Các yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân người phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu ĐE TAI LUAN VAN LUAT HINH SU 2016 (Trang 58 - 62)

Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.2. Các yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân người phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Con người là một thực thể xã hội, luôn bị phụ thuộc và chịu sự tác động của hoàn cảnh, môi trường xã hội. Song nếu chỉ coi những yếu tố môi trường xã hội là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm thì không thể lý giải nổi tại sao hàng triệu người có cùng môi trường xã hội như nhau, song chỉ có số ít trong đó phạm tội( Ví dụ: Môi trường trong một Quốc gia, một thành phố...).Như vậy, tội phạm phát sinh trong đời sống xã hội không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố thuộc môi trường sống của con người mà còn do sự tác động của các yếu tố từ chính cá nhân người thực hiện hành vi phạm tội; Bởi vì, tội phạm do từng cá nhân thực hiện, do đó không thể không mang yếu tố cá nhân; đó là những đặc tính sinh học như:lứa tuổi, giới tính, dân tộc... và những đặc tính tâm lý –xã hội như: ý thức, nhu cầu, sở thích, lối sống...

Những yếu tố tiêu cực thuộc ý thức cá nhân: Nghiên cứu đặc điểm cá nhân của người phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn từ 2010 đến 2014, qua cho thấy người thực hiện hành vi phạm tội phần lớn đều thiếu hiểu biết pháp luật hoặc nhận

thức về pháp luật kém. Họ sống trong môi trường mà ở đó ít có người giám sát, nhắc nhở, giáo dục họ về ý thức hiểu biết, tuân thủ pháp luật. Từ thực tế này dẫn đến đa số thanh niên lớn lên nhưng không ý thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội nên mặc dù đang ở tuổi lao động nhưng các bị cáo không lao động kiếm sống mà thường có tâm lý sống hưởng thụ. Việc tụ tập sống lang thang để chơi bời, quậy phá, hút hít ma túy, trộm cắp tài sản trở thành thú vui và từ đó tiềm tàng nguy cơ dẫn đến những đối tượng dễ phạm các tội Cố ý gây thương tích, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, thậm chí còn lập tổ chức đi cướp tài sản có hung khí nguy hiểm…

Điển hình cho những đối tượng này có thể kể đến vụ án Trộm cắp tài sản xảy ra tại địa bàn thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn,do Lê Công Vũ, Trần Lý Hùng, Trần Tấn Tài thực hiện (Theo bản án hình sự sơ thẩm số 24/HSST ngày 16.8.2013 của TAND huyện Phước Sơn,tỉnh Quảng Nam).

Nguyên nhân xảy ra vụ án xuất phát từ việc nhóm của bị cáo Vũ sau khi thường xuyên sử dụng ma túy nhưng không có tiền tiếp tục mua ma túy (trong nhóm này cả ba đều có tiền án, tiền sự, đều nghiện ma túy) nên bọn chúng rủ nhau từ TP Đà Nẵng lên thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn tìm xem nhà nào có sơ hở để trộm cắp tài sản. Sau khi bọn chúng tìm được một gia đình, phát hiện không có ai ở nhà; đến buổi tối, Vũ phân công Hùng cảnh giới, Vũ và Tài đột nhập, phá khóa, cậy tủ trộm cắp được 4 cây vàng và 150 triệu đồng.Sau đó bọn chúng dùng xe máy tẩu thoát về TP Đà Nẵng; dùng số tiền, vàng trộm cắp được ăn chơi, mua ma túy để sử dụng.

Những yếu tố tiêu cực thuộc về lối sống cá nhân: Để dẫn đến hành vi phạm tội, người phạm tội thường có lối sống, sinh hoạt đi ngược lại chuẩn mực đạo đức xã hội, buông thả trong lối sống, sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy hoặc ăn chơi đua đòi, tiêu xài vượt quá thu nhập chính đáng của cá nhân hoặc khả năng cung cấp của gia đình. Bên cạnh đó đạo đức xã hội xuống cấp, cái xấu, bất công, vi phạm pháp luật, giá trị đạo đức còn phổ biến, tình trạng lợi dụng kẽ hở pháp luật,

chính sách để trục lợi, đem lại phần hơn cho mình, từ đó trong nhận thức, hành động dễ dẫn đến vi phạm pháp luật.

Qua nghiên cứu một số bản án hình sự sơ thẩm do Tòa án nhân dân huyện Phước Sơn xét xử trong những năm gần đây, đặc biệt Bản án số 12/HSST ngày 10.08.2010 xét xử đối với bị cáo Hoàng Văn Đại về tội: Giao cấu với trẻ em theo điều 115 của Bộ luật Hình sự thì thấy rằng ngoài những nguyên nhân, điều kiện như đã đề cập ở trên thì những hiện tượng tiêu cực thuộc về chủ thể thực hiện tội phạm cũng là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm; Bị cáo đã có hành vi dụ dỗ, dùng thủ đoạn đối với bị hại là học sinh phổ thông, là người dân tộc thiểu số (dưới 16 tuổi) trên địa bàn huyện để được sự đồng ý cho giao cấu nhiều lần với bị hại; Trong phần nhận định trong bản ỏn nờu rừ: Bản thõn bị cỏo cú cha mất sớm, ở với mẹ, cú lối sống buông thả, không có nghề nghiệp,sống dựa vào gánh hàng rong của người mẹ, buổi tối bị cáo hay la cà ở những quán Internet chơi game, xem phim đồi truy... . Như vậy với hàng chuỗi những yếu tố tiêu cực trong bản thân lối sống, ý thức của chủ thể là nguyên nhân, điều kiện trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo. [26]

Vai trò của nạn nhân như là nguyên cớ phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm, gắn với đặc điểm và hành vi của bị hại như: Đặc điểm sinh học – xã hội; ngoại hình, sức khỏe,tuổi, giới tính, nghề nghiệp...sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, hám lợi, buông thả; sự tự bảo vệ hạn chế đối với người già,người khuyết tật, trẻ em, sự sơ hở trong quản lý tài sản, phô trương tài sản; không muốn tố giác tội phạm, sợ bị trả thù...là nguyên cớ phát sinh, thúc đẩy tội phạm và ngược lại.

Đối với nạn nhân là cá nhân: Trong các vụ án xâm phạm danh dự nhân phẩm thường nạn nhân có quan hệ quen biết với bị cáo; trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, các tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản... nạn nhân thường không quen biết với bị cáo, trong các tình huống phạm tội nạn nhân thường không có lỗi hoặc có lỗi nhỏ.

Đối với nạn nhân là tổ chức: Đó là sự sơ hở, thiếu sót trong quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, đặc biệt là lâm, khoáng sản đã tạo điều kiện cho tội phạm trong lĩnh vực này phát sinh, phát triển; ngoài ra, do thiếu chặt chẽ trong quản lý kinh tế- văn hóa- xã hội, tạo điều kiện cho tội phạm trong lĩnh vực ma túy, hành chính, an toàn trật tự công công( trong đó có lĩnh vực giao thông) xảy ra ngày một nhiều hơn, diễn biến và hậu quả ngày một nghiêm trọng hơn.

Có thể xem xét những nguyên nhân và điều kiện của THTP dưới góc độ tình huống phạm tội; những hoàn cảnh sống cụ thể đã tác động ở những mức độ khác nhau vào hành vi phạm tội của chủ thể, những điều kiện, hoàn cảnh sống cụ thể tồn tại khách quan đóng vai trò phát sinh, thúc đẩy hành vi phạm tội...

Việc nghiên cứu đặc điểm và hành vi của nạn nhân do tội phạm gây ra trong các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là cơ sở cho việc tìm ra các giải pháp phòng, chống tội phạm hữu hiệu nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích nguyên nhân của THTP trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng của THTP như nguyên nhân về văn hóa, giáo dục, pháp luật, quản lý nhà nước...tuy nhiên, những nguyên nhân về kinh tế, việc làm, gia đình, nhà trường và xã hội là những nguyên nhân chính làm gia tăng THTP trên địa bàn huyện Phước Sơn trong thời gian qua.

Trong thời gian tới, THTP trên địa bàn huyện Phước Sơn còn diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng về cả số vụ và số bị cáo; với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện, hậu quả của tội phạm ngày một nghiêm trọng...

Từ những nhận định và phân tích nêu trên, Đảng bộ và chính quyền huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cần có các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp hơn, nhằm tiến tới phòng ngừa, đẩy lùi, loại trừ nguyên nhân làm phát sinh THTP trên địa bàn.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP PHềNG NGỪA TèNH HèNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Dự báo tình hình tội phạm trong những năm tới trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu ĐE TAI LUAN VAN LUAT HINH SU 2016 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w