Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại ĐH Kinh tế Luật, Tài liệu,Thư viện tài liệu, tài liệu online, tài liệu trực tuyến, tài liệu hay, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, bài giảng, giáo án, luận văn, đồ án, giáo trình, chuyên đề, đề tài, Tài liệu miễn phí, Thư viện số, Thư viện online, Thư viện chia sẻ sách, ebook, báo cáo thực tập, Slide bài giảng, Tài liệu hay, Tài liệu online, Tài liệu học tập, Tài liệu chia sẽ, Download tài liệu, Tài liệu download
Trang 1Bài giảng môn
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khoa Tài chính Ngân hàng Trương Đại học Kinh tế - Luật
Tháng 9/2012
1
2
Chương 1
TỔNG QUAN
VỀ
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Trang 2Khái niệm kế toán ngân hàng
• Luật kế toán
Kế toán là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao
động
Kế toán ngân hàng:
Hoạt động kế toán trong một ngân hàng
Đối tượng của KTNH
– Vốn (Tài sản và Nguồn vốn)
– Sự vận động của vốn
– Kết quả của sự vận động đó
Đặc điểm:
– Chủ yếu tồn tại dưới hình thái giá trị
– Có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với đối
tượng kế toán các doanh nghiệp, TCKT, cá nhân…
– Quy mô, phạm vi rất lớn, có sự luận chuyển phức
tạp và có sự tuần hoàn thường xuyên liên tục
Trang 3Khoản 3 Điều 9 Luật kế toán
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a Tài sản cố định, tài sản lưu động;
b Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí
khác và thu nhập;
d Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
đ Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
e Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
6
Khoản 4 Điều 9 Luật kế toán
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân
hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu
tư tài chính, ngoài quy định tại khoản 3 Điều
này còn có:
a Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
b Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị
kế toán;
c Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có
giá
Trang 4Đặc điểm của KTNH
• KTNH có tính giao dịch và xử lý NVNH
• Phản ánh chi tiết tình hình tạo lập và sử dụng
vốn
• Có tính cập nhật và chính xác cao độ
• KTNH có số lượng chứng từ lớn và phức tạp
• KTNH có tính tập trung và thống nhất cao
• Sử dụng tiền tệ làm đơn vị đo lường chủ yếu
7
Nhiệm vụ của KTNH
• Ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh theo đúng pháp luật, chuẩn mực kế toán
• Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu, chi tài
chính
• Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề
xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị kinh
doanh ngân hàng
• Cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý
• Tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng, góp phần
thực hiện tốt chiến lược khách hàng
Trang 5Nguyên tắc KTNH
• Nguyên tắc cơ sở dồn tích: thời điểm ghi nhận
• Nguyên tắc thận trọng: dự phòng, thu nhập,
chi phí; phải thu, phải trả
• Nguyên tắc hoạt động liên tục
• Nguyên tắc giá gốc: giá trị ghi sổ ban đầu
• Nguyên tắc phù hợp: thu nhập – chi phí
• Nguyên tắc nhất quán: chế độ kế toán
• Nguyên tắc trọng yếu: thông tin trọng yếu
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến
tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán
vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ vào
thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền
• Áp dụng:
Thực hiện tính lãi dự thu đối với tiền cho vay
và dự trả đối với lãi tiền gửi
10
Trang 6Nguyên tắc thận trọng
• Phải xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết khi thiết
lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc
chắn
• Phải lập dự phòng nhưng không lập quá lớn
• Không đánh giá cao hơn giá trị tài sản và thu nhập
• Không đánh giá thấp hơn nợ phải trả và chi phí
• Doanh thu được ghi nhận khi chắc chắn thu được lợi
ích kinh tế và chi phí phải được ghi nhận khi có khả
năng phát sinh chi phí
11
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả
định là một ngân hàng đang trong quá trình
hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động
kinh doanh bình thường trong tương lai gần
Trang 7Nguyên tắc giá gốc
• Mọi tài sản trong các khoản mục của BCTC phải
theo nguyên giá
• Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền đã
trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài
sản đó vào thời điểm được ghi nhận
Áp dụng:
• Giá gốc của tài sản là giá trị tiền tệ mà NH huy
động được, cho vay, đầu tư tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ
13
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù
hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh
thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương
ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu
đó
Việc ghi nhận thu nhập và chi phí tương ứng
xét theo kỳ kế toán
14
Trang 8• Nguyên tắc nhất quán
Kế toán phải áp dụng nhất quán các chính
sách và phương pháp kế toán đã chọn ít nhất
trong một kỳ kế toán năm (niên độ kế toán)
15
Thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc
bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông
tin đó có thể làm sai lệch đáng kế BCTC
Trang 9Tài khoản KTNH
• Tài khoản kế toán NH là một hình thức ghi
chép, dùng để phân loại và hệ thống hoá các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh
tế phục vụ cho quản lý và kiểm tra
• Mỗi TK KTNH là phương tiện để lưu trữ cho
một loại số liệu kế toán cụ thể, phản ánh tình
hình hoạt động của từng khoản mục thuộc
phương trình kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn
chủ sở hữu và các khoản mục của thu nhập,
chi phí
18
Phân loại TK KTNH
• Theo nội dung kinh tế (đối tượng kế toán)
• Theo mức độ tổng hợp hay chi tiết
• Theo quan hệ với báo cáo tài chính (tính chất
hạch toán)
Trang 10Hệ thống TK KTNH
• Là danh mục các tài khoản được sử dụng để phản
ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn và sự vận động của
chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh của
ngân hàng
• Trong danh mục này, mỗi tài khoản có tên gọi, số
hiệu riêng phù hợp với nội dung mà nó phản ánh
• Các tài khoản được sắp xếp theo một trật tự nhất
định để đáp ứng yêu cầu hạch toán, tổng hợp thông
tin
• Yêu cầu của hệ thống TK KTNH
– Phải phù hợp với luật NHNN, luật các TCTD
– Phải phản ánh được một cách rõ ràng, toàn diện
và đầy đủ các loại tài sản, nguồn vốn, phù hợp với
các chỉ tiêu trên BCTC của NH
– Phải sử dụng được lâu dài
– Phải thuận tiện cho việc hạch toán, xử lý và thu
nhập thông tin…