1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kết hợp quân dân y trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và các tình huống khẩn cấp khác

218 650 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

KHQDY không chỉ đơn thuần là hoạt động chuyên môn kỹ thuật nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng mà còn là một trong những giải pháp phối hợp liên ngành có hiệu quả trong việc khắc ph

Trang 1

Bộ quốc phòng cục quân y

báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp nhà nước

nghiên cứu đề xuất các giải pháp kết hợp quân-dân y trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và các tình huống khẩn cấp khác

Trang 2

KHQDY không chỉ đơn thuần là hoạt động chuyên môn kỹ thuật nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng mà còn là một trong những giải pháp phối hợp liên ngành có hiệu quả trong việc khắc phục hậu quả do thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, KBSH…làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, thiệt hại về kinh tế; đồng thời, góp phần quan trọng lập lại trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trong tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh tối nguy hiểm hoặc các sự cố thảm hoạ hay KBSH xảy ra

Ngành Y tế Việt Nam đã tích luỹ được được một số kinh nghiệm qua hoạt động KHQDY trong phòng chống dịch bệnh (PCDB), khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ Tuy nhiên, do hoàn cảnh nước ta đang phát triển, khả năng ngân sách còn hạn chế nên việc đầu tư trang thiết bị phòng hộ cũng như trang thiết bị cho hoạt động PCDB nguy hiểm còn gặp rất nhiều khó khăn Ngày 21/7/1992, liên Bộ Y tế - Quốc phòng đã có Thông tư liên tịch số 09/TT-LB quy định về việc KHQDY trong PCDB; Thực trạng về

hệ thống y tế dự phòng YTDP ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng như của các đơn vị chủ lực trong quân đội tuy đã thành lập các Tổ phòng chống dịch (PCD) cơ động nhưng hoạt động độc lập, thiếu về nhân lực, trang thiết bị - vật tư - sinh phẩm và nhất là chưa xây dựng được một quy chế phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh, thành phố nên khi có các tình huống dịch bệnh tối nguy hiểm, KBSH, thảm hoạ sinh học…xảy ra thì khả năng đáp ứng còn rất hạn chế Do đó, cần xây dựng một cơ chế quản lý, điều hành thống nhất và thành lập các phân đội cơ động KHQDY

để tập trung và phát huy tối đa khả năng hiện có của lực lượng YTDP quân y, dân y trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố để sẵn sàng đáp ứng nhanh, có hiệu quả khi có các tình huống khẩn cấp

Xuất phát từ những lý do trên, dựa vào các kết quả điều tra về thực trạng của hệ thống YTDP quân và dân y ở các tỉnh, thành phố được lựa chọn nghiên cứu đại diện cho

K

Trang 3

các vùng lãnh thổ Việt Nam, Đề tài KC.10-23 “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kết hợp quân - dân y trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và các tình huống khẩn cấp khác” nhằm 2 mục tiêu:

1 Phân tích, đánh giá được thực trạng về tổ chức, biên chế của lực lượng YTDP quân y, dân y ở 6 khu vực đại diện cho các vùng địa lý của Việt Nam và kết quả hoạt

động KHQDY trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả sau thảm họa trong 12 năm (1992-2003)

2 Đề xuất được giải pháp KHQDY trong PCDB nguy hiểm, KBSH và khắc phục hậu quả sau thảm họa sinh học

Đề tài được hoàn thành với các nội dung và sản phẩm chính sau:

1 Điều tra, phân tích thực trạng về:

a Tổ chức, biên chế và khả năng đáp ứng nhiệm vụ khi có tình huống khẩn cấp của hệ thống YTDP quân y, dân y ở các tỉnh, thành phố được lựa chọn nghiên cứu đại diện cho các vùng lãnh thổ của đất nước

b Kết quả hoạt động KHQDY PCDB trong 12 năm (1992-2003) của 61 tỉnh, thành phố trong cả nước

2 Đề xuất các giải pháp KHQDY trong PCDB tối nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và các tình huống khẩn cấp khác bao gồm:

a Xây dựng cơ chế quản lý, điều hành và triển khai lực lượng YTDP cơ động theo phương thức KHQDY của Ban quân - dân y (QDY) tỉnh, thành phố

b Xây dựng mô hình Đội Y tế dự phòng cơ động quân - dân y (YTDPCĐQDY) tỉnh, thành phố

Đội YTDPCĐQDY tỉnh, thành phố là lực lượng bán chuyên trách, khi có tình huống khẩn cấp sẽ được huy động để thực hiện nhiệm vụ PCDB nguy hiểm, KBSH dưới

sự điều hành của Ban QDY tỉnh, thành phố và khi được tăng cường thêm lực lượng của các đơn vị chuyên ngành khác về phóng xạ, hoá học; đồng thời, được bổ sung các trang

bị, phương tiện đặc chủng, Đội YTDPCĐQDY có thể thực hiện thêm nhiệm vụ phòng chống phóng xạ, hoá học

3 Đề xuất xây dựng Thông tư liên tịch Y tế - Quốc phòng về triển khai các lực lượng y tế quân - dân y kết hợp trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và các tình huống khẩn cấp khác

Trang 4

Mặc dù tình hình thế giới đã có những thay đổi, trên danh nghĩa chiến tranh lạnh

đã chấm dứt, nhưng các cuộc xung đột vũ trang khu vực vẫn nổ ra liên tiếp, sự gia tăng hoạt động của các nhóm, lực lượng khủng bố đã thực sự đe doạ sự ổn định trên thế giới Hoạt động khủng bố ngày càng tăng về mức độ nguy hiểm với việc sử dụng các tác nhân sinh học, chất độc hoá học, chất phóng xạ (bom bẩn) Nhiều quốc gia từ lâu đã hình thành những đội đặc nhiệm để sẵn sàng phòng chống các vụ dịch nguy hiểm, KBSH, thảm hoạ sinh học

Thực tiễn cho thấy, các thành phố lớn trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ) là những đầu mối chính trị, kinh tế của cả nước và của khu vực; là nơi có nguy cơ bị khủng bố cao Bài học kinh nghiệm về PCDB qua các vụ dịch SARS tại Việt Nam và các nước Đông Nam á trong những năm vừa qua và đặc biệt là đợt sóng thần cuối tháng 12/2004 tại khu vực bờ biển Thái Bình Dương thuộc

Đông Nam á và dịch cúm týp A-H5N1 tại Việt Nam và một số nước lân cận hiện nay cho thấy, việc xây dựng hệ thống cảnh báo, phát hiện sớm thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh cũng như việc xây dựng về tổ chức, lực lượng và trang bị cho toàn bộ hệ thống ứng phó thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh của mỗi quốc gia là hết sức quan trọng và cấp thiết Ngân sách đầu tư ban đầu tuy không nhỏ, nhưng nếu so với những thiệt hại về kinh tế - xã hội, về người và tài sản mà các quốc gia đã phải gánh chịu thì không thể so sánh được

Khái niệm về “tình huống khẩn cấp” trong đề tài là để chỉ tình huống khi xảy

ra: dịch bệnh nguy hiểm, KBSH và hậu quả thiên tai, thảm hoạ có yếu tố sinh học

(có nguy cơ bùng phát dịch bệnh tối nguy hiểm sau thiên tai hoặc thảm họa sinh học)

Các khái niệm "khủng bố sinh học" và "thảm hoạ sinh học" dùng trong đề tài

N

Trang 5

- Khủng bố sinh học: Là việc con người sử dụng tác nhân sinh học (TNSH) để đe

doạ cộng đồng, gây ra ổ bệnh truyền nhiễm nhưng ở phạm vi hẹp

- Thảm hoạ sinh học: Là thảm hoạ dịch bệnh nguy hiểm xảy ra do sự bất cẩn của

con người khi sử dụng TNSH trong quá trình nghiên cứu hoặc do con người chủ ý sử dụng các TNSH để uy hiếp, gây tổn thất lớn cho đối phương (chiến tranh sinh học)

Khái niệm "khắc phục hậu quả sau thiên tai, thảm hoạ" trong hoạt động

KHQDY sử dụng trong đề tài này chỉ giới hạn trong lĩnh vực YTDP, nghĩa là: khắc phục hậu quả sau thiên tai, thảm hoạ có yếu tố sinh học bao gồm việc tổ chức, điều

động, sử dụng các lực lượng, trang bị, vật tư y tế của quân y, dân y đến khu vực xảy ra thiên tai, thảm hoạ để tiến hành các biện pháp cấp cứu đầu tiên, vận chuyển người bị thương, bị bệnh ra khỏi khu vực nguy hiểm và tiến hành các biện pháp PCDB, xử lý vệ sinh môi trường Các nội dung khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ khác (cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy nổ, động đất, lũ lụt, vận chuyển nạn nhân, thu dung, cấp cứu hàng loạt tại tuyến bệnh viện…) không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

Để có thể hoạt động có hiệu quả trong tình huống khẩn cấp cần có một cơ chế

điều hành hoạt động thống nhất các lực lượng y tế, sự phân công chức năng nhiệm vụ

cụ thể và đặc biệt là phải có những lực lượng chuyên môn được trang bị tốt, cơ động nhanh, được huấn luyện tinh nhuệ, diễn tập thường xuyên mới có thể sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra

Điều kiện kinh tế của nước ta chưa cho phép chúng ta có lực lượng chuyên trách mang tính chuyên nghiệp chỉ để thực hiện nhiệm vụ ứng phó với tình trạng khẩn cấp; hơn nữa, Việt Nam là một nước thực hiện tốt nhiều mô hình KHQDY trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng PCDB tối nguy hiểm, phòng chống KBSH, thảm hoạ sinh học là nhiệm vụ của toàn xã hội; trong đó, lực lượng chủ yếu là ngành YTDP của quân y và dân y

Thực tiễn, hoạt động KHQDY trong những năm qua rất phong phú, đa dạng và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu và đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về KHQDY:

- Từ năm 1996, Cục Quân y đã tham gia chương trình cấp Nhà nước "Bảo vệ

và nâng cao sức khoẻ cộng đồng", mã số KHCN-11 với 2 đề tài nhánh là:

Trang 6

• "Xây dựng mô hình KHQDY trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

và bộ đội ở một số xã vùng sâu, vùng xa thuộc biên giới bộ Việt Nam" -

Mã số KHCN-11-01-02A

• "Xây dựng mô hình KHQDY nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

và lực lượng vũ trang trên các đảo, quần đảo thuộc lãnh hải Việt Nam"

- Năm 2001, Cục Quân y chủ trì đề tài cấp Nhà nước mã số KC.10-08

“Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Bệnh xá QDY tại khu vực trọng điểm” thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Khoa học và công nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng” - Mã số KC.10

Những vấn đề đã nghiên cứu và giải quyết trong các đề tài trên tập trung vào việc xây dựng các giải pháp và mô hình KHQDY trong lĩnh vực xây dựng tiềm lực YT-QS trong KVPT về tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị, nhằm xây dựng một hệ thống điều trị KHQDY liên hoàn từ tuyến xã tới tuyến huyện, tỉnh ở các khu vực trọng điểm QP-AN (vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các khu vực có điều kiện địa lý, kinh tế - chính trị xã hội trọng yếu của đất nước), phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và bộ đội trong thời bình; đồng thời, đáp ứng được việc cứu chữa thương binh, bệnh binh, người bị thương, bị nạn khi có chiến tranh và các tình huống thiên tai, thảm hoạ khác

Như vậy, hiện ở Việt Nam, mô hình hoạt động KHQDY khá phong phú, đa dạng nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập sâu đến việc KHQDY trong PCDB tối nguy hiểm (KBSH hoặc thảm hoạ sinh học do con người hoặc thiên nhiên gây ra) đã và đang là mối nguy cơ đe doạ ngày càng tăng trong tình hình hiện nay

Các hoạt động KHQDY trong PCDB tối nguy hiểm, đe doạ KBSH hay thảm hoạ sinh học, hoá học đã xảy ra còn thiếu sự phối hợp quản lý, điều hành đồng bộ của các cấp nên việc đáp ứng nhiệm vụ chưa kịp thời và hiệu quả còn hạn chế, nảy sinh nhiều vấn đề bất cập từ quy trình lấy bệnh phẩm, bảo đảm trang bị chuyên dùng cho cán bộ y

Trang 7

tế, quân y khi tiếp xúc với bệnh phẩm đến phương tiện xử lý vệ sinh sau khi lấy bệnh

phẩm Vì vậy: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp kết hợp quân - dân y trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp khác " là một vấn đề cấp bách, cần sớm tìm được ra giải pháp phù hợp với điều kiện

thực tế của Việt Nam và đề xuất văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn, triển khai các giải pháp đó có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và góp phần tích cực vào xây dựng tiềm lực YT-QS trong thời bình, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Ngành Quân y, sẵn sàng đáp ứng các tình

huống khẩn cấp

Đề tài KC.10-23 tiến hành nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu:

1 Phân tích, đánh giá được thực trạng về tổ chức, biên chế của lực lượng YTDP quân y, dân y ở 7 tỉnh, thành phố đại diện cho 6 vùng địa lý của Việt Nam và kết quả hoạt động KHQDY trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả sau thảm họa trong 12 năm (1992-2003)

2 Đề xuất được giải pháp KHQDY trong PCDB nguy hiểm, khủng bố sinh học

và khắc phục hậu quả sau thảm họa sinh học

Để hoàn thành được 2 mục tiêu trên, đề tài đã tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau:

- Thu thập, điều tra đánh giá thực trạng tổ chức, biên chế của hệ thống YTDP quân y, dân y tại các địa điểm lựa chọn nghiên cứu đại diện cho các vùng lãnh thổ trong cả nước và kết quả KHQDY trong PCDB trong 12 năm (1992-2003) tại 61 tỉnh, thành phố trong cả nước

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng về hệ thống YTDP QDY và hoạt động KHQDY trong PCDB tại các khu vực nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp KHQDY trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và các tình huống khẩn cấp khác bao gồm:

• Cơ chế quản lý, điều hành và triển khai lực lượng y tế cơ động theo phương thức KHQDY của Ban QDY tỉnh, thành phố trong tình huống khẩn cấp

• Mô hình Đội YTDPCĐQDY tỉnh, thành phố trong tình huống khẩn cấp Các giải pháp và mô hình đề xuất của đề tài được diễn tập thực nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh, một địa bàn trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của cả

Trang 8

nước để rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của mô hình trước khi áp dụng triển khai nhân rộng trong phạm vi toàn quốc

- Đề tài đã nghiên cứu xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là Thông tư liên tịch Y tế - Quốc phòng để tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo đảm cho tính khả thi của mô hình; đồng thời cũng là kiến nghị để đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng thực tiễn

Để thực hiện được những nội dung nghiên cứu trên, đề tài đã được cấp từ ngân sách Nhà nước với tổng kinh phí 2.000 triệu đồng trong 2 năm (2001-2004), trong đó:

Thuê khoán chuyên môn : 550 triệu đồng = 27,5%

Nguyên, vật liệu, năng lượng : 100 triệu đồng = 5,0%

Thiết bị, máy móc chuyên dùng : 936 triệu đồng = 46,8%

Chi khác : 414 triệu đồng = 20,7%

Trang 9

chương một

tổng quan

1.1 Nguy cơ và chiến lược chung của y tế toàn cầu Phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, tối nguy hiểm và vũ khí sinh học

Thông báo về tình trạng sức khoẻ thế giới năm 2002 với chủ đề: "Giảm rủi ro, nâng cao cuộc sống khoẻ mạnh" Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã gửi thông điệp: "Hiện nay đang là thời kỳ nguy hiểm cho một cuộc sống khoẻ mạnh của thế giới ở nhiều nơi, một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của sức khoẻ đang hoành hành cùng với liên minh là sự đói nghèo, tạo ra một gánh nặng gấp đôi của bệnh tật, sự bất lực và tình trạng chết trẻ của nhiều triệu người Bây giờ là lúc chúng ta sát cánh cùng nhau để chống lại mối đe doạ này"

Về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tối nguy hiểm, WHO và nhiều tạp chí của Mỹ đã nhận định: Bất chấp những nỗ lực nhất của chúng ta nhằm ngăn chặn sự tấn công của những mầm bệnh nguy hiểm mới và những mầm bệnh tối nguy hiểm; những mầm bệnh truyền nhiễm có lẽ không bao giờ chịu lắng đi hoàn toàn Những mầm bệnh

vi khuẩn trở nên không ổn định, thậm chí thay đổi, đi đến thích nghi, sẵn sàng tấn công khi hệ thống bảo vệ của chúng ta suy yếu Chính vì vậy, chúng ta phải sẵn sàng đối phó với bất cứ mối đe doạ nào Thách thức này đòi hỏi mỗi quốc gia cần kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, không ngừng nâng cao hiểu biết của chúng ta qua nghiên cứu; chuẩn bị tốt nhất bằng cách củng cố vững chắc hệ thống chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và trang bị sẵn cho cộng đồng, cho mỗi quốc gia để có khả năng quyết định những hành động phòng chống những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tối nguy hiểm

Chỉ mới vài thập kỷ trước đây, cộng đồng đã tin rằng khoa học đã chiến thắng các bệnh truyền nhiễm bằng cách tạo ra kháng sinh và những chiến lược bảo vệ sức khoẻ cộng đồng hùng hậu Bằng chứng là những thành tựu to lớn chiến thắng các bệnh viêm phổi, bại liệt và đậu mùa Người ta tưởng đã hoàn toàn yên tâm về những mối đe doạ bởi các dịch bệnh do vi khuẩn Nhưng việc khống chế các bệnh do virus chưa có vacxin, đang gặp rất nhiều khó khăn; sự lan tràn toàn cầu của Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), sự trở lại của bệnh lao và sự xuất hiện của những chủng virus

Trang 10

mới như: Hanta, Ebola gây chết người và gần đây nhất là vụ dịch SARS xảy ra ở 32 quốc gia, với số người bệnh 8.422 người, tử vong 916 người; dịch cúm gia cầm đến cuối năm 2003 mới chỉ xuất hiện ở 14 quốc gia thuộc Châu á và Châu Phi và bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn của các quốc gia, đến giữa năm 2005 đã bắt đầu xuất hiện ở một

số nước Châu Âu là những cảnh báo chúng ta về những thay đổi và sự thích nghi của mầm bệnh

Các nước trên thế giới cũng đã đánh giá đến những yếu tố làm tăng nhanh tình trạng nguy hiểm của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là: Sự tăng dân số nhanh, giao lưu quốc tế rộng, sự vận chuyển các sản phẩm thực phẩm và động vật cùng với những

sự thay đổi của tập quán con người, sự xâm lấn của con người vào môi trường hoang dã nơi côn trùng và động vật có mang mầm bệnh sinh sống làm mầm bệnh biến đổi và phát triển, kháng lại kháng sinh và các thuốc kháng khuẩn khác Cơ quan bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm quản lý bệnh tật của Mỹ đã đề ra một chiến lược phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho Thế kỷ 21 với 4 mục đích chủ yếu là:

- Điều tra và xử lý;

- áp dụng những thành tựu nghiên cứu;

- Xây dựng cơ sở và huấn luyện;

- Dự phòng và kiểm soát

Sự phát triển của vũ khí sinh học (VKSH) song song với lịch sử xung đột trong quá trình phát triển của xã hội loài người từ nhiều thế kỷ trước Hiện nay, mặc dù có những hạn chế bởi các công ước quốc tế nhưng việc nghiên cứu tác nhân BC vẫn đang

được đẩy mạnh ở nhiều nước và rất có thể tác nhân sinh học, hoá học (Biological - Chemical - BC) sẽ trở thành chất độc quân sự thế hệ thứ 3 tiêu biểu vào những năm đầu của thế kỷ 21 Nhiều người dự đoán rằng chất độc BC sẽ được đưa vào trang bị của quân đội và các nước tiên tiến trong những năm tới VKSH dùng được cả ở tiền tuyến

và hậu phương với chức năng như một vũ khí chiến thuật hoặc chiến lược; sử dụng được

ở mọi thời điểm: trước - trong - và sau chiến đấu; VKSH trong chiến tranh và cả trong hoà bình có thể sử dụng dưới dạng khủng bố, dễ sử dụng trong nhiều điều kiện địa lý, khí hậu, có thể dùng công khai hoặc bí mật; có thể đạt nhiều mục đích như sát thương sinh lực đối phương, huỷ diệt gia súc mùa màng, gây những hậu quả trước mắt và lâu

dài thông qua "hiệu ứng dây chuyền" như đói kém - dịch bệnh - tạo ổ bệnh thiên nhiên

mới…

Trang 11

VKSH đã được sử dụng ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Để chuẩn bị chiến tranh, phát xít Nhật đã lập một đơn vị đặc biệt gọi là Đội 731, thực chất là một trung tâm nghiên cứu VKSH hoàn chỉnh trên một khu vực rộng lớn gồm nhiều phòng thí nghiệm, bãi thử, sân bay, khu vực giam tù binh sử

dụng làm vật thí nghiệm

Khái niệm “khủng bố“ được định nghĩa như sau:“Hành động bạo lực tàn ác của cá nhân, của một tổ chức, một Nhà nước hoặc liên minh Nhà nước nhằm phá hoại, đe doạ, gây sợ hãi hoặc cưỡng bức, buộc đối phương khuất phục hay thực hiện những yêu sách nhất định; một loại tội phạm quốc tế Hình thức khủng bố: bắt cóc, ám sát, đánh bom, tàn sát man rợ Khủng bố được một số nước và thể lực phản động, các phần tử cực đoan, lực lượng ly khai trên thế giới sử dụng như một quốc sách hoặc một chiến lược để thực hiện những mục đích nhất định“ (Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam,

Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, 2004, trang 572)

Các thế lực khủng bố tìm mọi cách để gây hiệu quả sát thương về sinh mạng dân thường và cơ sở vật chất lớn nhất Do vậy, các phương tiện sử dụng để khủng bố có thể gồm các loại chất nổ, chất độc hoá học, tác nhân sinh học, chất phóng xạ Các loại vũ khí có thể dùng để khủng bố nói trên tương đối dễ kiếm hoặc sản xuất do lỏng lẻo trong quản lý của nền thương mại toàn cầu, do tính công khai và phổ biến của các thông tin

về kỹ thuật và công nghệ qua mạng Internet

Sau vụ khủng bố bằng TNSH là trực khuẩn "Than" xảy ra ở Florida và New

York vào cuối năm 2001, Hội Truyền nhiễm Mỹ (IDSA) đã họp toàn quốc thường niên

lần thứ 39 để dành cho chủ đề nóng bỏng: “Bệnh Than” Cũng trong tháng 10/2001,

Trung tâm Giám sát khống chế bệnh CDC Atlanta đã thông báo cập nhật những thành tựu nghiên cứu về bệnh Than và hướng dẫn những quy trình phòng chống

Người ta có thể dễ dàng chế tạo ra một số lượng rất lớn các vi sinh vật gây bệnh

dùng cho chiến tranh Rosebury - nhà chiến lược về VKSH của Mỹ đã viết: “Nếu chúng

ta muốn VKSH có hiệu lực cao thì phải tạo ra những điều kiện sao cho mỗi chén nước uống hay mỗi m 3 không khí thở cũng gây bệnh cho người”

Ngày nay, với thành tựu công nghệ sinh học hiện đại người ta lại muốn sử dụng một lượng rất nhỏ TNSH nhưng vẫn có thể mang lại những hiệu quả mong đợi Các tiến

bộ về kỹ thuật di truyền, kỹ thuật biến đổi gen, người ta đã tạo ra các TNSH có đặc tính phù hợp với các yêu cầu của các TNSH sử dụng chế tạo VKSH Người ta cũng có thể

Trang 12

tạo ra các TNSH có những đặc tính kỳ lạ (ví dụ: như vi khuẩn dịch hạch nhưng lại tiết ra ngoại độc tố của bạch hầu, virus cúm nhưng lại tiết ra độc tố của rắn hổ mang Cobra, các mầm bệnh có khả năng kháng lại các loại thuốc kháng sinh hiện có ) khiến đối phương khó có thể xác định tác nhân gây bệnh để đối phó

Sự phát triển VKSH ngày càng tăng vì lý do:

- Các thành tựu công nghệ sinh học (kỹ thuật gen, kỹ thuật tái tổng hợp AND ) ngày càng phát triển - là cơ sở tạo ra các loại VKSH mới

- VKSH là giải pháp thay thế các vũ khí sát thương hàng loạt rẻ tiền hơn,

• Rất khó phân định TNSH thuộc lĩnh vực vũ khí với các tác nhân gây bệnh thông thường

• Việc chuyển giao công nghệ sinh học vì mục đích hoà bình thường lẫn lộn với mục đích phát triển VKSH Các hoạt động chuyển giao công nghệ sinh học có thể diễn ra một cách lén lút phục vụ ý đồ sản xuất VKSH

• Nếu thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự phát triển công nghệ sinh học

để ngăn chặn TNSH sẽ dẫn đến hậu quả không ngăn chặn được bệnh tật

và dịch bệnh

• Các cơ sở đang sử dụng tiêu chuẩn công nghiệp Biolevel 1- 4 không liên quan đến chương trình sản xuất VKSH tấn công nhưng không loại trừ khả năng có ý định sản xuất VKSH của họ

• Các tiến bộ trong kỹ thuật lên men và công nghệ sinh học cho phép xây dựng các kho VKSH chỉ trong vòng vài ngày, vài tuần Vì vậy, các kho vật liệu, kho VKSH rất khó bị thanh tra quốc tế phát hiện

Trang 13

• Các trang bị lưỡng dụng: máy tạo aerosol nông nghiệp gắn trên máy bay, máy bay không người lái…có thể dùng làm phương tiện mang VKSH

• Các phương tiện chuyên dụng của vũ khí thông thường: đạn pháo, bom chùm, máy bay quân sự, tên lửa hành trình, hệ thống định vị tên lửa toàn cầu là những phương tiện mang VKSH có sức hấp dẫn

Anh, Mỹ tuyên bố công khai: “Hiện có khoảng 10 - 11 nước đang có chương trình VKSH tấn công” Nhưng nhiều nguồn tin cho rằng số lượng thực tế còn nhiều hơn

Hiện nay, các quốc gia phát triển trên thế giới đều nhận thức rằng: Các tác nhân hoá học và sinh học đang là mối đe doạ gần với sức khoẻ cộng đồng Trong tài liệu WHO

(17/8/2001) "Phương diện sức khoẻ của vũ khí hoá học và sinh học" đã đánh giá mối đe

doạ của loại vũ khí này đến sức khoẻ cộng đồng: Sức khoẻ cộng đồng hiện đang đứng trước nhiều thách thức, một trong những thách thức đó là tác nhân sinh học và hoá học hiện nay đang được đưa ra sử dụng một cách tuỳ tiện Đối với các nhà chức trách, với sức khoẻ cộng đồng, cơ hội xảy ra là một trong những khả năng gần như hàng đầu, không thể chuẩn bị đối phó được hết với tất cả các tác nhân sinh học chống lại con người; trong đó các tác nhân thuộc nhóm nguy hiểm hàng đầu (Nhóm A), có thể kể đến là:

- Virus: Variola gây bệnh đậu mùa; các virus gây sốt xuất huyết như Ebola, Marburg

- Vi khuẩn: Bacillus anthracis gây bệnh than; yersina pestis gây bệnh dịch hạch; Franciella tularensis gây bệnh Tularemia

- Độc tố: Clostridium botulinum gây chứng ngộ độc thịt

Để góp phẩn ngăn chặn và hạn chế tác hại của những tác nhân sinh học nguy hiểm trên, các nhà khoa học của WHO đã đưa ra một số biện pháp giải quyết mang tính chiến lược chung gồm 4 nội dung:

1 Quá trình 6 bước phối hợp với cộng đồng:

• Bước 1: Xây dựng chiến lược phối hợp;

Trang 14

2 Điều tra dựa trên hội chứng lâm sàng của bác sỹ tuyến trước; tập trung

vào chẩn đoán nhanh và ghi chép

3 Vacxin và phòng tác nhân sinh học

4 Bộ dụng cụ dịch tễ chuẩn bị cho y tế cộng đồng

Tạp chí Giáo dục Y tế nâng cao của Mỹ (6/6/2003) đã nêu: Hiện nay, trên toàn thế giới, VKSH đã chuyển từ mối đe doạ không rõ ràng sang giai đoạn trở thành những khả năng có thể xảy ra Vì vậy, các quốc gia, dân tộc, các tổ chức y tế đã tích cực chuẩn

bị đối phó bằng các biện pháp từ giám sát đến chế tạo vacxin và việc định ra các chiến lược phòng chống Do tình hình thế giới có những biến động lớn, nhất là nguy cơ khủng bố; trong đó, KBSH đặc biệt nguy hiểm, đòi hỏi phải có những biện pháp phát hiện nhanh, nhưng phải có độ đặc hiệu cao Hiện nay đang hình thành khuynh hướng phát hiện ADN đặc hiệu với mầm bệnh than và những mầm bệnh khác

Về vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa: Tại Hội nghị quốc tế giảm nhẹ thiên tai, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ra tuyên bố thập kỷ quốc tế giảm nhẹ thiên tai

(1990-1999) và thông qua "Chiến lược và kế hoạch hành động vì một thế giới an toàn hơn" Hội nghị quốc tế về hạn chế thảm họa tự nhiên tại Nhật Bản đã xác định: Trách

nhiệm đầu tiên của các nước là bảo vệ nhân dân và cơ sở hạ tầng khi thảm họa xảy ra

trong "Chiến lược và kế hoạch hành động vì một thế giới an toàn hơn"

Nội dung chính của chiến lược và kế hoạch này bao gồm:

1 Vấn đề phối hợp hoạt động và đánh giá nhu cầu khi có thiên tai, thảm họa:

• Tổ chức Uỷ ban cứu hộ Quốc gia

• Tổ chức Ban điều hành khắc phục về y tế

• Tổ chức Uỷ ban trợ giúp về y tế

2 Quản lý nạn nhân: Việc quản lý nạn nhân được chia làm 3 giai đoạn:

• Tìm và cấp cứu;

• Vận chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế và điều trị;

• Phân bố bệnh nhân ở các bệnh viện khi cần thiết

3 Quản lý hậu cần bảo đảm cho khắc phục về y tế: Trong vấn đề này, khó

khăn lớn nhất không phải là có đủ lượng vật tư mà là:

• Tái phân bổ lượng cứu trợ

• Sử dụng các kho dự trữ ở địa phương

Trang 15

• Yêu cầu sự trợ giúp của quốc tế

4 Vấn đề thông tin, vận tải: Xác định việc quản lý có hiệu quả các biện pháp khắc phục về y tế đòi hỏi sự tiếp cận và giám sát một cách đầy đủ thông tin và vận tải Trách nhiệm này là của chính quyền; trong trường hợp khẩn cấp cần được tập trung tại một bộ phận của uỷ ban cứu hộ quốc gia để có thể sử dụng hiệu quả

5 Công tác chuẩn bị phòng chống thảm họa: Công tác dự báo đóng vai trò quan trọng, nhưng không thể dự báo tất cả các trường hợp thảm họa Chiến lược xác định việc chuẩn bị phòng chống thảm họa là một hoạt

động liên ngành, thường xuyên và việc tham gia của y tế là cần thiết với những nội dung:

• Chuẩn bị kế hoạch hành động chung

• Chuẩn bị kế hoạch của từng bệnh viện

• Xây dựng cơ sở vật tư y tế để sử dụng trong thảm họa

Để thực hiện chiến lược và kế hoạch trên, tại các quốc gia phát triển, có tiềm lực về kinh tế, đã thành lập cả một hệ thống guồng máy đủ nhân lực và trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng đáp ứng, phản ứng nhanh khi có tình huống khủng bố hoặc đe doạ khủng bố, thảm hoạ sinh học; trong đó, có việc thành lập các đơn vị đặc nhiệm chống KBSH và xây dựng thành một quy trình cụ thể để xử lý khi có tình huống Sơ đồ quy trình xử lý tình huống KBSH tại thành phố Vancouver (Canada):

Trang 16

Hình 1- Sơ đồ quy trình xử lý tình huống KBSH tại Vancouver City

Như vậy, có thể nhận thấy là: Vấn đề PCDB nguy hiểm, VKSH và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa đã và đang là vấn đề thời sự được toàn thế giới quan tâm, tìm ra các giải pháp hiệu quả để bảo vệ cộng đồng và vấn đề cơ bản là phối hợp hành động, hợp tác khoa học kỹ thuật để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực YTDP

Nhóm hậu cần

- Liên kết với các cấp khác của chính phủ (tỉnh, liên bang, nước ngoài)

- Liên kết với quân đội Canada

Chương trình cấp cứu tại địa phương

• Nhân viên kiểm soát lây nhiễm

Uỷ ban y tế Vancouver

Trung tâm y tế cấp cứu Vancouver

Nhóm điều hành

Người quản lý Giám đốc cảnh sát Giám đốc cứu hoả

Nhân viên y tế Quản lý kỹ thuật chung

Nhóm cố vấn phản ứng chống KBSH (BRAT)

Chính quyền và

Cảnh sát địa

phương

Trang 17

1.2 thực trạng công tác kết hợp quân - dân y phòng chống dịch bệnh tối nguy hiểm và khủng bố sinh học tại việt nam

ở Việt Nam, hệ thống các cơ sở chuyên ngành về YTDP trong cả nước của cả quân y và dân y từ tuyến Trung ương đến các tỉnh, thành phố đã và đang được đầu tư các Labo, các trang thiết bị, phương tiện nghiên cứu tương đối hiện đại để phát hiện, phân lập và chẩn đoán mầm bệnh Trong hệ thống YTDP của dân y và quân y đã xây dựng được các tổ PCD cơ động và công tác giám sát dịch bệnh cũng đã được theo dõi nghiên cứu nhiều năm; nắm được những đặc điểm về phân bố địa lý, mùa phát bệnh, côn trùng trung gian truyền bệnh, các typ mầm bệnh, các thể bệnh và cơ cấu các tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong… Tuy nhiên, sự đầu tư đó mới chỉ đáp ứng được trong phòng chống các loại dịch bệnh thông thường và một số rất ít dịch bệnh tối nguy hiểm

Việc nghiên cứu về VKSH hoặc các TNSH có thể được sử dụng làm VKSH chưa

được đầu tư một cách toàn diện vì nhiều lý do mà 2 nguyên nhân chính là ngân sách còn quá hạn hẹp và các nhà quản lý chưa thấy hết được tầm nhìn chiến lược về sự cần thiết phải đầu tư, nghiên cứu để đáp ứng cho chiến tranh trong tương lai nếu xảy ra, sẽ

là cuộc chiến tranh công nghệ cao

Trên thực tế, hệ thống YTDP trong toàn quốc chưa xây dựng được một chiến lược hoặc một kế hoạch, quy trình cụ thể cũng như chưa có các lực lượng chuyên trách cơ động, phản ứng nhanh, đáp ứng kịp thời và hiệu quả khi có dịch bệnh tối nguy hiểm, KBSH Do vậy, khi xảy ra tình huống, việc tổ chức huy động lực lượng, trang bị, phương tiện cũng như việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Ngành Y tế hoặc phối hợp liên ngành thường rất lúng túng, bị động, không kịp thời và chắc chắn sẽ kém hiệu quả

Trong quân đội, ngoài Ngành Quân y, còn có lực lượng Bộ đội Hoá học và một

số ít Trung tâm KHKT khác có lực lượng chuyên trách tham gia khắc phục hậu quả khủng bố hoá - sinh học cho lực lượng vũ trang và nhân dân theo nhiệm vụ được giao trong các tình huống khẩn cấp Tuy nhiên, do biên chế ít, lực lượng quá mỏng, trang bị khí tài chưa đầy đủ, biên chế kiêm nhiệm thuộc các đơn vị binh chủng hợp thành, ngân sách hạn hẹp nên khả năng đáp ứng còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các TNSH vì không có chuyên môn về ngành y

Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về TNSH và phòng chống VKSH ở Việt Nam hiện mới đang ở vạch xuất phát nếu không muốn nói là hầu như chưa có gì

Trang 18

Cùng với những nguy cơ bùng phát dịch bệnh tối nguy hiểm và KBSH trên thế giới; thời gian qua, tại Việt Nam cũng rải rác đã xảy ra một vài vụ đe doạ KBSH; trong

đó có một số vụ điển hình như:

• 02 vụ thả chất "bột mầu trắng" trong buồng vệ sinh trên máy bay của

Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam airlines) vào tháng 11/2001,

• Nhiều vụ gửi bưu phẩm có “bột mầu trắng” trong năm 2001 tại một số

cơ quan hành chính của Việt Nam và các cơ quan ngoại giao của các nước tại Đà Nẵng, Hà Nội, Đắc Lắc, Long An…

Tuy các vụ việc trên mới chỉ là đe doạ khủng bố, chưa xác định rõ là KBSH nhưng khi tiến hành cách ly, xử lý bệnh phẩm, vệ sinh môi trường… đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập từ khâu tổ chức lực lượng làm nhiệm vụ đến quy trình lấy bệnh phẩm, bảo đảm trang bị chuyên dùng cho cán bộ y tế khi tiếp xúc với bệnh phẩm, đến phương tiện khử trùng, tẩy uế…

Do thực tế điều kiện kinh tế - xã hội chưa cho phép, chúng ta chưa xây dựng

được một quy trình xử lý mang tính chuyên nghiệp cũng như chưa có hệ thống ứng phó

từ các cơ quan đến các phân đội đặc nhiệm phản ứng nhanh đối với các tình huống dịch bệnh tối nguy hiểm, KBSH như các nước phát triển Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất một phân đội YTDP theo mô hình thích hợp, với trang bị đầy đủ để có thể đáp ứng các nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp đang là một vấn đề hết sức bức xúc, mang tính chiến lược hiện nay

KHQDY trong nhiệm vụ PCDB, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và bộ

đội là nét đặc thù và đã trở thành truyền thống của NgànhY tế Việt Nam Trong thời chiến, hoạt động KHQDY tập trung vào việc cứu chữa thương binh, bệnh binh và khắc phục những di chứng do vết thương chiến tranh Trong thời bình, hoạt động KHQDY đi vào chiều sâu xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng, xây dựng KVPT của đất nước để sẵn sàng ứng phó kịp thời đối với các tình huống quân sự, thiên tai, thảm họa cũng như dịch bệnh

Trong thực tiễn, trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành của Ngành Quân y Việt Nam, hoạt động KHQDY được triển khai rất phong phú, đa dạng Đặc biệt,

từ năm 1992, khi Chương trình y tế số 12 "KHQDY xây dựng nền quốc phòng toàn dân

và phục vụ sức khoẻ nhân dân" ra đời, đã xác định những nội dung cụ thể của hoạt

Trang 19

động KHQDY trên từng lĩnh vực Thông tư 09/TT-LB của liên Bộ Y tế - Quốc phòng quy định việc tổ chức Ban QDY và KHQDY phòng chống dịch bệnh, thu nhận người bị thương, bị bệnh được ban hành tháng 7/1992 đã quy định việc thành lập tổ chức và xác

định nhiệm vụ của Ban QDY tỉnh, huyện và những xã trọng điểm; đồng thời cũng quy

định việc KHQDY trong PCD và thu nhận người bị thương, bị bệnh Tuy nhiên, qua 12 năm triển khai thực hiện, cùng với những thay đổi của nền kinh tế đất nước, Thông tư

09 đã bộc lộ một số vấn đề bất cập cần được bổ sung, điều chỉnh trong những trường hợp PCDB nguy hiểm hoặc các trường hợp đặc biệt khẩn cấp khác

Về lĩnh vực hoạt động PCDB: Liên tục trong 12 năm (1992-2003) tại các khu vực trọng điểm về sốt rét của cả nước, các lực lượng quân y đóng trên địa bàn đã phối hợp với YTDP địa phương tập trung lực lượng để triển khai các biện pháp phòng chống, dập tắt dịch Phương thức hoạt động kết hợp này chủ yếu dưới hình thức ký kết các hợp

đồng như: Trung tâm YTDP tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng với Trung tâm YTDP phía Nam/Cục Quân y để triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét hàng năm Trên thực

tế, các hoạt động KHQDY trong lĩnh vực PCDB, nhất là dịch bệnh nguy hiểm chưa có

sự thống nhất chỉ đạo trong cả nước Đặc biệt, trong chiến dịch phòng chống bệnh viêm

đường hô hấp cấp (SARS) xảy ra trong tháng 3, 4 năm 2003 vừa qua (mắc 68 ca, chết 5 ca), tuy Ngành Y tế Việt Nam đã dập tắt kịp thời không để lây lan rộng, nhưng trong công tác cấp cứu, điều trị, đặc biệt là xử lý vệ sinh khu vực, cách ly điều trị cho bệnh nhân cũng phát sinh nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, bổ sung để chủ động phòng chống và khắc phục vệ sinh môi trường sau vụ dịch

Trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, thảm họa: Do điều kiện địa lý tự nhiên của Việt Nam rất phức tạp; mỗi năm có hàng chục vụ bão, lũ lụt, động đất, sạt lở núi xảy ra Điển hình như cơn bão số 5 (Linda) tháng 1/1997 xảy ra ở Tây Nam Bộ; các cơn bão số 4, 5, 6 xảy ra tháng 11, 12/1998 ở khu vực miền Trung; 2 đợt lũ lụt trong tháng

11, 12/1999 xảy ra liên tiếp ở các tỉnh miền Trung; các vụ sạt núi, lũ ống, lũ quét ở Sơn

La, Lai Châu; vụ cháy xe khách ở Hà Tây (1993); vụ cháy kho xăng ở Uông Bí (1996);

vụ cháy xe khách ở chợ Đại Bái, Bắc Ninh (2003) và cháy Trung tâm Thương mại Quốc

tế (ITC) tại Thành phố Hồ Chí Minh (2002)… đã gây ra những tổn thất rất lớn về người

và tài sản của Nhà nước, nhân dân Các hoạt động KHQDY trong khắc phục hậu quả các vụ thiên tai, thảm họa đã xảy ra hầu hết đều mang tính chất bị động, chưa có sự phối hợp quản lý, điều hành đồng bộ của các cấp nên đáp ứng nhiệm vụ chưa kịp thời

và hiệu quả còn hạn chế

Trang 20

Từ năm 1996, Cục Quân y đã chủ trì nghiên cứu: "Xây dựng mô hình KHQDY trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội ở một số xã vùng sâu, vùng xa thuộc biên giới bộ Việt Nam" và " Xây dựng mô hình KHQDY nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và lực lượng vũ trang trên các đảo, quần đảo thuộc lãnh hải Việt Nam" Đây là 2 đề tài nhánh, mã số KHCN.11-01-02A và B thuộc Chương trình KH&CN cấp Nhà nước "Bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng", mã số KHCN-11 Năm 1998, Cục Quân y chủ trì đề tài cấp Bộ Quốc phòng "Nghiên cứu xây dựng mô hình KHQDY chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội ở khu vực trọng điểm QP-

AN khu vực miền núi Tây Bắc" Những vấn đề đã nghiên cứu và giải quyết trong 3 đề

tài trên đều tập trung vào việc xây dựng các mô hình trạm y tế KHQDY giữa các đồn biên phòng và trạm y tế xã ở một số xã, đảo có lực lượng vũ trang đóng quân

Năm 2001 đến nay, Cục Quân y chủ trì đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình Bệnh xá QDY tại khu vực trọng điểm", mã số KC.10-08 thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 "Khoa học và công nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng", mã số KC.10

Như vậy, hiện nay ở Việt Nam, các mô hình hoạt động KHQDY khá phong phú

và đa dạng Tuy nhiên, nội dung và kết quả nghiên cứu của các đề tài trên tập trung và lĩnh vực xây dựng hệ thống cứu chữa KHQDY liên hoàn trong KVPT để làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, bộ đội và đáp ứng các tình huống quân sự

khác Về lĩnh vực YTDP, các hoạt động KHQDY mới dừng ở mức "ký kết hợp đồng" về

nội dung tuyên truyền VSPD , tiêm chủng mở rộng, thu dung cấp cứu người bị thương,

bị bệnh; chưa có những mô hình về các giải pháp PCDB nguy hiểm hay phối hợp tham gia khắc phục hậu quả các vụ thảm họa, thiên tai lớn hoặc phòng chống KBSH

Nước ta đang bước vào giai đoạn xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; vấn đề giao lưu quốc tế đang mở ra nhiều triển vọng để phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Tuy nhiên, trong mở rộng giao lưu sẽ không loại trừ việc đồng hành xâm nhập của các dịch bệnh lạ, nguy hiểm và KBSH

Đây là mối nguy cơ đe doạ thường xuyên đối với cộng đồng

Việt Nam là nước có điều kiện địa lý tự nhiên phức tạp, nền kinh tế còn chậm phát triển, công nghiệp đang ở thời kỳ đầu của một đất nước công nghiệp hoá nên những thiên tai, thảm họa luôn có thể xảy ra Mặt khác, trong bối cảnh lịch sử hiện nay, những nguy cơ về KBSH rất dễ bùng phát, bất cứ lúc nào và ở mọi nơi; nhất là ở các

Trang 21

trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Vì vậy: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp KHQDY trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp khác" là một vấn đề cấp bách, cần sớm tìm được ra mô hình giải pháp

thích hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và đề xuất văn bản pháp quy để hướng dẫn, triển khai các mô hình giải pháp đó có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và góp phần tích cực vào xây dựng tiềm lực YT-QS trong thời bình, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Ngành Quân y, sẵn sàng đáp ứng khi có tình huống khẩn cấp

Trang 22

chương hai

chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Chất liệu nghiên cứu

- Những văn bản về chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành có liên quan đến hoạt động KHQDY, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, PCDB, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp khác

- Các tài liệu lưu trữ tại các cơ quan y tế cấp Trung ương và địa phương liên quan đến hoạt động KHQDY và tổ chức các loại hình PCDB, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa

- Bộ phiếu điều tra, phỏng vấn tại các khu vực nghiên cứu

- Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ và nhân viên y tế quân y, dân y hoạt động trên lĩnh vực YTDP tại khu vực nghiên cứu

- Các biên bản thảo luận nhóm, hội thảo về các giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả hoạt động KHQDY trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ

và các tính huống khẩn cấp khác

- Các tài liệu về phòng chống khủng bố, thiên tai, thảm hoạ của nước ngoài 2.2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật sử dụng

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các Đội Vệ sinh phòng dịch (VSPD) của một số quân khu (QK), quân đoàn (QĐ) và các Trung tâm YTDP của 7 tỉnh, thành phố đại diện cho 6 vùng địa lý: vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

và đô thị; cụ thể:

• 7 Đội VSPD của Quân khu: 2, 3, 5, 7, 9, Thủ Đô và Quân đoàn 3

• 7 Trung tâm YTDP của các tỉnh, thành phố: Phú Thọ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Gia Lai, Cần Thơ, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào 7 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố và 7 đội VSPD của QK, QĐ đại diện cho các vùng địa lý của Việt Nam

Đề tài không đề cập đến các viện chuyên ngành của hệ thống YTDP cũng như các cơ sở

điều trị của Ngành Y tế (dân y và quân y)

Trang 23

- Toàn bộ cán bộ, nhân viên quân y, dân y công tác tại các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố và các Đội VSPD của QK, QĐ thuộc các địa điểm nghiên cứu

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài được triển khai với thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu can thiệp (dưới hình thức diễn tập) kết hợp với điều tra mô tả cắt ngang có phân tích, trên cơ sở các số liệu

định tính và định lượng

Trên cơ sở phân tích các số liệu thực trạng tình hình các cơ sở YTDP QDY với các kỹ thuật thu thập thông tin bằng các phương pháp định tính và định lượng, nhóm chuyên gia sẽ đề xuất giải pháp KHQDY là:

• Giải pháp tổ chức, điều hành các lực lượng y tế QDY của Ban QDY tỉnh, thành phố trong tình huống khẩn cấp

• Xây dựng mô hình Đội YTDPCĐQDY (Đội YTDPCĐQDY) để đáp ứng y

tế trong PCDB tối nguy hiểm hoặc KBSH

Khi hoàn thành giải pháp KHQDY trong PCDB nguy hiểm, đáp ứng y tế khắc phục hậu quả sau thảm hoạ sinh học, sẽ tiến hành diễn tập thực nghiệm tại địa điểm

được lựa chọn là Thành phố Hồ Chí Minh với 2 nội dung tình huống khác nhau là:

• Tổ chức, điều hành Ban QDY tỉnh, thành phố sử dụng lực lượng y tế QDY tham gia khắc phục hậu quả sau thảm hoạ (khủng bố) sinh học

• Đội YTDPCĐQDY thực hiện nhiệm vụ xung kích lấy bệnh phẩm "tối nguy hiểm" (TNSH), gửi đi phân lập, xác định mầm bệnh và tiến hành khử

trùng, tẩy uế khu vực bị KBSH

Đánh giá kết quả diễn tập, hoàn thiện mô hình và đề xuất các chính sách, cơ chế tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp đó trong thực tiễn

Sơ đồ nghiên cứu sẽ được triển khai như sau:

Trang 24

Hình 2- Sơ đồ nghiên cứu

2.2.3 Những phương pháp nghiên cứu chính

2.2.3.1 Phương pháp điều tra cắt ngang có phân tích

- Điều tra, đánh giá thực trạng về tổ chức biên chế và trang bị cơ bản của những cơ sở YTDP QDY thuộc địa bàn nghiên cứu; đồng thời, phân tích những bất cập hiện nay và nêu ra sự cần thiết phải củng cố xây dựng mạng lưới YTDP QDY

- Thu thập, phân tích số liệu thứ cấp qua sổ sách, báo cáo thống kê về tổn thất người, vật chất và kết quả cứu chữa, vận chuyển người bị thương, bị bệnh do các dịch bệnh nguy hiểm và các vụ thảm họa trong vòng 12 năm gần đây (1992-2003)

- Phân tích, đánh giá hiệu quả các hoạt động KHQDY trong PCDB nguy hiểm và khắc phục hậu quả sau thảm họa trong 12 năm gần đây (1992-2003)

2.2.3.2 Phương pháp tiếp cận xây dựng mô hình

- Trên cơ sở kết quả điều tra cắt ngang có phân tích định tính và định lượng, nhóm nghiên cứu sẽ phác thảo mô hình các giải pháp KHQDY cần xây dựng, thảo luận, lấy ý kiến thống nhất giữa các chuyên gia theo phương pháp sử dụng kỹ thuật hình ảnh

để trao đổi (Meta Plan)

- Hội thảo mở rộng: Nhóm chuyên gia sẽ trình bày phác thảo mô hình các giải pháp cần xây dựng với các thành viên nghiên cứu và những cán bộ QDY hoạt động

Thực trạng tình hình YTDP QDY tại

khu vực nghiên cứu

Hoàn thiện mô hình, đề xuất các chính sách, cơ chế triển khai thực hiện

Trang 25

trong lĩnh vực YTDP và tổ chức quản lý để lấy ý kiến thống nhất chung, hoàn chỉnh mô hình các giải pháp bước đầu trước khi triển khai diễn tập mô hình thực nghiệm

* Xác định mô hình tổng quan bao gồm:

- Mô hình cơ chế quản lý, điều hành các lực lượng y tế QDY theo phương thức KHQDY thực hiện các nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp

- Mô hình Đội YTDPCĐQDY:

• Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của đội;

• Tổ chức, biên chế, trang bị cơ bản của đội:

• Phương thức hoạt động của đội

2.2.3.3 Diễn tập thực nghiệm mô hình các giải pháp KHQDY trong tình huống khẩn cấp

- Trên cơ sở mô hình đã xây dựng, tiến hành lựa chọn địa điểm, tổ chức diễn tập thực nghiệm để kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực tiễn của mô hình theo 2 nội dung:

• Ban QDY tỉnh, thành phố tổ chức, triển khai, điều hành các lực lượng y tế QDY tham gia khắc phục hậu quả sau khủng bố sinh học

• Đội YTDPCĐQDY thực hiện nhiệm vụ xung kích lấy bệnh phẩm "tối nguy hiểm" (tác nhân sinh học), gửi đi phân lập, xác định mầm bệnh và

thực hành khử trùng, tẩy uế khu vực bị KBSH

- Kỹ thuật đánh giá mô hình: Bằng bảng kiểm của các chuyên gia

2.2.3.4 Các kỹ thuật thu thập số liệu

- Thu thập số liệu qua sổ sách thống kê, báo cáo về:

• Tổn thất về người và vật chất trong các vụ dịch bệnh nguy hiểm và trong một số thảm họa lớn (bão lụt, cháy nổ, dịch bệnh, KBSH ) bằng công cụ

là các bảng kiểm và bảng trống (Dummy tables)

• Hoạt động của các cơ sở, phân đội YTDP quân và dân y trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả sau thảm hoạ trong 12 năm gần đây (1992-2003) bằng công cụ là các bảng kiểm và bảng trống (Dummy tables)

- Phương pháp phỏng vấn:

• Phỏng vấn các cán bộ y tế và cán bộ quân y của các Trung tâm YTDP tỉnh

và các Đội VSPD QK, QĐ thuộc địa bàn nghiên cứu về hoạt động của các cơ sở hoặc phân đội YTDP quân và dân y trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả sau thảm họa trong 12 năm gần đây (1992-2003)

Trang 26

• Phỏng vấn sâu các chuyên gia để đánh giá kết quả diễn tập thực nghiệm mô hình các giải pháp KHQDY trong tình huống khẩn cấp

- Tổng hợp hệ thống công cụ nghiên cứu và chỉ số hiệu quả:

• Các bảng trống, các bảng kiểm, các bộ câu hỏi phỏng vấn, các bộ câu hỏi phỏng vấn sâu, các bảng thu thập thông tin, phiếu đánh giá có điểm

• Chỉ số hiệu quả đánh giá mô hình các giải pháp nâng cao hiệu quả KHQDY trong những nội dung nghiên cứu đ−ợc đánh giá về:

+ Nhân lực y tế quân, dân y trong phân đội YTDP

- Xử lý số liệu bằng phần mềm EPI.INFO Version 6.04

2.3 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.3.1 Địa điểm điều tra khảo sát

Để có căn cứ khách quan, khoa học đề xuất đ−ợc các giải pháp khả thi; nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra khảo sát ở 7 tỉnh, thành phố đại diện cho 6 vùng địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam; trong mỗi khu vực, phạm vi điều tra khảo sát giới hạn ở các Đội VSPD và Trung tâm YTDP của tỉnh, thành phố; bao gồm:

- Vùng núi phía Bắc: Đội VSPD/QK2 và Trung tâm YTDP Tỉnh Phú Thọ

- Vùng đồng bằng sông Hồng: Đội VSPD/QK3 và Trung tâm YTDP Thành phố Hải Phòng

- Vùng ven biển miền Trung: Đội VSPD/QK5 và Trung tâm YTDP Thành phố

Đà Nẵng

- Vùng Tây Nguyên: Đội VSPD/QĐ3 và Trung tâm YTDP Tỉnh Gia Lai

- Vùng Tây Nam Bộ: Đội VSPD/QK9 và Trung tâm YTDP Tỉnh Cần Thơ

- Vùng đô thị: Đội VSPD/QK Thủ Đô, Đội VSPD/QK7, Trung tâm YTDP Thành phố Hà Nội và Trung tâm YTDP Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 27

2.3.2 Địa điểm triển khai diễn tập thử nghiệm

Sau khi đề xuất được mô hình hoạt động KHQDY trong PCDB nguy hiểm, nhóm nghiên cứu sẽ phối hợp với Ban QDY Thành phố Hồ Chí Minh triển khai diễn tập thực nghiệm phòng chống KBSH với 2 nội dung:

- Ban QDY Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, điều hành các lực lượng y tế QDY tham gia khắc phục hậu quả KBSH

- Đội YTDPCĐQDY thực hiện nhiệm vụ xung kích lấy bệnh phẩm, gửi đi phân lập, xác định mầm bệnh và tiến hành cách ly, khử trùng, tẩy uế khu vực bị KBSH

2.3.3 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trong 24 tháng, từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2005

2.5 Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

- Các mô hình giải pháp sau khi được đánh giá, nghiệm thu thông qua Ban QDY cấp Bộ của liên Bộ Y tế - Quốc phòng, sẽ đề xuất với lãnh đạo hai Bộ từng bước triển khai trong hệ thống YTDP dân y, quân y, nhằm nâng cao hiệu quả KHQDY trong PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả sau thảm họa và đặc biệt là trong tình huống phòng chống KBSH

- Đề xuất ban hành Thông tư liên tịch Y tế - Quốc phòng, là văn bản quy phạm pháp luật để tạo ra hành lang pháp lý để hoạt động KHQDY được mở rộng, phát triển

và chủ động triển khai ở các tỉnh, thành phố trong cả nước khi có tình huống khẩn cấp theo Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp đã ban hành

- Thông qua quá trình triển khai nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KHQDY trong lĩnh vực YTDP, các cán bộ trực tiếp tham gia nghiên cứu và các cán bộ chủ chốt của hệ thống YTDP quân, dân y tại các khu vực nghiên cứu sẽ được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn tổ

Trang 28

chức chỉ huy, điều hành hoạt động KHQDY trong PCDB và các tình huống khẩn cấp khác

- Đề tài sẽ bồi dưỡng cho 1-2 cán bộ xây dựng và bảo vệ được luận văn Thạc sỹ

y khoa và 1 cán bộ xây dựng và bảo vệ được luận văn Tiến sỹ y khoa

- Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, kiến nghị với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng đề án quy hoạch và đầu tư trang thiết bị cho hệ thống YTDP trong Ngành Y tế và trong quân đội; nhằm nâng cao khả năng cơ động, sẵn sàng lực lượng, trang bị, phương tiện đáp ứng nhanh chóng và kịp thời, có hiệu quả yêu cầu can thiệp y

tế trong các tình huống PCDB nguy hiểm, khắc phục hậu quả sau thảm họa và các tình huống khẩn cấp khác

Trang 29

chương ba

kết quả điều tra, đánh giá thực trạng hệ thống y tế dự

phòng quân y, dân y và kết quả hoạt động kết hợp quân - dân y trong 12 năm (1992-2003) tại các khu vực nghiên cứu

3.1 Thực trạng trung tâm YTDP tỉnh, thành phố tại các khu vực nghiên cứu

3.1.1 Tổ chức, biên chế của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

Nghiên cứu điều tra được tiến hành tại 7 Trung tâm YTDP của 7 tỉnh, thành phố đại diện cho các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao lưu của cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng và các tỉnh đại diện cho các vùng lãnh thổ như: Gia Lai (Tây Nguyên), Phú Thọ (trung du phía Bắc), TP Cần Thơ (đồng bằng sông Cửu Long) Tổ chức, biên chế của các Trung tâm

YTDP được trình bày ở Bảng 1 và 2

Bảng 1- Tổ chức các phòng - khoa của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

khu vực nghiên cứu

Trang 30

Chú thích:

1: Tài vụ thuộc Phòng Hành chính - Tổ chức

2: Khoa Kiểm dịch Y tế biên giới tách thành TT Kiểm dịch Y tế quốc tế miền duyên hải trực thuộc Sở Y tế

3: Khoa Sức khoẻ môi trường và YTTH

4: Sốt rét và Bướu cổ tách thành 2 Khoa: Khoa sốt rét và Khoa Bướu cổ

5: Khoa Vệ sinh thực hiện 2 chức năng Môi trường và VSATTP

6 : Khoa Dịch tễ thực hiện cả PC HIV/AIDS, Kiểm dịch biên giới, Xét nghiệm Vi sinh, Phòng chống dịch

7: Khoa Vệ sinh thực hiện cả VSATTP, Vệ sinh MT, VS Học đường, Vệ sinh Lao động

Qua Bảng 1 cho thấy:

• Tất cả các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố đều có quyết định thành lập của UBND tỉnh, thành phố

• Không có sự thống nhất về số lượng, nhiệm vụ các Khoa - Phòng:

+ 2 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố có 10 Khoa - Phòng là: Hải Phòng, Phú Thọ

+ 3 Trung tâm YHDP tỉnh, thành phố có 8 Khoa - Phòng là: Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ

+ 1 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố có 7 Khoa - Phòng là Thành phố Hồ Chí Minh

+ 1 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố chỉ có 3 Khoa - Phòng là Gia Lai + Tất cả các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố đều có Khoa Dịch tễ và

Xét nghiệm VSV - KST

Các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố có số lượng các Khoa - Phòng ít nên phải kiêm nhiệm nhiệm vụ của các Khoa - Phòng khác theo định biên, một số tỉnh, thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) lại có các khoa chuyên sâu về côn trùng

Biên chế (định biên) và nhân lực chuyên môn kỹ thuật hiện có của các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố được trình bày ở Bảng 2

Trang 31

B¶ng 2- Nh©n lùc hiÖn cã cña Trung t©m YTDP tØnh, thµnh phè khu vùc nghiªn cøu

Hµ Néi

H¶i Phßng

Phó Thä

§µ N½ng

TP HCM

CÇn Th¬

Gia Lai

Trang 32

3.1.2 Trình độ học vấn của cán bộ, nhân viên Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

Trình độ học vấn của cán bộ, nhân viên Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố đ−ợc trình bày ở Bảng 3 và Biểu đồ 1, 2, 3

Bảng 3- Trình độ học vấn của cán bộ, nhân viên của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

khu vực nghiên cứu

Trình độ

học vấn

Hà Nội

Hải Phòng

Phú Thọ

Đà Nẵng

TP HCM

Cần Thơ

Đại học&Sau ĐH 47%

Trang 33

Biểu đồ 2- Tỷ lệ ĐH, SĐH và sơ học, trung học của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

Biểu đồ 3- Thành phần chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

Bảng 3 và Biểu đồ 1, 2, 3 cho thấy:

• Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH và Sau ĐH (tất cả các lĩnh vực chuyên môn, hành chính, gián tiếp) là 47% (264 người ), cán bộ SH, TH và lao động khác

chiếm 53% (303 người)

• Tính chung cả 7 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố, tỷ lệ nhân viên làm công tác chuyên môn (trực tiếp) chiếm 78% (443 người), làm công tác khác (văn

thư, hành chính, lái xe ) chiếm 22% (124 người)

• Trong số cán bộ, nhân viên CMKT, cán bộ ĐH và Sau ĐH chiếm 60% (264

người), SH và TH (y sỹ, KTV, dược tá, y tá) chiếm 40% (179 người)

Trung-sơ cỏp 40%

ĐH&sau ĐH 60%

Thành phần CMKT 78%

Thành phần khác

22%

Trang 34

• Tỷ lệ cán bộ trình độ Sau ĐH chiếm 26,5% (70 người) so với tổng số cán bộ

ĐH

• Trong cả 7 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố, số bác sỹ chiếm 57,6% (152 người); kỹ sư, cử nhân chiếm 40,1 % (106 người) và chỉ có 4/7 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố có DSĐH, chiếm 2,3% (6 người) trong tổng số cán bộ

ĐH

3.1.3 Trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

3.1.3.1 Phương tiện vận chuyển

Bảng 4- Phương tiện vận chuyển của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

khu vực nghiên cứu

Qua Bảng 4 cho thấy:

• Không Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố nào có xe cứu thương,

• 2 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố có 1 xe tải là Đà Nẵng và Cần Thơ

• Hầu như tất cả các phương tiện vận chuyển đều là xe con 4-9 chỗ ngồi, một

số xe có khoang lạnh để bảo quản vaccine

• Trung bình mỗi Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố có 2 - 4 xe, chủ yếu của các nước Nhật, Mỹ, Hàn Quốc và đa số là xe sản xuất từ sau năm 1990

3.1.3.2 Phương tiện khử trùng, tẩy uế và phòng hộ

Phương tiện khử trùng, tẩy uế và phòng hộ của các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố được trình bày ở Bảng 5

Trang 35

B¶ng 5- Ph−¬ng tiÖn khö trïng, tÈy uÕ vµ phßng hé

cña Trung t©m YTDP tØnh, thµnh phè khu vùc nghiªn cøu

• 4 Trung t©m YTDP tØnh, thµnh phè (Hµ Néi, TP.HCM, CÇn Th¬ vµ Gia Lai)

cã bé quÇn ¸o b¶o vÖ sinh häc kÌm khÈu trang (trang bÞ phßng chèng SARS)

3.1.3.3 ThiÕt bÞ c¬ b¶n phôc vô lÊy mÉu, xÐt nghiÖm

ThiÕt bÞ c¬ b¶n phôc vô lÊy mÉu, xÐt nghiÖm cña c¸c Trung t©m YTDP tØnh, thµnh phè ®−îc tr×nh bµy t¹i B¶ng 6

Trang 36

B¶ng 6 : ThiÕt bÞ c¬ b¶n lÊy mÉu, xÐt nghiÖm

cña c¸c Trung t©m YTDP tØnh, thµnh phè khu vùc nghiªn cøu

Trang 37

Nhận xét:

• Phần lớn các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố đều có thiết bị, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm từ môi trường (đất, nước, thực phẩm) hoặc mẫu bệnh phẩm của người bệnh Nhưng không có thiết bị lấy mẫu không khí (chỉ có 3/7 Trung tâm có máy hút không khí có thể cải biên để lấy mẫu)

• 6/7 Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố có bốc an toàn mức độ 2 (Nhật, Tây Ban Nha), không Trung tâm nào có bốc an toàn mức độ 3

• Các Trung tâm đều có thiết bị dùng cho nuôi cấy, phân lập mầm bệnh, trừ những mầm bệnh cần điều kiện nuôi cấy đặc thù như kỵ khí, cần CO2

• Không có Trung tâm nào có đủ điều kiện nuôi cấy, phân lập Virus

• Dụng cụ quang học:

+ Tất cả các Trung tâm đều có kính hiển vi thường

+ 02 Trung tâm (Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh) có kính nền đen

+ 01 Trung tâm (TP Hồ Chí Minh) có kính huỳnh quang

+ Không Trung tâm nào có kính đa năng

• Chỉ có 01 Trung tâm (TP Hồ Chí Minh) có 2 bộ thiết bị PCR hoàn chỉnh

• Tất cả các Trung tâm đều có dàn ELISA; 5/7 Trung tâm có bộ điện di; 5/7 Trung tâm có thiết bị sắc ký

3.1.3.4 Khả năng thực hiện kỹ thuật chuyên môn liên quan đến phát hiện tác nhân NBC

Khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn liên quan đến phát hiện NBC của các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố khu vực nghiên cứu được trình bày tại Bảng 7

Trang 38

Bảng 7- Các kỹ thuật có thể thực hiện của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

khu vực nghiên cứu

Ghi chú

Qua Bảng 7 cho thấy: các kỹ thuật thực hiện có khác nhau nh−ng cơ bản các Trung tâm đều thực hiện đ−ợc nuôi cấy phân lập vi khuẩn, thực hiện đ−ợc các kỹ thuật miễn dịch nh− ELISA, phản ứng ng−ng kết, ức chế ng−ng kết hồng cầu Đây là những

kỹ thuật cơ bản có thể xác định sơ bộ TNSH Tuy nhiên để xác định chính xác đòi hỏi cần những kỹ thuật, sinh phẩm bổ sung, nhất là với những tác nhân gây đột biến gen, thay đổi đặc tính sinh học

Trang 39

3.1.3.5 Tổ cơ động PCD khẩn cấp của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

Bảng 8- Tổ cơ động PCD của các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

khu vực nghiên cứu

Môi trường vận chuyển x x - - x x -

3.1.4 ý kiến đánh giá về khả năng phòng chống thảm hoạ, khủng bố NBC của cán

bộ, nhân viên các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố khu vực nghiên cứu

Tổng hợp các ý kiến đánh giá về khả năng phòng chống thảm họa, khủng bố NBC của các cán bộ, nhân viên các Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố khu vực nghiên cứu được trình bày tại Bảng 9

Trang 40

Bảng 9- Đánh giá về khả năng phòng chống thảm hoạ, khủng bố NBC của các

Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố khu vực nghiên cứu

Nội dung đánh giá

Đề nghị thống nhất biểu biên chế - x x x - x x 5/7

Không có trang bị bảo hộ sinh học - - x x - x - 3/7

Bổ sung trang thiết bị phát hiện mầm bệnh x x x x x x x 7/7

Thiết bị bảo hộ, an toàn phòng thí nghiệm x x x x x x x 7/7

Ngày đăng: 13/08/2016, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tăng ấm (1962) - Phòng chống chiến tranh vi trùng, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống chiến tranh vi trùng
Nhà XB: Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân
5. Ban Chủ nhiệm Ch−ơng trình y tế số 12 (1990) - KHQDY xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phục vụ sức khoẻ nhân dân, Báo cáo tại hội nghị KHQDY toàn quốc lần thứ 1, tháng 10/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: KHQDY xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phục vụ sức khoẻ nhân dân
6. Ban Chủ nhiệm Ch−ơng trình y tế số 12 (1995) - Phát triển sự nghiệp KHQDY xây dựng quốc phòng toàn dân và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Báo cáo tại hội nghị KHQDY toàn quốc lần thứ 2, tháng 7/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sự nghiệp KHQDY xây dựng quốc phòng toàn dân và chăm sóc sức khoẻ nhân dân
8. Ban Chủ nhiệm Ch−ơng trình y tế số 12(2002) - Báo cáo tổng kết công tác KHQDY 10 năm đổi mới 1991 - 2001; Định hướng hoạt động 2001 - 2010, Báo cáo tại hội nghị KHQDY toàn quốc lần thứ 4, tháng 3/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác KHQDY 10 năm đổi mới 1991 - 2001; Định h−ớng hoạt động 2001 - 2010
12. Bộ Quốc phòng (2001) - Điều lệ công tác quân y Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ công tác quân y Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
15. Bộ T− lệnh Hoá học (2003) - Bộ đội hoá học tham gia khắc phục hậu quả địch khủng bố bằng hoá - sinh học, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đội hoá học tham gia khắc phục hậu quả địch khủng bố bằng hoá - sinh học
17. Bộ Y tế - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng (1999) - Nghiên cứu xây dựng mô hình KHQDY CSSK nhân dân và bộ đội ở một số vùng sâu, vùng xa thuộc biên giới bộ Việt nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà n−ớc mã số KHCN 11. 01. 02A, Hà Nội, tháng 5/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình KHQDY CSSK nhân dân và bộ đội ở một số vùng sâu, vùng xa thuộc biên giới bộ Việt nam
18. Bộ Y tế - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng (1999) - Nghiên cứu xây dựng mô hình KHQDY chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bộ đội trên một số đảo, quần đảo thuộc lãnh hải Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà n−ớc mã số KHCN 11. 01. 02B, Hà Nội, tháng 5/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình KHQDY chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bộ đội trên một số đảo, quần đảo thuộc lãnh hải Việt Nam
30. Cục Quân y (1999) - Ph−ơng pháp nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành tổ chức và chiến thuật quân y, Cục Quân y, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph−ơng pháp nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành tổ chức và chiến thuật quân y
31. Phạm Ngọc Giới, Nguyễn Viễn (1992) - Tổ chức và Chiến thuật quân y, tập 3, Học viện Quân y, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và Chiến thuật quân y, tập 3
32. Phạm Ngọc Giới (2001) - Một số mô hình KHQDY hoạt động có hiệu quả, Tạp chí Y học quân sự, số 2/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ột số mô hình KHQDY hoạt động có hiệu quả
33. Phạm Ngọc Giới (2001) - Nhìn lại các mô hình KHQDY hoạt động trong 10 năm (1991 - 2001), Tạp chí Hậu cần Quân đội, tháng 6/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại các mô hình KHQDY hoạt động trong 10 năm (1991 - 2001)
34. Phạm Ngọc Giới (2002) - Kết quả m−ời năm xây dựng mô hình KHQDY, Tạp chí Hậu cần Quân đội, số 3/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả m−ời năm xây dựng mô hình KHQDY
35. Phạm Ngọc Giới , Đào Văn Dũng (2005) - Nghiên cứu mô hình Đội YTDPCĐQDY trong PCDB nguy hiểm - KBSH, Tạp chí Y học Việt Nam, số 9/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình Đội YTDPCĐQDY trong PCDB nguy hiểm - KBSH
36. Hoàng Ngọc Hiển (2004) - Một số vấn đề về chiến tranh sinh học, Thông tin Khoa học Quân sự, Chuyên đề “Chiến tranh sinh học” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chiến tranh sinh học, "Thông tin Khoa học Quân sự, Chuyên đề "“Chiến tranh sinh học
37. Nguyễn Ngọc Minh (2003) - Xu h−ớng phát triển của VKSH, Thông tin Khoa học Quân sự , Chuyên đề “Chiến tranh sinh học” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu h−ớng phát triển của VKSH, "Thông tin Khoa học Quân sự , Chuyên đề "“Chiến tranh sinh học
38. Nguyễn H−ng Phúc (1978) - Tổn th−ơng do vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân và biện pháp phòng chống, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổn th−ơng do vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân và biện pháp phòng chống
39. Nguyễn Bằng Quyền ( 2003) - Độc học và Phóng xạ quân sự, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc học và Phóng xạ quân sự
40. Lê Bách Quang - Hoàng Ngọc Hiển (2001) - Chiến tranh sinh học, một số vấn đề về chiến tranh sinh học - hoá học, tài liệu tập huấn, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh sinh học, một số vấn đề về chiến tranh sinh học - hoá họ
67. EMEA/CPMP/4048/01 - Guidance document on use of medicinal products for treatment and prophylaxis of biological agents that might used as weapons of bioterrorism, http://www.emea.eu.int/pdfs/human/bioterro/404801.pdf Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w