KCN
Trang 12Hình I - Sơ đồ nghiên cứu của luận văn
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
TÍNH BỀN VỮNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VỚI
CẢNH QUAN KHU VỰC
â
CHÍNH SÁCH PHÁP LÝ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CSHT GIAO THÔNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO KHU CÔNG NGHIỆP
Trang 13B PHẦN NỘI DUNG
5 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 Tổng quan về khu công nghiệp (Industrial Zone)
1.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp
Trên thế giới loại hình Khu công nghiệp (KCN) đã có một quá trình lịch sử pháttriển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ chođến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan,Singapore, và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm đểtiến hành công nghiệp hóa Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạtđộng kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất
và đặc trưng của KCN Hiện nay trên thế giới có hai mô hình phát triển KCN, cũng từ đóhình thành định nghĩa khác nhau về KCN
Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu trong Quy chế Khu công nghiệp ban hànhtheo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ thì KCN được hiểu
là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyênsản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân
cư sinh sống
Theo Luật đầu tư số 67/2014/QH13 thì khái niệm về khu công nghiệp được hiểunhư sau:
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch
vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợpquy định cụ thể
Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai
Trang 14đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vàocông nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.
1.1.2 Các khái niệm cơ bản về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng
Thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự Sau chiếntranh thế giới lần thứ hai nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: giaothông, kiến trúc, xây dựng… Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật được hình thành theomột “kết cấu” nhất định và đóng vai trò “nền tảng” cho các hoạt động diễn ra trong đó.Với ý nghĩa đó thuật ngữ “ cơ sở hạ tầng” được mở rộng ra cả các lĩnh vực hoạt động cótính chất xã hội để chỉ các cơ sở trường học, bệnh viện, rạp hát, văn hoá phục vụ chocác hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá…
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiếntrúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội được diễn ra một cáchbình thường
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật+ Cơ sở hạ tầng kinh tế là những công trình phục vụ sản xuất như bến cảng, điện,giao thông, sân bay…
+ Cơ sở hạ tầng xã hội là toàn bộ các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho hoạtđộng văn hóa, nâng cao dân trí, văn hoá tinh thần của dân cư như trường học, trạm xá,bệnh viện, công viên, các nơi vui chơi giải trí…
Cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất
-kỹ thuật nền kinh tế quốc dân Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - -kỹthuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các khu công nghiệp và trong các hệ thốngsản xuất công nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ởkhu vực này và trong lĩnh vực công nghiệp
Trang 15Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp có thể bao gồm những hệthống cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau:
+ Hệ thống và các công trình cấp nước, thoát nước, sân bãi, PCCC…
+ Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong Khu công nghiệp: cầu cống,đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu đilại của công nhân viên trong Khu công nghiệp
+ Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc…+ Những công trình xử lý nước thải,chất thải, khai thác và cung cấp nước sạch sinhhoạt cho dân cư nông thôn
+ Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vât tư, nguyên vật liệu,…chủ yếu phụ trợ cho những nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp
+ Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ thuật; trạmtrại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng
Nội dung của cơ sở hạ tầng trong Khu công nghiệp cũng như sự phân bố, cấu trúctrình độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia cũng nhưgiữa các địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước
Cơ sở hạ tầng giao thông Khu công nghiệp là một bộ phận của cơ sở hạ tầng khucông nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng đường bộ và các công trình hạ tầng cấp nước, thoátnước, cấp điện thông tin liên lạc và hệ thống cây xanh phục vụ sự đi lại trong nội bộ khucông nghiệp, nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao thương kinh tế, văn hoá xã hội củacác khu vực Hệ thống này nhằm bảo bảm cho các phuơng tiện cơ giới loại nặng, trung,nhẹ và xe thô sơ qua lại, đảm bảo hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc và
hệ thống cây xanh, các công trình xử lý nước thải và công trình cấp nước, hệ thống dịch
vụ hỗ trợ
Trang 16Đầu vào và dịch vụ vận tải hỗ trợHàng hóa & Con người
* Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Khu công nghiệp
+ Mạng lưới đường giao thông Khu công nghiệp:
+ Các cơ sở hạ tầng giao thông ở mức độ thấp (các tuyến đường đi bộ, đường cho xe
cơ giới đi lại, đường chỉ cho phép nguời đi bộ, xe đạp, xe máy vv đi lại)
+ Các hệ thống công trình ngầm nằm dưới hệ thống đường giao thông
1.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông Khu Công nghiệp
Cơ sở hạ tầng giao thông Khu công nghiệp gắn liền với mọi hệ thống kinh tế, xã hội
Cơ sở hạ tầng giao thông Khu công nghiệp là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội,vừa phục thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của Khu công nghiệp
So với các hệ thống kinh tế, xã hội khác, cơ sở hạ tầng giao thông Khu công nghiệp
có những đặc điểm sau:
Trang 17sử dụng.
KCN đồng bộ cần phải được đồng bộ ngay từ khâu quy hoạch, từ quy hoạch tổngthể, quy hoạch ngành nghề chung, trong đó có quy hoạch công nghiệp, KCN Quy hoạchphát triển KCN cần được thực hiện nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế và phương hướng pháttriển theo đúng đường lối của Đảng và đặc thù KT-XH của từng vùng, từng địa phương,
để thống nhất trong hệ thống các loại hình quy hoạch trên địa bàn Quy hoạch và phân bốKCN hợp lý sẽ khai thác tốt hơn lợi thế vùng và phát huy sử dụng có hiệu quả các nguồnlực sẵn có của địa phương đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, góp phần thúcđẩy phát triển công nghiệp
Do vậy, việc quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Khu côngnghiệp, phối hợp kết hợp ghĩa các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chiphí và tăng tối đa công dụng của các cơ sở hạ tầng giao thông KCN cả trong xây dựngcũng như trong quá trình vận hành, sử dụng cũng như thuận tiện cho việc mở rộng quy
mô của các khu công nghiệp trong tương lai
Tính chất đồng bộ, hợp lý trong việc phối, kết hợp các yếu tố hạ tầng giao thôngkhông chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về xã hội Các công trình giao thôngthường là các công trình lớn, chiếm chỗ trong không gian Tính hợp lý của các công trìnhnày đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động tích cực đến hoạt động thươngmại, mậu dịch của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN
1.2.2 Tính định hướng
Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống giao thông
Trang 18Khu công nghiệp: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt độngkinh tế, kết nối trong và ngoài khu vực…
Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Khu công nghiệpphải chú trọng những vấn đề chủ yếu:
Cơ sở hạ tầng giao thông của toàn bộ Khu công nghiệp, cần được hình thành và pháttriển trước một bước và phù hợp với các hoạt động kinh tế, giao thương của đại bộ phậncác doanh nghiệp hoạt động trong KCN Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế – xãhội để quyết định việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Đến lượt mình, sự phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông về quy mô, chất lượng lại thể hiện định hướng phát triển kinh tế, xãhội và tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển kinh tế – xã hội
Thực hiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của toàn
bộ Khu công nghiệp, toàn vùng trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa quán triệt tốt đặcđiểm về tính tiên phong định hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy động vốn đầu tư do chỉtập trung vào những khu vực ưu tiên theo phân kỹ đầu tư của nhà đầu tư
+Tính địa phương, tính vùng và các sản phẩm sản xuất của các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp
Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Khu công nghiệp phụ thuộcvào nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp
…
Vì thế, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Khu công nghiệp mang tính vùng và phụthuộc nhiều vào các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Điều này thể hiện cả trong quá trìnhtạo lập, xây dựng cũng như trong tổ chức quản lý, sử dụng chúng
Yêu cầu này đặt ra trong việc xác định phân bố hệ thống giao thông, thiết kế, đầu tư
và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vừa phải phù hợpvới đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng doanh nghiệp hoạt động sản xuất trongkhu
+Tính công cộng cao
Trang 19Tính xã hội và công cộng cao của các công trình giao thông ở KCN thể hiện trongxây dựng và trong sử dụng
Trong sử dụng, hầu hết các công trình đều được sử dụng nhằm phục vụ việc đi lại,buôn bán giao lưu của tất cả người dân, tất cả các cơ sở kinh tế, dịch vụ
Trong xây dựng, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn khác nhau từtất cả các thành phần, các chủ thể ttrong nền kinh tế quốc dân Để việc xây dựng, quản lý,
sử dụng các hề thống đường KCN có kết quả cần lưu ý:
+ Đảm bảo hài hoà giữa nghĩa vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử dụng đốivới các tuyến đường cụ thể Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi và nghĩa vụ
+ Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng công trình chotừng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thể để khuyến khích việc phát triển và sử dụng
có hiệu quả cơ sở hạ tầng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc đánh giá đúng vai trò của mạng lưới giao thông trong KCN nhằm xây dựng,phát triển các KCN đồng bộ ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng có vai trò hết sứcquan trọng cho quá trình phát triển nên kinh tế Với mục tiêu như vậy trong chương 1,học viên, đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
1/ Nghiên cứu tổng quan về Khu công nghiệp các định nghĩa, cơ sở hạ tầng củakhu công nghiệp
2/ Xem xét các đặc tính ảnh hưởng tới hạ tầng giao thông trong khu công nghiệp
Trang 206 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.1 Vai trò của Khu công nghiệp
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các KCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sựphát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là các nước đang phát triển thì việc hình thànhcác Khu công nghiệp đã tạo ra được cơ hội phát triển công nghiệp và thực hiện côngnghiệp hóa rút ngắn bởi có thể kết hợp và học tập được những thành tựu mới nhất vềkhoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý doanh nghiệp, đồng thời tranh thủ được nguồnvốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển, cụ thể:
- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế
- Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân
sách
- Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự
phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước
- Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới
- Phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
2.2 Khái niệm về phát triển hạ tầng giao thông các khu công nghiệp
2.2.1 Khái niệm về phát triển HTGT đồng bộ các khu công nghiệp
Khái niệm về phát triển “Phát triển là một phạm trù Triết học dùng để khái quát
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của các sự vật trong thế giới khách quan” Theo đó, phát triển là một khái
niệm về sự tồn tại và vận động không ngừng, sự thay đổi về quy mô và chất lượng củamột sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định Lịch sử phát triểncủa nhân loại cho thấy nhận thức của con người và thực tế về sự phát triển đã trải quanhiều giai đoạn, cũng được nâng cao và hoàn thiện hơn
Trang 21Dựa trên lý thuyết và thực tiễn, theo ý kiến của học viên, bản chất của việc pháttriển hạ tầng giao thông đồng bộ trong các KCN chính là giải quyết đồng bộ giữa giaothông giữa nội bộ khu công nghiệp gắn kết với hệ thống giao thông ngoài hàng rào củaKCN và việc cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường ở địa bàn phân bố khucông nghiệp Suy rộng ra có thể hiểu trên các mặt chủ yếu như sau:
Thứ nhất, việc xây dựng KCN phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KCN của
cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương để tạo sự thống nhấttrong hệ thống quy hoạch tổng thể phát triển theo ngành và theo vùng lãnh thổ
Thứ hai, cần lựa chọn những cơ sở công nghiệp thuộc nhóm ngành nghề mũi
nhọn, có tính định hướng, dẫn dắt các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ khác phát triển;các ngành công nghiệp có công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường,đồng thời tạo sự liên kết sản xuất giữa các cơ sở công nghiệp và sự liên kết với các cụmcông nghiệp khác trong vùng
Thứ ba, phát triển KCN đồng bộ tức là phải đảm bảo đồng bộ trên tất cả các lĩnh
vực từ việc thu hút đầu tư, tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất đến hoàn thiện cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào, chăm lo đời sống người lao động
và bảo vệ môi trường cụ thể
Thứ tư, phải đồng bộ từ việc xây dựng phương án đến triển khai thực hiện phương
án, nên vừa mang tính chất định hướng vĩ mô, vừa mang tính chất điều hành vi mô trongquá trình triển khai thực hiện phương án đảm bảo sự đồng bộ kết nối hạ tầng giữa trong
và ngoài hàng rào tránh gây lãng phí và có định hướng phát triển khi mở rộng sau này
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, luận án chủ yếu tập trung đề cập tới việcphát triển KCN đồng bộ ở góc độ đồng bộ từ khâu quy hoạch xây dựng KCN đến việcđầu tư hạ tầng giao thông, khai thác sử dụng, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giaothông đồng bộ trong và ngoài hàng rào KCN và lấy 08 KCN gồm: KCN Thăng Long,KCN Nội Bài, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng B, KCNPhú Nghĩa, KCN Thạch Thất – Quốc Oai, KCN Quang Minh của thành phố Hà Nội làmđối tượng nghiên cứu
Trang 22Một số tiêu chí chủ yếu phản ánh tính đồng bộ trong quy hoạch giao thông của KCN
+ Đồng bộ về quy hoạch
Mạng lưới giao thông KCN đồng bộ cần phải được đồng bộ ngay từ khâu quyhoạch, từ quy hoạch tổng thể, trong đó có quy hoạch công nghiệp, KCN Quy hoạch vàphân bố KCN hợp lý sẽ khai thác tốt hơn lợi thế vùng và phát huy sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực sẵn có của địa phương đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, gópphần thúc đẩy phát triển công nghiệp Do vậy, khi xem xét tính phù hợp của quy hoạchmột KCN đồng bộ cần chú ý tới một số yếu tố sau:
- KCN có vị trí và quy mô phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp,quy hoạch phát triển KCN chung hay không?
- Mạng lưới giao thông có phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương không?
- KCN được xây dựng có đúng với quy hoạch đã được phê duyệt hay không? Nếu
có những nội dung không đúng với quy hoạch đã được phê duyệt thì cần đánh giá mức độảnh hưởng của việc không tuân thủ quy hoạch với các tiêu chí phát triển của KCN
+ Đồng bộ về hạ tầng giao thông trong và ngoài hàng rào KCN
Cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ sẽ là nên tảng vững chắc và là điềukiện quan trọng cho sự phát triển của các KCN đồng bộ Khu công nghiệp là nơi có điềukiện để xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, do vậy cần phải được nghiên cứu và bố trívững chắc ngay từ khi quy hoạch đến khi khởi công xây dựng KCN Vì sau này khi KCN
đi vào hoạt động, việc điều chỉnh và nâng câp cơ sở hạ tầng giao thông là rất phức tạp vàtốn kém KCN đồng bộ sẽ có một lợi thế so sánh rât lớn và thu hút sự quan tâm của cácnhà đầu tư trong việc lựa chọn đầu tư vào KCN thay vì một vị trí khác;
- KCN đồng bộ phải có hệ thống đường giao thông đủ rộng và hiện đại sẽ thuậntiện cho các phương tiện vận tải vận chuyển vật tư hàng hóa Hệ thống đèn đường chiếusáng, nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản xuất đảm bảo và đầy đủ; hệ thống cung cấpnước đảm bảo công suất, chất lượng giúp các doanh nghiệp sản xuất ổn định và năng suấtcao Hệ thống cống thoát nước phải được xây dựng đồng bộ, có tính toán lâu dài và đảm
Trang 23bảo lưu lượng thoát nước ngay cả khi có các sự cố bất thường Các trạm xử lý nước thải,
xử lý rác thải phải được xây dựng và vận hành nhằm xử lý các loại chất thải của cácdoanh nghiệp sản xuất, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm Các khu chức năng, khudịch vụ công cộng như: nhà điều hành, trạm cứu hỏa, trạm y tế, bưu điện, khu thể thao,trạm ATM, cần phải được xem xét và bố trí nhằm đảm bảo thuận lợi cho mọi hoạt độngsản xuất kinh kinh doanh của KCN
- KCN đồng bộ là KCN phải được đặt ở vị trí thuận lợi, gần cảng biển, cảng hàngkhông, ga xe lửa và gắn liền hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệthống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, viễn thông tốt;
- Những điểm trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và sự duy trì khả năng
ấy trong tương lai KCN có được nhiều điều kiện thuận lợi về hạ tầng thì khả năng thànhcông là rất cao và ngược lại nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ rất khó khăntrong quá trình hình thành, phát triển và thu hút đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển KCN
sẽ thấp và rất dễ thất bại
2.3 Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông KCN
Đầu tư kinh tế nói chung và trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông KCN nói riêngthông thường đều trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh của các đặc điểm sản xuất của các nhàmáy sản xuất trong Khu công nghiệp mang những đặc điểm sau
Thời gian thu hồi vốn dài
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở KCN thường có thời gian thu hồi vốndài Những nguyên nhân chủ yếu của thời gian thu hồi vốn dài bao gồm:
+ Số tiền chi phí cho một công trình HTGT thường khá lớn và phải nằm ứ đọngkhông vận động trong qúa trình đầu tư
+ Thời gian kể từ khi tiến hành đầu tư một công trình hạ tầng giao thông cho đến khicông trình đưa vào sử dụng thường kéo dài nhiều tháng
Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhất là trong cơ sở hạ tầng giao
thông KCN, thường tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn, trải dài theo vùng địa lý
Trang 24và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm địa lý của vùng
Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ ở ngay nơi mà
nó được tạo dựng, phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất Do đó, khi xây dựng các côngtrình giao thông phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất để phục vụ lâudài và có thể kết nối với mạng lưới giao thông ngoài hàng rào
Tính hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông KCN phụ thuộc nhiều
yếu tố, trong đó có yếu tố đầu tư tới hạn, là đầu tư đưa công trình xây dựng nhanh tới chỗ
hoàn bị Nếu chậm đạt tới chỗ hoàn bị, các công trình sẽ chậm đưa vào vận hành
Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu sự đóng góp của giao thông KCN nói riêng và chonền kinh tế nói chung thì mức đầu tư là quá thấp Hệ thống giao thông trong KCN phảiđáp ứng được khả năng lưu thông của các phương tiện ra vào các nhà máy xí nghiệp tránhtình trạng ùn tắc và xe quá khổ không lưu thông được Kết hợp với nó phải đảm bảo tính
mỹ quan và hệ thống cây xanh trong Khu công nghiệp
Sự cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông KCN
Trong 5 thập kỷ qua, các tác giả phương Tây khi nghiên cứu sự phát triển của cácKhu công nghiệp trên thế giới đã đưa ra các nhận xét Các Khu công nghiệp muốn pháttriển phải có sự đầu tư thích đáng vào hệ thống cơ sở hạ tầng Khi nghiên cứu các Khucông nghiệp, các tác giả đã chú trọng xem xét sự phát triển của Khu và Cụm công nghiệp
và đã đưa ra nhiều nhận xét tập trung vào lĩnh vực giao thông nông thôn ADam Smithcho rằng “Giao thông là một yếu tố quan trọng, nó dẫn tới các thị trường, nối liền các khunguyên vật liệu thô, các khu vực có tiềm năng phát triển và kích thích khả năng sản xuất”.Rostow mở rộng lý luận này và nâng cao vai trò của sự cần thiết phải đầu tư cho cơ sở hạtầng giao thông Giao thông KCN là một phần gắn bó không thể tách rời trong hệ thốnggiao thông vận tải chung, là nhân tố tác động đến mọi ngành sản xuất và là yếu tố quantrọng thúc đẩy sự phát triển của mọi khu công nghiệp và của cả vũng cũng như khu vực
Cơ sở hạ tầng giao thông tốt sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩylưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh.Cơ sở hạ tầng giao thông tốt sẽ tăng khả
Trang 25năng giao lưu hàng hoá, thị trường được mở rộng
Nói tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là nhân tố đặc biệt quan trọng, làkhâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung và để thựchiện chương trình phát triển công nghiệp nói riêng Vì vậy, trong điều kiện khoa học kỹthuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: cơ sở
hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi chi các ngành, các vùng pháttriển
2.4 Kinh nghiệm xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông KCN của Đài Loan và
KCN Tô Châu, Trung Quốc - Bài học rút ra cho Hà Nội.
Một số nước và vùng lãnh thổ ở châu Á lựa chọn việc xây dựng và phát triển cácKCN như một giải pháp quan trọng để thực hiện thành công quá trình CNH và hướng vềxuất khẩu như Trung Quốc và Đài Loan Thông thường việc đầu tư về hạ tầng giao thôngchiếm tỉ trọng lớn trong việc đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng khác Chính việc quyhoạch và xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ đã đảm bảo vấn đề giao thương mậudịch ổn định tạo tiền đề cho việc phát triển các KCN Trên cơ sở đó rút ra những bài họckinh nghiệm cho Hà Nội hiện nay và trong tương lai, là rất cần thiết
2.4.1 Kinh nghiệm phát triển hạ tầng KCN của Đài Loan
Đài Loan là quần đảo nhỏ nằm trên biển Đông, với đặc thù địa lý và tài nguyênhạn hẹp, để tồn tại và phát triển, từ cuối những năm thập kỷ 50 chính quyền Đài Loan xác
định phải xây dựng mô hình kinh tế theo “cơ chế hướng ngoại ” trong đó chú trọng phát
triển công nghiệp Xây dựng và phát triển mô hình khu công nghiệp được coi là chiếnlược bản lề, tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của Đài Loan
Quá trình phát triển các KCN của Đài Loan được bắt đầu từ những chính sách banđầu chỉ đơn thuần tạo mặt bằng để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp được kết hợp vớichính sách phát triển cân đối theo vùng và chính sách phát triển kinh tế Quá trình hìnhthành và phát triển các KCN ở Đài Loan có thể chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn khởi đầu (1960-1970): khi các ngành công nghiệp đã phát triển tươngđối ổn định, vấn đề quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp đã được đặt ra và Luật
Trang 26Khuyến khích đầu tư ban hành năm 1960 là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việcthành lập các KCN ở Đài Loan KCN Lục Đổ được thành lập năm 1960 và KCX CaoHùng năm 1965 là những KCN, KCX đầu tiên do chính quyền Đài Loan đầu tư xâydựng.
Giai đoạn tăng trưởng (1971-1980): hình thành các KCN dựa trên các kế hoạchphát triển kinh tế của Chính quyền Đài Loan nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũinhọn như lọc hoá dầu, luyện kim và đóng tàu biển
Giai đoạn chuyển đổi (1981-1990): sau năm 1983, do ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu phát triển công nghiệp trong nước giảm sút, ảnhhưởng đến tiến trình phát triển các KCN ở Đài Loan Vì vậy, chính quyền Đài Loan chủtrương dùng KCN để thu hút các nhà đầu tư sử dụng các công nghệ cao, hiện đại Cụ thể,
họ đã thí điểm quy hoạch khu vực đặc biệt phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trongKCN ven biển Cao Hùng nhằm hỗ trợ 2 loại xí nghiệp này
Giai đoạn phát triển mới của Đài Loan (sau năm 1990 đến nay): thời gian này sự giatăng của vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên dần dần cạn kiệt và áplực cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước, nên phương thức tổ chức KCN đãchuyển sang hướng chuyên môn hoá, đa dạng hoá hoạt động và đặc biệt là nâng cao trình
độ KHCN và trình độ quản lý
Quá trình hình thành và phát triển các KCN của Đài Loan, để đảm bảo cho cácKCN hoạt động thành công, chính quyền Đài Loan đã ban hành nhiều chính sách hấp dẫn
và triển khai xây dựng nhiều KCN đồng bộ thích hợp, cụ thể :
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể định hướng phát triển của từng vùng, khu vực
và chung của cả nước, các nhà đầu tư xác định khả năng xây dựng các KCN với quy môthích hợp và lập quy hoạch chi tiết trình cơ quan có thâm quyền xin phép đầu tư xây dựngKCN Do vậy, việc xây dựng và phát triển các KCN vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạchtổng thể chung, vừa phù hợp với thực tế của địa phương và khả năng của nhà đầu tư, nêntính khả thi của dự án cao hơn
- Quy hoạch xây dựng các KCN của Đài Loan luôn tuân theo nguyên tắc là khai
Trang 27thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng và toàn lãnh thổ, hạn chế sửdụng đất nông nghiệp vào việc xây dựng các KCN Vì vậy, nhiều KCN ở Đài Loan đượcxây dựng tại những vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển, việc xây dựng các KCN ở nhữngnơi này không chỉ có ý nghĩa về việc tiết kiệm được quỹ đất nông nghiệp vốn rất khanhiếm, mà còn giảm thiểu được các chi phí về đền bù, giải phóng mặt bằng Như vậy, họ
có điều kiện để xây dựng ngay từ đầu một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đạitheo chuân mực quốc tế
Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tính đồng bộ của các KCN, Chính phủ ĐàiLoan cho xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật
- xã hội bên trong và bên ngoài KCN như: hệ thống đường giao thông, cầu cống, ga xelửa, cảng biển, cảng hàng không, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc,cung cấp điện nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử lý chất thảitập trung Xây dựng các khu đô thị xung quanh, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực vàdịch vụ tiện ích công nghiệp và đời sống, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệmôi trường
Các KCN được xây dựng có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vừa tạođiều kiện cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vừa có điều kiện tập trung để
xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, vừa giúp các doanh nghiệp có thể sớm triển khai các
dự án đầu tư, là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho các KCN ở Đài Loan
Tóm lại, thành công của các KCN tại Đài Loan là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Vị trí địa lý để xây dựng KCN thuận lợi KCN được quy hoạch đồng bộ, rõ ràng vàđặt trong chiến lược phát triển các KCN trên cơ sở quy hoạch tổng thể định hướngphát triển của từng vùng và khu vực và chung của cả nước;
- Chính phủ đầu tư xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh đặc biệt là hạtầng giao thông, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật - xã hội bên trong và bên ngoài KCNtạo sức hấp dẫn cao cho các nhà đầu tư;
- Xây dựng sẵn các nhà xưởng cho thuê đạt tiêu chuân để các nhà đầu tư có thể nhanh
Trang 28chóng triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi được cấp giấy phép đầu tư.Giá cho thuê thấp và tạo nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư;
- Tổ chức tốt các dịch vụ phụ trợ để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
- Hình thành mạng lưới các doanh nghiệp phụ trợ trong và ngoài KCN từ đó thực hiệnviệc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước và hình thành mạnglưới liên kết công nghiệp;
2.4.2 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hạ tầng của KCN Tô Châu, Trung quốc
Tô Châu là một huyện thuộc tỉnh Giang Tô - một tỉnh ven biển của Trung Quốcnằm ở phía đông bắc thành phố Thượng Hải và là một trung tâm kinh tế lớn Huyện TôChâu là một địa bàn có nghề truyền thống dệt nhuộm nổi tiếng khắp Trung Quốc và trênthế giới
KCN Tô Châu là một điển hình hợp tác trọng điểm song phương giữa chính phủTrung Quốc và chính phủ Singapore, đây được coi là một mô hình KCN đồng bộ củaTrung Quốc Sự thành công trong việc xây dựng và phát triển của KCN Tô Châu là kếtquả của cải cách và các chính sách mở cửa cũng như những thành quả đạt được trong quátrình CNH, HĐH ở Trung Quốc
Khu công nghiệp Tô Châu được bắt đầu khởi công xây dựng ở huyện Tô Châu vàonăm 1994 Tính đến hết năm 2009, KCN Tô Châu có tông diện tích 268 km2 trong đó khuvực trọng điểm là 80 km2 được xây dựng bởi sự hợp tác song phương giữa Trung Quốc
và Singapore
* Đồng bộ về quy hoạch
Chính quyền tỉnh Giang Tô và huyện Tô Châu xác định rằng công tác quy hoạch làquan trọng hàng đầu, do vậy KCN được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhàhoạch định chính sách xây dựng quy hoạch rất cụ thể, khoa học Quy hoạch KCN TôChâu đã áp dụng một cách khoa học các lý thuyết đô thị hóa, do vậy quy hoạch xây dựngKCN cũng như dự kiến phát triển được công khai, minh bạch cho mọi người dân đượcbiết;
- Quy hoạch phát triển KCN được xây dựng có trình tự, có trật tự, có lộ trình, có
Trang 29định hướng rõ ràng, không ai có thể tùy ý thay đổi và được đảm bảo triển khai xây dựngđúng như những gì đã quy hoạch Việc bố trí và phân khu chức năng trong KCN đảm bảotận dụng tối ưu các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, tạo môi trường đầu tư thuận lợinhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro có thểxảy ra.
- KCN Tô Châu được đặt vào vị trí trung tâm phát triển của tỉnh Giang Tô và củahuyện Tô Châu để tận dụng các nguồn lực sẵn có và tối ưu hóa hoạt động của KCN nhưKCN được đặt cách trung tâm thành phố 6 km, cách sân bay Hông Kiều Thượng Hảikhoảng 80km, cách sân bay Thượng Hải Phố Đông 120 km và cách sân bay Nam Kinh
* Đồng bộ về hạ tầng kỹ thuât - xã hội - dịch vụ trong và ngoài KCN
- Tô Châu là một trong những thành phố dọc theo bờ biển phát triển nhất ở TrungQuốc với hệ thống mạng lưới giao thông được xây dựng rất nhanh, là đầu mối của cáctuyến quốc lộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không Tô Châu nằm trên trục đườngsắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải do vậy giảm thời gian đi lại từ Thượng Hải đến TôChâu 20 phút so với đường bộ Vê đường thủy, kênh đào dài nhât thế giới kết nối TôChâu với các thành phố của Hàng Châu KCN Tô Châu cách cảng Thượng Hải là cảnglớn nhât của Trung quốc có 100 km, cách cảng Trương Gia , cảng Thái Thương và cảngChangshu, là ba cảng chính của Tô Châu lần lượt là 96 km, km 70 và 60 km;
- Tô Châu đầu tư xây dựng các khu nhà chung cư cho người lao động làm việctrong các KCN thuê và xây dựng các khu chức năng phục vụ đời sống sinh hoạt, tinh thầncho người lao động trong các KCN
Trang 30- KCN Tô Châu có một trạm Hải quan riêng phục vụ suốt ngày đêm để phục vụcho hoạt động xuât nhập khâu của các doanh nghiệp và là KCN đầu tiên của Trung quốc
áp dụng hệ thống kê khai hải quan điện tử;
* Về bảo vệ môi trường
KCN Tô Châu đã thiết lập một hệ thống quản lý môi trường theo các tiêu chuẩntrong nước và quốc tế KCN được phủ xanh 45% diện tích, có 03 hồ nước lớn, bốn khuvườn, sáu hành lang sinh thái, và mười hai khu công cộng và là một hình mẫu một KCNsinh thái cấp quốc gia và đạt tiêu chuẩn ISO14000
2.4.3 Một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển hạ tầng giao thông các KCN
đồng bộ trên địa bàn Hà Nội
Qua tìm hiểu những kinh nghiệm và thành công của việc phát triển KCN ở ĐàiLoan và KCN Tô Châu-Trung Quốc, luận rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việcphát triển đồng bộ hạ tầng giao thông các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội sau:
- Cần có quy hoạch nhất quán và có tầm nhìn cho việc phân bố vị trí các Khu côngnghiệp và việc đầu tư đúng mức vào mạng lưới hạ tầng giao thông cho từng khu côngnghiệp
- Cần xây dựng quy hoạch tổng thể mạng lưới các KCN Hà Nội, xác định vị trí đặtKCN phù hợp với đặc điểm của từng khu vực; từng quận, huyện; từng ngành, lĩnhvực cụ thể, nhất là đối với những KCN có các ngành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao
về ô nhiễm môi trường và những KCN dành cho những đối tượng là các doanhnghiệp nhỏ và vừa;
- Phát triển KCN phải gắn liền với phát triển đô thị liền kề, Nhà nước và Hà Nội cần có
sự hỗ trợ về cơ chế chính sách trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hộingoài hàng rào KCN, đảm bảo tương xứng với hạ tầng trong KCN để hình thành cáctrung tâm đô thị, bố trí lại dân cư nhằm tạo điều kiện phát triển các KCN đồng bộ;
- Lựa chọn chủ đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở thật sự có đủ năng lực, kinh nghiệm,nhân lực, tài lực, vật lực đảm bảo với quyết tâm cao Năng lực của chủ đầu tư là râtquan trọng và là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của KCN vì
Trang 31điều đó giúp cho nhà đầu tư triển khai đền bù giải phóng mặt bằng công tác đảm bảotiến độ nhanh, với chi phí đầu tư thấp, chất lượng đảm bảo
- Khi xây dựng các khu công nghiệp cần triển khai đồng bộ các hạng mục hạ tầng quantrọng như nhà máy xử lý nước thải tập trung, khu xử lý chât thải nguy hại, hạ tầnggiao thông liên thông ngoài hàng rào KCN và các khu dịch vụ phụ trợ KCN, hạ tầng
xã hội phục vụ người lao động sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của KCN;
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Việc đầu tư đúng mức và triệt để đối với hạ tầng giao thông là tiền đề để phát triểncác khu công nghiệp Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và giao lưu buôn bánvới các khu vực ngoài hàng rào và việc mở rộng ranh giới Khu công nghiệp trong tươnglai Với mục tiêu như vậy trong chương 2, học viên đã tập trung nghiên cứu một số vấn đềsau:
1/ Đánh giá đúng vai trò của hạ tầng giao thông đối với việc phát triển các Khucông nghiệp
2/ Luận giải bản chât của việc phát triển khu công nghiệp hạ tầng giao thông đồng
bộ chính là phát triển KCN nhằm đạt được đồng bộ các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế,bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển KCN đảm bảo phát triển KCN bền vững
3/ Xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KCN đồng bộ như: quyhoạch khu công nghiệp đồng bộ; điêu kiện tự nhiên, vị trí địa lý; quy mô của KCN đồngbộ; kết câu hạ tầng kỹ thuật của vùng;
4/ Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển các KCN đồng bộ hạtầng giao thông các KCN trên địa bàn Hà Nội sau khi nghiên cứu mô hình phát triển KCNcủa Đài Loan để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo
Trang 327 CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
3.1 Tổng quan về xây dựng và phát triển các KCN ở Hà Nội
Hà Nội là Thủ đô của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâmđầu não chính trị quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế vàgiao dịch quốc tế Hà Nội là một thành phố có lịch sử hình thành và phát triển với hơn
1000 năm; Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú.Trong quá trình phát triển lâu dài, đã không ít lần Hà Nội thay đổi địa giới và từ năm
1954 đến nay đã có 6 lần điều chỉnh quy hoạch chung Trước 01/08/2008 diện tích HàNội là 920,97km2, được tổ chức thành 14 quận, huyện bao gồm 228 phường, xã và thịtrấn; từ 01/08/2008 Hà Nội được mở rộng với quy mô đất tự nhiên 3.344km2, với 29đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 quận, 18 huyện, 01 thị xã (thị xã Sơn Tây) và 577đơn vị hành chính cấp xã (gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn)
Cùng với tốc độ đô thị hóa chung của toàn thành phố, các khu đô thị chức năngngày càng phát triển và được mở rộng hình thành nên các Khu đô thị, Khu Công nghiệp,Khu thương mại dịch vụ, Khu văn hóa giáo dục, Khu thể thao, Khu y tế và các khu vựcchức năng khác Trong đó người ta thường chú trọng xây dựng các Khu đô thị do việcđầu tư xây dựng và kinh doanh các khu đô thị thường có tốc độ thu hồi vốn nhanh và cómức độ lợi nhuận lớn hơn so với việc đầu tư xây dựng các Khu công nghiệp
Trong khoảng thập kỷ 80 khi Việt Nam xác định con đường công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước đưa ngành công nghiệp thành ngành sản xuất mũi nhọn, chuyểndịch dần cơ cấu nông nghiệp thâm canh tạo thêm nhiều lợi nhuận và phát triển kinh tế đấtnước thì ngành công nghiệp được quan tâm nhiều hơn Tuy nhiên do việc phát triển kinh
tế không có định hướng rõ ràng của nhà nước thì việc đầu tư xây dựng các khu côngnghiệp không được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm do các yếu tố cơ bản như sau:
- Tổng mức đầu tư xây dựng ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn dài
- Việc xin chấp thuận đầu tư xây dựng các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn, dự
án phải trình qua nhiều cấp xét duyệt
- Ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, nhà nước chưa tạo điều kiện đúng mức để
Trang 33thu hút đầu tư.
- Không được sự đồng thuận về thủ tục giao đất của nhân dân cũng như chính quyềnđịa phương
- Việc xây dựng, phân cấp ủy quyền về quy hoạch cấp phép và quản lý xây dựng tạicác Khu công nghiệp hiện còn nhiều bất cập chưa được thống nhất
Hậu quả của việc các Khu công nghiệp chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến việc các
cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào chưa được đồng bộ dẫn đến việc phát triển các Khu côngnghiệp gặp nhiều khó khăn Từ trước đến nay với nhiều lý do khác nhau các Chủ Đầu tưchưa chú ý đúng mức đến việc phát triển các KCN và đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng giaothông Nhiều KCN còn phát triển yếu kém không quan tâm đến cơ sở hạ Giao thông, môitrường và kiến trúc cảnh quan
Để phát triển các Khu công nghiệp của thành phố Hà Nội một cách hợp lý và đúngđắn, hợp lý thì phải điều tra và khảo sát thực trạng, tuy nhiên trong giới hạn của luận vănchỉ tập trung nghiên cứu và phân tích sự phát triển hạ tầng giao thông của 08 KCN gồmKCN Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCNSài Đồng B, KCN Phú Nghĩa, KCN Thạch Thất – Quốc Oai, KCN Quang Minh (sau đâygọi là 08 KCN Hà Nội) Từ đó rút ra các hạn chế yếu kém của việc phát triển không đồng
bộ các Khu công nghiệp
3.2 Phân bố 08 Khu công nghiệp thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng, nhằm đưa nền kinh tế nước tatheo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hoá để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thànhmột nước công nghiệp Bắt đầu từ năm 2000, nhận thức được vai trò và tầm quan trọngcủa KCN đối với việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nóichung, Hà Nội đã sớm triển khai xây dựng các KCN theo mô hình mới và đã thu đượcnhững kết quả nhất định Sự hình thành các KCN ở Hà Nội nhằm tiếp cận công nghệ,phương thức quản lý tiên tiến; tăng trưởng về kinh tế, góp phần vào việc hình thành cáckhu đô thị mới, đóng góp vào sự phát triển của thủ đô Hà Nội
Sau khi Hà Nội sát nhập địa giới hành chính mới với tỉnh Hà tây, tính đến31/12/2009 Hà Nội có 17 KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ
Trang 34cho phép thành lập và phê duyệt danh mục quy hoạch với tổng diện tích gần 3500 ha (quy
mô bình quân 206ha/KCN Tuy nhiên trong giới hạn của luận văn chỉ tập trung nghiêncứu và phân tích sự phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ của 08 KCN Sơ đồ phân bốcủa 08 Khu công nghiệp như sau
Hình 3-1.Bản đồ phân bố 08 khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3 Thực trạng hạ tầng giao thông của 08 KCN
8 KCN Hà Nội đều đã cơ bản hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông trong KCN,điển hình như KCN Thăng Long và KCN Nội Bài có hệ thống đường hạ tầng giao thôngđược quy hoạch và xây dựng đồng bộ, hiện đại đảm bảo cho nhu cầu hoạt động sản xuất,vận chuyển hàng hóa, chất thải và sinh hoạt, thực trạng hạ tầng giao thông của 08 KCN
cụ thể sau:
3.3.1 Khu công nghiệp Thăng Long
- KCN Thăng Long được phát triển bởi Thăng Long Industrial Park, một công ty
Trang 35liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty cơ khí Ðông Anh (Bộ Xâydựng), được thành lập theo Giấp phép đầu tư số 1845/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu tư ViệtNam cấp ngày 22/2/1997 Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 76.846.000 USD Trong
đó phần diện tích đường giao thông chiến khoảng 14,3% với tổng mức đầu tư xây dựngchiếm khoảng gần 14 triệu USD KCN Thăng Long có diện tích đất chiếm 302 ha
Vị trí:
- Mô tả: Nằm cạnh cao tốc Nội Bài, thuộc địa phận huyện Đông Anh, TP Hà Nội
- Khoảng cách đến thành phố lớn: Cách trung tâm Tp Hà Nội 10 km
- Cảng biển gần nhất: Cách cảng Hải Phòng 100 km, cảng Cái Lân 115 km
- Sân bay gần nhất: Cách sân bay quốc tế Nội Bài 10 km
- Ga đường sắt gần nhất: Cách ga Hà Nội 15 km
Hình 3-2.Sơ đồ vị trí Khu công nghiệp Thăng Long
+ Đường giao thông chính của KCN Thăng Long có chiều rộng từ 38m đến 42 mvới 3 làn đường một chiều trên tổng số 06 làn đường, hệ thống đường phụ rộng 26m với
01 làn đường mỗi phía trên tổng số 2 làn đường và có 2 cổng vào và ra
Trang 36Hình 3-3 Quy hoạch KCN Thăng Long
Trang 37+ Cấp điện: KCN Thăng Long có trạm biến thế điện 22KV, công suất 50MVAđược đặt ngầm dưới lòng đất và đảm bảo an toàn, hệ thống đường dây dẫn được lắp đặtđến chân các công trình nhà máy xí nghiệp đảm bảo cung cấp điện cho các từng lô đất
được duyệt theo quy hoạch Cùng với đó hệ thống chiếu sáng đường giao thông được đặt
trên hè đường với khoảng cách giữa các cột chiếu sáng từ 30 – 40m
+ Cấp nước: KCN Thăng Long giai đoạn đã xây dựng nhà máy cấp nước công suất4.000m3/ngày đêm để cung cấp cho các doanh nghiệp trong KCN và xây dựng một nhàmáy lọc nước, nước cấp cho các doanh nghiệp trong KCN đều được sử lý qua nhà máylọc nước này KCN Thăng Long hiện nay đã đấu nối với đường cấp nước của nhà máynước Đông Anh (công trình trọng điểm của Hà Nội đầu tư bằng ngồn vốn ODA của Nhật,liền kề KCN Thăng Long) đảm bảo đủ công suất cho nhu cầu cấp nước của KCN và dựbáo phát triển KCN trong 50 năm tới
- KCN Nam Thăng Long được cấp nước bởi hệ thống cấp nước của công ty kinhdoanh nước sạch Hà Nội và đấu nối đến chân hàng rào doanh nghiệp
+ Thoát nước: Khu công nghiệp Thăng Long có hệ thống thoát nước mưa và nước
thải riêng hoàn toàn với hệ thống ống cống bằng BTCT được bố trí ngầm dưới đườnggiao thông Hệ thống Thoát nước mưa thoát dựa trên nguyên tắc tự chảy có đường kính từ600-2000mm Trong KCN xây dựng hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải với công suất4.500m3/ngđ, toàn bộ nước thải do các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp được
xử lý sơ bộ tại khu vực xử lý của các nhà máy sau đó thải vào hệ thống đường ống thoátthải của KCN dẫn về nhà máy xử lý nước thải, nhà máy xử lý nước thải này có nhiệm vụ
xử lý nước thải đạt đến tiêu chuẩn loại A trước khi xả chung vào hệ thống thoát nướcmưa thoát ra sông Hồng
+ Thông tin liên lạc:Trong KCN đã quy hoạch và sử dụng hệ thống thông tin liên
lạc đặt ngầm dưới lòng đất cho phép mở rộng để đáp ứng nhu cầu truyền tăng lên vàtruyền dữ liệu tốc độ cao và sử dụng dịch vụ của nhiều nhà cung cấp như VNPT, EVN,VIETTEL, VDC,
+ Cây xanh: Hệ thống cây xanh được chia làm hai loại cây xanh ven đường và cây
xanh tập trung vừa tạo cảnh quan cho khu vực đồng thời có chức năng ngăn bụi và điều
Trang 38hòa không khí tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh KCN Tuy nhiên hệ thốngcây xanh này vẫn chưa đảm bảo cách li, ngăn bụi và điều hòa không khí cho toàn bộKCN.
+ Hệ thống PCCC: Các cột cứu hỏa được bố trí ngay trên vỉa hè của hệ thống
đường giao thông với khoảng cách từ 30 -50 m tùy từng vị trí và được đấu nối với hệthống cấp nước trong khu vực Tuy nhiên hệ thống này đến nay vẫn còn nhiều bất cậpnhư chưa cung cấp đủ nước khi có hỏa hoạn xảy ra, hay bị rò rỉ đường ống do khôngđược bảo trì thường xuyên và ít vận hành
+ Mặt cắt đường điển hình của Khu công nghiệp
Đường trục chính phần KCN bềrộng 42m
Đường trục chính quan trọng củavùng khu công nghiệp có 6 làn xe, cótính biểu trưng, do vậy thiết lập dải phâncách ở trung tâm có bề rộng lớn (W =9m), thiết lập dải đỗ xe (W = 3.5m) cóxem xét đầy đủ tới việc đỗ các loại xenhư xe tải, v.v bố trí đủ hệ thống hạtầng ngầm bên dưới đảm bảo dễ sửa chữakhi có sự cố xẩy ra
Đường trục chính phần KCN bềrộng 38m
Đường trục chính quan trọng củavùng khu công nghiệp có 6 làn xe, cótính biểu trưng, do vậy thiết lập dải phâncách ở trung tâm có bề rộng lớn (W =5m), thiết lập dải đỗ xe (W = 3.5m) có
Trang 39xem xét đầy đủ tới việc đỗ các loại xenhư xe tải, v.v
Đường trục phụ Khu công nghiệp
bề rộng 26mĐối với đường trục phụ của Khucông nghiệp, bao gồm 4 làn xe và là lốivào của phù hợp với khả năng phục vụgiao thông trong khu công nghiệp đốivới các doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.3.2 Khu công nghiệp Nội Bài
KCN Nội Bài được phát triển bởi Công ty phát triển Nội Bài, một Công ty liêndoanh giữa Renon (Malaysia) và Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội, được thành lậptheo Giấy phép đầu tư số 839/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu tư Việt Nam cấp ngày12/4/1994 Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 29.950.000 USD Trong đó phần hạ tầnggiao thông chiếm 13.8% với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 6,3 triệu USD
Vị trí:
- Mô tả: Phía Tây - Nam KCN giáp sân bay Quốc tế Nội Bài, phía trước mặt KCN
có đường tỉnh lộ 131 chạy qua nối quốc lộ 3 với quốc lộ 2 và đường cao tốc Thăng LongNội Bài; đường giao thông tới cảng Hài Phòng và cảng Cái Lân
- Khoảng cách đến thành phố lớn: Cách trung tâm Tp.Hà Nội 25km
- Cảng biển gần nhất: Cách Cảng Hải Phòng 120km; Cảng Cái Lân 125km
- Sân bay gần nhất: Cách sân bay Nội Bài 3km
- Ga đường sắt gần nhất: Cách ga Hà Nội 25km
Trang 40Hình 3-4 Sơ đồ vị trí khu công nghiệp Nội Bài
+ Hệ thống giao thông trong KCN Nội Bài được xây dựng hoàn chỉnh, gồm 3 loạiđường: đường chính rộng 40m, đường thu gom hàng hóa 30m, đường phục vụ kỹ thuật20m và cũng có 2 cổng vào và ra khỏi KCN
+ Cấp điện: Trong KCN Nội Bài Chủ đầu tư đã đầu tư Trạm biến thế điện 110KV/220KV, công suất 40MVA với hệ thống đường dây dẫn được chôn ngầm cấp điện đếnchân từng lô đất Nhưng hiện nay khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động thì hệ thốngđiện này không còn cung ứng đủ cho nhu cầu phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp.Một số doanh nghiệp đã phải mua điện bên ngoài dẫn đến việc quy hoạch đường dây dẫnđiện lộn xộn gây mất mỹ quan trong KCN Các cột chiếu sáng được bố trí cách nhau 30 –40m trên vỉa hè đường giao thông và tại dải phân cách giữa đường
+ Cấp nước: KCN Nội Bài đã đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước có công suất7.500 m3/ngđ đảm bảo đủ cung cấp đủ cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu côngnghiệp
+ Thoát nước: Hệ thống thoát nước mưa trong Khu công nghiệp được tính toánđảm bảo khả năng thoát nước nhanh và thoát hết với hệ thống ống bằng BTCT Đườngkính từ 600 – 1500mm Nước thải công nghiệp được xử lý sơ bộ tại các bể lắng của nhà