Theo quy định hiện hành, khi có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp sẽ tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế và gửi cơ quan Hải quan. Lợi dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên, nhiều doanh nghiệp đã khai báo giá thực tế phải trả thấp hơn so với giá trị thực tế phải thanh toán để gian lận trốn thuế. Trước tình hình đó, để tăng cường công tác quản lý trị giá hàng tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, hạn chế gian lận thương mại qua giá nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi trong thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã xây dựng danh mục các loại hành hóa với các mức thuế cụ thể. Đồng thời kiểm tra việc khai báo của các doanh nghiệp chống khai gian trốn thuế
Trang 1TÌNH HUỐNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S
Trang 2MỤC LỤC
Trang
II.4 Đề xuất phương án xử lý tình huống 13
Trang 3MỞ ĐẦU
Thực hiện đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tháng 8/2009, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta ước đạt 12 tỷ USD Với khối lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu lớn như vậy, việc thu đúng, thu đủ tiền thuế cho NSNN là một trong những thách thức lớn với ngành Hải quan Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, theo quy định hiện hành, 95% lô hàng được thông quan ngay và chỉ có 5% lô làng phải kiểm tra thực tế Việc Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm là để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu được thuận lợi Tuy vậy, có nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khai báo giá tính thuế hàng hóa thấp hơn thực tế, hoặc khai không đầy đủ các yếu tố cấu thành giá tính thuế nhằm gian lận số thuế phải nộp Theo thống kê của Trung tâm phân tích phân loại ngành Hải quan, qua tiếp nhận, xử lý hơn 50.000 mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của các đơn vị Hải quan, kết quả phân tích phân loại đã làm thay đổi khoảng 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng Trong đó, trung tâm đã thay đổi mã số hàng hóa theo hướng tăng thuế suất là khoảng 25-30%, giảm thuế suất từ 8 – 10%, còn lại là thay đổi mã số khác, nhưng không thay đổi thuế suất Như vậy trên thực tế, có khoảng hơn 10.000 mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế so với khai báo của chủ hàng Đặc biệt, có những mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế suất từ 0% lên 30 hoặc 40% Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan, 90% trường hợp kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp sau khi thông quan đều có vấn đề liên quan đến giá tính thuế
Trên đây là những vấn đề rất bức xúc trong quản lý để chống thất thu cho Nhà Nước
Trang 4Với kiến thức tiếp thu được qua lớp bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính của Học viện hành chính, từ thực tế công tác tôi chọn tình huống “Xác định giá trị tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần S” làm đề tài tiểu luận cuối khóa
Trang 5I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Theo quy định hiện hành, khi có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp sẽ tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế và gửi cơ quan Hải quan Lợi dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên, nhiều doanh nghiệp đã khai báo giá thực tế phải trả thấp hơn so với giá trị thực tế phải thanh toán để gian lận trốn thuế Trước tình hình đó, để tăng cường công tác quản lý trị giá hàng tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, hạn chế gian lận thương mại qua giá nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi trong thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã xây dựng danh mục các loại hành hóa với các mức thuế cụ thể Đồng thời kiểm tra việc khai báo của các doanh nghiệp chống khai gian trốn thuế
Sau đây là tình huống cụ thể:
- Sau khi tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Công ty cổ phần S, Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan thành phố H có văn bản kết luận số 08/KTSTQ-KL, ngày 10/11/2008 kết luận về việc Công ty không cộng tiền bản quyền và phí giấy phép vào trị giá hàng tính thuế hàng nhập khẩu Cụ thể như sau:
+ Khai sai về trị giá hàng hóa nhập khẩu dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp + Không khai báo phí bản quyền vào trị giá tính thuế đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu
- Ngày 27/10/2008, Công ty cổ phần S đã có công văn số 286/10/08/TD giải trình và kiến nghị với Đoàn kiểm tra về vấn đề trên Theo đó Công ty không đồng ý với kết luận của Đoàn kiểm tra cho rằng: Công ty đã và đang thanh toán một khoản phí kỳ vụ tương đương 5% của doanh thu tịnh từ sản phẩm cho Công ty TNHH A, Đài loan, theo hợp đồng chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ đã được Bộ khoa học và Công nghệ chứng nhận tại quyết định số 673/
Trang 6QĐ-BKHCN, ngày 06/11/2002 cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu A tại Việt Nam Khoản phí này không phải trả cho bản thanh toán các nguyên phụ liệu may mặc nhập khẩu hoặc thành phẩm
từ các nhà cung cấp khác và cũng không phải điều kiện để các nhà cung cấp đó bán nguyên phụ liệu cho Công ty Vì vậy, theo quy định của pháp luật, khoản phí này không phải cộng vào trị giá tính thuế của nguyên phụ liệ may mặc nhập khẩu (loại hình kinh doanh) như Đoàn kiểm tra đã yêu cầu
- Ngày 14/11/2008, Cục Hải quan thành phố H có công văn số 2274/HQHP-TGTT trả lời Công ty cổ phần S, khẳng định khoản tiền trên phải cộng vào trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu Sau khi nhận được công văn này, Công
ty đã có văn bản số 328/11/08/AP với nội dung không đồng ý với kết luật của Cục Hải quan thành phố H Công ty cho rằng, khoản tiền 5% Công ty thanh toán cho Công ty A là khoản tiền phí kỳ vụ thanh toán cho việc chuyển giao bí quyết kỹ thuật sản xuất mà không phải cho quyền sở hữu trí tuệ Và trong trường hợp này, bí quyết kỹ thuật không gắn liền với các đối tượng sở hữu công nghiệp
Mặt khác, doanh nghiệp cho rằng phí kỳ vụ không phải cộng vào trị giá tính thuế do không có liên quan trực tiếp đến lô hàng nhập khẩu Phí kỳ vụ chỉ trả cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật có liên quan đến việc doanh số bán hàng của Công
ty, nhưng điều đó lại không có nghĩa là việc trả phí kỳ vụ là để sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong các thành phẩm Thay vào đó, việc thanh toán phí kỳ vụ chỉ dành cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật để sản xuất
Trên căn cứ đó, Công ty khẳng định việc cộng khoản phí trên vào vị giá tính thuế hàng nhập khẩu là không đúng theo quy định do không đáp ứng đủ 3 điều kiện phải cộng theo quy định tại điểm 1, điều 2, Mục IV, thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài Chính
Trang 7II PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 2.1 Mục tiêu phân tích tình huống
Mục tiêu cần đạt được của cơ quan Hải quan, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, là đảm bảo lợi ích quốc gia thông qua việc đảm bảo sự tuân thủ về chính sách thuế và chính sách đối với mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu A, đồng thời khẳng định việc xử lý phục vụ mục đích quản lý nhà nước của mình là đúng Như vậy mục tiêu xử lý tình huống cụ thể là:
Một là, xác định đúng, đủ các khoản phí phải cộng vào trị giá tính thuế hàng
nhập khẩu
Hai là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo pháp luật được thực
thi công bằng và nghiêm minh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp
Ba là, tạo sự tin tưởng về sự công bằng trong hoạt động quản lý nhà nước
của các doanh nghiệp đối với cơ quan Hải quan và tăng cường sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp
2.2 Phân tích tình huống
Quá trình nghiên cứu tình huống dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật cho thấy những vấn đề sau:
Thứ nhất, điều kiện phải cộng vào trị giá tính thuế
Các điều kiện phải cộng vào trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ tài chính gồm
- Điều kiện 1: “Tiền bản quyền hoặc phí giấy phép phải được trả cho quyền sở hữu trí tuệ, liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị
Trang 8giá Trường hợp tiền bản quyền không liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thì không phải công vào khi xác định trị giá tính thuế”
Theo quy định trên thì việc Công ty cổ phần S phải trả 5% doanh thu tịnh từ sản phẩm là đển được sử dụng nhãn hiệu, giấy phép sản xuất, nhãn hiệu thương mại, bằng sáng chế, bản quyền thiết kế… là có liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu vì nếu không được sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ như trên thì công ty không thể biết được các thông tin liên quan đến nguyên liệu và nguồn cung cấp các nguyên liệu đó, nguồn cung cấp các máy móc thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của A để nhập khẩu số nguyên liệu về sản xuất ra hàng hóa mang nhãn hiệu
A của Công ty, hoặc nếu có biết được các yếu tố trên thì cũng không thể có bí quyết, phương pháp, bản quyền, thương hiệu để sản xuất hàng đạt chất lượng và được sử dụng nhãn hiệu A như công ty đã và đang sử dụng Điều này đáp ứng điều kiện đầu tiên là khoản phí có liên quan trực tiếp đến hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty
- Điều kiện 2: “Tiền bản quyền và phí giấy phép phải do người mua trả trực tiếp hay gián tiếp Việc trả tiền bản quyền và phí giấy phép phải là một điều kiện của việc mua bán hàng hóa nhập khẩu Người mua hàng đồng ý trả tiền bản quyền, phí giấy phép như một phần trong hoạt động mua bán nhằm mua được hành hóa nhập khẩu”
Theo quy định tại Hợp đồng chuyển giao công nghệ, định kỳ 6 tháng một lần, công ty cổ phần S phải thanh toán một khoản phí bằng 5% trên doanh thu tịnh
từ sản phẩm cho công ty TNHH A Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm 3.01, 3.02 của Hợp đồng chuyển giao công nghệ thì Triumph sẽ chuyển giao cho Công ty các thông tin, kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, đồng thời Công ty A sẽ cung cấp cho Công ty các thông tin liên quan đến nguyên liệu và nguồn cung cấp nguyên liệu đó, nhằm giúp Công ty có khả năng sản xuất các sản
Trang 9phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty A Trên thực tế, Công ty đã trả cho Công ty A số tiền như đã xác nhận trong phụ lục Biên bản kiểm tra sau thông quan Như vậy đây là một điều kiện của việc ký kết hợp đồng mua bán Do đó, điều này
đã đáp ứng được điều kiện thứ 2 nêu trên
- Điều kiện 3: “Tiền bản quyền và phí giấy phép chưa được tính trong giá của hàng hóa đang được xác định trị giá tính thuế”
Theo quy định trên thì Công ty phải khai báo với cơ quan Hải quan khoản phí để công vào trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu Tuy nhiên, trong thực
tế, Công ty đã không khai báo khoản phí đó
Do đã thỏa mãn cả 3 ràng buộc cần, nên việc cộng khoản phí 5% mà công ty
đã trả cho công ty A vào trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là hoàn toàn đúng quy định
Thứ hai, vấn đề bí quyết kỹ thuật
Theo khiếu nại Công ty đã thanh toán một khoản kỳ vụ tương đương 5% của doanh thu tịnh từ sản phẩm cho Công ty A theo hợp đồng chuyển giao công nghệ
và cung cấp dịch vụ đã được Bộ khoa học và Công nghệ chứng nhận tại quyết định
số 673/QĐ-BKHCN ngày 6/11/2002 cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu A tại Việt Nam Do đó Công ty khẳng định đây không phải khoản tiền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
Tại điểm 1.06 của Hợp đồng chuyển giao công nghệ và dịch vụ giữa Công ty
và Công ty A định nghĩa “Bí quyết kỹ thuật” như sau: “Bí quyết kỹ thuật” được hiểu là các kiến thức kỹ thuật do Công ty A nắm giữ và kiểm soát tính đến ngày có hiệu lực, cũng như trong suốt thời gian của Hợp đồng… và còn là những kiến thức liên quan đến thiết kế, sản xuất, làm mẫu, may, sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm, bao gồm cả những kiến thức kỹ thuật gắn với việc kiểm tra và quản lý chất lượng
Trang 10Theo quy định tại điểm 5, mục IV, phần I, Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ tài chính thì “tiền bản quyền và phí giấy phép” là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được chủ sở hữu trí tuệ ủy quyền hoặc người cấp phép để sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ tiền trả cho bằng sáng chế, bản quyền thiết kế, nhãn hiệu thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bản quyền tác giả, giấy phép sản xuất
Đối chiếu giữa định nghĩa tại điểm 1.06 của Hợp đồng chuyển giao công nghệ và quy định tại Thông tư 40/2008/TT-BTC thì “bí quyết kỹ thuật” mà công ty
A chuyển giao cho Công ty bao gồm cả bản quyền thiết kế phù hợp với quy định tại Thông tư 40/2008/TT-BTC Vì vậy, khoản phí 5% nêu trên là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế
Thứ ba, các căn cứ khác có liên quan đến việc phải cộng khoản phí 5%
- Theo quy định tại điểm e, khoản 2, mục VII, phần II, thông tư 40/2008/TT-BTC thì phải cộng vào trị giá tính thuế đối với các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức Trong Thông tư cũng dẫn ví dụ sau: “người nhập khẩu phải trả khoản tiền theo tỉ lệ nhất định tính trên doanh thu bán hàng, tiền cho thuê hàng hóa sau khi nhập khẩu” Như vậy, theo quy định trên thì khoản phí 5% trên doanh thu tịnh từ sản phẩm mà Công ty thanh toán cho công ty A là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu bất kể đây là hình thức gì
- Điểm 4.01 Hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định: Công ty sẽ thanh toán cho Công ty A một khoản phí kỳ vụ tương đương với 5% của doanh thu tịnh từ sản phẩm, mỗi lần sẽ được thực hiện trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc mỗi
kỳ thanh toán Đối chiếu quy định này với 4 điều kiện để xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch thì Công ty đã không thỏa mãn điều kiện thứ 3 (Sau
Trang 11khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại, không kể khoản phải cộng quy định tại điểm e, khoản 2, mục VII, phần II, Thông tư 40/2008/TT-BTC) Do đó, theo quy định thì cơ quan Hải quan sẽ không chấp nhận trị giá khai báo của Công ty và sẽ xác định lại trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định
- Theo điểm đ.1.2, Điều 2, mục VII, thông tư 40/2008/TT-BTC nêu trên, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan Hải quan bản sao có đóng dấu sao y bản chính chứng từ, tài liệu thể hiện việc trả bản quyền, phí giấy phép và văn bản cấp phép do người giữ bản quyền hoặc người giữ quyền cấp phép phát hành, nhưng Công ty không khai báo và xuất trình các yêu cầu nêu trên khi làm thủ tục hải quan cũng như chưa khai báo với cơ quan Hải quan các khoản chi phí
để cộng vào trị giá tính thuế như: chi phí bản quyền, phí giấy phép, các khoản người mua phải trả để được sử dụng các quyền về sở hữu trí tuệ…
- Do công ty không kê khai đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế và cơ quan Hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế, nên cơ quan Hải quan có thể bác bỏ trị giá khai báo và ấn định thuế theo quy định tại điều 39, luật quản lý thuế
- Trên thực tế, việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu A là phải trả tiền bản quyền, nhưng Công ty đã không đề cập tới trong công văn giải trình
- Theo khoản 3, điều 17 Luật chuyển giao công nghệ, trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền
sử dụng công nghệ phải được thực hiện với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Pháp luật về sở hữu trí tuệ
Trang 12Như vậy việc Công ty S không cộng vào để tính thuế là sai, vi phạm luật thuế làm thất thu cho nhà nước
2.3 Nguyên nhân – hậu quả
Một là, nguyên nhân
- Doanh nghiệp không khai báo đầy đủ các yếu tố cấu thành trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
- Hiệp định trị giá GATT/WTO là một hiệp định mang tính kỹ thuật cao, có thể gây một số tranh chấp trong quá trình thực hiện
Hai là, hậu quả
- Giải quyết tình huống không tốt có thể gay ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan Hải quan
- Có thể dẫn đến tình trạng trốn thuế trong các trường hợp tương tự, làm cho tình trạng gian lận qua giá trở nên trầm trọng hơn
- Không đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp
2.4 Đề xuất phương án xử lý tình huống
Để giải quyết tình huống trên có cơ sở pháp lý, phương án xử lý cụ thể là
- Báo cáo Bộ Tài chính, xin chỉ đạo cụ thể
- Khẳng định khoản phí 5% trên doanh thu tịnh từ sản phẩm mà công ty đã thanh toán cho Công ty A là khoản tiền phải cộng vào trị giá tính thuế
- Rà soát các trường hợp phát sinh tương tự như của Công ty cổ phần S đã phân tích ở trên
Xử lý theo phương pháp này có các ưu điểm như sau