Với vai trò là một phó hiệu trưởng phụ trách Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, công tác GVCN và kỷ luật học sinh, đồng thời là giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD trong nhà trường, tôi nhận thấy
Trang 1A.PHẦN MỞ ĐẦU I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Nhân dân ta có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn" Các câu nói trên khẳng định vai trò cực kỳ
quan trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá,
sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là giáo dục toàn diện, Mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng một thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học vấn cao, có thể chất cường tráng, có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng thích ứng và kỹ năng sống cao Giáo dục hạnh kiểm được đặt ra hàng đầu, vì thế bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng quan tâm đúng mức về giáo dục hạnh kiểm cho học sinh
Kết luận số 242-TB/T.Ư ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện tốt để phát triển giáo dục đến năm 2020 là:“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Ðảng Phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới Bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh….”
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục – đào tạo nước ta đã có những thành tựu đáng kể về chất lượng giáo dục – đào tạo, đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong tiến trình “chấn hưng giáo dục”, đóng góp to lớn vào quá trình của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, giáo dục – đào tạo nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, tổ chức và nhất là về chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực
Với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường đã tác động đến nhiều mặt của đời sống con người Việt Nam cả về quan hệ xã hội và đời sống tâm lý Tác động này là tích cực làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam nhưng vẫn còn một phần ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, nhất
là đối với tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay
Mặt khác, từ lâu bộ môn GDCD bị phụ huynh lẫn học sinh xem là môn phụ, ít được quan tâm vì không nằm trong những môn sẽ thi tốt nghiệp hay đại học, cao đẳng vì thế hệ lụy tất yếu là nhận thức tư tưởng, đạo đức, hành vi, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày càng xuống cấp, thậm chí vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng
Trang 2Thực tế cho thấy, mặc dù Đảng, Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật
và nhà trường thường xuyên chú ý, không ngừng tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng ngừa tội phạm… nhưng các tệ nạn xã hội và các vụ phạm pháp vẫn không giảm và từng ngày tác động, len lách xâm nhập vào nhà trường Đáng lo ngại là tỉ lệ thanh niên học sinh chạy theo lối sống hưởng thụ, buông thả, vi phạm pháp luật, nội quy nhà trường ngày càng tăng Riêng tại trường THPT Xuân Lộc, năm học 2012-2013 vừa qua, đa số học sinh chăm ngoan, nhưng cũng đã xảy ra tình trạng 34 học sinh vi phạm An toàn giao thông bị xử
lý kỷ luật, 4 vụ học sinh vi phạm gây gổ, đánh nhau (trong đó 2 vụ học sinh nữ đánh nhau), hàng trăm lượt học sinh vi phạm nội quy, nề nếp tác phong… Tình hình trên đã gây mất trật tự, nề nếp, kỷ luật của nhà trường, mất an toàn trong đời sống cộng đồng dân cư, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống của nhà trường, gây tâm lý tiêu cực trong học sinh và phụ huynh, tạo áp lực lớn đối với công tác giáo dục của nhà trường
Đối với công tác giáo dục, thực trạng trên gây nên những băng hoại về tư tưởng, đạo đức và lối sống, phá hoại mọi tác dụng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, nếu không ngăn chặn, xóa bỏ kịp thời thì hậu quả rất nghiêm trọng, nó sẽ tạo ra những tiền lệ xấu, tạo nên những lệch lạc cả về ý thức lẫn hành vi của một số học sinh
Với vai trò là một phó hiệu trưởng phụ trách Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, công tác GVCN và kỷ luật học sinh, đồng thời là giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD trong nhà trường, tôi nhận thấy hơn ai hết chính bộ môn GDCD và giáo viên chủ nhiệm là những nhân tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc giáo dục và hình thành nhân cách, ý thức, đạo đức của học sinh trong nhà trường
Vì những lẽ trên, tôi thấy việc giáo dục toàn diện con người mới từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trước hết là giáo dục đạo đức cho học sinh là hết sức quan trọng và cấp bách Nhà trường phải đẩy mạnh đồng bộ các hoạt động
để giáo dục học sinh Muốn đào tạo cho xã hội những con người phát triển toàn diện thì ngay từ trong nhà trường chúng ta phải đặc biệt chú ý đến việc giáo dục
tư tưởng, nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, phải tìm ra các nguyên nhân và biện pháp tích cực để uốn nắn, giáo dục các em một cách toàn diện Vì
thế tôi chọn đề tài” Giáo viên GDCD phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường Trung học phổ thông Xuân Lộc trong năm học 2012-2013” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với vai trò là một giáo viên bộ môn GDCD, qua thực tiễn công tác giảng dạy của bản thân và kinh nghiệm kết hợp với GVCN giáo dục, nhận xét, đánh giá học sinh, tôi muốn tìm hiểu, phân tích một số biện pháp trong việc giáo viên GDCD phối hợp cùng GVCN đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh tại trường THPT Xuân Lộc nhằm rút ra những kinh nghiệm tốt đồng thời cũng nêu lên một vài ý kiến đề xuất cho công tác này trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn
III/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trang 3Trong khuôn khổ là một đề tài nghiên cứu thực tế, thời gian có hạn, khả năng tự nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên tối chỉ nghiên cứu trong phạm vi sau đây:
- Thực trạng việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT Xuân Lộc trong năm học 2012-2013 nhà trường
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp trong việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT Xuân Lộc trong thời gian tới
IV/ PHẠM VI – GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.Phạm vi:
Nghiên cứu tại trường THPT Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
2.Giới hạn: Trong phạm vi một năm học: năm học 2012-2013
V/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Phương pháp quan sát: Quan sát, tiếp cận thực tế việc đánh giá, xếp loại
hạnh kiểm của học sinh trong trường
2.Phương pháp thống kê, so sánh: Bằng những số liệu, biện pháp bản thân
đã thực hiện từ một số đối tượng là học sinh các khối lớp qua dạy bộ môn GDCD Sau đó phân tích, đánh giá về cách phối hợp có hiệu quả với GVCN để giáo dục và có cơ sở nhận xét, đánh giá chính xác học sinh
3.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, tham khảo sách,
báo, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành…
PHẦN NỘI DUNG
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
Tại Điều 28 về Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ:
1 Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
3 Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học
Điều 3, Chương II, Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở
và học sinh trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số:
58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy
định về việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh nêu:
a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ
và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Vậy như mục b, Điều 3, Chương II theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT thì trong việc đánh giá hạnh kiểm và học lực học sinh đã được nêu rõ: Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh phải căn cứ vào kết quả nhận xét đánh giá thái độ hành vi của học sinh đối với nội dung môn GDCD Quy chế được ban hành như một luồng gió mát thổi vào tâm trí và lương tri của nhiều nhà giáo đã và đang dạy môn GDCD Vì thế, trọng trách và vị thế của môn GDCD trong nhà trường được nâng lên một tầm cao mới
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học trong nhà trường nói chung từ rất lâu Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời: ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật
Trang 5Theo phân phối chương trình, thời lượng của môn GDCD chỉ 1 tiết/tuần,
mà lượng kiến thức lại khá nhiều, nội dung một số bài thì na ná giống nhau, lại hơi khó hiểu, chủ yếu là kiến thức hàn lâm nên tạo cho học sinh tâm lý chây lười, không kích thích được sự ham học ở các em Bên cạnh đó, so với các môn khác thì môn GDCD rất ít tài liệu tham khảo, thiếu tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu trực quan minh họa cho bài học Tuy giáo viên có tự làm đồ dùng dạy học theo khả năng có thể nhưng tính khả thi và hiệu quả chưa cao
Mặc khác, trong nhà trường hiện nay vẫn còn tồn tại tư tưởng cho rằng Giáo dục công dân chỉ là một môn phụ Cá biệt, có một số học sinh tỏ ra hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên Đến khi kiểm tra thì quay cóp, sử dụng tài liệu…
Hiện tượng học sinh không mặn mà trong việc học môn Giáo dục công dân đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ dàng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
Trang 6NĂM HỌC 2012-2013
1.Thực trạng về Giáo viên chủ nhiệm nhà trường năm học 2012-1013:
Trường THPT Xuân Lộc đóng chân trên địa bàn thị trấn Gia Ray; năm học 2012-2013 nhà trường có 1805 học sinh chia làm 43 lớp gồm: 15 lớp 12 với
607 học sinh; 14 lớp 11 với 616 học sinh; 14 lớp 10 với 618 học sinh Về phía giáo viên có 109 người, trong đó trực tiếp giảng dạy: 98 người, trong đó dưới 45 tuổi có 76 người Với đội ngũ trên, nhà trường tương đối thuận lợi trong việc lựa chọn, bố trí giáo viên làm công tác chủ nhiệm
Trước khi bước vào năm học mới 2012-1013, Ban giám hiệu cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đã họp trao đổi về tình hình công tác giáo viên chủ nhiệm của năm học trước, ý thức, trách nhiệm của mỗi thầy cô được phân công, đặc điểm của mỗi lớp
Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu nhà trường tiến hành phân công giáoviên chủ nhiệm cho năm học mới Kết quả năm học 2012-2013, nhà trường đã lựa chọn phân công 43 giáo viên chủ nhiệm, hầu hết đều là giáo viên trẻ, nhiệm tình,
có kinh nghiệm trong công tác này gồm: 02 thầy cô chủ nhiệm lần đầu, 01 thầy công tác này 12 năm, còn lại là từ 3 đến 10 năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm
2.Thực trạng về Giáo viên bộ môn GDCD của nhà trường năm học 2012-2013:
Đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD nhà trường có 05 người, 100% được đào tạo chính quy Đại học sư phạm chuyên ngành Giáo dục công dân Tất cả thầy cô đều có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác, có thời thâm niên công tác từ 5 năm trở lên;
Là lực lượng trong nhiều năm qua đã hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của trường: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi thuyết trình về An toàn giao thông, phòng chống ma túy, tác hại của thuộc lá; bảo vệ môi trường học đường; truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên…
3.Thuận lợi và khó khăn trong công tác phối hợp:
a.Thuận lợi:
Giáo dục đạo đức nói chung và việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh nói riêng được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, xem đây là việc làm đầu tiên trướng khi bước vào năm học mới như: nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn bố trí giáo viên chủ nhiệm ngay đầu năm học, tính toán đến việc phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi khối, mỗi lớp và đặc thù của một số học sinh cá biệt ở mỗi lớp
Đầu năm học, nhà trường đã cung cấp được danh sách, hành vi thường vi phạm của những học sinh chưa ngoan (ở khối 10 và 11) của năm học trước cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp ứng xử, theo dõi, giáo dục trong năm học
Mỗi năm học nhà trường đều ban hành kế hoạch riêng của công tác giáo viên chủ nhiệm để mỗi giáo viên năm bắt, chủ động trong công tác
Đa số học sinh nhà trường là chăm, ngoan; gia đình rất quan tâm đến việc
tu dưỡng, rèn luyện của học sinh
Trang 7Sự phối hợp giữa Ban giám hiệu – tổ chức Đoàn thanh niên – giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường một cách thường xuyên, nhịp nhàng, kịp thời
Do tình hình thực tế của nhà trường, tất cả giáo viên dạy GDCD đồng thời cũng là giáo viên dạy Hoạt động Ngoài giờ lên lớp cùng một số giáo viên chủ nhiệm nên có nhiều thời gian hơn trong việc tiếp cận học sinh, nắm bắt được tình hình, năng lực của học sinh lớp mình phụ trách
Khác với những năm học trước, năm học này nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ hơn nên đã tổ chức việc học bộ môn Hoạt động Ngoài giờ lên lớp tập trung theo nhóm của từng khối lớp, do vậy có sự cọ xát, môi trường tập thể thi đua, học hỏi, thể hiện mình trước tập thể của học sinh
b.Khó khăn:
Trong học sinh vẫn còn một số em chưa ngoan: vi phạm về nội quy, nề nếp, vắng học; vi phạm an toàn giao thông; chây lười trong học tập;
Một bộ phận học sinh xem nặng việc học tập văn hóa hơn là việc rèn luyện, tham gia các hoạt động tập thể
Một số cha mẹ học sinh còn khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục con me;
Một số ít giáo viên bộ môn GDCD chưa nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình học sinh
Nhà trường, các cơ quan chức năng chưa có cơ chế, hướng dẫn hay quy định rõ ràng về việc phối hợp giữa Giáo viên bộ môn GDCD và Giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cuả học sinh
Theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng
Bộ GD- ĐT thì trong việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào kết quả nhận xét đánh giá thái độ hành vi của học sinh đối với nội dung môn GDCD Quy chế được ban hành đòi hỏi tâm trí và trách nhiệm của nhiều thầy cô giáo dạy bộ môn GDCD, trọng trách và vị thế của môn GDCD trong nhà trường được nâng lên một tầm cao mới
Tuy nhiên, cũng chính điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên giảng dạy môn GDCD, vì ngoài việc giảng dạy thì giáo viên phải đảm nhiệm công việc hết sức quan trọng là “đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn GDCD quy định trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT ban hành trong mỗi học kỳ và cả năm học”, chưa kể thực tế một giáo viên dạy GDCD có khi còn kiêm nhiệm công tác khác
4.Sự phối hợp giữa Giáo viên bộ môn GDCD và Giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cuả học sinh năm học 2012-2013:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, thực hiện theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT, căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, ngay đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã
Trang 8tiếp tục tổ chức học tập và triển khai nghiêm túc việc thực hiện Thông tư này trong hội đồng sư phạm nhà trường nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên nhà trường, nhất là nhận thức về vai trò, vị trí của bộ môn giáo dục công dân và công tác giáo viên chủ nhiệm
Sau đó Ban giám hiệu chỉ đạo triển khai thực hiện trực tiếp là nhóm giáo viên bộ môn giáo dục công dân và công tác giáo viên chủ nhiệm của nhà trường
và thông báo rộng rãi Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT đến toàn thể học sinh, phụ huynh học sinh để học sinh, phụ huynh nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bộ môn GDCD, từ đó định hướng con em mình quan tâm môn học theo chiều hướng tích cực, tự học “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người”, phát huy tối đa hiệu quả nhiệm vụ “dạy người” mà môn học này gánh vác trong nhà trường
Như trên đã trình bày, mặc dù được triển khai đến các đối tượng trong nhà trường nhưng chưa có các tiêu chí, hướng dẫn cụ thể mà chỉ dừng lại ở tuyền đạt nội dung của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, do vậy mỗi giáo viên có những cách vận dụng khác nhau nó tùy thuộc rất nhiều vào ý thức, năng lực, lương tâm, trách nhiệm và ý chí chủ quan của mỗi cá nhân
Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân trong nhà trường, trước hết bản thân tôi nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trí của môn học này trong hệ thống các môn học trong nhà trường từ đó đề ra các giải pháp cụ thể và có tính khả thi
Với bản thân, năm học 2012-2013 được phân công giảng dạy bộ môn giáo dục công dân ở 2 lớp 11B8 và 11B14, đây là 2 tập thể thuộc ban cơ bản, năng lực học tập ở mức trung bình; về hạnh kiểm, ý thức tham gia tập thể của học sinh tương đối yếu như:
Lớp 11B8 năm học 2011-2012 là một trong hai tập thể lớp toàn trường đã không tổ chức được cho học sinh tham quan dã ngoại theo kế hoạch giáo viên chủ nhiệm của năm học; ngay đầu năm học 2012 – 2013 đã có 8 học sinh cúp tiết chơi đá banh, 06 học sinh nữ giáo viên chủ nhiệm phải mời cha mẹ học sinh
để cùng phối hợp giáo dục
Lớp 11B14 là lớp có nhiều học sinh chưa ngoan, học lực yếu, thường vi phạm nội quy nề nếp, tô son đánh phấn khi đến lớp, khả năng tham gia các phong trào tập thể yếu…
Từ thực tế trên, kết hợp với quá trình theo dõi trong công tác quản lý ở năm học trước, trước hết tôi hệ thống, nắm bắt lại đặc điểm của lớp, chú ý đến những học sinh chưa ngoan của mỗi lớp… từ đó có biện pháp tác động, giáo dục, uốn nắn học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm theo dõi sâu sát quá trình tiến bộ của học sinh Cụ thể là những vấn đề sau:
1.Ngay tiết dạy đầu tiên, tôi tranh thủ thời gian tiếp tục tuyên truyền tinh
thần của Thông tư 58 đến các em, khái quát thông tin cho các em biết về những
ưu điểm, hạn chế chung của tập thể lớp Đồng thời thống nhất tiêu chí, cách giảng dạy, đánh giá và cho điểm bộ môn Trong đó, có sự kết hợp với việc bản thân tôi phụ trách theo dõi thi đua, kỹ luật học sinh đặc biệt lưu ý cách làm bài kiểm tra luôn phải liên hệ đúng với bản thân Những nội dung, biện pháp thông
Trang 9báo của giáo viên nhằm mục đích thay đổi nhận thức, đánh giá vai trò của môn học này, có tâm thế và các hành vi trong việc trau dồi nhân cách, hoàn thiện bản thân của mỗi học sinh, từ đó xác định đúng động cơ và thái độ học tập Mặt khác, giúp cho học sinh hiểu những tri thức rút ra từ môn học này là hành trang
vô cùng cần thiết để học sinh có thể trở thành những công dân tốt trong tương lai
Thông báo cho học sinh biết, tôi sẽ cùng giáo viên chủ nhiệm ghi lại
những mặt cố gắng cũng như một số mặt rèn luyện chưa tốt của học sinh theo những nội dung sau trong quá trình học tập bộ môn giáo dục công dân và hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Về rèn luyện phẩm chất đạo đức: Những phẩm chất nổi trội của học sinh như: trung thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái hoặc cách ứng xử, giao tiếp với mọi người
- Về ý thức phấn đấu rèn luyện trong học tập: Ghi nhận mức độ chuyên cần, ý thức chủ động sáng tạo, tích cực vượt khó trong học tập? đã biết tự học chưa?
có danh sách lớp để điểm danh và ghi nhận ngay mỗi buổi học
- Về ý thức tôn trọng nội quy kỷ luật của nhà trường, pháp luật nhà nước: về mức độ tôn trọng, ý thức thực hiện nội quy kỷ luật của lớp, trường; tôn trọng luật lệ giao thông; ứng xử có văn hóa nơi công cộng; tôn trọng giữ gìn tài sản của lớp, trường, nơi công cộng
- Ý thức rèn luyện thân thể, bảo vệ môi trường: Về việc rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh môi trường, tham gia các đợt ra quân, hội thi thuyết trình về bảo vệ môi trường do nhà trường tổ chức
- Ý thức tham gia hoạt động tập thể, xây dựng tập thể: về ý thức tích cực tham gia các hoạt động của Đoàncủa trường lớp; tinh thần đoàn kết đấu tranh xây dựng tập thể tổ, lớp, tinh thần hợp tác, giúp đỡ bạn bè
Những nội dung trên tôi đã cùng Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận đánh giá học sinh đã phấn đấu đạt được những điểm chủ yếu nào, còn những mặt nào còn yếu, sẽ có lời khuyên để học sinh rút kinh nghiệm cần rèn luyện tốt hơn hoặc có những lời khen để khẳng định, động viên, chỉ ra những hướng phấn đấu tiếp theo (chủ yếu trong số học sinh chưa ngoan)
2.Khi lên lớp giảng dạy bộ môn, cố gắng trong việc cải tiến, đổi mới
phương pháp giảng dạy, tìm những dẫn chứng sinh động trong thực tế, gây được
sự hứng thú đối với học sinh Có những cách thức cụ thể trong việc làm “mềm” hoá môn học vốn được xem là khô khan, trừu tượng này bằng những thí dụ sinh động trong đời sống thực tế Thường xuyên thay cách thuyết giảng một chiều bằng việc nêu những câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề thảo luận nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh…
Chẳng hạn ở bài 1 (lớp 11): tiết 2 Công dân với phát triển kinh tế, tại mục 3: Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và
xã hội, giáo viên đặt câu hỏi: Theo em tai sao tăng trưởng KT phải gắn liền với công bằng XH? liên hệ với nước ta? em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa TTKT với công bằng XH? Hiện nay vấn đề này em nhận thấy được thể hiện như thế nào trong chính sách của nhà nước ta và cuộc sống
Trang 10Ở bài 4: cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở mục 1, Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, giáo viên đặt câu hỏi: Khi các em xem
ti vi thấy có chương trình quảng cáo Vậy tại sao các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm (dầu gội đầu) lại phải tiến hành quảng cáo? Việc quảng cáo
ấy nhằm mục đích gì? Nếu không tiến hành quảng cáo có được không? Từ thảo luận của học sinh, giáo viên đi đến hình thành khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh
là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất để thu được lợi nhuận cao
Sau khi học sinh trả lời giáo viên đặt tiếp câu hỏi cho các em suy nghĩ và tranh luận: vậy cạnh tranh tốt hay xấu, trong cuộc sống và học tập, bản thân các
em có cạnh tranh không? Qua đó giúp các em thấy rõ sự khác nhau giữa cạnh tranh và ganh đua (ganh tỵ)
+ Ở bài 9 (lớp 11) Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ở mục 3: Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, giáo viên đặt câu hỏi: Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nhà nước ta?
Học sinh suy nghĩ và trả lời, sau đó giáo viên bổ sung qua đó hình thành ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề này
+ Cũng ở bài 9 (lớp 11) Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phần củng cố bài học sẽ cho các em làm bài tập trắc nghiệm qua phiếu học tập
Em hãy cho biết ý kiến đúng (khoanh tròn vào chữ cái đầu câu) Những việc làm nào sau đây thể hiện góp phần tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh:
A) Tham gia tổng vệ sinh môi trường
B) Hăng hái tham gia bầu cử hội đồng nhân dân
C) Thực hiện đóng thuế cho nhà nước
D) Thực hiện kế hoạch hoá dân số E) Bảo vệ trật tự an toàn xã hội
Hoặc hỏi bổ sung câu hỏi về thái độ học sinh qua bài học: Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình hay một ai đó vi phạm pháp luật?
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, để học sinh nắm được trách nhiệm đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường giáo viên
đưa ra câu hỏi sau: Ở trường, ở lớp, ở nơi em sinh sống có những hành động tác
động xấu đến tài nguyên, môi trường không? Đó là những hành động nào? Thái
độ của em đối với hành động đó là gì?
Bài 13: (tiết 1) Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa khọc và công nghệ, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ liên hệ bản thân: tại sao Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục
là đầu tư cho sự phát triển? nội dung này có liên quan gì đến việc cha mẹ các em đầu tư cho việc học của con em với tư tưởng: muốn thoát nghèo chỉ có học? cho biết suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân hiện nay?
Bài 13: (tiết 3) Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa khọc và công nghệ, giáo viên đặt câu hỏi Em hãy nêu ví dụ về hoạt động giữ gìn bản sắc văn