1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG HỢP TẤT CẢ BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ NGÀNH KINH TẾ

75 659 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 4,33 MB

Nội dung

Xu thế này lại rất phù hợp với thị trường Việt Nam, bởi Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang tăng trưởng, dân số đông, trình độ dân trí không ngừng nâng cao, nhu cầu về dịch vụ n

Trang 1

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM −

Từ khoá: ngân hàng bán lẻ, chất lượng, dịch vụ

1 Cơ sở lý thuyết

Thuật ngữ ngân hàng bán lẻ (NHBL)

xuất phát từ từ gốc trong tiếng Anh retail

banking Theo Tổ chức Thương mại thế

giới, dịch vụ NHBL là loại hình dịch vụ

điển hình của ngân hàng, nơi mà các khách

hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các

chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân

hàng để thực hiện các dịch vụ như: tiền gửi

tiết kiệm, kiểm tra tài khoản, thế chấp, vay

vốn, dịch vụ thẻ cho vay, thẻ ghi nợ và các

dịch vụ khác đi kèm Theo các chuyên gia

kinh tế của Học viện nghiên cứu châu Á:

“NHBL là cung cấp trực tiếp sản phẩm,

dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng

lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua

mạng lưới chi nhánh truyền thống hay

thông qua các phương tiện điện tử viễn

thông và công nghệ thông tin” Qua nhiều

cách định nghĩa khác nhau, có thể thấy khái

niệm về dịch vụ NHBL rất đa dạng Tuy

nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các ngân hàng có xu hướng cung cấp

đa dạng sản phẩm, dịch vụ nên đối tượng khách hàng của các dịch vụ NHBL cũng

mở rộng ra đối với không chỉ khách hàng

cá nhân mà còn bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

Từ cách tiếp cận trên, có thể định nghĩa

về dịch vụ NHBL của ngân hàng thương mại là hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ trực tiếp đến các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tài chính thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc các phương tiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin Các dịch vụ NHBL bao gồm dịch vụ huy động vốn, cho vay, dịch vụ thẻ, thanh toán, ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác như tư vấn quản lý tài chính, cho thuê két sắt và giữ hộ tài sản, bảo lãnh ngân hàng, mua bán bảo hiểm

Trang 2

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

2 Thực trạng dịch vụ NHBL tại VCB

2.1 Về huy động vốn bán lẻ

Hoạt động huy động vốn từ bán lẻ

trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt tốc độ

tăng trưởng bình quân ở mức độ khá cao

32%/năm Tỷ trọng huy động vốn bán lẻ

trong tổng huy động vốn đạt mức 47-54%

phù hợp với chiến lược đẩy mạnh hoạt

động bán lẻ của VCB Mức tăng tưởng qua

các năm khá tốt, đạt mức từ 23.0%-30.7%, tuy vậy kết quả có phần chững lại ở năm

2013 (tăng 6.8% so với 2012) Bên cạnh

đó, Ngân hàng Nhà nước đã ổn định được thị trường vàng, kiềm chế lạm phát, các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản dần được phục hồi thu hút người dân đầu tư mặc dù xu hướng chưa mạnh mẽ

Bảng 1 Vốn huy động bán lẻ của VCB từ năm 2011-2014 (ĐVT: tỷ đồng)

Huy động vốn dân cư 121,587 162,080 173,142 226,227

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB giai đoạn 2010-2014)

So sánh khả năng huy động vốn từ dân

cư trong giai đoạn 2011-2014 giữa VCB

với 2 ngân hàng thương mại lớn có quy mô

tương đương, VCB đứng ở vị trí thứ 2 về

quy mô sau BIDV Để khẳng định vị thế là

ngân hàng số 1 Việt Nam theo định hướng

chiến lược đã đặt ra, VCB cần tập trung hơn nữa trong mảng công tác này, gia tăng dần tỷ trọng cho vay bán lẻ, tiếp tục giữ thị phần đáng kể trên thị trường cho vay bán lẻ

trong thời gian sắp tới

Bảng 2 Thị phần ĐV từ dân cư của VCB giai đoạn 2011-2014

Ngân

hàng

Quy mô T tr eng/

Dư nợ cho vay bán lẻ của VCB chiếm

tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ, trung ình

khoảng 13% trong giai đoạn 2011-2014

Điều này cho thấy thế mạnh của VCB vẫn

nghiêng về mảng cho vay bán buôn Tuy

nhiên, cùng với sự tăng trưởng của huy

động vốn bán lẻ, quy mô cho vay bán lẻ

VCB cũng gia tăng không ngừng qua giai

đoạn 2011 – 2014 cho thấy VCB có sự chú

trọng trong việc phát triển mảng dịch vụ

này Dư nợ bán lẻ cuối kỳ năm 2014 là 51,732 tỷ đồng, cao gấp 2.5 lần so với

2011, chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng

dư nợ đạt mức 16% trong năm 2014 Tốc

độ tăng trưởng bình quân của dư nợ cho vay bán lẻ 4 năm gần đây khá cao khi đạt trung ình 37%/năm

Một đặc điểm khác iệt của VCB là dư

nợ cho vay cá nhân tập trung đến 46% ở 10 chi nhánh tại các địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng

Trang 3

Nai, Nha Trang Điều này cho thấy VCB

mới chỉ tập trung cho vay cá nhân ở những

địa phương phát triển có trình độ dân tr

cao Để phát triển dịch vụ cho vay án lẻ

thì VCB phải tập trung phát triển sản phẩm trên quy mô rộng cả nước, từ đó mới chiếm lĩnh được thị phần cho vay án lẻ trong hệ

thống ngân hàng thương mại

Bảng 3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay bán lẻ giai đoạn 2011-2014

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHBL VCB giai đoạn 2011-2014)

So với BIDV và Vietinbank, mặc dù

quy mô cho vay bán lẻ của VCB luôn đứng

ở vị trí thấp nhất nhưng lại có tốc độ tăng

trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2014

với mức tăng trưởng bình quân là 37%

kể trên thị trường cho vay bán lẻ trong thời

gian sắp tới

Bảng 4 Thị phần cho vay bán lẻ của VCB 2011-2014

Ngân hàng

Quy mô T tr eng/

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHBL VCB giai đoạn 2011-2014)

Chất lượng cho vay bán lẻ luôn được

kiểm soát chặt chẽ VCB luôn chủ trương

lựa chọn cho vay đối với những khách hàng

có tình hình tài ch nh tốt, ngành nghề ổn

định, tài sản đảm ảo đầy đủ Ngoài cho

vay thấu chi, 100% dư nợ t n dụng án lẻ

đều có tài sản ảo đảm, chủ yếu cho vay

tiêu dùng (mua nhà, đất, sửa chữa nhà, mua

ôtô…), cho vay hộ kinh doanh thương mại,

dịch vụ Nhìn chung chất lượng cho vay

án lẻ khá tốt, nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ

trọng lớn nhất trong các phân nhóm Theo

ảng 5, tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 0.02%, năm 2012 là 0.4%, năm 2013 là 0.5% và năm 2014 là 0,6% Từ năm 2012, nợ nhóm

4 và 5 đã không còn xuất hiện, tuy vậy, do khó khăn của nền kinh tế cùng với xu hướng giảm sút chất lượng cho vay của ngành ngân hàng nói chung, dư nợ nhóm 2 tăng nhanh trong năm 2012 khi tăng mạnh

168 tỷ đồng so với năm 2011, đồng thời nợ xấu lại ắt đầu gia tăng trở lại và tập trung

ở nhóm 3 – là nhóm nợ dưới chuẩn, do đó vẫn tiềm ẩn rủi ro cho VCB Nhìn chung

Trang 4

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

qua các năm, tỷ lệ nợ xấu VCB ổn định ở

mức dưới 2,5%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ

nợ xấu chung và đạt kế hoạch về chất lượng cho vay đã đề ra

Bảng 5 Chất lượng cho vay bán lẻ của VCB giai đoạn 2011 – 2014 (đơn vị tính: tỷ đồng)

Trong giai đoạn 2011-2014, dịch vụ thẻ

của VCB tăng trưởng khá nhanh Số lượng

thẻ ghi nợ nội địa phát hành liên tục tăng

qua các năm: Năm 2011 số lượng thẻ ATM

thẻ (chiếm 20% thị phần thẻ ATM cả nước)

và t nh đến hết năm 2014, số lượng thẻ ghi

nợ nội địa đạt 15,375 nghìn thẻ, tăng tuyệt đối 20,182 thẻ so với năm 2011 Đồng thời,

số lượng máy ATM cũng tăng lên khá nhanh khi năm 2011 mới chỉ có 875 máy nhưng đến năm 2014 số lượng máy đã là 2,128 máy, tăng gấp 2.43 lần Thẻ cho vay của VCB tuy số lượng phát hành chưa nhiều nhưng dịch vụ thẻ cho vay của VCB cũng có sự tăng trưởng vượt ậc từ năm

2011 đến năm 2014 Số lượng thẻ cho vay đến năm 2014 đạt 612 nghìn thẻ tăng 408 nghìn thẻ so với năm 2011

Bảng 6 Tình hình về dịch vụ thẻ VCB giai đoạn 2011-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chỉ tiêu quy mô

Trang 6

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

2.4 Về dịch vụ thanh toán

Dịch vụ thanh toán của VCB giai đoạn

2011-2014 có sự tăng trưởng cả về doanh

thu (từ phí dịch vụ) lẫn số lượng tài khoản,

số lượng giao dịch Số lượng tài khoản cá

nhân mà khách hàng mở tại VCB tăng qua

các năm với mức tăng trưởng bình quân là

10%, đây là điều kiện thuận lợi cho VCB

phát triển các dịch vụ tài khoản cá nhân như

thẻ, thanh toán, chuyển tiền… Số lượng giao

dịch thanh toán, chuyển tiền đến năm 2014

đạt 45 triệu giao dịch, tương đương với

doanh số giao dịch đạt 26.9 triệu tỷ đồng,

tăng so với năm 2011 là 29 triệu giao dịch

tương ứng 20.3 triệu tỷ đồng Doanh thu phí

dịch vụ từ các hoạt động thanh toán, chuyển

tiền có sự tăng trưởng mạnh mẽ đóng góp lớn vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh NHBL Năm 2011, doanh thu này chỉ đạt

230 tỷ đồng, đến năm 2014, doanh thu ph dịch vụ đạt 492 tỷ đồng Tỷ trọng dịch vụ bán lẻ/Tổng dịch vụ thanh toán tăng dần qua các năm cho thấy dấu hiệu của sự chuyển dịch cơ cấu dần sang thị trường bán lẻ như định hướng chiến lược đề ra Sự tăng trưởng

về số lượng, doanh số, doanh thu phí dịch

vụ các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho thấy mức độ phát triển của dịch vụ này tại VCB Việc áp dụng công nghệ vào hoạt động thanh toán đã có tác động mạnh mẽ, nâng cao chất lượng và rút ngắn được thời gian thanh toán

Bảng 7 Dịch vụ thanh toán của VCB giai đoạn 2011-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng tài khoản cá nhân (lũy kế) Tài khoản 618,291 644,787 702,234 861,666

Số giao dịch, thanh toán, chuyển tiền Triệu giao dịch 11 25 32 45

Tỷ trọng dịch vụ bán lẻ/Tổng dịch vụ thanh toán % 47% 50% 43% 60%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHBL VCB giai đoạn 2011-2014)

Đối với dịch vụ kiều hối, sự gia tăng về số lượng giao dịch, lượng kiều hối chuyển về

và mức ph thu được từ hoạt động này góp phần khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển của VCB trong mảng NHBL

Bảng 8 Dịch vụ kiều hối của VCB giai đoạn 2011-2014 (đơn vị: giao dịch, tỷ đồng)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng giao dịch Giao dịch 389,860 402,569 466,216 482,193 Kiều hối chuyển về qua các năm Tỷ đồng 22,718 22,901 27,720 29,3224

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHBL VCB giai đoạn 2011-2014)

Số lượng giao dịch kiều hối năm 2011 là

389,860 lượt thì đến năm 2014 tăng lên

482,193 lượt, tăng tuyệt đối 92,333 giao dịch

Khối lượng kiều hối chuyển về cũng như thu

phí từ dịch vụ kiều hối cũng tương ứng tăng

Trang 7

hoá đơn đa dạng, mang lại nhiều tiện ích

cho khách hàng như: thanh toán hóa đơn

tiền điện, nước, vé máy bay, nạp tiền điện

thoại, mua hàng hóa dịch vụ… bằng các

kênh thanh toán hiện đại như Internet

banking, Mobile banking, ATM Doanh số

thanh toán hoá đơn năm 2014 đạt 2,021 tỷ

đồng, tăng 30% so với năm 2011 Thu ph

dịch vụ thanh toán hoá đơn năm 2014 đạt

912 triệu đồng, tăng 152% so với năm 2013

Tổng số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ

thanh toán hóa đơn trong toàn hệ thống cuối

2014 đạt trên 32,430 khách hàng

2.5 Về dịch vụ ngân hàng điện tử

Với định hướng phát triển dịch vụ ngân

hàng hiện đại, trong thời gian qua VCB đã

hết sức chú trọng đầu tư phát triển công nghệ,

đưa ra nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại,

tăng cường tiện ích sản phẩm, mang lại cho

người tiêu dùng nhiều sản phẩm công nghệ cao Dịch vụ ngân hàng điện tử có ưu điểm nhanh chóng thuận tiện, đơn giản giúp khách hàng thực hiện được một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu Một số sản phẩm ngân hàng điện tử của VCB

đó là: Internet anking, Mo ile anking, SMS banking, Phone banking, VCB- Money, VCB -eTour, VCB –eToup

Dịch vụ VCB-i nking ch nh thức

được giới thiệu từ tháng 3/2010 Trong giai

đoạn 2011-2014, số lượng khách hàng VCB- ib@nking tăng gấp 2.2 lần, thu ph tăng 2.7

lần Đến hết năm 2014, số lượng khách hàng

đã tăng lên trên 123 nghìn khách hàng, thu

ph đạt 232 tỷ đồng Doanh số VCB- ib@nking năm 2014 tăng mạnh đạt 232 tỷ

đồng, tăng 76% lần so với năm 2013

Bảng 9 Kết quả thu dịch vụ VCB- ib@nking giai đoạn 2011-2014 (đơn vị: giao dịch, tỷ đồng)

2011 2012 2013 2014 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHBL VCB giai đoạn 2011-2014)

Dịch vụ vấn tin số dư qua điện thoại –

SMS Banking hoạt động tháng 11/2006

Trong giai đoạn 2011-2014, số lượng khách

hàng SMS Banking tăng gấp 2.9 lần, thu phí

tăng 3.5 lần Đến hết năm 2014, số lượng

khách hàng đã tăng lên trên 1254 nghìn khách hàng, thu ph đạt 62 tỷ đồng Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ SMS Banking /Tổng khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh

toán tại thời điểm 31/12/2013 đạt 30%

Bảng 10 Kết quả thu dịch vụ SMS Banking giai đoạn 2011-2014

Dịch vụ NHBL đạt kết quả tăng trưởng

khá tốt qua các năm góp phần gia tăng

nguồn thu nhập của VCB Hoạt động huy động vốn có mức tăng trưởng tốt với tốc độ ình quân 32%/năm trong giai đoạn 2011-

2014 và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong

Trang 8

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

tổng huy động vốn (tăng từ 50% vào năm

2011 lên đến 54% đến cuối năm 2014) Hoạt

động cho vay bán lẻ cũng có ước tăng

trưởng khá (31%) trong giai đoạn 2009 –

2013 chiếm tỷ trọng 10.4 % - 15.8% tổng dư

nợ cho vay của VCB Các dịch vụ NHBL

khác như dịch vụ thẻ, thanh toán hóa đơn,

thanh toán lương, ngân hàng điện tử… đã

cung cấp những tiện ch, t nh năng đa dạng,

phong phú đã đáp ứng cho nhu cầu đông

đảo khách hàng của VCB và đạt mức tăng

trưởng khá cả về doanh số và số phí thu

được Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ NHBL

trên tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh

có chuyển biến tích cực trong những năm

gần đây Con số này năm 2011 đạt 24% và

năm 2013 tăng lên đạt 37% Nhìn chung, cơ

cấu thu nhập đã chuyển biến theo hướng gia

tăng thu nhập từ dịch vụ bán lẻ, hỗ trợ vào

sự phát triển ổn định của VCB đúng theo

mục tiêu chiến lược đề ra

Số lượng khách hàng cá nhân được

củng cố và mở rộng Hoạt động NHBL đã

góp phần duy trì và phát triển số lượng

khách hàng hiện tại VCB không ngừng gia

tăng Giai đoạn năm 2010 - 2014, quy mô

khách hàng cá nhân tại VCB tăng dần đều

qua các năm, tăng tuyệt đối khoảng 4.31

triệu khách hàng giai đoạn 2010 – 2014

Cuối năm 2014 đạt khoảng 7.8 triệu khách

hàng, tốc độ tăng trưởng số lượng khách

hàng ình quân 32%/năm

Đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch

vụ nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Với danh mục khoảng trên 60 sản phẩm

thuộc các dòng sản phẩm khác nhau chia

thành các nhóm sản phẩm cơ ản: tiền gửi,

cho vay, thanh toán, thẻ, dịch vụ ATM,

POS, ngân hàng điện tử Các sản phẩm này

thường xuyên được nghiên cứu bổ sung

tiện ích nhằm đáp ứng một tốt hơn nhu cầu

350 phòng giao dịch, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thị trường Mạng lưới ATM hiện nay với trên 2000 máy, trải khắp các địa

àn và được kết nối với nhiều ngân hàng thuộc Banknet, Smartlink, Visa, Mastercard… Mạng lưới POS tăng trưởng mạnh, mở rộng với 49,500 điểm trên cả nước cho thấy VCB vẫn đang tiếp tục mở rộng hơn nữa để khai thác tiềm năng phát triển các dịch vụ NHBL Kênh phân phối hiện đại qua Internet anking được triển khai cũng giúp kênh phân phối của VCB gia tăng và tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng chuyên nghiệp hơn

3.2 Những hạn chế về dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Thu nhập từ hoạt động bán lẻ còn thấp Thị phần vốn huy động từ dân cư của VCB năm 2014 chỉ chiếm có 12% thị phần huy động tiền đồng và 38% thị phần huy động ngoại tệ trong toàn ngành ngân hàng Doanh số thanh toán qua tài khoản cá nhân rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng thanh toán bằng tiền mặt Tỷ trọng thu nhập hoạt động kinh doanh NHBL đóng góp vào kết quả chung của toàn hệ thống VCB còn hạn chế khi chỉ chiếm khoảng một phần tư trong tổng thu nhập Kết quả kinh doanh NHBL còn phụ thuộc nhiều vào huy động

vốn và cho vay bán lẻ Ngoài huy động

vốn và cho vay bán lẻ, VCB còn triển khai nhiều sản phẩm bán lẻ khác như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ Ngân hàng điện tử Tuy nhiên, so với huy động vốn và cho vay bán lẻ, thu nhập từ dịch vụ bán lẻ khác còn chiếm tỷ

trọng khá thấp

Trang 9

Bảng 11 Cơ cấu thu nhập ròng theo dòng sản phẩm bán lẻ (đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu thu

nhập

S i d T tr eng S i d T tr eng S i d T tr eng S i d T tr eng

động vốn còn khá đơn điệu, chưa theo kịp

với thị trường, chưa đáp ứng nhu cầu đa

dạng của khách hàng Các sản phẩm như tiết

kiệm hưu tr , tiết kiệm du học, tiết kiệm đầu

tư (fast-saving) chưa có tại VCB (trong khi

các ngân hàng thương mại khác đã triển

khai) Các sản phẩm huy động vốn của VCB

tập trung chủ yếu ở loại tiền VND, sản

phẩm tiền gửi ngoại tệ chưa đa dạng Sản

phẩm cho vay chưa phong phú, chưa có các

gói sản phẩm cho vay riêng đối với các

nhóm khách hàng đặc thù, đặc biệt là nhóm

đối tượng khách hàng cá nhân ngành nghề

tự do, các hộ kinh doanh hoặc các cá thể làm

nông nghiệp ở nông thôn Các dịch vụ ngân

hàng khác như: tư vấn tài ch nh, tư vấn đầu

tư, dịch vụ bảo quản tài sản tuy ước đầu đã

được triển khai nhưng chưa thu hút được

nhiều khách hàng sử dụng một cách thường

xuyên Các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển còn hạn chế: Séc cá nhân gần như không được sử dụng trong thanh toán Thẻ ATM chủ yếu được sử dụng với mục đ ch rút tiền Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ tập trung phát triển ở các đô thị lớn, chưa phổ biến rộng rãi trong đại bộ phận quần chúng

Hạn chế về hệ thống chi nhánh và kênh

phân phối cũng khá rõ Đến năm 2014,

mạng lưới chi nhánh đạt con số 89 chi nhánh, 350 điểm giao dịch nhưng so với Vietinbank, BIDV, Agribank thì còn khiêm tốn Kênh phân phối điện tử của VCB mới chỉ cung cấp được một số dịch vụ cơ ản như vấn tin tài khoản, chuyển khoản, thanh toán, tra cứu lịch sử các giao dịch và thực hiện với một vài giao dịch đơn giản với giá trị nhỏ, các giao dịch phức tạp hoặc với giá trị lớn các khách hàng vẫn phải trực tiếp đến văn phòng giao dịch của ngân hàng

ảng 12 Số lượng chi nhánh của các ngân hàng thương mại Nhà nước năm 2014

(Nguồn: Số liệu trên ebsite của các ngân hàng

Hệ thống công nghệ mới chưa ổn định,

tính an toàn bảo mật của các giao dịch bán

lẻ chưa được đảm bảo Phần mềm công

nghệ án lẻ VCB-SVL đang được áp dụng

hình thức quản lý tập trung, xử lý dữ liệu

trực tuyến trên toàn hệ thống nên tất cả các

giao dịch đều được cập nhật vào máy chủ

đòi hỏi hệ thống mạng và đường truyền luôn thông suốt Trong thực tế nhiều lần tình trạng treo mạng xảy ra ở các chi nhánh

và các phòng giao dịch do lỗi đường truyền dẫn đến tình trạng khách hàng phải chờ đợi quá lâu hoặc ỏ sang ngân hàng khác, đồng thời gây ra nhiều sự cố kỹ thuật không

Trang 10

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

được khắc phục kịp thời làm cho giao dịch

ị gián đoạn k o dài, ảnh hưởng đến chất

lượng phục vụ khách hàng Ngoài ra, ở giai

đoạn triển khai công nghệ mới do chưa

được quán triệt hết tầm quan trọng của tính

an toàn nên việc tuân thủ một số quy trình

tác nghiệp bị vi phạm, gây ra mất mát tài

sản cho ngân hàng

4 Một số đề xuất phát triển dịch vụ

NHBL tại VCB

Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực, năng lực quản lý Chất lượng

nguồn nhân lực đóng vai trò sống còn và là

yếu tố quan trọng nhất quyết định thành

công và sự khác biệt đối với bất cứ tổ chức

nào Do đó, thực hiện giải pháp này vừa

giúp nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL,

vừa giúp phát triển quy mô dịch vụ tại

VCB Sau đây là một số giải pháp nhằm

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như có

chính sách tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực

trẻ, có trình độ cao; đào tạo và đào tạo lại cho

nguồn nhân lực hiện có; tạo ra môi trường làm

việc tốt; đánh giá khách quan hơn kết quả

hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ

Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm

dịch vụ NHBL Sản phẩm dịch vụ là một

trong các vấn đề cốt lõi trong hoạt động

kinh doanh NHBL của mỗi ngân hàng, nếu

sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực của các

phương thức tiếp thị khác cũng sẽ không

thành công Do đó, để mở rộng quy mô và

chất lượng dịch vụ NHBL, cần phải chú ý

đến các giải pháp liên quan chặt chẽ đến

các khía cạnh sản phẩm như giá, ph , tiện

ích sản phẩm, tính ổn định của sản phẩm,

quá trình cung cấp sản phẩm, đặc biệt tính

ổn định của sản phẩm và quá trình cung cấp

sản phẩm, bao gồm khâu bán hàng và khâu

sau án hàng được thực hiện tốt sẽ góp

phần hình thành nên sự tin cậy của khách

hàng đối với ngân hàng “Tin cậy và đồng

cảm” cũng ch nh là thành phần tác động mạnh nhất vào sự hài lòng về chất lượng dịch vụ NHBL của VCB

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin Có thể nói chìa khoá của Chiến

lược NHBL là phát triển công nghệ thông tin làm nền tảng cho phát triển kinh doanh dịch vụ, xây dựng được nhiều sản phẩm hiện đại có nhiều t nh năng ưu việt Chính

vì vậy, muốn đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới thì VCB cần phải có một nền tảng công nghệ hiện đại, tốc độ nhanh, đảm bảo an toàn cho hệ thống khi vận hành để mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tới khách hàng, từ đó tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng Đầu tư vào công nghệ bảo mật hệ thống thông tin giao dịch của ngân hàng

Đề cao tính bảo mật, đảm bảo an ninh mạng, an toàn cho hoạt động kinh doanh và cho khách hàng, giảm thiểu tối đa các sự

cố, đặc biệt là các sự cố liên quan đến tính bảo mật thông tin giao dịch khách hàng hoặc tính an toàn của các chương trình phần mềm Internet banking, Mobile banking, củng cố sự tin tưởng cho khách hàng, từ đó nâng cao “Sự tin cậy của khách hàng” nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm

Thứ tư, hoàn thiện công tác chăm sóc

khách hàng Ch nh sách chăm sóc khách

hàng là một phần của nhân tố Đồng cảm và tin cậy – nhân tố tác động mạnh nhất đến

sự hài lòng của khách hàng Điều này trước mắt sẽ giúp VCB giữ chân khách hàng trong bối cảnh lãi suất tiền gửi thấp và tình hình cạnh tranh lãi suất tiền vay, phí dịch vụ vô cùng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên địa àn Để phát triển hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng, VCB cần quan tâm đến những hoạt động cụ thể như: Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng tại ngân hàng; Xây dựng các chương

Trang 11

trình chăm sóc khách hàng phù hợp Thường

xuyên khảo sát thị trường về mức độ hài

lòng của khách hàng, tiếp thu ý kiến góp ý

của khách hàng để có những cải tiến và hoàn

thiện chính sách khách hàng nói riêng và

hoạt động của ngân hàng nói chung

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống phân

phối Mở rộng mạng lưới các đại lý trong

nước và quốc tế để cung cấp dịch vụ ngân

hàng qua biên giới, phát triển mạnh các

chương trình hợp tác kinh doanh đối ngoại

đến các nhóm khách hàng và thị trường

mục tiêu ngoài phạm vi địa giới hoạt động

của VCB Đây là thế mạnh VCB cần phát

huy để tạo sự khác biệt và khẳng định vị

thế ngân hàng dẫn đầu Ngoài ra, cần đầu

tư mạnh mẽ vào các kênh phân phối mới,

chủ yếu dựa trên nền tảng phát triển hệ

thống công nghệ thông tin (ngân hàng điện

tử, ATM, POS, Internet, Mobile, SMS

Banking, Contact center) để tối ưu hóa chi

phí trụ sở và nhân viên Nhiều hoạt động

quản lý như hải quan điện tử, thuế điện tử,

đấu thầu điện tử đang được triển khai

rộng, tạo điều kiện cho các ngân hàng

thương mại phát triển kênh phân phối này

Song song đó, VCB cần chú trọng đến vấn

đề bảo mật và an toàn, vì đây là rủi ro của

dịch vụ ngân hàng và vấn đề chuyên viên

kỹ thuật để bảo hành công nghệ

5 Kết luận

Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung, VCB nói riêng luôn nỗ lực tìm cách

mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch

vụ để đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là khách hàng bán lẻ Phát triển dịch vụ NHBL là xu hướng của hầu hết các ngân hàng thương mại trên thế giới Xu thế này lại rất phù hợp với thị trường Việt Nam, bởi Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang tăng trưởng, dân số đông, trình độ dân trí không ngừng nâng cao, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, hơn nữa với chính sách của nhà nước Việt Nam luôn cố gắng hướng tới xây dựng một nền kinh tế không dùng tiền mặt cũng là một ưu thế, vì vậy Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn cho việc phát triển dịch vụ NHBL Thị trường kinh doanh giàu tiềm năng cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đã đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam vào thế phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu của mình, VCB cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó

RETAIL BANKING SERVICES IN JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR

FOREIGN TRADE OF VIETNAM - REALITY AND SOLUTIONS

Hoang Thi Thanh Hang

Banking University Ho Chi Minh City

ABSTRACT

Retail banking services provide a more stable and less risky income source for the banks compared to focusing completely on big enterprise customers The retail banking service development is becoming the operation orientation of most of the commercial banks

in Vietnam, thus creating the extremely fierce competition atmosphere in the race to access the retail customers For Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam

Trang 12

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

(Vietcombank), the retail segment has been identified as the key activity in recent years However, the obtained results were still limited a lot compared to the proposed expectation From the research results, the authors have proposed solutions that contribute

to VCB to improve customer’s satisfaction about the retail banking services’ quality

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Lê Kiều Oanh (2011), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân

hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng

TP.HCM

[2] Phùng Thị Thủy (2012), Nền tảng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 122

[3] Lê Văn Huy – Phạm Thị Thanh Thảo (2008), “Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong

lĩnh vực ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, số 6

[4] Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh

ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2011-2014

[5] Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên 2010, truy cập tại

<http://www.vietcombank.com.vn> , [ngày truy cập: 15/08/2015]

[6] Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2012), Báo cáo thường niên 2011, truy cập tại

<http://www vietcombank.com.vn> , [ngày truy cập: 15/08/2015]

[7] Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên 2012, truy cập tại

<http://www vietcombank.com.vn> , [ngày truy cập: 15/08/2015]

[8] Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên 2013, truy cập tại

<http://www vietcombank.com.vn> , [ngày truy cập: 15/08/2015]

[9] Nguyễn Hữu Hưng, Chiến lược khác biệt hóa cho hoạt động ngân hàng bán lẻ

<https://www.vietcombank.vn/web/home/vn/research/09/091228.html>, [truy cập ngày

15/07/2015]

Ngày nhận bài: 20/11/2015

Chấp nhận đăng: 18/1/2016

Trang 13

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ PHI TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN LÊN CÁC NƯỚC ĐANG

PHÁT TRIỂN VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Huỳnh Công Danh

Trường Đại học Thủ Dầu Một

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, các nước phát triển thường xuyên áp dụng chính sách tiền

tệ phi truyền thống với sự thay đổi lớn về mục tiêu, công cụ và biện pháp thực hiện Chính sách tiền tệ phi truyền thống không chỉ tác động đến các nước phát triển hoặc các quốc gia mới nổi mà yếu tố rủi ro còn liên quan đến tất cả các quốc gia Đối với Việt Nam, tiếp cận thận trọng, quản lý chặt chẽ với các dòng vốn từ bên ngoài, thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, đưa lãi suất cho vay về tiệm cận với mức chung của thế giới, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thay vì quá tập trung vào kiểm soát lạm phát là những giải pháp cần thiết trong việc hạn chế rủi ro từ những thay đổi của chính sách tiền tệ phi truyền thống từ các nước phát triển

Từ khóa: chính sách tiền tệ, tác động, quản lý, linh hoạt

1 Thay đổi trong chính sách tiền tệ

của các định chế tài chính lớn

Chính sách tiền tệ truyền thống (CMP -

Conventional Monetary Policy) nhấn mạnh

vai trò ngân hàng trung ương (NHTW) là

một cơ quan “một nhiệm vụ” sử dụng

"công cụ duy nhất" là lãi suất ngắn hạn để

đạt được mục tiêu duy nhất là duy trì sự ổn

định của giá cả, kiểm soát lạm phát Chính

sách tiền tệ (CSTT) của một quốc gia chỉ

nên giới hạn ảnh hưởng và phục vụ lợi ích

của chính quốc gia đó Quan điểm cổ điển

cũng cho rằng tốt nhất NHTW cần được

đứng ngoài các chính sách tài chính

Khủng hoảng tài chính Bắc Đại Tây

Dương (NAFC) năm 2008 đã gây ra cơn

chấn động với hệ thống tài chính – ngân

hàng toàn cầu và dẫn đến những thay đổi

mạnh mẽ trong việc hoạch định và thực thi

chính sách tiền tệ của các quốc gia Để thoát

khỏi khủng hoảng và suy thoái, rất nhiều

quốc gia đặc biệt là các quốc gia phát triển

đã thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) phi truyền thống (UMP – Unconventional Monetary Policy) với sự thay đổi lớn về mục tiêu, công cụ và biện pháp thực hiện Theo đó CSTT của quốc gia tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng suy thoái và kích thích tăng trưởng Thực hiện mục tiêu này, NHTW ở Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến lớn khác đã theo đuổi CSTT nới lỏng bao gồm

cả thông qua một loạt các hành động chính sách mạnh mẽ và hiếm có tiền lệ để trực tiếp hoặc gián tiếp bơm tiền vào nền kinh tế Lãi suất cơ bản liên tục hạ thấp cả ngắn hạn và dài hạn và đã chạm mức thấp lịch sử NHTW mua các tài sản từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân khác nhằm bơm tiền vào nền kinh tế để khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm lợi nhuận qua hoạt động kinh doanh và đầu tư

Trang 14

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

Khi cuộc khủng hoảng dưới chuẩn bắt

đầu xảy ra, tháng 8/2007, Cục Dự trữ Liên

bang Mỹ (Fed) đã chuyển sang thực thi

CSTT theo hướng nới lỏng Tháng 9/2007,

Fed nhanh chóng cắt giảm lãi suất cơ bản

từ mức 5,25% xuống 2% vào tháng 4/2008

và xuống 0% vào tháng 5/2008 và giữ

nguyên mức này trong một thời gian dài

Tiếp theo Fed, NHTW Anh (BoE) và

NHTW Canada (BoC) cũng theo chân hạ

lãi suất NHTW châu Âu (ECB) sau một

hồi lừng chừng cũng đã hạ lãi suất và tỷ lệ

thấp nhất là 0,25% trong tháng 11/2013

Các NHTW khác thể hiện phản ứng hai

chiều rất khác nhau nhưng nhìn chung, kể

từ năm 2007, chính sách lãi suất của các

ngân hàng trung ương bị ảnh hưởng nặng

nề bởi biến động ở Mỹ

UMP đã tác động hai chiều lên nền

kinh tế tài chính của các nền kinh tế đang

phát triển và mới nổi Các tác động rất

phức tạp và khó phân định rõ ràng Về mặt

lý thuyết, các dòng vốn lớn, rẻ, dễ tiếp cận

có thể tăng đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng

kinh tế, nâng cao trình độ và quy mô thị

trường tài chính của các nền kinh tế mới

nổi và đang phát triển, qua đó góp phần

tăng cường sự ổn định của thị trường tài

chính toàn cầu Do đó, UMP không phải

trục lợi, làm "nghèo hàng xóm"

(beggar-thy-neighbor) mà là chính sách chủ động,

tích cực mang tính "hỗ trợ hàng xóm"

(enrich-thy-neighbor) Các nước phát triển

(Aes), các quốc gia thực hiện UMP, bảo vệ

và cổ vũ nhiệt thành cho quan điểm này

Tuy nhiên, nhiều các bằng chứng thực

tế cho thấy lợi ích thực sự của UMP lên các

nền kinh tế mới nổi và đang phát triển

thường rất khó xác định, khó nắm bắt trong

các mô hình tính toán cũng như thực tế

Các nghiên cứu thực nghiệm về lợi ích từ

tài khoản vốn mở thường được nhấn mạnh

ở khía cạnh gián tiếp như giúp các định chế tài chính phát triển tốt, nâng cao năng lực quản trị và sự ổn định kinh tế vĩ mô Nhưng điều này đặt ra vấn đề quan hệ nhân quả là liệu việc mở cửa thị trường vốn dẫn đến lợi ích gián tiếp hay sự phát triển của thị trường tài chính trong nước đã thu hút các nguồn vốn

Có rất ít tài liệu và luận cứ thuyết phục rằng việc mở cửa thị trường tài chính quốc gia với các dòng vốn xuyên biên giới mang lại tác động tích cực trực tiếp cho phúc lợi hoặc tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển (Obstfeld, 2009) Nhiều lập luận cho rằng, trong những hoàn cảnh nhất định, sự tự do tài khoản vốn hoàn toàn có thể là điều không mong muốn (Korinek, 2011) Như một kết quả của gia tăng toàn cầu hóa tài chính, tỷ giá hối đoái linh hoạt không còn là cứu cánh cho bộ ba bất khả thi hoặc những tác động tiêu cực từ biến động lãi suất nước ngoài

Ở góc độ tiêu cực, UMP đã khiến lãi suất ngắn hạn về mức 0% và lãi suất dài hạn ở mức thấp trong lịch sử của lãi suất dài hạn ở các nền kinh tế phát triển (EMEs) Sự gia tăng mạnh về quy mô bảng cân đối tài sản, chênh lệch lãi suất và tham vọng lợi nhuận của các nhà đầu tư đã dẫn tới các luồng vốn đầu cơ lớn đổ vào EMEs Điều này tạo áp lực tăng giá trên các đồng nội tệ, tạo ra những thách thức với kinh tế

vĩ mô và ổn định và tài chính của các quốc gia này Điều đáng quan ngại nhất là các EMEs luôn ở thế bị động bất lợi trước sự biến động các dòng vốn kiểu “no dồn, đói cóp” này Quyết định bơm vào hay hút vốn

ra của của nhà đầu tư dựa nhiều hơn vào tình hình diễn biến kinh tế tài chính của nước có nguồn vốn chứ không phải là nước tiếp nhận Ví dụ, sự tăng vọt của các dòng vốn vào EMEs trong năm 2010 đã bị gián

Trang 15

đoạn bởi cuộc khủng hoảng nợ khu vực

đồng euro trong năm 2011 Việc nối lại vốn

chảy vào EMEs vào năm 2012 một lần nữa

lại bị gián đoạn vào giữa năm 2013 khi các

nhà đầu tư đã lo lắng về việc Fed cắt giảm

các chương trình nới lỏng định lượng

2 Ứng phó của những nền kinh tế

mới nổi

Tiếp cận thận trọng với các dòng vốn

nóng từ bên ngoài trong quản lý kinh tế vĩ

mô và tài chính: UMP của các nền kinh tế

tiên tiến bị chi phối bởi điều kiện kinh tế vĩ

mô và tài chính nội bộ của họ Do đó, các

EMEs nên tiếp cận thận trọng với các dòng

vốn nóng từ bên ngoài trong quản lý kinh tế

vĩ mô và tài chính Kiểm soát vốn là cần

thiết ngay cả khi tỷ giá hối đoái linh hoạt

Biện pháp tối ưu là điều hòa dòng vốn bằng

các biện pháp hỗ trợ dòng vốn vào và

ngược lại đánh thuế luồng vốn ra trong

những giai đoạn biến động đột ngột sẽ giúp

trung hòa dòng chảy vốn để thúc đẩy chu

kỳ kinh doanh Các EMEs sẽ được hưởng

lợi từ cách tiếp cận và các biện pháp quản

lý linh hoạt và mềm dẻo này

Dựa trên kinh nghiệm của một nền

kinh tế, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF –

International Monetary Fund) đã đề xuất

một khuôn khổ các biện pháp chính sách để

quản lý việc tự do hóa dòng vốn của các

quốc gia (IMF, 2012) Thừa nhận lợi ích

cũng như những rủi ro gắn liền với các

dòng vốn, thừa nhận một số khía cạnh tích

cực của việc kiểm soát vốn, nhưng IMF

cũng nhấn mạnh chính sách kiểm soát vốn

chỉ nên mang tính tạm thời và không nên là

lựa chọn số một Đáng chú ý là trong khi

thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò tích

cực của kiểm soát vốn, IMF cũng thừa

nhận chính sách tiền tệ ở các AEs trong

thời gian dài có tính hỗ trợ Khuôn khổ

chính sách của IMF cũng chưa điểm mặt và

xác định những loại chính sách tiền tệ và chính sách quản lý của AEs nào kích hoạt các vốn rủi ro nhất chảy vào EMEs và trách nhiệm của họ trong trường hợp như vậy (Gallagher và Ocampo, 2013)

Cần phải thừa nhận rằng các EDEs phát triển nhanh nhất có tốc độ tăng trưởng cao hơn và tỷ lệ lạm phát và lãi suất cao hơn các AEs Hơn nữa, trong điều kiện đặc thù về dân số và mức thu nhập đầu người tương đối thấp, tăng trưởng, lạm phát và lãi suất chênh lệch giữa EDEs và các nền kinh

tế tiên tiến có thể được dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều năm tới Trong trường hợp không có bất kỳ sự kiểm soát hay điều chỉnh nào trên các luồng vốn xuyên quốc gia, chênh lệch lãi suất cao sẽ mang theo rủi ro

và nguy cơ cho các EMEs khi thu hút dòng chảy vốn lớn trong thời gian dài dẫn đến tỷ giá hối đoái bị đẩy lên cao, tín dụng nóng và bong bóng giá tài sản Khi dòng vốn bị dừng đột ngột sẽ có thể dẫn đến suy thoái hoặc khủng hoảng trầm trọng Chênh lãi suất do

đó phản ánh các yếu tố cấu trúc Trong khi yếu tố mang tính chu kỳ có thể mở rộng hoặc thu hẹp trong chu kỳ, yếu tố mang tính cấu trúc vững chắc hơn Do đó, các biện pháp quản lý tài khoản vốn, đặc biệt là đối với các dòng vốn nợ có thể vẫn tồn tại lâu dài, ít nhất là khi sự chênh lệch về tăng trưởng, lạm phát và lãi suất vẫn còn

Tuy nhiên, các khuyến nghị kiểu truyền thống theo hướng thắt chặt chính sách tài khóa và CSTT để đối phó với các dòng vốn chảy vào cũng cần được cân nhắc cẩn trọng Chính sách tài khóa và CSTT thắt chặt dẫn đến cắt giảm chi tiêu công ích và an sinh, tạo không gian để các dòng vốn đầu cơ đổ vào giúp tầng lớp giàu có hơn được hưởng lợi Bên cạnh đó nó cũng dẫn đến cắt giảm đầu tư công và hạn chế đầu tư tư nhân, gây tác động bất lợi cho tăng trưởng dài hạn

Trang 16

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

Các phương pháp đánh giá truyền

thống về tác động của các biện pháp và

chính sách quản lý tài khoản vốn thường

không thực sự chính xác Một số nghiên

cứu (Fratzscher, Lo Duca và Straub, 2013)

kiểm tra độ hiệu quả của các biện pháp này

thường dựa vào các chỉ số phổ biến của

kiểm soát vốn như các chỉ số Chinn-Ito và

các chỉ số Quinn có rất nhiều sai sót Các

chỉ số này hầu như không thay đổi trong

nhiều năm qua Ví dụ, đối với Ấn Độ, chỉ

số Chinn-Ito được giữ nguyên kể từ năm

1970 và chỉ số Quinn là không thay đổi kể

từ năm 1994, ngay cả khi Ấn Độ đã tự do

hóa tài khoản vốn đáng kể kể từ đầu những

năm 1990 Những nghiên cứu dựa trên các

chỉ số như vậy để đo lường hiệu quả của

kiểm soát vốn sẽ đưa ra những kết luận sai

lầm Các chỉ số này được dựa trên dữ liệu

hàng năm, trong khi các nhà chức trách

thường xuyên “tinh chỉnh” các biện pháp

và dữ liệu tài khoản vốn trong chu kỳ của

năm Một số bất cập trong quản lý và kiểm

soát không có nghĩa là chúng không hiệu

quả Các chi phí và lợi ích của các biện

pháp quản lý tài khoản vốn với các công ty

cá nhân cần phải được cân nhắc với các lợi

ích vĩ mô có được từ sự ổn định kinh tế vĩ

mô và tài chính Kiểm soát và quản lý các

dòng vốn nhằm tăng cường sự ổn định tài

chính qua việc ngăn ngừa tích tụ tiền tệ,

đảm bảo thanh khoản hoặc hạn chế sự phát

triển của trung gian thông qua các ngân

hàng trong nước đóng một vai trò quan

trọng (Eichengreen và cộng sự, 2011)

Tăng cường các thỏa thuận tài chính

khu vực Khi nước Mỹ thực hiện chương

trình nới lỏng định lượng, các EMEs đã

phải xử lý các biến động lớn về nguồn vốn

trong thị trường tài chính bằng việc sử

dụng kho dự trữ ngoại hối mà không có bất

kỳ cơ chế hoán đổi nào với các NHTW của

các quốc gia có đồng tiền dự trữ Một cơ sở hoán đổi như vậy, nếu có, lẽ ra đã góp phần giảm thiểu những biến động và hậu quả tiêu cực trong suốt giai đoạn này Phương tiện thanh khoản phòng ngừa – một công cụ thanh khoản ngắn hạn có sẵn của IMF vẫn

bị nhiều EMEs tiếp cận thận trọng với con mắt hoài nghi do sự kỳ thị liên quan đến họ (IMF, 2014)

Sự kỳ thị với các công cụ hỗ trợ của IMF và thiếu cơ chế hoán đổi với NHTW của các nền kinh tế phát triển, các EMEs phải đã dựa vào các công cụ và chính sách riêng của mình để đối phó khủng hoảng Những công cụ và chính sách này bao gồm chính sách tỷ giá linh hoạt, can thiệp vào thị trường ngoại hối, các biện pháp quản lý tài khoản vốn… Dự trữ ngoại hối lớn đã không thể cứu vãn sự giảm mạnh và đột ngột về tỷ giá hối đoái của nhiều EMEs cho dù đã có những hồi phục kể từ mức thấp nhất tháng 9/2013 Ở đây, cũng cần lưu ý rằng trong khi nghiên cứu của IMF đã khẳng định rằng

dự trữ ngoại hối của EMEs là cao hơn mức cần thiết nhưng thị trường dường như đã đặt câu hỏi cho nhận định này

Với những diễn biến của thị trường tài chính toàn cầu sau khủng hoảng năm 2008, trong bối cảnh giới hạn nguồn lực, cơ chế hạn ngạch và quản trị chưa được cải cách của IMF, hầu như không có sợi dây hoán đổi ngoại tệ với những nền kinh tế tiên tiến, một mối quan tâm và nhu cầu ngày càng tăng trong các EMEs là hướng đến sự hợp tác tài chính khu vực (RFAs-Regional Financial Agreements) Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 đã dẫn đến sự

ra đời của Sáng kiến Chiang Mai (bây giờ

là Sáng kiến Chiang Mai đa phương với nguồn tài chính hơn 240 tỷ USD) Các RFAs như Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), Cơ chế ổn định châu Âu (ESM)

Trang 17

với năng lực cho vay 700 tỷ Euro đã đóng

một vai trò quan trọng giải quyết khủng

hoảng nợ quốc gia trong khu vực đồng

Euro gần đây Trong sự thay đổi của thời

thế, IMF trở thành một cầu thủ hạng B

trong sân chơi của các thoả thuận tài chính

trong khu vực Các nước BRICS đã và

đang xây dựng một thỏa thuận tiền tệ trị giá

100 tỷ USD và công việc đang tiến triển

khá thuận lợi Giao dịch hoán đổi tiền tệ

song phương cũng đã và đang được thiết

lập hay mở rộng trong thời gian gần đây

Các RFAs sẽ cung cấp một công cụ bổ

sung hiệu quả cho EMES để quản lý và

kiểm soát các biến động dòng vốn trong

điều kiện môi trường tài chính tiền tệ quốc

tế thiếu vắng cơ chế hoán đổi và hợp tác

của NHTW tại các nền kinh tế tiên tiến với

các EMEs lớn Tuy nhiên, hiệu quả của các

RFAs vẫn cần thời gian để được kiểm tra

Một câu hỏi cũng được đặt ra là cho dù

giao dịch hoán đổi tiền tệ song phương

hoặc khu vực mà chúng ta đang thấy có thể

là một sự thay thế hiệu quả hoặc tối ưu cho

hệ thống đa phương như IMF? Câu trả lời

tốt nhất cho câu hỏi này là những xu hướng

mới này là sự phối hợp tiền tệ quốc tế lớn

hơn, chứ không phải là sự thay thế hay sự

phân mảnh tài chính trên quy mô toàn cầu

3 Một vài gợi ý cho Việt Nam

Việt Nam đã và đang chịu tác động

mạnh mẽ của những thay đổi trong diễn biến

kinh tế tài chính quốc tế mà UMP của các

AEs đóng vai trò là một trong những tác

nhân chính Do đó, Việt Nam cũng cần có

những thay đổi linh hoạt trong việc hoạch

định chính sách tiền tệ, phát huy tích cực và

hạn chế những tác động tiêu cực từ UMP

của các quốc gia phát triển

Thứ nhất, cần duy trì sự quản lý chặt

chẽ nhưng linh hoạt đối với các luồng vốn

quốc tế đặc biệt là các luồng vốn đầu cơ

vào bất động sản và chứng khoán bằng cơ chế khuyến khích các dòng vốn đầu tư sản xuất và dịch vụ, hạn chế các dòng vốn mang tính đầu cơ bằng thuế hay các rào cản

kỹ thuật khác để giảm thiểu biến động bất thường của các dòng vốn này

Thứ hai, duy trì tỷ giá hối đoái ổn định

tương đối để tránh tình trạng đồng Việt Nam bị định giá quá cao hay quá thấp do cả hai thái cực này đều gây bất lợi cho nền kinh tế

Thứ ba, hạ lãi suất cho vay để đưa lãi

suất cho vay về tiệm cận với mức chung của thế giới Nhiều phân tích cho rằng lãi suất của Việt Nam hiện nay quá cao so với các nước trong khu vực Ví dụ với xuất khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam đang vay với lãi suất là 9 - 11%/năm, trong khi doanh nghiệp của các nước có mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam lại đang vay với lãi suất thấp hơn nhiều: Trung Quốc là 6,6%, Thái Lan là 6,9%, Malaysia là 4,9% Mặt bằng chung, các doanh nghiệp Việt Nam đang vay với lãi suất 11 - 13%/năm, trong khi các doanh nghiệp FDI, nếu vay ở chính quốc để đầu

tư vào Việt Nam thì mức lãi suất vay rất thấp: Hoa Kỳ, khoảng 3,3%/năm, Nhật Bản

là 1,5%, Hàn Quốc là 4,7%, Đài Loan là 2,9% Sự chênh lệch về lãi suất trên đã và đang là một bất lợi và là sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp nội Mặt khác nó cũng là điều kiện để các dòng vốn đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đổ vào Hạ lãi suất sẽ là mũi tên trúng hai đích, hỗ trợ, kích thích đầu tư và ngăn chặn, giảm thiểu các nguồn vốn đầu cơ trục lợi lãi suất

Thứ tư, CSTT cần nhấn mạnh đến vai

trò hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thay vì quá tập trung vào kiểm soát lạm

Trang 18

Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016

kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát Điều này

đã giúp kinh tế vĩ mô đã ổn định Tuy nhiên

tác dụng phụ của điều hành tài chính – tiền

tệ quá chặt, thậm chí đôi khi “giật cục”, đã

khiến nhiều khi nền kinh tế xét ở góc độ nào

đó bị "hạ cánh cứng", hệ thống doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Trong bối cảnh hiện nay, khi mà môi trường kinh tế vĩ

mô khá ổn định, lạm phát ở mức thấp, việc nới lỏng ở mức độ phù hợp chính sách tài khóa và CSTT sẽ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường và kích thích phát triển kinh tế

IMPACT OF THE DEVELOPED COUNTRIES’ NON-TRADITIONAL

MONETARY POLICY ON THE DEVELOPING COUNTRIES AND THE

IMPLICATIONS FOR VIETNAM

Huynh Cong Danh

Thu Dau Mot University

ABSTRACT

In recent years, the developed countries often apply the non-traditional monetary policy with big change in the objectives, instruments and performance measures Not only the non-traditional monetary policy affects the developing countries or emerging countries but its risk factors are also relevant to all countries For Vietnam, the cautious approach, the strict management of external capital flows, the flexible exchange rate policy implementation, bringing asymptotically the lending rates to the general approaching level

in the world, the economic growth support and promotion instead of focusing too much on the inflation control are the necessary measures to limit risks from changes in the non- traditional monetary policy from developing countries

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] IMF, “Monetary Policy Coordination and the Role of Central Banks”, April 2014, Rakesh

Mohan and Muneesh Kapur

[2] Nguyễn Đắc Hưng, Thành công trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014, quan điểm và dự

báo năm 2015, Tạp chí Cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/

Home/PrintStory.aspx?distribution=32356&print=true

[3] Nguyễn Đức Thành, Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2015 và triển vọng 2016, Tạp chí Tài

chính kỳ I tháng 1/2015

[4] Nguyễn Thanh Hương, Các công cụ phi truyền thống của chính sách tiền tệ, Tạp chí Khoa học

Kinh tế (0866-7969), Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, số 4 (08), 2014

[5] Quốc hội, Luật Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13, Hà Nội, 25/6/2015

[6] Trần Đức Hiệp, Các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Năng lực và một số giới hạn

đặt ra, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 212 (II), 2015

[7] Trần Thọ Đạt, Hà Quỳnh Hoa, Nguyễn Việt Hùng, Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ở

Việt Nam giai đoạn 2001-2015 và phương án năm 2016, Tạp chí Tài chính, kỳ 1/2016

Ngày nhận bài: 20/8/2015

Chấp nhận đăng: 20/1/2016

Trang 19

VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH QUA ĐÁNH GIÁ CỦA BÁO CHÍ VÀ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU

độ nào đó sự thất bại của một đạo quân đại diện cho một siêu cường hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ Bài viết này trình bày một số nội dung được truyền thông và các học giả phương Tây đánh giá về "đường mòn Hồ Chí Minh" trên các phương diện: vấn đề chiến lược xuyên suốt cuộc chiến, nhận diện con đường chiến lược, lịch sử con đường, vai trò của đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh giải phóng

Từ khóa: chiến tranh, đường mòn Hồ Chí Minh, phương Tây

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam

1954 – 1975, hầu hết các hãng thông tấn

nổi tiếng của phương Tây, đài truyền thanh,

truyền hình đều có phóng viên của mình ở

Đông Dương và những nhà báo xuất sắc

của phương Tây đều quan tâm đến "đường

mòn Hồ Chí Minh" Hãng Reuteurs, AFP,

các phóng viên chiến tranh của Hoa Kỳ

đã viết về con đường này từ nửa đầu thập

kỷ 60 thế kỷ XX

Đưa tin nhanh và nhiều nhất vẫn là các

hãng thông tấn, báo chí phương Tây nổi

tiếng như các hãng Reuteurs, Le Figaro,

New York Times Các bài báo đưa tin về

chiến trường Đông Dương nói chung và

"đường mòn Hồ Chí Minh" nói riêng tỷ lệ

thuận với mức độ Hoa Kỳ tăng cường leo

thang chiến tranh ở Việt Nam

Nếu như các phóng viên phương Tây

đưa tin thời sự nhiều và nhanh về "đường

mòn Hồ Chí Minh", thì các nhà nghiên cứu viết về đề tài này từ góc độ lịch sử của cuộc chiến tranh, nghĩa là xem xét vị thế của nó trong cuộc chiến Cũng có nhà nghiên cứu

về lịch sử chiến tranh Việt Nam rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ hoặc châu Âu, nhưng họ không trình bày riêng về con đường huyền thoại này, tuy nhiên, tất cả họ đều ý thức được và đều đề cập đến vị trí của con đường này trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam

Trong những công trình nghiên cứu về

Đường mòn (The Trail), có nhiều bài viết

trực tiếp và gián tiếp về đường mòn Hồ Chí Minh Một số cuốn sách được xuất bản có nội dung sâu bao gồm:

Cuốn The Blood Road: The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War (Con đường máu: Đường mòn Hồ Chí Minh và cuộc chiến tranh ở Việt Nam) của tác giả

Trang 20

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016

John Prados, xuất bản năm 1998 tại New

York Cuốn RLG Operations and Activities

in the Laotian Panhandle do Soutchay

Vongsavanh, một quân nhân viết

(Washington DC: US Army Center of

Military History, xuất bản năm 1980) Tác

phẩm này tập trung phân tích các cuộc

hành quân và bắn phá của đối phương đối

với phần đường mòn "vùng cán xoong"

trên đất Lào Cuốn The War Against

Trucks, Aerial Interdiction in Southern

Laos, 1968 - 1972 (Cuộc chiến của không

lực chống xe vận tải ở Nam Lào 1968 -

1972) do Bernard C Nalty viết

(Washington DC: US Air Force History

and Museums Program, 2005) Cuốn Rain

of Fire, Air War 1969 - 1973 (Mưa lửa,

chiến tranh trên không 1969-1973) của

Morocco John (Boston Publishing

Company, 1985) viết về chiến tranh không

quân của Hoa Kỳ ở Đông Dương tại chiến

trường Lào và Campuchia Keith Nolan

viết về cuộc hành quân Lam Sơn II/719

(Into Laos: The Story of Dewey Canyon II/

Lam Son 719, Vietnam 1971) có nội dung

chiến dịch bịt đường mòn ở đường 9 - Nam

Lào (Novato CA: Presidio Press, 1986)

Frank Snepp với cuốn Decent Interval

(Khoảng cách hợp lý), New York: Random

House, 1977, đã nhìn lại cuộc chiến khi nó

đã kết thúc và trong bối cảnh đó tác giả có

nêu vai trò của tuyến "đường mòn Hồ Chí

Minh" trong cuộc chiến tranh kéo dài hai

thập kỷ Có thể nêu một số nội dung nghiên

cứu chính mà truyền thông và các học giả

phương Tây đạt được về "đường mòn Hồ

Chí Minh" như sau:

1 Đường mòn Hồ Chí Minh - vấn đề

chiến lược xuyên suốt cuộc chiến

Trong con mắt của các nhà quan sát,

giới khoa học phương Tây, đường mòn Hồ

Chí Minh là một “câu chuyện huyền thoại”

và bản thân nó đã chứa đựng hàng trăm ngàn sự kiện chồng xếp lên nhau, kéo dài suốt 16 năm của cuộc chiến tranh Nó được quan tâm như là một trong những sự kiện hàng đầu của cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tiến hành ở Việt Nam

Một điều lý thú là, nếu như hầu hết các

sự kiện liên quan đến lịch sử quan trọng của cuộc chiến trên chiến trường Đông Dương được đánh giá rất khác nhau, thì ngược lại

"đường mòn Hồ Chí Minh" được truyền

thông và giới nghiên cứu phương Tây đánh giá khá thống nhất: đó là tuyến đường huyết mạch có tính chất quyết định chiến lược trong cuộc chiến Ngay trong lúc cuộc chiến đang nổ ra cũng như sau này khi chiến tranh

đã qua đi, các bài báo, các công trình nghiên cứu nước ngoài đã xem đường mòn là huyền thoại, là biểu tượng của khát vọng độc lập,

là nhân tố sống còn đối với cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam

2 Nhận diện con đường chiến lược

Trong một số cuốn từ điển quân sự của một số quốc gia đã nêu định nghĩa về

"đường mòn Hồ Chí Minh" Họ khái quát các thông tin cụ thể: đó là một hệ thống đường dài 1.200 dặm bao gồm đường vận tải xuyên rừng và đường mòn chạy song song với vùng rừng núi miền Trung Việt Nam được miền Bắc Việt Nam sử dụng là một tuyến đường huyết mạch làm giao liên, vận chuyển phương tiện và quân đội tới miền Nam trong thời gian chiến tranh Theo mô tả của báo chí và các nhà quan sát phương Tây, trên con đường dài hàng ngàn dặm luồn lách dưới tán lá rừng nhiệt đới xum xuê đó, có hàng trăm điểm được chọn làm các vị trí đồn trú, đóng quân (quân đội nhân dân Việt Nam gọi là binh trạm) để bảo vệ hệ thống đường trọng yếu này “Để tránh bom, các đơn vị vận tải thường chỉ chạy khi trời tối, cao điểm là lúc

Trang 21

gần sáng Khi máy bay Mỹ tới, giao thông

sẽ dừng lại cho đến khi trời gần sáng, khi

các máy bay ném bom và bắn phá ban đêm

trở về căn cứ Rồi xe lại chạy, cao điểm

tiếp theo là khoảng 6 giờ sáng khi các lái xe

cố gắng đưa xe về điểm tập kết trước khi

mặt trời mọc và các đợt máy bay buổi sáng

bắt đầu”(1:218)

Một trong những điểm chiến

lược của đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh

là đèo Mụ Giạ, điểm xuất phát của con

đường mòn từ buổi đầu lịch sử Dù sau này

cột mốc số "0" được đặt ở thị trấn Lát thuộc

miền tây Nghệ An, nhưng điểm xuất phát

của tuyến đường từ đỉnh đèo Mụ Giạ vẫn

được báo chí phương Tây ghi nhận là vị trí

quan trọng nhất trong quá trình tuyến

đường vươn dài vào phía Nam

"Đường mòn Hồ Chí Minh" được báo

giới nước ngoài miêu tả là đủ rộng cho 2 xe

cơ giới tránh nhau, thành một hệ thống

phức hợp bao gồm đường giao liên, các căn

cứ đồn trú đóng quân, trạm sửa chữa, bệnh

viện, kho hậu cần Các điểm này có

khoảng cách chừng một ngày đường đi bộ,

khoảng trên dưới 20 dặm Hàng trăm cứ

điểm này đã kéo nối hệ thống đường từ đầu

Trường Sơn (cả phía đông và phía tây) rồi

vượt qua biên giới Việt Nam sang và cả đất

Lào và vùng Đông Bắc Campuchia Có 5

khu căn cứ lớn trong “vùng cán xoong” của

Lào Căn cứ 604 là trung tâm hậu cần

chính; từ đó, quân và quân nhu được điều

phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam

Cộng hòa và các căn cứ khác xa hơn ở phía

Nam Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ

604 tới căn cứ 609; cung cấp xăng dầu và

đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung

lũng A Sầu ở Thừa Thiên Căn cứ 612 được

dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên

Căn cứ 614 nằm giữa Chavane (Lào)

và Khâm Đức (Nam Việt Nam) vận chuyển

quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật

và Mặt trận B3 Căn cứ 609 giữ vai trò quan trọng, do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận chuyển quân nhu trong mùa mưa(2:12)

Vào nửa đầu thập kỷ 60, các cuộc chuyển quân từ phía Bắc vào Nam phải mất nửa năm Với việc xây dựng nhanh trong những năm 1965 - 1967, các chuyến xe cơ giới đã đưa hàng cho chiến trường giảm thời gian từ 6 tháng xuống 1 tháng Nhưng nguy hiểm về sốt rét rừng và thú rừng thì vẫn đe dọa thường xuyên không thay đổi Dù tuyến đường này phát triển theo cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương, nghĩa là luôn hướng vươn về

khu đô hội nhưng nói chung nó chủ yếu chạy qua địa bàn được mô tả là vùng xa xôi, biệt lập và chưa phát triển

Dù lầy lội, mùa mưa ngập chìm trong nước, sạt lở vì mưa xói và bom đạn, có khi chỉ di chuyển được khoảng vài dặm một ngày, nhưng hệ thống đường Hồ Chí Minh phát triển rất nhanh và trở thành hệ thống đường liên hợp, kết hợp nhiều nhánh đơn, kép cho vận tải đường bộ (mang, vác, xe đạp, voi), cơ giới, thuyền bè được ví như

"trận đồ bát quái xuyên rừng rậm"

3 Lịch sử con đường

Báo chí và các công trình nghiên cứu của phương Tây nêu sơ lược sự phát triển của đường Hồ Chí Minh như sau: "Đường mòn Hồ Chí Minh" ra đời vào ngày 19 tháng 5 năm 1959 lịch sử Nhưng thực ra đường mòn có từ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945 - 1954); có một cung đoạn ở miền Trung (phần thuộc Nam Khu 5) từng được đặt tên là đường Hồ Chí Minh Sau này, trong thời gian thực hiện

300 ngày chuyển quân tập kết, lực lượng vũ trang Việt Minh đã men theo chân núi phía đông Trường Sơn ra miền Bắc Mấy năm sau, một số người đã quay về miền Nam bằng cách đi lần ngược lại con đường họ

Trang 22

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016

từng tập kết Đó là đoạn đường đầu tiên của

"đường mòn Hồ Chí Minh" trong những

năm từ 1959 đến vài năm đầu thập kỷ 60

“Trong những năm đầu của Chiến tranh

Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng hệ

thống đường mòn này làm đường nối liền

Bắc Nam, một trong các tuyến đường đưa

cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự

truy quét của quân Pháp Tháng 5 năm

1958, các lực lượng thuộc Quân đội Nhân

dân Việt Nam và Pathet Lào đã chiếm giữ

các nút giao thông tại Sepon (Tchepone),

trên đường 9 thuộc địa phận Lào”(8:15)

Trong thời gian đầu, nó thực sự là con

đường mòn nối từ địa bàn phía nam của

miền Bắc đến đèo Mụ Giạ Khoảng từ năm

1961 trở đi, “Đoàn 559 đã chuyển các

tuyến giao thông của mình sang sườn Tây

của dãy Trường Sơn”(8:15)

Từ "vùng cán xoong" đến ngã ba Atôpơ, sau đó xuống

phía đông Campuchia rồi vào Việt Nam

Từ năm 1961 đến 1967, hệ thống đường

phát triển ở vùng Nghệ An đến sát biên giới

Campuchia Năm 1967, một nhánh khác

nối từ cảng Xihanúcvin tiến lên phía bắc

Campuchia Đây là nhánh "đường Hồ Chí

Minh trên đất Campuchia" và tuyến này nối

với tuyến phía bắc xuống tạo nên hệ thống

đường Hồ Chí Minh khá hoàn chỉnh ở

Đông Dương

Sau sự kiện đảo chính ở Campuchia

năm 1970, hệ thống đường Hồ Chí Minh

được nới rộng ở vùng Tây Bắc và Đông

Campuchia Đến năm 1973, hệ thống

đường Hồ Chí Minh đã có nhiều làn đường

nối từ miền Bắc vào khắp các chiến trường

miền Nam “bao gồm một con đường (rải

sỏi và đá vôi) rộng hai làn xe, chạy từ các

cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ tới dãy Chu

Pông ở miền Nam Năm 1974, đã có 4 làn

hoàn chỉnh từ Tây Nguyên đến tận tỉnh Tây

Ninh ở phía tây bắc Sài Gòn Đường ống

dẫn dầu duy nhất đã từng kết thúc tại thung lũng A Sầu nay bao gồm 4 đường (đường lớn nhất có đường kính 200 mm) kéo về phía Nam tới tận Lộc Ninh”(8:371)

Theo tính toán của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, tổng độ dài của nó vào cuối cuộc chiến tranh là 5.645km (Con số này gần bằng 1/3 số liệu của Hà Nội – khoảng 20.000km) Trong năm 1961 số quân vào Nam theo đường Trường Sơn là 5.843, năm 1962 12.675 (con số thực là 5.300); năm 1963 7.693 (thực tế 4.700); và năm 1964 là 12.424 (thực tế là 9.000) Năm 1964, khả năng cung ứng của đường Trường Sơn đã đạt đến từ 20 đến 30 tấn mỗi ngày Năm 1965, nhờ có các tuyến đường mới mở (trong đó

có các tuyến đi qua Campuchia), lượng quân nhu được chuyển vào Nam trong năm này gần bằng tổng của 5 năm trước(8:45)

“Năm 1966, Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58.000 đến 90.000 người, trong đó có ít nhất 5 trung đoàn hoàn chỉnh”(8:182)

Dựa vào trục Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh kéo dài từ Bắc xuống Nam Đông Dương với hai hệ thống chính là đường ô tô

và đường bộ Theo tư liệu tổng kết của Hoa

Kỳ, đường ô tô nối từ phía tây Nghệ An đến tận vùng Mỏ Vẹt (Tây Ninh) Đường ô

tô bám phía tây Trường Sơn và có nhiều nhánh rẽ từ trục chính xuống các tỉnh miền Nam Song song với đường vận chuyển bằng phương tiện cơ giới, là hệ thống đường đi bộ và gùi mang vác So với hệ thống vận chuyển cơ giới, đường đi bộ có phần bó sát vào phía tây dãy Trường Sơn

và thâm nhập sâu vào nội địa miền Nam

Hệ thống đường đi bộ xuyên Trường Sơn

có nhiều nhánh nối ngang vào các tỉnh từ trung phần miền Nam đến địa phận nam Tây Ninh

Trang 23

4 Vai trò của đường mòn Hồ Chí

Minh trong chiến tranh giải phóng

Cách mở đầu cho cuộc chiến tranh giải

phóng của Việt Nam từng gây bất ngờ

chiến lược cho Hoa Kỳ, điểm mở đầu đó

dựa vào sự lợi hại chiến lược của đường Hồ

Chí Minh lịch sử Các tư liệu đã công bố ở

Hoa Kỳ cho thấy, ngay từ năm 1954, Hoa

Kỳ đã hướng sự chú ý về khu phi quân sự

Nam - Bắc vĩ tuyến 17 Họ từng tính toán

rằng cuộc chiến do miền Bắc khởi sự sẽ bắt

đầu từ phía bên kia chiến tuyến với một kịch

bản của chiến tranh xảy ra sẽ giống như ở

Triều Tiên - nơi những quân đoàn chủ lực

miền Bắc với xe tăng Liên Xô ào ạt vượt qua

vĩ tuyến 38 sang đất Đại Hàn Hình dung như

vậy, nên họ cho rằng chiến tranh ở Việt Nam

sẽ bắt đầu từ việc "Việt Cộng" đánh tràn qua

vĩ tuyến 17 xuống phía Nam Vì thế,

Washington đã quan sát mọi động tĩnh của

đối phương ở khu phi quân sự Động thái này

thể hiện qua tâm trạng của tướng Sammuel

Williams, trưởng phái đoàn quân sự Hoa Kỳ

tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1955: "Tôi

đã nghỉ hè ở ngoài Việt Nam Tướng

Williams ở lại chỗ tôi Ông ta nói với tôi ông

ta đã vui Noel và năm mới với quân đội Nam

Việt Nam trong khu phi quân sự giữa Bắc

Việt Nam và Nam Việt Nam và chưa bao giờ

trong đời ông, ông cảm thấy cô đơn đến thế!

Ông đã nhận được nhiều báo cáo về cuộc

chuyển quân Bắc Việt Nam có xe tăng Xô

Viết và pháo binh yểm trợ đến vùng biên giới

này Ông thường xuyên tưởng tượng đến một

cuộc xâm lăng quy mô của các lực lượng

cộng sản Ông ta đã chiến đấu ở Triều Tiên

Tại đây những người cộng sản đã tung lực

lượng của họ không che đậy vượt qua biên

giới Và ông ta nhớ bài học ấy"(4:337)

Lo sợ quân đội nhân dân ở miền Bắc,

nên ngay trong thời gian đầu vừa về nước

chấp chính, dù trong tay mới chỉ có 03 sư

đoàn quân chiến đấu, nhưng Ngô Đình Diệm vẫn phải "cắm" phía nam Bến Hải 01

sư đoàn, đề phòng bộ đội miền Bắc tràn qua vĩ tuyến 17 Dù rằng ở vào thời điểm

ấy, ở Sài Gòn - Nam Bộ, có rất nhiều mối nguy tiềm tàng khác đang rình rập và sẵn sàng nhấn chìm vận mệnh chính trị của Ngô Đình Diệm

Nhưng Hoa Kỳ và cả Sài Gòn không tính được bài toán là hướng đột kích của lực lượng cách mạng nhằm giải phóng miền Nam sẽ bắt đầu từ vị trí nào Những ý

đồ chiến lược của Hà Nội đã vượt ra ngoài

sự tính toán của Washington và của Sài Gòn Cuộc chiến lại xuất phát từ một con đường mòn mà ít ai ở Hoa Kỳ hình dung được Chính các đoàn quân từ miền Bắc, ngày càng đông đảo, đã vượt rừng núi, tạt sườn quân đội Sài Gòn và Hoa Kỳ từ phía Tây Nguyên - Trường Sơn

Khi phát hiện được con đường "thâm nhập" của bộ đội miền Bắc qua rừng thẳm Trường Sơn, Hoa Kỳ và Sài Gòn đã đối phó quyết liệt Hoa Kỳ quan niệm rằng, nguồn gốc nổi dậy và sự thành bại của Sài Gòn trong việc có thể đè bẹp "nổi loạn" (quan niệm của họ cho rằng phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam là cuộc nổi loạn) của nhân dân miền Nam hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc có cắt đứt được con đường "thâm nhập" của miền Bắc vào Nam hay không Hoa Kỳ cho rằng, cội nguồn sức mạnh của các cuộc "nổi loạn" ở miền Nam phụ thuộc vào miền Bắc, vào sự chi viện của con đường huyết mạch,

"đường mòn Hồ Chí Minh"

Bởi vậy cuộc đấu tranh giữa lực lượng

mở rộng đường chiến lược với lực lượng

"bịt kín" con đường đó trở thành một nội dung quan trọng nhất, căn bản nhất trong toàn bộ cuộc chiến của hai bên ở chiến trường miền Nam nói riêng và điều đó

Trang 24

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 đúng cho cả chiến trường Đông Dương nói

chung Cũng vì thế, báo giới và các nhà

nghiên cứu nước ngoài tập trung tìm hiểu

về tuyến đường Hồ Chí Minh, tập trung

miêu tả về cuộc chiến quyết liệt giữa hai

lực lượng "thâm nhập" (Infiltrator) và

chống thâm nhập diễn ra ngày càng sôi

động ở hai bên dãy Trường Sơn hùng vĩ -

xương sống của tuyến đường Hồ Chí Minh

Những tờ báo thạo tin đã đăng tải khá

sớm về các cuộc hành quân do thám, quấy

phá của quân đội Sài Gòn trên trục đường

vận tải 559 trong thời gian Hoa Kỳ thực

hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt" Tuy

nhiên, hầu hết các toán thám báo, trinh sát

của quân đội Sài Gòn khi lùng sục khu vực

đường 559 đã không thể hoàn thành nhiệm

vụ mà còn bị tiêu diệt Theo dư luận

phương Tây, trong thời gian này, dường

như chỉ có các toán biệt kích của tướng

Vàng Pao mới gây được một số tổn thất

cho lực lượng bộ đội 559 ở phía tây Trường

Sơn

Theo đánh giá của một số quan chức

Hoa Kỳ thì tại Lào, lực lượng của Vàng

Pao được CIA hậu thuẫn đã quấy rối, phá

hoại các lực lượng Bắc Việt và Pa-thét Lào

trên tuyến đường Hồ Chí Minh có hiệu quả

hơn lực lượng Sài Gòn đánh phá đường 559

trên phần đất Việt Nam Một số báo chí

miêu tả các bộ tộc người Mẹo (người

H'mông) tỏ ra không thiện cảm đối với

những "traditional enemies" (địch thủ

truyền thống) là người Trung Quốc và Việt

Nam Nhóm người này theo Vàng Pao,

được nhân viên của CIA huấn luyện và

trang bị theo kiểu du kích phối hợp cùng

các lực lượng "mũ nồi xanh" hoạt động

mạnh ở phía đông Lào giáp Việt Nam Lực

lượng này tấn công các đơn vị Việt Nam và

Pa-thét Lào trên đường hành quân; phát

hiện các tuyến đường mòn, kho hàng và

phương tiện vận chuyển Hiệu quả của chương trình này như Giám đốc CIA Uy-li-

am Côn-bi (William Colby) đã viết rằng nó khác với những gì CIA thu được ở Việt Nam: "Ở Lào, sự trái ngược với các trận chiến đấu ở Việt Nam thật rất ấn tượng Lực lượng H'mông đánh du kích: họ tiến hành phục kích, tập kích quân đội Bắc Việt Khác với các trận chiến đấu ở Nam Việt Nam, vai trò của hai bên ở đây đã đảo ngược"(15:248)

Từ năm 1965, Lầu Năm Góc đánh giá rằng, trong cuộc chiến ở miền Nam, lực lượng đối phương chỉ sử dụng trung bình khoảng 60 tấn vật liệu chiến tranh mỗi ngày và điều này miền Bắc có thể đáp ứng được, vì tính ra như vậy chỉ cần đưa khoảng 12 đến 15 xe tải vào chiến trường là đáp ứng được yêu cầu chiến tranh Hoa Kỳ tính toán rằng, trung bình hàng năm Hà Nội huy động đến 25.000 xe tải vận chuyển hàng cho miền Nam Dù một số lượng xe khá lớn đã bị đánh cháy, nhưng Trung Quốc và Xô Viết đã chi viện đủ bù số thiệt hại đó và hàng ngày vẫn có thể có hàng trăm xe từ miền Bắc vào đến các chiến trường phía Nam (riêng trong 06 tháng đầu năm 1965 Hoa Kỳ tính được có ít nhất 2.294 xe tải miền Bắc vượt qua đèo Mụ Giạ vào Nam)(14)

Trong chiến lược "chiến tranh cục bộ", Hoa Kỳ đã sử dụng tối đa lực lượng không quân đánh phá huỷ diệt tuyến đường Hồ Chí Minh Chất độc trụi lá, bom phát quang, bom napan, B.52 đánh phá ác liệt mọi tuyến trên đường Hồ Chí Minh Các thành tựu khoa học mới nhất như sử dụng mưa nhân tạo, cây nhiệt đới và cả hàng rào điện tử nổi tiếng được Hoa Kỳ sử dụng nhằm phát hiện và huỷ diệt lực lượng và phương tiện chiến tranh đang được đối phương vận chuyển trên đường Nhưng mọi

Trang 25

cố gắng của Hoa Kỳ và Sài Gòn dù gây cho

miền Bắc nhiều khó khăn, thiệt hại trong

quá trình chi viện cho miền Nam qua mọi

ngả đường 559, vẫn không ngăn cản được

người và của từ miền Bắc vẫn tuôn chảy

vào chiến trường

Dưới thời tổng thống Richard Milhous

Nixon, cuộc chiến tranh trên bộ đã mở rộng

ra toàn cõi Đông Dương Trong các đợt

hành quân của Hoa Kỳ và Sài Gòn ở thời

gian đầu của chiến lược "Việt Nam hoá

chiến tranh", quân đội Hoa Kỳ và Sài Gòn

tập trung lực lượng đánh phá trục đường

vận tải chiến lược 559 Nước cờ của đối

phương tính toán trong giai đoạn này có

khác trước Bởi trước kia Hoa Kỳ và Sài

Gòn sử dụng biệt kích, máy bay không

chặn được con đường mòn, thì nay dùng

lực lượng quân đội ra chăng kín đường tiếp

tế của Việt Cộng! Trong tính toán mới này,

cuộc hành quân Lam Sơn 719 (năm 1971)

thể hiện ý đồ rõ nhất của Hoa Kỳ và Sài

Gòn là đưa lực lượng bộ binh ra lấp kín, cắt

ngang và từ đó chặn đứng đường Hồ Chí

Minh đoạn từ đường 9 - Nam Lào đến Sê

Pôn

Cuộc hành binh Lam Sơn 719 là đỉnh

cao trong quá trình lịch sử xuyên suốt cuộc

chiến tranh về ý đồ của Hoa Kỳ và Sài Gòn

nhằm cố gắng đánh phá, cắt đứt tuyến vận

tải chiến lược đường 559 của đối phương

Vì thế, các phóng sự và bài viết của các nhà

báo, nghiên cứu phương Tây tập trung rất

nhiều vào chủ đề cuộc hành quân Lam Sơn

719 Các nhà bình luận phương Tây đã chỉ

ra thất bại thảm hại trên cả ba mục tiêu và ý

đồ chiến lược của Hoa Kỳ và Sài Gòn khi

xua quân lên hòng chiếm đóng toàn tuyến

đường 9 - Nam Lào Các bài báo phương

Tây thời gian này đã miêu tả cuộc hành

quân của Sài Gòn thất bại thảm hại, đặc

biệt họ đưa tin máy bay trực thăng của Hoa

Kỳ "bị rụng như sung" ở Nam Lào Các phóng viên nhận định rằng, trong chiến tranh Đông Dương, chưa bao giờ trực thăng Hoa Kỳ bị bắn hạ ở "mức độ kinh hoàng" như ở đường 9 - Nam Lào Theo Keith Nolan có “108 trực thăng bị bắn rơi (chiếm 10% số máy bay Mỹ bị bắn rơi trong

cả Chiến tranh Việt Nam) và 618 chiếc khác bị bắn hỏng”(9)

Việc Bộ Tư lệnh tiền phương của quân lực Sài Gòn bị bắt sống được báo chí phương Tây đăng tít đậm trên

“Trong năm 1971 Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm Paksong và tiến tới Pakse tại trung tâm cao nguyên Bolovens Năm sau, Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm được Khong Sedone… Cũng năm 1971, "đường kín" dưới tán rừng bắt đầu được xây dựng Đến năm 1973, xe tải có thể chạy suốt dọc đường mà không ra khỏi mái ngụy trang, ngoại trừ khi đi qua suối cạn hay vượt suối qua các ngầm (loại cầu được xây ngay dưới mặt nước) Trong năm đó, các cứ điểm của các Lực lượng Đặc biệt của Mỹ tại Khe Sanh và Khâm Đức (cả hai đều do SOG sử dụng làm các căn cứ tiền phương cho các hoạt động biệt kích chống phá đường Trường Sơn) đều bị bỏ hoặc đánh bại”(1:295)

Việt Nam là một đất nước đất không rộng, người không đông, có hình chữ S có chiều dài hàng ngàn km, mà chiều ngang tính từ Tây sang Đông - từ Trường Sơn ra biển Đông rất hẹp, có nơi chỉ có mấy chục

km Trong cuộc chiến đấu chống một

Trang 26

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016

cường quốc có sức mạnh quân sự khổng lồ,

có lực lượng không quân và hải quân đứng

hàng đầu trên thế giới, thì tuyến vận tải

chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí

Minh là nơi lý tưởng để Hoa Kỳ có thể thực

hiện cuộc chiến tranh bóp nghẹt từ trên

cao Hơn nữa, một nửa đất nước lại do đối

phương kiểm soát, nên công cuộc chi viện

cho tiền tuyến của quân và dân miền Bắc

trong hai thập kỷ chiến đấu chống Mỹ, cứu

nước diễn ra vô cùng cam go, quyết liệt

Trong bối cảnh đó, hệ thống đường

giao thông chiến lược 559 - "đường mòn

Hồ Chí Minh" như dư luận Hoa Kỳ gọi, trở

thành tuyến đường giao thông chiến lược

đặc biệt Hệ thống đường chiến lược không

ngừng vươn dài về phía Nam và lấy dãy

Trường Sơn làm điểm tựa, làm bình phong

cho mạng lưới đường có diện tích rộng tới

hàng vạn cây số vuông, dài hàng chục

nghìn km Tuyến đường chiến lược đó

mang trong lòng sức mạnh của hậu phương

miền Bắc và nó đã trở thành một chiến

trường, một mặt trận đặc biệt và tổng hợp

của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

của nhân dân ta ở miền Nam; và đồng thời

nó cũng là căn cứ địa chiến lược của nhân

dân Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh

giải phóng dân tộc trong những năm 1954 -

1975

Theo tính toán của phía Mỹ “lượng

bom ném xuống Trường Sơn đạt đỉnh năm

1969, với khoảng 433.000 tấn ném xuống

Lào Từ năm 1965 đến năm 1975 Hoa Kỳ

đã huy động 733.000 lượt/chuyến máy bay

đánh phá 122.000 trận, ném gần 4 triệu tấn

bom đạn xuống đường mòn…”(8:303)

Nhưng, hiệu quả không đạt như họ mong

muốn, không ngăn được chi viện của miền

Bắc cho miền Nam Một quan chức Mỹ

làm việc ở Sài Gòn lúc đó đã nói: "Chúng

McNamara - Tên một chiến luỹ nổi tiếng

về sự kiên cố trên biên giới Pháp - Đức được xây dựng năm 1930-1932), sáng kiến của một nhóm các nhà khoa học trường đại học Harvard cũng bất lực Qua thực tế chiến đấu, bộ đội Trường Sơn đã phát hiện

ra hàng loạt nhược điểm của hàng rào Mcnamara Chính McNamara cũng thấy rõ

sự bất lực của hệ thống hàng rào điện tử, bị đối phương phá banh trong năm 1968 và từ chức "Hàng rào bị chọc thủng vì trên thực

tế nó chỉ là một tuyến cố định, chứa đầy tính thụ động Còn đối phương thì đầy tài nghệ trong việc "đánh lừa" những tai mắt điện tử của ta Đã đến lúc phải bỏ khái niệm "tuyến" xơ cứng, không phù hợp với tính linh hoạt của kỹ thuật cao(3:35)

Với thất bại trong nỗ lực cao nhất (cuộc hành quân Lam Sơn 719), Hoa Kỳ và Việt Nam cộng

hòa đã phải nhận lấy thất bại chiến lược trên mặt trận chiến lược - "đường mòn Hồ Chí Minh", và sự kiện này đã thúc đẩy chế

độ Sài Gòn vào giai đoạn cáo chung

Như vậy, cục diện “cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2” phụ thuộc vào cuộc chiến giành và giữ - chia cắt và phá hoại tuyến hành lang vận tải chiến lược - Đường Hồ Chí Minh Nhận thức được ý chí và quyết tâm giải phóng và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, Hoa Kỳ đã cảnh giác,

đề phòng cao độ, sẵn sàng đối phó Tuy nhiên, bất ngờ về điểm xuất phát của cuộc chiến, cũng tức là Hoa Kỳ bất ngờ về tuyến đường chi viện chiến lược dọc theo dãy Trường Sơn của Đông Dương Sau đòn thất bại chiến lược về điểm xuất phát của cuộc chiến, Mỹ và chế độ Sài Gòn ý thức được vai trò của tuyến vận tải chiến lược này, đã

Trang 27

nỗ lực và sử dụng ý chí cao nhất, huy động

tối đa nguồn lực chiến tranh của mình để

chia cắt và phá hoại nhưng không thành

công Một con đường chiến lược không

giấu diếm, báo chí và các nhà nghiên cứu

phương Tây đã sớm nắm bắt, cảnh báo vai

trò của nó trong cuộc chiến Con đường mà

“trong 16 năm đã chuyển được hơn một

triệu tấn hàng, vũ khí từ miền Bắc vào cho

các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành

quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến

trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận

chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 03 quân

đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ

thuật vào chiến trường miền Nam chiến

đấu”(3:50)

Những bộ óc “tinh hoa” bậc nhất

của Hoa Kỳ và phương Tây đã vào cuộc

tham mưu, hiến kế cho bộ máy chiến tranh

của Mỹ ở Đông Dương, tuy nhiên vẫn

không thực hiện được mục tiêu của họ Hoa

Kỳ và “đồng minh” đã thua cuộc trong

cuộc chiến chia cắt phá hoại tuyến đường này

Sự thất bại của cuộc chiến chống “xâm nhập” nói chung và cuộc chiến chia cắt phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh là biểu hiện sinh động nhất cho thất bại của Mỹ tại Việt Nam Đồng bào và chiến sĩ ở miền Nam không bị cô lập, hậu cần cuộc chiến tuy khó khăn thiếu thốn nhưng không thể không khắc phục được là nhờ luôn duy trì tuyến hậu cần huyết mạch này Nó đã chuyển tải cả sức mạnh thần kỳ của hậu phương miền Bắc XHCN, của cả sức mạnh cách mạng thế giới đến với cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng Có thể nói duy trì, mở rộng và phát triển tuyến đường là nguyên nhân trực tiếp là điều kiện sống còn của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giải phóng và thống nhất nước nhà của dân tộc ta

THE STRATEGIC ROLE OF HO CHI MINH ROAD THROUGH THE WESTERN

PRESS AND RESEARCHERS’ ASSESSMENT

Le Dinh Hung

ABSTRACT

559 Road - Ho Chi Minh trail as Western public opinion known as the pinnacle of creativity in the Vietnamese people's war in the American resistance The road was the decisive contribution of the war victory The road study will partially decipher the Vietnamese people's war strength and explain in certain extent the failure of an army representing a superpower in the world at that time This article presents some content in which the Western media and scholars assessed "Ho Chi Minh Trail" in terms of: the strategic issues throughout the war, the strategic road identification, the road history, the role of the Ho Chi Minh trail during the liberation war

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bernard C Nalty (2005), The War Against Trucks, Aerial Interdiction in Southern Laos, 1968 -

1972, Washington DC, US Air Force History and Museums Program

[2] Brig Gen (1980), Soutchay Vongsavanh, RLG Operations and Activities in the Laotian

Panhandle, US Army Center of Military History, Washington DC

[3] Đặng Phong (2008), 5 đường mòn Hồ Chí Minh, NXB Tri thức

Trang 28

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016

[4] Edward Geary Lansdale (1991), In the Midst of Wars: An American's Mission to Southeast Asia,

Fordham Univ Press

[5] Frank Snepp (1977), Decent Interval, Random House, New York

[6] Hamilton Merritt (1999), Tragic Mountains, the Hmong the American, and the secret wars for

Laos, 1942 – 1992, Indiana University Peress

[7] John Dumbrell (2012), Rethinking the Vietnam War, Publisher Palgrave Macmillan

[8] John Prados (1998), The Blood Road - The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War, John

Wiley and Sons New York

[9] Keith William Nolan (1986), Into Laos: The Story of Dewey Canyon Ii/Lam Son 719, Vietnam

1971 Hardcover – September, Presidio Press

[10] MoroccoJohn (1985), Rain of Fire, Air War 1969 - 1973, Boston Publishing Company

[11] Phan Hữu Đại - Nguyễn Quốc Dũng (2002), Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ

Chí Minh, NXB Quân đội Nhân dân

[12] Prados (1998), The Blood Road, John Wiley and Sons

[13] Soutchay Vongsavanh (1980), RLG Operations and Activities in the Laotian Panhandle, US

Army Center of Military History, Washington DC

[14] Tài liệu mật Lầu Năm Góc - The Pentagon Papers (ấn bản của thượng nghị sỹ Gravel), Beacon Press, Boston, Tập II, tr.289

[15] Willam Colby (2007), Một chiến thắng bị bỏ lỡ, NXB Công an Nhân dân (xem thêm Jane

Hamilton Merritt (1999), Tragic Mountains, the Hmong the American, and the secret wars for Laos, 1942 – 1992, Indiana University Peress)

Ngày nhận bài: 5/12/2015

Chấp nhận đăng: 15/1/2016

Trang 29

VỀ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU

cố tình không hiểu; họ xuyên tạc cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh Cần nhìn nhận như thế nào về điều này?

Từ khóa: Hồ Chí Minh, xuyên tạc, hạ bệ thần tượng, hiểu lầm, đấu tranh

1 Cần nhận diện những quan điểm

xuyên tạc về Hồ Chí Minh

Một số người thâm thù chủ nghĩa cộng

sản, mang tư tưởng chống cộng

(anti-communisme), và đương nhiên họ ghét sự

nghiệp cách mạng Việt Nam, ghét Đảng

Cộng sản (ĐCS) Việt Nam rồi đi đến ghét

luôn cá nhân Hồ Chí Minh Điều này có

lôgíc của nó Bởi vì, sự nghiệp của Hồ Chí

Minh và sự nghiệp cách mạng của ĐCS

cộng sản Hội đồng châu Âu đã ra một luật

lên án chủ nghĩa cộng sản, đặt chủ nghĩa

cộng sản ngang hàng như là chủ nghĩa

phátxít! Các thế lực thù địch không từ một

phương thức nào để xuyên tạc về chủ

nghĩa cộng sản, trong đó có việc nói xấu những lãnh tụ, những người lãnh đạo cách mạng ở nhiều nước Điều này không có gì

lạ Đã có thời những người hận thù cộng sản ra sức xuyên tạc về “chân dung” của người cộng sản khi cho rằng, đó là người không có tình cảm, không có tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em Thậm chí, cực đoan hơn, họ còn vẽ tranh tuyên truyền người cộng sản với hình ảnh mồm ngậm con dao găm, máu từ mồm rỉ ra, mặt đằng đằng sát khí, cứ như một con ma cà rồng, một con ngáo ộp Có người chạy sang hàng ngũ những thế lực thù địch, đã nói thẳng tâm trạng của nhóm người căm ghét chủ nghĩa cộng sản liên quan đến vấn

đề này như sau: “Hồ Chí Minh đối với những người căm thù cộng sản trở thành

hố rác để người ta trút tất cả những sự phẫn nộ, thù hận và sự khinh bỉ ”[1]

Trang 30

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016

Đây thuộc về cái TÂM Cái tâm không

trong sáng, đầy thù hận với sự nghiệp cách

mạng gắn với tên tuổi của con người Hồ

Chí Minh, thì điểm nhìn và cách nhìn của

những người có cái tâm không trong sáng

đó chắc chắn bị lệch lạc Ở đây, không phải

là sự ngộ nhận mà là ý đồ cố tình xuyên

tạc Ngộ nhận thì khác Có thể người ta có

cái tâm trong sáng, nhưng những thông tin

đến với người ta bị sai lệch cho nên rất dễ

làm cho người ta đi đến nhận định không

đúng Mỗi một khi thông tin đã được điều

chỉnh, được đính chính thì người ta có thể

dễ dàng thay đổi lại nhận định Hoặc, cũng

đối với một số người vốn có cái tâm trong

sáng, khi nghiên cứu, nhìn nhận về Hồ Chí

Minh nhưng với phương pháp không đúng

thì cũng có thể đánh giá về Hồ Chí Minh bị

sai lệch Cũng như trường hợp trên đây,

nếu được thay đổi phương pháp nghiên

cứu, phương pháp tiếp cận cho phù hợp,

cho đúng đắn thì người ta sẽ điều chỉnh lại

nhận định cho đúng đắn hơn

Đằng này, không phải là từ các nguồn

thông tin, từ mức độ và chất lượng thông

tin (các tài liệu của Hồ Chí Minh và về Hồ

Chí Minh); không phải là từ phương pháp

tiếp cận không phù hợp hay phương pháp

nghiên cứu, nhìn nhận sai, mà là từ định

kiến thâm thù Đã như vậy thì một số người

thuộc về trường hợp này sẵn sàng bóp méo

thông tin, xuyên tạc, đổi trắng thay đen,

đánh tráo khái niệm Có một số trường hợp,

một số người thuộc dạng có cái tâm không

trong sáng này thể hiện cách nói, thể hiện

ra các bài viết một cách tinh vi, ngụ ý, ẩn

dấu, nhưng có không ít trường hợp thật

trắng trợn, cực đoan, thể hiện ra bằng

những lời lẽ "hàng tôm hàng cá", hằn học,

chửi bới, mạt sát Hồ Chí Minh Tất cả các

dạng đó có thể không hợp với đối tượng

người này nhưng lại hợp với số ít đối tượng

người nghe, người đọc loại khác Nhưng xem ra, loại bịa đặt nhân chứng, tài liệu, hoặc dựa trên một vài sự kiện có thật để xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng

Hồ Chí Minh, nghĩa là những cách trình bày lắt léo, tinh vi, cộng với bút pháp có vẻ

ly kỳ hấp dẫn là có vẻ "ăn" hơn cả, nghĩa là

có tác động lớn hơn cả, lừa được không ít người, nhất là đối với lớp người trẻ

Các nguồn tài liệu liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh cho đến nay nhiều vô kể Nhưng, cái quan trọng nhất là cái nhìn, cái tâm của mỗi người khi đánh giá Hồ Chí Minh Cùng một sự kiện, nhưng với cái tâm như thế này thì người viết đánh giá Hồ Chí Minh như thế, nhưng cùng với cái tâm khác thì người ta lại đánh giá về Hồ Chí Minh khác hẳn một trời một vực

Số người viết sách, viết báo, cả báo viết, cả báo mạng, để cố tình xuyên tạc Hồ Chí Minh cho đến nay không ít Họ xuyên tạc đủ điều, "bôi đen" Hồ Chí Minh từ đời riêng đến cả các mối quan hệ công tác và

cố ý khái quát cả các những hiện tượng nhất thời, không đúng với bản chất của sự việc Có khi họ cố tình đem Hồ Chí Minh đối lập với dân tộc Việt Nam Có khi họ cho rằng, Hồ Chí Minh là đồ đệ của Quốc

tế Cộng sản, của V I Lênin, của J Xtalin nhưng núp dưới bóng của chủ nghĩa dân tộc Họ lý giải hiện tượng lòng dân và ý dân Việt Nam yêu kính Hồ Chí Minh là do sùng bái cá nhân

Nhận rõ những luận điểm muốn “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh Trong tiến trình

cách mạng, ĐCS Việt Nam càng ngày càng nhận thức rõ rằng, Hồ Chí Minh đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cách mạng Việt Nam; rằng, thực tế của sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và của những năm đổi mới nói riêng đã chứng

Trang 31

tỏ rằng, không những chủ nghĩa Mác -

Lênin, mà còn là tư tưởng Hồ Chí Minh, đã

trở thành yếu tố chỉ đạo làm nên thắng lợi

cho nhân dân Việt Nam

Trong nhiều “kênh” chống phá sự

nghiệp cách mạng Việt Nam, muốn đưa

Việt Nam đi theo con đường khác, không

phải là con đường độc lập dân tộc gắn liền

với chủ nghĩa xã hội (CNXH), các thế lực

thù địch của cách mạng Việt Nam đã nhằm

vào hai “kênh” chính yếu nhất: chống ĐCS

Việt Nam và chống Hồ Chí Minh

Cũng dễ hiểu thôi, vì chống một tổ

chức chính trị đang cầm quyền, tìm mọi

cách làm cho ĐCS Việt Nam yếu đi, làm

cho nó dần dần biến chất hoặc đi đến tan rã,

nếu điều đó xảy ra thì: mọi thành quả cách

mạng mà ĐCS và nhân dân Việt Nam đều

sẽ bị đổ phí; Việt Nam sẽ đi theo con

đường khác

“Kênh” thứ hai là chống vào nền tảng

tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động

của ĐCS Việt Nam và đánh vào giá trị tinh

thần to lớn của Đảng và dân tộc, hay nói

như nhiều người đã nói là “hạ bệ thần

tượng” Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh, cuộc

đời, sự nghiệp, tư tưởng của Hồ Chí Minh,

đã trở thành giá trị văn hóa có tính bền

vững của cả dân tộc Việt Nam Làm sụp đổ

thần tượng này, tức là làm đánh mất giá trị

văn hóa và làm cho Việt Nam đi theo một

con đường khác Giá trị tinh thần Hồ Chí

Minh với ĐCS và với sự phát triển của dân

tộc Việt Nam trên con đường XHCN là

một Đánh vào Hồ Chí Minh cũng tức là

đánh vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Chĩa mũi dùi vào Hồ Chí Minh, hạ bệ “thần

tượng” Hồ Chí Minh cũng là một biện pháp

mà các thế lực xấu, thế lực phản động

thường làm Chính vì vậy, trên các phương

tiện thông tin đại chúng, mà trong thời đại

bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay,

những bài, những sách viết xuyên tạc về

Hồ Chí Minh quá nhiều Những người chống đối sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó có cả việc chống Hồ Chí Minh, đã thẳng thừng tuyên bố rằng: “Trong khối

“8406” bây giờ có mục tiêu cương quyết đạp đổ thần tượng Hồ Chí Minh, phá bỏ huyền thoại, và vì thế tìm đủ mọi cách để

có thể hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh bằng mọi giá”[2]

Trong nhiều ý kiến xuyên tạc, đáng chú

ý là những ý kiến cho rằng, không có tư tưởng Hồ Chí Minh; rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là điều do ĐCS Việt Nam tưởng tượng ra; rằng, cuộc đời của Hồ Chí Minh đầy những điều giả dối, Hồ Chí Minh là con người độc tài , do đó không xứng đáng là một “thần tượng” để mọi người dân Việt Nam ngưỡng mộ; rằng, sự ngợi ca, tôn vinh Hồ Chí Minh chỉ là sự sùng bái cá nhân mà thôi

Trong nhiều biện pháp, thì biện pháp đánh vào cái gốc, đánh vào nền tảng tư tưởng, đánh vào yếu tố tinh thần, đánh vào giá trị văn hóa với tư cách như là la bàn định hướng đi cho dân tộc, đánh vào lãnh

tụ của sự nghiệp cách mạng Việt Nam… là biện pháp thâm hiểm nhất Cho nên, những

kẻ xấu không từ một thủ đoạn nào, một hành vi nào, tận dụng tất cả mọi diễn đàn

có thể có được trong công nghệ thông tin hiện đại để bôi xấu, xuyên tạc về cuộc đời,

sự nghiệp, tư tưởng, trước tác của Hồ Chí Minh Họ muốn viết càng nhiều càng tốt, nói càng nhiều càng tốt, trên nhiều phương tiện càng tốt, dựng chuyện ly kỳ, bịa đặt, nói và viết úp úp mở mở… làm cho ngay

cả không ít người có lương tri có lúc cũng

“loáng choáng”

Xin khẳng định rằng, tập trung vào hai

“kênh” đó, chĩa mũi dùi vào hai “kênh” đó, nếu thành công, thì đó là con đường ngắn

Trang 32

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016

nhất để những người có ý đồ xấu đối với

cách mạng Việt Nam đạt được mục tiêu

Do vậy, bảo vệ ĐCS Việt Nam, bảo vệ Hồ

Chí Minh, trong đó có tư tưởng Hồ Chí

Minh, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, là

những cuộc chiến đấu gian khổ, quyết liệt để

bảo vệ sự phát triển của dân tộc, tức là bảo

vệ và khẳng định, kiên trì con đường XHCN

mà Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn

và ĐCS Việt Nam đã khẳng định lại ngay từ

ngày đầu thành lập đầu năm 1930

Chống quan điểm từ một số cá nhân

bất mãn với chế độ chính trị hiện hành của

Việt Nam

Những người bất mãn là những người

Việt Nam từng có liên quan đến việc này

việc nọ, từng giữ chức vụ này chức vụ nọ

trong bộ máy của hệ thống chính trị ở Việt

Nam, nay không còn có tình cảm với cách

mạng hoặc thù hận do nhận thức sai lệch,

do bị “dính” đến một hoặc nhiều sự kiện

nào đó, hoặc bản thân mình hoặc người

trong gia đình mình bị tổn thương… Điều

này là dễ hiểu, vì trong quá trình cách

mạng Việt Nam, có một số vấn đề sai lầm

ảnh hưởng đến gia đình người này, người

nọ, có một số sự việc rất nhạy cảm liên

quan trực tiếp đến người này, người nọ

Một số trong họ đang ở trong nước, một số

khác định cư ở nước ngoài, có trường hợp

“ra đi” hợp pháp, lại có trường hợp không

hợp pháp Chúng ta thường thấy bài vở, tác

phẩm của họ trên các quầy sách báo nước

ngoài, trên nhiều phương tiện thông tin đại

chúng, trên các báo mạng internet

Chúng ta thấy rằng, những tác phẩm,

bài vở của họ về cách mạng Việt Nam, về

Hồ Chí Minh sặc mùi cực đoan, xuyên tạc,

chửi rủa, hằn học, thâm thù… Họ dùng đủ

lời lẽ, lập luận để vu cáo, xuyên tạc Họ

làm ra vẻ họ là những người “trong cuộc”,

là những người nằm trong lòng các sự kiện

đó, thậm chí là những sự kiện cho đến hiện nay được nhiều người coi là bí ẩn, cho nên

họ cho rằng, họ là những người nắm chắc được bản chất của sự kiện để đưa ra thông điệp cho người đọc, người nghe rằng, những điều họ viết, họ nói mới là sự thật

Họ tự phong cho mình là người “vén những tấm màn bí mật” ở chốn “thâm cung bí sử” Thế yếu nhất của họ thường là bị mang danh là người bất mãn với chế độ chính trị, với cách mạng Việt Nam, bị nhiều người coi là “những phần tử phản động”, cho nên

họ có thái độ cực kỳ cay cú, cho nên họ sẵn sàng bịa chuyện, hoặc dựa trên một vài sự kiện, tài liệu có thật để rồi thêm thắt, bình luận, hoặc viết rất ly kỳ, tinh vi để nói xấu

Hồ Chí Minh, nói xấu cách mạng, nhấn mạnh, tô đậm những sai lầm, khuyết điểm của ĐCS Việt Nam Có người cho rằng:

“Còn đối với những người vượt biên, hay những người là nạn nhân của chế độ cộng sản, buộc phải rời Tổ quốc ra đi trong một nỗi đau khổ khốn cùng, trong một lòng thù hận khôn nguôi, thì chỉ có Hồ Chí Minh là cái đích, cái biểu tượng dễ nhất để mà khạc nhổ, để mà đánh đấm”[3]

Sự bất mãn của họ làm cho họ phát ngôn rất cực đoan về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh Họ tìm mọi cách nói xấu Hồ Chí Minh, ly gián người này người

nọ, bịa chuyện Họ tận dụng nhiều diễn đàn, thể loại để làm việc đó, như viết báo, nhất là trên mạng internet; viết sách, viết văn, nói chuyện với nhiều đối tượng; v.v

Số người bất mãn này thường liên lạc với nhau ở trong nước và ngoài nước, tự phong là những người dân chủ, những người bất đồng ý kiến với ĐCS và Nhà nước Việt Nam Trong số những người bất mãn, thực ra không phải ai cũng xuyên tạc

Hồ Chí Minh Họ chĩa mũi dùi vào ĐCS Việt Nam, nhưng có không ít người vẫn

Trang 33

kiêng nể Hồ Chí Minh; nhưng phần đông

trong số họ là xuyên tạc đả kích cả hai, cả

ĐCS Việt Nam, cả cuộc đời, sự nghiệp, tư

tưởng Hồ Chí Minh Thực ra, tác dụng của

sự xuyên tạc từ những người bất mãn này

không thực sự lớn, vì họ mang danh là

những người phản bội; người đọc, người

nghe thấy rõ bản chất, thái độ, động cơ

chính trị của họ Lợi thế của họ chính là ở

chỗ họ nói với những người nghe và người

đọc rằng, họ là những người trong cuộc; họ

là sản phẩm của cách mạng, thậm chí một

số người xuất thân là con em cách mạng

Số này, lúc đầu còn có vẻ e dè, nhưng càng

về sau viết xuyên tạc về Hồ Chí Minh càng

mạnh mẽ hơn, không ngại bất cứ khía cạnh

nào, kể cả những khía cạnh về mặt đời tư

của Hồ Chí Minh, cố tình bôi đen đời tư

của Hồ Chí Minh và rồi mức độ càng ngày

càng cay cú, cực đoan

2 Cần chống lại một số quan điểm

hiểu lầm, hiểu sai

Có một số người thuộc về "phía ta",

nhưng nhận thức có lúc không đầy đủ cho

nên đưa ra một số ý kiến không đúng về Hồ

Chí Minh Họ tách rời tư tưởng Hồ Chí

Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu một

cách phiến diện về Hồ Chí Minh, "tôn

vinh" một cách cực đoan về Hồ Chí Minh

để bọn xấu xuyên tạc

Trong tình hình đó, cần tăng cường

đấu tranh trực diện với các luận điệu xuyên

tạc Hồ Chí Minh

Các công trình khoa học đúng đắn về

Hồ Chí Minh cả ở trong nước và ngoài

nước được công bố tự nó là những mũi tiến

công vào những luận điệu xấu, luận điệu

xuyên tạc về Hồ Chí Minh Nhưng, chừng

ấy thôi chưa đủ Rất cần có cả những bài

viết, những tác phẩm đấu tranh trực diện để

chống lại những luận điệu đó

Có người cho rằng, những luận điệu xuyên tạc với cái tâm xấu ấy, những giọng điệu cực đoan, chửi rủa, “hàng tôm hàng cá” ấy không đáng để chúng ta viết bài chống lại; cách tốt nhất là hãy cứ “lờ” đi, chỉ cần có những công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh, đúng đắn về Hồ Chí Minh là đủ

Vấn đề không đơn giản như vậy Thiết nghĩ rằng, trong tình hình hiện nay, rất cần thiết phải có những bài viết trực diện phản bác lại những luận điệu xuyên tạc cuộc đời,

sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh Đáng tiếc là “mặt trận” này xưa nay ở nước ta còn quá yếu ớt Do vậy, muốn đấu tranh chống lại những luận điểm xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, cần đẩy mạnh hơn nữa công bố những bài viết phản bác trực diện trên các phương tiện thông tin đại chúng Vấn đề còn lại là ở chỗ cách thể hiện như thế nào

Nhiều bài viết dạng này trong những năm vừa qua ở nước ta thường mắc phải sai lầm là không chú ý đến đối tượng mà mình phản bác Những người xuyên tạc Hồ Chí Minh, như đã phân tích ở bên trên, thường

có cái tâm xấu, thường là những kẻ phản động Những người này hoàn toàn có quan điểm, lập trường khác chúng ta, hoàn toàn không đứng trên quan điểm của Đảng Do vậy, không nên và không thể dùng quan điểm, lập trường Mác - Lênin để “đấu” với

họ Về vấn đề tương tự, ngay bản thân Hồ Chí Minh cũng đã có lần phê bình một số cán bộ cải cách ruộng đất của ta khi tuyên truyền, giải thích cho linh mục thường cứ lấy chủ nghĩa Mác - Lênin ra để giải thích Hai chỗ đứng khác nhau, nhất thiết không thể viết theo kiểu cũ

Không nên lấy lời lẽ chửi rủa để đối lại lời lẽ chửi rủa của những người xuyên tạc

Trang 34

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016

Những luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh

của những người không có tâm lành thường

là rất cực đoan, bôi đen, chửi rủa kiểu

“hàng tôm hàng cá” Sự phê bình nào cũng

cần cái chất văn hóa, có như thế sự phê

bình, phê phán mới ở tầm trí tuệ, mới có tác

dụng, và qua đó cũng có thể hy vọng làm

cho đối tượng được phê bình, phê phán tâm

phục khẩu phục

Những bài phê phán, phản bác sắc bén

bao giờ cũng đi kèm với lối lập luận, với

hành văn trong sáng, hấp dẫn, đầy tính

nhân văn, hướng thiện, hướng cho người

đọc vào cái đẹp của tình và lý Điều này

khác một trời một vực với kiểu lý lẽ không

sắc bén, nhưng lại được viết theo kiểu đao

to búa lớn, chửi cho bõ tức, “hòn đá ném

đi, hòn chì ném lại” Hơn ở đâu hết, những

bài luận chiến này càng phải được đặt trên

cái nền của văn hóa Có như thế, những lời

lẽ của người viết mới có sức sống lâu bền

Cái bền và cái lan tỏa của văn hóa chính là

ở đó

Những bài viết cần kịp thời, có lý lẽ

khoa học; chú trọng xây dựng đội ngũ cán

bộ xung kích đấu tranh chống lại các luận

điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh

Những luận điệu xuyên tạc Hồ Chí

Minh thường rải rác cả thời gian và không

gian, cho nên cần theo dõi chặt chẽ để có

những bài viết phản bác kịp thời Muốn

vậy, phải có bộ phận chuyên trách theo dõi

để phối hợp hoạt động nhịp nhàng, chú ý

cung cấp tài liệu kịp thời cho người viết

Kịp thời, đúng lúc là một nhân tố bảo

đảm sự thắng lợi trong cuộc đấu tranh tư

tưởng nói chung, nhất là trong thời buổi

công nghệ thông tin phát triển nhanh đến

chóng mặt như hiện nay Với công nghệ

này, cần tận dụng các phương tiện một cách

phong phú, hiệu quả Chưa bao giờ mặt

trận tư tưởng được mở rộng với nhiều phương tiện, hình thức như giai đoạn hiện nay Đó là các phương tiện nghe nhìn, là truyền miệng, là báo viết, điện tử, báo hình,

là phương tiện lưu truyền không chỉ là trên giấy Người chiến sĩ trên mặt trận này hiện nay chưa bao giờ có được những lợi thế hành nghề như thế Nhưng, lợi thế đó cũng nằm ở phía bên kia, mà có khi với điều kiện kinh phí, họ lại nhanh nhạy hơn chúng ta Do vậy, phải có sự đầu tư thêm

“vũ khí”, tức là phải chịu bỏ tiền ra để đầu

tư “nâng cấp” các phương tiện Phương tiện không phải là số 1, càng không phải là duy nhất, nhưng chúng có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

Đương nhiên, phương tiện vẫn chỉ là phương tiện; cái phần quan trọng nhất phải

là con người sử dụng phương tiện đó Do vậy, cái lôgíc của vấn đề còn lại là ở chỗ, con người đó phải được đào tạo, phải được luôn luôn được bồi dưỡng, được tu dưỡng Điều này đòi hỏi chất lượng người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng Mà chất lượng này được tạo ra từ kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố Cần có biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ xung kích đấu tranh phản bác lại những luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh Chúng ta không dùng cụm từ “Đội ngũ cán

bộ chuyên trách” mà là “Đội ngũ cán bộ xung kích” Điều đó có nghĩa là, những chuyên gia trên lĩnh vực này có thể kiêm nhiệm từ các cơ quan, nhưng nên có một bộ phận chuyên trách Tất cả lực lượng này, xin nhấn mạnh rằng, phải có tổ chức, không phải là cộng tác viên, mà họ tuy có thể là những người kiêm nhiệm, nhưng đối với

họ, việc thường xuyên đấu tranh phản bác lại những luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh

là một trong những nhiệm vụ chính trị, chính thức trong biểu lịch công tác hằng

Trang 35

năm Đương nhiên, cần có chính sách đãi

ngộ phù hợp cho đội ngũ này

Nhìn một cách toàn diện thì đó là công

tác tổ chức của một mặt trận chiến đấu với

nhiều nhiệm vụ, với cả một bộ máy quy củ,

chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ sự lãnh đạo,

chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung

ương Đảng đến các đơn vị và cá nhân Trên

thực tế, có một số bài viết, bài nói phê phán

lại các xuyên tạc của một số người về Hồ

Chí Minh không có sức thuyết phục, ngay

cả phía chúng ta Nguyên nhân chủ yếu là

do những bài viết đó ít có chất liệu khoa

học, lý lẽ không xác đáng Do vậy, vấn đề đặt ra là ở chỗ: người viết phải có trình độ chuyên sâu, với phương pháp tốt Điều này liên quan đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ như đã trình bày trên đây Bài viết phản bác phải là sự kết tinh của trí tuệ, trách nhiệm, tình cảm tác giả Một bài bút chiến dù có dùng bút pháp phù hợp đến đâu nhưng nội dung nhạt nhòa thì không thể có sức thuyết phục, không thể làm cho người ta tâm phục, khẩu phục được Cái nền của việc này là ở công tác nghiên cứu Cần tổ chức lại công tác nghiên cứu về Hồ Chí Minh

REGARDING TO THE FIGHT AGAINST HO CHI MINH-DISTORTING

ARGUMENT Mach Quang Thang

Ho Chi Minh National Academy of Politics

CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Theo “Phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương”, http://www.bbc.co.uk/vietnamese, 12-2-2009,

[4] Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - Những sự kiện, NXB Thông tin lý luận, 1990

[5] Trần Bạch Đằng – Trần Văn Giàu, Vĩ đại một con người, NXB Trẻ, 2004

Trang 36

Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016

[6] Võ Nguyên Giáp (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB

Chính trị Quốc gia, 1997

[7] Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám

(3 tập), NXB Khoa học xã hội, 1973, 1975, 1985

[8] Trần Văn Giàu, Triết học và tư tưởng, NXB Tthành phố Hồ Chí Minh, 1998

[9] Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ

Chủ tịch – Hà Nội, NXB Lý luận chính trị, 2006

[10] Sophie Quinn Judge, Ho Chi Minh, The missing years, Berkeley and Los Angeles, University

of California Press, California, 2002

[11] Duiker William J., Ho Chi Minh a lif, Hyperion, New York, 2000

Ngày nhận bài: 1/12/2015

Chấp nhận đăng: 10/2/2016

Trang 37

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG

KINH TẾ ASEAN

Nguyễn Mạnh Hùng – Tạ Thu Hồng Nhung

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Trong bài báo này chúng tôi tiến hành đánh giá năng lực tài chính của ba ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam là Vietcombank, VietinBank, BIDV, so với các định chế tài chính mạnh trong khu vực Đông Nam Á bằng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh dựa trên số liệu thực tế của các định chế tài chính Qua đó có sự đánh giá về những cơ hội, thách thức mà các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ gặp phải trước làn sóng hội nhập, đồng thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng khi Việt Nam tham gia vào sân chơi AEC

Từ khóa: tài chính, ngân hàng thương mại, hội nhập, AEC

1 Năng lực tài chính của ngân hàng

thương mại Việt Nam trước bối cảnh hội

nhập AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh:

ASEAN Economic Community, viết tắt:

AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10

quốc gia thành viên ASEAN chính thức được

thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015

AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của

Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục

tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 Các

nội dung chính của AEC:

Thứ nhất là một thị trường đơn nhất và

cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông

qua tự do: lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ,

đầu tư, vốn, lao động có tay nghề

Thứ hai là một khu vực kinh tế cạnh

tranh, được xây dựng thông qua các khuôn

khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người

tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ

sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử

Thứ ba là phát triển kinh tế cân bằng,

được thực hiện thông qua các kế hoạch

phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN

Thứ tư là hội nhập vào nền kinh tế toàn

cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO)

Theo đánh giá của Brand Finance, năm

2015 Việt Nam chỉ có hai ngân hàng Vietinbank và Vietcombank được lọt vào top

500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất trên thế giới, trong khi đó Singapore có 3 ngân hàng, Malaysia có 7 ngân hàng, Indonesia có 6 ngân hàng, Thái Lan có 8 ngân hàng, Philippines có 4 ngân hàng… Có thể thấy trong bảng 1 ngân hàng Việt chưa có được thứ hạng cao, và số lượng ngân hàng góp mặt trong top 500 còn hạn chế Một phần nguyên nhân đến từ việc các ngân hàng của Việt Nam còn chưa lớn, tiềm lực tài chính chưa mạnh và chưa tạo ra những dấu ấn nhất định trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Ngày đăng: 17/08/2016, 08:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5] Charles Richard Baker (2015), Historical Innovations in the Regulation of Business and Accounting Practices: A Comparison of Absolutism and Liberal Democracy, Accounting History, 20, 250-265 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Historical Innovations in the Regulation of Business and "Accounting Practices: A Comparison of Absolutism and Liberal Democracy
Tác giả: Charles Richard Baker
Năm: 2015
[7] Hugh Adam và Đỗ Thùy Linh (2005), Hội nhập các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế
Tác giả: Hugh Adam và Đỗ Thùy Linh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
[10] Jayne Godfrey et al (2003), Accounting Theory, Fifth edition, John Wiley &amp; Sons Australia, Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting Theory
Tác giả: Jayne Godfrey et al
Năm: 2003
[11] Ricardo Lopes Cardoso (2008), Accounting Regulation and Regulation of Accounting Theories and Brazilian Case of Convergence to IFRS, htpp:/ssrn.com/abstract=1288068, accessed Dec 5, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting Regulation and Regulation of Accounting Theories "and Brazilian Case of Convergence to IFRS
Tác giả: Ricardo Lopes Cardoso
Năm: 2008
[12] S.P.Kothari et al (2010), Implications for GAAP from an Analysis of Positive Research in Accounting, MIT Sloan School of Management, Paper 4740-09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implications for GAAP from an Analysis of Positive Research in "Accounting
Tác giả: S.P.Kothari et al
Năm: 2010
[13] Trần Quốc Thịnh (2014), Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp "ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế
Tác giả: Trần Quốc Thịnh
Năm: 2014
[14] Trần Quốc Thịnh (2015), Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán "Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế
Tác giả: Trần Quốc Thịnh
Năm: 2015
[15] VAA (2015), Hoạt động Hội Kế toán và Kiểm toán, http://vaa.net.vn/Tin-tuc/Tin-theo-chuyen-muc/newscategoryid/8778/Tin-tuc-su-kien, truy cập ngày 1/2/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động Hội Kế toán và Kiểm toán
Tác giả: VAA
Năm: 2015
[6] FASB (2015), Facts About FASB, http://www.fasb.org/jsp/FASB/Page/LandingPage&amp;cid=1175805317407, accessed Dec 5, 2015 Link
[8] IFAC (2011), Assessment of the Regulatory and Standard-Setting Framework, https://www.ifac.org/system/files/compliance-assessment/part_3/VIETNAM1.pdf, accessed August 12, 2015 Link
[9] IFRS (2015), Mission Statement, http://www.ifrs.org/About-us/Pages/IFRS-Foundation-and-IASB.aspx, accessed Dec 5, 2015 Link
[1] Bộ Tài chính (2000a), Quyết định 276/2000 QĐ-BTC về Quy định chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng quốc gia về kế toán Khác
[2] Bộ Tài chính (2000b), Quyết định 489/2000 QĐ-BTC về quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán Khác
[3] Bộ Tài chính (2005), Quyết định về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán Khác
[4] Bộ Tài chính (2015), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w