1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN cơ sở lý luận báo chí hiểu biết về nghề báo và con đường, cách thức phấn đấu trở thành nhà báo

16 813 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 99 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Sự ra đời và tồn tại của báo chí đã khẳng định một cách khách quan vị trí, vai trò và tác dụng của báo chí trong đời sống xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí trong cả nước đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng, củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa xã hội. Báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin, phản ánh, bàn luận và nêu những cảm nhận về đời sống cũng như định hướng dư luận xã hội trong rất nhiều lĩnh vực xã hội. Vai trò đó ngày càng được khẳng định không chỉ về quy mô phát triển của các loại hình báo chí như: báo in, báo mạng, báo nói, báo hình mà còn thể hiện trong sự phong phú của hệ thống các thể loại. Nghề báo là một nghề luôn được đánh giá cao ngay từ khi mới ra đời. Mục đích quan trọng của nghề báo là cung cấp cho bạn đọc những thông tin thời sự chính xác và đáng cậy mà họ cần để có thể hành xử tốt nhất trong cuộc sống xã hội. Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì vai trò của nhà báo là rất quan trọng. Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thông tin một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Do có những vai trò to lớn như vậy nên nhà báo cần tìm hiểu rõ hơn vai trò của mình để nâng cao tri thức và ổn định xã hội. Đó là những cơ sở nền tảng góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí và cũng là những thông tin bổ ích để hoàn thiện hơn về con đường học và làm nghề báo

Trang 1

TIỂU LUẬN

Đề tài: Hiểu biết về nghề báo và con đường, cách thức phấn đấu trở

thành nhà báo.

LỜI MỞ ĐẦU

Sự ra đời và tồn tại của báo chí đã khẳng định một cách khách quan vị trí, vai trò và tác dụng của báo chí trong đời sống xã hội Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí trong cả nước đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng, củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh

tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa xã hội

Báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin, phản ánh, bàn luận và nêu những cảm nhận về đời sống cũng như định hướng dư luận xã hội trong rất nhiều lĩnh vực xã hội Vai trò đó ngày càng được khẳng định không chỉ về quy mô phát triển của các loại hình báo chí như: báo in, báo mạng, báo nói, báo hình mà còn thể hiện trong sự phong phú của hệ thống các thể loại

Nghề báo là một nghề luôn được đánh giá cao ngay từ khi mới ra đời Mục đích quan trọng của nghề báo là cung cấp cho bạn đọc những thông tin thời sự chính xác và đáng cậy mà họ cần để có thể hành xử tốt nhất trong cuộc sống xã hội

Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì vai trò của nhà báo là rất quan trọng Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thông tin một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước

Do có những vai trò to lớn như vậy nên nhà báo cần tìm hiểu rõ hơn vai trò của mình để nâng cao tri thức và ổn định xã hội Đó là những cơ sở nền tảng

Trang 2

góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí và cũng là những thông tin bổ ích để hoàn thiện hơn về con đường học và làm nghề báo

PHẦN NỘI DUNG

I NHÀ BÁO – CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

1 Một số quan niệm về phóng viên, nhà báo:

Trên thực tế, những quan niệm về nhà báo liên quan đến các quan niệm

về nghề nghiệp báo chí

Nhà báo là thuật ngữ với nhiều cách hiểu khác nhau, trong các từ điển cũng như trong thực tiễn đời sống nghề nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm

vụ và vị trí công việc cụ thể

Trên bình diện tác nghiệp, nhà báo được hiểu là người tham gia vào quá trình thu thập, xử lý và truyền tải thông tin cho công chúng xã hội Trong từ điển tiếng Việt, nhà báo được hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản là “người chuyên làm nghề viết báo” Định nghĩa như vậy chưa thỏa đáng, vì còn nhiều nhà báo không chuyên nghiệp khác nữa và họ có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp báo chí, được cấp thẻ nhà báo; đặc biệt là những chuyên gia, nhà khoa học chuyên giữ chuyên mục nào đó, hoặc phản biện xã hội Xuất phát từ bình diện văn hóa, nhà báo là người “xung kích trên mặt trận tư tưởng – chính trị” Trong dư luận xã hội, nhà báo được dùng với cả những ý nghĩa cáo quý và bình dân

Như vậy, nhà báo có thể được hiểu là người tham gia thực hiện một trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội; đó là lao động tổ chức – quản lý (ở nước ta là bao gồm tổ chức quản lý vĩ mô và vi mô), lao động biên tập, lao động tác giả, lao động kĩ thuật – dịch vụ trong báo chí Nhà báo là chủ thể

Trang 3

trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và DLXH về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lí và đạo đức

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói đến báo chí, trước hết phải nói đến người làm báo chí”, tức là nhà báo “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”

2 Vai trò xã hội của nhà báo:

- Dù với vị trí công tác nào trong hoạt động tòa soạn và trong quá trình sản xuất tin tức, nhà báo có thể và cần phải đảm trách các vai trò quan trọng –

mà những vai trò này không phải lúc nào và ai cũng có thể nhận biết một cách tự giác

+ Nhà báo là người đưa tin cho công chúng Đây là trách nhiệm xã hội hàng đầu được công chúng xã hội trao cho

+ Nhà báo là nhà tư tưởng, tức là anh ta luôn đứng trên lập trường tư tưởng nào đó, đứng về phía tiến bộ xã hội, đứng về phía nhân dân, luôn luôn

có tinh thần, thái độ và bản lĩnh bảo vệ chân lý Mặt khác, nhà báo là người khởi động, phát động tư tưởng và DLXH bảo vệ, ủng hộ cái mới, nhân tố mới

+ Nhà báo là nhà chép sử hàng ngày; do đó anh ta phải phản ánh chân thực các sự kiện và vấn đề đã và đang xảy ra; không vo tròn bóp méo ; + Nhà báo là nhà tổ chức – nhân tố tích cực liên kết sức mạnh xã hội, can thiệp xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thông qua nghề nghiệp của mình

+ Nhà báo là nhà tư vấn, chỉ dẫn cho công chúng mình, luôn đưa ra những thông tin và lời khuyên bổ ích, đúng lúc và thú vị; là người bạn lớn

Trang 4

đáng tin cậy của công chúng – tức là công chúng tin và có thể cậy nhờ được khi cần thiết

+ Nhà báo là nhà văn hóa Sản phẩm tin tức, bài vở, mà anh ta cung cấp cho công chúng xã hội cần có hàm lượng văn hóa cao và tính nhân văn sâu sắc, đưa ra đúng lúc ; trên cơ sở ấy giúp công chúng mở mang hiểu biết, góp phần bảo vệ chuẩn mực giá trị và sáng tạo giá trị mới

+ Nhà báo là nhà truyền thông – vận động xã hội có khả năng và kĩ năng thuyết phục công chúng xã hội, lôi kéo họ vào tầm ảnh hưởng của mình + Nhà báo là nhà bảo vệ - bảo vệ chân lý lẽ phải, bảo vệ giá trị đạo lí và đạo đức cộng đồng, bảo vệ pháp luật

Tuy nhiên, vai trò xã hội của nhà báo thường có thể nhìn nhận ảnh hưởng và tác động của nó được thể hiện trên các khía cạnh như trạch nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đạo đức đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội nói chung

Vai trò và trách nhiệm xã hội là các mối quan hệ tạo nên giá trị và địa vị

xã hội của nhà báo; uy tín của nhà báo tùy thuộc vào việc anh ta nhận thức

và hoàn thành các vai trò, trách nhiệm xã hội của mình như thế nào trước công chúng và dư luận xã hội, trước nhân dân và lịch sử Do đó, danh hiệu cao quý của nhà báo chủ yếu do công chúng xã hội phong tặng và tôn vinh Chính đó là sự phong tặng và tôn vinh đích thực

3 Nhân cách nghề nghiệp của nhà báo:

Có hai cách tiếp cận về mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo:

3.1 Cách tiếp cận thứ nhất: 4 nhóm phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của nhà

báo:

- Thứ nhất: Nhóm phẩm chất chính trị, bao gồm tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm chính trị; lý tưởng và bản lĩnh chính trị; nhạy bén, linh cảm chính

Trang 5

trị là những phẩm chất mà nhà báo không thể thiếu Những phẩm chất này giúp nhà báo có thể nhìn rõ hơn về thế thái nhân sinh, về cuộc đấu tranh ngày càng phức tạp giữa các thế lực, giữa các giai cấp, giữa các nước và khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa, vừa đấu tranh, cạnh tranh và hợp tác

- Thứ hai: Nhóm tri thức tổng hợp, nền tảng tri thức bách khoa, kiến thức ngành, kiến thức lĩnh vực đề tài mà anh ta chuyên tâm theo dõi Tri thức nền tảng, tổng hợp cả về bề rộng và chiều sâu, giúp nhà báo có thể thông tin chuẩn xác, giải thích và giải đáp một cách thuyết phục về các sự kiện và vấn

đề thời sự đã và đang diễn ra liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động; những tri thức này cũng là cơ sở hình thành nhân cách văn hóa, tầm nhìn văn hóa

và thái độ nhân văn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp

- Thứ ba: Phẩm chất nghề nghiệp Phẩm chất nghề nghiệp nhà báo chuyên nghiệp bắt đầu từ việc nhận thức tự giác về đối tượng công chúng được phục

vụ và lý tưởng hành nghề - bao gồm hiểu rõ vai trò vị thế xã hội của nghề báo và nhà báo trong hệ thống xã hội nói chung, để có ý thức và thái độ hành nghề đúng đắn; nắm vững các quy luật, các nguyên tắc hoạt động và chức năng xã hội của báo chí truyền thông cũng như hệ thống kỹ năng tác nghiệp

- Thứ tư: Trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề Trách nhiệm xã hội là khái niệm ngày càng được dùng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, là nội dung yêu cầu đang đặt ra ngày càng bức xúc đối với mọi hoạt động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế kinh tế thị trường, trong bối cảnh toàn cầu hóa

Đối với hoạt động báo chí, với nhà báo, trách nhiệm xã hội là tiêu chí cơ bản thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức hành nghề, bao gồm trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức

Trang 6

Đạo đức là hệ thống giá trị, chuẩn mực ứng xử trong các mối quan hệ xã hội Hệ thống giá trị đạo đức do cộng đồng tạo dựng và thừa nhận, được pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ Hệ thống giá trị đạo đức có tính lịch sử Bất kể làm nghề gì hay không, hễ là con người xã hội thì đều phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức do cộng đồng và dư luận xã hội đòi hỏi Nghề nghiệp báo chí không chỉ tác động và liên quan đến cộng đồng, đến đông đảo cư dân, mà còn quan trọng là việc tác động vào hệ thống giá trị tinh thần, tư tưởng, những quan niệm giá trị đạo đức và nhân phẩm, giá trị con người trong mối quan hệ với dư luận xã hội Trong xã hội hiện đại, cùng với quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa, vai trò của báo chí ngày càng gia tăng nhanh chóng và cùng với nó là sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề đạo đức nghề nghiệp Và trong điều kiện kinh tế thị trường, quan hệ đạo đức nghề nghiệp nhà báo cũng đa dạng và phức tạp hơn

3.2 Cách tiếp cận thứ hai:

Để góp phần nhận diện rõ hơn chân dung phẩm chất nhà báo, có thể quy

về 10 phẩm chất nổi trội:

Lập trường xã hội của nhà báo

Lập trường chính trị; lập trường xã hội – nghề nghiệp

Lập trường là thái độ, hay chỗ đứng, điểm tựa, điểm xuất phát khi tiếp cận, xem xét và đánh giá một sự kiện, hiện tượng hay vấn đề nào đó Lập trường chính trị của nhà báo có thể được hiểu là việc tiếp cận, xem xét và giải quyết các sự kiện, vấn đề thời sự xuất phát từ lý tưởng, đường lối, mục đích và nhiệm vụ đấu tranh chính trị của các chính đảng hay của quần chúng nhân dân, các giai cấp hay các nhóm xã hội Mục đích và lợi ích chính trị là cơ sở và mục tiêu cơ bản nhất của lập trường chính trị Lập trường chính trị của nhà báo thể hiện trước hết ở thái độ đối với quyền lực

Trang 7

thống trị và lợi ích của đông đảo nhân dân Nhà báo khó có thể che giấu hay khước từ lập trường chính trị, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù biểu hiện dưới hình thức và phương thức nào đi chăng nữa Nói cách khác, trong xã hội còn sự phân biệt giai cấp và khác biệt về lợi ích thì nhà báo không thoát khỏi “vòng kim cô” chi phối mình là lập trường hay khuynh hướng chính trị

Năng khiếu nghề nghiệp

Theo từ điển tiếng Việt thì năng khiếu là “tổng thể nói chung những phẩm chất sẵn có giúp con người có thể hoàn thành tốt một hoạt động ngay khi chưa được học tập và rèn luyện trong hoạt động đó” Hoặc là “những phẩm chất sẵn có của con người được bộc lộ ra ở một lĩnh vực nào đó” Như vậy, năng khiếu là những tố chất sẵn có, bẩm sinh bên trong con người và những tố chất này giúp họ hoàn thành tốt hoạt động sáng tạo tạo với chất lượng và hiệu quả cao Có thể nói rằng, năng khiếu là tín hiệu khả năng đến với nghề, là cơ chế khởi động hình thành phẩm chất nghề nghiệp, như là chất kích thích, xúc tác trong quá trình tiến hành hoạt động để có thể thể hiện năng lực và đạt được hiệu quả cao nhất

Nhận biết năng khiếu báo chí không khó, nhưng diễn đạt và phân tích nó một cách thuyết phục quả là không đơn giản Năng khiếu báo chí có thể được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, ví dụ như:

+ Trước hết, đó là tố chất thông minh, năng lực tư duy, có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, phát hiện nhanh, có khả năng phán đoan nhanh và chính xác về bản chất và xu hướng vận động của sự kiện, vấn

đề đang diễn ra; đó là sức bật của trí tuệ, độ linh hoạt của tư duy, khả năng ứng biến trong những hoàn cảnh phức tạp và ngay tức thời có thể

Trang 8

giải thích và giải đáp vấn đề công chúng quan tâm một cách thuyết phục bằng những sự kiện sống động và lý lẽ rành mạch Do đó, cũng

có người học vấn và trình độ cao nhưn chưa hẳn làm báo tốt là vậy + Thứ hai, đó là tố chất phát hiện sự kiện và vấn đề khi mới manh nha, phát hiện và chắp nối; biết cách tiếp cận, nghiên cứu, khai thác thông tin – dữ liệu, đặc biệt là khả năng xem xét phát hiện những chi tiết bình thường mà tiêu biểu, đặc trưng bản chất để có thể lột tả bản chất sự kiện, vấn đề trong sự so sánh, đối chiếu, lập luận để nêu bật giá trị thông tin và tạo ra sức hút đối với công chúng

+ Thứ ba, đó là tố chất giao tiếp hòa nhập nhanh với các nhóm xã hội, biết lắng nghe, chia sẻ và thuyết phục các nhóm đối tượng trong hoạt động thu thập và xử lý thông tin

+ Thứ tư, đó là năng lực sáng tạo, thể hiện tác phẩm báo chí Bởi vì điều tra đòi hỏi năng lực tư duy logic, khả năng phân tích sự kiện pháp

lý, phân tích vấn đề thông qua những sự kiện, lập luận chứng lý

+ Thứ năm, tự trung lại, đó là năng khiếu thuyết phục công chúng bằng các phương tiện và phương thức hành nghề, là năng lực “thu hút bạn đồng minh”, tạo ra trường ảnh hưởng thông qua sản phẩm báo chí – truyền thông cũng như thông qua hoạt động nghề nghiệp hàng ngày

Năng lực hành nghề tác nghiệp

Năng lực không phải tự nhiên sẵn có, mà do học tập, tự rèn luyện và trong điều kiện môi trường nào đó mới có thể bộc lộ và phát huy được Như vậy, năng lực nhà báo có thể hiểu là những phẩm chất cần và đủ, bảo đảm cho anh ta hoàn thành tốt công việc – cụ thể là chức năng phát hiện nguồn tin, thu thập, xử lý và truyền tải thông tin, trong hoàn cảnh và điều kiện nào đó Năng lực, sở trường và điều kiện tác nghiệp

Trang 9

là những yếu tố quan trọng khi xem xét, phân tích hiệu quả tác nghiệp của nhà báo

Tư chất cá nhân

Tư chất cá nhân là những tố chất tâm – sinh lý, thần kinh, và năng lực riêng của mỗi người Tư chất cá nhân là cơ sở hình thành tính cách, phong cách sống và làm việc của mỗi người

Do những đặc thù hoạt động nghề nghiệp báo chí, nếu tư chất cá nhân của nhà báo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp, sẽ phát huy được hiệu quả công tác Nhận biết được tư chất cá nhân của mình, nhà báo sẽ có thể rèn luyện để phát huy những mặt tích cực hoặc hạn chế những tác động ngược chiều so với yêu cầu nghề nghiệp

Kiến thức, vốn sống

Đối với những gì cần thiết cho nhà báo, từ thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, các nhà báo đã tổng kết thành những loại kiến thức cần có sau đây:

+ Thứ nhất là tri thức bách khoa, tổng hợp về tự nhiên và xã hội Loại tri thức bách khoa này không chỉ giúp nhà báo hình thành phông văn hóa với tư cách là nhà văn hóa, nhà hoạt động chính trị - xã hội, mà còn giúp phát hiện, cắt nghĩa và lý giải về mối quan hệ của sự kiện và vấn đề thông tin trong những mối quan hệ đang đặt ra

+ Thứ hai, là kiến thức về lĩnh vực đề tài mà nhà báo chuyên tân theo dõi, như kinh tế - tài chính – chứng khoán hay nông nghiệp – nông thôn, hay văn hóa – giáo dục,

+ Thứ ba, là kiến thức về nghề nghiệp báo chí Đó là những hiểu biết

cơ bản về lịch sử và lí luận báo chí, về những vấn đề có tình quy luật, quy tắc – nguyên tắc hành nghề và kĩ năng tác nghiệp, về vai trò và vị

Trang 10

thế xã hội của báo chí và nhà báo trong xã hội, về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp

Kỹ năng và kinh nghiệm

Đối với nhà báo, kĩ năng là những hành vi, thao tác nghề nghiệp hàng ngày từ việc nắm tình hình chung và tình hình cụ thể lĩnh vực được phân công theo dõi, phát hiện và tiếp cận nguồn tin, giao tiếp, khai thác thông tin – dữ liệu, đến viết bài và nghe ngóng DLXH Kinh nghiệm nghề nghiệp là những hiểu biết có được, thu được từ quá trình sống, lao động tác nghiệp, là những trải nghiệm trong thực tế hoạt động nghề nghiệp Muốn có kinh nghiệm, cần chú ý, biết và thường xuyên tổng kết kinh nghiệm hoạt động

Rèn luyện kĩ năng hành nghề, biết tổng kết kinh nghiệm bản thân và học hỏi kinh nghiệm người, học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt là công việc đòi hỏi suốt đời của nhà báo – với tư cách là nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà văn hóa – truyền thông

Trách nhiệm xã hội

Đối với nhà báo, trách nhiệm xã hội là yêu cầu khách quan, đòi hỏi

từ các mối quan hệ thuộc về bổn phận nghĩa vụ xã hội của báo chí Trách nhiệm xã hội là phạm vi bắt buộc hình thành nghề nghiệp báo chí Ý thức được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm trước Đảng và nhân dân sẽ giúp nhà báo bồi đắp bản lĩnh chính trị - xã hội – nghề nghiệp, nhanh chóng phát hiện chủ đề và đề tài cho bài viết và viết với dũng khí, bản lĩnh và cảm xúc nhiệt thành

Đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề

Đạo đức nghề nghiệp có thể được hiểu là chuẩn mực ứng xử đối với các mối quan hệ cụ thể trong quá trình tác nghiệp của nhà báo

Ngày đăng: 17/08/2016, 01:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Đà Nẵng,1997 Khác
2. Lê-nin về vấn đề báo chí, NXB Sự thật, 1972 Khác
3. Các thể loại báo chí Xô Viết. NXB Matxcova, 1972 Khác
4. Hữu Thọ, Nghĩ về nghề báo, NXB Giáo dục, 1997 Khác
5. Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1930, NXB Trí Đăng Sài Gòn, 1973 Khác
6. Leonard Ray Teel và Ron Taylor: Bước vào nghề báo, NXB TP Hồ Chí Minh, 1993 Khác
7. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em, NXB Lao động, 2001 Khác
8. Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, Nhà báo – những bí quyết kĩ năng nghề nghiệp, NXB Lao động, 1998 Khác
9. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa – thông tin, 2000 (tập 1) và 2001 (tập 2) Khác
15.Ton Plate, Lời tự thú của một nhà báo Mỹ, bản dịch của NXB Trẻ, 2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w