1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong việc xuất khẩu cá ngừ đại dương ở VN

77 585 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 316,29 KB

Nội dung

Do đó, quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cángừ đại dương là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các nhà xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn canh tranh kh

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với bờ biển dài 3.260 km chưa kể các đảo và vùng đặc quyền kinh tế hơn 1triệu km2, Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn và quản lý các nguồn lợi thủysản Bởi lẽ, đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam Ngày25.07.1994, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 63 của Công ước Luậtbiển; với tư cách là thành viên của Công ước, Việt Nam luôn luôn tôn trọng cácđiều khoản của Công ước và thực thi những cam kết quốc tế của mình

Trong những năm vừa qua, ngành thủy sản nước ta đã có những bước pháttriển nhảy vọt Nếu như năm 1981, sản lượng thủy sản cả nước chỉ có 600 nghìn tấnthì hiện nay đạt hơn 4,3 triệu tấn Kim ngạch xuất khẩu năm 1981 là 15,2 triệu USD,nay tăng lên 4,25 tỷ USD Việt Nam đã trở thành một trong mười nước xuất khẩuthủy sản hàng đầu thế giới Ngành thủy sản tạo việc làm cho hơn bốn triệu lao động,chưa kể những lao động gián tiếp như công nghiệp chế biến, dịch vụ xuất khẩu, hệthống thương mại, đóng tàu, Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đóng một vai tròquan trọng trong nền kinh tế đất nước Trong đó có sự đóng góp không nhỏ củangành xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

“Trong những năm gần đây, nghề khai thác cá ngừ đại dương phát triển khá nhanh,

cả về quy mô công nghiệp đánh bắt hải sản và quy mô nhỏ của hộ ngư dân, đặc biệt

là ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa Nhận thức được hiệu quả của nghề câu

cá ngừ đại dương, thời gian qua, ngành thủy sản xem đây là đối tượng, mục tiêu đểphát triển nghề khai thác cá xa bờ” [10] Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2010,kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thốngnhư Mỹ, Nhật Bản, Canada,… đều tăng trưởng mạnh; đặc biệt, có thị trường Mỹ vàCanada tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước Ước tính từ đầu năm đến nay,kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của cả nước đạt gần 100 triệu USD, tăng hơn 100% cả

1

Trang 2

về khối lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm 2009 với giá xuất khẩu trung bình đạt3,83 USD/kg [23].

Tuy nhiên, nghề câu cá ngừ đại dương nói riêng và nghề khai thác các ngừnói chung bắt đầu phát triển trong khoảng 15 năm trở lại đây So với các quốc giakhác trong khu vực như Inđônêxia và Nhật Bản…chúng ta có xuất phát điểm thấp

và chậm hơn nhiều Vì vậy, trong quá trình khai thác, chế biến và xuất khẩu cácdoanh nghiệp và ngư dân không thể không tránh khỏi thách thức Sức ép cạnh tranhtrong xuất khẩu ngày càng cao, rào cản kỹ thuật từ các nước liên tục có những thayđổi, trong khi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của nước ta chưa đồng bộ; việckhai thác trái phép của một bộ phận ngư dân nước ngoài đã trực tiếp ảnh hưởng đếnđời sống của ngư dân và ảnh hưởng đến các mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam

và các nước trong khu vực Vấn đề nuôi trồng, đánh bắt xa bờ vẫn còn quy mô nhỏ,lạc hậu Ứng dụng khoa học, kỹ thuật hạn chế, các mô hình công nghiệp còn ít.Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tuợng nước mặn xâm nhập sâu vào đấtliền đang đe dọa nghiêm trọng đến nghề nuôi thủy sản Bên cạnh đó, việc tạothương hiệu cho thủy sản Việt Nam đến nay vẫn chưa làm được Tình trạng rớt giáliên tục tái diễn mà phần thiệt luôn về phía ngư dân [2]

Điều đó nói lên một thực tế là có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình xuấtkhẩu cá ngừ đại dương hiện nay Do đó, quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cángừ đại dương là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các nhà xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn canh tranh khốc liệt hiện nay Chính vì vậy,quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinhdoanh xuất khẩu thủy sản cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tế

Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống lại những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro

- Phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương, thuthập dữ liệu để nhận dạng các rủi ro và xác định các nguyên nhân gây ra rủi ro đó

Trang 3

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro trongquá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương trước những thời cơ và thách thức.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện nay.

Đối tượng khảo sát là các ngư dân, các vựa, nậu, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừđại dương ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Tác giả nghiên cứu về rủi ro trong quá trình xuất khẩu cángừ đại dương ở Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Bình Định, PhúYên, Khánh Hòa; đây là những tỉnh có sản lượng khai thác cá ngừ lớn nhất ở nướcta

+ Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2010

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: Để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi rotrong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam, tác giả đã tiếnhành phỏng vấn trực tiếp ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa;các nậu, vựa, các công ty, các chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn

ba tỉnh nói trên

- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: Kết hợp kết quả điềutra với các số liệu từ báo cáo tổng kết của các tổ chức, hiệp hội để phântích, đánh giá, so sánh và tổng hợp

- Phương pháp tư duy: Tác giả sử dụng phương pháp tư duy logic trong phântích thực trạng công tác quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đạidương ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp

5 Tính mới của đề tài

Cá ngừ đại dương là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng trongviệc phát triển kinh tế của đất nước; nó đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn, góp phầncải thiện đời sống của nhiều gia đình Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có công trìnhnghiên cứu về cá ngừ đại dương mà mới dừng lại ở những bài báo, bài hội thảo viết

về lĩnh vực này như: Mối nguy Histamine và các biện pháp kiểm soát trong sản xuất

Trang 4

vùng 3; Thực trạng khai thác cá ngừ đại dương Phú Yên và đề xuất giải pháp của

Kỹ sư Lê Quỳnh Ba, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên; Những giải pháp hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ của Bùi Thị Phương Oanh, Phòng Chính trị Bộ đôi Biên phòng Phú Yên; Vai trò của Nậu trong hoạt động thu mua và tiêu thụ cá ngừ đại dương ở ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa của nhóm nghiên cứu về

Nậu/Vựa trong nghề cá ở Việt Nam, thuộc dự án ALMRV; v.v… có thể nói đây là

đề tài hoàn toàn mới mẽ ở nước ta

Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, tác giả chọn đề tài

“Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam” mở ra

hướng nghiên cứu mới cho mình Trong luận văn, tác giả tìm hiểu thực trạng rủi rotrong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam, đồng thời vạch ra một sốnguyên nhân gây ra rủi ro trong lĩnh vực này Từ đó, tác giả đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro xuất khẩu

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được chiathành ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đạidương ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cángừ đại dương ở Việt Nam thời gian đến

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH

KINH DOANH XUẤT KHẨU

Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho các nhà doanh nghiệp, đặc biệt đốivới các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp hơn.Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, không thể loại bỏ hẳn nhưng doanh nghiệp

có thể phòng ngừa và hạn chế tác động của rủi ro bằng các biện pháp hợp lý

Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường pháikhác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Những địnhnghĩa này rất đa dạng và phong phú

Theo trường phái truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểmhoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn cóthể xảy ra cho con người

Theo trường phái trung hòa: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro

có tính hai mặt: vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực Rủi ro có thể gây ra

Trang 6

những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,… nhưng cũng chính rủi ro có thể mang đến cho con người những cơ hội.

Theo Allan Willet, một học giả Mỹ cho rằng: “Rủi ro là một bất trắc cụ thểliên quan đến một biến cố không mong đợi”

Theo Frank Knight, một học giả Mỹ định nghĩa: “Rủi ro là những bất trắc cóthể đo lường được”

Theo Williams, JR, Smith and Young lại cho rằng: “Rủi ro là những kết quảtiềm ẩn có thể xảy ra, khi rủi ro xảy ra thì kết quả là điều không thể nhìn thấy trướcmột cách chắc chắn”

Trích dẫn sách tài chính doanh nghiệp hiện đại: Rủi ro được xem là khả năngxuất hiện các khoản thiệt hại tài chính Những chứng khoán nào có khả năng xuấthiện các khoản lỗ lớn được xem như là có rủi ro lớn hơn những chứng khoán có khảnăng xuất hiện khoản lỗ thấp

Ngoài ra, một số học giả trong nước cho rằng:

- Rủi ro là sự bất trắc gây mất mát

- Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả

- Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất

Từ những khái niệm trên, có thể đi đến khái niệm về rủi ro xuất khẩu như

sau: “Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là những bất trắc có thể xảy ra ngoài

ý muốn trong quá trình kinh doanh xuất khẩu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu”.

Phân loại rủi ro

Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, chiến lược phát triển kinh tếcủa nước ta hướng mạnh đến xuất khẩu, rủi ro xuất khẩu ngày càng phức tạp và đadạng Việc phân loại rủi ro xuất khẩu có ý nghĩa thiết thực, giúp đưa ra các giải phápphòng ngừa rủi ro có hiệu quả, rủi ro xuất khẩu có thể phân thành nhiều loại Tuynhiên, việc phân loại rủi ro xuất khẩu theo yếu tố chủ quan, khách quan có ý nghĩathiết thực hơn trong việc tìm ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro cho các doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu

Trang 7

Nhóm rủi ro do các yếu tố khách quan

Rủi ro do hiểm họa: Những rủi ro do lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh,…

tác động bất lợi đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hậu quả rủi ro

do thiên tai mang lại thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải phá sản vì rủi ro này

Rủi ro chính trị, pháp lý: Loại rủi ro mà các nhà kinh doanh nhất là các

doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lo ngại nhất Bởi vì, trước khi xây dựng chiếnlược kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp hay quyết định ký một hợp đồng xuấtkhẩu phải dựa vào tình hình kinh tế – xã hội, dựa trên các quyết định,… một biếnđộng mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn mọi dự đoán của doanhnghiệp và làm doanh nghiệp thất bại

Rủi ro do lạm phát: Sự tăng giá bình quân của hàng hóa Các doanh nghiệp

luôn gặp các rủi ro do các biến động kinh tế Rủi ro lạm phát là một điển hình trongcác rủi ro do biến động kinh tế Khi lạm phát xảy ra ở mức độ cao thì hợp đồng xuấtkhẩu sẽ không có ý nghĩa Trong kinh doanh xuất khẩu, thời gian kể từ khi tính toánhiệu quả của thương vụ xuất khẩu đến khi nhận tiền hàng thanh toán từ phía nướcngoài tương đối dài, trung bình 30 – 45 ngày Do vậy, xác suất xảy ra lạm phát làkhông phải nhỏ

Rủi ro hối đoái: Sự không chắc chắn về một khoản thu nhập hay chi trả do

biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng Tronghợp đồng xuất khẩu, rủi ro do xuất khẩu xảy ra khi ngoại tệ mà doanh nghiệp xuấtkhẩu nhận được trong tương lai giảm giá so với đồng nội tệ Nghĩa là tiền thu vềđược qui đổi ra đồng nội tệ giảm so với dự kiến

Rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thương: Hệ thống các nguyên tắc,

biện pháp kinh tế, hành chính, luật pháp nhằm điều tiết các hoạt động mua bán quốc

tế của một nhà nước trong một giai đoạn nhất định Hầu hết các chính sách ngoạithương của các nước thay đổi theo từng giai đoạn tùy theo mục đích, định hướng củanhà nước đó trong từng thời kỳ khác nhau Sự thay đổi thường xuyên của các định chếnày là một đe dọa lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì các doanh nghiệp này khôngnhững chịu

Trang 8

rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thương trong nước mà còn chịu ảnh hưởng bởichính sách ngoại thương của các nước xuất khẩu Trong rủi ro do sự thay đổi chínhsách ngoại thương, doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp nhiều rủi ro về qui định hạnngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và các qui định hành chính khác.

Rủi ro do sự biến động giá: Bao gồm rủi ro do biến động giá các yếu tố đầu

vào và giá xuất khẩu trên thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩucủa doanh nghiệp, đặc biệt đối với các hợp đồng xuất khẩu có thời gian dài Biếnđộng giá cả các yếu tố đầu vào như: biến động giá cả nguyên vật liệu, chi phí lưuthông… các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt quan tâm đến rủi ro này vì các hợpđồng xuất khẩu thường được các doanh nghiệp ký trước khi tiến hành mua hàng đểxuất khẩu

Nhóm rủi ro do các yếu tố chủ quan mang lại

Rủi ro do thiếu vốn: Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh

nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ Song do thiếuvốn, doanh nghiệp không đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất tối

ưu Từ đó, không đủ sức cạnh tranh với đối thủ dẫn tới việc mất thị phần… Ngoài ra,trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro do thiếu vốn còn làm cho quá trình thực hiện hợpđồng xuất khẩu không được đảm bảo, dẫn tới giao hàng chậm

Rủi ro do thiếu thông tin: Các nhà xuất khẩu hơn ai hết phải là những người

biết rõ thông tin về giá cả, sự biến động trên thị trường thế giới, đặc biệt là nhữngthông tin về đối tác Việc thiếu những thông tin sẽ mang lại những hậu quả khólường cho doanh nghiệp Doanh nghiệp phải tiến hành những hoạt động kinh doanhxuất khẩu với các “công ty ma”, đến khi không được thanh toán tiền hàng mới biếtmình bị lừa Hơn nữa, việc không nắm bắt được những biến động giá cả trên thịtrường thế giới, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với giá thấp đến khi giá trên thịtrường tăng vọt, làm cho giá trong nước của mặt hàng cũng tăng theo, khiến doanhnghiệp đó bị lỗ Chính vì thế sự bùng nổ thông tin như hiện nay, để nhận biết vàtránh những sai lệch thông tin không còn cách nào khác là doanh nghiệp cần phảicoi nó như là một trong những yếu tố chủ yếu đem lại rủi ro cho mình

Trang 9

Rủi ro do năng lực quản lý kém: Rủi ro được xem không có phương thức

hữu hiệu nào trị được Một nhà xuất khẩu có năng lực quản lý kém sẽ liên tục gặpnhững rủi ro khác nhau: tưởng làm như vậy là kịp thời nhưng thực tế là quá trễ, tínhtoán như vậy tưởng là lời nhưng thực tế là lỗ, quan hệ như vậy cứ nghĩ là khách hànghài lòng nhưng thực tế khách hàng rất thất vọng…

Rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có thể nói, rất nhiều

doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay còn thiếu nhân viên có trình độnghiệp vụ ngoại thương, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Sự thiếu hiểu biết vềluật pháp và tập quán kinh doanh quốc tế mà biểu hiện là sự hố giá, nhầm chấtlượng, thiếu số lượng, vi phạm giao kết trong hợp đồng và L/C… Một khi trình độnghiệp vụ của nhân viên ngoại thương còn yếu kém thì họ dễ dàng bị mắc lừa vàhậu quả là rủi ro phát sinh thường xuyên và liên tục

Nhóm rủi ro căn cứ theo qui trình thực hiện kinh doanh xuất khẩu

Rủi ro khi chào hàng: Việc doanh nghiệp thể hiện rõ ý định bán hàng của

mình Trong mua bán quốc tế có hai loại chào hàng chính: chào hàng cố định vàchào hàng tự do

Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định cho người mua,

mà người chào hàng bị ràng buộc vào lời chào của mình

Chào hàng tự do là loại chào hàng không ràng buộc trách nhiệm đối vớingười phát ra nó

Những rủi ro thường gặp khi chào hàng: không nêu rõ tên hàng, phẩm chất,giá cả, điều kiện giao hàng, thời gian hiệu lực không rõ ràng…

Rủi ro khi đàm phán: Trong mua bán quốc tế người ta chủ yếu sử dụng các

phương thức đàm phán như: đàm phán giao dịch qua thư tín, đàm phán giao dịchqua điện thoại, đàm phán giao dịch trực tiếp, tùy theo hình thức đàm phán qua giaodịch và sự thông thạo của người đàm phán mà doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro

cơ bản sau:

Trang 10

- Đối với hình thức giao dịch qua thư từ: Đó là sự chuẩn bị kém về nội dung, hìnhthức làm cho khách hàng có sự nhầm lẫn về ngôn ngữ hay nội dung mà người bánmuốn chuyển tải do có sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán kinh doanh.

- Đối với hình thức giao dịch qua điện thoại: Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro do ngôn

từ sử dụng không rõ ràng, gãy gọn, kém linh hoạt, đôi khi sự không lịch thiệp tronggiao tiếp có thể làm cho doanh nghiệp mất đi một hợp đồng có giá trị sinh lợi lớn

- Đối với hình thức giao dịch trực tiếp: Đó là sự thiếu hiểu biết về đối tác, chưa chuẩn

bị đầy đủ những tư liệu cần thiết có liên quan, thiếu kỷ năng, nghệ thuật đàm phán,thiếu kế hoạch đàm phán

Rủi ro khi soạn thảo: Quá trình soạn thảo hợp đồng là một trong những

khâu quan trọng, nếu chuẩn bị chu đáo doanh nghiệp có thể phòng ngừa và hạn chếnhững rủi ro khác nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng Những rủi ro thườnggặp trong khâu soạn thảo là không dẫn chiếu các tập quán, văn bản pháp luật có liênquan, thiếu những điều khoản cần thiết của hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản bảo

vệ quyền lợi của doanh nghiệp như điều chỉnh giá các hợp đồng có thời gian thựchiện dài, giao hàng, thanh toán, trọng tài… không đưa vào những thỏa thuận trongđàm phán, ngôn từ sử dụng không rõ ràng

Rủi ro khi ký kết: Quá trình ký kết thường rất ít xảy ra rủi ro đối với doanh

nghiệp, ngoại trừ những nhân tố tiêu cực Tuy nhiên các doanh nghiệp có thể mắcnhững rủi ro sau: không kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng, không đốichiếu các khoản đã đạt được cũng như không kiểm tra các phụ kiện của hợp đồng

Rủi ro trong quá trình chuẩn bị nguồn hàng: Quá trình chuẩn bị nguồn

hàng là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Doanhnghiệp chỉ có thể thực hiện tốt hợp đồng khi đã chuẩn bị hàng hóa đủ số lượng vàchất lượng, đúng theo yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu Trước khi xuất khẩu các sảnphẩm hầu hết phải trải qua một giai đoạn sản xuất, chế biến hay ít nhất cũng trải quamột giai đoạn thu gom từ nhiều nguồn Do đó, quá trình chuẩn bị nguồn hàng chịu

Trang 11

ảnh hưởng lớn của môi trường tự nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội… rủi ro trongkhâu này là không tránh khỏi.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có lẽ là người phải chịu nhiều rủi

ro trong khâu này nhất Rủi ro nhất của doanh nghiệp trong khâu này là khi đã kýhợp đồng xuất khẩu với khách hàng nước ngoài rồi mới chuẩn bị hàng sau Đó làcác đại lí giao hàng không đủ số lượng hoặc đủ số lượng nhưng chất lượng không

đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, chưa kể những rủi ro khác như đột biến của giá mua, thiêntai… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi những rủi ro về bảo quản,bao bì, đóng gói, kí mã hiệu… nếu không có biện pháp phòng ngừa

Rủi ro trong quá trình vận chuyển: Tuỳ theo từng loại hợp đồng và những

điều kiện cơ sở giao hàng mà mức độ rủi ro trong quá trình vận chuyển sẽ khác nhau.Thông thường trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp thường gặp những rủi ro như:thuê phương tiện vận tải không phù hợp với tính chất hàng hóa, chèn lót, sắp đặtkhông đúng kỹ thuật,… hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường được vận chuyểnbằng đường biển, song các nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp lại chưa thông thạo

về nghiệp vụ thuê tàu Nghiệp vụ vận tải của các nhân viên này còn yếu, chưa đáp ứngyêu cầu thực tiễn Rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa không phải là ít

Rủi ro trong quá trình giao nhận: Rủi ro mà các doanh nghiệp thường gặp

trong quá trình giao nhận hàng xuất khẩu do những nguyên nhân chính sau:

- Thiếu thông tin về hãng tàu, lịch trình, địa điểm, chi nhánh, chuyển tải…không chủ động trong việc chuẩn bị hàng để giao

- Không nắm vững các khái niệm về thời gian xếp dỡ, thời gian tàu đến cảngxếp hàng, do đó không chủ động giao hàng để tránh bị phạt do chậm xếp hàng

- Không nắm vững kỹ thuật giao hàng, bố trí sắp xếp hàng hóa trên phương tiện vậntải để đảm bảo chất lượng và số lượng được giao, không sử dụng đúng trong hợpđồng

- Chưa thông thạo các thủ tục hải quan, hoặc không chuẩn bị đầy đủ cácchứng từ cần thiết để tiến hành kiểm hóa, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng

- Không thông báo giao hàng cho khách hàng biết theo qui định của hợp đồng

Trang 12

- Không chủ động trong việc thuê tàu vì “bán FOB, mua CIF”, nên các doanh nghiệpxuất khẩu Việt Nam thường gặp rủi ro trong quá trình giao nhận, nhất là làm thếnào giao hàng phù hợp với L/C Vì thế quá trình giao hàng được tiến hành trongthời gian ngắn và cập rập là điều tất yếu dẫn đến rủi ro lớn.

- Rủi ro trong quá trình giao nhận ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện hoàn chỉnhmột hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Bởi vì, để được thanh toán đầy đủ tiềnhàng, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ những chứng từ cần thiết Trong đó vận đơn

là một trong những chứng từ cần thiết chứng minh việc giao hàng của doanhnghiệp Vì vậy, phòng ngừa rủi ro trong quá trình giao nhận là hết sức cần thiếttrong kinh doanh xuất nhập khẩu

Rủi ro trong quá trình thanh toán: Cùng với sự phát triển của thương mại

quốc tế, các phương tiện thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng và phong phú, do đórủi ro trong thanh toán quốc tế ngày càng cao Các phương thức thanh toán mà cácdoanh nghiệp Việt Nam áp dụng trong xuất khẩu chủ yếu vẫn là L/C và TT hoặc

MT và CAD

Quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu

Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu

Có rất nhiều quan điểm về quản trị rủi ro, trong phạm vi luận văn này chúngtôi muốn đưa ra khái niệm về quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu như sau:

“Quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là một quá trình có tính chất toàn diện

và có hệ thống nhằm nhận dạng, tìm ra những nguyên nhân, sau đó kiểm soát phòngngừa nhằm giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi trong quátrình kinh doanh xuất khẩu”

Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu

Nội dung chính của quản trị rủi ro bao gồm:

- Nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro

- Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro

- Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện

Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro

Trang 13

Nhận dạng rủi ro: Nhằm xác nhận những thông tin về nguồn gốc rủi ro, các

yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất Nhận dạng rủi robao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn

bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không nhữngrủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những rủi ro của tổ chức, trên cơ sở

đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp

Phân tích rủi ro: Xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro trên cơ sở

mới tìm ra các biện pháp phòng ngừa

Đo lường rủi ro: Thu thập số liệu và phân tích đánh giá Tần suất xuất hiện

rủi ro là số lần xảy ra tổn thất trong một khoảng thời gian nhất định Mức độ nghiêmtrọng của rủi ro tổn thất mất mát

Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro

Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chươngtrình nhằm đến mục tiêu né trách, đề phòng và hạn chế hay nói cách khác là kiểmsoát tần suất, độ lớn của các tổn thất và các ảnh hưởng bất lợi khác của rủi ro

Các chương trình kiểm soát rủi ro khác nhau ở mỗi tổ chức, tuy nhiên các tổchức có thể sử dụng công cụ và kỹ thuật được sắp xếp theo các nhóm sau:

Né tránh rủi ro là phương pháp kiểm soát rủi ro bằng cách né tránh nhữnghoạt động, con người, tài sản có khả năng làm phát sinh các tổn thất Trước hết làchủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra và sau đó loại bỏ những nguyên nhân gây

ra rủi ro

Ngăn ngừa tổn thất: Nhóm các biện pháp làm giảm bớt tổn thất; giảm tầnsuất tổn thất xảy ra hoặc giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra Hoạt động ngănngừa rủi ro là tìm cách can thiệp vào ba mắc xích đầu tiên của chuỗi rủi ro: mối nguyhiểm, môi trường rủi ro và sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường

Giảm thiểu rủi ro: Nhóm các biện pháp này sử dụng khi rủi ro đã xảy ra, tấncông vào các rủi ro nhằm làm giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất, giảm bớt sựthiệt hại do rủi ro gây ra Mặc dù sử dụng sau khi tổn thất đã xảy ra nhưng các biệnpháp này phải lập kế hoạch trước khi tổn thất xảy ra thì công việc mới có hiệu quả

Trang 14

Phân chia rủi ro: Kỹ thuật cắt rời các rủi ro độc lập nhau để nếu xảy ra tổnthất chúng không xảy ra hiện tượng dây chuyền Một sự kiện đơn lẻ sẽ ít gây tổnthất nặng nề hoặc làm ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của tổ chức Thí dụ, người

ta ngăn rừng thành thửa, mỗi thửa vài dặm vuông tách rời nhau đề phòng khi có hỏahoạn sẽ chỉ cháy hết thửa đó thôi không cháy lan sang các thửa khác

Chuyển giao rủi ro: Tạo ra nhiều thực thể thay vì phải một mình gánh chịu rủi

ro Muốn vậy nhiều khi phải chịu một khoản phí nhất định, vì vậy, phải cân nhắc hiệuquả của hoạt động này cũng như hậu quả của các rủi ro tiềm tàng

Tài trợ rủi ro

- Tài trợ sau tổn thất

+ Các nguồn tài trợ sẵn có sau tổn thất:

Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn: Vấn đề tài trợ sau tổn thất chỉ đặt ra khi công

ty quyết định tái đầu tư và có thể có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa quyết định tái đầu

tư và tài trợ Phí cơ hội của việc không có tiền để tái đầu tư có quan hệ cùng chiềuvới tỷ suất nội hoàn (IRR) của việc tái đầu tư Năng suất tái đầu tư lại phụ thuộc vàonăng suất sử dụng vốn trước tổn thất và sự tàn phá do tổn thất gây ra

Nợ: Tài khoản thấu chi là một khoản vay doanh nghiệp đã đặt trước với ngânhàng phòng khi hữu sự Trong ngắn hạn hình thức vay này có giá trị như tiền mặt vềphương diện tính thanh khoản của doanh nghiệp và thường được sử dụng như mộtcông cụ giúp giảm bớt sự biến động của ngân lưu hoạt động

Vốn cổ phần: Phát hành cổ phiếu mới để tài trợ tổn thất là biện pháp thườngđược dùng nhất Lúc đó các điều khoản phát hành phụ thuộc vào nhận định của nhàđầu tư về tương lai của doanh nghiệp sau khi tổn thất xảy ra và tình hình thị trường

cổ phiếu lúc đó

+ Ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Nợ có chi phí thấp hơn vốn cổ phần: Ở vị trí nhà đầu tư thì trái phiếu ít rủi

ro hơn cổ phiếu, vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận mua trái phiếu có lợi suất thấp hơn

cổ phiếu Trong khi doanh nghiệp lại thấy trái phiếu là rủi ro hơn cổ phiếu nên họcũng sẵn lòng tăng lợi suất cổ phiếu để huy động vốn cổ phần Nợ rẻ hơn vốn cổ

Trang 15

phần theo nghĩa lợi suất trung bình của trái phiếu hiện nay thấp hơn lợi suất mà cácnhà đầu tư mong đợi khi mua cổ phiếu mới và chính lợi suất trung bình xác định giácủa chứng khoán phát hành.

Chi phí của nợ và vốn cổ phần tăng theo tỉ lệ nợ của doanh nghiệp: Phát hành

nợ càng nhiều rủi ro do vỡ nợ của doanh nghiệp càng lớn, từ đó lợi suất nhà đầu tưcàng cao

+ Chi phí giao dịch và tổn thất do gián đoạn

Chi phí giao dịch và tổn thất do gián đoạn đều ảnh hưởng bất lợi đến hiện giácủa ngân lưu từ tái đầu tư Chi phí giao dịch bao gồm các chi phí liên quan đến việcphát hành chứng khoán, chi phí về pháp lý, chi phí xử lý hồ sơ trong công ty Cácchi phí này làm sụt giảm ngân lưu mong đợi ở năm tổn thất xảy ra và hồi phục dần

về mức độ ổn định hơn các năm sau

- Tài trợ trước tổn thất bằng bảo hiểm:

Bảo hiểm có 2 chức năng: Cung cấp nguồn tài chính tài trợ cho tái đầu tư, ổnđịnh dòng thu nhập của doanh nghiệp

+ Phân tích trước tổn thất của bảo hiểm: Tài trợ trước tổn thất bằng bảo hiểm

sẽ tăng thêm giá trị của vốn cổ phần so với tài trợ nợ sau khi tổn thất xảy ra

+ Bảo hiểm và chi phí vốn: Bảo hiểm sẽ giảm rủi ro cho doanh nghiệp, vìvậy, nhà đầu tư sẵn lòng chấp nhận một lợi suất thấp hơn, từ đó làm giảm chi phívốn của doanh nghiệp

+ Bảo hiểm về tổn thất do gián đoạn: Tổn thất do gián đoạn là tổn thất thunhập sau khi rủi ro xảy ra và không khôi phục lại được bằng biện pháp tái đầu tư.Tuy nhiên, phương án tái đầu tư luôn được lựa chọn dù tài trợ bằng bảo hiểm haybằng nợ vì lãi suất tái đầu tư Tuy nhiên, tài trợ bằng bảo hiểm được ưa thích hơn vìlợi suất mong đợi của cổ đông thấp hơn phương án tài trợ bằng nợ

+ Bảo hiểm tài sản dư thừa: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cạnhtranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, nhiều công ty lâm vào cảnh phá sản Đểgiảm thiểu rủi ro khi công ty vỡ nợ, bảo hiểm đã hỗ trợ một cách hiệu quả cho trái

Trang 16

chủ Phí bảo hiểm là tiền của cổ đông bỏ ra nhưng lợi ích từ bảo hiểm thì đượcchuyển một phần qua trái chủ dưới hình thức làm giảm rủi ro vỡ nợ.

Quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu

Quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu

Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn chuẩn bị là khâu đầu tiên và giữ vai trò quan trọng trong quá trìnhđàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu Trong giai đoạn này nhìn chung để hợp đồngđạt hiệu quả cao chúng ta cần phải chuẩn bị những vấn đề như: ngôn ngữ, thông tin,năng lực của người đàm phán và thời gian đàm phán Tuy nhiên, ở đây chúng tôichỉ đề cập vào khâu chuẩn bị thông tin Nội dung của những thông tin thì rất phongphú nhưng tác giả chỉ tập trung vào những thông tin cơ bản như sau:

Thông tin về hàng hóa

Người đàm phán cần phải nắm vững về những thông tin liên quan đến hànghóa như chất lượng hàng hóa như thế nào bao gồm các tiêu chuẩn cơ lý hóa, khảnăng cung cấp hàng của doanh nghiệp, ngoài ra còn có những yếu tố khác như thời

vụ, vị thế lúc bán hàng, các qui định về qui cách, phẩm chất, bao bì

Thông tin về thị trường, giá cả

Người đàm phán cần phải nắm những thông tin dự đoán xu hướng biến độnggiá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu, sự khủng hoảng, số lượng trữ kho và

sự tham gia đầu cơ của các yếu tố thị trường

Tìm hiểu đối tác

Như lịch sử công ty, ảnh hưởng của công ty trong xã hội, uy tín, tình hình tàichính, mức độ trang bị kỹ thuật, số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm, địnhhướng phát triển trong tương lai…

Giai đoạn đàm phán

Trong giai đoạn này cần lưu ý những vấn đề sau:

• Cần diễn đạt chính xác ý kiến của mình, cố gắng làm cho lời nói có tính thuyếtphục, nên dùng cách diễn giải chậm rãi, rõ ràng thân thiện đôi chỗ có pha chút hàihước để tạo bầu không khí thân thiện

Trang 17

• Cần chú ý lắng nghe ý kiến của đối tác, đừng cướp lời họ, đừng vội vàng đưa ra nhận xét.

Giai đoạn kết thúc và ký kết hợp đồng

Trong giai đoạn này cần chú ý những điểm sau:

• Cần thỏa thuận với nhau tất cả những điều khoản cần thiết trước khi ký kếthợp đồng

• Hợp đồng thường do một bên soạn thảo, trước khi ký kết bên kia cần kiểmtra kỹ lưỡng, đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán

Quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu

Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán

Nếu thanh toán bằng L/C, người bán cần:

• Nhắc nhở người mua mở L/C theo đúng yêu cầu

• Kiểm tra L/C

• Sau khi kiểm tra L/C nếu thấy phù hợp với hợp đồng thì tiến hành giao hàng cònkhông phù hợp thì thông báo ngay cho người mua và ngân hàng mở L/C, để tuchỉnh, cho đến khi phù hợp thì tiến hành giao hàng

Nếu thanh toán bằng CAD, người bán cần nhắc người mua mở tài khoản kýthác đúng theo yêu cầu, khi tài khoản đã mở cần liên hệ với ngân hàng để kiểm tra điềukiện thanh toán, cần chú ý tên các chứng từ cần xuất trình, người cấp, số bản… kiểmtra xong nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng

Nếu thanh toán TT trả trước, nhắc nhở người mua chuyển tiền đủ và đúnghạn Chờ ngân hàng báo có rồi mới tiến hành giao hàng

Còn các phương thức thanh toán khác như TT trả sau, D/A, D/P thì người bánphải giao hàng rồi mới có thể thực hiện được các công việc của khâu thanh toán

Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu

Người xuất khẩu cần phải đi gom hàng cho đủ số lượng và chất lượng nhưtrong hợp đồng Ngoài ra còn chuẩn bị trước các vấn đề như bao bì đóng gói, ký mãhiệu, vận chuyển hàng hóa đến kho riêng hay đến cửa khẩu

Kiểm tra hàng hóa để xuất khẩu

Trang 18

Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng vềphẩm chất, số lượng và trọng lượng, nếu hàng xuất khẩu là nông, lâm, thủy sản cầnphải kiểm tra khả năng lây lan (tức là kiểm dịch).

Việc kiểm nghiệm, kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: cấp cơ sở và cấp cửakhẩu Trong đó việc kiểm tra cấp cơ sở đóng vai trò quyết định còn việc kiểm tra ởcấp cửa khẩu có tác dụng kiểm tra lại ở cấp cơ sở

Việc kiểm nghiệm ở cấp cơ sở có KCS của đơn vị, còn việc kiểm dịch vàkiểm định ở cấp cửa khẩu có chi cục kiểm dịch hoặc các đơn vị kiểm dịch độc lậpnhư SGS, Vinacontrol hoặc FCC hay Omic…

Làm thủ tục hải quan

Khai báo và nộp tờ khai hải quan

Làm nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí xuất khẩu

Thuê phương tiện vận tải

Nếu hợp đồng xuất khẩu qui định việc người bán thuê phương tiện để chuyênchở hàng đến địa điểm đích (điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu CIF,CPT, CIP, DES, DEQ, DDU, DDP, DAF) thì người xuất khẩu phải tiến hành thuêphương tiện vận tải

Còn nếu hợp đồng qui định giao hàng tại nước người xuất thì người nhậpkhẩu phải thuê phương tiện chuyên chở về nước (điều kiện cơ sở giao hàng làEXW, FCA, FAS, FOB…) Tùy từng trường hợp cụ thể người xuất khẩu có thể thuêtàu chợ, tàu chuyến, tàu định hạn

Giao hàng cho người vận tải

Hàng xuất khẩu của ta chủ yếu giao nhận bằng đường biển Trong trườnghợp này chủ hàng phải làm các công việc sau:

Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập “bảng kê hàng chuyên chở“(cargo list) gồm các mục chủ yếu sau: consignee, mark, B/L number, description ofcargos, number of packages, gross weight, measurement, named port of destination…trên cơ sở đó khi lưu cước hãng tàu lập S/O (shipping order) và lên sơ đồ xếp hàng

Trang 19

lên tàu (cargo plan or stowage plan) làm căn cứ để cảng sắp xếp thứ tự gửi hàng và tính chi phí liên quan.

Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu

Khi xuất khẩu theo điều kiện CIF, CIP hoặc nhóm D (Incoterms) thì người bán

phải mua bảo hiểm cho hàng hóa Để mua bảo hiểm cần làm những công việc sau:

• Chọn điều kiện mua bảo hiểm

• Làm giấy yêu cầu bảo hiểm

• Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm

Lập bộ chứng từ thanh toán

Sau khi giao hàng, người bán nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trìnhkhách hàng hoặc ngân hàng để đòi tiền Nếu là thanh toán theo L/C thì phải làmđúng như yêu cầu của L/C; còn nếu thanh toán theo các phương thức khác thì làmchứng từ theo hướng dẫn giao hàng của khách hàng (shipping intrucstion) Một bộchúng từ thanh toán thường có những chứng từ như sau: vận đơn đường biển; giấychứng nhận bảo hiểm; hóa đơn thương mại; giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa;giấy chứng nhận trọng lượng hàng hóa; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; phiếuđóng gói hàng hóa; giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Giải quyết khiếu nại nếu xảy ra

Khi nhận được hồ sơ khiếu nại của người mua hoặc các bên hữu quan khác,người bán cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ, tìm phương hướng giảiquyết một cách thỏa đáng

Những bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp rủi ro trong

thanh toán

Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho biết, một số doanh nghiệpViệt Nam ký hợp đồng xuất khẩu cá ba sa và thủy sản khác sang các công ty nướcngoài nhưng khi thanh toán tiền hàng đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có trườnghợp đã giao hàng mấy năm nhưng hiện vẫn chưa nhận được tiền thanh toán điển

Trang 20

hình như Công ty Hoogland Foods BV và Công ty Star Procurement Inc (Starcom

Co Inc) của Hà Lan

Theo thông tin dữ liệu của Phòng Thương mại Hà Lan (cơ quan chịu tráchnhiệm đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ thông tin vềdoanh nghiệp Hà Lan), Công ty Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ôngGert.J Hoodlands), trụ sở công ty cũng là nhà riêng và Công ty Procurement Inc cógốc là công ty của một nước châu Phi, đăng ký kinh doanh tại Hà Lan Cơ quan trêncho biết, người giao dịch với phía doanh nghiệp Việt Nam là ông Gert.J Hoodlands,Giám đốc Công ty Hoogland Foods BV, nhưng khi ký hợp đồng thì thường lấy tưcách pháp nhân là Công ty Star Procurement Inc Trong giao dịch với các doanhnghiệp Việt Nam, phía nước ngoài đều đề nghị phương thức thanh toán D/A (thanhtoán nhờ thu chấp nhận chứng từ - người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu

và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu) Tuy nhiên, sau khi giao hàng các “đối tác” nướcngoài cứ lần lữa, chần chừ, tìm cách không thanh toán Trước tình huống trên, cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải thuê luật sư để nhờ tòa án giữ tài sản mớithu được tiền hàng

Theo Vụ Thị trường châu Âu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường khôngchú ý là giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách phápnhân khác mà mình không rõ, đến khi không thu được tiền, tranh chấp xảy ra, đốitác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng nhậpkhẩu và không chịu trách nhiệm pháp lý; liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên

ký hợp đồng thì không liên lạc được, doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt

“Với những đối tác nước ngoài không nghiêm túc, phương thức thanh toán lạikhông chắc chắn mà phụ thuộc vào thiện chí của người mua thì việc đòi tiền hàngchỉ có thể thực hiện thông qua luật sư để tiến hành các thủ tục gây sức ép hoặc khởikiện tại tòa án Hà Lan”, Vụ Thị trường châu Âu nhận định

Để phòng tránh những rủi ro không thu được tiền hàng khi giao dịch với đốitác nước ngoài, Vụ Thị trường châu Âu khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu củaViệt Nam cần lưu ý:

Trang 21

Đối với khách hàng mới quen hoặc mới giao dịch, doanh nghiệp cần yêu cầuphía đối tác cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh và tra cứu thông tin trước khitiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn nhằm đảmbảo thu hồi tiền hàng.

Công ty nước ngoài cũng như công ty Việt Nam khi đã đăng ký kinh doanh

là có tư cách pháp nhân, tuy nhiên không phải đối tác có tư cách pháp nhân là yêntâm ký hợp đồng mà cần chú ý tới khả năng chuyên doanh, số lượng nhân viên, tìnhhình tài chính, các điều khoản hợp đồng mà khách hàng đưa ra,… Các doanhnghiệp cần đặc biệt chú ý tư cách pháp nhân người/công ty giao dịch và người/công

ty đứng ra ký kết hợp đồng Vừa qua, một số cơ quan thương vụ Việt Nam ở nướcngoài như: Pakixtan, Singapore, Hà Lan… cũng đã đăng tải thông tin cảnh báo vềviệc doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng khi chấp nhậnphương thức thanh toán D/A, D/P, đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới [13]

Phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Bê-nanh

Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Marốc (kiêm nhiệm thị trường nanh) đã nhận được nhiều thư của doanh nghiệp trong nước đề nghị điều tra về cácđối tác thương mại tại nước Cộng hòa Bê-nanh Qua xác minh thực tế và làm việcvới Đại sứ quán Bê-nanh tại Marốc, Thương vụ được biết một số người tại Bê-nanhchuyên giả danh doanh nghiệp để lừa đảo các công ty nước ngoài và đã có doanhnghiệp Việt Nam bị lừa mất tiền Dưới đây là một số thông tin về thị trường Bê-nanh và các biện pháp phòng ngừa rủi ro để các doanh nghiệp tham khảo

Bê-Một số quy định thương mại của Bê-nanh

Bê-nanh là quốc gia có quy định xuất nhập khẩu rất thông thoáng Các điềukiện hoạt động buôn bán tại Bê-nanh được quy định trong Luật số 90-005 ngày15/5/1990 của nước này như sau:

- Mọi hoạt động thương mại hoặc cung ứng dịch vụ mang tính thương mại đều được

tự do tại Bê-nanh

Trang 22

- Tự do nhập khẩu vào Bê-nanh mọi hàng hóa trừ một số mặt hàng có thể gây tổn hạiđến an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục hoặc sản phẩmmang tính chiến lược.

- Không có quy định về ngoại thương nào của Bê-nanh bắt buộc việc nhập khẩu hànghóa vào nước này đòi hỏi phải gửi mẫu sản phẩm trước Các nhà xuất khẩu nên cảnhgiác với cái bẫy yêu cầu gửi hàng mẫu bắt buộc

- Tại Bê-nanh không tồn tại Hội đồng kiểm tra hàng xuất khẩu trước khi đưa hàng lêntàu ra nước ngoài, nhưng có một cơ quan phụ trách giám định và kiểm tra hàng nhậpkhẩu trước khi dỡ hàng tại cảng Cotonou, Bê-nanh

Các doanh nghiệp nước ngoài không bị đòi hỏi bất cứ một giấy phép hay chiphí cam kết phải giao sản phẩm trước khi xuất hàng sang Bê-nanh Thẻ nhà nhậpkhẩu hoặc thương nhân chuyên nghiệp do Bộ Thương mại của Bê-nanh cấp chongười quản lý một doanh nghiệp hoàn toàn mang tính cá nhân và không thể nhượnglại Thẻ này không thể được sử dụng để đảm bảo hoặc đỡ đầu cho một công ty khác.Trong số các phương tiện thanh toán dùng trong giao dịch thương mại quốc tế,đồng Euro và tín dụng thư không hủy ngang có xác nhận được sử dụng nhiều nhất Việc sử dụng tín dụng thư có thể thực hiện được thông qua các ngân hàng địa phương

Những hành vi lừa đảo thường gặp

Doanh nghiệp Bê-nanh thường yêu cầu nhà xuất khẩu phải chuyển trước vàotài khoản phía Bê-nanh một trong những loại phí trị giá từ 1.500 USD đến 6.000USD:

- Phí đăng ký sản phẩm nhập khẩu

- Phí xin giấy phép nhập khẩu và hợp thức hóa giấy tờ này

- Phí theo quy định của Bộ Tài chính Bê-nanh về kiểm soát chống khủng bố, rửa tiền,buôn lậu ma túy

- Phí trả cho luật sư thay mặt người bán ký hợp đồng trước sự chứng kiến của ngânhàng nước sở tại

- Phí hợp thức hóa hợp đồng…

Để lừa nhà nhập khẩu, công ty Bê-nanh thường đề xuất mua hàng với khốilượng và trị giá rất lớn, mong muốn thiết lập quan hệ lâu dài và dễ dàng chấp nhận

Trang 23

mọi điều kiện của người bán Để chứng minh, công ty Bê-nanh thường cung cấpnhững giấy tờ có dấu của các cơ quan có thẩm quyền địa phương như giấy phépđăng ký kinh doanh, giấy xác nhận bảo đảm, tài khoản ngân hàng,… nhưng thườngđây là giấy tờ và con dấu giả Họ cũng sẵn sàng làm thư mời doanh nghiệp sang Bê-nanh và bố trí cho xe ra đón tại sân bay.

Địa chỉ các công ty này cung cấp thường không đầy đủ hoặc thiếu chính xác

Họ thường giấu số điện thoại cố định, số fax mà chỉ cung cấp số điện thoại di động.Một số khác lại sử dụng tên, địa chỉ, trang web của các công ty lớn tại Bê-nanhnhưng thay đổi số điện thoại, số fax và số tài khoản

Những biện pháp phòng ngừa rủi ro

Để phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu sang Bê-nanh, các doanh nghiệp cần chúý: Tìm hiểu thông tin về sự tồn tại trên thực tế của công ty mà mình muốn thiết lậpquan hệ thương mại Trong trường hợp này, có thể tra cứu danh bạ các doanhnghiệp đặt tại Bê-nanh trên trang web của Phòng Thương mại và Công nghiệp Bê-nanh (CCIB) www.ccib.bj (mục répertoire des entreprise/ Télécherement) hoặc liênlạc trực tiếp với Trung tâm Thủ tục Doanh nghiệp nằm trong CCIB tại Cotonou.Trường hợp công ty không đăng ký tại CCIB, cần tìm hiểu thông tin tại Phòng thư

ký Tòa thương mại sơ thẩm

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đảm bảo chắc chắn rằng người quản lý công

ty đóng tại Bê-nanh phải là người có thẻ thương nhân hoặc thẻ nhập khẩu chuyênnghiệp đích thực và thẻ này vẫn còn giá trị Doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu

về doanh nghiệp Bê-nanh bằng cách yêu cầu đối tác cung cấp địa chỉ đầy đủ ngânhàng nơi doanh nghiệp đó mở tài khoản để tiện đối chiếu và trực tiếp hỏi thông tin(Doanh nghiệp Bê-nanh thường chỉ cung cấp tên ngân hàng uy tín nhưng ghi sai địachỉ, số điện thoại, fax)

Bê-nanh là một nước nói tiếng Pháp, do vậy các văn bản hành chính chínhthức như giấy phép đăng ký kinh doanh phải viết bằng tiếng Pháp Việc gửi thư điện

tử tới các cơ quan công quyền thường không nhận được trả lời, do vậy, để tìm hiểuđối tác, doanh nghiệp nên gửi fax hoặc gọi điện trực tiếp tới các cơ quan này [20]

Trang 24

Thông tin không chính xác về sản phẩm nhằm đánh tụt uy tín của đối

thủ là một "đòn" đang được sử dụng khá phổ biến

Việc đưa tin không chính xác về chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại cácthị trường xuất khẩu, cùng với các rủi ro khác trong quá trình xuất khẩu đang làmcho hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng này bị ảnh hưởng khôngnhỏ Để hạn chế tình trạng này, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp và cơ quanchức năng cần chủ động công bố thông tin cũng như quản lý chất lượng thủy sản ởtất cả các khâu

Chiến thuật tổng lực

Các chuyên gia thương mại nông nghiệp cho rằng, xuất phát từ sự cạnh tranhngày một gay gắt trên thị trường nông sản, nên tất yếu dẫn đến tình trạng nhiều thịtrường luôn tìm cách đưa ra các rào cản thương mại nhằm bảo hộ cho sản xuất trongnước của họ Thông tin không chính xác về sản phẩm nhằm đánh tụt uy tín của đốithủ là một "đòn" đang được sử dụng khá phổ biến Biện pháp này có đặc thù là dùngcác kênh không chính thức, mà phương tiện truyền thông là một điển hình để "bôinhọ" đối thủ Khi đối thủ lật ngược được thế cờ, thì đã phải gánh chịu những thiệt hạiđáng kể: lượng hàng bán ra, uy tín sản phẩm giảm; nặng hơn còn bị người tiêu dùngtẩy chay

Điều này được minh chứng rõ nét qua vụ các cơ quan truyền thông của AiCập và Italia đưa tin không chính xác về chất lượng cá tra, cá ba sa vừa qua và sau

đó đã được chính cơ quan có thẩm quyền của các nước này minh oan cho phía ViệtNam

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lương LêPhương, thực tế trên đang tác động không tích cực đến kinh tế trong nước, nhất làtrong bối cảnh xuất khẩu nông sản nói chung, thủy sản nói riêng của Việt Nam làmột trong những trụ cột của nền kinh tế Để chủ động hóa giải vấn đề này, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các bộ, ngành liên quan đang triển khai nhiềugiải pháp về tăng cường công bố thông tin, tập trung kiểm soát chất lượng nông sản,tăng cường trao đổi với đối tác nhập khẩu

"Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản gửi toàn bộ thông tin về quản lýchất lượng cá tra, cá ba sa của Việt Nam đến Văn phòng Quốc gia SPS Việt Nam, để

Trang 25

đăng tải tại địa chỉ www.spsvietnam.gov.vn nhằm công bố cho toàn thế giới hiểu rõ vềchất lượng các sản phẩm cá tra, cá ba sa của Việt Nam", Phó Cục trưởng Nguyễn NhưTiệp cho biết.

Văn phòng SPS thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đầu mốithực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng cácbiện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS)của Tổ chức Thương mại thế giới, là kênh thông tin chính thức giữa Việt Nam vàcác thành viên WTO về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch độngthực vật

Theo các chuyên gia, cùng với chủ động công bố thông tin, cần tiếp tục siếtmạnh quản lý chất lượng thủy sản ngay từ khâu nuôi trồng, chất lượng thức ăn, chếbiến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Phó Tổng thư ký Hội nghề cáViệt Nam Bùi Văn Thưởng nhấn mạnh cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối trongquá trình nuôi, chế biến thủy hải sản, tránh xảy ra tình trạng không trung thực củamột vài cá nhân, doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến toàn ngành

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng cần có cơ chế khuyến khíchchuyển mạnh sang các mô hình nuôi trồng, chế biến sản phẩm sạch Để nâng caochất lượng cá tra, Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

soạn thảo "Đề án nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long bền vững" Với một

loạt các biện pháp kiểm soát từ khâu môi trường nuôi, con giống, đến thu hoạch,chế biến, hy vọng khi đề án này triển khai sẽ tạo bước đột phá trong nâng cao chấtlượng cá tra

Chủ động đối phó rủi ro

Các chuyên gia cho rằng cần chủ động hơn trong nắm bắt diễn biến các thịtrường, nhất là những thị trường xuất khẩu thủy sản trọng điểm nhằm xây dựng kịchbản đối phó sớm với những tranh chấp có thể phát sinh thì mới giảm thiểu được rủi

ro cho nông sản xuất khẩu

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, chuyện tranh chấp tay đôi giữa đối tác nướcngoài với các ngành hàng của Việt Nam sẽ ngày một diễn biến phức tạp Đây là xu

Trang 26

hướng tất yếu không thể tránh khỏi, nên muốn giảm thiểu rủi ro không còn cách nàokhác là lên phương án sẵn sàng "đánh" tay đôi với đối tác Muốn giành thế chủđộng, cơ quan quản lý, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần tăng cường nắmbắt đặc thù, dự báo diễn biến của từng thị trường Trên cơ sở đó đưa ra các kịch bảnứng phó tương ứng có lợi nhất.

Thứ trưởng Lương Lê Phương cho biết, trong chương trình trọng điểm xúctiến thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rất chú trọng trong nắmbắt, nghiên cứu thông tin, đặc biệt các thị trường trọng điểm Qua đó, kịp thời đưa

ra những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động sảnxuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản nói riêng, nông sản nói chung [15]

Tóm tắt chương 1

Chương 1 nêu lên một số khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro, quá trình tổchức kinh doanh xuất khẩu; nhận dạng những rủi ro thường gặp trong quá trình kinhdoanh xuất khẩu, những bài học kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản từ đó làm tiền đềcho việc phân tích thực trạng và những nguyên nhân gây ra rủi ro ở chương tiếptheo

Trang 27

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU

CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dương trên thế giới

Tình hình khai thác cá ngừ đại dương trên thế giới

Trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản, cá ngừ đại dương luôn giữ một vai tròđặc biệt vì những giá trị dinh dưỡng của nó Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai,nhu cầu về cá ngừ đại dương tăng vọt dẫn đến sản lượng khai thác tăng liên tục và

cá ngừ trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghềkhai thác, chế biến và thương mại cá ngừ đã trở thành mục tiêu kinh tế của nhiềunước trên thế giới Trong số các loài cá ngừ, có 7 loài được tính là cá ngừ thươngmại, đó là:

- Cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) – Skipjack tuna

- Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga) – Albacore

- Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) – Yellowfin tuna

- Cá ngừ vây xanh miền Nam (Thunnus maccoyii) – Southern bluefin tuna

- Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) – Bigeye tuna

- Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương (Thunnus orientalis) – Pacific bluefin tuna

- Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Thunnus thynnus) – Atlantic bluefin tuna Trong số 7 loài trên: có 3 loài là cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn và cá ngừ vâyvàng là cá nhiệt đới Còn cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, cá ngừ vây xanh ĐạiTây Dương và cá ngừ vây xanh miền Nam là cá ôn đới Các loài trên đều có giá trịkinh tế cao, kích thước lớn, di cư rộng còn được gọi là cá ngừ đại dương

Sản lượng khai thác các loài cá ngừ thương mại trong hai thập kỷ qua tănglên liên tục Năm 2000 là 3,8 triệu tấn, năm 2002 tăng trên 4 triệu tấn, năm 2003 đạt4,3 triệu tấn nhưng năm 2004 giảm nhẹ còn 4,157 triệu tấn Năm 2007, các nướcthành viên EU khai thác 16.779,5 tấn [29] Năm 2008, sản lượng đánh bắt là 4 triệu

Trang 28

tấn, ngư trường đánh bắt chủ yếu được lấy từ Thái Bình Dương, tại Ấn Độ Dươngsản lượng khai thác chiếm 20,4% cao hơn nhiều so với Đại Tây Dương và ĐịaTrung Hải chiếm 9,5% [30] Năm 2009, sản lượng khai thác tại một số nước trênthế giới cao quá mức cho phép, vì vậy, trong cuộc họp thường niên của Ủy banQuốc tế về Bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) được tổ chức tại Braxin, Uỷban đã quyết định cắt giảm hạn ngạch khai thác cá ngừ Đại Tây Dương từ 90.000tấn năm 2009 xuống còn 85.000 tấn năm 2010 để bảo tồn nguồn lợi loài cá này.Trong năm 2010, theo thống kê từ ngày 01.01 đến ngày 31.10, chỉ tính riêngMêhicô đã đánh bắt 116,26 ngàn tấn cá ngừ, Ecuađo 119,26 ngàn tấn, Panama 52,8ngàn tấn, Vênêzuêla 30,7 ngàn tấn [19].

Trong hai thập kỷ qua, loài cá ngừ được khai thác nhiều nhất là cá ngừ vằn,sản lượng khai thác tăng gấp đôi Đến năm 2002 vượt qua 2 triệu tấn, năm 2003 đạt2,111 triệu tấn, năm 2004 giảm còn 2,092 triệu tấn chiếm hơn 50% sản lượng Năm

2009, sản lượng cá ngừ vằn đã tăng thêm 10% (1,79 triệu tấn) so với năm 2008 [1],tuy nhiên trữ lượng loài này vẫn khả quan, không ở tình trạng khai thác quá mức

Cá ngừ vây vàng là loài cá có sản lượng lớn thứ hai, loài này thường đượcchế biến thành cá hộp và có giá trị cao hơn cá ngừ vằn Phần lớn cá ngừ vây vàngđược đánh bắt ở Tây Ấn Độ Dương, Trung Tây Thái Bình Dương Năm 2003, sảnlượng đạt 1,485 triệu tấn Năm 2004 giảm còn 1,385 triệu tấn chiếm hơn 33% sảnlượng Năm 2007, chỉ tính riêng khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương, chủ yếu

là Philippin và Hàn Quốc đã đánh bắt 436 ngàn tấn [6]

Cá ngừ mắt to liên tục tăng cho đến năm 2002, năm 2003 đạt 425 ngàn tấn,năm 2004 chỉ đạt 405 ngàn tấn chiếm khoảng 9,7% sản lượng Năm 2009, sảnlượng cá ngừ mắt to giảm 8% so với năm trước xuống còn 118,6 ngàn tấn [1] Loàinày đang bị khai thác quá mức, vì vậy trong những năm gần đây, ICCAT quyết địnhcắt giảm hạn ngạch khai thác loại cá này thì Hàn Quốc lại được cấp hạn ngạch chokhai thác cá ngừ mắt to năm 2010 là 2,9 ngàn tấn, tăng 38% so với năm 2009 [29]

Cá ngừ vây dài có sản lượng tương đối ổn định, năm 2003 đạt 225 ngàn tấn,năm 2004 chỉ đạt 216 ngàn tấn chiếm khoảng 5,2% sản lượng Mùa khai thác cá

Trang 29

ngừ vây dài Bắc Thái Bình Dương kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tổng sản lượng

15 – 20 ngàn tấn Theo báo cáo sơ bộ 2009, đội tàu cá ngừ của British Columbia đãđánh bắt khoảng 5,45 ngàn tấn, trong khi đó sản lượng của đội tàu khai thác của Mỹđạt 11,58 ngàn tấn [25]

Cá ngừ vây xanh, sản lượng khai thác ngày càng tăng Năm 2003 đạt 52 ngàntấn, năm 2004 đạt 59 ngàn tấn chiếm khoảng 1,4% sản lượng Năm 2006, chỉ tínhriêng sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh miền Nam đạt 14,03 ngàn tấn [7] Năm

2008, tổng sản lượng khai thác ước tính khoảng 25 ngàn tấn, trong đó gần 18 ngàntấn do Nhật Bản khai thác, trong khi Hàn Quốc chỉ có 1,5 ngàn tấn [5] Nhật Bản lànước khai thác và tiêu thụ cá ngừ vây xanh lớn nhất thế giới, mỗi năm tiêu thụkhoảng 48 ngàn tấn, chiếm 80% tổng sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh của toànthế giới Năm 2010, ICCAT đã cắt giảm hạn ngạch đánh bắt cá ngừ vây xanh ĐôngĐại Tây Dương của Nhật Bản với tỷ lệ lên đến 40% tương đương với 8,5 ngàn tấn,giảm hạn ngạch từ 22 ngàn tấn năm 2009 xuống còn 13,5 ngàn tấn năm 2010 [29]

Tuy nhiên, do lạm thác cá ngừ vây xanh di cư vào vùng biển có nhiệt độ ônhòa ở biển Thái Bình Dương đã ảnh hưởng đến nguồn lợi loài cá này Nên năm

2009, nhiều nước khai thác cá ngừ vây xanh (gồm cả Nhật Bản) nhất trí không tăngcông suất khai thác của mình trong vòng 10 năm và giảm hoạt động khai thác cángừ vây xanh con

Trước sự giảm sút nguồn lợi cá ngừ tự nhiên, trong những năm qua cùng vớinghề khai thác cá ngừ, nghề nuôi cá ngừ đại dương đang có xu hướng phát triểnnhanh trên thế giới và đang trở thành một ngành sản xuất được nhiều nước quantâm Các nước có nghề nuôi cá ngừ phát triển là: Úc, Nhật Bản, Tây Ban Nha,Mêhicô,… Đối tượng nuôi chủ yếu là cá người vây xanh loài Thunnus macccoyii và

cá ngừ vây vàng loài Thunnus albacares Hình thức nuôi bằng lồng trên biển và chủyếu là nuôi thương phẩm

Tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dương trên thế giới

Cá ngừ là một loại thủy sản bổ dưỡng, đặc biệt có hàm lượng Omega-3, axitbéo đa không no, phốt pho, I ốt, prôtêin và vitamin B12, cho nên nó được sử dụng

Trang 30

ngày càng cao ở hầu hết các khu vực trên thế giới Các sản phẩm chính trên thịtrường thế gới là cá ngừ để làm sashimi, cá ngừ nguyên liệu đóng hộp, đồ hộp cángừ và các mặt hàng chế biến.

2009 lên 80.800 tấn, trong khi nhập khẩu từ Philippin giảm từ 22.300 tấn xuống còn15.300 tấn Hơn 71% nhập khẩu cá ngừ đóng hộp trong 9 tháng đầu năm 2010 là từhai quốc gia này Trong thời gian đó, nhập khẩu cá ngừ đóng túi của Mỹ tăng 9,7%

so với cùng kỳ năm trước, từ 30.000 lên 32.900 tấn Nhập khẩu từ Thái Lan đạt16.800 tấn, giảm nhẹ 1,8%, trong khi nhập khẩu từ nhà cung cấp lớn thứ 2 làEcuador tăng 33,3%

Nhập khẩu cá ngừ tươi nguyên con của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2010 phụchồi đáng kể Nhập khẩu cá ngừ thăn và cắt lát đông lạnh rất khả quan tăng 16,7%,đạt 17.475 tấn, cho thấy nhu cầu đối với sản phẩm loại này đã được cải thiện

Châu Âu

Đến tháng 8.2010, tổng sản lượng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp, đóng gói vào 27nước EU từ các nước thứ 3 đạt 312.364 tấn, giảm khoảng 4,4% so với cùng kỳ nămtrước Nhập khẩu từ các nhà cung cấp lớn như Ecuador, Thái Lan, Philippin và Bờ biểnNgà giảm nhưng từ Mauritius, Papue Niu Ghinê tăng Trong 9 tháng đầu năm 2010,các thị trường riêng lẻ Đức, Italia và Pháp nhập khẩu ít hơn Tuy nhiên, mặc dù tổngnhập khẩu vào Đức thấp hơn khoảng 3,8% so với cùng kỳ năm 2009, nhưng nhậpkhẩu từ Thái Lan tăng 6,9% và Papua Niu Ghinê tăng 78,3%

Trang 31

Nhập khẩu vào Pháp giảm với nguồn cung từ Bờ biển Ngà và Mađagatcathấp hơn Nhập khẩu từ Tây Ban Nha tăng 19,3% và Seychelles tăng khoảng13,8% Thị trường Italia có chiều hướng tiêu cực, nhập khẩu giảm 5,4%.

Trong các thị trường lớn ở EU, chỉ có Anh tăng trưởng khả quan với nhậpkhẩu tăng 4%, đạt tổng cộng khoảng 90.000 tấn tính đến quý 3 năm 2010

Nguồn cung được cải thiện từ Mauritius (+52.6%) và Ghana (+13,9%) trongkhi các nhà cung cấp châu Á đang dần đánh mất sự hấp dẫn của mình tại thị trườngnày Nhập khẩu từ Thái Lan và Philippin giảm 19.3% và 11%, tương tự nhập khẩu

từ Ecuador cũng giảm 36.8%

Châu Á

Thị trường cá ngừ hộp ở các nước phát triển dường như không sôi nổi trongnăm 2010, nhưng tại các thị trường mới nổi nhất là ở Châu Á nhu cầu lại tăng lênđáng kể

Thái Lan

Mặc dù nhu cầu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan tại các thị trường lớn giảm vàđồng Bạt tăng giá, nhưng xuất khẩu của nước này tiếp tục tăng mạnh Tính đếntháng 9 năm 2010, xuất khẩu đạt tổng cộng 384.476 tấn, tăng 10,4% lượng và 1,6%giá trị so với năm ngoái Xuất khẩu sang Mỹ, thị trường chính của Thái Lan tăng12,1%, đạt 86.298 tấn tương đương 22,4% tổng lượng xuất khẩu Xuất khẩu sangcác thị trường lớn khác cũng cao hơn như Úc (+30,5%), Ảrập Xêút (+30,8%), AiCập (+41,4%) và Achentina (+83.6%) Trong khi đó, xuất khẩu sang Canađa, Anh,Libi giảm Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới như Achentina và Chilêtăng lần lượt 32,2% và 41,35%

Trang 32

Thái Lan giảm khoảng 4%, nhưng được bù lại do nhập khẩu tăng từ Inđônêxia (4,8%) và Philippin (48,8%).

Trong 9 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu cá ngừ vây vàng ổn định nhưng

cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to thì thấp hơn Tổng nhập khẩu cá ngừ tươi giảm16% Tổng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh cao hơn do cá ngừ vây vàng tăng ĐàiLoan, Hàn Quốc, Vanuatu và Philippin thống trị nguồn cung này

Trung Quốc

Trong 10 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu cá ngừ đông lạnh phần lớn để táichế biến, thăn nấu chín và cá ngừ hộp đạt 12.386 tấn, thấp hơn 38% so với cùng kỳnăm 2009 Khoảng 65% nhập khẩu cá ngừ đông lạnh đến từ nguồn Thái BìnhDương như đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Đài Loan, Solomon của Inđônêxia.Xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 25 tấn năm 2009 lên 102tấn trong thời gian này [31]

Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện nay Tình hình khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam

Nghề câu cá ngừ đại dương bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khoảng đầu thậpniên 90 của thế kỷ trước, nhờ công phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân PhúYên Sau đó, nghề này dần lan rộng và trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hảiNam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và trở thành 3 tỉnh trọng điểmtrong việc khai thác cá ngừ trong cả nước [27]

Trước thập niên 90, nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên chưa được chútrọng, bởi lẽ tại thời điểm này ngư dân Phú Yên chưa biết đến hiệu quả kinh tế của

cá ngừ, bên cạnh đó thị trường tiêu thụ chưa có (chưa xuất khẩu, thị trường tiêu thụnội địa kém) Đối tượng đánh bắt chính của bà con ngư dân chủ yếu là câu cá mập

và cá chuồn

Vào khoảng năm 1993 – 1994, một số Việt kiều về thăm quê tại Phú Yên đãtình cờ phát hiện ra cá ngừ vây vàng được bán rất rẻ tại các chợ ở địa phương nhưnggiá của loại cá này lại được bán rất đắt tại Nhật và Mỹ Các Việt kiều này đã tìmhiểu cách khai thác và bảo quản cá ngừ đại dương ở Đài Loan, mua ngư cụ trang bị

Trang 33

và hướng dẫn cho một số ngư dân làm nghề lưới rê Chuồn, câu Mập tiến hànhchuyển sang nghề câu cá ngừ Sau đó, họ bao tiêu luôn sản phẩm khai thác có thểxuất khẩu sang Nhật để ăn sống với giá khá cao (khoảng 15.000 – 21.000 đ/kg vàođầu năm 1994) Đối với cá có chất lượng kém ngư dân tự tiêu thụ tại chợ ở địaphương (bán cho người dân ăn tươi hay phơi khô bán ở vùng núi) Giá tiêu thụ tại thờiđiểm đó khoản 3.000 – 5.000 đ/kg với số lượng rất hạn chế.

Ngư trường ở Việt Nam và các vùng lân cận, các loài cá ngừ phổ biến nhất là

cá ngừ vằn, cá ngừ vây dài, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và một số loài cá ngừnhỏ, di cư hẹp, có giá trị kinh tế thấp như:

4 năm sau Rất khó có được con số chính xác về sản lượng khai thác cá ngừ đạidương của cả ngành thủy sản vì hiện nay ở nước ta chưa có được một hệ thốngthống kê đối với các đối tượng khai thác Theo ước tính của hiệp hội cá ngừ ViệtNam sản lượng khai thác hàng năm gần 10.000 tấn Mục tiêu đến năm 2011, sảnlượng khai thác cá ngừ đại dương 15.000 tấn [2]

Theo Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm

2005 tổng số tàu thuyền khai thác cá ngừ cả nước hiện có 1.670 chiếc Trong đó, cókhoảng 950 tàu chuyên câu cá ngừ và có khoảng 44 đội tàu có công suất lớn, đượctrang bị các trang thiết bị hiện đại, cơ giới hóa thao tác thả câu và thu câu, có thiết

bị làm đá lỏng để bảo quản cá [34] Theo số liệu thống kê, số lượng tàu câu cá ngừđại dương của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Công ty có công suất

từ 90 - 750CV là 1.044 chiếc với tổng công suất khoảng 146.000CV, sản lượng năm

Trang 34

2008 đạt được 9.500 tấn Có thể coi đây là đội tàu lớn nhất của nghề cá Việt Namhoạt động khai thác xa bờ Năm 2010, tổng số tàu khai thác cá ngừ công suất trên 90

CV vào khoảng hơn 10.000 chiếc Mặc dù số lượng tàu thuyền có công suất lớn tăngnhưng trang thiết bị chủ yếu là hoán đổi từ các tàu thuyền cũ nên hiệu quả mang lạichưa cao Bên cạnh đó, việc khai thác cá ngừ còn ở quy mô nhỏ, tay nghề ngư dâncòn thấp

Tuy nhiên, nghề câu cá vàng tỏ ra hiệu quả ở vùng khơi nước sâu của biểnĐông nên cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi, cá ngừ vằn chiếm đa số, lượng cá ngừvây vàng và cá ngừ mắt to cũng tăng lên Nhiều ngư dân đã mạnh dạn áp dụng kỹthuật mới và cải tiến trang thiết bị trên tàu như: lưới vây, mày dò cá, máy định vị,máy đàm thoại tầm xa, Một số ngư dân và công ty đã đầu tư tàu thuyền công suấtcao từ 300 – 1.000 CV, công nghệ khai thác hiện đại của nước ngoài vào nghề câuvàng hoặc thuê chuyên gia tư vấn, kỹ sư khai thác để đánh bắt cá ngừ đại dương

Quá trình thu gom và sơ chế cá ngừ đại dương xuất khẩu

Các tác nhân thực hiện việc thu gom cá ngừ đại dương

Vào đầu năm 1995, các thương gia Đài Loan xuất hiện tại Việt Nam để tiếnhành thu mua cá ngừ Nậu cá ngừ và hình thức mua bán, đầu tư của Nậu cho các tàucâu cá ngừ đại dương bắt đầu manh nha xuất hiện từ thời điểm này Mỗi doanh nghiệpthường chọn cho mình một đại lý là người địa phương để giao dịch và thu mua cá ngừ

từ ngư dân Cho đến nay hoạt động thu mua cá ngừ đã dần đi vào ổn định

Hệ thống thu mua và xuất khẩu cá ngừ đại dương

Hoạt động thu mua cá ngừ đại dương thường được chia thành 3 giai đoạn:Giai đoạn 1: Các Nậu sẽ tập trung thu gom cá ngừ từ ngư dân và chuyển chocác công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản

Giai đoạn 2: Các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam sẽchuyển cá đạt chất lượng xuất nguyên con đến các công ty đối tác Phần cá còn lại

sẽ chế biến dạng fi-lê hay hun khói để xuất khẩu sau đó

Giai đoạn 3: Cá sẽ được các công ty ở nước ngoài đặt bán ở chợ bán đấu giáhay phân phối đến các khách hàng

Hệ thống thu mua và xuất khẩu cá ngừ tại Việt Nam (xem phụ lục 1)

Quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống thu mua cá ngừ

Trang 35

- Quan hệ giữa Nậu và ngư dân

Mỗi Nậu thường dùng tiền của riêng mình để đầu tư cho một hoặc một sốchủ tàu Hình thức đầu tư có thể theo hai dạng

+ Đầu tư đóng tàu, trang bị ngư cụ

+ Bảo lãnh cho chủ tàu mua dầu, đá trước mỗi chuyến biển

- Quan hệ giữa Nậu và công ty chế biến, xuất khẩu tại Việt Nam

Một công ty thường chọn một hoặc một vài Nậu để đặt quan hệ làm ăn, đó lànhững Nậu có uy tín và tiềm lực về tài chính Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sảnphẩm của các tàu mà Nậu đầu tư theo giá thị trường tại địa phương Ngược lại, Nậucũng chọn các công ty có uy tín và ưu tiên công ty mua cá của các tàu mà mình đãđầu tư Nậu thường phải đầu tư cơ sở vật chất tại nơi thu mua Một số Nậu có sởhữu xe đông lạnh làm dịch vụ chở cá từ cơ sở của mình đến công ty đối tác Một sốNậu khác có sở hữu xưởng nước đá vừa để bán cho chủ tàu vừa để ướp cá sau khi

Phương thức mua bán và thanh toán

Hiện nay, việc mua cá ngừ đại dương ở Việt Nam diễn ra theo ba hình thức: đấu giá, mua thông qua Nậu, mua không thông qua Nậu

Quá trình sơ chế và bảo quản cá ngừ đại dương xuất

khẩu Sơ chế bảo quản trên biển

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và tầm quan trọng của việc sơ chế

Trang 36

Chất lượng cá ngừ thay đổi theo từng vùng và chịu ảnh hưởng nhiều của cácyếu tố sinh học và các yếu tố khác như: thức ăn, tuổi, phương pháp đánh bắt, giết cácũng như phương pháp bảo quản,…

Phương pháp đánh bắt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cá ngừ Tốt nhất làbắt cá thật nhẹ nhàng để tránh axít lactíc tích tụ trong thịt cá tạo tiền đề xảy ra cocứng cơ làm giảm chất lượng thịt

Màu sắc tự nhiên của thịt cá ngừ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố Nhân tốquan trọng nhất là độ tươi, độ béo, tình trạng cỡ cá và thời gian tiếp xúc với khôngkhí mặc dù theo từng thị trường, thị hiếu có thể khác nhau ít nhiều Bề mặt của thịt

cá ngừ khi mới cắt có màu đen sẫm và dần chuyển sang màu đỏ sáng do bề mặt cơtiếp xúc với ôxy Đó chính là yếu tố quan trọng khi phân loại, sau khi cắt vết khứa(vết khứa dài từ 3 – 4cm tại phần của vây thứ 5 và thứ 6 ở phía đuôi) và loại bỏ cácmẩu thịt vụn cần phải đợi 30 phút trước khi mang đi so sánh để phân loại

Để giúp ngư dân tự đánh giá sản phẩm của mình và có thể bán với giá phùhợp, tôi xin giới thiệu tiêu chuẩn chấm điểm theo tài liệu của hiệp hội nghề cá ĐôngNam Á như sau:

Tiêu chuẩn chấm điểm (xem phụ lục 2)

Sơ đồ phân hạng cá ngừ (xem phụ lục 3)

Quy trình xử lý và bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu đánh bắt xa bờ của

ngư dân các tỉnh miền Trung (xem phụ lục 4)

Bảo quản, chế biến trên bờ và tiêu thụ

Trang 37

Cá ngừ có tầm quan trọng hàng đầu trong nghề cá thế giới do sản lượng lớn,phân bố rộng và đặc biệt là có giá trị kinh tế cao Nhằm ngăn cản sự giảm chất lượngcủa cá, nhiệt độ cá phải được duy trì thường xuyên ở 00C trong suốt quá trình kể từkhi cá được sơ chế đưa vào bảo quản trên tàu đến khi bốc dỡ, vận chuyển trên bờ.Độc tố Histamine sẽ sinh ra trong thịt cá ngừ khi nhiệt độ tối thiểu bên trong cáxuống dưới 70C.

Với đội tàu chuyên dụng, sản phẩm được đưa về bến cá, gần sân bay, cá ngừ

đã được bảo quản ở 00C, được bốc lên bằng cần cẩu, giao nhận, bảo quản bằng nước

đá khô trong bao PE đặt trong thùng carton và vận chuyển trực tiếp đến kho lạnhcủa sân bay bằng xe tải có thùng cách nhiệt

- Đóng gói và vận chuyển cá ngừ tươi nguyên con: Cá khi được xếp vào thùng carton để vận chuyển phải đảm bảo:

+ Phải được giữ ở nhiệt độ 00C

+ Bề mặt ngoài của cá phải được làm sạch với miếng mút xốp và nước muốisạch an toàn

+ Vùng bụng phải được làm sạch nước và các tạp chất khác

+ Thành bụng (lớp thịt dày) phải được chèn bằng các gói “gel” đông để duytrì nhiệt độ bên trong của cá

+ Để da cá không bị trầy xước, bên ngoài cá phải được bọc bằng lớp giấy chuyên dùng có nhúng nước muối để bảo vệ và da cá không mất độ ẩm

+ Thùng carton xếp cá phải đủ cứng, không thấm nước, cách nhiệt

+ Chuyên chở bằng xe lạnh, phải giữ được nhiệt độ ở 00C trong suốt quátrình vận chuyển ra sân bay

- Chế biến cá ngừ fille và thổi đông lạnh

+ Cá phải tươi, đảm bảo trong suốt quá trình chế biến không bị phân hủy.+ Phương pháp lạng fille và cắt thỏi cá thao tác như các loài khác

+ Fille và thổi đông lạnh phải được xử lý trong môi trường sạch và an toàn.+ Nhiệt độ cá được hạ càng nhanh càng tốt sau khi sản phẩm hoàn thành

Trang 38

+ Trong suốt quá trình xử lý cá, không thêm chất hóa học để thay đổi màucủa fille và thỏi cá.

+ Phải hạn chế tối thiểu khả năng tăng nhiệt độ của sản phẩm

Ngoài các mặt hàng truyền thống có giá trị kinh tế cao, hiện các mặt hàngchế biến từ nguyên liệu cá ngừ đại dương như xông khói, nướng, khô tẩm gia vị, đồhộp,v.v… cũng đang được nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện và đa dạng, nângcao hiệu quả sử dụng loài hải sản giá trị cao này

Chất lượng, độ tươi của nguyên liệu cá ngừ đại dương trước chế biến

- Chất lượng nguyên liệu cá ngừ đại dương hiện nay chưa có tiêu chuẩn banhành chính thức, theo thỏa thuận giữa ngư dân và các doanh nghiệp thu muathường được chia thành 3 loại: A, B, C

- Theo sổ tay quản lý chất lượng cá ngừ đại dương đóng hộp của dự án kỷthuật sau thu hoạch thủy sản ASEAN-CANADA phase II thì tiêu chuẩn cảm

quan của chất lượng nguyên liệu cá ngừ đại dương như sau: (xem phụ lục 5)

- Theo Công ty TNHH Hải Vương, một doanh nghiệp sản xuất chế biến cángừ có sản lượng lớn nhất của Khánh Hòa, dựa vào yêu cầu của các thịtrường xuất khẩu đã đưa ra bảng tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nguyên

liệu cá ngừ như sau: (xem phụ lục 6)

- Vai trò của đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trìnhkhai thác, chế biến bảo quản và tiêu thụ cá ngừ đại dương

+ Trong khai thác và chế biến thủy sản nói chung, việc đảm bảo chất lượng,

vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của cả nhà chế biến

và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thủy sản

+ Trong cơ thịt cá ngừ đại dương chứa hàm lượng axitamin histidine cao nên

dễ hình thành Histamin, đây là một axit sinh hóa dễ gây ngộ độc cho người tiêu thụ,dưới tác dụng của vi sinh vật Quá trình hình thành Histamine mạnh hay yếu, nhanhhay chậm phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp đánh bắt, chế độ xử lý và bảo quảnsau khi đánh bắt, quá trình vận chuyển, bốc dở, sơ chế, chế biến và bảo quản Vì lẽ

Ngày đăng: 15/08/2016, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w