DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮTCPI: Chỉ số giá tiêu dùng DNNN: Doanh nghiệp nhà nước EPS: Thu nhập trên cổ phần GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT: Hội đồng quản trị HN-Index: Chỉ số gi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh- Năm 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU
TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S TRẦN HOÀNG NGÂN
TP Hồ Chí Minh- Năm 2011
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, dưới
sự hướng dẫn khoa học của T.S Trần Hoàng Ngân Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực
Tác giả luận văn
Hồ Nguyễn Thủy Tiên
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 3
Tổng quan về TTCK 3
Khái niệm 3
Phân loại TTCK 3
Vai trò của TTCK 4
Huy động vốn cho nền kinh tế 4
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng 4
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán 4
1.1.3.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp 5
1.1.3.5.Tạo môi trường cho chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô 5
Nguyên tắc hoạt động của thị trường 5
Nguyên tắc đấu giá 5
Nguyên tắc công bằng 5
Nguyên tắc công khai: 5
Nguyên tắc trung gian 5
Nguyên tắc tập trung 5
Các chủ thể tham gia TTCK 6
Nhà phát hành 6 Nhà đầu tư 6 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK 6
Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 6
Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán 7
Khái niệm 7
Sự cần thiết hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán 7
Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán 7
Rủi ro hệ thống 7 Rủi ro không hệ thống 9
Bài học kinh nghiệm 10
CHƯƠNG 2 12
THỰC TRẠNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN 12
Tổng quan về TTCK Việt Nam 12
Khái quát chung về TTCK Việt Nam 12
Thực trạng hoạt động của SGDCK TPHCM thời gian qua 27
Quy mô niêm yết 27 Giá trị vốn hóa thị trường 28
Quy mô giao dịch 30
Chỉ số giá chứng khoán 31
Thực trạng hoạt động của SGDCK Hà Nội thời gian qua 34
Quy mô niêm yết 35 Giá trị vốn hóa thị trường 36
Quy mô giao dịch 37
Trang 5Chỉ số giá chứng khoán 38
Đánh giá TTCKVN sau 10 năm hoạt động 40
Những thành tựu 40 Những vấn đề còn tồn tại 42
Rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN 44
Nguyên nhân rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN 44
Các rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN 45
Rủi ro hệ thống 45 Rủi ro không hệ thống -Rủi ro từ tổ chức phát hành 56
Các rủi ro khác 58
CHƯƠNG 3 60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN HIỆN NAY 60
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán 60
Đối với Công ty niêm yết 60
Đối với các công ty chứng khoán 65
Đối với nhà đầu tư 66
Kiến nghị đối với cơ quan QLNN, UBCKNN và các cơ quan chức năng 70
Đối với cơ quan QLNN 70
Đối với UBCKNN 70
Đối với các cơ quan chức năng 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Phụ lục 1 77
DANH SÁCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT SGDCK TPHCM ( 2000- 2011) 77
Phụ lục 2 87
DANH SÁCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT SGDCK HÀ NỘI (2005- 2011) 87
Phụ lục 3 102
Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán 102
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
EPS: Thu nhập trên cổ phần
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HĐQT: Hội đồng quản trị
HN-Index: Chỉ số giá cổ phiếu tại SGDCK Hà Nội
LSCK: Lãi suất chiết khấu
P/E: Chỉ số giá trên thu nhập
OTC: Thị trường chứng khoán phi tập trung
NĐT: Nhà đầu tư
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
QLNN: Quản lý nhà nước
QTDN: Quản trị doanh nghiệp
SCIC: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
SGDCKHN- HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
SGDCK TPHCM: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí MinhTTCK: Thị trường chứng khoán
TTCKVN: Thị trường chứng khoán Việt Nam
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTLKCK: Trung tâm lưu ký chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước
UPCoM:Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yếtVN-Index: Chỉ số giá cổ phiếu tại SGDCK TPHCM
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BảNG 2.1 QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM 27
BảNG 2.2: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCK TPHCM 29
BảNG 2.3: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC NĂM 30
BảNG 2.4: QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK HÀ NỘI 35
BảNG 2.5: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCKHN 36
BảNG 2.6: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK HÀ NỘI QUA CÁC NĂM 37
BảNG 2.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA 10 DN CÓ GTVH LỚN NHẤT TTCKVN 57
Trang 8DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
BIểU Đồ 2.1: SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC NĂM 28
BIểU Đồ 2.2: VN-INDEX QUA CÁC NĂM ( 2002-2011) 31
BIểU Đồ 2.3:DIỄN BIẾN CỦA VN-INDEX TRONG NĂM 2011 34
BIểU Đồ 2.4: SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SGDCKHN QUA CÁC NĂM 35
BIểU Đồ 2.5: HNX-INDEX QUA CÁC NĂM 2007-2011 38
BIểU Đồ 2.6: DIỄN BIẾN CỦA HNX-INDEX TRONG NĂM 2011 39
BIểU Đồ 2.7: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN 52
BIểU Đồ 2.8: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 53
BIểU Đồ 2.9: LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN 2010 54
BIểU Đồ 2.10: DIỄN BIẾN CỦA VN-INDEX QUA 4 GIAI ĐOẠN LẠM PHÁT 54
BIểU Đồ 2.11: TỶ SỐ P/E,P/B CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 58
Trang 9Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy
Tiên
Lớp Ngân Hàng Đêm K17
cả thời điểm thắt chặt tiền tệ, dòng vốn không sử dụng đòn bẩy cũng vẫn đủ để tạomột mức thanh khoản tốt hơn hiện tại Nguyên nhân chính vẫn là mức độ ngại rủi roquá cao khiến nhà đầu tư nghiêng về trạng thái tiền mặt lớn, chấp nhận đứng ngoàithị trường, bỏ qua các cơ hội ngắn hạn để chờ đợi một sự cải thiện rõ ràng hơn củatình trạng vĩ mô Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam đầy rủi ro Do đó,điều thực sự cấp thiết là cần phải có giải pháp hạn chể rủi ro trong đầu tư chứngkhoán
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu là phân tích các rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh chứngkhoán của các nhà đầu tư nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tưchứng khoán
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với các nhà đầu tư cá nhân và tổchức trên thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam
Số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2011
4.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ,thống kê mô tả
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn nêu ra các nội dung về:
-Lý luận cơ bản và rủi ro trong đầu tư trên TTCK
Trang 10-Tổng quan về tình hình TTCKVN, các rủi ro mà các nhà đầu tư gặp phảitrên TTCKVN.
-Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán trên TTCKVN
Nam
6.Kết cấu luận văn :
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận về TTCK và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Chương 2: Thực trạng và các rủi ro trong đầu tư trên TTCK Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCK Việt
Kết luận
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO
TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Tổng quan về TTCK
Khái niệm.
Trong nền kinh tế hiện đại, TTCK được quan niệm là nơi diễn ra các hoạtđộng giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn, được tiến hành ở thị trường
sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và
ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được pháthành ở thị trường sơ cấp
Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động traođổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắmgiữ chứng khoán
Phân loại TTCK.
Căn cứ vào tính chất pháp lý: TTCK bao gồm 2 loại:
-Thị trường tập trung ( Thị trường chính thức): là nơi mua báncác loại chứng khoán đã được niêm yết hay được biệt lệ, có địa điểm
và thời gian biểu giao dịch rõ rệt, giá cả xác định theo thể thức đấugiá công khai, hoặc khớp lệnh có sự kiểm soát của hội đồng chứngkhoán, được thể hiện chủ yếu bằng các SGDCK
-Thị trường phi tập trung ( OTC- Over the counter markets): làthị trường mua bán chứng khoán qua quầy của các CTCK thông quahình thức thương lượng với NĐT trực tiếp, qua hệ thống điện thoại,hoặc qua hệ thống máy tính và chịu sự quản lý của UBCKNN và hiệphội chứng khoán
Trang 12Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán: TTCK bao gồm:
-Thị trường sơ cấp ( Primary markets): là thị trường mua bánlần đầu những chứng khoán mới phát hành, kéo theo sự tăng thêmquy mô vốn đầu tư, là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành
-Thị trường thứ cấp ( secondary markets):là thị trường mua đibán lại các chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp
Căn cứ theo đối tượng giao dịch: TTCK bao gồm:
-Thị trường cổ phiếu (Stock market): là thị trường mà đốitượng giao dịch là các loại cổ phiếu của các CTCP và là bộ phận cơbản, giữ vị trí quan trọng nhất của hệ thống TTCK
-Thị trường trái phiếu (Bond Market): còn gọi là thị trường nợ,
là nơi giao dịch các loại trái phiếu
-Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư (Fund Certificate Market/Fund Stock Market): là nơi giao dịch các loại chứng chỉ quỹ
-Thị trường chứng khoán phái sinh (Derivatives Market): lànơi giao dịch các loại chứng khoán phái sinh như quyền mua cổ phần,chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,…
Vai trò của TTCK:
Huy động vốn cho nền kinh tế:
Thông qua TTCK, chính phủ, chính quyền địa phương cũng như các công tyhuy động được nguồn vốn từ tiền nhàn rỗi của công chúng qua việc công chúngmua chứng khoán do các đơn vị phát hành
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK cung cấp một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọnphong phú và góp phần làm tăng mức tiết kiệm quốc gia
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
Thông qua TTCK, NĐT có thể chuyển đổi chứng khoán sở hữu thành tiềnmặt hoặc các loại chứng khoán khác Như vậy, TTCK hoạt động càng hiệu quả vànăng động thì tính thanh khoản của chứng khoán càng cao
Trang 131.1.3.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Thông qua giá chứng khoán , hoạt động của các doanh nghiệp được phảnánh tổng hợp, chính xác, giúp việc so sánh, đánh giá hoạt động của các doanhnghiệp nhanh chóng, thuận lợi, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.1.3.5.Tạo môi trường cho chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Thông qua TTCK, chứng phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạonguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát….Thêm vào đó, chínhphủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằmđịnh hướng đầu tư đảm bảo nền kinh tế phát triển cân đối và bền vững
Nguyên tắc hoạt động của thị trường.
Nguyên tắc đấu giá:
Giá hình thành qua đấu giá, không có sự áp đặt về giá
Nguyên tắc công bằng:
Được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin, trong việc gánh chịu các hìnhthức xử phạt nếu vi phạm quy định, nhằm đảm bảo lợi ích cho những ai tham gia thịtrường này
Nguyên tắc công khai:
Công khai hoạt động của công ty niêm yết chứng khoán, tình hình giao dịchtrên thị trường, thông tin phải đủ, chính xác, kịp thời và bình đẳng
Nguyên tắc trung gian:
Thông qua người môi giới và nhà buôn chứng khoán
Nguyên tắc tập trung:
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên SGDCK và thị trường OTC, có
sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản
Trang 14Các chủ thể tham gia TTCK.
Nhà phát hành:
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK,làngười cung cấp các chứng khoán, bao gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương,các công ty, các tổ chức tài chính
Công ty quản lý quỹ đầu tư: là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cungcấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứngkhoán
Các trung gian tài chính
Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
Cơ quan quản lý Nhà nước: là nhân tố quan trọng đảm bảo thị trường hoạtđộng trật tự, công bằng, đúng pháp luật
SGDCK: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được niêm yết, nhiệm vụ là tổchức các vận hành thị trường thông qua các bộ phận chức năng như quản lý niêmyết, quản lý giao dịch, quản lý công bố thông tin, thanh tra giám sát,…trên cơ sởcác văn bản pháp luật của nhà nước và các quy định của sở
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: là tổ chức của các công ty chứngkhoán và một số thành viên hoạt động trong ngành chứng khoán được thành lập vớimục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngànhchứng khoán nói chung
Trang 15Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu trữ,bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng và thay mặt khách hàng thựchiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán như quyền nhận cổ tức, quyềntham gia đại hội cổ đông,…và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ các giaodịch mua bán chứng khoán.
Các tổ chức tài trợ chứng khoán: là tổ chức được thành lập với mục đíchkhuyến khích mở rộng và tăng trưởng TTCK thông qua các hoạt động cho vay bảolãnh, cho vay để mua cổ phiếu, cho vay chứng khoán cho các giao dịch chênh lệch,
…
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là tổ chức chuyên thực hiện việc đánh giá
về tình hình hiện tại và triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp dưới dạng hệ sốtín nhiệm
Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Khái niệm
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được định nghĩa là sự dao động của lợinhuận Dao động càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại
Sự cần thiết hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận cao đồng thời rủi
ro cũng rất lớn Vì vậy, thật quan trọng khi phân tích, tìm hiểu rủi ro để hạn chế khảnăng thua lỗ và xây dựng chiến lược đầu tư an toàn
Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro hệ thống.
Rủi ro hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểmsoát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứngkhoán
Rủi ro hệ thống có thể chia nhỏ thành những loại rủi ro như sau:
Rủi ro thị trường
Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thườngchủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư gọi là rủi ro thị trường
Trang 16Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối vớinhững sự kiện hữu hình về kinh tế, chính trị, xã hội hay các sự kiện vô hình do yếu
tố tâm lý của thị trường
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng biến động của lợi nhuận do những thay đổi của lãisuất trên thị trường Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường
và số tiền thu nhập trong tương lai Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lênxuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời
kỳ vọng của các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty hay nói cách khác chi phí vayvốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vayvốn của các loại chứng khoán có rủi ro
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, là mức phí vayvốn không rủi ro Nó cũng thay đổi theo cung cầu trên thị trường Sự tăng lên củalãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, tạo hệ quả trực tiếp là giá cảcủa các loại chứng khoán khác giảm xuống và ngược lại Ngoài ra, lãi suất chuẩncòn có ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu thường Đó là, lãi suất chuẩn tăng haygiảm sẽ làm cho các giao dịch ký quỹ kém hấp dẫn đi hay hấp dẫn hơn và khi lãisuất tăng, các công ty vay nợ nhiều sẽ phải trích từ thu nhập nhiều hơn để trả lãi,dẫn đến sự sút giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu Ngược lại, nó lại mang đếnthu nhập cao hơn cho những công ty cho vay và làm cho cổ tức và giá cổ phiếu củacác công ty này tăng
Rủi ro sức mua
Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được, là tác độngcủa lạm phát đối với khoản đầu tư Nếu khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay,khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụtrong thời gian sở hữu cổ phiếu đó Nếu giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu
tư đã bị mất một phần sức mua
Rủi ro sức mua thường đi kèm với sự thay đổi giá hàng hoá, dịch vụ Thức
đo thông dụng nhất sử dụng để xác định mức thay đổi giá cả hàng hoá, dịch vụ là
Trang 17chỉ số giá hàng tiêu dùng Bên cạnh đó, sự thay đổi sức mua cũng ảnh hưởng đếngiá của tất cả các loại chứng khoán Nếu chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng thì mức thunhập đối với chứng khoán cũng đòi hỏi phải tăng lên Điều đó sẽ tác động đến giácủa các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu công ty.
Rủi ro không hệ thống
Rủi ro không hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra như thịhiếu tiêu dùng, đình công, năng lực quản trị, biến động về lực lượng lao động,…, cóthể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành hay tới một công ty hoặc một sốchứng khoán Rủi ro hệ không hệ thống bao gồm: rủi ro kinh doanh và rủi ro tàichính
Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là do tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thayđổi trong tình trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức Mức độthay đổi so với xu hướng dự kiến được coi là rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: Bên ngoài và nội tại.Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty.Trong phạm vi rộng hơn, rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trường hợp xảy ranằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động củacông ty
Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình.Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của mộtcông ty Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công tynhững nghĩa vụ trả lãi Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi màcác nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay Một công ty khôngvay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính
Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếuthường Cụ thể là, việc sử dụng hệ số đòn bẩy tỷ lệ vay nợ có 3 hệ quả quan trọngđối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, đó là làm tăng mức biến động trong
Trang 18Hồ Nguyễn Thủy
Tiên
Lớp Ngân Hàng Đêm K17
2-10
thu nhập của họ, ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập, và làm tăng rủi ro củahọ
1.3.Bài học kinh nghiệm.
NĐT phải có những phân tích thời điểm thích hợp mua bán cổ phiếu từ cácdấu hiệu như có sự thay đổi lớn trong ban quản trị công ty; công ty đột nhiên cắtgiảm cổ tức hoặc bị sụt giảm về thu nhập; khi cảm thấy thị giá cổ phiếu đã vượt quagiá trị nội tại; hoặc khi không hài lòng về danh mục đầu tư hiện tại,…
NĐT cần phải thực hiện việc phân tích cổ phiếu một cách nghiêm túc và tựchủ, quyết đoán trong những quyết định đầu tư NĐT nên mua những cổ phiếu tốttrên cơ sở phân tích mức giá phù hợp và quyết đoán bán nếu cổ phiếu mất giá, đánhgiá cổ phiếu dựa trên giá trị thực, xem xét cổ phiếu nào giữ lại, cổ phiếu nào bán đi.Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Việt Nam đã trưởng thành và họcđược nhiều bài học kinh nghiệm trong đầu tư trên TTCKVN Bắt đầu từ năm 2006,khi mà TTCKVN bùng nổ, nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứngkhoán Năm 2007, các NĐT đã học được bài học thất bại đầu tiên khi thị trườnggiảm điểm mạnh bởi sự ra đời chỉ thị 03 của NHNN quy định hạn chế tỷ lệ ngânhàng cho vay và đầu tư trên TTCK Năm 2008, do khủng hoảng tài chính , nhiềuNĐT thua lỗ, rời bỏ thị trường và rút ra nhiều bài học lớn Năm 2009, cùng với sựhồi sinh của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, thị trường tăng điểm, các NĐTyêu cầu mức đòn bảy cao hơn và đổ tiền vào thị trường Khi mức đòn bảy đã quácao, thị trường điều chỉnh, các NĐT thua lỗ nhanh hơn Năm 2010, các nguồn tiền
đổ vào chứng khoán không nhiều Với một sự hạn chế về dòng tiền và số lượng lớn
cổ phiếu niêm yết, nhiều NĐT thiếu kinh nghiệm dẫn đến thua lỗ Tóm lại, NĐTnên tự mình rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh khỏinhững sai lầm không đáng có
Trang 19Kết luận chương 1:
Chương 1 đã trình bày những kiến thức cơ bản về TTCK và các rủi ro trongđầu tư trên TTCK; trình bày các khái niệm về TTCK, rủi ro chứng khoán, các phânloại rủi ro trong đầu tư chứng khoán Từ đó, để cho thấy việc hạn chế những rủi rotrong đầu tư chứng khoán thực sự có một ý nghĩa rất quan trọng Bên cạnh đó,chương 1 cũng đã đưa ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn đối với các NĐT,giúp nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm hạn chế rủi ro
Tóm lại, trên đây là cơ sở lý luận về TTCK và rủi ro trong đầu tư chứngkhoán Chương 2 sẽ trình bày về thực trạng và các rủi ro trong đầu tư trênTTCKVN
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN
Tổng quan về TTCK Việt Nam
Khái quát chung về TTCK Việt Nam
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, năm 1992 các tổ nghiên cứu thuộc bộ tàichính và NHNN Việt Nam đã triển khai nghiên cứu đề án hình thành và phát triểnthị trường vốn ở Việt Nam Ngày 28/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số75/CP thành lập UBCKNN, là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các hoạt động vềchứng khoán và TTCK ở Việt Nam; chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/1997.Ngày 11/7/1998, Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán vàTTCK và quyết định số 127/1998/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về việc thànhlập hai TTGDCK ở Hà Nội và TPHCM được ban hành
Vào ngày 20/7/2000 TTGDCK TPHCM được đưa vào vận hành đánh dấu sự
ra đời của TTCKVN và phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào ngày28/07/2000 Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có hai doanh nghiệp niêm yết hai loại cổphiếu REE và SAM với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ đượcniêm yết giao dịch
Từ năm 2000 đến 2005, TTCKVN không sôi động, loại trừ cơn sốt năm
2001 với chỉ số VN-Index đạt 571,04 điểm (25/4/2001) Nhưng từ tháng 6 đếntháng 10/2001, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, VN-Index sụtxuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001 khiến nhiều NĐT tháo chạykhỏi thị trường
Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động Lúc này, tỷ lệnắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49%, trừ lĩnh vực ngânhàng
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sựquan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưatạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế
Trang 21Theo thống kê của UBCKNN, đến hết năm 2005, tổng giá trị TTCK ViệtNam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng GDP, trong đó cổ phiếu 4.500 tỷđồng, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ,trái phiếu chính quyền địa phương và thu hút 28.300 tài khoản giao dịch.
Năm 2006, TTCKVN thực sự đột phá với hoạt động giao dịch sôi động tại cả
3 sàn: SGDCK TPHCM, SGDCKHN và thị trường OTC Từ đầu đến giữa năm, thịtrường tăng trưởng tới 60%, có khối lượng vốn hóa tăng gấp 15 lần trong vòng 1năm, vì vậy ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu mang tâm lý đámđông, vì thế TTCK rơi vào tình trạng nóng và hiện tượng bong bóng Mức vốn hóacủa TTCK Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12/2006 đạt 18,8 tỷ USD, chiếm22,7% GDP Đặc biệt, số lượng các NĐT mới tham gia thị trường ngày càng đông,tính đến cuối tháng 12/2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được
mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài Giá trị cố phiếu do cácnhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốnhóa của toàn thị trường Kỷ lục mới của chỉ số VN- Index được xác lập ở mốc809,86 điểm, tăng 146% và HNX- Index là 260 điểm, tương ứng tăng 170% so vớiđầu năm
Năm 2007, TTCK Việt Nam thực sự bùng nổ Luật chứng khoán có hiệu lực
từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khảnăng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế Tính công khai, minh bạch của các
tổ chức niêm yết được tăng cường Nhìn chung diễn biến thị trường và giá cả chứngkhoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, chỉ số của cả 3 sàn giao dịchđều có biên độ dao động mạnh
Trong 3 tháng đầu năm 2007, thị trường có những đợt sóng cao, trong đó chỉ
số VN–Index đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm và HNX- Index là 459,36 điểm Thịtrường đã đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất, tăng 126% chỉ trong vòng 3
Trang 22tháng Nhờ sự tăng trưởng về giá của các cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa của thịtrường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng, chiếm 4/5 tỷ trọng sovới tổng giá trị vốn hóa 492.900 tỷ đồng của cả năm 2007 Nhưng điều quan trọnggóp phần gia tăng giá trị vốn hóa của thị trường không phải do số lượng chứngkhoán niêm yết gia tăng mà do yếu tố giá cả cổ phiếu tăng mạnh.
Trong thời điểm này, giá đồng loạt các cổ phiếu blue-chip, penny, mới niêmyết,… tăng trưởng mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giágiao dịch đầu năm Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong thờigian này đó là sức cầu trên thị trường tăng đột biến khiến giá trị giao dịch trungbình mỗi phiên giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng Tại SGDCK TPHCM, bìnhquân mỗi phiên giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, SGDCKHN thì đạt được 300 tỷđồng
Từ tháng 4 đến đầu tháng 9/2007, TTCK đã có một đợt điều chỉnh rõ rệttrong một khoảng thời gian dài vì lo sợ về một thị trường bong bóng Các cơ quanquản lý nhà nước cũng như chính phủ đã can thiệp để giảm nhiệt thị trường bằngcác biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiểm chế
sự tăng trưởng quá nóng của thị trường Vì vậy cả SGDCKTPHCM và SGDCKHN,tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng Vào ngày 24/04/2007,VN- Index đã rơi xuống mức 905,53 điểm, giảm tới 22,6%, còn HNX- In dex vềmốc 321,44 điểm, giảm 30% so với mức đỉnh Thị trường đã mất điểm quá nhanhchỉ trong một thời gian ngắn khiến giá giao dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mứcgiá thiết lập vào đầu năm
Trong thời gian này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào giai đoạn cuốitháng 5/2007 khi VN-Index quay trở về mốc 1.107,52 điểm vào ngày 23/05/2007.Nhưng do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước
đó như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,… thị trường nhanh chóng trở lạitrạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh khiến VN-Index xác lập mức đáy
Trang 23883,9 điểm vào ngày 06/08/2007 và 247,37 điểm của HNX –Index vào ngày23/08/2007.
Đầu tháng 8/2007, thị trường xuống sâu nhất, SGDCK TPHCM có nhữngphiên giao dịch chỉ có hơn 3.000.000 cổ phiếu được khớp lệnh , còn SGDCKHNcũng chỉ có vẻn vẹn 600.000 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công Các nhàđầu tư nước ngoài cũng thờ ơ khi lượng giao dịch của khối này trên cả 2 sàn giaodịch đều sụt giảm mạnh Giá trị giao dịch bình quân của khối nhà đầu tư nước ngoàitrong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạnđầu năm
Thị trường bắt đầu phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng 9đến cuối 10/2007 Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng,đặc biệt là các mã cổ phiếu blue-chip, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủmạnh để đưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3/2007 Tronggiai đoạn này, VN-Index đã có những phiên giao dịch vượt lên ngưỡng 1.100 điểm ,
đó là 1.106,6 điểm vào ngày 31/10/2007, còn HNX-Index cũng gần chạm trở lạingưỡng 400 điểm , đó là 393,59 điểm vào ngày 01/10/2007
Đà tăng giá của các cổ phiếu trong giai đoạn này thể hiện rõ nét nhất ở nhómcác cổ phiếu blue-chip tại SGDCK TPHCM và nhóm cổ phiếu Sông Đà tạiSGDCKHN Lượng giao dịch bình quân phiên tại SGDCK TPHCM luôn ở trênmức 10 triệu cổ phiếu và đạt kỷ lục 19,047 triệu cổ phiếu vào ngày 01/10/2008.Còn SGDCKHN cũng đạt lượng giao dịch bằng ½ SGDCK TPHCM với trung bìnhphiên có 5 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng Tuy nhiên sự phục hồi này khôngduy trì lâu, và đã có dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm Chính điều này
đã dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn, trong khi nguồn cầu có xu hướng cạnkiệt, thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng Tương quan cung cầu mất cân bằng khiếnthị trường ngày càng xuống thấp cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao
Trang 24dịch VN-Index giảm xuống dưới ngưỡng 1000 điểm và xoay quanh mốc 900 điểm,với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế.
Tính từ đầu năm 2007 đến ngày 28/12/2007 , SGDCK TPHCM đã thực hiệnđược 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoántương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006 Bình quân mỗi phiêngiao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷđồng SGDCKHN đã thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khốilượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổnggiá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006 Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnhkhi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/ phiên trong khi năm 2006chỉ đạt 19 tỷ đồng/ phiên
Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việcChính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn,kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phiếu Nhà nước trong các doanh nghiệp đã
cổ phần hóa, chưa kể hàng loạt ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp…phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trườngchứng khoán có nguy cơ thừa hàng
Từ 1/2008 đến 6/2008, thị trường giảm mạnh do tác động của tình hình kinh
tế vĩ mô Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07 và như thế VN- Index đã mất đi gần60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thếgiới
Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếuxuất phát từ nội tại nền kinh tế, đặc biệt là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặttiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngânhàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK
Trang 25Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điềuhành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ đó là UBCKNN thu hẹpbiên độ giao dịch, tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ,….Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn,
và thị trường tiếp tục sụt giảm, giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lýcác nhà đầu tư Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VN-Index giảm điểm Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từgiữa tháng 4 đến đầu tháng 6/2008 Sau 103 phiên giao dịch, VN-Index giảm mất550,52 điểm, tương đương 59,77% Bình quân trong mỗi phiên, toàn thị trường có8,02 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, tương đương khoảng
482 tỷ đồng Trong đợt suy giảm này, nhóm cổ phiếu chịu tác động nhiều nhất lànhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp, chủ yếu là các công
ty bất động sản Như vậy, năm 2008, UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằngcác biện pháp mạnh tay nhất, đã 4 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sànchứng khoán Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảmmạnh của các chỉ số chứng khoán
Từ 6/2008 đến 9/2008, thị trường đã phục hồi trong ngắn hạn Nhờ vai tròdẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM… và đặc biệt là SSIvới sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được nhữngphiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này VN-Index và HNX-Index liên tiếp vượtqua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăngđiểm kéo dài Giai đoạn này, thị trường hoạt động sôi động Sức cầu mạnh, kéo theokhối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao VN-Index tăngđược 168,55 điểm, tương đương 45,52%, khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên
Từ 9/2008 đến 12/2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Index trở lại xu hướng giảm, mất 223,48 điểm, tương đương 41,45% Khối lượng
Trang 26VN-giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 497,58
tỷ đồng/ phiên Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK là sự lan tỏa mạnh củacuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới Hòa cùng xu thế giảm điểm của TTCKcác nước, 2 chỉ số chứng khoán tại SGDCK TPHCM và SGDCKHN liên tiếp giảmđiểm Trong 86 phiên giao dịch tại SGDCK TPHCM, 49 phiên VN-Index mất điểm,đáy mới thiết lập là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008
Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và NHNN, TTCKVNvẫn có những phiên phục hồi mạnh Tuy nhiên, các con sóng trên thị trường thườngrất ngắn và không ổn định Kết thúc giai đoạn này, VN-Index giảm mất 239,52điểm, tương đương 43,15% Tốc độ giảm mạnh nhất thuộc về nhóm cổ phiếu cácngành nguyên vật liệu, công nghiệp, tài chính và công nghệ Nguyên nhân của sựsuy giảm được nhận định một phần do sự tác động của xu thế chung thị trường, là
hệ quả của việc tăng khá chóng mặt của các cổ phiếu này trong giai đoạn trước đó.Thêm vào đó, vào những tháng cuối năm, phong trào trả cổ tức bằng tiền mặt, với
tỷ lệ khá cao của các công ty niêm yết
Nguồn vốn FII vào Việt Nam chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư Tuy nhiên,
kể từ cuối tháng 8/2008 cùng với sự sụt giảm mạnh của TTCK thế giới nói chung,TTCK Việt Nam cũng giảm mạnh Tính đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khảnăng đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi TTCK cũng bắt đầu xuất hiện, thể hiện quaviệc bán ròng của khối ngoại trong những tháng cuối năm Ngoài ra, mặc dù lạmphát được kiềm chế nhưng lại có sự lo ngại về giảm phát do chỉ số CPI tăng trưởng
âm trong những tháng cuối năm Trong quý cuối năm, CPI đã giảm 0,23% trongtháng 10 và tăng lên thành 0,81% trong tháng 12 so với tháng 12/2007 và xấp xỉ23% so với bình quân 2007 Chính phủ kịp thời thực hiện giải pháp tài chính thôngqua việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản nhằm kích cầu sản xuất tiêu dùng, tạo điềukiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn một cách dễ dàng hơn, đồng thời giảm
áp lực tín dụng cho các ngân hàng thương mại Tóm lại, TTCK Việt Nam năm 2008
cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, khép lại với sự sụt giảm mạnh.
Trang 27Năm 2009, TTCK Việt Nam đã có sự phục hồi Nhưng ngày 24/2/2009, Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index về dưới mốc 100 điểm, có khixuống mức thấp nhất là 78,06 điểm Tính đến hết ngày 30/6/2009, VN-Index đãtăng 132,67 điểm tương ứng 42,03%, HNX-Index tăng 44,57 điểm, tương đương42,66% so với thời điểm kết thúc năm 2008 Đây là một bước tiến dài của TTCKViệt Nam khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn, tăng 46% so với thời điểm đầu năm
VN-2009 Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại SGDCK TPHCM là 101.774.520 cổ phiếu
và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, tại SGDCKHN là 56.522.170 cổ phiếu vàongày 10/06/2009
Từ 8/2009 đến 10/2009, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽvới nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch Ngày 22/10/2009, TTCK vươntới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm Đây cũng là mức cao nhấtcủa thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14/3/2008 Trong khoảng thờigian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn Đối với SGDCK TPHCM,phiên giao dịch ngày 23/10/2009 được coi là siêu thanh khoản khi lập kỷ lục caonhất từ trước đến thời điểm này cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn
tỷ đồng; SGDCK Hà Nội đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyểnnhượng cùng 3,04 nghìn tỷ đồng được giải ngân TTCK tăng trưởng mạnh mẽ, nằmngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độphục hồi nhanh nhất châu Á
Năm 2009 đã để lại những ấn tượng mạnh mẽ về các dòng vốn ra và vào thịtrường Thị trường nóng được xem là do khối các CTCK đưa ra các đòn bẩy tàichính hỗ trợ NĐT Khảo sát tại các CTCK, kể từ khi chứng khoán hồi phục, nhằmgia tăng lợi nhuận, hầu hết CTCK đều phối hợp với một hay một vài đối tác tàichính để hỗ trợ vốn cho các NĐT Tại một số CTCK, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy có thểđạt 100-200% Hình thức hỗ trợ rất đa dạng và thông thoáng, NĐT vốn ít thì đượccầm cố từ 40-70% giá trị tiền hay cổ phiếu trong tài khoản để mua tiếp cổ phiếu
Trang 28Hồ Nguyễn Thủy
Tiên
Lớp Ngân Hàng Đêm K17
2-20
Hàng nghìn NĐT đã liên tiếp quay vòng đồng tiền bằng vay mượn nhằm gia tănglợi nhuận khiến sức cầu được khuếch đại lớn gấp nhiều lần thực lực Nguồn lực từcác đòn bẩy tài chính đã khiến thị trường liên tiếp thiết lập các kỷ lục về thanhkhoản Cuối tháng 6/2009, UBCKNN đã phải lên tiếng yêu cầu các CTCK thựchiện nghiêm túc các quy định, đồng thời ngừng ký các hợp đồng repo mới Tácđộng từ văn bản của UBCKNN đã giúp giảm rủi ro trên TTCK nhờ hạn chế đượcnhững dòng tiền ngắn hạn theo kiểu T +, từ đó NĐT bớt lo lắng với các dòng tiền
nợ, làm cho tính ổn định của thị trường tăng lên
Xét về tốc độ tăng trưởng, TTCKVN năm 2009 được coi là có tốc độ tăngtrưởng rất cao, tới 60-70%, nhưng xét một cách toàn diện lại có không ít dấu hiệubất ổn Trước hết, TTCK có dấu hiệu phục hồi nhưng không bền vững Chỉ số VN-Index giảm mạnh 22% từ đỉnh 633,2 điểm ngày 23/10/2009 xuống mốc 490,6 điểmngày 27/11/2009 Khối lượng giao dịch từ tháng 11 đến hết năm sụt giảm mạnh sovới hai tháng 9 và 10/2009 Càng về cuối năm, thanh khoản của thị trường càng trởnên đáng lo ngại
Chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng và gói kích thích kinh tế năm 2009 củachính phủ là động lực chính để TTCK phục hồi Tuy nhiên, do những căng thẳngtrên thị trường ngoại hối, nguy cơ lạm phát và nợ chính phủ gia tăng nên trong haitháng cuối năm 2009, chính sách tiền tệ bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt Hơn nữa, từcuối tháng 10/2009, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt cho vay chứngkhoán Theo ước tính của các chuyên gia, có tới 20-50% dòng tiền trên TTCK đến
từ đòn bẩy tài chính Cầu trên TTCK đã chịu tác động mạnh từ những điều chỉnhtrên và dẫn tới tính thanh khoản của thị trường giảm sút Thực tế cho thấy, nhữngtác động thực đến luồng tiền vào TTCK cũng như những tác động tâm lý đã khiếncác chỉ số chứng khoán rơi vào chu kỳ giảm điểm từ tháng 11 cho đến cuối năm
2009 Tính từ đỉnh cao xác lập trong năm 2009 thì VN-Index đã mất khoảng 30%
về điểm số Nhiều thời điểm, NĐT bán tháo vì sợ chứng khoán có thể sẽ lập đáynhư thời điểm đầu năm Theo một số chuyên gia, nếu giả định mức tăng trưởng
Trang 29EPS trong 12 tháng tới là 20% thì hệ số P/E của 12 tháng tới sẽ là 19,1 lần Đây làmức P/E cao hơn hẳn các thị trường cùng tầm với Việt Nam như Thái Lan (12 lần),Trung Quốc (14,7 lần), Inđônêxia (14,6 lần) và Philipin (15 lần) Ngoài ra,TTCKVN đang đắt đỏ hơn so với các thị trường cùng khu vực khác Đây là mộttrong những nguyên nhân khiến NĐT nước ngoài rút vốn khỏi thị trường thời gianqua.
Bên cạnh đó, sự biến động của TTCK, cũng như thị trường vàng, thị trườngngoại tệ ở Việt Nam, không theo một quy luật nào đã cho thấy những bất ổn của thịtrường phát sinh từ chính những yếu tố nội tại Thị trường tài chính bị phân khúc,chưa có sự minh bạch cũng như thông tin chưa được cập nhật chuẩn xác đến NĐT,trong khi yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn Trên thị trường vẫn
có khoảng trống pháp lý cho đầu cơ, lũng đoạn
Trái với những diễn biến tích cực của năm 2009, TTCKVN năm 2010 cónhững diễn biến tương đối ảm đạm Gói kích cầu sau khủng hoảng đã giúp cho nềnkinh tế có sự tăng trưởng nhanh trong năm 2009, nhưng áp lực lạm phát tăng caotrong cuối năm 2009 và kéo sang năm 2010 Trong 3 tháng đầu năm 2010, lạm phát
ở mức cao đã ảnh hưởng khá lớn đến lãi suất huy động và buộc NHNN phải dở bỏquy định trần lãi suất, điều chỉnh tỷ giá USD/VND Từ những bất ổn của nền kinh
tế, trong 5 tháng đầu năm 2010, HN-Index chỉ dao động trong biên độ hẹp 157-190đối và VN-Index là 470-550 Các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ có sự bức phá, còn các
cổ phiếu vốn hóa lớn thì hầu như không có nhiều biến động Nền kinh tế có dấuhiệu lạc quan khi CPI tháng 4/2010 có mức tăng khá thấp so với 3/2010 là 0,27%,nhưng những lo ngại về khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã khiến cho chỉ sốchứng khoán thế giới giảm điểm mạnh VN-Index và HNX-Index lần lượt giảmmạnh xuống còn 480 và 150 điểm từ mức đỉnh là 550 và 190 Tiếp đến, lạm pháttrong nước vẫn ở mức thấp nhưng mặt bằng lãi suất vẫn không có nhiều biến độngnhư kỳ vọng của NHNN, TTCK tiếp tục có 2 tháng đi ngang trong khoảng 480-520đối với VN-Index và 150-160 đối với HNX-Index
Trang 30Sự tiêu cực của thị trường tiếp tục kéo dài thông qua TT13/NHNN vàTT19/NHNN quy định tăng tỉ lệ CAR từ 8% lên 9% và lượng vốn cho vay từ nguồnvốn huy động, điều chỉnh hệ số rủi ro từ các khoản vay, đặc biệt là bất động sản từ100% lên 250% cùng với những quy định mới trong lĩnh vực bất động sản, gây ranhững lo ngại đối với lợi nhuận của lĩnh vực chiếm một lượng lớn vốn hóa thịtrường khiến TTCK có sự sụt giảm mạnh nhất trong năm 2010 VN-Index từ 480 về
420 điểm và HNX-Index từ 160 về 97 điểm Trong những tháng cuối năm 2010, dùchỉ số CPI tăng cao, giá vàng tăng cao,… TTCK có sự tăng điểm bất ngờ
Năm 2010, thanh khoản thị trường ít biến động về khối lượng nhưng giá trịgiảm SGDCK TPHCM bình quân giao dịch 47,4 triệu cổ phiếu/phiên giao dịchtăng 7,2% so với năm 2009 trong khi giá trị giao dịch chỉ đạt 1.522,3 tỉ đồng/phiên,giảm 11,68% Còn HNX, tương tự là 35,5 triệu cổ phiếu/phiên giảm 27,83% so vớinăm 2009 và giá trị giao dịch chỉ đạt 974,2 tỉ đồng/phiên, giảm 30,47%
Dưới áp lực của chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn vay giá rẻ như năm
2009 kết thúc, áp lực về vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai khiến các doanhnghiệp đẩy mạnh huy động vốn qua TTCK Hình thức huy động chủ yếu là pháthành cho cổ đông hiện hữu Theo thống kê, tổng lượng cổ phiếu phát hành cho cổđông hiện hữu năm 2010 lên đến 2,63 tỉ cổ phiếu, tương ứng với giá trị thu đượckhoảng 29.452 tỉ đồng, lần lượt gấp 8,56 lần và 9,18 lần so với năm 2009 Ngoài ra,làn sóng chia thưởng cũng sôi động với khoản 2,05 tỉ cổ phiếu chia cho cổ đônghiện hữu, gấp 2,32 lần so với năm 2009 Thêm vào đó, áp lực nguồn cung cổ phiếucũng đến từ lượng cổ phiếu niêm yết thêm, năm 2010 có 4,045 tỉ cổ phiếu niêm yếtmới
TTCK năm 2010 không có nhiều đột biến như năm 2009 vì một phần lợinhuận của các doanh nghiệp không có nhiều đột biến khi những lợi thế về chi phígiá rẻ như lãi vay, hàng tồn kho và tốc độ tăng giá của hàng hóa sau suy thoáikhông còn mạnh như trước Sự gia tăng chi phí thể hiện rõ khi doanh thu năm 2010
Trang 31tăng 32,4% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 17,1% khá thấp so với năm 2009,doanh thu tăng 18,7% và lợi nhuận sau thuế tăng 82,3% Nguyên nhân lợi nhuậnsau thuế có mức tăng thấp hơn doanh thu không chỉ do lợi nhuận gộp giảm từ21,2% xuống còn 21% thì chi phí tài chính tăng 150,9%, chi phí bán hàng tăng72,6%, chi phí doanh nghiệp tăng 75,6% Sự sụt giảm trong tăng trưởng lợi nhuậnkéo theo sự suy giảm trong tỉ suất lợi nhuận của toàn bộ thị trường ROA của toàn
bộ thị trường năm 2010 chỉ đạt khoảng 3,3% so với năm 2009 là 3,9%, cùng với tỉ
lệ đòn bẩy năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009 nên ROE chỉ đạt 17,2% so với năm
2009 là 17,8%
Sự mất giá của VND so với USD không gây quá nhiều lo ngại, TTCK năm
2010 vẫn thu hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Trên SGDCK TPHCM,khối ngoại đã mua ròng đến 47 tuần trên 51 tuần giao dịch, đạt 15370 tỉ đồng gấp 5lần so với năm 2009 Tại SGDCKHN, khối ngoại mua ròng đạt 833 tỉ đồng, tănggấp 3 lần so với 2009 Như vậy, sự tác động của các NĐT nước ngoài ngày cànglớn với việc mua ròng và đẩy giá các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhưng thanh khoảnthấp như BVH, MSN,… NĐT nước ngoài thành công khi điều khiển sự biến độngcủa VN-Index vào cuối năm 2010
Thêm vào đó, cuối năm 2010, theo Nghị định 14 của chính phủ, các NHTMphải có vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng, quy định này đã tạo ra một áp lực lớn và cũng
có ảnh hưởng khá nhiều tới TTCK
Tóm lại, TTCK năm 2010 gặp nhiều khó khăn và khiến giới đầu tư thấtvọng Thị trường lạc quan năm 2009 chỉ xuất hiện trong 6 tháng đầu năm 2010 vớiVN-Index đạt 549 điểm và HNX-Index đạt 187,22 điểm Nửa cuối 2010 là thời kỳkhó khăn nhất của TTCK khi niềm tin sụp đổ bởi tác động của bất ổn kinh tế, chínhsách tiền tệ thiếu nhất quán, khó khăn thanh khoản chung của hệ thống ngân hàngkhiến các nhà đầu tư chứng khoán bị siết lại Cuối năm 2010, chỉ số VN-Index đóng
Trang 32cửa ở mức 484,66 điểm, giảm 2,04%, còn chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 114,24 điểm, giảm 32,07% so với năm 2009.
Kết thúc 2010, TTCK Việt Nam là một trong số ít thị trường không tăngtrưởng ở châu Á, chịu sự suy giảm và đi ngược với xu hướng chung của thế giới.Năm 2011, TTCK gây không ít thất vọng cho NĐT với hàng loạt chính sách
vĩ mô chấn chỉnh lại nền kinh tế được đưa ra và gây sốc cho NĐT Chỉ số Index bị thao túng bởi một nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn tiểu biểu là BVH, MNS,VIC, DPM, VCB, CTG, VNM, đây cũng là những cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớntrong danh mục đầu tư của khối ngoại Động thái này đã giúp cho VN-Index neo tạikhu vực 450 – 480 điểm trong một thời gian khá dài trước khi sụt giảm mạnh từgiữa tháng 5 Trong khi đó, chỉ số HN-Index có nhiều cổ phiếu đã sụt giảm khá sâu,
VN-đa số mất giá từ 50 – 100% thị giá so với mức đầu năm và hiện theo thống kê có tới2/3 cổ phiếu có thị giá dưới mệnh giá Với việc sụt giảm trong suốt thời gian trênthì hiện chỉ số P/E toàn thị trường ở mức khá thấp so với các TTCK các nước trênthế giới Thực tế, nếu loại bỏ nhóm 3 cổ phiếu BVH, MSN, VIC thì thực tế VN-Index hiện đang ở mức 300 điểm, khá gần với mức đáy thiết lập trong tháng2/2009
Hoạt động giải chấp diễn ra khá mạnh do thị trường giảm sút sâu khiến chonhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy cao phải thanh lý bớt danh mục đầu tư để trả nợ,trong khi đó các CTCK cũng mạnh tay trong việc giảm hạn mức cho vay đối vớicác nhà đầu tư nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và giảm thiểu rủi ro do triển vọngthị trường không mấy sáng sủa Thực tế chúng ta vẫn chưa thể xác định chính xácđược số lượng nợ xấu tại các công ty chứng khoán, nó khoảng 11.200 tỷ đồng.Thực sự đây không chỉ là vấn đề đối với các CTCK mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
hệ thống ngân hàng do đa số các CTCK tại Việt Nam đều là công ty con hoặc cóliên hệ mật thiết với các NHTM Hiện nay, theo thống kê tại TPHCM tính đến hếttháng 4, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM tăng lên 4,2% so với
Trang 33tháng trước là 3,9%, trong đó các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính có nợxấu lên đến 26,3%, ngân hàng quốc doanh 5,6%, NHTMCP ở mức 2,9%.
NĐT trong nước gần như mất hết niềm tin vào thị trường, một bộ phận tỏ rabức xúc trước cách hành xử của những người có trách nhiệm khi không có mộtđộng thái đáng kể nào giúp hỗ trợ nhà đầu tư và nâng cao tính thanh khoản của thịtrường như cho phép thanh toán T+2, miễn thuế thu nhập chứng khoán Tuy mớiđây Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn hoạt độnggiao dịch chứng khoán, mặc dù nội dung thông tư có nhiều điểm tích cực như chophép giao dịch ký quỹ (margin), mua bán trong phiên, mở nhiều tài khoản qua đóhợp thức hóa các hình thức giao dịch đã được hầu hết các CTCK sử dụng, tuy nhiênnội dung được NĐT mong đợi nhất là thanh toán T+2 vẫn chưa được đề cập Dùvậy, thông tư này được đánh giá là một trong những sự cần thiết nhằm giải tỏa phầnnào tâm lý của NĐT thời gian qua
NĐT nước ngoài vẫn liên tục mua ròng tuy nhiên giá trị mua ròng đã giảmkhoảng một nửa so với cùng kỳ năm 2010 đạt mức 3,620 tỷ đồng, tập trung vào các
mã truyền thống như VNM, CTG, DPM, VCB, PVD, HAG trên SGDCKTPHCM
và PVS, VCG, PVX… trên SGDCKHN Tuy nhiên xu hướng này đã gặp thử tháchthời gian khi TTCKVN vẫn đang trong xu hướng giảm trung hạn và triển vọng kinh
tế chưa có nhiều tiến triển
Từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8/2011, TTCK vẫn tiếp diễn nhiều phiên giaodịch ảm đạm Dòng tiền vào chứng khoán gần như bế tắc, VN-Index duy trì được
đà đi ngang là nhờ một số mã có vốn hóa lớn như VIC, VPL, FPT khởi sắc bất chấp
số lượng lớn cổ phiếu giảm Tính mỗi phiên giao dịch thời gian qua đều có khôngdưới hơn 40% mã cổ phiếu giảm điểm
Thanh khoản của thị trường không có dấu hiệu cải thiện Khối lượng giaodịch bình quân trong tháng chỉ dao động từ 22 đến 23 triệu cổ phiếu Đặc biệt, trongphiên giao dịch của ngày 25/07, VN-Index chứng kiến mức thấp kỷ lục trong hơn 3
Trang 34năm gần đây về giá trị giao dịch, chỉ đạt 252 tỷ đồng, khối lượng khớp lệnh chưađầy 15 triệu cổ phiếu Tâm lý nhà đầu tư đang thực sự chán nản Thanh khoảnxuống thấp là do vốn đổ vào TTCK đang bị thu hẹp trước các lo ngại về tình hìnhkinh tế vĩ mô, đặc biệt lạm phát liên tục tăng cao Với diễn biến như vậy, kỳ vọnggiảm lãi suất ngân hàng cũng khó thành hiện thực Lãi suất bình quân liên ngânhàng kỳ hạn 6 tháng đã có lúc lên đến 18% Chính những điều này đã tác độngkhông nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư muốn giữ tiền để bảo vệ những đồng vốn của họ.
Ở khía cạnh khác, không nằm ngoài dự đoán, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
2011 của phần lớn doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước,thậm chí không ít doanh nghiệp thua lỗ Theo đó, các mã cổ phiếu trên sàn cũngđang có sự phân hóa lớn Những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt hơn đã tăng nhẹtrở lại
Trong đó, các DN bất động sản và chứng khoán chịu tác động trực tiếp từyếu tố vĩ mô đã thua lỗ nặng Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dẫn đầu mức
lỗ trong quý 2 với hơn 382 tỷ đồng, tương đương hơn 1/3 vốn chủ sở hữu Cácphiên gần đây, cổ phiếu SHS của công ty này đã mất 16% Tiếp theo, SBS lỗ 164,7
tỷ đồng, VND lỗ 99 tỷ đồng Nguyên nhân lỗ chủ yếu của các công ty chứng khoán
là do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán Đồng thời, trong ngành bất độngsản, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng bất ngờ công bố báo cáo riêng lẻ với mức lỗhơn 114 tỷ đồng trong quý 2, lũy kế 6 tháng lãi ròng 207,5 tỷ đồng; Tổng Công tyPhát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) cũng vừa công bố lỗ 45,53 tỷ đồng trong quý 2 và
lỗ 96,18 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2011
Toàn cảnh thị trường vẫn là màu xám Các công ty niêm yết đang phải chậtvật vì chính sách thắt chặt tiền tệ Tính đến nay, đã có hơn 47% cổ phiếu đang giaodịch dưới mệnh giá và 78% dưới giá trị sổ sách Trong khi đó, từ đây cho đến cuốinăm, tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất phải gấp rút thu hẹp để đạt tỷ lệ cho phép16% sẽ khiến cho bất động sản và chứng khoán càng thêm khó khăn
Trang 35Thực trạng hoạt động của SGDCK TPHCM thời gian qua
SGDCK TP.HCM, tiền thân là TTGDCK TPHCM, được chuyển đổi theoQuyết định 559/QĐ/TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ngày20/07/2000, SGDCK TPHCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thựchiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết làREE và SAM
Quy mô niêm yết
Năm 2011, TTCKVN bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, nhìn bề ngoài Index lập được thành tích lớn lao khi điểm số tăng gấp 4,5 lần so với mốc ban đầuvào năm 2000, vẫn nằm trong nhóm có sức bật và ổn định nhất thế giới Nhưng thựcchất, chỉ số này đã bị nhóm lũng đoạn thị trường làm cho biến dạng Đến ngày20/7/2011, người ta ước tính điểm số thực của VN-Index khoảng 300-350 cách xahàng trăm điểm so với danh nghĩa hiện thời Và cũng tính tới thời điểm này,SGDCK TPHCM đã có 348 chứng khoán niêm yết, trong đó cổ phiếu là 296, chứngchỉ quỹ là 5, trái phiếu là 47 với tổng giá trị niêm yết đạt gần 143.567.275 triệuđồng
VN-Bảng 2.1 QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM
Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu
Trang 36147 113
300 250 200 150 100 50 0
Theo biểu đồ 1, chúng ta có thể thấy từ khi mới khởi đầu với chỉ 2 cổ phiếu
là REE và SAM, đến cuối năm 2000 đã tăng lên thành 5 loại cổ phiếu Số lượng cổphiếu niêm yết tăng mạnh vào năm 2006 với 78 loại cổ phiếu so với năm 2005 chỉ
25 cổ phiếu Quy mô tiếp tục tăng cho đến năm 2010 thì lên đến 276 cổ phiếu vàtính đến thời điểm này( 20/07/2011) con số niêm yết đã lên đến 296 loại cổ phiếu
Giá trị vốn hóa thị trường
Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, chúng ta cũng không thể phủ nhận làTTCKVN cũng đã thực sự trưởng thành và có những thành tựu đáng kể So vớinăm 2000, quy mô thị trường hiện tại tăng trên 50 lần, vốn hoá năm 2000 dưới 1%GDP, nhưng cuối năm 2010 đạt gần 39% Ngày 1/3/2011, giá trị vốn hóa củaSGDCK TPHCM là 577.086 tỷ đồng Đến đầu tháng 6/2011, tổng giá trị vốn hóacủa hai sàn là 643.395 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn hóa trên SGDCK TPCHM là546.073, giảm 5,37% so với cách đây 3 tháng Nếu so với GDP năm 2010 tính theo
Trang 37giá thực tế là 1,98 triệu tỷ đồng thì tổng giá trị vốn hóa thị trường chỉ chiếm32,495% Đến 15/07/2011, vốn hoá thị trường của SGDCK TPHCM tiếp tục giảmthêm 19,249 tỷ đồng so với cuối tháng 6, mặc dù khối lượng niêm yết mới và niêmyết bổ sung đã tăng gần 55.78 triệu cổ phiếu Điều này cho thấy mặt bằng giá cổphiếu vẫn chưa có xu hướng phục hồi mà ngày càng rơi xuống những mức thấpmới.
Bảng 2.2: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN
NHẤT TẠI SGDCK TPHCM
CK
Giá hiện hành (đồng)
Khối lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại
Giá trị vốn hoá (tỷ đồng)
Nguồn: Bản tin TVSI- Ngày 26/07/2011
Đến ngày 26/07/2011, giá trị vốn hóa là 536.813,66 tỷ đồng, chiếm 84,7%toàn thị trường Theo bảng 2, tổng giá trị vốn hóa của 10 công ty niêm yết lớn nhấtSGDCK TPHCM là 339,994.75 tỷ đồng, chiếm gần 54% giá trị vốn hóa của toànthị trường Trong đó, VCB đứng đầu thị trường với giá trị vốn hóa đạt 53,972.64 tỷđồng, chiếm gần 8.5% toàn thị trường
Trang 38Lớp Ngân Hàng Đêm K17
2-Hồ Nguyễn Thủy
Tiên
Quy mô giao dịch
Ngày 20/07/2011, TTCK Việt Nam nói chung và SCDCK TPHCM nói riêngđang trong tình trạng suy thoái nặng nề Tuy nhiên, TTCK Việt Nam cũng đạt đượcnhững thành tựu đáng kể, vẫn nằm trong nhóm thị trường có độ ổn định tốt nhất thếgiới Quy mô giao dịch tại SGDCK TPHCM cũng không ngừng tăng lên qua cácnăm Từ năm 2000, chỉ với khối lượng giao dịch 3,641triệu cổ phiếu đã tăng dầnđến năm 2007 lên đến hơn 1,8 tỷ cổ phiếu, năm 2010 đạt trên 10 tỷ cổ phiếu, năm
2010 là 11 tỷ cổ phiếu nhưng đến 20/7/2011 thì chỉ đạt được hơn 3 tỷ Trong khi
đó, giá trị giao dịch cũng không ngừng tăng lên Năm 2000 chỉ đạt khoảng 90 tỷđồng, đến năm 2006 đạt tới 35.472,341 tỷ đồng , tăng gấp hơn 10 lần so với năm
2005 Năm 2007 tăng lên đến 217.835,771 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần năm 2006 Năm
2008 giảm chỉ còn 124.576,086 tỷ đồng, giảm ½ so với năm 2007 Đến năm 2009lại tăng lại 422.460,937 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần năm 2008 Năm 2010 lại giảm còn376.510,366 tỷ đồng Và tính đến 7 tháng đầu năm 2011, giá trị giao dịch chỉ đạt88.945,945 tỷ đồng Như vậy, đến thời điểm này TTCKVN vẫn tiếp tục giảm sâu vàtiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động và bất ổn
Bảng 2.3: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC
Trang 39Chỉ số giá chứng khoán
Với phiên giao dịch đầu tiền vào ngày 28/7/2000, VN-Index đạt 100 điểm.Trong giai đoạn đầu, VN-Index đã đạt đỉnh điểm là 571,04 ( 25/06/2001) Tuynhiên đến tháng 10/2001, chỉ số giảm xuống chỉ còn 200 điểm Trong 5 năm đầutiên, TTCK dường như chưa thu hút được đông đảo nhà đầu tư có lẽ vì ít hàng hóa,
ít doanh nghiệp niêm yết,… Trong giai đoạn này, VN-Index thấp nhất vào năm
2003 khoảng 150 điểm và cao nhất vào cuối năm 2005 với khoảng 350 điểm theobiểu đồ 2 bên dưới
Nguồn www.stockbiz.vn- Ngày 26/07/2011
Biểu đồ 2.2: VN-INDEX QUA CÁC NĂM ( 2002-2011)
Theo biểu đồ trên, năm 2006 TTCKVN mang tính đột phá Đầu năm đếngiữa năm 2006, thị trường tăng mạnh đạt mức tăng trưởng 60% Sau đó giảm nhẹ
Từ giữa năm đến cuối năm 2006, thị trường lại nóng lên, đạt đỉnh điểm 809,86
Trang 40điểm Cuối năm 2006, VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146%, tăng gấp 2,5 lần
so với đầu năm
Vào ngày 19/1/2007, VN-Index đã vượt mốc 1000 điểm Trong 3 tháng đầunăm 2007, VN-Index có những đợt sóng cao và đã đạt mức tăng trưởng 126% Đến12/3/2007, VN-Index đã xác lập mức kỷ lục cao nhất 1.170,67 điểm Lúc này, chínhphủ cũng như các cơ quan nhà nước lo sợ về bong bong thị trường đã dung các biệnpháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiểm chế sự tăngtrưởng quá nóng của thị trường để hạ nhiệt thị trường Vì vậy, đến ngày 24/4/2007,VN-Index đã rơi xuống 905,53 điểm, giảm 22.6% so với đỉnh điểm cao nhất Chođến cuối tháng 5/2007, thị trường có đợt phục hồi, VN-Index quay về mức 1.107,52điểm Nhưng do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trườngtrước đó như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,…, thị trường nhanh chóng trởlại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh Đầu tháng 8/2007, thị trườnggiảm sâu và VN-Index xác lập mức đáy 883,9 điểm vào ngày 06/08/2007 Bướcsang đầu tháng 9 đến cuối tháng 10/2007, VN-Index đã có sự phục hồi mạnh mẽ.Đến ngày 31/10/2007, VN-Index đạt mức 1.106,6 điểm Tuy nhiên, sự phục hồi nàykhông được lâu, cho đến cuối năm, VN-Index tiếp tục giảm xuống dưới ngưỡng
1000 điểm, xoay quanh mốc 900 điểm
Năm 2008, cùng với xu thế chung, VN-Index giảm mạnh Từ mức khởi điểmđầu năm là 921,07 điểm đến giữa năm 2008, VN-Index đã giảm đi gần 60% giá trị
Từ tháng 6 đến đầu tháng 9, thị trường có sự phục hồi ngắn hạn, VN-Index tăng gần
600 điểm Nhưng từ tháng 9 đến cuối năm 2008, do tác động của khủng hoảng toàncầu, thị trường lại tiếp tục giảm mạnh, thiết lập đáy mới vào ngày 10/12/2008 vớimức điểm 286,85
Đầu năm 2009, VN-Index lại rơi xuống mức đáy 235,5 điểm Tuy vậy, bướcsang tháng 3/2009, thị trường có sự phục hồi ấn tượng Đến cuối tháng 6/2009, VN-Index đã đạt gần mốc 500 điểm, tăng 132,67 điểm so với cuối năm 2008 Sau đó,