Đề tài luận văn HVKHXH tại TP. Đà Nẵng chuyên ngành Luật Hình sự, đề tài được xét loại Giỏi (Thạc sỹ). đề tài: “Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã được lựa chọn làm luận văn thạc sỹ luật học.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PGS.TS HỒ SỸ SƠN
HÀ NỘI, năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỘI PHẠM VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014 …… 6
1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam 6
1.2 Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2014 11
Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM …
36
2.1 Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống 39
2.2 Các yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân người phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 51
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA THTP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 55
3.1 Dự báo tình hình tội phạm trong những năm tới ở huyện Phước Sơn 55
3.2 Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 58
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC…
Trang 3VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Tổng số vụ trên số bị cáo đã xét xử tại TAND huyện Phước Sơn,
tỉnh Quảng Nam
1.2 Cơ số tội phạm của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước
Sơn trong các năm 2010 đến 2014
1.3 Tỷ lệ giữa số bị cáo và số vụ ở huyện Phước Sơn từ năm 2010 đến
2014
1.4 Tỷ lệ số vụ, số bị cáo giữa các nhóm tội phạm( BLHS 1999 ) trên
địa bàn huyện Phước Sơn từ năm 2010 đến 2014,
1.5 Thứ tự 5 tội danh có mức độ phạm tội (vụ/bị cáo) cao nhất trên địa
bàn huyện Phước Sơn trong các năm từ 2010 đến 2014
1.6 Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện
Phước Sơn từ năm 2010 đến 2014 (lấy năm 2010 làm định gốc)
1.7
Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 trên cơ sở tổng số dân trong sự so sánh với các địa bàngiáp ranh cùng cấp
1.8
Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 trên cơ sở diện tích trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh cùng cấp
1.9
Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong cácnăm 2010- 2014 được tính trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư, diện tích trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh cùng cấp
1.10 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các
năm 2010 - 2014 xét theo địa điểm gây án1.11 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn từ năm
2010- 2014 xét theo hình phạt đã áp dụng
Trang 5năm 2010 - 2014 xét theo giới tính của người phạm tội
1.13 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các
năm 2010 - 2014 được xác định theo độ tuổi của người phạm tội
1.14 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các
năm 2010 - 2014 xét theo trình độ học vấn của người phạm tội
1.15 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các
năm 2010 - 2014 xét theo nghề nghiệp của người phạm tội
1.16
Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong cácnăm 2010 - 2014 xét theo tiền án, tiền sự của người phạm tội
1.17 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các
năm 2010 – 2014 xét theo thành phần dân tộc của người phạm tội
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phước Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam được thành lập ngày
12 tháng 10 năm 1948, gồm 11 xã và một thị trấn, diện tích tự nhiên 1.144,79 km2,dân số 24.076 người, mật độ dân số 21 người/ km2; Trong đó dân tộc thiểu số chiếm68%(chủ yếu là dân tộc Gié Triêng) Là huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh QuảngNam; phía tây tiếp giáp với tỉnh Kon Tum; phía bắc tiếp giáp với huyện NamGiang; phía đông, đông nam giáp với huyện Hiệp Đức và Bắc Trà My; có diện tíchtương đối rộng, địa hình hiểm trở, có đường Hồ Chí Minh đi qua nối với các tỉnhTây nguyên, kinh tế chủ yếu là nông- lâm nghiệp, trình độ dân trí thấp Trong thờigian gần đây, được sự quan tâm của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đờisống nhân dân được cải thiện đáng kể Tuy vậy, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiềucác doanh nghiệp và các tụ điểm khai thác lâm, khoáng sản( vàng) đang hoạt động,một số nhà máy thủy điện được đầu tư xây dưng; vì vậy, số lượng người tập trung
về huyện đông, dẫn đến THTP có diễn biến phức tạp, tội phạm có chiều hướng giatăng, tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, xuất hiện nhiều tội phạm mới.Cụ thể,trong vòng 5 năm qua( từ năm 2010 đến năm 2014) các cơ quan tố tụng đã điều tra,truy tố, xét xử 245 vụ, với 303 bị cáo
Trước tình hình tội phạm ngày một gia tăng về số vụ, số bị can và cả tínhnguy hiểm của tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, địaphương đã chú trọng thực hiện đầy đủ những chủ trương chung của Đảng và Nhànước như: Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm được ban hành theo Quyếtđịnh 138 ngày 31.07.1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 21 của Bộ chính trịngày 26.03.2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống vàkiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chỉ thị số 48 của Bộ chính trị ngày22.10.2010 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tộiphạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 09 của Ban bí thư Trung ương về Tăng cường
Trang 7định số 1217 của Thủ tướng Chính phủ ngày 06.09.2012 về phê duyệt chương trìnhmục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm 2012 - 2015; Bên cạnh đó địa phươngcũng đã nghiên cứu thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo trong các Nghị quyết của tỉnh
ủy, Huyện ủy về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giaiđoạn hiện nay Tuy vậy, thực tế tình hình tội phạm trên địa bàn vẫn diễn biến phứctạp, số bị can khởi tố mới không giảm, tính chất nguy hiểm của tội phạm ngày càngnghiêm trọng hơn
Trước thực tế tình hình tội phạm như đã đề cập cho thấy vấn đề cần thiết đặt
ra là để ngăn chặn và dần loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội thì không thể chỉdừng lại ở mức độ kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm mà vấn đề này cần thiết đượcnghiên cứu trên cơ sở của một khoa học chuyên ngành tội phạm học, đặc biệt là đisâu vào “ tính địa lý học của tội phạm”
Với cách nhìn nhận như vây, đề tài: “Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã được
lựa chọn làm luận văn thạc sỹ luật học
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, tình hình tội phạm ở nước ta diễn biến hết sức phứctạp, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của tất cả các ngành, cáccấp và của toàn xã hội Do đó, nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân, giảipháp phòng ngừa đã luôn được chú trọng, trong mỗi công trình nghiên cứu đều cónhững đóng góp nhất định cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chunghoặc cũng có thể chỉ rõ phương pháp đấu tranh phòng chống đối với một số tội,nhóm tội đặc thù Trong đó, không thể không kể đến sự đóng góp đáng kể của bộ
sách “Khoa học hình sự Việt Nam” do Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm - Giám
đốc học viện Cảnh sát nhân dân đã chủ trì nghiên cứu biên soạn, phát hành Trongquá trình nghiên cứu, luận văn còn sử dụng một số giáo trình, tài liệu có liên quanthể hiện ở các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Giáo trình tội phạm họccủa Trường Đại học Công an nhân dân, Tạp chí Tòa án, Tạp chí Luật học, Tạp chí
Trang 8Kiểm sát đây là những tài liệu nghiên cứu về tội phạm và hình phạt, tình hình tộiphạm và giải pháp phòng ngừa.
Nhìn chung, các công trình nói trên đều rất có giá trị để Luận văn kế thừa, đặcbiệt là những tư duy lý luận về tội phạm và tình hình tội phạm nói chung, từ đó luậnvăn vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm đảm bảo việc nghiên cứuđúng phạm vi, trong thời hạn đã được xác định Mặt khác với mỗi công trình nghiêncứu khoa học như đã đề cập thì mỗi tác giả có cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu khácnhau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình; do vậy giá trị thực chất mà luậnvăn được kế thừa chính là những quan điểm lý luận khác nhau có tổng kết thực tiễn vàđây sẽ là cơ sở để luận văn tiếp tục phát triển phần lý luận hiện hữu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theopháp luật hình sự Việt Nam, tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnhQuảng Nam từ năm 2010 - 2014, những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tộiphạm, kết quả dự báo, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm trênđịa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành tội phạm học; Các văn bản chỉ đạocủa Đảng gồm: Chỉ thị, Nghị quyết của Trung Ương, Tỉnh Ủy, Huyện ủy PhướcSơn;
- Tiến hành thu thập Bản án, số liệu thống kê thường xuyên, các báo cáo tổngkết năm, báo cáo thống kê của các cơ quan tố tụng hình sự huyện Phước Sơn, tỉnhQuảng Nam;
- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo pháp luật
Trang 9- Phân tích, đánh giá tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnhQuảng Nam từ năm 2010 đến năm 2014;
- Phân tích các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm nói chung vànhững nguyên nhân, điều kiện đặc thù của tình hình tội phạm trên địa bàn huyệnPhước Sơn, tỉnh Quảng Nam;
- Tiến hành dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới từ đó đề cập cácgiải pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và biện pháp phòng ngừa tội phạm đặcthù áp dụng trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở xem tình hình tội phạm trên địa bànhuyện Phước Sơn,tỉnh Quảng Nam là một hiện tượng xã hội tiêu cực, trong phạm viluận văn, muốn tìm hiểu xem hiện tượng này có mối liên hệ với các hiện tượng, quátrình kinh tế - xã hội khác như thế nào, từ đó thấy được quy luật của của tội phạmphát sinh trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, sửdụng các báo cáo, số liệu thống kê, đặc biệt là thống kê của Tòa án nhân dân huyệnPhước Sơn và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 - 2014
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biệnchứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủtrương của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấutranh phòng, chống tội phạm Trong quá trình nghiên cứu, có sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, thống kê, tổng hợp, phân tích,
so sánh, quy nạp, diễn dịch và nghiên cứu hồ sơ từng vụ án cụ thể
6 Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
- Tập trung làm rõ những yếu tố nào là nguyên nhân, điều kiện cuartinhf hìnhtội phạm để xây dựng các giải pháp phòng ngừa THTP có hiệu quả trên địa bàn
Trang 10huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, do vậy các kết quả nghiên cứu được xem lànhững đóng góp mới của luận văn
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy, họctập và áp dụng vào thực tế hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyệnPhước Sơn, tỉnh Quảng Nam
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương Cụ thể là:
Chương 1: Tội phạm và tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn,
tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến năm 2014
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến năm 2014
Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước
Sơn, tỉnh Quảng Nam
Trang 11Chương 1 TỘI PHẠM VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014 1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo pháp luật hình
sự Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1, điều 8 của BLHS năm 1999 thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [5, tr.51]
Xét về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành bởinhững yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể phân chia được dovậy có thể nghiên cứu các yếu tố, dấu hiệu cấu thành tội phạm một cách độc lập.Những yếu tố đó theo khoa học hình sự Việt Nam bao gồm: khách thể của tội phạm;mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm
+ Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bịtội phạm xâm hại Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi làkhách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định tại Điều
8 của BLHS năm 1999 Trong thực tế, hành vi bị coi là tội phạm là hành vi gây thiệthại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã được xác định
đó Tuy nhiên không có nghĩa là mọi hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hạicho các quan hệ xã hội đã được quy định tại Điều 8 của BLHS năm 1999 đều bị coi
Trang 12là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp nhất định đã được quy định cụ thể hóabằng các quy phạm pháp luật hình sự trong phần các tội phạm của BLHS.
Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt 3 loại khách thể tội phạm cụ thể là:
Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm, bao gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ; Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế; Văn hóa; Quốc phòng; Anninh, trật tự, an toàn xã hội; Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Tínhmạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của công dân…
Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được
nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm phạm của nhóm tộiphạm, ví dụ: Nhóm tội phạm về chức vụ, nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu, nhómtội phạm xâm phạm nghĩa vụ của quân nhân…
Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ
thể trực tiếp xâm hại Khách thể trực tiếp của tội phạm trước hết phải là những quan
hệ xã hội bị tội phạm cụ thể trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, thôngqua đó tội phạm xâm hại đến khách thể loại và khách thể chung Trong thực tế, mộttội phạm có thể xâm hại trực tiếp nhiều quan hệ xã hội nhưng không phải tất cảnhững quan hệ xã hội bị xâm hại đều là khách thể trực tiếp của tội phạm Mọi tộiphạm đều có khách thể trực tiếp, một tội phạm có thể có một hoặc nhiều khách thểtrực tiếp
+ Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm nhữngbiểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan bao gồm:hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quảgiữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, công cụ,phương tiện, hoàn cảnh, địa diểm phạm tội…
Trang 13Trong cấu thành tội phạm không phải tất cả các biểu hiện của mặt kháchquan đều được phản ánh là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm Hành vikhách quan nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả các cấuthành tội phạm cơ bản Các nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ đượcphản ánh trong những cấu thành tội phạm nhất định, có thể là cấu thành tội phạm cơbản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng.
Hành vi khách quan của tội phạm phải thỏa mãn: Là hành vi có tính nguy
hiểm cho xã hội; Là hành vi có ý thức và ý chí, tức là có tính có lỗi; Là hành vi cótính trái pháp luật hình sự;
Các biểu hiện của hành vi khách quan của tội phạm gồm: Hành động hoặckhông hành động phạm tội trong đó:
Hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan thể hiện bằng
những động tác có ý chí của chủ thể làm biến đổi tình trạng bình thường của đốitượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm hay nói cáchkhác thể hiện việc chủ thể làm một việc bị pháp luật hình sự cấm;
Hành vi khách quan của tội phạm bằng không hành động là hình thức của
hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động củatội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm mộtviệc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm
Hậu quả nguy hiểm cho xã hộị: Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi
phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự Hậu quảcủa tội phạm có thể biểu hiện dưới dạng là những thiệt hại về vật chất, thiệt hại vềthể chất, tinh thần, và các biểu hiện khác
Mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với hậu quả của hành vi phạm tội: Trước hết xác định đây là mối quan hệ khách quan luôn luôn
tồn tại giữa hành vi khách quan và hậu quả của hành vi khách quan Hành vi tráipháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian Hành vitrái pháp luật luôn độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện
Trang 14tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho
xã hội Hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực
tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật hoặc là khả năng trực tiếp làmbiến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động hoặc là khả năng để sự biếnđổi đó tiếp tục diễn ra không bị ngăn chặn
Những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm: Ngoài
những biểu hiện trên, mặt khách quan của tội phạm còn có các biểu hiện khác như:Công cụ, phương tiện phạm tội, thủ đoạn phạm tội, địa điểm, thời gian và hoàn cảnhphạm tội
Năng lực trách nhiệm hình sự: là điều kiện cần thiết để có thể xác định con
người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, chỉ người có năng lựctrách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm Người có năng lực tráchnhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năngnhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khảnăng điều khiển được hành vi ấy
Theo luật hình sự Việt Nam, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người
đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ở trong tìnhtrạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Hiện nay, pháp luật không quy địnhnhư thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định tuổi chịu tráchnhiệm hình sự và quy định thế nào là trường hợp trong tình trạng không có năng lựctrách nhiệm hình sự Với việc quy định này, Luật hình sự mặc nhiên thừa nhậnnhững người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nói chung là có năng lực trách
Trang 15không bắt buộc phải đánh giá từng trường hợp là có năng lực trách nhiệm hình sựhay không mà chỉ phải xác định độ tuổi Chỉ trong trường hợp có những biểu hiện
cá biệt thì bắt buộc phải đặt ra yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định đánh giá vềtình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Năng lực trách nhiệm hình sự chỉ được hình
thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục được pháttriển, hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo Mức độ cụ thể của tuổi bắt đầu
có năng lực trách nhiệm hình sự và của tuổi năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ ởmỗi nước là khác nhau Theo pháp luật hình sự Việt Nam quy định tuổi bắt đầu cónăng lực trách nhiệm hình sự là 14 tuổi và 16 tuổi là tuổi có năng lực trách nhiệmhình sự đầy đủ
+ Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan, mặt kháchquan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là những hoạtđộng tâm lý bên trong của người phạm tội Như vậy với ý nghĩa là một mặt của hiệntượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập màluôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm Những nội dung của mặt chủ quancủa tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất
cả các cấu thành tội phạm Mục đích và động cơ của tội phạm tuy cũng là dấu hiệucủa cấu thành tội phạm nhưng không phải có ý nghĩa luôn quyết định tính nguyhiểm của tội phạm do vậy nó không phải luôn luôn là dấu hiệu đặc trưng của tộiphạm để phân biệt giữa các loại tội phạm với nhau Mục đích và động cơ chỉ đượcphản ánh trong một số cấu thành tội phạm cơ bản, ngoài ra nó còn có thể được quyđịnh trong một số tình tiết định khung của một số cấu thành tội phạm
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý
Lỗi cố ý trực tiếp: Người có lỗi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểmcho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra
Trang 16Lỗi cố ý gián tiếp: Người có lỗi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểmcho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ýthức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người có lỗi này tuy thấy hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu qủa đó sẽ không xảy ra hoặc cóthể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện hành vi và đã gây ra hậu quả nguy hại đó
Lỗi vô ý do cẩu thả: Người có lỗi trong trường hợp này do cẩu thả nên khôngthấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù thấy trước và có thểthấy trước hậu quả này
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội cố ý
Đông cơ phạm tội nói chung không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguyhiểm của tội phạm, nó không là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội phạmkhác Động cơ phạm tội được phản ánh trong một số ít dấu hiệu cấu thành tội phạm,
có trong một số cấu thành tăng nặng, giảm nhẹ định khung hoặc tăng nặng, giảmnhẹ trách nhiệm hình sự
Mục đích của tội phạm là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội
đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội
Mục đích phạm tội đặt ra đối với hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.Trong những trường hợp khác người phạm tội cũng có mục đích nhưng đó chỉ làmục đích của hành vi vì người phạm tội không mong muốn thực hiện tội phạm
1.2 Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn,tỉnh Quảng Nam
2010 đến 2014
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội, pháp lý hình sự có thay đổi về mặt
lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm đã xảy ra trong xã hội (địa giới nhất định) và trong khoảng thời gian nhất định.
Trang 17Như vậy dưới góc độ nhận thức luận thì tình hình tội phạm là một chỉnh thểgồm hai phần: Phần hiện và phần ẩn.
Phần hiện là toàn bộ những hành vi phạm tội và chủ thể của những hành vi
đó đã bị xử lý theo quy định của pháp luật trên từng đơn vị hành chính nhất định
Với cách hiểu rằng tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, vừamang tính lịch sử, vừa mang tính giai cấp do các chủ thể thực hiện tội phạm trongmột thời gian, không gian nhất định thì tình hình tội phạm chỉ tồn tại và biểu hiệnthông qua các tội phạm với tính cách là hành vi phạm tội cụ thể Nói cách khác thìtình hình tội phạm là cái chung và hành vi phạm tội là cái riêng biệt, cái đơn nhất.Hành vi phạm tội mang tính tự phát nhưng quá trình dẫn tới hành vi phạm tội lạidiễn ra có tính quy luật, chịu sự chi phối bởi những yếu tố nhất định của đời sống xãhội Trên cơ sở nhận thức tổng hợp về tội phạm và hành vi phạm tội trong một thờigian và không gian nhất định sẽ có nhận thức tổng quan nhất về tình hình tội phạm
và quy luật của nó Tình hình tội phạm với tính cách là một mặt của đời sống xã hộimang tính giai cấp, nó phản ánh tình trạng xã hội trong đó có những tồn tại, hạn chế
và sai lệch nhất định trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của địaphương trong mỗi giai đoạn phát triển
Phước Sơn là huyện miền núi cao và xa nhất tỉnh Quảng Nam, có diện tíchrộng, dân cư thưa thớt, song tình hình trật tự trị an khá phức tạp; do có mỏ và các tụđiểm khai thác vàng có phép và trái phép nằm trên hầu hết các xã trong huyện; tàinguyên, khoáng sản dồi dào nên nhiều đối tượng từ nơi khác đến khai thác vàng vàlâm sản trái phép, trong đó có nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự, trốn truy nã xâmnhập vào địa bàn; trong khi đó, các lực lương chức năng của tỉnh, của huyện phốihợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều đợt truy quét, đẩy đuổi các đối tượng
vi phạm, song tình hình an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội vẫn còn nhiều diễnbiến phức tạp
Ngoài ra,huyện Phước Sơn còn có đường Hồ Chí Minh đi qua nối với các tỉnhTây Nguyên, có Quốc lộ 14 E, đường cong cua, đèo dốc nên tình hình tai nạn giao
Trang 18thông nghiêm trọng thường xuyên xảy ra, năm sau cao hơn năm trước; Với diễnbiến của tình hình tội phạm như vậy; Huyện ủy, UBND huyện Phước Sơn, tỉnhQuảng Nam tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 48-CT/
TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Quyết định số 1217/QĐ-TTg,06/9/2012 Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giaphòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày14/11/2012 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng,chống tội phạm giai đoạn 2012-2015 Qua đó, các cơ quan, ban ngành, trên địa bànhuyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Công an huyện thựchiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, góp phầnđảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn
Các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, nhất
là các vụ án gây bức xúc trong dư luận nhân dân, đưa công tác phối hợp liên ngànhtrong đấu tranh phòng, chống tội phạm đi vào nề nếp, chặt chẽ, khoa học và hiệuquả hơn Viện kiểm sát nhân dân huyện chủ trì xây dựng ban hành Quy chế phốihợp liên ngành trong tố tụng hình sự và Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Nhìn chung, công tác phòng ngừa và đấutranh phòng chống tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn có nhiều chuyển biếntích cực, hoạt động của các loại tội phạm được kiềm chế, tình hình an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, lòng tin của nhân dân với Đảng, chínhquyền của huyện và các lực lượng chức năng được cũng cố Phong trào toàn dântham gia tố giác tội phạm từng bước được cũng cố và phát triển
Trong năm 2007, cơ cấu, diễn biến THTP trên địa bàn huyện không phứctạp, tỷ lệ số vụ án, bị cáo được điều tra, truy tố, xét xử rất ít 10 vụ/15 bị cáo thì đếnnăm 2011 diễn biến của THTP trên địa bàn huyện tăng nhanh về số vụ và số bị cáođược đưa ra xét xử (54 vụ/63 bị cáo) Đây là một thực trạng đáng báo động
Trang 19Với nhận thức như vậy, tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnhQuảng Nam cần phải được làm rõ thông qua những số liệu, dữ liệu cụ thể mà tộiphạm học gọi là: Mức độ, diễn biến, cơ cấu của tình hình tội phạm và phần ẩn của
nó, tức là số tội phạm đã xảy ra và số người thực hiện nó nhưng vì những lý do khácnhau không bị phát hiện, xử lý hoặc không có trong thống kê hình sự
Để thực hiện công việc này,người thực hiện đề tài đã nghiên cứu, tổng hợpcác số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm, các báo cáo tổng kết tại Tòa án nhândân tỉnh Quảng Nam và Tòa án nhân dân huyện Phước Sơn trong thời gian từ năm
2010 đến 2014 đồng thời tập trung nghiên cứu 100 bản án hình sự sơ thẩm của Tòa
án nhân dân huyện Phước Sơn xét xử sơ thẩm trong thời gian từ 2010 đến 2014
1.2.1 Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ 2010 đến 2014
Đó là số lượng các tội phạm đã xảy ra và những người thực hiện tội phạm đó
ở một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định
Với những tài liệu đã được đề cập trong công tác xây dựng đề tài, luận văn sẽ
Những số liệu thể hiện trên bảng 1.1 cho thấy tình hình tội phạm trên địa bànhuyện Phước Sơn nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung trong 5 năm qua thườngxuyên biến động, cụ thể trong các năm 2010 đến 2014 biến động có năm tăng cả về
số vụ và số bị cáo,có năm giảm cả về số vụ và số bị cáo
Trang 20Xem xét về tỷ lệ số vụ án đã xét xử trên địa bàn huyện Phước Sơn trên tổng
số vụ án đã xét xử trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam thì thấy, tỷ lệ qua các năm từ
2010 đến 2014 ngày càng giảm, điều này cho thấy huyện Phước Sơn đang có nhiềubiện pháp kiểm soát ngày càng tốt hơn tình hình tội phạm Về tổng số vụ án đã xét
xử trên địa bàn huyện Phước Sơn có giảm qua các năm và tỷ lệ số vụ so với toàntỉnh cũng giảm đáng kể trong các năm từ 2010 đến 2014, điều này cho thấy mức độtăng của tình hình tội phạm toàn tỉnh luôn cao hơn huyện Phước Sơn
Cụ thể số vụ xét xử ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam qua các năm như sau:
mà có thể có nhiều bị cáo phạm tội có tổ chức phát sinh trên địa bàn huyện Phước Sơn.Riêng trong năm 2012, số vụ/số bị cáo xét xử ở TAND huyện Phước Sơn giảm tươngứng với số vụ/số bị cáo xét xử trên toàn tỉnh, theo đó tỷ lệ số vụ xét xử/số bị cáo trênđịa bàn huyện Phước Sơn so với toàn tỉnh cũng giảm tương ứng Số liệu này cho thấycông tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn đã đạt những hiệu quảtích cực, mức độ tăng về số vụ nhỏ hơn mức độ tăng về số vụ trên toàn tỉnh, công tácnày đặc biệt hiệu quả trong năm 2012 vì kết thúc năm xét xử số vụ của năm 2012 chỉbằng 83% so với cùng thời điểm báo cáo xét xử năm 2011
Đánh giá xu hướng của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn,tỉnh Quảng Nam: Với những nhận định trên cơ sở số liệu thống kê xét xử hình sự
Trang 212014 như đã phân tích cho phép đánh giá về xu hướng của tình hình tội phạm nhưsau: Trước hết tình hình tội phạm luôn biến động, có thể có phát sinh tăng hoặcgiảm nhưng mức độ biến động tăng không lớn, cụ thể biến động tăng cao nhất lànăm 2011 so với 2010 tăng 01 vụ(từ 53 vụ lên 54 vụ, tăng 1,88%), sau đó lại giảm 9
vụ vào năm 2012( từ 54 vụ còn 45 vụ, giảm 16,6%), rồi lại tăng 5 vụ vào năm 2013( từ 45 vụ lên 50 vụ, tăng 11,1%); sau đó lại giảm tiếp 7 vụ vào năm 2014( từ 50 vụcòn 43 vụ, giảm 14%) Trong những năm tới mức độ kiểm soát tình hình tội phạm
sẽ tốt hơn nên số vụ có thể có phát sinh giảm không lớn hoặc có thể không giảm về
số vụ nhưng so sánh tỷ lệ số vụ xét xử ở huyện Phước Sơn so với toàn tỉnh tiếp tục
có phát sinh giảm, điều này phụ thuộc ở những yếu tố kinh tế xã hội và hiệu quả củacông tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện cũng như địa bàn toàn tỉnh trongthời gian tới
- Tính toán cơ số tội phạm hàng năm ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam:
Cơ số tội phạm là chỉ số khái quát nhất về mức độ của tình hình tội phạm đốivới một đơn vị hành chính, trong một đơn vị thời gian nhất định là 1 năm và được tínhbằng số tội phạm hoặc số người phạm tội trên 100.000 dân hoặc trên 10.000 dân.( XemBảng 1.2 phần phụ lục)
Theo số liệu của cục thống kê tỉnh Quảng Nam, dân số huyện Phước Sơn lầnlượt trong các năm từ 2010 đến 2014 là: 22.643 người, 22.857 người, 23.102 người,23.394 người, 23.635 người Trên cơ sở dân số của huyện Phước Sơn và tỉnh QuảngNam kết hợp với số liệu vụ án và bị cáo xét xử sơ thẩm ở huyện Phước Sơn trong 5năm từ 2010 đến 2014 ta sẽ xây dựng được cơ số phạm tội trên địa bàn huyệnPhước Sơn theo Bảng 1.2
Từ số liệu thống kê trên cho thấy, trên địa bàn huyện Phước Sơn cơ số tội phạmthấp tức là mức độ tội phạm phổ biến trong dân cư là khá cao, cứ trong 10.000 dân thìnăm 2010 có 23,3vụ/26,0 bị cáo; năm 2011 có 23,6 vụ/27,5 bị cáo; năm 2012 có 19,4vụ/26,4 bị cáo; năm 2013 có 21,3 vụ/22,6 bị cáo; năm 2014 có 18,1 vụ/28,3 bị cáo.Biến động về cơ số tội phạm trên địa bàn không đồng đều trong thời gian từ 2010 đến
Trang 222014, biến động có giảm về số vụ nhưng tăng về số bị cáo( năm 2010 có 23,4 vụ/26,05
bị cáo thì năm 2014 là 18,1 vụ/28,3 bị cáo/ 10.000 dân) Số liệu này cho thấy tính trên10.000 dân thì số vụ phạm tội đã giảm, cho thấy chính quyền đã đảm bảo kiểm soát vàkhống chế tốt tình hình tội phạm tuy nhiên cơ số bị cáo đã xét xử không giảm tươngứng, điều này phản ánh mức độ nguy hiểm, tính chất phức tạp của mỗi tội phạm ngàycàng gia tăng
- Tỷ lệ giữa số bị cáo và số vụ: Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm trênđịa bàn huyện Phước Sơn còn được làm rõ hơn qua việc tính toán tỷ lệ giữa số bịcáo với số vụ Trên địa bàn huyện Phước Sơn bình quân tỷ lệ chênh lệch giữa số bịcáo với số vụ án trong 05 năm từ 2010 đến 2014 là: 1,24, tức là cứ trung bình 01 vụ
án có 1,24 bị cáo Tỷ lệ này có năm tăng có năm giảm, song đến năm 2014 thì tăng
là 1,55 (cứ 01 vụ án có 1,55 bị cáo) so với toàn tỉnh thì tỷ lệ chênh lệch giữa số bị
cáo với số vụ án có những biến động tăng giảm qua mỗi năm, cụ thể: năm 2011tăng từ 1,51 lên 1,68, năm 2012, sau lại tăng lên là 1,75, tỷ lệ này lại giảm ở năm
2013 là 1,66 sau đó năm 2014 lại tăng lên là 1,80 ( Xem bảng 1.3 phần phụ lục)
Với tỷ lệ số bị cáo đã xét xử ở TAND huyện Phước Sơn và tỉnh Quảng Namnói chung và huyện Phước Sơn nói riêng liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2014,điều này cho thấy mức độ nguy hiểm, phức tạp của tội phạm trên địa bàn toàn tỉnh;
số vụ phạm tội đơn nhất (không có đồng phạm) ngày càng ít đi, thay vào đó số vụ
phạm tội có đồng phạm, có tổ chức ngày càng nhiều hơn
1.2.1.2 Mức độ nhóm
Nghiên cứu cơ cấu và động thái của tình hình tội phạm cần xem xét chia tộiphạm theo từng nhóm tương ứng với nhóm khách thể được Luật hình sự bảo vệ lầnlượt được quy định trong Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
Qua thống kê tại Bảng 1.4 cho thấy diễn biến về cơ cấu, động thái của tình hìnhtội phạm có sự biến động không giống nhau đối với mỗi nhóm tội trong mỗi năm và cảtrong thời gian 5 năm qua, ví dụ: Mức độ tình hình tội phạm xét theo đơn vị nhóm tội
Trang 23có đời sống thực tế của nhóm và số vụ, số bị cáo đã xét xử hình sự sơ thẩm ở các nhómtrong phần các tội phạm của BLHS được tổng hợp qua Bảng 1.4 phần phụ lục.
Theo số liệu thống kê cho thấy: Thực tế trên địa bàn huyện Phước Sơn trong
5 năm qua chỉ có 7 nhóm tội danh có đời sống thực tế nghĩa là có phát sinh tội phạmtrong nhóm, trong mỗi nhóm có phát sinh số tội phạm khác nhau, cụ thể như sau:
- Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của conngười gồm có 05 tội danh;
- Nhóm các tội xâm phạm sở hữu có 06 tội danh;
- Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 01 tội danh;
- Nhóm tội phạm môi trường có 01 tội danh;
- Nhóm tội phạm về ma túy có 02 tội danh;
- Nhóm các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng có 07 tội danh;
- Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có 01 tội danh;
Ngoài ra, có 05 nhóm không có tội danh đời sống thực tế là:
- Nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình;
- Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân;
- Nhóm các tội phạm về chức vụ;
- Nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Xét tỷ lệ số bị cáo mà TAND huyện Phước Sơn đã xét xử hình sự sơ thẩm từ
2010 đến 2014 chia theo nhóm tội là: Nhóm nhiều nhất là C14 có 104 bị cáo, chiếm34,3%, kế tiếp thứ tự là các nhóm: C19 có 64 bị cáo, chiếm 21,1%; C18 có 61 bịcáo chiếm 20,1%; C12 có 36 bị cáo, chiếm 11,8%; C17 có 18 bị cáo chiếm 5,94%;C16 có 14 bị cáo chiếm 4,62%; C20 có 06 bị cáo chiếm 1,98%
1.2.1.3 Mức độ hành vi
Đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm còn được thể hiện ở mức độ chitiết nhất đó là mức độ hành vi phạm tội, cụ thể được thể hiện qua mức độ phạm tội
và cơ số hành vi phạm tội
Trang 24Mức độ hành vi phạm tội ở một tội danh là số lần tội danh đó được Tòa án áp dụngtuyên các bị cáo phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn trong thời gian từ 2010 đến 2014;
Cơ số hành vi phạm tội là tổng số tội danh có đời sống thực tế, đó là số tội danh Tòa án
đã dùng để tuyên phạt trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định và là một dạng chỉ
số làm cơ sở để đánh giá về mức độ phù hợp của Luật hình sự với thực tế đời sống xã hội.9Xem bảng 1.5 phần phụ lục)
Theo thống kê của TAND huyện Phước Sơn từ 2010 đến 2014, trên địa bànphát sinh 24 loại tội phạm, nghĩa là có 24 loại tội danh có đời sống thực tế
Từ số liệu trên bảng 1.4, bảng 1.5 cho thấy có một số tội có mức độ vi phạmcao theo thứ tự cụ thể là:
Tội trộm cắp tài sản: 59 vụ/82 bị cáo chiếm 24,08% số vụ/26,80% số bị cáo;Tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy: 53 vụ /61 bị cáo chiếm 21,06%
số vụ/20,00 số bị cáo;
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: 24vụ/29 bị cáo chiếm 9,79% số vụ/9,50% số bị cáo
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: 19vụ/
19 bị cáo chiếm 7,75% số vụ/7,75% số bị cáo;
Tội phạm về môi trường( hủy hoại rừng): 16/18 bị cáo chiếm 6,53% sốvụ/5,90% số bị cáo
1.2.2 Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm là sự tăng lên hay giảm đi các
thông số của tình trạng tội phạm như: số lượng tội phạm, số người phạm tội, cơ cấu,tính chất, hậu quả thiệt hại trong các khoảng thời gian khác nhau trên một địa bàn,một lĩnh vực nhất định
Trang 25Căn cứ tỷ lệ tăng giảm số vụ án và số bị cáo trong các năm từ 2010 đến 2014
so với năm 2010 tại bảng 1.6 phần phụ lục thì thấy động thái (diễn biến) của tình hình
tội phạm trong các năm này có sự tăng lên và giảm đi không tịnh tiến cụ thể: Năm
2011, diễn biến tăng 01 vụ (tăng 101,8%) , tăng 04 bị cáo (tăng 106,77%) so với năm2010; Năm 2012, diễn biến giảm 08 vụ ( còn 83,33%), nhưng lại tăng 02 bị cáo (tăng103,38%) so với năm 2010; Năm 2013 động thái (diễn biến) tình hình tội phạm cũnggiảm cả về số vụ và số bị cáo; cụ thể, giảm 03 vụ (còn 94,33%), giảm 06 bị cáo (còn89,83%) so với năm 2010 Đặc biệt năm 2014 diến biến (động thái) tình hình tộiphạm lại giảm rất mạnh về số vụ án, giảm 10 vụ( còn 81,13%) nhưng lại tăng rất cao
số bị cáo đã xét xử sơ thẩm, tăng 08 bị cáo( tăng 113,55%) so với năm 2010
Nguyên nhân của sự tăng lên, giảm đi những thông số: số vụ án thì giảm,song số bị cáo lại tăng; điều đó cho thấy tình hình tội phạm trên địa bàn huyệnPhước Sơn vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; Tội phạm ma túy xảy ra vẫn ở mứccao, nguyên nhân do số người nơi khác đến làm vàng, khai thác lâm sản trái phép,trong số đó có rất nhiều đối tượng nghiện chất ma túy, tạo ra quan hệ “ cung – cầu”các chất ma túy, dẫn đến tội phạm mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy trongthời gian qua ngày một gia tăng; điển hình như vụ án Lê Văn Giới, Nguyễn VănHòa, Nguyễn Văn Chức vận chuyển 20 gam hêrôin từ Tương Dương, Nghệ An vàoPhước Sơn chia lẻ để bán cho các con nghiên năm 2014;tội phạm ma túy cũng đồngthời là nguyên nhân làm phát sinh tội phạm khác xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là tộitrộm cắp tài sản; từ một huyện thuần nông, dân số đa phần là người đồng bào dântộc thiểu số, không biết gì về ma túy, thì đến năm 2013 có 187 đối tượng nghiệnchất ma túy( theo sổ sưu tra của Công an huyện Phước Sơn), trong đó có cả ngườidân tộc Gié Triêng mắc nghiện, có nhiều đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trộmcắp tài sản, vận chuyển trái phép chất độc, vật liệu nổ để phục vụ cho việc khai thácvàng trái phép ở nhiều tụ điểm như xã Phước Đức, Phước Thành, Phước Kim,Phước Lộc;Trong khi việc xử lý những đối tượng nghiện chất ma túy theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành là giao cho Tòa án ra quyết định đưa đối tượng đi tập trungcai nghiện bắt buộc gặp rất nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà; để xác định một
Trang 26người coi là nghiện ma túy phải có bác sĩ chuyên khoa kết luân Do vậy, cả năm
2014, Tòa án nhân dân huyện Phước Sơn mới ra quyết định được 2 trường hợp đicai nghiện bắt buộc; đây cũng là những bất cập chung trong cả nước về việc xử lýnhững người nghiện chất ma túy, cho nên đối tượng nghiện chất ma túy trong cảnước nói chung và huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam nói riêng không hề giảm màcòn tăng cao; việc có nhiều người nghiện ma túy thì tội phạm ma túy còn tăng vàdiễn biến phức tạp
Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế- xã hội phát triển, cơ sở hạ tầngđược xây dựng, đường giao thông thuận lợi lại làm phát sinh tội phạm: vi phạm về
an toàn giao thông đường bộ; từ năm 2010 có ba nhà máy thủy điện đang được xâydựng tại địa bàn huyện(thủy điện: ĐăkMi 1, ĐăkMi 2, ĐăkMi 3), khi xây dựng nhàmáy khiến diện tích đất sản xuất bị thu hẹp,dân không có đất sản xuất nên đã đốtnương, làm rẫy, khai thác lâm sản, đây là nguyên nhân phát sinh tội phạm: hủy hoạirừng, vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng;Số người nơi khác đến PhướcSơn để khai thác vàng, khai thác lâm sản trái phép dẫn đến việc chính quyền địaphương khó quản lý, làm phức tạp thêm tình hình, làm phát sinh nhiều tội phạmkhác như: Đánh bạc, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chống người thi hànhcông vụ
1.2.3 Cơ cấu của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
Những thông số về thực trạng (mức độ) và động thái (diễn biến) của tình
hình tội phạm mới chỉ phản ánh bề ngoài, hình thức của tình hình tội phạm chứchưa phản ánh hết và đúng được bản chất của tình hình tội phạm Do đó để có căn
cứ đánh giá đúng tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình tội phạm đối với xãhội thì cần phải nghiên cứu sâu hơn về tình hình tội phạm, cụ thể là các chỉ số về cơcấu và tính chất của tình hình tội phạm
Trang 27Dấu hiệu về cơ cấu của tình hình tội phạm là những số liệu phản ánh mốitương quan về tỷ lệ giữa các loại tội phạm và người phạm tội trong tổng số chungcủa tình hình tội phạm xảy ra tại một địa bàn, trong một khoảng thời gian nhất đinh.
1.2.3.1 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong mối quan hệ với tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các năm 2010 - 2014.
Căn cứ số liệu số liệu của bảng 1.1 ta thấy cơ cấu tình hình tội phạm trên địabàn huyện trong mối quan hệ với toàn tỉnh thì thấy tỷ lệ số vụ án xét xử sơ thẩmtrên địa bàn luôn thấp hơn 10% tổng số vụ án xét xử trên toàn tỉnh Quảng Nam, nhưvậy so sánh với toàn tỉnh thì số vụ phạm tội trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ thấp; Kếtquả này có được do nhiều nguyên nhân như: công tác phòng ngừa, kiểm soát tìnhhình tội phạm của các cơ quan chức năng trên địa bàn có nhiều mặt tích cực, côngtác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội tốt nên hạn chế phátsinh tội phạm
1.2.3.2 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010 - 2014 xét theo các chương tội phạm trong Bộ luật hình sự năm1999
Căn cứ số liệu bảng 1.4 phần phụ lục ta thấy: Trong số các nhóm tội có phátsinh tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn thì số lượng vụ án, bị cáo phát sinh chủyếu là nhóm xâm phạm sở hữu, nhóm tội phạm này liên tục chiếm tỷ lệ cao trong suốt
5 năm theo thống kê, sau đó là nhóm tội phạm về ma túy, trật tự xã hội cũng còn xảy
ra ở mức cao; Có một số nhóm tội chỉ phát sinh 1 tội danh trong suốt kỳ thống kê làtội chống người thi hành công vụ, trước năm 2011 hầu như không xuất hiện, thì đếnnăm 2014, đã xét xử sơ thẩm 06 vụ/06 bị cáo, có nhóm tội không xuất hiện như nhómxâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân Qua xem xét bảng 1.4 thấy rằng tộiphạm trên địa bàn huyện Phước Sơn thời gian qua đã xâm hại nhiều khách thể đượcluật hình sự bảo vệ trên nhiều lĩnh vực từ đời sống xã hội, những diễn biến mới nàycho thấy sự phức tạp của tình hình tội phạm trên địa bàn ngày càng gia tăng
1.2.3.3 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010 - 2014 xét trên cơ sở tổng số dân trong sự so sánh với các địa bàn giáp
Trang 28ranh cùng cấp.
Cơ cấu về mức độ tình hình tội phạm theo dân số trong sự so sánh với các địa bàngiáp ranh với huyện Phước Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam cho thấy số dân/01 bị cáo càngnhỏ thì mức độ tội phạm càng cao, theo bảng 1.7 thể hiện, địa bàn huyện Phước Sơn cómức độ phạm tội cao nhất, cứ 76 người dân có 01 bị cáo, mức độ tội phạm thấp nhất làhuyện Bắc Trà My, cứ 190 người dân có 01 bị cáo Điều này cho thấy tình hình an ninhchính trị- trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Phước Sơn tương đối phức tạp so với 3huyện giáp ranh; huyện Nam Giang và huyện Bắc Trà My có đặc điểm xã hội và điềukiện gần giống với Phước Sơn: cũng có tình trạng khai thác vàng trái phép, cũng có cácnhà máy thủy điện đang xây dựng, có tài nguyên rừng phong phú nhưng THTP khôngphức tạp bằng huyện Phước Sơn trong khi huyện Hiệp Đức cũng là huyện miền núi,song không có mỏ vàng,không có thủy điện, rừng nghèo đã được chuyển giao cho nhândân trồng rừng sản xuất, trật tự trị an đảm bảo nên mức độ phạm tội thấp
1.2.3.4 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 trên cơ sở diện tích trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh cùng cấp.
Theo số liệu bảng 1.8 phần phụ lục thể hiện cơ cấu tình hình tội phạm trênđịa bàn huyện Phước Sơn trên đơn vị diện tích so với các địa bàn cùng cấp thì thấyđịa bàn huyện Hiệp Đức có số bị cáo phạm tội trên 01 km2 là cao nhất với 0,542 bịcáo/01 km2 và địa bàn huyện Nam Giang là đơn vị có số bị cáo phạm tội thấp nhất,tính theo đơn vị diện tích 01km2 với 0,155 bị cáo/01km2
1.2.3.5 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 được tính trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư, diện tích trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh cùng cấp.
Theo số liệu tại bảng 1.9 phần phụ lục cho thấy cấp độ nguy hiểm được hìnhthành trên cơ sở hệ số tiêu cực, nếu hệ số tiêu cực càng nhỏ thì mức độ nguy hiểmcàng lớn, theo đó huyện Phước Sơn có cấp độ tình hình tội phạm nguy hiểm cao
Trang 29nhất, tiếp theo thứ tự là huyện Hiệp Đức rồi đến huyện Nam Giang và cuối cùng làhuyện Bắc Trà My
Địa bàn huyện Phước Sơn có cấp độ tình hình tội phạm nguy hiểm cao nhất
so với các địa bàn giáp ranh cùng cấp, tiếp theo là huyện Hiệp Đức, tại huyện HiệpĐức các điều kiện xã hội ổn định, an ninh- trật tự tương đối tốt, song có diện tíchnhỏ hơn huyện Phước Sơn và huyện Nam Giang, trong khi mật độ dân cư đông hơnnên có hệ số tiêu cực đứng thứ 2 sau huyện Phước Sơn
1.2.3.6 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 xét theo địa điểm gây án
Huyện Phước Sơn có 11 xã và một thị trấn, với những đặc điểm địa hìnhmiền núi hiểm trở, dân cư tập trung đông tại thị trấn Khâm Đức, các xã có nhiềukhu vực khai thác vàng và nhà máy thủy điện là xã Phước Đức, Phước Hòa, PhướcThành, Phước Lộc, Phước Kim, Phước Công và Phước Chánh, địa bàn có Đường
Hồ Chí Minh và Quốc lộ 14 E đi qua là những địa điểm thường xảy ra tội phạm, sốlượng vụ án hình sự phát sinh trên những địa bàn này thường chiếm tỷ lệ đa sốtrong tổng số vụ án phạm tội so với các xã còn lại như: Phước Hiệp, PhướcXuân,Phước Mỹ, Phước Năng trên cùng địa bàn huyện trong cùng khoảng thờigian như nhau ( Xem bảng 1.10 phần phụ lục)
1.2.3.7 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn từ năm 2010- 2014 xét theo hình phạt đã áp dụng.
Theo số liệu thống kê tại Bảng 1.11 phần phụ lục cho thấy, TAND huyệnPhước Sơn đã xét xử sơ thẩm và đã áp dụng mức hình phạt dưới 7 năm tù giam làchủ yếu, trong tổng số 303 bị cáo bị xét xử, có 207 bị cáo bị áp dụng hình phạt tùgiam chiếm 67,86%, trong đó số bị cáo bị áp dụng mức phạt trên 7 năm tù chỉ có
17 bị cáo, còn lại là áp dụng hình phạt dưới 7 năm tù, áp dụng hình phạt tù chohưởng án treo là 96 bị cáo, chiếm 31,47%, trong 5 năm Tòa án xử sơ thẩm không có
bị cáo nào bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ; Trong kỳ thống kê có 303
Trang 30bị cáo thì có 58 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung, chủ yếu hình phạt bổ sung ápdụng đối với các tội về ma túy, đánh bạc.
1.2.3.8 Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 xét theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội
Trước hết đặc điểm nhân thân người phạm tội là những đặc điểm được hìnhthành trong suốt quá trình sống, nó phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội khi
họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội
Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội được tội phạm học nghiêncứu là những đặc điểm mang tính đặc trưng, phổ biến điển hình và có vai trò quantrọng trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội Nhân thân người phạm tội lànhững đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội,những đặc điểm, dấu hiệu này tác động với những tình huống và hoàn cảnh kháchquan khác đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó Mục đích của Tội phạm họcnghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm xác định nguyên nhân và điều kiện tộiphạm cụ thể, xây dựng các biện pháp phòng ngừa dự báo tội phạm trong xã hội.Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xác định nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm, đặc biệt là nhóm nguyên nhân và điều kiện từ phía ngườiphạm tội Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết địnhbiện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp
Các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm tội được tội phạm học nghiêncứu ở một số khía cạnh như: Đặc điểm sinh học như độ tuổi, giới tính; Đặc điểm xã hộinhư trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp; Đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xãhội tiêu cực của người phạm tội; Đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự
Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010
- 2014 căn cứ từng đặc điểm nhân thân người phạm tội, cụ thể như sau:
* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm
2010 - 2014 được xác định theo giới tính của người phạm tội
Trang 31Căn cứ đặc điểm về giới tính của người phạm tội nhằm mục đich: xác định tỷ
lệ phạm tội theo giới tính Xem bảng 1.12 phần phụ lục cho thấy: Thực tế tình hìnhtội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn nói riêng cũng như trong mọi xã hội thì tỷ
lệ phạm tội của nam giới luôn cao hơn nữ giới Với mỗi nhóm giới tính có nhữngnét đặc trưng của tội phạm do họ thực hiện, ở huyện Phước Sơn cơ cấu của tộiphạm theo giới là: Nam giới thực hiện tội phạm một cách phổ biến ở nhiều lọai tộikhác nhau như : Các tội phạm xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người;nhóm tội phạm ma túy; nhóm tội xâm phạm sở hữu; tội vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ Nữ giới thực hiện một số tội phạm như:trộm cắp tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hủy hoại rừng, mua bán tráiphép chất ma túy Sự khác nhau trong tỷ lệ phạm tội và cơ cấu tội phạm theo giớitính là xuất phát từ sự khác nhau giữa những đặc điểm thể chất, tâm lý và xã hội củamỗi giới tính Sự khác biệt trong quá trình xã hội hóa đối với mỗi giới tính đóng vaitrò đặc biệt quan trọng trong sự khác biệt và tạo điều kiện cần thiết cho việc thựchiện tội phạm, ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thủ đoạn thực hiện tộiphạm
* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 xét theo độ tuổi của người phạm tội
Căn cứ đặc điểm về độ tuổi của người phạm tội nhằm xác định tỷ lệ phạm tộitheo độ tuổi trên tổng số người phạm tội trên địa bàn Tội phạm học phân chia độtuổi phạm tội làm 4 nhóm là:14 đến nhỏ hơn 18 tuổi,18 đến 30 tuổi, 30 đến 45 tuổi,lớn hơn 45 tuổi
Từ kết quả thống kê tại bảng 1.13 phần phụ lục cho thấy trên địa bàn huyệnPhước Sơn, tội phạm do nhóm người từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất,sau đó là nhóm từ 30 đến 45 tuổi, riêng nhóm bị cáo phạm tội từ 45 tuổi trở lên có
tỷ lệ thấp nhất Trên thực tế, người từ 18 đến 30 tuổi thường thực hiện các tội phạm
về ma túy, tội xâm phạm sở hữu, điển hình là trộm cắp, một số ít phạm tội cố ý gâythương tích hoặc vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
Trang 32bộ…, nhóm từ 18 đến dưới 30 tuổi thực hiện phần lớn các tội phạm có sử dụng bạolực, nghiêm trọng như: Cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm nhân phẩm, danh
dự con người, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ; nhóm từ 30đến dưới 45 tuổi và nhóm từ 45 trở lên đặc trưng bởi các tội phạm xâm phạm sởhữu, các tội xâm phạm trật tự an toàn công cộng, tội phạm về quản lý, bảo vệ rừng
* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 xét theo trình độ học vấn của người phạm tội.
Trình độ học vấn là cơ sở đánh giá khả năng nhận thức của con người, nó cóliên quan chặt chẽ, ảnh hưởng đến việc hình thành những nhu cầu, lợi ích sở thích,định hướng giá trị, quan điểm sống của cá nhân; tác động đến việc sử dụng thờigian, đến cách xử sự của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng
Từ thực tế số liệu thống kê tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong cácnăm từ 2010 đến 2014 theo trình độ học vấn - Bảng 1.14 phần phụ lục chỉ ra rằng
những người có học vấn thấp (không có văn hóa hoặc có văn hóa từ lớp 1 đến lớp 10/12) thường chiếm tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu tình hình tội phạm.
Ở mỗi loại tội phạm khác nhau thì trình độ học vấn của người phạm tội cũng
có sự khác nhau như: Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người hoặc tộiphạm xâm phạm sở hữu, tội phạm về ma túy, nhóm tội hủy hoại rừng thường donhóm người có trình độ học vấn thấp thực hiện, tội phạm xâm phạm trật tự công
cộng và các tội phạm khác thường do nhóm người có trình độ học vấn cao hơn (văn hóa từ lớp 9 trở lên, trung cấp, cao đẳng, đại học) thực hiện.
* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2000- 2014 xét theo nghề nghiệp của người phạm tội.
Qua bảng tổng hợp thống kê người phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơntheo nghề nghiệp của người phạm tội thì thấy những người không có nghề nghiệphoặc có nghề nhưng là lao động phổ thông, công việc làm không ổn định như: làmthuê,phụ buôn bán nhỏ, công nhân làm vàng, giết mổ gia súc, lái xe ô tô … thường
Trang 33có tỷ lệ phạm tội cao hơn so với người có nghề nghiệp, công việc làm ổn định.( Bảng 1.15 phần phụ lục).
* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm
2010 - 2014 xét theo tiền án, tiền sự của người phạm tội.
Căn cứ theo các đặc điểm nhân thân của người phạm tội là người phạm tội đã
có tiền án, tiền sự hay chưa, tìm hiểu và làm rõ được những dấu hiệu thuộc về đặcđiểm nhân thân người phạm tội sẽ thấy rõ hơn tính chất nguy hiểm của hành viphạm tội của bị can, bị cáo đối với xã hội bởi lẽ trên thực tế những người có tiền án,tiền sự thực hiện tội phạm nguy hiểm hơn biểu hiện ở sự liều lĩnh, táo bạo tronghành vi, thủ đoạn khó lường và thường là nguy hiểm hơn những người có nhân thântốt, phạm tội lần đầu
Theo số liệu tổng hợp thống kê tình hình tội phạm trên địa bàn huyện PhướcSơn trong các năm 2010 - 2014 xác định theo tiền án, tiền sự của người phạm tội tạibảng 1.16 phần phụ lục thì thấy tỷ lệ số người phạm tội có tiền án, tiền sự tương đốicao, chiếm 21,45% trong tổng số người phạm tội, trong đó riêng số tái phạm là10,16% Số người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm và phạm tội mà trước đó đã
có tiền án, tiền sự nay số bị cáo này chủ yếu phạm các tội xâm phạm sở hữu như:tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, cá biệt như bị cáo Y Tiệpphạm tội trộm cắp tài sản mà trước đó đã có 3 tiền án về tội này đều chưa được xóa
án tích, bị cáo Đinh Công Sứ phạm tội mua bán trái phép chất ma túy mà trước đó
bị cáo đã có 01 tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy ngoài ra có một số ít bịcáo phạm các tội: Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cố ý gây thương tích, các bị cáophạm tội khi có tiền án đều thực hiện hành vi phạm tội hết sức liều lĩnh, thủ đoạnnguy hiểm
* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm từ
2010 – 2014 xét theo thành phần dân tộc của người phạm tội.
Theo số liệu thống kê Bảng 1.17 phần phụ lục tình hình tội phạm trên địa bànhuyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam trong các năm 2010 – 2014 thì số bị cáo là
Trang 34người dân tộc Kinh vẫn chiếm đa số( chiếm tỷ lệ 77,55%), bị cáo là người dân tộcthiểu số( chủ yếu là dân tộc Gié Triêng, chiếm tỷ lệ 22,44%), điều này cho thấy mặc
dù dân số sinh sông trên địa bàn huyện Phước Sơn chủ yếu là người dân tộc thiểusố(dân tộc Gié Triêng, chiếm 68% tổng dân số toàn huyện) nhưng số bị cáo là ngườidân tộc thiểu số bị xét xử chiếm tỷ lệ không cao, số bị cáo là người dân tộc thiểu sốchủ yếu phạm tội hủy hoại rừng, vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng, viphạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; Ngoài ra, cá biệtcũng có bị cáo phạm tội vận chuyển trái phép chất độc, chống người thi hành công
ở từng thời gian và không gian khác nhau thông qua mối tương quan và tỷ lệ giữacác thành phần hợp thành tình hình tội phạm Nói cụ thể hơn, tính chất của tình hìnhtội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn chính là kết quả của sự đánh giá mức độ,động thái và cơ cấu của tình hình tội phạm trên địa bàn Qua nghiên cứu có thể rút
ra một số nét phản ánh tính chất của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện PhướcSơn, tỉnh Quảng Nam, cụ thể như sau:
* Tính chất của tình hình tội phạm xét theo địa điểm và thời gian gây án.
Thời gian và địa điểm gây án là những nội dung được đặt ra không chỉ củaLuật hình sự mà Tội phạm học cũng phải nghiên cứu làm rõ và phục vụ cho việcgiải thích nguyên nhân xảy ra tội phạm vào những địa điểm, thời điểm nhất định từ
đó đề ra biện pháp phòng ngừa
Thực tế trên địa bàn huyện Phước Sơn các tội phạm về ma túy, tội trộm cắp
Trang 35đêm, kẻ phạm tội lợi dụng địa hình miền núi hiểm trở, phức tạp để thực hiện hành viphạm tội nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng và nhân dân.Ngoài ra,các vụ án Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ lạithường hay xảy ra sau 19 giờ tối và trong các kỳ nghỉ lễ, giải thích cho tình trạngnày là thường sau khi sử dụng rượu bia từ các bữa ăn nhậu, những người này thamgia giao thông, không kiểm soát được tốc độ đã gây tai nạn Riêng các vụ Vi phạmquy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ rất nghiêm trọng và đặcbiệt nghiêm trọng thường xảy ra vào ban đêm do các bị cáo là lái xe tải, xe kháchđường dài gây ra trên các tuyến quốc lộ, và đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bànhuyện Phước Sơn, điển hình như vụ Vũ Huy Quyên xảy ra vào ban đêm, tài xế ngủgật tông xe vào ta luy đường, dẫn đến hậu quả lật xe khách, làm chết 03 người vànhiều thiệt hại khác
Từ số liệu tại bảng 1.5 cho thấy,tội phạm về ma túy và tội trộm cắp tài sảnchiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm phát sinh trên địa bàn, trên cơ sở tìm hiểu vềnguyên nhân của tội phạm qua việc nghiên cứu các bản án hình sự thì thấy: Tộiphạm về ma túy và tội trộm cắp tài sản diễn ra trên toàn địa bàn, thường xảy ra vàoban đêm, trong mọi điều kiện hoàn cảnh, đặc điểm nhân thân của các bị cáo thựchiện tội phạm cũng rất đa dạng nhưng về thời gian, địa điểm gây án có một số đặcđiểm chung như sau: Đa số đối tượng trộm cắp tài sản đều có nhân thân xấu( thường có tiền án, tiền sự, đối tượng nghiện chất ma túy), các đối tượng nghiệnkhông có tiền mua ma túy sử dụng nên thực hiện hành vi trộm cắp tài sản để bán lấytiền mua ma túy sử dụng;địa điểm thực hiện tội phạm thường ở thị trấn Khâm Đức( nơi tập trung đông dân cư),ngoài ra, cũng có một số trường hợp trộm cắp xe máyxảy ra ở dọc các tuyến đường lộ( do nhân dân đi làm nương rẫy, dựng xe máy bênđường) bị đối tượng bẻ khóa chiếm đoạt
* Tính chất của tình hình tội phạm xét theo đặc điểm nhân thân người phạm tội.
Trên cơ sở số liệu thống kê tổng hợp tại các bảng số 1.12 đến bảng số 1.17là: Số bị cáo là nam giới chiểm tỷ 65,9%, số bị cáo phạm tội trong độ tuổi từ 18
Trang 36đến dưới 30 tuổi chiếm 49,83%, độ tuổi từ 30 đến dưới 45 tuổi chiếm 36,96%;số bị
cáo có trình độ văn hóa thấp (không biết chữ) chiếm 16,5%, trình độ lớp 1 đến lớp 5
chiếm 37,9%, trình độ lớp 6 đến lơp 10 chiếm 29,3%; số người không có nghềnghiệp, lao động phổ thông và nông dân chiếm 95,7%, tỷ lệ bị cáo có tiền án, tiền
sự thấp nhất là năm 2013 với 11,32%, cao nhất là năm 2010 với 28,81%; số bị cáo
là người dân tộc Kinh chiếm 77,56%, bị cáo là người dân tộc thiểu số( Gié Triêng)chiếm 22,44%.Với những đặc điểm số liệu trên cho thấy rõ những đặc điểm nhânthân người phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm từ 2010 đến 2014
là số bị cáo chiếm đa số là nam giới, trong độ tuổi từ 18 đến dưới 45 tuổi, học vấnthấp, không có nghề nghiệp hoặc lao động phổ thông, bị cáo có tiền án, tiền sựchiếm tỷ lệ tương đối trong cơ cấu tình hình tội phạm, đây cũng là những đặc điểmchung của tình hình tội phạm trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam Tuy nhiên, ởhuyện Phước Sơn có những đặc trưng riêng, đó là có số bị cáo là người dân tộcthiểu số, chiếm một tỷ lệ không nhỏ( 22,44%), trong số đó thường phạm vào cáctội: hủy hoại rừng, vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng, vi phạm quy định vềgiao thông đường bộ; nguyên nhân: Do đời sống của đồng bào dân tộc còn nhiềukhó khăn, không có nghề nghiệp, thiếu đất sản xuất nên phá rừng làm rẫy, khai thácgỗ trong tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đa
số nguyên nhân do sử dụng rượu,bia, chưa được học luật giao thông; cá biệt trong
số bị cáo là người dân tộc thiểu số phạm tội, có một số trường hợp phạm các tộikhác như trộm cắp tài sản, vận chuyển trái phép chất độc, vật liệu nổ
1.2.5 Đánh giá phần ẩn của tình hình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn từ năm 2010 đến 2014
Phần ẩn của tình hình tội phạm như đã nhấn mạnh được tạo nên bởi tổng thểcác hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế song không được phát hiện, xử lý theoquy định pháp luật hoặc không có trong thống kê tội phạm Dựa vào việc xác địnhchủ thể chính trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm để phân biệt thì có:Tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn khách quan Ngoài ra những sai sót trong
Trang 37Tội phạm ẩn khách quan là một thuật ngữ chỉ khái niệm có nội dung baohàm tất cả những tội phạm đã xảy ra trong thực tế song các cơ quan có thẩm quyềnkhởi tố vụ án hình sự không có thông tin về nó Tội phạm ẩn chủ quan xuất phát từcác chủ thể mà pháp luật quy định có chức năng xử lý tội phạm, từ khâu phát hiệnthông tin, tin báo tố giác đến khi xét xử vụ án.
Vì là một phần của tình hình tội phạm nên tội phạm ẩn có ở mọi tội danh,mọi nhóm tội phạm cụ thể với những mức độ và tỷ lệ ẩn khác nhau.thực tiễn phòng,chống tội phạm ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Phước Sơn nói riêng,mỗi loại tội phạm cụ thể đều có khả năng ẩn, nhưng khả năng, mức độ ẩn khônggiống nhau Những tội có khả năng, độ ẩn cao thường là những tội có mức bộc lộthấp, ít để lại dấu vết ; đồng thời nạn nhân, nhân chứng không cung cấp thông tin
về sự việc phạm tội, sợ bị trả thù, sợ ảnh hưởng, liên lụy đến bản thân Căn cứ vàotình hình kinh tế- xã hội, tình hình an ninh chính trị- trật tự trên địa bàn huyện cũngnhư kết quả phát hiện, xử lý tội phạm của các cơ quan pháp luật ở huyện Phước Sơntrong những năm qua thấy rằng số vụ và số bị cáo bị xét xử mới chỉ phản ánh phầnnào tình trạng thực tế của tội phạm trên địa bàn ; số còn lại vẫn chưa bị phát hiện,
xử lý về hình sự, tức là vẫn còn tội phạm ẩn
Theo thống kê, toàn bộ số tội phạm thông qua xét xử sơ thẩm vụ án hình sựtrên địa bàn huyện Phước Sơn thì từ năm 2010 đến 2014 không có tội phạm ẩntrong nhóm tội phạm về chức vụ Thông qua số liệu thống kê như vậy tuy nhiên con
số này chứa nhiều ý nghĩa khác nhau như: Công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm trong lĩnh vực này đạt được hiệu quả tích cực vì con số thống kê thực tếkhông tồn tại tội phạm ẩn trong lĩnh vực này Nhưng mặt trái, mặt tồn tại mà chúng
ta cần phải giải đáp đó là mặc dù Nhà nước trả lương cho cán bộ công chức bằngnhững đồng tiền ít ỏi, đôi khi không đủ chi dùng cho những nhu cầu tối thiểu củacuộc sống, trong khi nhiều cán bộ vẫn có cuộc sống rất giàu sang Từ thực tế nàythiết nghĩ con số thống kê tội phạm ẩn không phát sinh là con số đáng phải lo hơn làmừng vì thống kê án kinh tế chức vụ đã xét xử sơ thẩm trên địa bàn là không có,điều đó cho thấy rõ thực tế tham nhũng, cố ý làm trái hoặc hành vi nhận hối lộ của
Trang 38những người có chức vụ đã tinh vi hơn, thủ đoạn nguy hiểm hơn và hậu quả thì lớnhơn rất nhiều Trong trường hợp này số liệu thống kê tội phạm hiện và ẩn trong lĩnhvực kinh tế chức vụ không có là dấu hiệu đáng lo; cho thấy rõ sự không tương đồnggiữa hoạt động phát hiện, điều tra xử lý tội phạm của các cơ quan có chức năngphòng chống tham nhũng.
Ngoài ra, một thực tế đáng lo ngại là trên thị địa bàn huyện Phước Sơn vẫncòn rất nhiều tụ điểm khai thác vàng trái phép, gây thất thoát tài nguyên quốc gia,gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại rừng, kèm theo là tội phạm về ma túy, sử dụngtrái phép chất độc, vật liệu nổ, song trong nhiều năm qua, chưa có trường hợp nào bị
xử lý về hình sự về tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tàinguyên( Điều 172 BLHS),điều đó cho thấy nguy cơ và thực tế đang tồn tại tội phạm
ẩn trong lĩnh vực xâm phạm hoạt động kinh tế là rất lớn tuy nhiên cho đến nay vẫnchưa có biện pháp để phát hiện, làm rõ và xử lý
Tội phạm chức vụ và kinh tế là những nhóm tội phạm ẩn chủ quan có độ ẩncao nhiều bởi những lý do:
Thứ nhất là phương thức, thủ đoạn của người phạm tội được che đậy tinh vi; Thứ hai: Tâm lý của người dân còn nhận thức đó là tất yếu của xã hội nên
cũng tự tuân thủ quy luật để được việc của mình, dân có thể thấy, có thể phát hiện
rõ ràng nhưng không tố cáo mà coi việc đấu tranh là trách nhiệm của Nhà nước;
Thứ ba là người dân thấy có một số vụ án chức vụ, kinh tế đã và đang bị xử
lý thì trước đó người phát hiện, tố cáo cũng đã bị trù dập, trả thù thậm chí phá hoạikhông cho làm ăn, sinh sống dẫn đến người dân sợ, không dám tố cáo;
Thứ tư là Nhà nước chưa có hệ thống văn bản pháp luật tương xứng đủ để
quản lý tốt hoạt động công vụ của người có chức vụ quyền hạn từ đó hạn chế dần vàloại bỏ tham ô, tham nhũng trong cơ chế hành chính công quyền;
Thứ năm là năng lực cán bộ, khả năng phát hiện tội phạm kinh tế, chức vụ
của các cơ quan có chức năng phát hiện xử lý tội phạm tham nhũng còn chưa tương
Trang 39xứng, ngang tầm với mức độ tinh vi, nguy hiểm của chủ thể thực hiện hành vi tộiphạm kinh tế chức vụ vì thực tế trình độ hiểu biết của nhóm chủ thể đặc thù này hơnhẳn các nhóm chủ thể tội phạm khác.
Ngoài ra có một số lý do khác cũng dẫn đến số liệu tội phạm ẩn thấp là:Hành vi hành chính hóa các hành vi tội phạm để bảo vệ thành tích của công tác đấutranh tội phạm, dân sự hoặc kinh tế hóa các hành vi phạm tội đặc biệt ở nhóm cáctội xâm phạm sở hữu như: Lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bởinhận thức về cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự trong mỗi cán bộ và
cơ quan tố tụng còn khác nhau dẫn đến để an toàn, tránh trách nhiệm oan sai, bồithường theo luật bồi thường Nhà nước thì phương án không khởi tố, không xử lýhình sự là an toàn nhất
Bên cạnh đó có một thực tế là theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01 ngày01.07.2005 giữa VKSNDTC - TANDTC - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng thì Việnkiểm sát là cơ quan có chức năng thống kê tội phạm liên ngành nhưng không văn bảnnào quy định Viện kiểm sát là cơ quan đầu mối về thông tin tội phạm do vậy cơ cấu
tổ chức của ngành Viện kiểm sát cũng không có đến cấp hành chính cơ sở thấp nhất
là xã, phường để quản lý được chính xác, toàn diện về nguồn thông tin tội phạm Từ
đó kết quả thống kê liên ngành tội phạm mà Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hiệntheo Thông tư liên tịch 01 đã đề cập dựa vào nguồn số liệu cung cấp của các cơ quankhác do vậy tính dự liệu và tính chính xác của số liệu thống kê đến nay chưa phải làtuyệt đối mà cần thiết phải xây dựng và tiếp tục xem xét trong thời gian tới
* Độ ẩn của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong các năm từ 2010 - 2014
Độ ẩn, chính là sự ẩn khuất hay là mức độ kín đáo, lộ liễu khác nhau củatừng loại tội phạm khác nhau
Trong thực tế, có những loại tội phạm khi xảy ra bị phát hiện ngay nhưngcũng có những tội phạm xảy ra rất lâu sau đó các cơ quan chức nang mới phát hiệnđược, ví dụ như tội phạm cố ý gây thương tích thường bị phát hiện, xử lý ngay
Trang 40nhưng tội phạm tham ô tài sản thường rất lâu sau khi tội phạm được thực hiện mới
bị phát hiện hoặc không thể phát hiện, xử lý Như vậy, việc xác định độ ẩn có ýnghĩa rất lớn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm Trong giaiđoạn hiện nay, tội phạm học Việt Nam chia độ ẩn thành 04 mức độ khác nhau tùythuộc mức độ tinh vi, kín đáo hay lộ liễu của hành vi phạm tội
Với những đặc điểm về điều kiện vị trí địa lý, kinh tế xã hội địa phương, trênđịa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian 5 năm gần đây độ ẩn củatình hình tội phạm chủ yếu là độ ẩn 2 và 3 vì trên thực tế những tội phạm này có lộliễu nhưng hạn chế hoặc khó phát hiện, khó ngờ tới, tội phạm xảy ra không gây ralượng thông tin lớn chỉ có người phạm tội và nạn nhân biết Nguyên nhân gây raloại tội phạm ẩn này chủ yếu do phía bị hại, người làm chứng tạo nên vì những lý
do khác nhau như: Họ cho rằng tài sản nhỏ, sợ phiền hà hoặc không tin tưởng cơquan chức năng trong một số loại tội trộm cắp tài sản, lừa đảo mà tài sản bị mấtkhông lớn; Hoặc nạn nhân, người thân thích của nạn nhân sợ, xấu hổ nếu tố giác sẽ
bị dư luận biết trong một số loại tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
* Thời gian ẩn, địa bàn ẩn của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong các năm từ 2010 - 2014
Thời gian ẩn chính là khoảng thời gian từ khi tội phạm được thực hiện đếnkhi tội phạm bị phát hiện Thời gian ẩn của các loại tội phạm khác nhau, các tộiphạm thuộc lĩnh vực kinh tế, chức vụ có thời gian ẩn lâu hơn các loại tội phạmkhác, điều này là do sự tác động giữa các yếu tố: độ ẩn, địa bàn (vùng) ẩn, nguyênnhân (lý do) ẩn;
Địa bàn (vùng) ẩn là môi trường, lĩnh vực hay phạm vi kinh tế xã hội nhấtđịnh chứa đựng các yếu tố, điều kiện thuận lợi cho việc che dấu hành vi phạm tội đãđược thực hiện như: trình độ dân trí, phong tục tập quán
* Nguyên nhân ẩn (lý do ẩn) của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong các năm từ 2010 - 2014