Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu ĐE TAI LUAN VAN LUAT HINH SU 2016 (Trang 65 - 79)

Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.2. Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến sự triệt tiêu những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, nhằm ngăn chặn và từng bước loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

Đảng và Nhà nước ta luôn lấy phương châm quản lý xã hội: lấy giáo dục,

phòng ngừa là chính do vậy yêu cầu đặt ra là phải ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm ngay từ đầu làm cho tội phạm ít xảy ra hơn và tiến tới không có tội phạm, công tác xử lý tội phạm chỉ đặt ra khi hiệu quả phòng ngừa không đạt được nên đã để tội phạm xảy ra.

Để có hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm đem lại hiệu quả tích cực cho công tác đấu tranh tội phạm, vấn đề đặt ra là phải xác định bản chất vốn có của tình hình tội phạm, chỉ ra được nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm, đánh giá các biện pháp phòng ngừa tội phạm đã thực hiện và căn cứ vào dự báo tình hình tội phạm trong thời gian đến. Yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm áp dụng trên địa bàn huyện Phước Sơn đặt trong điều kiện tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp; đặc biệt là tình trạng phạm tội có tổ chức, tội phạm sử dụng bạo lực, cướp của, giết người.. Các hành vi phạm tội khác có tính chất côn đồ hung hãn, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho toàn xã hội. Mặt khác cũng cần nhìn nhận thực trạng hệ thống pháp luật điều chỉnh mọi lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, công tác thực thi còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, đặc biệt ở đối tượng chủ thể thực thi pháp luật, công tác phối hợp trong thực thi còn hạn chế, mỗi ngành, mỗi cấp chưa có sự quan tâm đến công tác phòng ngừa THTP, dẫn đến thực trạng hoạt động phòng ngừa không có sự phối, kết hợp mang tính tổng thể để có cơ sở đánh giá hiệu quả của công tác phòng ngừa đã áp dụng. Thậm chí có những cơ quan đơn vị chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tội phạm dẫn đến có những cơ quan, đơn vị vô ý tạo điều kiện cho tội phạm phát sinh ngay trong đơn vị đó là các biểu hiện tha hóa về phẩm chất cán bộ, đạo đức cách mạng...Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp phòng ngừa tội phạm là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng làm cơ sở nền tảng cho công tác này đạt hiệu quả; tuy nhiên việc khởi động và thực thi hệ thống giải pháp phòng ngừa tội phạm lại là việc làm của mọi chủ thể không chỉ là cá nhân, cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật mà nó là trách nhiệm của cả cộng đồng, xã hội. Việc vận hành hệ thống giải pháp phòng ngừa tội phạm đòi hỏi Nhà

nước cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm khi đánh giá hạn chế, tích cực của từng biện pháp.... có sự tổng kết đánh giá cụ thể để dần hoàn thiện, kiện toàn hệ thống giải pháp phòng ngừa THTP.

3.2.1. Các giải pháp ngăn chặn tội phạm

Giải pháp ngăn chặn tội phạm có mục đích tác động trực tiếp đến những hoàn cảnh có khả năng phát sinh tội phạm hoặc tác động trực tiếp vào đối tượng có khả năng phạm tội, các đối tượng đã phạm tội và đã được ghi nhận (thống kê) để có biện pháp quản lý tránh việc những đối tượng này tiếp tục thực hiện hành vi tiêu cực và phạm tội. Nói khác đi những giải pháp loại trừ tội phạm không có chủ thể cụ thể cũn những giải phỏp ngăn chặn tội phạm thỡ cú chủ thể rừ ràng, bao gồm:

3.2.1.1. Những giải pháp không cho tội phạm xảy ra

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phước Sơn, Đảng và chính quyền tiếp tục thực hiện nghiêm những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng liên quan đế lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm; đặc biệt là thực hiện Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị; “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị số 09- CT/TW ngày 01/12/2011 của ban Bí thư vê: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”, Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về: “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”; đây được coi là kim chỉ nam cho chính quyền địa phương đề ra giải pháp phòng ngừa mang tính lâu dài, đòi hỏi sự vận dụng áp dụng và thực hiện thống nhất từ tỉnh đến các xã thị trấn trờn toàn địa bàn, trong đú chỉ rừ nhiệm vụ của từng ngành cụ thể trong việc thực hiện biện pháp cùng chính quyền phòng chống tội phạm.

Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện Phước Sơn, đẩy mạnh phong trào cách mạng của toàn dân, nâng cao trách nhiệm, vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội

và các tầng lớp nhân dân tham gia ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Vai trò chủ chốt là Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, vai trò đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác.

Tăng cường quản lý đối tượng tại chỗ bao gồm: các đối tượng có tiền án tiền sự, trong độ tuổi lao động mà không có công việc làm, đối tượng nghiện ma túy....

Các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ trên địa bàn, quản lý, giáo dục số đối tượng quản lý sau cai nghiện, số thanh thiếu niên hư ở cộng đồng dân cư; Đặc biêt Tòa án huyện Phước Sơn có kế hoạch phối hợp với các cơ quan hữu quan để ra quyết định cho những đối tượng nghiện ma túy đi tập trung cai nghiện bắt buộc; Chính quyền địa phương kịp thời tổ chức có hiệu quả các cam kết thi đua xây dựng tổ, hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan đơn vị trường học không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, kịp thời khen thưởng động viên những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Hình thành và duy trì việc kết nối mạng và lưu trữ dữ liệu thông tin mật về tội phạm trong hệ thống thông tin nội bộ của các cơ quan pháp luật nhằm phục vụ tra cứu, quản lý đối tượng, đặc biệt là các đối tượng có nhân thân xấu, có tiền án, tiền sự.

Cần thiết trang bị hệ thống mạng thông tin về tội phạm giữa các lực lượng làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm để khi có dấu hiệu nghi vấn về đối tượng hoặc nhóm đối tượng thì dựa vào kết nối mạng thông tin, một cơ quan bảo vệ pháp luật ở một địa bàn nhất định có thể tra cứu thông tin đầy đủ về đối tượng có hành vi phạm tội trên địa bàn; Ứng dụng hệ thống thông tin này cho phép các cơ quan chức năng sớm điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm, tránh những trường hợp

đối tượng bỏ trốn hoặc che dấu nhân thân cũng như xóa dấu vết hành vi phạm tội của bản thân.

3.2.1.2. Những giải pháp ngăn chặn tội phạm đang xảy ra

Trong thực tế phát sinh tội phạm ở mỗi hành vi phạm tội là khác nhau, có những hành vi phạm tội bột phát, nhưng cũng có những tội phạm xảy ra mà hành vi phạm tội được xỏc định rừ cú ba giai đoạn là động cơ húa, kế hoạch húa và hiện thực hóa hành vi phạm tội. Như vậy, giải pháp ngăn chặn tội phạm đang xảy ra có thể áp dụng được đối với cả hai phương thức phạm tội trên. Các giải pháp ngăn chặn cụ thể được thực hiện trong mọi giai đoạn kẻ phạm tội thực hiện tội phạm không chỉ ở giai đoạn động cơ hóa hành vi mà ngay cả ở giai đoạn kế hoạch hóa và hiện thực hóa hành vi phạm tội, tuy nhiên việc áp dụng biện pháp nào trong mỗi giai đoạn thực hiện tội phạm có thể có sự khác nhau. Trên địa bàn huyện Phước Sơn, Công an luôn là lực lượng chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án tổ chức ra quân tấn công trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm cướp, cướp giật, giết người để cướp của, trộm đêm, bảo kê, đòi nợ thuê, tập trung triệt xóa điểm buôn bán tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, không để xảy ra điểm nóng, điểm phức tạp trên địa bàn, quản lý tốt đối tượng cai nghiện trên địa bàn, có biện pháp giảm tỷ lệ người nghiện mới, giảm tái nghiện theo sự chỉ đạo của tỉnh ủy Quảng Nam về công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

3.2.1.3. Những giải pháp ngăn chặn tái phạm

Tội phạm phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, đảm bảo công tác thi hành án có hiệu quả, làm cho nhận thức của người phạm tội chuyển hóa tích cực, đó là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn không cho tái phạm. Tăng cường quản lý những đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ, hung hãn trên địa bàn, triển khai các nội dung giáo dục những đối tượng này một cách cụ thể, có hiệu quả nhằm ngăn chặn các đối tượng này tái phạm hoặc kết lập băng ổ nhóm tội phạm.

Tăng cường năng lực về con người, phương tiện, công cụ hỗ trợ và các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy của Trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện công tác xây dựng các mô hình và quản lý đối tượng ở cơ sở; tiếp tục đầu tư mở rộng trung tâm giáo dục và dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên,trường giáo dưỡng, hỗ trợ cai nghiện ma túy thành công. Tạo điều kiện và có biện pháp hiệu quả để những đối tượng sau khi chấp hành án xong hoặc sau cai nghiện có việc làm là những giải pháp cụ thể để ngăn chặn tái phạm, tái nghiện; có biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với số bị án sau khi chấp hành án phạt tù về địa phương làm ăn, sinh sống.

3.2.2. Các giải pháp loại trừ tội phạm.

Những giải pháp loại trừ tội phạm được hiểu là các giải pháp mà Đảng và Nhà nước và mọi công dân tiến hành nhằm triệt tiêu các yếu tố làm phát sinh tội phạm trong xã hội. Đây là những giải pháp mang tính chiến lược, cơ bản, lâu dài để khắc phục tận gốc các yếu tố làm phát sinh tội phạm và từng bước đẩy lùi tội phạm khỏi đời sống xã hội. Cơ sở của những phương pháp này là sự thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của con người, những nhu cầu cần thiết, chính đáng, phổ biến, được xã hội thừa nhận và pháp luật ghi nhận. Mục tiêu của phòng ngừa là không để cho tội phạm xảy ra chứ không phải để cho tội phạm xảy ra rồi mới tìm cách khắc phục.

3.2.2.1. Những giải pháp kinh tế.

Từ thực tiễn cho thấy: Trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao; Do vậy, vấn đề quan trọng nhất đối với công tác phòng ngừa tội phạm là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, vì vậy tất cả những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo trong nhân dân được Đảng, Nhà nước tiến hành đều là những biện pháp quyết định để giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội.

Ngược lại, những sai lầm trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước cũng sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đối với đời sống xã hội, làm cho tình hình tội phạm diễn biến xấu hơn.

Với những nguyên nhân về kinh tế của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn đã được đề cập ở chương 2 của luận văn đòi hỏi những giải pháp phòng chống tội phạm về kinh tế cũng có những đặc điểm chung và đặc thù sau:

- Tập trung mục tiêu phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, điều chỉnh hạn mức tín dụng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội về tạo công ăn việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh cho hộ gia đình; đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định;

- Xây dựng, hoàn thiện chính sách và cơ chế thực hiện đối với từng ngành kinh tế trên địa bàn, ưu tiên những ngành, lĩnh vực giải quyết được nhiều lao động, việc làm đặc biệt là lao động nông thôn;

- Tiếp cận các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo. Chú trọng công tác đào tạo nghề đúng với nhu cầu địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động để nhân dân có việc làm;

- Xây dựng chính sách để dần chuyển đổi thành phần kinh tế từ nông, lâm nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ cho phù hợp yêu cầu xã hội. Nghiên cứu đào tạo, chuyển đổi nguồn lao động địa phương để kịp đáp ứng nhu cầu lao động có chất lượng cao thay thế nguồn lao động không có chuyên môn, lao động thủ công;

- Tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp tham gia giải quyết việc làm cho người nghèo thông qua chính sách ưu tiên, hỗ trợ kinh phí đối với các doanh nghiệp để họ tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông, lao động nghèo, đối tượng chính sách;

- Địa phương cần nghiên cứu gắn kết chương trình phòng chống tội phạm

với các chương trình phòng chống tôi phạm của quốc gia và tỉnh, lồng ghép nhiệm vụ phòng chống tội phạm với phát triển kinh tế xã hội từ đó xác định đối tượng, chủ thể thực hiện phòng chống tội phạm là nhiệm vụ chung của Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và mọi công dân;

- Cần lưu ý đến tình hình người có tiền án, tiền sự gặp nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm, cần duy trì, hỗ trợ thêm cho người có tiền án, tiền sự được vay vốn tạo việc làm từ nguồn vay chính sách. Cần nghiên cứu tăng cường đối thoại giữa nhà quản lý với những đối tượng thanh thiếu niên hư để tìm hiểu nguyện vọng từ đó nghiên cứu chính sách phù hợp để động viên khen thưởng kịp thời, có biện pháp phù hợp để giáo dục, tuyên truyền, vận động những đối tượng này sống tích cực, trở thành công dân tốt.

- Bố trí đất sản xuất cho hộ gia đình đồng bào dân tộc, đặc biệt những hộ bị ảnh hưởng trong việc xây dựng các dự án thủy điện; Tạo điều kiện cho hộ gia đình nhận khoán trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng; Cần quan tâm đến việc hỗ trợ cho nông dân về giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời hướng dẫn cho họ kỹ thuật nuôi, trồng...

- Thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản;

truy quét, xử lý những đối tượng khai thác vàng, lâm sản trái phép; khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư, thăm dò, khai thác khoáng sản đúng quy định của pháp luật, coi đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương;

3.2.2.2. Những giải pháp chính trị.

Việc tiếp tục duy trì sự ổn định chính trị luôn là mục tiêu hàng đầu và được ưu tiên thực hiện nhằm xây dựng tốt mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng đất nước;

Huyện Phước Sơn cũng như các địa phương khác trong cả nước luôn chú trọng công tác phòng ngừa tội phạm theo sự chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, địa phương đã đẩy mạnh thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị số 48 CT/TW của Bộ chính trị, Chỉ thị số 09 CT/TW ngày 01.12.2011 của Ban bí thư, Chỉ thị số

Một phần của tài liệu ĐE TAI LUAN VAN LUAT HINH SU 2016 (Trang 65 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w