Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống

Một phần của tài liệu ĐE TAI LUAN VAN LUAT HINH SU 2016 (Trang 46 - 58)

Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.1. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống

2.1.1. Những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường gia đình.

Giáo dục trong gia đình là rất quan trọng, tạo điều kiện hình thành nhân cách của con người; Cá nhân được sinh ra, chịu sự ảnh hưởng giáo dục đầu tiên và xuyên suốt cuộc đời là môi trường gia đình. Do vậy giáo dục gia đình có ý nghĩa đặc biệt quyết định đến việc hình thành nhân cách cá nhân. Nếu cá nhân nhận sự giáo dục và tác động tốt từ gia đình sẽ hình thành nhân cách tốt và nếu cá nhân được tiếp thu giáo dục hay những ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình sẽ dẫn đến những sai lệch trong nhận thức, đây là một trong số rất nhiều những nguyên nhân phát sinh tội phạm, tình hình tội phạm.

Những nhân tố trong môi trường gia đình tác động đến việc hình thành những biến dạng trong hành vi của cá nhân gồm: Những hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật của thành viên gia đình như: Cha mẹ buôn bán, tàng trữ ma túy, thường xuyên đánh, xúc phạm, bạo lực gia đình hoặc thành viên gia đình có hành vi chơi cờ bạc, nghiện chất ma túy..., ví dụ như vụ án Hoàng Văn Đình, bị cáo có cha mất sớm, mẹ đi tù vì phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, nên Đình sớm sa vào con đường nghiện ngập, sau đó phạm tội mua bán trái phép chất ma túy...

Ngoài ra, các thói quen hoặc hành vi chống đối xã hội của thành viên gia đình như gây rối rật tự công cộng. Trong thực tế cả những hành vi thờ ờ, bàng quang trước dư luận xã hội của thành viên gia đình như việc quan hệ nam nữ của cha hoặc mẹ với người khác giới hoặc với những thành phần xấu của xã hội như:

người nghiện, đối tượng mại dâm hoặc người đã có hành vi chống đối xã hội….

cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân sẽ làm nảy sinh tư tưởng thách thức, vô cảm dần hình thành tư tưởng chống đối xã hội, thách thức dư luận của cá nhân...

Qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn huyện Phước Sơn, những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội có liên quan tới yếu tố giáo dục trong gia đình xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, do cha mẹ làm sai, con làm theo, trong gia đình có người thiếu văn hóa, thiếu đạo đức, có hành vi phạm tội, bố mẹ, anh chị đánh nhau, mất đoàn kết...dẫn đến việc các em dễ học những cái xấu, dễ phạm tội.

Thứ hai, do bị bạo lực từ nhỏ, bị đối xử hà khắc, cha mẹ thiếu hiểu biết, thường xuyên hành hạ, đánh đập con cái dẫn đến nhiều em bị khủng hoảng tâm lý, nhiều trường hợp trở nên hung hãn, coi thường pháp luật, căm ghét gia đình, các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo.

Thứ ba, do thiếu tình cảm của cha mẹ, không chú ý chăm lo đến vật , bất cần, dễ phạm tội.

Thứ tư, do bố mẹ quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu cua con cái, tạo nên thói quen ỷ lại, dựa dẫm, ích kỷ, lười nhác, thiếu trách nhiệm, dễ bị bạn be lôi kéo đi bụi và phạm tôi.

2.1.2. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường nhà trường.

Như đã phân tích, số bị cáo phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2014 đa số có trình độ văn hóa rất thấp, nhiều bị cáo có trình độ cấp tiểu học, thậm chí không biết chữ; điều đó thể hiện việc giáo dục trong nhà trường về văn hóa và đạo đức cho các em còn rất nhiều bất cập; Vì, những nhận thức đầu tiên của cá nhân về xã hội được bắt đầu từ môi trường nhà trường, đây là giai đoạn hình thành nhân cách cá nhân quan trọng nhất kể từ khi cá nhân bắt đầu bước vào xã hội. Với những nhận biết ban đầu về xã hội còn nhiều hạn chế, cá nhân sẽ quan sát, ghi nhận, học hỏi trong môi trường nhà trường rất nhiều kiến thức cần thiết để cá nhân dần tự hoàn thiện nhân cách cá nhân. Tuy nhiên điều đó chỉ là một chiều sự tác động tích cực từ môi trường nhà trường đến cá nhân còn những tác động tiêu cực làm hạn chế nhận thức, cản trở việc hoàn thiện nhân cách cá nhân thì rất nhiều, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Biểu hiện như: bạo lực học đường đã trở thành tình trạng đáng báo động; học sinh vô lễ, vi phạm quy tắc đạo đức, truyền thống tôn sư trọng đạo; thầy cô giáo vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vi phạm những chuẩn mực cần thiết đặt ra đối với các thấy cô giáo như: quan hệ bất chính, đồng nghiệp mâu thuẫn, nói xấu, thậm chí xung đột lẫn nhau trước học sinh, thậm chí cả sự bất bình đẳng hoặc phân biệt đối xử trong hành vi giáo viên xử sự với mỗi học sinh của đội ngũ giáo viên hay văn hóa ứng xử thô lỗ... Tất cả những biểu hiện đó đều

là những tác động vô cùng xấu và nguy hại đến nhận thức của học sinh, từ đó hình thành trong học sinh những nhìn nhận xã hội dưới một lăng kính mờ và hơn thế có thể là những biểu hiện bất mãn trước xã hội đây là những yếu tố tiềm tàng manh nha của sai lệch trong hành vi nhân cách cá nhân.Việc giáo dục văn hóa trong nhà trường hiện nay chưa đảm bảo,nhiều em chưa biết chữ, hoặc mới học chưa xong tiểu học, nhất là con em đồng bào dân tộc, dẫn đến các em thiếu hiểu biết và nhận thức pháp luật, nên đã phạm tội; Ví dụ vụ Hồ Văn Thịnh, phạm tội chống người thi hành công vụ, khi lực lượng Kiểm lâm tịch thu gỗ của Thịnh khai thác trái phép (Thịnh mới học hết lớp 1), Thịnh cho rằng gỗ mình khai thác từ rừng về là của Thịnh, không ai có quyền tịch thu, nên khi lực lượng Kiểm lâm lập biên bản tịch thu gỗ, Thịnh đã có hành vi dùng dao đuổi đánh lực lượng Kiểm lâm.

2.1.3. Những yếu tố tiêu cực thuộc lĩnh vực kinh tế.

Phước Sơn là huyện miền núi nghèo, đang được hưởng chính sách huyên đặc biệt khó khăn ( 30A), đời sống nhân dân sống chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp và buôn bán nhỏ, cơ sở hạ tầng đang được nhà nước đầu tư xây dựng tương đối hoàn thiện về điện, đường, trường, trạm; song quy mô và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế thấp, tỷ trọng sản phẩm hành hóa có giá trị cao trong nông, lâm nghiệp chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số;

nguyên nhân do dân thiếu đất sản xuất, không biết làm kinh tế: trồng cây gì, nuôi con gì...Trong khi việc quản lý tài nguyên, lâm - khoáng sản không được chặt chẽ, thiếu minh bạch, đã tạo điều kiện cho “lâm tặc”, “vàng tặc”có cơ hội làm ăn phi pháp; đặc biệt là nạn mua bán trái phép ma túy, chất độc cyanua, vật liệu nổ để phục vụ làm vàng, dẫn đến hủy hoại rừng, hủy hoại môi trường, thất thoát nguồn tài nguyên, thất thu thuế...Những yếu tố tiêu cực của nền kinh tế đã tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, phân hóa giàu nghèo ngày càng cao; do theo đuổi lợi ích cá nhân tối đa, bất chấp dư luận, kể cả pháp luật, nên lợi ích chung không được chăm lo; dẫn đến những bức xúc trong nhân dân; nhiều trường hợp dẫn đến hành vi phạm tội: Hủy hoại rừng,vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng... Việc gia tăng các loại văn hóa phẩm đồi trụy, các loại phương tiện giải trí ngoài luồng

dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng, đây là nguyên nhân và điều kiện để phát sinh một số lượng lớn các vụ xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm trong thời gian qua điển hình như vụ: Hồ Văn Tiết có hành vi hiếp dâm con ruột, bị khởi tố về tội Hiếp dâm trẻ em.

Ngoài ra, thất nghiệp (dân không có công ăn việc làm ổn định) trên địa bàn huyện Phước Sơn còn chiếm tỷ lệ khá cao, điều này ảnh hưởng, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, như tệ nạn xã hội gia tăng, tạo ra tâm lý chán nản trong tầng lớp thanh thiếu niên, là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm.

Mặc dù, Phước Sơn là huyện miền núi, việc phát triển kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên ít nhiều nền kinh tế thị trường và mặt trái của nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến dời sống nhân dân; đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan chức năng phải dự liệu, có kế hoạch cho công tác quản lý, chỉ đạo nhằm kịp thời xử lý và có những ứng phó cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của nó đến đời sống xã hội. Chính trong nội tại các yếu tố của nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh những điều kiện nhất định để phát sinh tội phạm.

2.1.4. Những yếu tố tiêu cực thuộc lĩnh vực chính trị

Nhóm yếu tố này phản ánh những mâu thuẫn về lợi ích chính trị của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Đây là nhóm điều kiện và nguyên nhân có thể làm phát sinh nhiều loại tội phạm trong xã hội, trong đó có thể tác động trực tiếp phát sinh tội phạm ở nhóm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự an toàn xã hội… Hiện nay với rất nhiều các loại hình phương tiện thông tin đại chúng, mỗi kênh thông tin đem đến cho xã hội số lượng, chất lượng thông tin rất khác nhau trong đó có những thông tin được phát tán không qua kiểm duyệt thậm chí Nhà nước không thể có công cụ quản lý đối với những thông tin này. Trong những năm 2010 đến 2014, mặc dù trên địa bàn huyện Phước Sơn không phát sinh tội phạm có nguyên nhân, điều kiện từ những lý do trên nhưng thực tế vẫn tồn tại những nguyên nhân, điều kiện như đã đề cập; tuy nhiên, việc tội phạm chưa phát sịnh hoặc có thể đã có manh nha của việc phát sinh nhưng đã được đấu tranh, loại trừ, đây là những

dấu hiệu tích cực của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm phát sinh từ nguyên nhân, điều kiện chính trị trên địa bàn huyện Phước Sơn trong những năm qua.

2.1.5. Những yếu tố tiêu cực thuộc lĩnh vực tâm lý, văn hóa

Toàn cầu hóa trong xu thế hội nhập đem lại rất nhiều những điều kiện thuận lợi cho quốc gia, dân tộc nói chung và cho mỗi địa phương nói riêng, tuy nhiên mặt trái của hội nhập cũng làm phát sinh những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội xuất phát từ nhận thức, quan niệm chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ ngày càng trầm trọng và ngày càng lan rộng trong xó hội, biểu hiện đặc biệt rừ nột trong nhận thức, hành vi của giới trẻ bởi thế hệ trẻ ngày nay lớn lên trong môi trường có nhiều biến động về mọi mặt đời sống xã hội do vậy nhận thức cũng chịu sự tác động của nhiều giá trị xã hội mới, trong đó có cả những giá trị tích cực và tiêu cực nhưng bản thân họ ít hoặc thậm chí không được định hướng nhận thức dẫn đến những sai lệch trong chuẩn mức nhận thức và hành vi của họ.

Về điều này, Đảng ta cũng đó nhỡn nhận thấy và chỉ rừ trong bỏo cỏo chớnh trị Đại hội Đảng lần thứ XI là: “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng , Nhà nước và chế độ”, theo đó tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI xác định: “Đảng phải làm nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh”. Trên cơ sở những tư tưởng mạng tính chiến lược đó, thiết nghĩ những ảnh hưởng, tác động tiêu cực như đã đề cập của sự du nhập văn hóa đã và đang kìm hãm sự phát triển của xã hội với rất nhiều những nguy hại mà nó mang lại. Những tác động đó hiện hữu như một yếu tố cá biệt nhưng lại mang tính phổ biến, có sức phá hủy, bào mòn những nền tảng tinh thần, đạo đức của chế độ, biểu hiện cụ thể như:

Buôn bán, sử dụng ma túy, thuốc lắc, hàng đá, chất gây nghiện, phụ gia khác vào lương thực, thực phẩm…, sự suy thoái ngày càng nghiêm trọng về đạo đức, lối sống mà mỗi người đều dễ dàng nhận thấy trong xã hội ngày nay đã tác động tiêu cực

đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ổn định và bền vững của chế độ chính trị mà Đảng ta đang củng cố, xây dựng.

Phân tích tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho thấy số tội phạm phát sinh có nguyên nhân trực tiếp từ sự sai lệnh trong nhận thức, chuẩn mực văn hóa tuy không nhiều nhưng những ảnh hưởng của sự xuống cấp đạo đức lại là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm thực tế đã phát sinh trên địa bàn. Đặc điểm chung của người phạm tội trong tuổi thanh niên đều là trình độ văn hóa thấp, không có nghề, thiếu hoặc không có sự quan tâm, giáo dục của gia đình, Nhà trường và sự định hướng nhận thức của các tổ chức, hội đoàn thể có liên quan dẫn đến a dua, gia tăng nhu cầu hưởng thụ, đời sống tâm, sinh lý biến dạng dẫn đến phạm một số tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với người chưa thành niên thì Nhà trường là môi trường rất quan trọng để mỗi người được học tập qua tài liệu, kỹ năng giáo dục, rèn luyện để từ đó mỗi người dần hoàn thiện nhận thức chung nhất cơ bản nhất đặt ra đối với lứa tuổi trong mỗi giai đoạn, điều kiện xã hội nhất định. Ngày nay, ngành giáo dục cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như: Tuyên truyền, vận động học sinh làm theo tấm gương đaọ đức Hồ Chí Minh, xây dựng vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tấm gương tự học và sáng tạo để từ đó thầy cô trở thành tấm gương sáng lôi cuốn thuyết phục học sinh làm theo, tuy nhiên với những cách triển khai và nội dung chương trình giáo dục còn nhiều hạn chế như hiện nay thì chưa thực sự tạo sự lôi cuốn đối với lứa tuổi này. Ngoài ra hoạt động của các hội, đoàn thể ở Nhà trường và địa phương chưa thực sự chất lượng, không mang tính chiều chiều sâu, chưa tạo ra sân chơi thật sự lành mạnh, thiết thực để thu hút sự tham gia tự nguyện, nhiệt tình của thanh niên. Những chương trình giáo dục, vui chơi do Nhà trường, hội đoàn thể tổ chức chưa có sự tập trung đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung, tính giáo dục, kỹ năng sống trên cơ sở tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi, nhu cầu, sở thích, tác dụng của mỗi chương trình giáo dục hay hoạt động vui chơi đem lại nên kết quả thu được từ các hoạt động này chưa tương xứng với kinh phí, quy mô và sự đầu tư chương

trình…. thực tế là một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên vẫn đứng ngoài các hoạt động tích cực này mà sa đà vào các hình thức vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh dẫn đến bị lôi kéo, dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội và phạm tội.

Cũng cần nhìn nhận rằng bản chất nền kinh tế thị trường không tạo ra tội phạm mà chính những người sống trong xã hội có nền kinh tế thị trường đã không tự tương thích để sống tốt với môi trường xã hội mà lại sinh tâm lý hành vi tiêu cực và làm nảy sinh hành vi phạm tội. Trong thực tế xử lý hành vi phạm tội có rất nhiều những vụ án xảy ra là kết cục của sự nhận thức, điều khiển hành vi hết sức bột phát nhất thời, thiếu kiềm chế, thiếu kiểm soát hành vi dẫn đến phạm tội, cả bị cáo và bị hại trong những vụ án này thường không bao giờ nghĩ đến hậu quả lại xảy ra.

Tâm lý con người luôn diễn biến tùy thuộc vào điều kiện, môi trường sống, điều kiện tiếp xúc… mà cá nhân đó tham gia, mỗi cá nhân cần phải biết điều tiết, lựa chọn hành vi xử sự đúng yều cầu của xã hội và quan trọng là phải đúng pháp luật.

Khoa học tội phạm học nghiên cứu và xác định nguyên nhân từ phía người phạm tội được hiểu là tất cả các yếu tố thuộc về người phạm tội bao gồm các đặc điểm sinh học, các đặc điểm xã hội và các đặc điểm nhận thức, tâm lý của người phạm tội, trong đó nhóm đặc điểm xã hội và các đặc điểm nhận thức, tâm lý con người là quan trọng, quyết định, riêng nhóm đặc điểm về sinh học như giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, thể lực chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Khi nghiên cứu mỗi tình huống phạm tội cụ thể, hành vi cá nhân được thực hiện theo cách nào phụ thuộc rất nhiều vào định hướng giá trị sống của họ. Trong giai đoạn mà xã hội có nhiều biến động đặc biệt về chính trị và xã hội thì cá nhân cũng có những sự thay đổi về định hướng giá trị sống của bản thân có thể như: Cá nhân đang từ rất coi trọng những giá trị về tình cảm, nay thay đổi thành người xem thường tình cảm, coi trọng vật chất…, trong giai đoạn hiện nay xu hướng biến động này đang là phổ biến trong xã hội từ đó dần hình thành trong một bộ phận không nhỏ cá nhân có tâm lý, khát vọng làm giàu bằng mọi cách, kể cả trái pháp luật, trái phong tục, tập quán, đạo đức xã hội… Song song với nó thì những giá trị như tình người, lòng hiếu thảo, tình nghĩa

Một phần của tài liệu ĐE TAI LUAN VAN LUAT HINH SU 2016 (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w