Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.. Quản lý và lãnh đạo đều có mục đích là th
Trang 11 Hãy nêu vai trò, chức năng của lãnh đạo? Quan điểm giữa lãnh đạo và quản lý? Liên hệ thực tiễn ở địa phương, đơn vị?
Trả lời
Lãnh đạo là hoạt động theo suốt chiều dài lịch sử xã hội loài người Các triết gia thời
Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa cổ đại đồng nhất nhà lãnh đạo với các bậc đế vương, với việc trị nước, quản dân Trong thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XVI), hoạt động lãnh đạo luôn gắn với vị thế cá nhân của người đứng đầu thành bang, quốc gia hay dân tộc Lãnh đạo cũng đồng nhất với hoạt động chính trị với trọng tâm là giành quyền lực, giữ quyền lực và sử dụng quyền lực trong quan hệ với thần dân Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp và cách mạng tư sản, lãnh đạo mới dần tách khỏi hoạt động chính trị, mở rộng phạm vi hoạt động
và gắn liền với tiến trình phân công và chuyên môn hóa lao động xã hội của loài người Hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành, phối hợp,… đều nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn
về loại hình lao động đặc thù Hoạt động lãnh đạo có vai trò nhằm đảm bảo điều kiện cho các hoạt động khác đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu suất và hiệu quả cao nhất
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tác động của cách mạng khoa học, công nghệ và tiến trình toàn cầu hóa mạnh mẽ tương ứng với tiến trình hội nhập quốc tế sâu sắc của từng quốc gia cũng như nguy cơ từ các vấn đề sinh thái và an ninh toàn cầu đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tổ chức hoạt động của các tổ chức, cơ quan, cộng đồng và xã hội rộng lớn Việc tìm kiếm, nắm bắt cơ hội mới, việc thay đổi để thích ứng và chủ động trong quá trình toàn cầu hóa, việc dẫn dắt tổ chức, cộng đồng, xã hội đi đến thành công và việc khơi nguồn sáng tạo và động lực hành động của con người, trong một thế giới khoa học và tri thức đã trở thành thách thức lãnh đạo và đòi hỏi những tri thức mới về lãnh đạo Như vậy, lãnh đạo ra đời chính là do nhu cầu lao động xã hội và nó có vai trò rất quan trọng trong nhu cầu đó Lãnh đạo là quá trình hành động gây ảnh hưởng lên người khác nhằm khơi dậy cảm xúc và cam kết cùng hành động vì mục tiêu chung
Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện
và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành mục tiêu đã đề ra Bất kể một người quản lý lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt Việc lãnh đạo phải dựa trên sự
Trang 2hiểu biết về động cơ của con người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức Một nhà lãnh đạo hiện đại, cần tập trung vào các vai trò sau: Phục vụ, định hướng, quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt, huấn luyện, người làm thay đổi, làm gương
Về chức năng lãnh đạo:
Một là, kiến tạo tầm nhìn cho tổ chức, cho tiến trình xã hội cũng như hoạch định
chiến lược để thực hiện hóa tầm nhìn
Hai là, xây dựng giá trị và văn hóa tổ chức: tạo lập những giá trị mới và tiểu văn hóa
đặt thù nhằm gắn kết các cộng sự, nhân viên và xây dựng hình ảnh của tổ chức trong nhìn nhận của cộng đồng, xã hội
Ba là, động viên và thúc đẩy cộng sự: truyền cảm hứng về tầm nhìn, về giá trị mới,
cảm nhận, chia sẻ và thấu hiểu mong muốn và khả năng đóng góp của cộng sự, nhân viên cũng như sự phát triển của bản thân họ
Bốn là, đổi mới và thích nghi: dẫn dắt tổ chức và tiến trình phát triển thông qua việc
nắm bắt các cơ hội và đáp ứng sự biến đổi của môi trường bằng những sản phẩm mới, giá trị mới và cơ cấu tổ chức, phương thức hành động mới
Quan điểm giữa lãnh đạo và quản lý: Trong cuộc sống thực tế, không ít người cho
rằng lãnh đạo và quản lý là cũng một khái niệm, giữa chúng không có gì khác nhau, quá trình lãnh đạo gần như chính là quá trình quản lý
Lãnh đạo là quá trình hành động gây ảnh hưởng lên người khác nhằm khơi dậy cảm xúc và cam kết cùng hành động vì mục tiêu chung
Quản lý là quá trình làm việc cùng với và làm việc thông qua những người khác nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường thay đổi
Những nhà quản lý học có những quan điểm khác nhau về định nghĩa lãnh đạo, nhưng nội dung bản chất là giống nhau Họ đều cho rằng lãnh đạo là người dẫn dắt cấp dưới thực hiện mục tiêu của tổ chức Quản lý và lãnh đạo đều có mục đích là thực hiện mục tiêu của tổ chức, bên cạnh đó còn: Có cơ sở khách quan từ hoạt động thực tiễn, đó là
sự cần thiết tuân thủ kỷ luật, trật tự xuất phát từ yêu cầu khách quan; Dẫn dắt tập thể để đạt mục tiêu chung; Đạt mục tiêu thông qua người khác
Song thực ra, giữa chúng có sự khác biệt và có liên quan với nhau
Trang 3Sự khác biệt: Về chức năng, lãnh đạo là một chức năng của quản lý, thường được gọi
là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của quản lý lại không phải là lãnh đạo Lãnh đạo là sự thiết lập và định hướng tương lai của tổ chức, là tạo sự thay đổi có ý nghĩa lâu dài và quan trọng Còn quản lý là giữ cho hệ thống tổ chức hoạt động trơn tru, tạo điều kiện để làm ra các kết quả ngắn hạn Ví dụ: công việc mà những người tham mưu trong tổ chức làm là công tác quản lý, nhưng không phải là công tác lãnh đạo Quản lý ở đây chỉ hành vi quản lý, công tác lãnh đạo vừa bao gồm hành vi quản lý, vừa bao gồm hoạt động nghiệp vụ khác Ví dụ: một người lãnh đạo doanh nghiệp cần gặp và tiếp nhân vật quan trọng, tham gia đàm phán, tham dự những hoạt động chung
Về phạm vi, thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ
giữa người với người, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới Đây là vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản lý Còn về quản lý, ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất Quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính và vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với lãnh đạo
Về sự ảnh hưởng, lãnh đạo thiên về dùng ảnh hưởng bằng tầm nhìn và giá trị, hướng
đến sự tự nguyện tuân thủ Còn quản lý, dùng áp lực bằng quy chế và chuẩn mực, hướng đến sự ép buộc tuân thủ
Quản lý và lãnh đạo khác biệt nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau Lãnh đạo và quản lý thuộc 2 tầng hoạt động khác nhau song chúng lại có quan hệ mật thiết khó tách rời Hoạt động lãnh đạo tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu,
kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương hướng lãnh đạo khu vực, ban ngành, đơn vị tiến lên phía trước… Còn quản lý tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định
Liên hệ thực tiễn tại đơn vị: Bình Định là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử,
văn hóa, yêu nước và cách mạng Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trong nhiều qua, tỉnh BĐ đã đạt nhiều kết quả quan trong trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội
Trong năm 2015 vừa qua, đáng chú ý, trên lĩnh vực phát triển kinh tế tỉnh Bình Định
đã thu hút các tập đoàn lớn như Vingroup, FLC Group, SembCorp, Becamex Bình Dương, Hùng Vương, Việt Úc, Tôn Hoa Sen và các tập đoàn này đã xúc tiến đầu tư rất mạnh
mẽ Điển hình là Dự án Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp
Trang 4FLC Quy Nhơn, Dự án Khu Du lịch VinPearl Quy Nhơn, Dự án Khu phức hợp Công nghiệp - Đô thị - Thương mại và Dịch vụ tại Bình Định với nguồn vốn đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Để đạt được những kết quả trên, ngoài sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực bên ngoài, không thể không đề cập đến đó chính là trí tuệ, tầm nhìn và sự mong muốn cao nhất sự thay đổi toàn diện để phát triển của tập thể lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Bằng những việc làm cụ thể, lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai dự án; đẩy nhanh việc xác định giá trị đầu tư của các chủ đầu tư hạ tầng; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ, tay nghề; tiếp tục xây dựng hệ thống các quy hoạch, kế hoạch, các hoạch định hiện đại mang tính chiến lược và luôn đi trước một bước Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ gia đình,
cá nhân đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự đồng lòng của toàn quân, toàn dân Bình Định
sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường đi tới mục tiêu đã định, xứng đáng là tỉnh có vị trí quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Trang 52 Khái niệm về ra quyết định lãnh đạo? Đặc trưng, bản chất của quyết định? Liên hệ thực tiễn ở địa phương đơn vị? (5đ)
Trả lời:
Ra quyết định là việc lựa chọn một phương án hành động có khả năng đạt mục tiêu một cách tốt nhất Nói cách khác, ra quyết định lãnh đạo là lựa chọn những phương án hành động phù hợp trong những phương án đã được xác định nhằm tổ chức thực hiện một cách chủ động nhất
Về bản chất, ra quyết định lãnh đạo là sự lựa chọn một trong các phương án hành
động phù hợp trong một không gian, thời gian cụ thể
Là sự tiếp nối liên tục (chuyển hóa) giữa tư duy và hành động của người lãnh đạo, ra quyết định lãnh đạo chứa đựng trong đó sự cân nhắc để đưa ra những nhận định đúng, đưa
ra sự lựa chọn trong bối cảnh phức hợp Ra quyết định cũng chứa đựng trong đó những hoạt động trải nghiệm thực tiễn “dò đá qua sông”, vừa làm vừa điều chỉnh Vì vậy, ra quyết định lãnh đạo, đòi hỏi cả kỹ năng tư duy và kỹ năng hành động
Theo cách tiếp cận hệ thống, ra quyết định lãnh đạo không chỉ là giải quyết vấn đề thách thức mà còn là tác động đến tiến trình của sự kiện, vấn đề và hóa giải các thách thức Có nghĩa là, trong nhiều trường hợp đưa ra một quyết định thì chưa giải quyết được vấn đề, thậm chí còn nảy sinh những vấn đề khác Những thách thức nan giải có đặc tính
là luôn vận động, phi tuyến tính, phản trực cảm… do đó, dường như không có quyết định cuối cùng mà là một chuỗi các quyết định tác động tới tiến trình của sự kiện
Về đặc trưng của ra quyết định lãnh đạo Ra quyết định lãnh đạo là hoạt động trọng
tâm của người lãnh đạo Bởi: Quyết định đúng/sai của người lãnh đạo ảnh hưởng đến tương lai của một tổ chức; Mục đích chính của người lãnh đạo là ra quyết định đúng đắn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của tổ chức; Chất lượng của quyết định lãnh đạo và hiệu quả thực hiện quyết định phản ánh phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo và người thực hiện; Biết cách tác động vào tâm lý con người, tâm lý các nhóm xã hội, các nhóm xã hội sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động lãnh đạo quản lý; Ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định là biểu hiện năng lực tổ chức thực tiễn của người lãnh đạo, quản lý Vậy, để ra quyết định đúng và tổ chức thực hiện quyết định thành công đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất, năng lực, làm tốt công tác tổ chức cán bộ, công tác tư tưởng,…
Trang 6Trong quá trình ra quyết định lãnh đạo, người lãnh đạo luôn phải đối mặt với những vấn đề/thách thức Việc hiểu rõ đặt trưng, tính chất của các vấn đề/thách thức giúp người lãnh đạo lựa chọn một phương thức ra quyết định lãnh đạo phù hợp Các vấn đề thách thức
mà người lãnh đạo gặp phải trong xã hội hiện đại, đó là: vấn đề/thách thức thông thường (đơn giản); vấn đề/thách thức phức tạp; vấn đề/thách thức phức hợp; vấn đề hỗn hợp
Đối với vấn đề/thách thức thông thường, thường mang đặt trưng, tính chất như: Mang tính ổn định, lặp lại; Có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa nguyên nhân - ảnh hưởng/ hậu quả; Có câu trả lời đúng: có thể xác định được rõ bản chất của vấn đề nằm ở những khâu nào với các lý giải rõ ràng; Có thể xác định được quy trình và thủ tục, cũng như các phương án khả thi, để giải quyết các thách thức đó (từ các trường hợp sẵn có, hoặc mô phỏng các quy trình, tổ chức tương tụ trong lịch sử); Có thể đánh giá được về tính tối ưu của các cách giải quyết theo các tiêu chí khách quan và khả kiểm; Quản lý dựa trên sự kiện
Đối với vấn đề phức tạp, cần có sự tham gia đánh giá của các chuyên gia; Có thể nhìn
ra mối quan hệ giữa nguyên nhân - ảnh hưởng/hậu quả nhưng không phải ngay lập tức; Biết điều mình không biết; Quản lý dựa trên sự kiện
Đối với vấn đề/thách thức phức hợp: Biến động và không thể dự đoán tính bất định cao trong mọi khía cạnh (rất khó xác định được bản chất của thách thức nằm ở đâu); Xuất hiện những mô hình cấu trúc; Biết điều mình không biết; tính mở cao; Không có quy trình
và thủ tục tương tự để giải quyết Mỗi thách thức khác thường đều có tính duy nhất; Không có cách giải quyết xác định; Tính tương tác cao; Nhiều ý tưởng cạnh tranh nhau; Cần cách tiếp cận sáng tạo và đổi mới; Lãnh đạo dựa trên mô hình
Đối với vấn đề/thách thức hỗn hợp: Sự hỗn loạn; Mối quan hệ giữa nguyên nhân – hậu quả không rõ ràng, vì vậy không có căn cứ để tìm câu trả lời đúng; Không thể nhận biết; Ra quyết định và không có nhiều thời gian để cân nhắc; Căng thẳng cao độ
Trong thực tế, một vấn đề/thách thức không thể hoàn toàn thuộc loại này hay loại kia,
vì mỗi thách thức đều mang trong mình các yếu tố của các loại với các mức độ khác nhau Các thách thức phức hợp xuất hiện ngày càng nhiều hơn và rõ hơn trong bối cảnh mới của đời sống xã hội hiện đại, trong bối cảnh của các hệ thống động ngày càng kết nối và tương tác chặt chẽ Việc nhìn nhận đặt trưng, tính chất của các loại thách thức này là cơ sở để nhìn nhận sự khác biệt tương đối trong giữa hoạt động “lãnh đạo” và “quản lý” nói chung
Trang 7cũng như giữa ra quyết định mang tính hành chính, quản lý và quyết định mang tính lãnh đạo nói riêng
Thế giới đang diễn ra những chuyển biến sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, đã tác động mạnh mẽ trên mọi mặt đời sống xã hội của từng cá nhân, tổ chức; đã tạo ra môi trường lãnh đạo đòi hỏi hoạt động lãnh đạo có sự tương tác nhanh, rộng trong xã hội; Quyền lực phân tán cả trong mỗi quốc gia và trên thế giới, khi mà không còn một trung tâm quyền lực; Tính bất định của các quá trình Những đặc điểm này đã khiến tính chất của các thách thức thay đổi sâu sắc, đặt ra những yêu cầu tương ứng đối với quá trình ra quyết định lãnh đạo, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một phương thức ra quyết định với sự điều chỉnh kịp thời, ứng biến linh hoạt với các thay đổi nhưng không để mất phương hướng chiến lược
Liên hệ thực tiễn: Trong thực tiễn cho thấy có những quyết định lãnh khi ban hành
được triển khai rộng rãi và được rất nhiều người đồng tình ủng hộ, tham gia thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, trong đó Chương trình 135 là CT đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân Đây là CT giảm nghèo được triển khai trên phạm vi cả nước nhằm mục tiêu giảm nghèo cho các xã, thôn, bản miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững
Trong quá trình lãnh đạo thực hiện Chương trình này ở giai đoạn 3 (2010 – 2015), nhận thức rõ đây là vấn đề hết sức quan trọng mang tính phức tạp, phức hợp, hỗn hợp nhưng khi thực hiện thành công chính là đòn bẫy thúc đẩy sự phát triển đất nước Vì thế Đảng, Nhà nước đã chủ động lôi cuốn các cấp bộ, ngành từ TW đến địa phương, đội ngũ các chuyên gia, nhiều thành phần, đến cụ thể từng người dân từ được thụ hưởng trực tiếp
từ chương trình đến gián tiếp thụ hưởng tham gia vào Chính vì nhận thức rõ những đặt trưng, tính chất, tầm quan trọng của quyết định, đã huy động được sức mạnh tổng hợp, tuy bên cạnh đó vẫn còn chứa đựng những hạn chế, khó khăn mà chính quyền và người dân gặp phải Nhưng nhìn chung CT đã đạt nhiều kết quả quan trọng, như: Chương trình đã tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của người dân, cả về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí, điều kiện chăm sóc sức khỏe, giáo dục Những giá trị mà những công trình mang lại, trình độ năng lực quản lý của chính quyền tăng lên, trình độ dân trí người dân càng ngày nâng cao,…đã làm thay đổi cơ bản về diện mạo nhiều làng xã vùng
Trang 8sâu, xa, dần hình thành phương thức làm ăn mới trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi lối tư duy lạc hậu từ lâu đời
Tiếp tục nhận thấy rõ tính ưu việt, tính bền vững của Chương trình, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách 2.275 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm giai đoạn 4 (2016-2020) Tổng vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng Nguồn vốn Chương trình sẽ hỗ trợ người dân về giống cây con phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và người dân về quản lý thực hiện Chương trình và các chính sách dân tộc, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Với quyết định này đã tạo niềm tin, động lực to lớn của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng cường hơn nữa làm chủ của nhân dân
Trang 93 Bản chất của chính sách công? Công cụ, chu trình của chính sách công? Liên
hệ thực tiễn ở địa phương đơn vị? (5đ)
Trả lời:
Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những giác độ khoa học khác nhau theo đó có những cách hiểu, xác định không hoàn toàn giống nhau về khái niệm và bản chất của chính sách công, ở đây chỉ tiếp cận từ khoa học tổ chức NN
Có thể hiểu: Chính sách công là tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau của các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước về việc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó trên cơ sở có những tính toán và chủ đích rõ ràng nhằm giải quyết một vấn đề hay đáp ứng một nhu cầu thiết yếu của thực tiễn xã hội
Về bản chất của chính sách công (CSC):
Thứ nhất, CSC là công cụ điều hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng
để theo đuổi lợi ích công cộng;
Thứ hai, CSC là kết quả của việc NN sử dụng quyền lực chính trị của mình định
hướng sự vận động và phát triển của cả hệ thống xã hội;
Thứ ba, CSC là quá trình thể chế hóa các mục tiêu tổng thể mà NN theo đuổi;
Thứ tư, CSC là kết quả của quá trình đấu tranh quyền lực giữa các bên có liên quan.
Mặc dù, chính sách công là do nhà nước ban hành và tổ chức thực thi, song nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có ảnh hưởng đến chính sách Thực tế, chính sách chịu ảnh hưởng của các chủ thể khác như là người dân, các tổ chức, các nhóm lợi ích, giới chuyên gia và truyền thông
Nhìn chung, chính sách và quá trình chính sách mang tính chính trị thể hiện:
CSC là sự thể hiện, phản ánh quan điểm và thái độ chính trị của Đảng cầm quyền; CSC thể hiện bản chất của nhà nước thông qua mối quan hệ giữa người dân với nhà nước; CSC đơn giản là sản phẩm hoạt động của bộ máy nhà nước, mà nó là kết quả của sự đấu
tranh quyền lực giữa các bên có liên quan; CSC giúp củng cố mối quan hệ giữa nhà nước
và nhân dân
Về công cụ chính sách công: Công cụ chính sách là cách thức, biện pháp mà chính
quyền sử dụng để thực hiện chính sách hay đưa các chương trình, hoạt động của chính phủ vào trong đời sống xã hội Có nhiều công cụ chính sách và mỗi loại công cụ chính sách có những ưu điểm và hạn chế khác nhau
Trang 10Thứ nhất, nếu phân loại theo phương thức thực thi chính sách, công cụ chính sách
được phân thành công cụ thuyết phục và công cụ ép buộc
Công cụ thuyết phục là sử dụng các biện pháp để khuyến khích, thuyết phục chứ không ép buộc thực hiện Theo cách này, thông tin, nội quy, quy định được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và tình cảm của mọi người, thông qua
đó, định hướng hay khuyến khích những gì mà chủ thể nên làm và không nên làm mà không đưa ra bất kỳ chế tài nào
Công cụ ép buộc là sử dụng quyền lực của nhà nước bắt buộc các đối tượng thực hiện các quy trình đề ra trong chính sách Nếu chủ thể không thực hiện, nhà nước có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành Luật pháp là công cụ ép buộc rõ nhất
Thứ hai, nếu phân loại theo bản chất của công cụ, sẽ có 4 loại công cụ chính sách:
Luật pháp, kinh tế, hành chính và thuyết phục
Luật pháp là công cụ chính sách cực kỳ quan trọng bởi vì luật pháp là một trong những nguồn lực riêng có, đặc thù và mà chỉ có nhà nước, chủ thể chính sách công, có được Một mặt, luật pháp ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các chủ thể trong xã hội – đây vừa là mục tiêu vừa là cơ sở quan trọng để thực thi và đánh giá chính sách Mặt khác, thông qua luật pháp, nhà nước có thể hướng dẫn, điều tiết và điều chỉnh hoạt động của tất cả chủ thể mà chính sách hướng tới
Công cụ hành chính là công cụ được các cơ quan hành chính NN sử dụng dưới hình thức ban hành các quy định, mệnh lệnh hành chính tác động lên đối tượng chính sách và kiểm tra, xử phạt đối với những trường hợp vi phạm các quy định, mệnh lệnh hành chính
đó Nó có vai trò quan trọng, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể chính sách Công cụ kinh tế là sử dụng lợi ích kinh tế để điều chỉnh (kích thích hoặc hạn chế) hoạt động của người dân và các chủ thể liên quan Đây là một công cụ quan trọng vì nó tạo ra động cơ hoặc ràng buộc đối với các chủ thể Công cụ này được sử dụng khá phổ biến và NN có thể sử dụng công cụ kinh tế kết hợp trong tuyên truyền, giáo dục, vận động Biểu hiện rõ nhất của việc sử dụng công cụ kinh tế là trong các luật và chính sách về thuế, chính sách tài chính và tiền tệ, hợp đồng của chính quyền,…
Về chu trình chính sách công:
Chu trình chính sách công là quá trình bắt đầu từ việc tìm hiểu vấn đề cần giải quyết
và các cơ hội phát triển, cân nhắc và lựa chọn các giải pháp để đưa ra một chính sách và tổ