1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đại cương vũ khí sinh học hóa học và giải pháp kết hợp quân dân y trong phòng chống

114 454 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 5,4 MB

Nội dung

Trang 1

K- CUC QUAN Y QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

ĐẠI CUONG VŨ KHÍ SINH HOC, HOA HOC VA GIAI PHAP KET HOP QUAN - DÂN Y

TRONG PHONG CHONG

NHA XUAT BAN QUAN DOI NHAN DAN Hà Nội - 2006

5956-A

Trang 2

NHA XUẤT BẢN MONG BẠN ĐỌC GÓP Ý KIẾN PHÊ BÌNH

DONG CHU BIEN

“a tướng, Tiến sỹ CHỦ TIẾN CƯỜNG Thiê

Đại tá, Phó Giáo sử, Tién sy PHAM NGOC GIGI

BIEN SOAN

Tiến sỹ khoa học BÙI ĐẠI

Thiếu tướng, Giáo sử,

Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ HOÀNG NGỌC HIẾN

Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến Sỹ NGUYEN BANG QUYEN

Đại tá, Phó Giáo sử, Tién ss PHAM NGOC GIỚI

"Dai cương vũ khí sinh học, hóa học và giải pháp dan y trong phong chống” dành cho cán Độ, nhân viên y tế; được biên soạn theo mục tiêu của Đề tài khoa

học và công nghệ cấp Nhà nước: "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kết hợp quân - dan y trong ¡ thiên tai, thảm Ï P

hiểm, khắc phục hậu qua khẩn cấp khác”, mã số KC.10-23 thuộc Chương trình trọng điểm cấp công nghệ phục Vụ € Tài liệu kết hợp quan -

Nhà nước giai đoạn

hăm sóc và bảo vệ SỨC khoẻ cộng đồng” hòng chống dịch bệnh nguy họa và các tình huống KH&CN 2001-2005 “khoa học và DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BC: CĐHH: CDTK: CTSH: KHQDY: PCDB: TBSH: TNSH: UBND: VKHH: VKSH: VKSTHL: VSPD: WHO: YTDPCDQDY: Sinh học - Hóa học (Biological - Chemical) Chất độc hóa học Chất độc thần kinh Chiến tranh sinh học Kết hợp quân - đân y Phòng chống dịch bệnh Thương binh sinh học Tác nhân sinh học Uỷ ban nhân dân Vũ khí hóa học Vũ khí sinh học Vũ khí sát thương hàng loạt Vệ sinh phòng dịch Tổ chức Y tế thế giới

(World Health Organization)

Trang 3

LOL NOL DAU scenester i Chuong 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ VŨ KHÍ SINH HỌC - HÓA HOC

Phân 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ VŨ KHÍ PGS, TS Hồng Ngọc Hiển SINH HỌC - 13

1 Lịch sử chiến tranh sinh học -etnhnhnnhhtt nợ ợ777 13

1.L Thời kỳ thứ nhất - từ đầu thế kỷ XX đến

kết thúc

chiến tranh thế giới lần thứ nhất -+'ntrttt mạ 14 12 Thời kỳ thứ hai - từ những năm 30 đến những năm 70

15 1.2 Thời kỳ thứ ba - thời kỳ chiến tranh lạnh, từ sau chiến

tranh Triều Tiên đến thập niên ØÔ eeresrrrrrterttttrr 24

1.4 Thời kỳ thứ tư - thời kỳ sau chiến tranh lạnh,

từ sau

thập niên 90 đến nay « eeenertentttttdttfft222777 31 2 Tổng quan chung về các tác nhân sinh học được ưu

tién su dung trong chién tranh sinh học . -**** 33 2.1 Ưu, nhược điểm của vũ khí sinh hỌc eeereerrreee 2.2 Phương hướng cải tiến và hoàn thiện vũ khí sinh bọc

ẻ tác nhân sinh - hóa học

2.3 Định hướng nghiên cứu v

2.4 Phân loại tác nhân sinh học theo mức độ an toàn sinh hs -an! 3, Các phương pháp sử dụng vũ khí sinh học 3.1, Các phương pháp sử dụng vũ khí sinh học kinh điển - 54 3.2 Phuong pháp sử dụng vũ khí sinh học dạng aerosol ‹ 62

Phân 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ VŨ KHÍ HÓA PGS, TS Nguyễn Bằng Quyền HỌC - 71

1 Khái niệm về vũ khí sát thương hàng loạt eee TI

3.2 Phân loại chất độc quân sự im raaens tiện sử dụng chất độc quân sự

ụng của chất độc hóa học sau khi vũ khí nổ

VŨ KHÍ SIN H HOC VA BIEN PHAP PHONG CHONG ‘ope ; Phan 1: AC BI í G PGS, TS Hoàng Ngọc Hiển I Một số vấn đề lệ ê cơ bản é về biê ‘ vũ khí sinh học l TẾ in pháp phòng chống Ll Bien phi shore errr 76 49991111 ng ngu cay 76 1.2 Xử trí tình huối khủng bố eink hy eB ‘ ¡ bị tập kích vũ khí sinh học hoặc t uống khi bị ích vũ khí sỉ 23 Xác đi ¬ ác định vùng ơ nhiễm vũ khí sinh học và cá 0 ác phương pháp phát hiện 2.1 Van dé chung 2.2 Cá ác phương pháp xác định quy mô và mức độ vùng bị áp xá y mô v b vùn 8 DỊ ơ nhiễm ¬—-~ vn —— Trnhrretrrnemeerreeeee 80 trường Ghế y vệ sinh cho người và làm sạch mơi ¬.—-—— “hiện php vb if —— 87

môi tường làng gu và làm sạch 1011114 11100 HT HH TH Hy, 87 3.2 Qu y chế thu dung thươn, ế ss

Trang 4

Phân 2: KHỦNG BỐ SINH HỌC VÀ CÁC BIỆN

PHÁP GIẢI QUY ED osc coves

1 Các biện phấp phát hiện và giải quyết đối với các cuộc tấn công khủng bố sinh học tại Mỹ sau sự Kcign gry 11/9/2001 nnn 97 1.1 Tổ chức ssrnreettttrrtttttmttritft772/777D 0) 97 1.2 Phát hiện và đáp ứng với các cuộc tấn công khủng bố TA ằ 98 1.3 Giám sát 1.4 Đáp ứng của sức khoẻ cộng đồng -.eenththttdttn 1.5 Chẩn đoán và xác nhận 1.6 Khử trùng, e-eerrrrretrrtttttttrr 1.7 Điều trị - Phòng bệnh - Vacxin

1.8 Kiểm soát bệnh truyền nhiễm

1.9 Sự ảnh hưởng đến tâm lý học cần xem xét 2, Các phương pháp phòng và điểu trị một số tác nhân sinh học ssrrnnnrttdtttrttdtttnf77T7 105 Phần 3: BỆNH THAN - MỘT TÁC NHÂN SINH

""~ ‹ịạÀạÀùa GS, TSKH Bài Đại ốc 11 An “ Ắ een wlll 2 Bệnh than: Dinh nghĩa, dịch tế học 112 2.1 Định nghĩa e-trrnhh 112 2.2 Nguồn bệnh

2.3 Đường truyền bệnh eereeetrrrertrrrtnrrnrrrrfr7 114

2.4 Ủ bệnh, thời gian lây nhiễm, sức thụ bệnh và đề kháng

3 Mầm bệnh, độc tố, cơ chế sinh bênh

3.1 Trực khuẩn than 3.2 Cơ chế nhiễm bệnh

TT

a day - ruột, thể hầu -

4.3 Than thể hô hấp "hong

4.5 Biến đổi sinh h n oc trong bệnh than thể nã 5 Chan doan bénh than Tho 3.1, Phát hiện ca bệnh đầu tiên

5.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng nghỉ ngờ

Trang 5

Phén 4: CHAN (B ANT HRACIS) _ “ Ngọ Tên 1 ¡ các tuyến 1 Kỹ thuật chẩn đoán cơ bản (áp dụng tại các bs y en tá IN sneer TTT 40 1.1 Cách lay, bao quan va van chuyén bệnh phẩm co „ 2 Các phương pháp c ¿o chẩn đoán -:rnthhttỰ HN phản cấp XẾt nghiệm theo tuyến (quy & 150 2.2 Tuyến tỉnh

9.3 Tuyến cuối cùng (trung ưƠf§)-ccc ac di nh t9 hước” thracis trong

lới thié trình xác định B anthracls THẬP - ist * phù nhiệm của Mỹ (theo CDC, 20/10/2001) À no ¬ cccseggaranenenenniesnee? 3.1 Nguyên tắc chung ‹-eenren â hracis trên 3.2 Phân lập B ant! ; bệnh nh!

3.3 Phân lập B anthracis ngồi mơ! tung “em

4 Tóm tất và phân cấp chẩn đoán B anthracis „ Chương 3 ; HONG oc VA BIEN PHAP PHONG C 3.2 Mục đích của công tác phòng chống khủng bố hóa ¡.aỪỌỪỌOỌỪD 3.3 Các biện pháp phòng chống khủng bố hóa học 4 Cấp cứu, điều trị nhiễm độc một số chất độc hóa học thường được sử dụng -scc-cccccccc, 184 4.1 Chất độc thần kinh . - ca se 2s esecsekzscrec 184 4.2 Chất độc loét nát (Y perit) 4.3 Chất độc toàn thân 4.4 Chất độc ngây ngạt Chương 4

CÁC GIẢI PHÁP KẾT HỢP QUAN - DAN Y VA MO HÌNH ĐỘI Y TẾ DỰ PHÒNG CƠ ĐỘNG QUÂN - DÂN Y

TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NGUY HIỂM, KHAC PHUC HAU QUA THIEN TAIL, THAM HOA VA

CAC TINH HUONG KHAN CAP KHAC

PGS, TS Pham Ngoc Giới

1 Những căn cứ để xây dựng mô hình 194

1.1 Những căn cứ để xây dựng mô hình 194

1.2 Nguyên tắc xây dựng mô hình .- -S 195

2 Giải pháp kết hợp quân - dân y trong phòng chống

«WOAH Ỉ dịch bệnh nguy hiểm, khác phục hậu quả thiên tai,

KHUNG BO HOA PGS, TS Nguyén Bang Quyen thảm họa và các tình huống khẩn cấp khác

¬ àa 160 2.1 Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh

1 KhủngbốhóaNQf-eeT ascteenene 160 2.2 Tổ chức các lực lượng liên ngành, chuyên ngành fic điểm eceennhhtttnhttrnr102/ TT xả khẳng 2.3 Các giải pháp phối hợp liên ngành 1.1 Đặc + cai độc hóa học có khả năng ding d€ Khe 161 giải p áp P ối hợp liên ngàn

1.2 Các boat chat COC THỦ TÚ Ô , eereereh 3 3 Mo hinh Đội YTDPCĐQDY tỉnh (thành phố) « mem bố bàng chất độc hóa học -: -: V7 trong phòng chống dich bệnh nguy hiểm, khắc 2 Phuong pháp khủng Đ0 hủng bố hóa học 179 phục hậu quả thiên tai, thảm họa và các tình

chống khủng l

3, Biện pháp phòng huống khẩn cấp khác

Trang 6

3.1 Nguyén tac tổ chức thành lập Đội YTDPCĐQDY 200 3.2 Quy mô tổ chức và nguồn huy động của Đội "

)499)1920)0 011 3.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đội YTDPCDQDY " 202 4 Tổ chức, biên chế, nhiệm vụ và phương thức triển

khai Đội YTDPCĐQDY

AD TO CHOC

(ẨY UẾ, cài rerrrrrrrrreee tu 209 4.6 Nhiệm vụ, phương thức triển khai của tổ vận chuyển vl 1 5 Phạm vi hoạt động, lực lượng tăng cường và đội "

hình rút gọn «che H222 re a

5.1 Nguyén tac cere _.-

5.2 Lực lượng tăng Cường -. sen 1s 5.3 Đội hình rút gọn - . -.-+ mrreteereteeree

6 Trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm cơ bản 6.1 Nguy€m tac oo ceseecsecsesseesessesseeesessnesassnesneasessesacsasassenneneseeass

6.2 Trang bị cơ bản của Đội YTDPCĐQDY 6.3 Trang bị phòng hộ cho Đội YTDPCĐQDY

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2.121 222

LỜI NÓI ĐẦU

biển rất phức tạp Nhiều vụ dịch mới, nguy hiểm xuất

hiện như Ebola, SARS, Cim A (H,N,) đã thực sự trở

thành vấn để quan tâm của mỗi quốc gia trong chăm sóc sức

khỏe cộng đồng Bên cạnh đó, các cuộc xung đột vũ trang khu

vực vẫn nổ ra liên tiếp, sự gia tăng hoạt động của các nhóm, lực - lượng khủng bố đã thực sự đe doa su ổn định trên thế giới và thực tiên cho thấy, những địa bàn đông dân cư, các tỉnh, thành phố đầu mối vẻ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội thường là nơi

Có nguy cơ bị khủng bố cao Hoạt động khủng bố ngày càng gia tăng về mức độ nguy hiểm với việc sử dụng các tác nhân sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ Nhiều quốc gia từ lâu đã

hình thành những đội đặc nhiệm để sẵn sàng phòng chống dịch

bệnh nguy hiểm, thảm họa sinh học, khủng bố sinh học

Thực trạng hệ thống y tế dự phòng Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập; bên cạnh đó, điều kiện về kinh tế - xã hội

chưa cho phép chúng ta xây dựng được những trung tâm ứng phó và các lực lượng cơ động phản ứng nhanh mang tính chuyên

nghiệp để ứng phó khi có thiên tai, thảm họa và các tình huống

cần thiết khác Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định,

chúng ta vẫn phải xây dựng về tổ chức, lực lượng, trang bị và chuẩn bị về kiến thức chuyên môn kỹ thuật để san sàng đáp ứng khi xảy ra tình trạng khủng bố sinh học

Trong 2 năm (2004-2005), Cục Quân y đã chủ trì thực hiện đề

tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước mang ma sé KC.10-23 “Nghiên cứu để xuất các giải pháp kết hợp quân - dân y trong

phòng chống địch bệnh nguy hiểm, khắc Phục hậu quả thiên tai,

thẩm họa và các tình huống khẩn cấp khác ” thuộc Chương trình

Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Khoa học và công nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ

xức khỏe cộng đồng, mã số KC.10

N himg nam gan day, tinh hinh dịch bệnh trên thế giới diễn

Trang 7

Qua phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức, biên chế của lực lượng y tế dự phòng của cả quân y, dân y ở các tỉnh, thành phố được nghiên cứu đại diện cho các vùng lãnh thổ của dat

nước và Kết quả hoạt động kết hợp quân - đân y trong phòng

chống dịch bệnh nguy hiểm, khắc phục hậu quả sau thảm họa

trong 12 năm (1992-2003), đẻ tài đã để xuất các giải pháp kết hợp quân - dân ÿ và mô hình Đội Y tế dự phòng cơ động quân -

dân y trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, thẩm hoa (khủng bố sinh học) và các tình huống

khẩn cấp khác

Cục Quân y biên soạn và phát hành tài liệu “Đại cương vũ khí

xinh học, hóa học và giải pháp kết hợp quân - dan y trong phòng chống” nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về vũ khí sinh

học hóa học, giới thiệu những phương pháp chẩn đoán, điều trị

và những giải pháp kết hợp quân - dân y, mô hình Đội Y tế dự

phòng cơ động quân - dan y trong phòng chống khủng bố sinh

học, hóa học theo nội dụng nghiên cứu của đề tài Mong rằng tài

liệu này sẽ giúp ích thiết thực cho các cán bộ, nhân viên quân y,

dân y trên các tuyến sử dụng khi có các tình huống khủng bố

sinh học, hóa học Xảy ra Những nội dung về chuyên môn kỹ

thuật trong tài liệu đo tập thể các giáo sư, chuyên viên đầu ngành vẻ truyền nhiễm, vị sinh, độc học quân sự của ngành Quân y

biên soạn Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn không tránh khỏi

những thiếu sót, Ban biên soạn mong nhận được ý kiến đóng góp

của bạn đọc để từng bước hiệu chỉnh, cập nhật, bổ sung cho

cuốn sách được hoàn thiện hơn

Ban Biên soạn xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa học và Công

nghệ Ban Chủ nhiệm Chương trình “Khoa học và Công nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng” (KC.10), Học

viện Quân y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ,

tạo điều kiện thuận lợi để Cục Quân y biên soạn, xuất bản thành

công cuốn sách này,

BAN BIÊN SOẠN

12

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ VŨ KHÍ SINH HỌC - HÓA HỌC

phan 1; DAL CUONG VỀ VŨ KHÍ SINH HỌC

.LỊCH SỬ CHIẾN TRANH SINH HỌC

Thời cổ đại xưa, CÓ nhiều chuyện hoang đường làm cho người

tạ không Xác định được TÔ ràng nguyên nhân gây bệnh tật và

những bệnh nhiều người mắc trong các cuộc chiến tranh Người

ta cũng không ghỉ lại được người đầu tiên hoặc quốc gia đầu tiên dùng bệnh tật gây bệnh với mục đích quân sự Tuy chưa có khái

niêm khoa học về các mầm bệnh truyền nhiễm, nhưng người ta

đã biết nếm những động vật lây được bệnh tật (các xác chết vì benh dịch hạch, các đỗ vật của bệnh nhân) sang phía đối phương , tà vã

Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh sinh học

(CTSH) ví dụ: năm 1346, người Tacta bị bao vay trong thành

Caffa đã dùng các XÁC chết do dịch hạch để giải vây Các nhà sử học y tế đã xác định Sự kiện gây nạn dịch hạch làm chết 25 triêu người giữa các năm 1347-135 1 Hàng trăm năm sau, trong chiến

tranh Ấn Độ (1764-1767), người Anh đã dùng virus đậu mùa gây dịch benh cho quân gid thinh Fort Carillon 1 người Ấn Độ bị nghỉ là trung thành với Pháp và đã thành công cóc

Mãi đến thế kỷ XYÌ, người ta mới thấy một sự kiện cụ thể,

được coi như là tiên thân của CTSH Charler Nicole thông báo

rằng thực dân Anh đã truyền bệnh đậu mùa trong các bộ lạc đa

đỏ để tiêu diệt giốnE người này Viên toàn quyên Anh là

Amherest đã giao ch? đại uý Ecuyer nhiệm vụ trao cho 2 lãnh tụ

của thỏ dân da đỏ 2 chiếc chan và 2 chiếc khăn của người bị

Trang 8

mùa ở những thé dân đa đỏ ở vùng Ohio Cũng với cách gieo rắc

bệnh dịch hạch, trong cuộc chiến tranh Nga - Thụy Điển, người ta đã ném các xác chết vì bệnh địch hạch qua các bức tường thành năm 1710

Những năm đầu thế kỷ XX, phương pháp nghiên cứu dùng

các mầm bệnh làm vũ khí sinh học (VKSH) đã xuất hiện rõ rệt ở

một số nước Các chuyên gia quân sự thường thảo luận về giá trị

chiến lược, chiến thuật của loại vũ khí mới này, biến những ý định của họ thành những hành động chiến tranh cụ thể Tại một

số nước đế quốc lần lượt xuất hiện các phòng thí nghiệm, các

viện nghiên cứu, các trại nghiên cứu, các khu vực thử nghiệm VKSH

Sự phát triển VKSH song song với lịch sử xung đột của con

người Mặc dù có hiệp ước Geneva, nhưng các nghiên cứu về VKSH vẫn được thực hiện ở nhiều quốc gia trong chiến tranh thế giới thứ hai Chương trình tấn công của Mỹ đã bất nguồn tại trại Detrick năm 1942 Đây là trung tâm phát triển về các loại vũ khí này, Franklin D Rusơven tuyên bố năm 1943 rằng, Mỹ sẽ không

sử dụng VKSH trừ khi để đáp trả các cuộc tấn công Mặc dù

người Anh đã có các thử nghiệm cơ bản về vũ khí từ bệnh than, song chỉ có người Nhật là đã sử dụng các VKSH (gây ra dịch

bệnh) trong chiến tranh thế giới thứ hai

Sự phát triển của VKSH kể từ khi con người bất đầu nghiên

cứu một cách khoa học, hệ thống có thể chia làm 4 thời kỳ

1.1 Thời kỳ thứ nhất - từ đầu thế kỷ XX đến kết thúc

chiến tranh thế giới lần thứ nhất:

Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đức là nước đầu tiên có

âm mưu dùng các mầm bệnh để gây dịch cho động vật các nước,

mà các động vật này thường là ngựa, lừa - phương tiện vận

chuyển quân sự đáng kể hồi bấy giờ Sau đây là một số mình

chứng:

- Năm 1916, trước khi nổ ra chiến tranh, các nhà quân sự

Rumani đã phát hiện bưu phẩm gửi theo đường ngoại giao cho

14

Sử quán Đức ở Bucaret những ống vi khuẩn than và vi khuẩn ty thu, cèm theo bản hướng dan cach trộn các ống vi khuẩn đó vào

ức ăn cho ngựa và động vật có sừng hoặc cho trực tiếp và

mồm động vat : : mục

- Năm 1917, gián điệp Đức đã gây bê

SN 1217, | di¢ gay bénh ty thu

lừa của quân đồng minh đưa từ Mesopotamia She 4900 con - Cũng theo một số tài liéu t 1eo Mot s¢ cu quan sự còn lưu giữ, trong thời qua ò id sian mys quan Đức A edly các vụ dịch tả lan rộng tại Petersbuy : Oc Nga vao nam

1915, gay 6 nhiém mầm bênh tả và

pham, hoa qua, chocolate, dé choi tré em ở thành hố Bục Bà

thủ đô của Rumani ° me

- Quân đội Đức cũng đã thiết kế, chế ắ i

‹ n đội Đức „ chế tạo các loại b i ting nham tan cong nước Anh Tuy nhiên, các âm mưu này chưa được thực hiện thì quân Đức đã bị thất bại và đầu hàn 3

điều kiện trước quân đồng minh : gụa

Nà đã được sir dung trong đại chiến thế giới lần thứ nhất uy it ong mang a hiệu quả mong muốn cho người dùng, nhưng nó đã thu hút sự chú ý đặc biêt của cá ên gi , no a ự chú ý đặc biệt của các chuyên gia quân sự các

12 Thời kỳ thứ hai - từ nh_ “

" Thời kỳ thứ hai - từ những năm 30 đến những năm - Ngày 17/6/1925 tại Geneva, đại diện 48 nước kể cả Mỹ, Nhật

đã ký bản hiệp ước cấm dùng trong chiến tranh các loại vũ khí gay ngạt, gây độc, các chất khí khác hay vũ khí vi trùng (tức VKSH) Tuy nhiên, thời gian này người ta chưa đưa virus như một TNSH vào các công ước cấm (có lẽ vai trò gây bệnh của virus chưa được biết nhiều trong thời kỳ đó) Sau này người ta bổ

sung thêm vào công ước một tập hợp đầy đủ hơn về các tác nhân sử dụng trong CTSH như virus, Rickettsia, nấm độc và từ đó khái

niệm VKSH được hiểu theo nghĩa rộng và bao quát hơn Ộ

Mặc dù công udc Geneva 1925 da du ié ic gi

“Mạ u x ni ợc nhiều quốc ký

xt nhưng sau đó Quốc hội các nước như Mỹ, Nhật, Braxin,

Trang 9

lò nuôi bọ chét, chuột nhiễm vi khuẩn dịch hạch sẵn sàng được mang đi truyền bệnh

- Bộ phận thứ ba: chịu trách nhiệm tiếp tế nước và nghiên cứu

các vấn đề phòng bệnh

- Bộ phận thứ tr: trang bị các máy móc để sản xuất các môi

trường nuôi cấy, bảo quản vi khuẩn

- Bộ phận thứ năm: có nhiệm vụ huấn luyện các sỹ quan và

binh lính sử dụng VKSH trong chiến đấu

Các bộ phận còn lại phụ trách nghiên cứu lâm sàng các bệnh

truyền nhiễm, cung cấp nhiên liệu, hành chính, vật tư

Tại hiện trường diễn tập gần Anda, phát xít Nhật đã thử bom chứa vi trùng than, dịch hạch, hoại thư sinh hơi, làm nổ ra các bình chứa các loại vi khuẩn trên ở khu vực có các tù binh người

Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Mông Cổ Đồng thời, cũng thử hiệu lực bảo vệ của các vacxin dự phòng Theo lời khai của các

tội phạm chiến tranh Nhật, hàng năm có đến 600 tù binh bị chết vì các thí nghiệm này và tổng cộng có đến 3000 người bị chết vì

VKSH thử nghiệm

Ngoài ra, quân đội Quan Đông Nhật Bản còn thành lập ra 4

phân đội (mỗi phân đội biên chế 300 người) có nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa diễn tập chiến đấu tấn công bằng VKSH “Đội /00” do thiếu tướng thú y Bakamatso chỉ huy với biên chế 600 người,

thực chất là trung tâm nghiên cứu sử dụng vi khuẩn gây bệnh

cho gia súc như vi khuẩn ty thư, dịch tả gia súc, đậu ở cừu và một số loại vi sinh vật phá huỷ mùa màng

Năm 1939, lần đầu tiên người ta phát hiện thấy quân đội Nhật làm ô nhiễm các nguồn nước bằng các loại vi khuẩn đường ruột

ở vùng Hathingol (Mông Cổ)

Tháng 10/1940, tướng Iro Ishi đã trực tiếp chỉ huy một phân đội của “Đội 73!” gieo rắc bọ chết nhiễm vi khuẩn dịch hạch xuống thành phố Chuhsein (Trung Quốc) và gây ra một vụ dịch

hạch trong nhân dân vùng này Sau đó, một số máy bay Nhật đã

thả xuống khoảng 11 thành phố của Trung Quốc những hạt lúa

18

mì, ngũ cốc nhiễm trực khuẩn Gram âm, trong số đó có vi khuẩ

dịch hạch Kết quả là hàng ngần người phải vào bênh - we

700 nan nhan da chét vi dich hạch gỢ PYẩ vào bệnh viện và Năm 1942, khi quân Nhật rút khỏi miền Trung Trung Quốc

theo lệnh của Iro Ishi chúng đã làm ô nhiễm các nguồn nước,

cánh đồng và thực phẩm Ngoài ra, chúng còn gây bệnh cho tù binh người Trung Quốc rồi thả họ về hàng ngũ quân giải phóng

Trung Quốc đang phản công

Quân đội Quan Đông (Nhật Bản) đã có kế ất | n độ g (Nhậ ế hoạch tấn côn, Liên Xô bang VKSH, bat dau trinh sát vùng biên giới Liên Xô

a tien hanh nhưng cuộc tiến công thăm dò như thả vi khuẩn ty ư trên sông Derboul, tung các động vật nhiễm bệnh vào hậu

phương quân đội Liên Xô mes m enh vào hận

Sự tan vỡ nhanh chóng của ự tan vỡ nh quân đội Quan Đông thán Oi 6

8/1945 đã loại trừ được nguy cơ CTSH khủng khiếp Để che đấu

lu trước khi me chạy phát xit Nhat đã ra lệnh phá huỷ, thiêu cháy tất cả các phòng thí nghiệm, trang bị tài liệ Ác |

của “Đội 731” và “Đội J00”, —— INS

Như vậy, Đức và Nhật Bản là 2 quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng đầu tiên VKSH về phương diện lý thuyết cũng như thực hành Mặc dù hiệu quả chiến đấu chưa cao, nhưng nó là tiền dé

cho nhiều quốc gia khác nghiên cứu và phát triển VKSH

1.2.3 Nước Mỹ với chiến tranh sinh học:

Nước Mỹ nghiên cứu và chuẩn bị CTSH sau các nước Đức

Nhật, nhưng lại là nước đầu tư rất lớn, hơn hẳn các nước khác

vào lĩnh vực này Nước Mỹ cũng là nước không ký vào công ước

Geneva về VKSH; khi bắt đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai

Mỹ quyết định vận hành chương trình VKSH :

Năm 1942, theo lệnh của Tổng thống Mỹ Rusơven, nhiều

phòng thí nghiệm thiết kế đặc biệt được thành lập và thuộc quyền chỉ huy của Bộ quốc phòng Mỹ Các phòng thí nghiệm

được thành lập theo thứ tự sau đây:

Trang 10

1 Trai Detric 6 bang Maryland được thanh lap thang 4/1943, chi đạo công việc ở tất cả các cơ sở khác

2 Các phòng thí nghiệm ở bang Mississipy 3 Các phòng thí nghiệm ở bang Indiana

4 Các phòng thí nghiệm ở bang Iuta " -

Trong một bản báo cáo, Tướng Mỹ Merk G.W, Chủ tịch pol đồng nghiên cứu CTSH đã khẳng định những thành tựu nghĩ cứu có giá trị lớn đốt với xã hội, khoa học như:

- Các phương pháp sản xuất khối lượng lớn và phương pháp phát hiện nhanh và chính xác các tác nhân ¬

- Vấn để gây miễn dịch cho người và cho động vật đối với một số bệnh lây truyền bằng đường aerosol có

- Chiết xuất và sản xuất các tỉnh thể độc tố có nguồn gốc sinh học, mở đầu cho nghiên cứu các giải độc tố để dự phòng

~- Sản xuất được các giải độc tố có hiệu lực đủ dùng cho quân đội trong các chiến dịch quân sự lớn cóc

- Thành công trong lĩnh vực điều trị một SỐ bệnh của người % động vật Nghiên cứu các mẫu quần áo bảo vệ và các trang bị

khác chống CTSH

- Hoàn chỉnh các kỹ thuật chụp ảnh các vi khuan lo lửng

trong không khí và an toàn sinh học trong các phòng thí nghiệm - Thu được hàng nghìn các chất hóa học và bảo vệ thực vật để chống lại một số bệnh trong nông nghiệp TỐ _—

Tướng Merk con khẳng định rằng, Mỹ bắt dau nghién cfu VKSH sau Đức và Nhật, nhưng kỹ thuật của các nước này đã lạc hậu so với Mỹ, Anh và Canada Tướng Merk cũng lưu 2, ret

người vẻ giá thành của VKSH Trong CTSH thé gi lần thứ a

Mỹ chỉ chi 50 triệu đô la cho việc nghiên ctu CTS! Nhà quỹ này nhỏ bé so với ngân quỹ chiến tranh hóa ee - ân My ầ 46, Viện Nghiên cứu y học Hải quân Mỹ

wey) thue Quan chủng Hải quân Mỹ tuyên bố đã thử 20

nghiệm xong phương pháp gieo rắc aerosol mầm bệnh có độc lực cao (không nói rõ mầm bệnh gì) và đã kết luận: “Người gieo

rắc các mâm bệnh gây dịch - như là vũ khí trong chiến tranh - là một điều hoàn toàn có thể thành hiện thực ”

Từ năm 1946, báo chí Mỹ đãng các bài báo bàn luận về chuyên dé CTSH, công bố những kết quả có thể thu được trong trường hợp tấn công bất ngờ đối phương, càng thu hút Sự chú của các chuyên gia quân sự Tháng 5/1947, trên tạp chí Miễn dịch

học, Rosơbơri, Kebet và Bonta đã viết Đài “Chiến tranh sinh học”, Bài báo này đã được trình lên Hội đồng nghiên cứu khoa

học quốc gia từ năm 1942 và được giữ hoàn toàn bí mật cho đến khi công bố Nội dung bài báo đẻ cập đến vấn đề lựa chọn 33 mầm bệnh thích hợp với mục đích quân Sự trong số 70 mầm

bệnh được nghiên cứu về khả năng bảo vệ tránh lây nhiễm Bộ

Quốc phòng cho xuất bản bộ sách “Gáy nhiễm trùng thực nghiệm bằng dường không khí của Rôsơbơri Tháng 4/1947 Quốc hội Mỹ lại một lần nữa không phê duyệt hiệp ước Geneva

ngày 17/7/1925 vẻ VKSH

Năm 1949, Rôsơbơri lại xuất bản quyển sách “Hoà bình hay

dịch hạch” Quyển sách đó vừa Bây nỗi sợ hãi, vừa khuyến khích, đe doạ, vừa làm yên lòng dân chúng và đã đạt được mục đích là: người Mỹ nghĩ rằng trong chiến tranh tương lai, VKSH sẽ đem lại cho nước Mỹ nhiều lợi thế; chuẩn bị dư luận xã hội về

CTSH và răn đe đối phương

Lĩnh vực Mỹ rất quan tâm là các thử nghiệm thực địa, trong đó phương tiện gieo rắc TNSH bằng khí dung rất được chú ý Mỹ

đã thử nghiệm hệ thống phun vi khuẩn Serratia Marcessens tại

bang Florida cuối những năm 40, những vụ nổ có mang TNSH vào năm 1949 Đặc biệt năm 1953 va sau này là năm 1966 đã

thử phát tán vi khuẩn than không độc (B subtilis) ở các ga tau

điện ngầm ở New York :

Ngày 25/7/1950, khi quân đội Mỹ tham chiến tại Triều Tiên,

người ta thấy rõ chiến trường Triều Tiên là nơi thử nghiệm

Trang 11

VKSH của Mỹ Theo lệnh của tướng Ridway, các tướng [nh cũ của Nhật như: Iro Ishi, Bakaman, Kitano quay lại Triều Tiên cuối năm 1951 để tiến hành thử nghiệm trên các tù binh Trung Quốc và Triều Tiên, hoàn chỉnh VKSH với mục đích sử dụng trong chiến dịch mùa đông chống quân đội Trung Quốc và Triéu Tiên Cũng trong năm đó, đế quốc Mỹ mời tướng Schretber, một tội phạm chiến tranh làm cố vấn về các phương pháp dự phòng Có thể nói, chiến tranh Triều Tiên là cuộc thử nghiệm CTSH đầu tiên có quy mô lớn trên cơ sở đã được nghiên cứu cẩn thận

Ngày 22/2/1952, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triểu Tiên lên án đế quốc Mỹ đã nhiều lần sử dụng VKSH chống nhân dân Triểu Tiên: từ ngày 28/1/1951 đến ngày 17/2/1952, Mỹ đã thả từ máy bay xuống hơn 2000 địa điểm thuộc hậu phương và tiền tuyến của quân đội Triều Tiên các loại

côn trùng như: ruồi nhà, nhậng, bọ chét, muỗi để gieo rắc các bệnh truyền nhiễm; thả các loài chuột nhiễm bệnh dịch hạch, các

dé vật nhiễm mầm bệnh gây dịch bệnh gia súc, nhiều loài nấm

gây phá hoại mùa màng Tháng 3/1951, tàu đổ bộ số 1091 đến

một đảo vắng để thử VKSH trên các tù binh Trung Quốc và

Triều Tiên

Ngày 8/3/1952, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chu An

Lai cũng đã phản đối Mỹ cho máy bay thả nhiều loại côn trùng

xuống vùng Đông Bắc Trung Quốc từ ngày 29/2 đến 5/3/1952

Hai bộ Ngoại giao Trung Quốc và Triểu Tiên tố cáo các hành động đó của Mỹ, đã gây một phản ứng phẫn nộ của nhân dân Mỹ và thế giới Nhiều phái đoàn quốc tế và các chuyên gia khoa học của nhiều nước đã đến các địa điểm bị tập kích để điều tra, thu thập các bằng chứng, các mẫu bệnh, vật phẩm, bom đạn,

xem xét các kết quả xét nghiệm để khẳng định

Đúng như vậy, trong thời gian trên, đế quốc Mỹ đã sử dụng nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm có độc lực cao như dịch hạch làm 53 người mắc bệnh, 36 người chết trong số 600 dân ở vùng

Anju; dùng trực khuẩn than để gây bệnh thể phối thể viêm não ở

Ansơn và viêm não tại Thẩm Dương - Trung Quốc Mỹ đã thả 22

hang chuc triệu côn trùng xuống các địa phương Trung Quốc và Triệu Tiên Trong số 15 loại, thì 9 loại côn trùng được chứng mình là mang các vi khuẩn tả, ly, thương hàn, dịch hạch không những gây bệnh cho người mà còn gây bệnh cho gia slic tai các trại chan nudi như trại chăn nuôi vịt ở Bắc Triều Tiên Ngoài ra Mỹ còn dùng các loại nấm gây bệnh để phá hoại hoa màu như

Glomerella làm thối đỗ tương, cây công nghiệp (bông), cây hoa

quả

Dưới đây là thống kê các mảm bệnh, côn trùng và đồ vật

nhiễm mầm bệnh mà đế quốc Mỹ đã thả xuống Tì Ố(

Triệu Tiên (1952) Ỷ ng ng Quốc Côn trùng và đồ dùng Các mầm bệnh ez ` nhiễm mầm bệnh Đối tượng mắc

Rudi nhà, ruồi đen, nhặng, | Người, gia súc, Trực khuẩn than nhện, lông gà, lông vịt 4 gia cầm Trực khuẩn dịch hạch Bọ chét, chuột bạch nhỏ |Người

Phẩy khuẩn tả Rudi den, sò Người

Trực khuẩn thương hà Nhạng, ruồi đen, ruồi nhà, we 6535 | mudi, éch, quan do Nguoi

Trực khuẩn ly Bọ, ruồi đen, cá con, nhện | Người

Rickettsia Bọ miệng Người

Trực khuẩn Pasteurella

multocida Nhện, chuột chết Gia cầm Nấm dạng bột đen Hạt ngô Cây lương thực Nấm làm ta dau tuong | Than cây đậu Các cây họ đậu Nấm gây bệnh cây bông | Lá cây đào Cây bông Nấm làm thối cây ăn quả | Lá cây : Cây lê, táo

Trang 12

lớn, quân và dân Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả, hạn chế được tác hại của VKSH, thu thập được nhiều kinh nghiệm quý báu Tuy hiệu quả sử dụng trong cuộc chiến tranh này chưa cao, nhưng các lực lượng sử dụng đã thu được kinh nghiệm và bài học lớn là: VKSH muốn đạt được hiệu lực sát thương cao phải hoàn thiện nhiều mặt Và cũng từ đây VKSH được nghiên cứu,

phát triển với những đạc điểm mới

1.3 Thời kỳ thứ ba - thời kỳ chiến tranh lạnh, từ sau chiến

tranh Triều Tiên đến thập niên 90:

Sau đại chiến thế giới lần thứ hai và đặc biệt là sau cuộc chiến tranh Triểu Tiên (1950-1953) với việc đế quốc Mỹ sử dụng VKSH quy mô lớn kết thúc, tiếp theo là thời kỳ chiến tranh lạnh với sự nghiên cứu phát triển VKSH một cách mạnh mẽ và bí mật của cả 2 phe

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hầu hết các chú ý của thế giới

là tập trung phát triển kho vũ khí hạt nhân; tuy nhiên, năm 1969, tổng thong My Nixon đã sớm tuyên bố theo đuổi một thoả thuận ở hội nghị hàng năm về VKSH và gây độc, đó là loại bỏ sự de doa của cuộc CTSH Mặc dù đã có tín hiệu ủng hộ từ nhiều phía

với 140 nước, vẫn có các bằng chứng về các chương trình đang phát triển, đặc biệt ở Liên Xô cũ

1.3.1 Các nước đế quốc nghiên cứu và phát triển VKSH: Giữa các nước trong khối NATO có sự phối hợp phân công nghiên cứu VKSH thông qua một cơ quan diéu hanh “nghién cứu vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học” Mỹ, Canada và Anh

thường giữ liên hệ chặt chế và thông báo cho nhau các kết quả nghiên cứu ở từng nước theo một chương trình nhất định

1.3.1.1 Nước Mỹ:

Mỹ đã tổ chức “Quản đoàn hóa học” để thống nhất chỉ đạo

nghiên cứu vẻ vũ khí hóa học (VKHH) va VKSH, da chi 3500 triệu đô la trong 27 năm, từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai Riêng nam 1973, Mỹ đã chỉ 53 triệu đô la cho các bình chúng:

24

Lục quân (94%), Hải quân (4%) và Không quân (2%) Ngân sách đó đã sử dụng để nghiên cứu các loại vũ khí tấn công (27%), nghiên cứu các phương tiện bảo vệ (41%) Số còn lại chỉ cho các lĩnh vực khác (32%) Trong số ngân sách đành cho VKHH và VKSH kể trên, phần dành cho VKSH chiếm 22% Các chuyên gia quân sự Mỹ từng tuyên bố: “Nghiên cứu VKSH không có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng nó trước mà chúng ta bắt

buộc phải sản xuất VKSH, vì các nước khác cũng dang sản xuất

nó Nghiên cứu VKSH tấn công hay bảo vệ không tách rời nhau Bảo vệ tớ! nhất là tiên lệ cho tấn công” Trong các khía cạnh về

bảo vệ, Mỹ rất chú ý vào việc gây miễn dịch dự phòng và điều trị khẩn cấp

Nhu đã trình bày ở phần trên, Trung tâm Nghiên cứu CTSH của Mỹ là trại Detrick được xây dựng từ năm 1943 ở bang Maryland Đến năm 1946, cơ sở của trại này chiếm diện tích 130.000 m’, trị giá 75 triệu đô la, có các trang bị nghiên cứu VKSH và trại chăn nuôi thử nghiệm tốt nhất thế giới Trại Detrick có nhiệm vụ cung cấp VKSH và các thiết bị phòng vệ cho quân đội, sử dụng trong biên chế 400 cán bộ nghiên cứu khoa học và 3800 sỹ quan, binh lính Tháng 10/1971, Tổng thống Nixon ký quyết định tách một phần trại Detrick thành Học viện Quốc gia ung thư Đơn vị quân y ở đây thành Viện Nghiên

cứu bệnh truyền nhiễm Một phần quan trọng nghiên cứu VKSH của Mỹ là các hợp đồng được ký với các trường đại học và viện

nghiên cứu trên toàn nước Mỹ Tính ra có 78 trường đại học, 25 công ty, 12 viện nghiên cứu với 4000 nhà khoa học được nhận

các hợp đồng nghiên cứu về VKSH Trường đại học Penylvania

nhận làm đông khô các tác nhân gây bệnh gieo rắc bằng đường aerosol Trudng dai hoc Buffalo nghiên cứu các thiết bị, máy móc, hoá chất, sinh phẩm, phát hiện tác nhân sinh hóa học Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lap trai Detrick (1968), tại đây

đã tổ chức hội thảo khoa học chuyên đẻ về virus Arbo Đa số các công trình được giữ bí mật, chỉ 15% được công bố trên các báo

chí khoa học

Trang 13

Ngân sách quân su chi cho chương trình nghiên cứu VKSH không ngừng tăng lên: 24,3 triệu đô la (năm 1983); 31,5 triệu đô la (năm 1985); 42 triệu đô la (năm 1986) để nghiên cứu 57 đề án sản xuất VKSH Riêng đề án nghiên cứu sản xuất virus lây bệnh ác tính có tên là Ripvalay tốn tới I,7 triệu đô la với sự tham gia của 24 trường đại học Giới quân sự rất quan tâm đến việc tạo ra virus gây bệnh cúm bảng kỹ thuật gen Từ năm 1986, Mỹ đã tiến hành chương trình VKSH và VKHH phòng thủ, thực chất

của chương trình này là sản xuất VKSH tấn công

Sau đây là một số thống kê các thử nghiệm VKSH của Mỹ đã được thực hiện và một phần nào được tiết lộ:

- Năm 1950, các thử nghiệm về VKSH dạng khí dung (aerosol) được tiến hành tại vùng Norfolk, bang Virginia

- Năm 1966, thử nghiệm phun loài vi khuẩn vô hại (B subtilis) ở các hệ thống tàu điện ngầm ở New York

- Năm 1956, các thử nghiệm trên người tình nguyện về

loài Rickettsia gây bệnh, đó là Coxiella burnetti gây bệnh

sốt Q nhiễm bằng đường không khí (chương trình mang

mật danh CD-22), năm sau đó đã có vacxin dự phòng

- Năm 1960, các chương trình về VKSH trong đó sử dụng muỗi truyền bệnh được chú ý

~ Từ năm 1964 trở đi, các thử nghiệm VKSH tập trung vào

nghiên cứu chế tạo các chất độc sinh học gây bất lực, hạn

chế gây tử vong Trong đó, đáng lưu ý là chương trình

nghiên cứu độc tố ruột của tụ cầu Các tác nhân được chú ý hơn cả là than, dịch hạch, Brucella, Melioidosis, sốt vẹt,

viêm não Venezuela do muỗi truyền, sốt Q, một số loài

nấm và các tác nhân khác gây bệnh cho thực vật, động vật

- Các thí nghiệm gieo rắc TNSH bằng máy bay được tiến hành tại các hòn đảo ở Thái Bình Dương như đảo Jhon,

Baker, Alaska, ở vịnh Hudsol (Canada) vùng biển Panama,

vùng biển Hawai và Puerto Rico

26

1.3.1.2 Nước Anh:

Ở Anh, việc nghiên cứu CTSH bắt đầu từ năm 1936: các cơ sở thực nghiệm bảo vệ hóa học (CDEE); nghiên cứu điều trị các

nhiễm độc thần kinh, chế tạo các loại bơm tiêm áp lực để gây miễn dịch nhanh chóng; nghiên cứu hiện tượng lý học của aerosol và các điều kiện khí tượng thuận lợi cho việc thử aerosol, các máy bay tạo aerosol liên tiếp được thành lập

Tổ chức CDEE có 70 bác sỹ làm việc, hàng năm chỉ phí 1.600.000 bảng Anh Tại đây còn có 48-76 nhà khoa học hoạt động kiêm nhiệm, được cung cấp 900.000 bảng Anh Các cơ sở này còn được 22 giáo sư nổi tiếng nhất nước Anh về y sinh học làm cố vấn

Các cơ sở nghiên cứu vi sinh học (MRE) ở Porton được thành lập từ năm 1945, đến năm I966 đã công bố các công trình

nghiên cứu về khả năng nuôi cấy vô tận các vi khuẩn ở mức độ hằng định trong các điều kiện tiêu chuẩn Điều đó rất quan trọng

trong kỹ thuật sản xuất vacxin và nuôi cấy các nấm dùng để sản xuất các kháng sinh MRE còn tách chiết được độc tố vi khuẩn than trong nuôi cấy ống nghiệm, nuôi cấy được vi khuẩn Brrucella abortus trên tổ chức phôi kéo dài giúp cho việc tạo ra các hạt aerosol có thể tổn lưu được mầm bệnh lâu ở ngoại cảnh Các công trình được giữ bí mật, khoảng 20% số các công trình được công bố

Gruinard, bờ biển Đông Bắc vùng Scotland, là bãi thí nghiệm các VKSH Ở Island, năm 1950 người ta kiểm tra các nơi đã thử

và thấy ô nhiễm mầm bệnh than đã được gieo rắc 10 năm trước đó Đến năm 1957, MRE ở Porton đã sản xuất 600.000 liều vacxin, có nghĩa là có thể sản xuất được 600.000 liều VKSH, Ở

đây, vấn để nghiên cứu tấn công và nghiên cứu phòng vệ không có giới hạn phân biệt Nhà bác học Anh, Geoffrey Bacon, đã bị chết vì dịch hạch khi nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm trên động vật Điều đó chứng tỏ Anh cũng có những mầm bệnh độc lực cao, sẵn sàng dùng trong chiến đấu

Trang 14

1.3.1.3 Các nước trong khối NATO:

Hiệp ước 4 bên gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia được ký năm 1950, hiệp ước 3 bên giữa Mỹ, Anh, Canada được ký vào năm 1952 và hội nghị trang bị trong khối NATO được ký năm 1952 Theo đó, đã đề cập và phan cong nghiên cứu VKSH, VKHH giữa các nước thành viên trong khối, chủ yếu là các nước có tiềm lực quân sự lớn

Trong thời gian này, ở một số nước đế quốc khác cũng có các nghiên cứu về VKSH, các hiện trường bãi thử này rải rác trên

các dao 6 Thai Binh Duong va Bac Bang Dương Xu hướng chung là nghiên cứu và phát triển VKSH thường gắn liên với

chương trình phát triển VKHH, vì nó có nhiều mối liên quan về các phương tiện sử dụng và bảo vệ Chương trình nghiên cứu VKSH của các nước NATO và Mỹ tập trung vào các hướng sau đây:

* Uu tién thứ nhất:

- Cải tiến phương tiện bảo vệ cá nhân và tập thể, trong đó chú

ý các áo choàng và mặt nạ, các điều kiện bảo vệ cho các hầm trú

ẩn và các xe chỉ huy

- Các máy lọc bảo vệ, các hầm cất dấu tên lửa đạn đạo và các

hầm chỉ huy

- Các máy móc báo động tự động nhanh, đặc biệt là các máy báo động nhanh các TNSH và các chất gây bất lực

- Các máy móc báo động riêng cho hải quân và không quân - Các phương tiện, đụng cụ, thuốc, vacxin dự phòng và điều

trị khẩn cấp

- Tập trung chế tạo một số loại vacxin ưu tiên, trong trường

hợp cần thiết có thể sản xuất nhanh và cung cấp hàng loạt cho

người bệnh

- Cải tiến các phương pháp, kỹ thuật nhằm phát hiện các âm

mưu hoặc hành vi tấn công khủng bố sinh học một cách lén lút,

biệt kích, gián điệp

28

* u tiên thứ hai:

- He théng khir trùng vạn năng, chỉ dùng 1 loại thuốc khử độc, khử trùng là có thể loại bỏ tất cả các tác nhân hóa học, sinh học, không độc với người, không làm hỏng trang thiết bị

- Tổ chức các lực lượng bộ đội tính nhuệ (ABC -

Abwechraller truppe) làm nhiệm vụ bảo vệ chống vũ khí NBC là Các lực lượng đặc biệt, chịu trách nhiệm chuyên biệt trong từng lĩnh vực Trong một sư đoàn có ï trung đội hóa học được trang bị các chất khử trùng, khử độc, các máy mốc và xe cộ Khi xảy ra chiến tranh, được tăng cường thêm 76 người nữa Nhân viên quân y (vi dụ y tá) phải học 90 giờ lý thuyết và 142 giờ thực hành mới được biên chế vào đơn vị này Trang bị cung cấp cho

mỗi người lính gồm:

+ ] mặt nạ

+ ] túi nhỏ cấp cứu tiêu độc (thuốc khử trùng, khử độc, mỡ bôi da, băng cá nhân)

+ Ì bộ quần áo bảo vệ

Ở trung đội, có người phát hiện VKHH và lấy mẫu để gửi đi

xết nghiệm sinh học Ở tiểu đoàn có trạm cấp cứu, có xe khử trùng, khử độc Các xe chiến đấu trong tình trạng khẩn cấp được

phủ kín

~ Cac trang thiết bị bảo vệ tập thể chiến đấu ở tuyến trước, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội thay quần áo, mặt nạ, ăn và nghỉ,

làm vệ sinh cá nhân /

- Chế tạo hệ thống lấy mẫu vat phẩm tự động khi có báo động

VKSH để các mẫu đó được nhanh chóng chuyển về phòng thí

nghiệm

* Uu tién thit ba:

Nghiên cứu vẻ các TNSH và phương tiện gieo rắc:

- Đánh giá hiệu quả của việc gieo rắc mầm bệnh

- Các virus, vi khuẩn biến dị kháng nguyên làm cho các vacxin dự trữ không có tác dụng

Trang 15

- Sức sống của mầm bénh 6 dang aerosol

* Un tién thit tu:

- Các phòng ngừa những bất ngờ về kỹ thuật trong CTSH

- Chú ý để phòng vũ khí gây bất lực trên khu vực lớn thăm do các phương tiện có thể gieo rắc mầm bệnh trên khu vực tương đối lớn (lớn hơn 500 km”)

Các nghiên cứu về VKSH của Mỹ và khối NATO thực chất là để chống đối lại Liên Xô và các nước thuộc khối Vacsava Nhưng hậu quả của CTSH trong thời kỳ chiến tranh lạnh lại là

Cuba Ngày 26/7/1981, trong buổi kỷ niệm lần thứ 28 cuộc tấn

công trai Moncada, Chu tich Cuba Phidel Castro da tuyên bố: “Trong 2 năm qua, 4 tai hoa đã xảy ra trên đất nước Cuba đều có

liên quan đến hành động sử dụng lén lút VKSH của Mỹ, đó là

các tai hoạ: bệnh dịch hạch lợn, bệnh rỉ sắt ở mía, bệnh nấm mốc xanh ở thuốc lá và đặc biệt là bệnh Dengue typ II ở trẻ em Các

tác nhân gây bệnh đó đều do CIA gieo rắc, thiệt hại vật chất đã

lên đến con số 42,7 triệu đô la”

1.3.2 Liên Xô (cñ) và một số nước khác với chương trình VKSH:

Chương trình nghiên cứu về VKSH của Liên Xô vẫn còn được giữ kín Năm 1975, Liên Xô tuyên bố không tàng trữ bất kỳ một

TNSH (TNSH) hoặc độc tố nào Nhưng Mỹ đã tố cáo Liên Xô

đang phát triển VKSH tại Zagorsko Đây là một nhà máy sản

xuất vacxin chống bệnh lở mồm long móng

Dư luận cho rằng vụ dịch than gây chết hơn 1000 người ở

Xverlopsk (1979) có liên quan đến chương trình VKSH của Liên

Xô Năm 1992, Tổng thống Nga B Enxin đã tuyên bố Nga vẫn

tiến hành chương trình VKSH phòng thủ mặc dù Nga đã ký công udc BWC

Theo tài liệu được công bố sau khi Liên Xô tan rã, các nhà

nghiên cứu Liên Xô đã thành công trong việc tách chiết gen

quyết định khả năng sinh độc tố của rắn hồ mang Cobra và tải

30

nạp đoạn gen này vào virus cúm Khi virus cúm xâm nhập bằng

đường không khí vào cơ thể người, bệnh cảnh lâm sàng gây nên là bệnh do độc tố rắn hổ mang nhưng lại lan truyền bằng đường

thở Nếu như các tác nhân gây bệnh mới này được thực hiện

trong các cuộc tấn công hoặc khủng bố sinh học thì khả năng gây bệnh của nó là vô cùng khủng khiếp

Ở Liên Xô thời bấy giờ, các VKSH được hoàn chỉnh và chế tạo nhờ một hệ thống gọi là Biopreparat (điều chế sinh học) Một trong những quan tâm mà chương trình VKSH của Liên Xô là

tạo ra được nhiều tác nhân gây phá huỷ mùa màng: bằng phương pháp lên men để tạo ra được nhiều loại nấm độc có thể gây bệnh

cho lúa mì, ngũ cốc

Sau khi Liên Xô tan rã, tổng thống Nga B Enxin thừa nhận sự

kiện rò rỉ bệnh than năm 1979 có liên quan đến chương trình

VKSH Năm 1993, có 3 kẻ đào tấu ra nước ngoài đã tiết lộ

chương trình VKSH vẫn đang được tiến hành ở Nga, tập trung

vào “siêu dịch hạch” (super plague) và được coi là tác nhân không có cách giải độc; Tổng thống Nga B Enxin nói ông

không hay biết gì, nhưng những kẻ đào tẩu vẫn khẳng định, giới

quân sự đang tiến hành chương trình này dù có được phép của

tổng thống hay không

1.4 Thời kỳ thứ tư - thời kỳ sau chiến tranh lạnh, từ sau

thập niên 90 đến nay:

Năm 1984, 75I người ở Dalles, Oregon - Mỹ đã nhiễm Salmonella sau khi các thành viên của một giáo phái lan truyền

vi khuẩn này ở một quán ăn

Trong “ngày tận thế”, giáo phái Aum Shinrykio, đã sử dụng

khí ga gây kích thích thần kinh (chất độc Sarin) ở ga tầu điện ngầm tại Tokyo - Nhật Bản Kết quả hơn 6000 trường hợp bị nạn và 12 người chết Mặc dù điều này đã được công bố, nhưng sự hiểu biết về các nguồn cất giữ VKSH của các nhóm này ít được biết đến, chủ yếu là vi khuẩn than và các virus gây xuất huyết

Trang 16

khuẩn than và vi khuẩn độc thịt (Botulism) ra khắp Tokyo ít nhất

8 lần Không trường hợp bệnh nào được xác định là có liên quan tới các vụ tấn công này

Tại Mỹ, một thùng hàng chứa Ricin đã được tìm thấy do một lời đe dọa ở bưu điện trung tâm Nam Carlifomia trong tháng 10/2003, không có trường hợp nào có các triệu chứng đi kèm với việc tìm thấy chất Ricin này; các trường hợp bệnh than đã được xác nhận ở Nam Florida tháng 10/2001; !9 trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ đã được báo cáo bởi CDC Florida, quận Columbia thành phố New York, New Jersey, Maryland, Pennsylvania, Virginia va Connecticut, 11 trong s6 nhitng trường

hợp này đã hít phải và cả 11 trường hợp có triệu chứng ở da và niêm mạc, nhưng có 2 trường hợp được báo cáo chắc chắn bị

nhiém tit Bacilus anthracis có trong bụi được chuyển qua đường

thư, và hầu hết những trường hợp hít phải này đã xảy ra ở các nhân viên bưu điện Một sự thống nhất về vấn đề khái niệm

“hàng rào sinh học ” trong cộng đồng đã được xác định

Theo các nguồn tin công khai, chính thức, hiện nay ước tính có 10-20 nước đã có trong tay hoặc có ý đồ, tư duy về phát động chương trình VKSH Mối lo ngại thực sự là:

- Thứ nhất: một vài nước nói trên trước đây có liên quan với

chủ nghĩa khủng bố được nhà nước hậu thuẫn; điểu này cũng tăng theo khả năng tấn công khủng bố bằng VKSH

- Thứ hai: nhiều nước đang nằm trong khu vực bất ổn định

trước đây và hiện nay, rất đễ xảy ra xung đột

- Thứ ba: có nhiều chuyên gia, các nhà khoa học thuộc Liên

Xô (cũ) đang xúc tiến chương trình VKSH ở đâu đó để kiếm

sống

- Thit ue: VKSH là vũ khí của các nước nghèo, dé sir dung, dé sản xuất, yếu tố tâm lý lo sợ do tác động VKSH nhiều khi còn có hiệu quả cao hơn là bệnh mà nó gây nên

Khủng bố sinh học thực sự là thách thức đối với các ngành

ngoại giao, kỹ thuật, y tế và tình báo quân sự Nhưng lĩnh vực

32

chính trị lại có khả năng răn đe được nguy cơ xảy ra CTSH

Công ước vẻ VKSH là công cụ quốc tế để ngăn chặn phổ biến

VKSH và khi phát hiện ra việc nghiên cứu, tàng trữ VKSH ở một quốc gia nào đó thì lệnh trừng phạt quốc tế tỏ ra có hiệu quả hơn cả

Patrice Binden và Oliver Lepick, các chuyên gia về VKSH và

VKHH, cho rằng trên thực tế, ngày 20/3/1995 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa khủng bố: ngày hôm đó, các bình chứa Sarin đã được đặt trong 5 toa tầu điện ngầm chính ở Tokyo

(Nhật Bản) làm 12 người chết, 6000 người bị ngộ độc, đó là điều

đã biết; nhưng các tác giả còn nhắc lại điều mà người ta còn ít biết, đó là “sào năm 1990, các tín đồ của giáo phái Aum đã gieo rắc độc tố Botulime gân toà nhà Quốc hội Nhật Bản nhưng

không sây tử vong gì”, vài tháng sau họ lại tái phạm với trực

khuẩn than nhưng vẫn thất bại Trước đó, năm 1992, các thành viên của giáo phái này đã tìm cách đem về nước những chủng

virus Ebola (gây bệnh sốt xuất huyết nặng) trong một chuyến công tác đặc biệt tại Daia

2 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC TÁC NHÂN SINH HQC DUOC UU TIEN SU DUNG TRONG CHIẾN TRANH SINH HOC

Khác với chiến tranh hạt nhân và hóa học, CTSH sử dụng các loại vũ khí được chế tạo từ các nguyên liệu có nguồn gốc sinh

vật như: vị khuẩn, virus, độc tố sinh học, nấm độc, côn trùng và

một số loài động vật Mục tiêu của CTSH là làm chết, gây bệnh

cho người và gia súc, phá hoại mùa màng gây tổn thất lớn về

sinh lực chiến đấu, làm yếu hậu phương, gây tâm lý hoảng loạn trong dân chúng đối phương

Theo quan niệm hiện nay, VKSH còn bao gồm cả các tác

nhân có thể làm hỏng xăng dâu, khí tài quang học Hiểu theo

Trang 17

vi sinh vật có độc tố nào đó có khả nang gây ra một bệnh nhất

định, VKSH phức tạp được chế tạo bởi hỗn hợp nhiều vi sinh vật

gây bệnh hoặc nhiều loại độc tố sinh học gây nên bệnh cảnh phức tạp, khó chẩn đoán, khó cứu chữa Tiếp thu những thành tựu khoa học y sinh học hiện đại, VKSH hiện nay bao gồm các

loại chủ yếu sau đây:

- Vũ khí di truyền: trên cơ sở công nghệ gen, đã chế tạo được

20-30 mầm bệnh mới lạ hoàn toàn chưa có trong thiên nhiên - Vũ khí độc tố: bản chất là sinh học nhưng qua được mật nạ

phòng độc và có thể tổng hợp bằng con đường hoá sinh Vì vậy,

loại vũ khí này còn được gọi là vũ khí hoá sinh mới hay là vũ

khí độc tố thế hệ III

- VKSH dạng aerosol: còn gọi là khí dung, là dạng đặc biệt, gây bệnh và lây bệnh rộng lớn, dễ xâm nhập vào công sự, địa

đạo, hầm hào, xe tăng, xe chỉ huy; phù hợp với tác chiến hiện

đại Vũ khí này còn được gọi là những “dam may vi trang” Nhiều hội nghị quốc tế đã đưa ra những công ước cấm nghiên cứu, tàng trữ, sử dụng VKSH như Công ước 1925, Công ước 1972 và gần đây nhất là Công ước 9/1986 Tuy

nhiên các công ước quốc tế này lại không ngăn cấm các quốc

gia nghiên cứu các biện pháp để tự phòng chống loại vũ khí này, cũng không đề cập tới việc cấm không được sử dụng các

kỹ nghệ sinh học tỉnh xảo (kỹ thuật biến đổi gen) để thiết kế

VKSH Sau này, Uỷ ban hiệp thương ra Nghị quyết cấm sử dụng kỹ thuật gen để thu nhận các vi khuẩn mới, độc tố với số lượng có thể sử dụng ngoài mục đích phòng chống, bảo vệ sức khỏe và hoà bình Điều thực tế là, việc nghiên cứu biện pháp phòng chống, thực chất là tự vệ, lại phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các mầm bệnh gây bệnh thực sự mà dự kiến đối phương sẽ

tập kích trong tương lai; do vậy, nghiên cứu các biện pháp

phòng chống và nghiên cứu VKSH để tiến công không có ranh giới phân biệt rõ ràng, kiểm soát quốc tế về vấn đề này thực sự khó khăn

34

2.1 Ưu, nhược điểm của vũ khí sinh học:

2.1.1 Ưu điểm của vũ khí sinh học về khía cạnh quân sự:

- Phá huỷ được sức chiến đấu (nhân lực) của đối phương song vẫn giữ được nguyên vẹn công trình hạ tầng cơ sở

- Phạm vi tác dụng từ rất nhỏ (tiến công chiến thuật) tới rất

lớn với khu vực ô nhiễm sát thương lên tới hàng trăm km? (tiến

công chiến lược)

- Có thể sử dụng VKSH với các mục tiêu tiến công, mục đích phòng thủ, trong chiến tranh tổng lực, chiến tranh cục bộ, chiến tranh du kích, gây bạo loạn, phòng chống bạo loạn, thiên tai, khủng bố sinh học

- Có tính sát thương đặc hiệu chuyên biệt với từng loạt đối tượng: chỉ gây bệnh dịch cho con người, thậm chí một số người có lựa chọn, hoặc một vài động vật, một loài cây trồng nhất định nào đó

- Vốn đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất, chế tạo VKSH thường thấp Có thể sử dụng trang thiết bị của các phòng thí nghiệm

thông thường, không đời hỏi sự đầu tư lớn, trang thiết bị hiện đại để sản xuất, chế tạo như vũ khí hạt nhân, VKHH

- Hình thức sử dụng VKSH trong tiến công, phòng thủ rất đa dạng, linh hoạt, dễ gây bất ngờ cho đối phương, gây khó khăn

trong việc phát hiện và phòng chống

- Tác hại của VKSH có thể kéo dài, tạo ra các phản ứng kiểu “phản ứng dây chuyền” trong khu vực tác chiến của đối phương

- Một số loại VKSH có thể hồ nhập vào mơi trường sinh học

tự nhiên không để lại dấu vết, gây khó khăn trong việc phát hiện và xác định các bằng chứng để tố cáo

- Có thể tạo ra vô vàn các loại VKSH có dải phổ và tính sát

thương khác nhau, có sức để kháng cao đối với các tác nhân vật lý, sinh học

Trang 18

2.1.2 Nhược điểm của vũ khí sinh học về khía cạnh quân

sự:

- Có thể gây tác hại trở lại cho chính lực lượng sử dụng tại địa

bàn tác chiến

- Do yêu cầu phải đổi mới dự trữ, luân chuyển các cơ số

VKSH nhanh hơn nhiều so với việc thay đổi các loại vũ khí khác, làm chỉ phí duy trì thực tế khả năng chiến đấu của VKSH tăng lên

- Nếu không giữ được các yếu tố bí mật bất ngờ thì đối

phương có thể đưa ra các biện pháp phòng chống hiệu quả

- Nhiều yếu tố vật lý, hóa học trong thiên nhiên (độ ẩm, nhiệt

độ, đối lưu không khí, tia cực tím ) có thể phá huỷ, làm bất hoạt

VKSH và cản trở chúng xâm nhập vào các đối tượng

- Với sự phát triển của khoa học hiện đại, nhiều quốc gia đã

chế tạo ra các phương tiện phát hiện sớm, chính xác từ xa và

ngăn chặn có hiệu quả tác hại

2.2 Phương hướng cải tiến và hoàn thiện vũ khí sinh học: Để đáp ứng nhu cầu về cải tiến và hoàn thiện các loại VKSH,

dựa vào các thành tựu khoa học mới nhất, các chuyên gia cho rằng cân nghiên cứu và phát triển VKSH theo các hướng sau đây:

2.2.1 Chế tạo vũ khí sinh học có hiệu lực chiến đấu cao: Người ta có thể dễ dàng chế tạo ra số lượng rất lớn các vi sinh vật gây bệnh dùng cho chiến tranh Rôsơbơri, nhà chiến lược vẻ VKSH của Mỹ, đã viết: “Nếu chúng ta muốn VKSH có hiệu lực thì phải tạo ra những điêu kiện sao cho mỗi chén nước uống hay mỗi mét khối không khí thở cũng làm gây bệnh cho người ” Với

thành tựu khoa học hiện nay, người ta lại muốn dùng một lượng

rất nhỏ mầm bệnh vẫn có thể mang lại những hiệu quả mong

đợi Theo hướng đó, nhờ kỹ thật di truyền, biến đổi gen mà

người ta có thể tạo ra các loài vi khuẩn có đặc tính phù hợp với 36

yêu cầu của một tác nhân gây bệnh được lựa chọn để chế tạo vũ khí và đã thành công trong việc tạo các chủng vi sinh vật có

những đặc tính Kỳ lạ: ví dụ vi khuẩn dịch hạch, nhưng lại tiết ra

ngoại độc tố của bạch hầu; là virus cúm nhưng khi gay bénh lai

tiết ra nọc độc của rắn hổ mang Cobra; có thể kháng lại các loại

kháng sinh hiện có, đối phương sẽ không chẩn đoán được ˆ

VKSH mới còn phải là các chất độc sinh học kiểu mới, có thể

tổng hợp bằng phương pháp nhân tạo Việc sản xuất độc tố hoá

sinh mới (được gọi là chất độc hóa học thế hệ III) không năm trong điều khoản cấm của các công ước quốc tế Các độc tố này có độc tính cao gấp ngàn, vạn lần các chất độc quân sự hiên có Người ta cho rằng khả năng uy hiếp của vũ khí độc tố mới này trong tương lại là điều không thể không tính tới

Theo tài liệu của Mỹ công bố năm 1998, các TNSH được ưu

tiên sử dụng làm VKSH (Medical Aspects of Chemical and

Biological Warfare, Maryland 1998) gồm: - Vị khuẩn: + Vị khuẩn than + Vị khuẩn dịch hạch + Vi khuẩn Tularemi + Vị khuẩn sốt làn sóng ~ Rickettsia gay bénh sét Q - Virus:

+ Virus đậu mùa

Trang 19

2.2.2 Hoàn thiện các kỹ thuật, điêu kiện để các mâm bệnh

dùng cho việc tạo vũ khí sinh học, ổn định độc lực gáy bệnh và

tăng hiệu quả sử dụng:

Một loại VKSH có hiệu lực chiến đấu cao là loại vũ khí mà ˆ

các mâm bệnh có thể tồn tại ở ngoại cảnh một thời gian nhất

định, phù hợp với mục đích quân sự Trước đây, người ta muốn

sử dụng các mầm bệnh có khả năng tồn tại lâu ở ngoại cảnh,

nhưng hiện nay yếu tố “vữa và đủ ” rất được coi trọng Hòn dao Gruinard của Anh được dùng để thử các mầm bệnh, đến nay đã

hơn 40 năm, nhưng hòn đảo này vẫn còn bị ô nhiễm vi khuẩn đó,

vì vậy nó đã trở thành đảo hoang Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu chế tạo các vỏ bọc nhỏ (microcapsule) để bảo vệ mầm bệnh

mà không ảnh hưởng đến việc xâm nhập vào cơ thể người; chế

tạo các thiết bị phương tiện mang và đưa VKSH đến mục tiêu

một cách hợp lý, bất ngờ và có hiệu quả

2.2.3 Nghiên cứu và hoàn thiện các dạng sử dụng vũ khí sinh học:

Để tận dụng tối đa tác dụng của VKSH, xu hướng chung là

nghiên cứu VKSH dạng aerosol Dạng vũ khí này có ưu điểm lớn, rất phù hợp với mục đích chiến thuật, chiến lược của CTSH

Tuy nhiên, hiện nay người ta cũng rất chú ý đến đặc tính có thể

sử dụng một cách bí mật của VKSH nhằm thực hiện mục tiêu

đầu độc, phá hoại hoặc khủng bố Có thể chế tạo các phương tiện sử dụng VKSH đơn giản được gọi đó là “cuộc CTSH ải xe đạp ” hoặc “cuộc CTSH xách va ly” (qua con đường ngoại giao, du

lịch) hoặc “chiến tranh qua các bì thự”

2.2.4 Nghiên cứu các hình thức tác chiến thích hợp cho việc lập kích vũ khí sinh học:

CTSH rất phù hợp để thực hiện mục tiêu chiến thuật và chiến lược Nghiên cứu các hình thức, thời cơ, quy mô sử dụng và dự kiến các tình huống có thể kết hợp với vũ khí hạt nhân, hóa học

là một hướng nghiên cứu quan trọng Các nhà quân sự rất coi

38

trọng việc sử dụng VKSH để tập kích vào mục tiêu biệt lập (đảo,

quần đảo) hoặc những căn cứ xa sự chỉ viện của hậu phương Theo một số nhà quân sự, chỉ cần một máy bay mang bom chứa mầm bệnh là có thể thành công đối với một vài hòn đảo hoặc quan dao rong vai tram km’

2.2.5 Thiết kế một đê án sẵn xuất vũ khí sinh học hợp lý, tiết kiệm được các chỉ phí cho lực lượng thường trực, tránh được sự kiểm soát quốc tế:

Ngày nay, những nước có nền công nghiệp sinh học và hoá dược phát triển có thể sản xuất dễ dàng các mầm bệnh dùng để chế tạo VKSH Hơn nữa, việc tàng trữ các loại vũ khí này cũng không còn là bắt buộc như trước; vì vậy, việc giám sát quốc tế rất khó khăn Thiết kế một để án sản xuất sao cho tan dụng được các cơ sở nghiên cứu khoa học (dân sự và quân sự); áp dụng kịp thời các thành tựu khoa học mới vào sản xuất, thử nghiệm VKSH, tiến tới chế tạo hàng loạt khi có tình trạng khẩn cấp là một việc đang được ưu tiên nghiên cứu

Theo các tài liệu nước ngoài (1998), hiện nay khoảng 10 nước đang nghiên cứu VKSH và hàng chục nước có khả năng phát triển VKSH khi cần thiết Những nghiên cứu vẻ VKSH đang được tiến hành hết sức bí mật và không ai biết được chỉ phí thực

sự cho các để án này Nếu nói rằng khối lượng vũ khí hạt nhân

hiện nay dang có, có thé phá huỷ nhiều lần trái đất thì cũng có thể nói thêm rằng: trái đất của chúng ta đang chứa đựng trong nó

khả năng gây dịch bệnh khủng khiếp do con người cố tình tạo ra và cũng đúng như nhà báo Paoen đã viết: “Trong lịch sử CTSH,

người ta còn phải tiếp tục viết thêm những chương mới ”

Để đáp ứng được các yêu câu về hiệu quả chiến đấu, các tiêu chuẩn chọn làm TNSH được để ra rất chặt chẽ, phải đáp ứng được các đòi hỏi sau đây:

- Vi sinh vật phải có độc lực mạnh Độc lực mạnh là tiêu

chuẩn đầu tiên, là thước đo hiệu quả chiến đấu của VKSH

Trang 20

Thong thường, vi sinh vật có độc lực mạnh là những vi

sinh vật với liều gây chết rất nhỏ bé (thường được đo là

microgram hoặc thấp hơn) đủ để giết chết hoặc loại khỏi vòng chiến đấu các sinh lực đối phương

-_ Vị sinh vật mới lạ lần đầu tiên xuất hiện ở địa phương hoặc

ở quốc gia đó Thông thường, để tạo ra các vi sinh vật mới

lạ phải dựa vào công nghệ sinh học bậc cao và phải bảo quản nghiêm ngặt và có các biện pháp phòng chống cho người chế tạo và sử dụng vũ khí đó

- Vi sinh vat gay bénh dich nhiều người mắc, lan truyền nhanh, sẽ làm cho đối phương lúng túng trong phòng chống và thanh toán hậu quả

- Vi sinh vật tồn tại lâu bền ở ngoại cảnh, khi gặp điều kiện

thuận lợi xâm nhập vào cơ thể và gây ô nhiễm môi trường, khó làm sạch và thanh toán nguồn bệnh

-_ Vị sinh vật kháng lại thuốc kháng sinh thông dụng, có hiệu lực cao đang được sử dụng và kháng lại các kháng sinh vừa

mới được sản xuất ứng dụng hoặc chỉ phát triển được trong điều kiện phụ thuộc vào kháng sinh đó Kết quả là bệnh

càng thêm nặng và không còn phương pháp nào để điều trị Thông thường mỗi loài vị sinh vật được lựa chọn làm tác nhân

để chế tạo VKSH chỉ đáp ứng được 1 hoặc 2 tiêu chuẩn trên Tuy nhiên, bằng công nghệ cao người ta có thể tạo ra các vi sinh vật có nhiều tính trạng đặc biệt để tạo những điều kiện bất ngờ đạt hiệu quả chiến đấu cao

Người ta vẫn gọi VKHH và VKSH là “bom nguyên tử của những nước nghèo” vì khả năng dễ chế tạo, dễ sử dụng không kém gì vũ khí hạt nhân Trước khi có vũ khí hạt nhân trong tay,

một số nước cần có một thứ gì đó để gọi là "rd đãa ” hoặc “răn

đe” đối phương Ngày nay, chỉ cần có nền công nghiệp dược

phẩm và thuốc trừ sâu phát triển là có thể đễ đàng sản xuất

VKSH vàVKHH Hơn nữa, với nền công nghệ hiện có, việc tàng 40

trữ các loại vũ khí này không còn cần thiết; khi cần, chỉ một thời gian ngắn là có thể đủ sản xuất đáp ứng nhu cầu của chiến tranh, hiện nay có nhiều nước nghèo cũng có trong tay tên lửa có thể mang VKSH Việc kiểm soát quốc tế với các cơ sở sản xuất VKSH là rất khó thực hiện

Các chuyên gia VKSH cho rằng, ở các quốc gia nghèo, để có VKSH có thể đi theo các hướng sau đây:

- Mua các thiết bị, kỹ thuật công nghệ cao, trong đó đáng chú ý là công nghệ tổng hợp AND và công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh từ vi sinh vật Có trong tay một số thiết bị khoa học tính xảo, họ sẩn sàng chuyển hướng nghiên cứu, bí mật tạo ra các chủng vi sinh vật kháng lại kháng sinh, có độc lực cao làm tiền để cho các nghiên cứu ứng dụng tác chiến sau này

- Chế tạo một số độc tố sinh học có tác dụng khủng bố, ám sát, đầu độc một số cá nhân hoặc đơn vị nhỏ

- Sản xuất vũ khi vi trùng truyền thống (thường là các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, dịch hạch, than) gây ô nhiễm các nguồn nước, thực phẩm, phát huy tác dụng gây dịch

cho đối phương chưa có nền y tế dự phòng đủ khả năng

đập tắt dịch khi mới xuất hiện

- Tiến hành từng bước nghiên cứu cơ bản để tạo ra một số TNSH tiến công, thử nghiệm hiệu quả chiến đấu và sức

bén đối với ngoại cảnh Trên cơ sở này nghiên cứu các

biện pháp phòng chống, cứu chữa và thanh tốn ơ nhiễm

môi trường

- Nghiên cứu để đánh giá tác hại ô nhiễm không gian và thời gian của VKSH đạng aerosol để dự kiến quy mô 6 nhiễm, tỷ lệ dân số bị ô nhiễm VKSH ở dạng này Trên cơ

sở đó nghiên cứu các biện pháp phòng chống có hiệu qua

Phân loại TNSH (¡heo các chuyên gia quân sự Liên Xô cũ, 1978):

Trang 21

Nhóm Phân loại VKSH Tác nhân sinh học Theo thời Nhanh Độc tố độc thịt

gian bệnh [ham Dịch hạch, than, tularemi, viêm não, sốt

vàng, viêm tuỷ ngựa Mức độtổn |Mắc bệnh | Brucella, sốt phát ban, sốt Q, đậu mùa thương nặng |và loại ngũ nhẹ Chết Dịch hạch, than, sốt vàng, đậu mùa, độc thịt

Loại khỏi | Viêm não, Tularemi, sốt làn sóng, sốt Q, vòng chiến | viêm tuỷ ngựa Venezuela

Bénh có lây |Lây lan Dịch hạch, đậu mùa, giai đoạn đầu của và không lây sốt phát ban, giai đoạn đầu của sốt vàng,

viêm não đo muỗi truyền, than (thể phổi) Không lây | Tularemi, sốt Q, độc thịt, sốt làn sóng, Meloidose Khả năng Ít bền vững | Dịch hạch, viêm não, sốt vàng, độc thịt bền vững của tác nhân ở ngoại cảnh Vừa Viêm tuỷ ngựa, sốt làn sóng, Tularemi, sốt phát ban Bền vững |Than, sốt Q, nấm

2.3 Định hướng nghiên cứu về tác nhân sinh - hóa học: 2.3.1 Khái niệm về tác nhân sinh - hóa học:

2.3.1.1 Định nghĩa:

Trong chiến tranh, tác nhân sinh - hóa học (biological

chemical: BC) là những hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vậi, vi sinh vậi, được chiết xuất, tìm ra cấu trúc hóa học rồi

nghiên cứu tổng hợp bằng con đường hóa học hoặc sinh học để

sử dụng làm VKSTHL

Như vậy, tác nhân BC vừa mang tính sinh học vừa mang tính

hóa học, là loại tác nhân trung gian giữa VKSH và VKHH

42

Nghiên cứu phát triển tác nhân BC là một hướng quan trọng của

các nước đế quốc trong những năm gần đây như một loại VKSTHL của tương lai, của thế kỷ 21

2.3.1.2 Tình hình phát triển tác nhân BC trên thế giới:

Lịch sử phát triển của tác nhân BC là con đường đi từ những chất độc có độc tính thấp đến việc tìm ra những tác nhân có độc

tính rất cao (siêu độc) Có thể chia các loại tác nhân BC thành 3 thế hệ trong quá trình phát triển

- Thế hệ thứ nhất: gồm những chất độc hóa học có độc tính thấp, nhưng đã từng được sử dụng rộng rãi trong đại chiến thế giới lần thứ nhất như: Phosgen, Yperit làm VKHH Quân đội Iraq đã sử dụng chất độc này trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq

(1984-1987)

- Thế hệ thứ hai: gồm những chất độc xuất hiện từ chiến tranh thế giới lần thứ hai là những loại chất độc được phát triển mạnh trong thời kỳ chiến tranh lạnh và giữ nguyên ý nghĩa quân sự cho đến ngày nay như: Sarin, Soman, Vx

Trong thời kỳ này cũng xuất hiện các tác nhân làm mất khả nang chiến đấu tạm thoi (Incapacitaing agent) nhu chất gây rối

loạn tâm thần BZ, chất gây kích thích CS Những loại tác nhân này không làm chết người nên theo các chuyên gia quân sự nước

ngoài, chúng không bị các công ước quốc tế ràng buộc và có thể sử dụng rộng rãi trong thời bình như chất CS (hơi cay)

- Thế hệ thứ ba: con đường tổng hợp các chất hóa học có độc

tính rất cao có những giới hạn và người ta tìm cách “bắt chước ” các độc tố có từ thiên nhiên Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ này, các chuyên gia của các đế quốc đã lặn lội vào các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ, xuống biển tìm các loài sinh vật có chứa độc tố mạnh để nghiên cứu với hy vọng tìm được các chất siêu

độc Từ đó, khởi đầu cho một hướng mới và chuẩn bị cho ra đời một thế hệ tác nhân mới: “tác nhân sinh hoá” hay “biotoxin”

hay “toxin tổng hợp”

Trang 22

Đặc điểm nổi bật nhất của thế hệ mới này là: có độc tính cao Nếu lấy Sarin (thế hệ thứ hai) làm chuẩn, mà độc tính của nó

được quy ước là 1000 thì: - Chất độc thế hệ thứ nhất (Yperit, Phosgen) là: 10.000- 100.000 - Chất độc thế hệ thứ ba là: + Saxitoxin: 10-1000 + Tatanustoxin: 0,01-0,1 + Botulinustoxin: 0,001-0,01

Quy trình chế tạo các tác nhân BC có thể tổng quát như sau: - Giai đoạn thứ nhất: sưu tầm các loài sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) có khả năng cho những độc tố có độc tính cao

- Giai đoạn thứ hai: nghiên cứu chiết xuất các độc tố đó, tìm

hiểu tác dụng gây độc trên động vật thực nghiệm và phải tìm

cách làm rõ được cấu trúc hóa học của độc tố

- Giai đoạn thứ ba: nghiên cứu công nghệ hóa học hoặc sinh học để sản xuất với số lượng lớn các độc tố đó, xác định khả năng ứng dụng làm vũ khí hoặc làm chất đầu độc (nguồn nước,

lương thực thực phẩm)

- Giai đoạn thứ tư: nghiên cứu hoàn thiện các phương tiện sử

dụng tác nhân sinh hoá (vũ khí nổ, máy phun )

2.3.2 Phân loại tác nhân BC:

2.3.2.1 Tác nhân BC có nguồn gốc từ thực vật:

Từ thời cổ đại, con người đã tìm kiếm các loài cây có nhựa

độc để tẩm vào tên săn bắn hoặc để chiến đấu Những chất độc

từ thực vật có thể là các alcaloid như: nicotin, strychnin, atropin, aconitin (cây ô đầu), curarin nhưng cũng có thể là các toxin

như độc tố của nấm (phallotoxin, aflatoxin ) Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa khám phá hết được tất cả các chất độc của nhiều loại cây

44

2.3.2.2 Tác nhân BC có nguôn gốc động vật:

- Từ côn trùng: chất độc có độc tính cao từ côn trùng đáng chú ý có cantharidin lấy từ một lồi cơn trùng có cánh của Tây Ban Nha (Lyttavesicatoria), người ta đã biết rõ cấu trúc (dẫn xuất của axit xyclochaxandicarbonie) và có khả năng tổng hợp bằng con đường hóa học Chất độc này có khả năng gây chết người và

có thể gây nhiễm độc lương thực thực phẩm như một chất đầu

độc

- Độc tố của rắn: có tới 300-400 loài rắn, chưa kể các loài rắn biển Thành phần của độc tố từ rắn rất khác nhau, nhưng chúng

đều fa hỗn hợp của polypeptid hoạt động sinh học mạnh với protein và một số nguyên tố vi lượng cũng như các enzyme

Người ta chia các độc tố của rắn thành 3 nhóm:

+ Độc tố có tác dụng với hệ thần kinh: đại điện cho nhóm

này là độc tố của nọc rắn hổ mang (Najnaja)

+ Độc tố có tác dụng đối với hệ thống tuần hoàn

+ Độc tố có tác dụng cục bộ: gây loét và viêm tại vết rấn

cắn hoặc vị trí tiếp xúc với độc tố

- Độc tố của bọ cạp: các độc tố của bọ cạp vùng nhiệt đới đều rất độc Từ một con bọ cạp có thể lấy được 4 mg độc tố khô và

chỉ 0,5 mg độc tố này có thể làm chết 200 con chuột lang

- Độc tố của cóc: nhiều loài cóc có chứa độc tố trong các tuyến đưới da và trong trứng cóc mà tác dụng độc của chúng rất

khác nhau, chưa được nghiên cứu kỹ Gần đây, một số nước đã chiết xuất và tổng hợp được độc tố rất độc có tác dụng thần kinh như: batracotoxin được coi là chất độc có độc tính cao nhất trong các chất độc có nguồn gốc thiên nhiên Một số độc tố khác cũng

đã tìm được cấu trúc hóa học và có khả năng tổng hợp hóa học

như: bufotoxin và atelopidtoxin

- Độc tố lấy từ động vật biển: động vật biển có nhiều loài chứa độc tính cao, như sên biển có độc tố murexin hay senziolylcholin và rất nhiều độc tố từ các loài rấn biển như

Trang 23

một loại độc tố chiết xuất từ cá được các chuyên gia quân sự chú ý nghiên cứu nhất trong những năm gần đây Độc tố này có trong một loài cá hình dáng tròn như hòn bị ở biển Nhật Bản (tiếng Nhật gọi là cá Fugu) và một số loài cá khác Hàm lượng độc tố có trong gan, ruột, nhiều nhất ở trứng, nhưng không có trong thịt và máu cá Công thức hóa học của tetrodotoxin là C11-

HI17-08-N3 và đã rõ được cấu trúc không gian cũng như khả năng tổng hợp bằng con đường hóa học

2.3.2.3 Tác nhân BC từ vỉ khuẩn:

Botulinustoxin (độc tố độc thị) đã được chiết xuất từ năm 1946 (Lamanna) và Viện nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố những chứng cứ là loại độc tố này

đã thử nghiệm trên thực địa dưới dạng aerosol với kết quả khả

quan (cùng một lượng như nhau khả năng sát thương của độc tố độc thịt cao hơn CĐTK) Nhiều khả năng, botulinustoxin đã được nạp vào một số loại vũ khí (lựu đạn, đạn pháo) của quân

đội Mỹ Ngoài ra, còn một số độc tố khác từ vi khuẩn đã và đang

được chú ý nghiên cứu

2.3.3 Hiệu quả và tác dụng sát thương của các tác nhân

BC: :

Ưu điểm lớn nhất của tác nhân BC là độc tính cao, nghĩa là

giảm được đáng kể số lượng chất độc Điều này liên quan với

“Công ưóc Pari 1993”: cấm nghiên cứu phát triển, sản xuất,

tàng trữ và sử dụng VKSH và tiêu huỷ chúng cũng như các cơ sở sản xuất vũ khí đó Chương VI của Công ước là “Các hoạt động mà Công ước không cấm ” có ghỉ: sử dụng các chất độc, chất ban đầu để nghiên cứu các biện pháp đẻ phòng, có thể sản xuất chất độc dưới 100 kg được coi là không vi phạm công ước Nhưng

nếu tìm được các tác nhân có độc tính “si¿w độc” thì 100 kg la một lượng đáng kể có thể sử dụng cho một cuộc chiến tranh

Nếu vũ khí sinh hoá được sử dụng sẽ làm đảo lộn hầu hết các quy tấc và làm mất hiệu quả của các biện pháp phòng chống

VKHH cũng như VKSH: các vacxin tiêm phòng đối với các loại

46

vi khuẩn không có tác dụng với tác nhân BC, thuốc phòng tương

tự như thuốc phòng chất độc thần kinh (CĐTK) không có hiệu quả, chưa tìm được thuốc chống độc đặc hiệu, các phương tiên

phát hiện và chẩn đoán truyền thống không còn hiệu luc ;

Tác nhân BC không những có khả nang str dụng như một loại

vũ khí chiến lược mà còn có thể dùng ở cấp chiến thuật với mục tiêu lựa chọn hoặc hỗ trợ trong những cuộc chiến tranh phi hat

nhan

Tuy trong quá khứ, việc sử dụng VKSH và tác nhân BC chưa đạt được hiệu quả thích đáng, nhưng chúng là một mối đe doa

trong tương lai vì khả năng ngăn chặn quá trình phát triển của

loại vũ khí này rất khó khăn, đặc biệt đối với những thế lực theo

đuổi chính sách và những biện pháp khủng bố

Đối với tác nhân BC cần có những nghiên cứu đặc biệt vì những biện pháp thông thường không phát huy được tác đụng, trong đó có những trọng tâm sau đây:

- Phương tiện trinh sát phát biện tác nhân BC từ xa: đầu dò trọng lượng nhẹ bằng hồng ngoại thụ dong, dau dd bing LASER hồng ngoại

~ Các phương tiện phòng chống cá nhân và tập thể:

+ Cá nhân: quần áo đã chiến và mặt nạ chống tác nhân BC

tiên tiến có thể mặc thường xuyên, ít phải thay đối,

+ Tập thể: hệ thống phòng hộ tập thể liên kết tiên tiến

(đang phát triển) `

- Phương tiện tiêu tẩy: chất hấp thu dạng bột khô nhiều lớp

phủ mang tác nhân hấp thu, được sử dụng trước hoặc sau khi bị: tấn công bằng tác nhân BC, có chất xúc tác hoặc enzyme

- Cấp cứu điều trị: là lĩnh vực y học gap nhiều khó khăn nhất đối với những tác nhân BC hoàn toàn mới vì chưa có phương

pháp chẩn đoán đặc hiệu, chưa có thuốc phòng (vacxin, thuốc phòng thông thường không có tác dụng) chưa có thuốc chống

độc đặc hiệu

Trang 24

* Các tác nhân kinh điển được lựa chọn làm vũ khí sinh học: Tỷ lệ tử | a Png | a "= | Bệnh, Lo Tính Các bệnh | Mẩmbệnh | Lính gây jvongnéu 44,’ /phapgieo| ca, bệnh không hứng | re mấm | vn điểu trị | "9 | pạng | €8 3 Nặng Nước + -T: a V cholerae - Cao 10-80% mất nuéc| T phdm -80% ee 2 Cao - Thuong A 0, Nước + hàn S typhi Cao 4-20% Sốt T phẩm Cao Sốt, mất | Nước +

-L y Shigella sp Cao 2-20% 209 nước | T.phẩm ' ; Cao - Tularemi |F tularensis Cao 0-60 |Sốt nặng Aeroso'* Thap - Sốt làn sóng Brucella sp Cao 2-5% „_ J Sốtkéo | Aerosol + | „, „ dai T hoá Thấp - Bệnh giả ty Cao œ | NK nặng x

thư P pseudomallei 3200 VK 90-100% + Mộ Aerosol | Thap

Bénh ty thy |\cinobacilus enh ty thứ tei Cao |90-100% |NKPšPðÍ Aerosol | Thấi ol Me ©ï0SO ấp - Độc lố độc ; Cao œ | Nh độc | Aerosol + thụ Botulinum 0,2-0,3 meg 60-80% nang T hố Khơng Coccidioides Cao “ - Nấm độc lmemilis 4350 bao ta| 01% Sốt | Aerosol | Thấp

Tinh gai vong nếu Bệnh, hap gieo Tính Cac bénh | Mảm bệnh bệnh "đầy không jvong chứng | Tắc mầm Í địch triệu |P P989] gay điều trị 9| bệnh | Virus: -Hôhấp |ViruscúmA(A1| Cao 0-1% Sốt, | Aerosol | Cao A2), B, C NKHH - Sét vet Cao 10-100% | Sốt nang} Aerosol + | Cao Ve Ch psittasi - Viêm não Cao 1-30% |Viêm não| Aerosol + | Cao Xuân hè Muéi - Sốt vàng [Virus sốt vàng Cao 4-100% | Sốt vàng Cao đa - Viêm tuỷ | VEE virus Cao Rất cao |Viêm não| Aerosol + | Cao ngựa nặng Muỗi Venezuela , - Sét thung ]RVF virus Cao Cao |Sốtnăng| Aerosol } Cao lũng - Đậu mùa _ jVirus đậu mùa Cao 40-00% |Sốt+ MỦI Aerosol | Cao - Rickettsia Cao

Thanh dich R prowazeki 100 TB 10-40% |Sối nặng| Aerosol | Cao - Sốt ban nui /R rickettsia Cao 10-30% | Sốt nặng | Aerosol + | Cao

đá Ve

- Sốt Q Coxiella burnetti Cao 1-40% | Sốt1 |Aerosol+ | Cao tuan | Chay ran Vi khuẩn:

: Cao oy | N tring } Aerosol + - Dịch hạch |Y pestis 3000 VK 30-100% nặng | Bọ chét Cao

Cao ạ | Thể phổi | Aerosol + - Than B anthracis 2000 VK 95-100% nặng Da Cao

48

2.3.4 Các tác nhân vì sinh vật có thể gây khủng bố sinh học (theo tài liệu của Mỹ trích dẫn từ Uptodate 13.2, ngày 30/8/2005):

- Danh mục tác nhân A: + Virus đậu mùa

+ Bacillus anthracis (bệnh than )

+ Yersinia pestis (bệnh dịch hạch)

+ Clostridium botulinum toxin (bệnh độc thịt}

+ Francisella tularensis (Tularemia)

Trang 25

+ Filoviruses (Ebola, Marburg)

+ Arenaviruses (Lassa, Junin và các virus liên quan) - Danh mục tác nhân B: + Coxiella burnetti (sốt Q) + Brucella sp (sot làn sóng) + Burkholderia mallei (glander) + B pseudomallei (metioidosis) + Chlamydia psittaci (psittacosis)

+ Rickettsia prowazekii (s6t phat ban thanh dich)

+ Alphaviruses (eastern equine encephalitis, western equine encephalitis, Venezuelan equine encephalitis)

+ Ricin toxin

+ Epsilon toxin tit Clostidium perfringens

+ Staphylococcus enterotoxin B (tu cdu vang sinh déc té B) + Salmonella spp (thương hàn) + Shigella đysenteriae (ly trực khuẩn) + Escherichia coli 1257: H7 + Vibrio cholerae (bénh ta) + Cryptosporidium parvum - Danh mục tác nhân C: + Nipah virus + Hantaviruses

+ Tickborne hemorrhagic ferver viruses

+ Tickborne encephalitis viruses

+ Yellow ferver

+ Trực khuẩn lao đa kháng thuốc

50

2.3.5 Cde xu huéng méi dp dung k§ thuét sinh học phân tử để chế tạo vũ khí sinh học hiện đại (còn gọi là vũ khí gen):

1 Phân lập và thích nghỉ các chủng vi khuẩn và virus mọc ở nhiệt độ cao để tăng cường sức đẻ kháng chống đối với nhiệt độ va cdc stress aerosol

2 Thực hiện tái tổ hợp hay biến nạp các tiểu phân virus hay

các axit nucleic của chúng với nhau để tạo nên các virus mới

3 Phân lập các ARN và tái tổ hợp vào các virus khác để tạo

nên các virus có các đặc tính sinh học khác thường

4 Nghiên cứu hiện tượng tải nạp: phân lập phage từ nuôi cấy các vi khuẩn sinh tan (Lysogene), gây đột biến các chung vi khuẩn không độc thành các chủng độc, chuyển một số tính chất của loài vi sinh vật này sang loài vi sinh vật khác (bằng kỹ thuật

tải nạp) tạo nên các chủng vi khuẩn mới có những đặc điểm sinh

học lẫn lộn

3 Nghiên cứu sự hoà hợp di truyền giữa các vi khuẩn đùng trong CTSH bảng cách xác định sự giống nhau trong các đặc điểm hoà hợp AND của chúng để chế tạo các VKSH bí mật và sẵn sàng thay thế khi bị tiết lộ hoặc khi đối phương có các biện pháp phòng chống đặc hiệu có hiệu quả

6 Sử dụng các kỹ thuật plasmid (nhiễm sắc thể ngoài nhân) của vi khuẩn để tạo ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và đa kháng kháng sinh (multi drug resistance: MDR)

7 Tạo ra các TNSH là các axit nucleic đơn thuần để chủ động phòng tránh được các yếu tố ngoại cảnh và các biện pháp miễn

dịch chẩn đoán sẽ vô hiệu quả (xem thêm phân biệt virus và axit nucleic)

Xu hướng tách chiết axit nucleic của các virus để làm TNSH gây bệnh đang trở thành hiện thực Điều quan trọng là phải bọc được các axit nucleic này bằng các chất đặc biệt để có thể tan ở nhiệt độ của đường hô hấp trên và ở phế nang khi chúng xâm

Trang 26

là các tiểu phân aerosol được bọc trong các “vỏ bọc cực nhỏ” (microcapsule) Đảng so sánh tác dụng của vừus và các axit nucleic của chúng: Các tính chất Virus Axit nucleic cua virus Gay bénh +++ ++

Gây bệnh sau khi trộn với kháng huyết thanh 0 ++ Gây bệnh sau khi chiết xuất bằng phenol ++ ++ Gây bệnh sau khi đun nóng 60°C 0 ++ Gây bệnh sau khi trộn với formalin 1% 0 ++ Gây bệnh sau khi trộn với lodin 0 ++ Tính kháng nguyên +++ 0 Phạm vi gây bệnh ở các vật chủ Hep Rong 2.4 Phân loại tác nhân sinh học theo mức độ an toàn sinh học:

Theo các tài liệu nghiên cứu gần đây của Mỹ (1998) về an toàn sinh học cho các nhân viên y tế nghiên cứu hoặc chăm sóc

các trường hợp bệnh nhân nhiễm TNSH nếu xảy ra, mức độ cách

ly, phòng lây lan phụ thuộc vào tính chất lây nhiều hay lây ít của

các TNSH Trên cơ sở đó, người ta sắp xếp các TNSH theo các

mức độ an toàn sinh học Dưới đây danh sách các TNSH theo

mức độ lây nhiễm và mức độ an toàn sinh học

3.4.1 Mức độ an toàn sinh học BL4 ( biosafety level 4) tuyét đối: 1 Virus Ebola 2 Marburg virus 3 Virus gây sốt xuất huyết Crim - Congo 52

4 Virus gây bệnh đậu mùa ở người 5 Virus gây bệnh đậu ở khi

6 Vi khuẩn dịch hạch (thể phổi)

7 Virus Lassa

8 Virus gây sốt xuất huyết Argentina

9 Virus gây sốt xuất huyết Bolivia 10 Virus gây sốt xuất huyết Venezuela

2.4.2 Mức độ an tồn sinh học thơng thường nhưng nhân viên y tế có các bảo hộ đặc biệt:

1 Viêm não do ve

2 Virus sốt vàng

3 Virus viêm não Venezuela

4 Virus gây sốt Rift - Valley 5 Virus Chikungunya 6 Virus Dengue 7 Vi khudn Brucella 8 Phẩy khuẩn tả 9, Trực khuẩn than gây bệnh da, hạch 10 F tularensis thé hạch

11 Y pestis thể hạch hoặc nhiễm khuẩn huyết

2.4.3 Mức độ an tồn sinh học thơng thường không có chế

độ đặc biệt về bảo hộ:

1 Virus viêm não miền Tây 2 Virus viêm não miền Đông

3 Virus sốt xuất huyết hội chứng thận (Hantaan, Seoul)

4 Virus viêm não Nhật Bản

5 Virus truyền bệnh do muỗi đốt

6 Coxiella burnetti (sốt Q)

Trang 27

7 Chlamydia psittaci 8 Độc tố ruột tụ cầu B 9 Ricin toxin 10 Trichothecene mycotoxin 11 Botulinum toxin

Danh sách trên nhằm phân loại mức độ lây nhiễm của bệnh nhân khi bị nghỉ ngờ nhiễm TNSH Tuy nhiên, trong việc nghiên

cứu chế tạo các TNSH trên ở dạng aerosol thì chế độ an toàn

sinh học sẽ ở mức độ tuyệt đối (BL4)

3 CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VŨ KHÍ SINH HỌC

3.1 Các phương pháp sử dụng vũ khí sinh học kinh điển:

3.1.1 Hệ tống chiến tranh sinh học:

Hệ thống CTSH bao gồm tất cả các trang bị, nhân viên và tổ chức cần thiết để chỉ huy và triển khai các phương tiện kỹ thuật

chiến đấu nhằm mục tiêu đưa VKSH đến đích một cách hiệu

quả -

Để một TNSH được sử dụng trong chiến tranh, phải qua các bước cơ bản sau;

- Nghiên cứu về độc lực và các yếu tố liên quan - “Vũ khí hoá” được các tác nhân này

- Có phương tiện mang và đưa được tác nhân đến mục tiêu

Trong các bước cơ bản trên, bước cuối cùng đồng thời là bước

quyết định hiệu quả của VKSH

3.1.2 Các phương pháp sử dụng vũ khí sinh học kinh điển: 3.1.2.1 Các loại súng, bình phun cá nhân:

Các loại súng, bình phun cá nhân được trang bị cho các lực

lượng đặc biệt tỉnh nhuệ, trinh sát và các đối tượng có khả năng

tiếp cận được trực tiếp mục tiêu tác chiến Súng và bình phun có

54

thể phun các TNSH vào đội hình đối phương (kể cả ô nhiễm cho

người, vũ khí nhiên liệu ) Hình thức tác chiến này có thể dùng cho các trường hợp nghỉ binh, rút lui hoặc nhử địch vào khu vực

đã bị ô nhiễm TNSH

3.1.2.2 Dạn pháo cối mang tác nhân sinh học:

Các loại đạn pháo, cối của bộ binh có thể được cải tiến để

mang TNSH với kết cấu đặc biệt cho phép tháo lắp nhanh chóng, bảo đảm cho quá trình chuyển động của đầu đạn mang TNSH trong nòng súng và trong quá trình bay không ảnh hưởng đến hiệu quả gây bệnh của tác nhân Các vũ khí chuyên dụng này phải bảo đảm các yêu cầu vẻ nhiệt độ, áp suất và vận tốc theo

qui định do TNSH đồi hỏi

3.1.2.3 Phương pháp thả bom chứa vi khuẩn, côn trùng mang mdm bệnh:

Phương pháp này đã được Mỹ và Nhật sử dụng trong đại chiến thế giới lần thứ hai và trong cuộc chiến tranh Triều Tiên

1950-1953 Theo các lời khai của các phi công Mf bj bat làm tù binh và những tài liệu công bố trên báo chí, người ta biết Mỹ đã áp dụng các phương pháp và các phương tiện kỹ thuật sau đây để

tiến hành CTSH:

- Thùng chứa có vòi: trong chiến tranh Triều Tiên, máy bay

Mỹ bay cao khoảng 300m, trực tiếp thả côn trùng xuống đất Sau đó người ta thấy các côn trùng sống, chết rải rác kháp nơi, mỗi

con cách nhau vài cm Tù binh Mỹ khai, có những hòm chứa 500 lít các loại vi khuẩn, virus hay độc tố đặt trên các chỗ chứa bom trong máy bay Phi công chỉ cần dậm bàn đạp là nắp được mở,

thùng nghiêng xuống, tất cả các thứ trong thùng được rơi xuống

tạo thành một đám mây nhỏ trong không khí Với phương tiện

này còn có thể gieo rắc các loại dịch treo chứa vi khuẩn Để làm ô nhiễm các đồng cỏ chăn nuôi, các phi công gieo rắc “vi khuẩn

than ” dưới đạng bột

- Các vật không nổ và các gói giấy đựng côn trùng hoặc đựng

Trang 28

glomerella cingulata gây bệnh cho cây bông, bệnh thối hoa quả,

phá hoại các loại rau trồng

- Bom nổ trong không khí: bom loại này to, giống như loại

250 kg nhưng nhẹ khoảng 75 kg, dài 137 cm, dày 1,5 cm, đường kính quả bom 36,4 cm có 4 ngăn tự động mở trong không trung Day bom có chỗ treo dù để bom rơi từ từ xuống đất Khi bom rơi

xuống độ cao khoảng 30m cách mặt đất, bom tự mở để tán phát

ruồi, bọ chét, các động vật côn trùng khác, bao phủ một diện tích 200m chiều dài, 100m chiều ngang với mat d6 100 con/1m?

- Bom có cánh quạt nổ trong không khí: bom này có thêm | cánh quạt tự quay theo chiều gió Bom nổ sau khi cánh quạt

quay được một số vòng ở chiểu cao khoảng 15-20m gần nơi đóng quân của đối phương để gieo rắc côn trùng trên mặt đất hoặc các vi khuẩn gây ô nhiễm nguồn nước

- Bom vỏ trứng: bom được chế tạo đơn giản với vỏ cấu tạo bởi các vật liệu đễ vỡ, khi rơi xuống mặt đất nhưng không gây hại

đến các vật chứa bên trong Vỏ bom thường làm bằng chất

cacbonat canxi và magie Bom hình khối trụ đài 40 cm, đường kính 14 cm Bom này dùng để chứa các loài vi khuẩn hoặc các loại côn trùng, động vật gây bệnh

- Bom hình trụ bằng giấy: loại bom này dài 36 cm, đường

kính 15 cm treo trên một cái đù đường kính 70 cm, rơi xuống đất nhanh chóng Khi đến gần mặt đất, hình trụ tự động mở nắp và

các tác nhân gây bệnh tung ra khắp mặt đất

- Bom bằng giấy tự tiêu: bom này bằng loại giấy dày, hình trụ chia nhiều ngăn để chứa nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau Dù

cũng được làm bằng bằng giấy có ngồi cháy tự động Khi bom

chạm đất, hình trụ và dù bị rách, các côn trùng, vi khuẩn được

tung ra Bom dù cháy không để lại dấu vết gì

- Các dụng cụ đồ dùng: cũng được thả với mục đích gây nhiễm bệnh khi đối phương sử dụng như bút máy, đồ hộp, quân trang, quần áo có mang sắn mầm bệnh

36

- Tên lửa mang VKSH: các phương tiện sử dụng kể trên chỉ có hiệu quả khi phía tấn công làm chủ được không gian khu vực tác chiến Ngày nay, quân đội các nước NATO ding tén lửa

không điều khiển (loại Honesf John) và tên lửa có điều khiến (loại Sergeant) dé đưa các TNSH từ xa vào ô nhiễm khu vực tiền

tuyến hoặc hậu phương của đối phương Sau một lần máy bay

xuất kích hoặc một lần phóng tên lửa, có thể làm ô nhiễm một khu vực rộng vai nghin km’ (theo các tài liệu của Học viện quân sự phòng hoá Liên Xô, 1971)

3.1.2.4 Phương pháp trực tiếp gieo rắc côn trùng, động vật

mang mâm bệnh:

* Khái niệm về động vật mang các TNSH:

Động vật ở đây bao gồm một số thú nhỏ có ý nghĩa y học

(chuột ) và một số con côn trùng là những động vật chân khớp

y học (muỗi, ruồi, ve, bọ chết ) mang các tác nhân gây bệnh

dùng để gây bệnh trực tiếp cho người hoặc tạo ra ổ dịch tạm thời

hoặc bền vững

Các động vật mang TNSH có thể là:

- Vật mang TNSH tự nhiên của quá trình truyền bệnh Trong

CTSH, thường hay sử dụng loại này để bảo đảm tính bí mật, mất cảnh giác và không có bằng chứng tội phạm chiến tranh

- Là một mắt xích bất buộc trong quá trình lây bệnh Động vật ở đây có thể cho các tác nhân gây bệnh {vi khuẩn, virus, ricketisia phát triển) hay đơn thuần là vận chuyển cơ giới chuyển mầm bệnh từ chỗ này sang chỗ khác

- Là một kho lưu giữ mâm bệnh di động

- Là một vật chỉ để TNSH ký sinh phát triển và tồn tại lâu dài - Là nguồn gieo rắc mầm bệnh sang người gây bệnh hoặc gây

các vụ dịch hoặc gieo rắc mầm bệnh cho động vật chăn nuôi, cây

trồng (lương thực, cây công nghiệp)

- Hoặc đơn thuần là các động vật chân đốt hút máu làm lây

Trang 29

trùng kinh điển Điều đó càng là 6 kha Ong tac phd mn tên Điều đó càng làm khó khan cho công tác phòng

Các côn trùng thường được sử dụng mang TNSH: Lồi cơn trùng Khả năng mang TNSH Bọ chét Dịch hạch, sốt phát ban chuột Ve Virus viêm não ve Mò Sốt mò

Chấy, rận Số phát ban chấy rận

Ruồi Tả, ly, thương hàn, ký sinh trùng ruột

Muỗi Viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt vàng, sốt rét

3.125 Phương pháp sit dun No, mi - 7 a UN§ nguot iruc tiép, kh

khủng bố sinh học: Š ép, khía cạnh Tác giả Đức, Muller, đã viết: “Phá hoại các nguồn cung cấp

thực phẩm hay nước chắc chấn không khó Biệt kích hay thám

báo phá hoại vừa là một nhà kỹ thuật giỏi, vừa là mot nha vi

trùng có thể làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước ở cả một thành PhG Thường tiện để làm được việc này chỉ cần môi chiếc vali nhỏ”,

Năm 1969, Tổ chức Y tế thế lới (Worl

Organization: WHO) đã cảnh báo: một lượng nhỏ độc tổ ihe do gián điệp bí mật bỏ vào các đường ống dẫn nước lớn trong một

thành phố công nghiệp đông hàng triệu dân, có thể làm 1/10 dan SỐ tại đó bị nhiễm độc; điều đó có nghĩa là, phải nghĩ đến việc

chôn cất 1/4 số người bị nhiễm độc sẽ chết, một công việc hết

sức nặng nể, phức tạp tuy không nguy hiểm bằng các loại dịch

bệnh khác vì chết vì độc tố độc thịt không còn lây lan bệnh ˆ

Không nên quên rằng, kẻ khủng bố sử dụng các TNSH không nhất thiết phải hành động với những phương tiện để có thể nhận

biết như là những vũ khí để dễ dàng bị phát hiện Chẳng hạn, có

thể nghỉ ngờ một điều gì đó ở một vật vô hại như một lọ nước

60

hoa, nhưng bên trong chứa các độc tố sinh học, hoặc vi khuẩn,

virus để phun vào thức ăn của một cửa hàng rất đông khách

Thời đại bùng nổ thông tin và quảng cáo càng làm cho kẻ

khủng bố tiếp cận được các thông tin và mặt hàng cần thiết một

cach dé dang Cac tạp chí chuyên ngành thường xuyên đăng tải và rao bán các mặt hàng, trong đó có các chủng vi khuẩn, độc tố đã được đông khô và sử dụng ngay Để mua được các chủng vi

khuẩn hoặc độc tố này, chỉ cần chứng minh rằng người sử dụng

có phòng thí nghiệm đang để nghiên cứu Việc sử dụng giấy tờ

giả để có được các “mặt hàng” cần thiết không phải là điều khó

đối với bọn khủng bố

Các nhà phân tích về mối đe doạ của bọn khủng bố sử dụng VKSH và VKHH đều cho rằng không nhất thiết bọn khủng bố chỉ sử dụng VKSH công nghệ cao mà có thể sẽ là vũ khí dựa vào công nghệ đơn giản Trên thực tế, các vụ khủng bố gây ra bằng

các phương tiện thô sơ không gây nhiều chết chóc nhưng hoàn toàn có thể gây ra số lượng lớn nạn nhân bị thương, bị bệnh nặng

hay nhẹ Do đó, công nghệ đơn giản không nhất thiết đồng nghĩa

với sự kém cỏi

Qua thực tế của vụ khủng bố VKHH tại Nhật Bản năm 1995 đo giáo phái Aum thực hiện, các nhà quân sự vô cùng hoang mang vì hiệu quả sát thương của các vũ khí này khi được bọn khủng bố sử dụng ở các đường hầm xe điện, nơi mà bảo đảm cho

nồng độ các khí độc hoặc các TNSH luôn duy trì hiệu quả sát

thương.Vì vậy, các nhà quân sự lưu ý các hình thức khủng bố

bằng VKSH một cách lén lút sau đây:

- Tiếp tục sử đụng các hình thức kinh điển, đơn giản như gây

ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm (đặc biệt là ở đầu nguồn cung

cấp nước) một cách lén lút, bí mật

- Đặt các thiết bị phun một cách bí mật để tung các TNSH vào các hành lang, các con đường dẫn tới các ga xe điện ngầm, các buồng hội họp đông người, các rạp hát, các nhà thi đấu thể thao

có mái che

Trang 30

- Đặt các thùng sol khí tương tự như các trái bom sâu bọ hoặc chất khử mùi có thể làm tê liệt một lực lượng lớn Đến lúc các bác sỹ chẩn đoán được bệnh và xác định được thuốc điều trị thì đã quá muộn

Giả thiết rằng giáo phái Aum sử dụng TNSH là vi khuẩn than hoặc độc thịt thay cho tác nhân hóa học Sarin thì tác hại khủng bố sẽ gấp bội, ít nhất là 10.000 lần; giả định để đánh bom Trung tâm thương mại Thế giới ở New York thay các bình xịt cứu hoả bằng tác nhân sinh hoá, thì hậu quả sẽ thật là ghê gớm

3.2 Phương pháp sử dụng vũ khí sinh học dạng aerosol: Trong chiến tranh sinh học, đối phương luôn luôn tìm mọi phương tiện thích hợp để đưa VKSH đến mục tiêu một cách có

hiệu quả Phương pháp gieo rắc mầm bệnh vi sinh vật bằng

aerosol (thuat ngit y hoc chỉ phương thức lây truyền bằng đường không kh là một phương pháp được ưu tiên dùng trong trường

hợp tấn công vào các trung tâm kinh tế, chính trị, mà không cần

khu trú mục tiêu VKSH dùng dưới dạng aerosol rất nguy hiểm

vì ngoài những người bị tổn thương do trực tiếp hít phải aerosol

sinh vật, còn làm lây nhiễm cho người lành qua aerosol thứ phát

3.2.1 Khái niệm về qerosol:

Aerosol long hay đặc bao gồm các tiểu phân có kích thước từ 10”cm (0,000.0001 cm) đến 10'em (0,1 cm) ở trong môi trường phân tán không khí Các chất aerosoi lông hay đặc có những

tính chất đặc biệt mà chúng không có khi ở các dạng khác:

- Chúng có thể tích lớn hơn trước nhiều lần Để biến ! mỊ

dung dịch thuốc thành các tiểu phân aerosol có kích thước I ym, sé tao dugc khong gian 100 cm’

- Diện tích riêng của chúng được tăng lên nhiều Ví dụ 0,1 mm được chia thành 106 khối nhỏ thì diện tích của nó chiếm

600 cm’,

~ Hoạt tính sinh học được tăng lên do tiếp xúc chặt chẽ giữa 2 chất khác nhau, trong khi chúng có bề mặt rất lớn

¬ Hoạt tính lý học của chúng lớn hơn nhiều lần

62

- Các tiểu phần aerosol thường mang điện tích Nếu kích thước dưới 2 im, các tiểu phần sẽ có chuyển động Brown (chuyển động phân tử)

- Tất cả hệ aerosol đều ở trạng thái không vững bền Trong hệ luôn điễn ra hiện tượng lắng đọng, khuếch tán, đông dính và

ngưng tụ Tốc độ lắng trong không khí của aerosol phụ thuộc

vào kích thước của tiểu phần

Tóc độ lắng trong không khí yên tĩnh của giọt nước phụ thuộc vào kích thước giọt (Levine, 1961): Đường kính của tiểu phần (um) Tốc độ lắng (cm/giây) 1 0,003 5 0,076 10 0,305 50 7,6 100 30,5 500 760

Phương pháp gieo rắc các mầm bệnh vị sinh vật bằng cách tạo

ra các “đám mây vì trùng” được ưu tiên hơn cả vì nó rất thích hợp với mục tiêu tấn công vào các trung tâm kinh tế chính trị mà không cần khu trú mục tiêu Khi tấn công bằng “dam may vi trùng ” (thuật ngữ là aerosol sinh vật), một vùng không gian rộng

lớn bị che phủ bởi các mầm bệnh, số người mắc bệnh Sẽ cao, tỐC

độ lây lan nhanh Những vi sinh vật gây bệnh theo các đám mây

len lỗi vào các hầm ngắm, công sự, các lỗ thông hơi của Xe cơ

giới, xe tăng, vào các địa đạo, gây Ô nhiễm thực phẩm, nước, vũ

khí và các khí tài quân sự Bất cứ một thiết bị quân sự, vật dụng đân sự trong khu vực bị tập kích bằng “các đám máy vị trùng đều coi là bị ô nhiễm, có khả năng lây bệnh

VKSH đạng aerosol tác động lên cơ thể trước tiên xác định

bởi liều lượng gây nhiễm trùng Rõ ràng liều gây nhiễm trùng

Trang 31

aerosol cách xa rất nhiều lần so với liều gây bệnh bằng đường

uống, tiêm dưới đa và trong đa Các tài liệu đã xác nhận rằng: để

gây bệnh sốt Q bằng đường aerosol cần I tế bào vi khuẩn; gây bệnh sốt xuất huyết do Dengue cần 2 tiểu thể, Tularensis cần 50

tế bào, Brucella cần 1300 tế bào, dịch hạch 300 tế bào, bệnh than 2000 tế bào Nếu như chất độc hóa học gây bệnh cho người tính bằng miligam, độc tố độc thịt là microgam thì các tế bào vi

khuẩn xâm nhập bằng aerosol tính bằng picrogam (1/100.000

miligam)

Liều gây bệnh theo đường aerosol có hiệu quả, có thể tính

bằng công thức:

D=CxtxVxR,

Trong đó D: liều nhiễm trùng

C: nồng độ aerosol có hoạt tính sinh học

t: thời gian hít thở

V: dung tích khí trao đổi qua phổi R: hệ số lưu lại của aerosol trong phổi

Ta biết rằng: dung tích của phổi là 4-5 lít Nếu I phút thở từ 16-18 lần, dung tích hít có thể đạt tới 60-80 lít Nếu chức năng sinh lý của phổi tăng lên 4-6 lần do vận động tác chiến thì chức năng hô hấp có thể dat 150-200 Ift/phút Vì vậy chỉ cần có 1 té

bào vi khuẩn trong 1 lít không khí thì liều lượng nhiễm trùng tối đa aerosol trong những trường hợp này đã tăng lên nhiều lần Sự lưu lại của các hạt aerosol trong đường hô hấp phụ thuộc vào trọng lượng, lực quán tính và chuyển động Brown Với các hạt

có kích thước 1-3 micron có thể xâm nhập tự do vào phế nang để

vào hệ thống tuân hoàn phổi và tuân hoàn chung Tuy vậy, các hạt có kích thước như vậy cũng chỉ được giữ lại ở đường hô hấp khoảng 50% Nếu các hạt có kích thước quá nhỏ 0,3-0,4 micron nó sẽ chuyển động phân tử và kết quả 80% các hạt bị thải ra khỏi

đường hô hấp khi thở ra Điều kiện nguy hiểm nhất của aerosol

vi sinh vật là các hạt aerosol tạo ra được trong tế bào riêng biệt, còn đầy đủ tính chất sinh học

64

Liêu LDạ của vì khuẩn Tularensix phụ thuộc vào kích thước cua hat aerosol:

Đường kính hat aerosol | Số lượng tế bào vỉ khuẩn Tularensis

(micromét) Chuột lang Khi 1 3 17 7 6500 240 12 20000 540 22 170000 3000 Bảng trên cho thấy: kích thước hạt aerosol mang vi khuẩn càng nhỏ (1-7 h m) thì liều gây chết 50% số động vật càng nhỏ

Trong thí nghiệm với mầm bệnh là Brucella, người ta đã chỉ

ra rằng aerosol có kích thước 12 tum thì liễu gây bệnh sẽ cao hơn 600 lần, nếu kích thước hạt chỉ 0,5-1,5 tim tức là tương ứng với kích thước của từng tế bào vi khuẩn riêng rẽ

Hiệu quả gây bệnh của aerosol còn phụ thuộc vào “?rổi tho”

của chủng gây bệnh khi được phun ra đưới dạng aerosol tồn tại ở

ngoại cảnh, chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện: nhiệt độ, độ

ẩm, ánh sáng, gió, mưa

Trang 32

Ở bảng trên, với đậm độ vị khuẩn trong hạt aerosol thấp (8- 100 vi khuẩn dưới dạng aerosol), qua 2-3 giờ sau khi được tạo ra

từ máy phun aerosol liều gây nhiễm không đủ để gây bệnh mặc dù ràng vi khuẩn vẫn còn sống Giải thích điều này, một SỐ tác giả cho rằng cơ thể là kết quả của sự biến đổi phenotyp trong tế

bào, làm mất hoặc giảm một phần độc lực của chủng Theo Leonard (1961) đối với vi khuẩn dịch hạch, sau khi phun 5 phút, với đậm độ vi khuẩn là 9,2 x J0! thì 100% động vật thí nghiệm chết Nhưng sau 45 phút, mới đưa động vật thí nghiệm vào hít chí có 20% động vật thí nghiệm chết, mặc dù đậm độ vi khuẩn

nhiều hơn 1, 7 x 10°

Giảm hiệu quả gây bệnh đo tồn tại lâu ở ngoại cảnh là do chịu

một phức hợp các yếu tố đã nói trên như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, luồng gió, bức xạ nhiệt Do đó, cần phải tính toán thời cơ sử dụng VKSH dạng aerosol trên cơ sở nắm chắc các thông số về

khí tượng sinh học:

- Sức gió là yếu tố quan trọng làm thay đổi chiều chuyển động của đám mây aerosol và nồng độ aerosol Cách xa trung

tâm phun ra aerosol khoảng 500m đậm độ vi sinh vật đã giảm

10-15 lần; tốc độ gió thích hợp nhất để gây nhiễm aerosol trên bề mặt đất là 6-16 km/giờ

- Mưa tuyết làm giảm nồng độ aerosol rõ rệt Lượng mưa

trung bình 2,5 cm đã có thể loại bổ 99% bạt aerosol với kích thước của các hạt là 5 tim và chỉ loại 10% hạt aerosol nếu kích

thước của nó nhỏ hơn 3 tm

- Nhiệt độ tăng làm tăng sự bay hơi nước trong các hạt

aerosol, làm giảm sức sống của vi sinh vật và làm tăng sự lan toa của đầm mây aerosol Nhiệt độ giảm là điều kiện tốt để ngưng tụ

làm kích thước các hạt to ra, tốc độ lắng sẽ nhanh và khả nang xâm nhập vào sâu của đường hô hấp sẽ giảm

- Tỉa cực tím sẽ giết chết vi sinh vật ở dạng dinh đưỡng, còn

dạng bào tử ít bị tác động hơn Đặc biệt aerosol virus chịu tác

động của tia cực tím rất rõ Khi độ ẩm trên 70% thì tác dụng huỷ

hoại của mặt trời bị hạn chế nhiều Trong thực nghiệm với mầm

66

bệnh Tularensis, Brucella cho thấy số lượng tế bào vi khuẩn chết nhiều nhất khi độ ẩm là 20-30% và tế bào sống nhiều nhất khi

độ ẩm không khí 70% trở lên

Yếu tố vi khí hậu xác định tính ổn định của lớp không khí trên bề mặt đất và thời điểm thuận lợi cho việc sử dụng VKSH dạng aerosol;

Đảo lưu Đẳng nhiệt (gradien Đối lưu (gradien nhiệt nhiệt độ -0,2 đến (gradien nhiệt

độ < 20°C) 0,2°C) độ > 0°C) Độ ổn định theo |, chiều đọc của Hướng bốc lên Bốc lên của luồng | Bốc lên của a

lớp khôngkhí |°UAlống ang Kh (+) ning khong

trên bề mặt đất | Ong khi (>) khi (+++)

Chuyển rời Chuyển rời aerosol Chuyển rời

aerosol khoảng |khoảng n sau thời aerosol Sự chuyển rời n sau thời gian t | gian t khoảng n sau

của aerosol vì thời gian t

sinh vật khi tốc ee 0 0

độ gió theo một “

hướng nhất định | Ủ ——> 0 | 0 ọ

Mặt đất Mặt đất Mặt đất

Đêm có mây, ngày có

Điều kiện đặc mn aah may, sang s6m 1 h sau | Ngày quang trưng của thời tiết | _“ 8, ớm Ys mặt trời mọc, chiều tối | dang, it may

Sang § 1h sau mặt trời lặn

peu MIỄN lang [Điều kiện sử [Điều kiện sử dụng vừa | Điều kiện ít sử

serosol 999 | dung tot nat |phải dung

Ở bảng trên, ta thấy trong điều kiện đảo lưu, không có luồng

không khí bốc lên, gió yếu, đám mây aerosol tan chậm, đó là điều kiện tốt để sứ dụng VKSH dạng aerosol; ngược lại trong trường hợp đối lưu có luồng không khí bốc lên làm cho sự phân

Trang 33

tán aerosol nhanh, nồng độ giảm, là điểu kiện ít sử dụng VKSH

Những điều kiện vi khí hậu trên phụ thuộc rất chặt chẽ vào địa hình khu vực Địa hình thuận lợi cho sử dụng VKSH dạng

aerosol là địa hình bằng phẳng hoặc ở thung lũng sâu có nhiều đồi núi bao quanh, thường ở sườn phía bắc, với thời tiết mùa thu

đông, nhiệt độ đưới 25°C, tốc độ gió 1-8 m/giây, ẩm độ 50-95% Để duy trì hoạt lực sinh học, chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường, xu hướng hiện nay là dùng các giải pháp công nghệ tiên tiến như:

- Bọc các TNSH bằng các vỏ cực nhỏ (microcapsule)

~- Hoà tan vào các polyme (như polystyren hay các sản phẩm

cao su để tăng độ đậm đặc, kéo dài thời gian tồn tại của các tác

nhân và khó khăn cho khử trùng

3.2.2 Tác hại do vũ khí sinh học qerosol gây nên:

Tác hại do VKSH aerosol được nhiều nhà quân sự chú ý Thực tế, trên thế giới chưa xảy ra một cuộc chiến tranh nào từ

trước đến nay, một trong các bên có sử dụng vũ khí này Nhiều tài liệu tố cáo đế quốc Mỹ và khối quân sự NATO đã nghiên cứu

kỹ và thực hành trên nhiều hòn đảo vắng ở ngoài khơi các đại

dương

Theo các tiết lộ của báo chí, ở Mỹ những năm đầu của thập kỹ 80, quân đội Mỹ đã nghiên cứu thử nghiệm nhiều lần các loại VKSH ở đạng này trên các đối tượng là các thành phố lớn, các ga xe điện ngầm và các đầu mối giao thông quan trọng Một thí nghiệm nổi tiếng là vụ thử trong ga xe điện ngầm ở thành phố

New York năm 1980 Tại đây, quân đội Mỹ đã tấn công vi trùng vào trung tâm xe điện ngầm ở Manhatan vào giờ cao điểm Những máy thổi vi trùng được đặt ở các cửa thông gió đã phun

87 tỷ con vi khuẩn loại vô hại cho một cửa ra vào một lần Khi đám mây vi trùng được tung ra, mọi người nối tiếp nhau đi qua mà không hề biết rằng mình đã hít các vi khuẩn vào tận phế

nang Thí nghiệm kết thúc “?oàn thắng” và hơn 1 triệu dân của

thành phố này đã bất đắc đĩ phải hít thở loại vi trùng này 68

$o sánh tác hại của các loại VKSTHL trong phạm vì điện tích (theo báo cáo của WHO, 1969): Loại vũ khí Hạt nhân | Chất độc hóa học 15 tấn | VKSIHI 15 tấn (1 megaton) (CDTK) (Aerosol) Ving bi ; 6 nhiém 300 km? 60 km” 100.000 km (lây nhiễm)

Khác với bất cứ một loại vũ khí nào, VKSH dạng aerosol có

thể lan vào các hầm ngầm, công sự, hầm hố, xe cơ giới, làm ö nhiễm nước, thực phẩm gây bệnh cho người và gia súc bằng

aerosol nguyên phát và aerosol thứ phát

Theo tài liệu của quân đội Mỹ, phun 200 kg bột sulfurơ catmium (một chất vô hại) với kích thước mỗi hạt được tạo ra là

2 nm từ một chiếc tầu thuỷ chạy cách bờ l6 km trên chiều dài

200 km Đám mây aerosol được hình thành trên chiều dài là 750 km và bao phủ 75.000 km” Qua thí nghiệm này, người ta có ý niệm về khoảng không gian mà aerosol được gió dua ti, nhưng

chưa biết được là liệu mầm bệnh đó có giữ nguyên được tính

chất gây bệnh hay không Quân đội Mỹ cũng đã thí nghiệm cho

một máy bay rải mầm bệnh trên cự li đài 100 km thấy chỉ có 50% số lượng mầm bệnh còn sống sót, tiếp theo 5% số lượng mầm bệnh chết trong ngoại cảnh vì các điều kiện khác nhau và như vậy, đã có 5000 km” có thể bị bao phủ bởi aerosol và khoảng 50% số dân trong khu vực đó bị nhiễm liều đủ để mắc bệnh (nếu

liêu đó là 100 vi khuẩn/I người đối với dịch hạch hoặc Tularensis)

3.2.3 Công tác phát hiện đối phương sử dụng vũ khí sinh hoc dang aerosol:

Công việc phòng chống VKSH dạng aerosol là công việc

phức tạp, tổng hợp và cấp bách đòi hỏi bất kỳ một nước nào cũng

phải trang bị cho mình những phương tiện cần thiết nhằm ngăn

Trang 34

ngừa và hạn chế tác hại của loại VKSTHL này Tuy nhiên, việc phát hiện VKSH dạng aerosol do đối phương sử dụng là công việc rất phức tạp và khó khăn Biện pháp xây dựng các đài quan

sát bằng mất để theo dõi máy bay, tàu thuỷ của địch rất cần thiết, tuy nhiên ít hiệu quả

Hiện một số nước đã có máy báo hiệu tự động cho phép phát hiện được aerosol vi sinh vật từ máy bay, từ tàu thủy hoặc từ các máy phun aerosol cơ động trên các phương tiện vận tải khác Máy phát hiện tự động hoạt động liên tục ngày đêm có thể phát hiện các hạt aerosol có kích thước 1-5 um xuất hiện đột ngột, cho lệnh báo động Một số loại máy phát hiện tự động khác hoạt động trên nguyên lý đo nồng độ protein trong không khí, xét nghiệm và phân biệt tính chất hoá của aerosol, có thể phân biệt được aerosol virus hay aerosol vi khuẩn

Các nguyên lý phát hiện aerosol sinh học ln được cải tiến, hồn chỉnh Lúc đầu là các thiết bị phát hiện trên cơ sở đo kích thước hạt aerosol và bản chất protein của các hạt đó Các thiết bị tiến tiến hiện nay cho phép phát hiện nhanh và có tính đặc hiệu

cao dựa vào các kỹ thuật hoá - miễn địch hiện dai

May bdo dong phat hién aerosol KM1L9 của quân đội Mỹ có

bộ phận tự động lấy phân tử không khí để xét nghiệm Tia

LASER giúp ích nhiều cho công tác phát hiện aerosol ở khoảng

cách 2 km và cho lệnh báo động

70

Phần 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ VŨ KHÍ HÓA HỌC 1 KHÁI NIỆM VỀ VŨ KHÍ SÁT THƯƠNG HÀNG

LOAT (WEAPON OF MASS DESTRUCTION: WMD)

Trong các cuộc chiến tranh hiện nay cũng như trong tương lai, ngồi vũ khí thơng thường, nhiều loại vũ khí mới có thể được sử dụng như: vũ khí huỷ diệt lớn, vũ khí sát thương hàng loạt, vũ khí công nghệ cao

Vậy vũ khí sát thương hàng loạt (VKSTHL) là gì?

- Có tác dụng sát thương rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với vũ

khí thông thường

- Tỷ lệ tử vong cao so với vũ khí thông thường

- Ngoài tác dụng trực tiếp, gây ra những tổn thương tại chỗ như vũ khí thông thường, còn có tác dụng gián tiếp và gây ra

những tổn thương toàn thân

- Tao nên một khu vực nhiễm rộng lớn, không có khoảng trống và tồn tại trong một thời gian nhất định

Hiện nay, có 3 loại vũ khí sau đây đáp ứng được các tiêu

chuẩn kể trên và được xếp vào đanh sách vũ khí sát thương hàng loạt (VKSTHL), gọi tắt là vũ khí NBC:

Trang 35

- VKHH được cấu tạo bởi 2 thành phần chính: + CDHH

+ Phương tiện sử dụng

2.2 Đặc điểm của vũ khí hóa học:

- Có tác dụng sát thương lớn hơn nhiều so với vũ khí thông

thường

- Không phá huỷ cơ sở vật chất kỹ thuật đối tượng sát thương

chủ yếu là con người

- Tạo nên một khu vực nhiễm độc lan rộng, tồn tại trong một thời gian nhất định

- Có thể sử dụng với nhiều mục đích chiến thuật khác nhau: + Tấn công, phòng ngự, làm mất khả nang chiến đấu tạm thời

+ Sử dụng trong nhiều loại chiến tranh: chiến tranh toàn

diện, chiến tranh cục bộ, tranh chấp biên giới, nội chiến và cả trong thời bình

+ Dùng huỷ diệt môi trường sống, phá hoại hoặc gay

hoảng loạn hậu phương của đối phương

- Ngoài tổn thương tại chỗ, còn có khả năng gây rối loạn toàn

thân với những trạng thái nhiễm độc khác nhau, rất khó chẩn đoán và điều trị

- Giá thành sản xuất VKHH tương đối rẻ so với vũ khí hạt nhân VKHH được coi là “vũ khí hạt nhân của các nước nghèo

3 CHẤT DOC QUAN SU

3.1 Dac diém:

Chất độc quân sự là yếu tố sát thương của VKHH Chúng bao gồm các hợp chất hóa học có tính chất vật lý, hóa học và sinh học nhất định, được sản xuất với quy mô công nghiệp có khả

năng gây ra những tổn thương cho cơ thể con người, động vật và cây trồng Chất độc quân sự có đặc điểm:

72

- Có độc tính rất cao, chỉ cần một liều lượng nhỏ có thể gây nhiễm độc

- Xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường, đặc biệt là qua

đường hô hấp và qua đường da

- Tén tai bén vững ở ngoại cảnh trong một thời gian nhất định

- Có thể sử dụng để đầu độc nguồn nước, lương thực, thực phẩm Có khả năng dùng để khủng bố (vụ Sarin ở Nhật Bản năm 1994 và 1995)

- Có thể sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp,

giá thành tương đối rẻ, bảo quản, tàng trữ thuận lợi 3.2 Phân loại chất độc quân sự:

3.2.1 Phân loại theo tác dụng chính: - CDHH gay chết người

- CDHH gay mat kha năng chiến đấu tạm thời

3.2.2 Phân loại theo thời gian tồn tại ở ngoại cảnh:

Có 2 nhóm:

- Chất độc bền vững: có thời gian tồn tại ở ngoại cảnh dài như Vx, Yperit

- Chất độc không bển vững: tồn tại ở ngoại cảnh trong thời gian ngắn như axit Xyanhydric, Sarin, Phosgen

3.2.3 Phân loại theo mục đích chiến thuật:

- CĐHH dùng trong chiến đấu tấn công: thường sử dụng các loại chất độc bốc hơi nhanh, không bền vững ở ngoại cảnh, có khả năng tạo được nồng độ chất độc cao trong không khí để sát thương đối phương trong thời gian ngắn như Sarin, axit

Xyanhydric, Phosgen

- CDHH ding trong chién đấu phòng ngự: sử dụng các loại chất độc bền vững, có khả năng gây nhiễm độc khu vực trong

thời gian đài như Yperit, Vx

Trang 36

3.2.4 Phân loại theo y học (theo tác dụng sinh lý):

Dùng để phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị nhiễm độc, có

các nhóm chính sau đây: - CDTK: Sarin, Soman, Vx

- Chất đọc loét, nát: Yperit, Lewisit - Chất độc gây ngạt: Phosgen, Diphosgen - Chất độc toàn thân: axit Xyanhydric - Chat déc tam than: BZ

- Chất độc kích thích: CS

3.3 Phương tiện sử dụng chất độc quân sự:

Chất độc quân sự được đưa đến mục tiêu bằng các phương tiện khác nhau, trong đó chủ yếu là bằng vũ khí thông thường:

- Lựu đạn chứa CĐHH: trang bị cho bộ binh chiến đấu

- Mìn hóa học dùng trong phòng ngự hoặc ngăn cẩn hoạt động quân sự của đối phương

- Dan pháo hóa học - Bom hóa học

- Tên lửa mang đầu đạn hóa học

Ngoài ra, CDHH có thể được sử dụng bằng những phương

tiện không nổ khác như máy phun chất độc

Để phân biệt với vũ khí thông thường, VKHH có màu sơn riêng và phí ký hiệu quy ước cho từng loại chất độc, ví dụ: VKHH của quân đội Mỹ được sơn màu xám nhạt, có các vòng sơn màu khác nhau; VKHH gây chết người có vòng sơn màu xanh lam; chất độc làm mất khả năng chiến đấu tạm thời có vòng sơn màu đỏ, VKHH chứa chất độc không bền vững có một

vòng sơn, chất độc bên vững có 2 vòng sơn

3.4 Tác dụng của chất độc hóa học sau khi vũ khí nổ:

Sau khi tập kích bằng VKHH, tuỳ thuộc vào mục đích của bên sử dụng, CĐHH có thể được giải phóng dưới các dạng sau: 74

- Dạng giọt lỏng với kích cỡ giọt lỏng khác nhau giải phóng ra mật đất hoặc bề mặt của đối tượng

- Dang aerosol, dang khói, dạng hơi tạo thành đám mây

nhiễm độc tiên phát trong không khí

- Dạng khói, dạng hơi tạo thành đám mây nhiễm độc thứ phát từ những giọt lỏng chất độc bên trên bể mặt các đối tượng hoặc mặt đất

CDHH được giải phóng sẽ tạo thành vùng nhiễm độc Vùng nhiễm độc bao gồm toàn bộ mặt đất, bầu không khí do chất độc được giải phóng ra sau khi vũ khí nổ và có khả năng gây tổn thương cho con người —— Hướng gió nhiễm độc Khu vực : trực tiết - : , P Khu vực nhiễm : độc bề mặt : < > a Khu vực nhiễm độc không khí ^ .Y Vùng nhiễm độc

Chiều đi của người, phương tiện

Mức độ lan rộng và khả năng sát thương của vùng nhiễm độc phụ thuộc vào một số yếu tố ngoại cảnh như: điều kiện địa hình, thời tiết, trạng thái khí quyển

Trang 37

Chuong 2

VU KHi SINH HOC

VA BIEN PHAP PHONG CHONG

Phan 1: CAC BIEN PHAP PHONG CHONG

VU KHI SINH HOC

1 MOT SO VAN DE CO BAN VE BIEN PHAP PHONG

CHONG VŨ KHÍ SINH HỌC

Nguyên tắc cơ bản về phòng chống VKSH được rút ra qua

đặc điểm, tính năng của VKSH và thực tiễn các cuộc tập kích VKSH đã xảy ra từ trước tới nay Một số điểm cơ bản phòng

chong VKSH Ia:

1.1 Biện pháp phòng ngừa:

- Thường xuyên theo dõi sát âm mưu của địch, nắm vững những thông tin trên phạm vi quốc tế như hoạt động của các

trung tâm nghiên cứu và sản xuất VKSH,

- Nghiên cứu và xây dựng địa lý quân y, khoanh vùng các khu vuc CÓ ổ bệnh thiên nhiên và nắm vững tình hình dịch bệnh trên

phạm vi cả nước để có thể phát hiện sớm và chính xác, chắc

chắn các tình huống địch có sử dụng VKSH hay không

- Tổ chức tiêm chủng định kỳ cho bộ đội và nhân dân theo kế

hoạch từng quý, từng năm hoặc tiêm chủng đột xuất theo nhiệm

vụ quân sự và chỉ lệnh của người chỉ huy đơn vị

" Tổ chức các tổ vệ sinh phòng địch có khả năng cơ động và

có đầy đủ các trang thiết bị chuyên môn để phát hiện nhanh,

chính xác các tác nhân của VKSH Thường xuyên diễn tập xử lý các tình huống khi bị tập kích VKSH

76

1.2 Xử trí tình huống khi bị tập kích vũ khí sinh học hoặc

khủng bố sinh học:

- Phát hiện sớm mầm bệnh và báo cáo kịp thời lên cấp trên Mức độ phát hiện được phân biệt 2 loại như sau:

+ Phát hiện không đặc hiệu là sự phát hiện, xác định xem có phải địch đã sử dụng VKSH hay không

+ Phát hiện đặc hiệu là phát hiện, xác định cụ thể và chính xác các loại tác nhân, mầm bệnh mà địch đã sử dụng

Mỗi loại phát hiện này có vị trí và ý nghĩa khác nhau và đều

rất quan trọng trong quy trình phát hiện và phòng chống VKSH - Carantin (cách ly) vùng bị tập kích nhằm hạn chế sự lây lan và thanh toán hậu quả của VKSH Thông thường, vùng bị tập kích được chia làm 2 khu vực: khu cách ly nghiêm ngặt (nội bất xuất, ngoại bất nhập) và khu cách ly hạn chế Thời gian cách ly cụ thể dựa vào đặc điểm của từng loại mầm bệnh, tình hình địch

và kết quả bước đầu của các biện pháp phòng chống dịch

- Tiến hành các biện pháp khử trùng, điệt côn trùng và động vật mang mầm bệnh, làm sạch môi trường

- Tiến hành các biện pháp phòng bệnh khẩn cấp cho các đối

tượng tiếp xúc với bệnh nhân hoặc nghi ngờ nhiễm mầm bệnh - Tổ chức cấp cứu, điều trị đặc hiệu theo phác đồ Nguyên tắc

cơ bản trong cấp cứu, điều trị bệnh do các tác nhân của VK§H gây nên là không vận chuyển bệnh nhân về tuyến sau mà đưa lực lượng cứu chữa, vận chuyển của các bệnh viện, các đội điều trị,

các tổ chức cấp cứu từ tuyến sau lên tuyến trước, vào vùng bị tập kích để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh nhiễm từ mặt trận về hậu

phương

- Thực hiện các biện pháp khấc phục hậu quả, làm sạch khu vực bị tập kích bằng các biện pháp khử trùng tẩy uế chiến trường

một cách hiệu quả và triệt để

Phạm vi ảnh hưởng của VKSH rất lớn, nó không những chỉ ảnh hưởng đến các lực lượng quân đội tham gia chiến đấu mà cả

Trang 38

đến nhân dân khu vực đóng quân và hậu phương, do đó cần thiết phải xem xét đến các biện pháp đồng bộ cho lực lượng quân đội cũng như nhân dân địa phương Cần thường xuyên thông báo cho những người chịu trách nhiệm hoạch định chính sách về bản chất của chiến tranh sinh học và xem xét về khả năng phòng thủ dân sự ở quy mô rộng lớn Trong tương lai cũng như trước mắt, việc phát hiện và phòng chống VKSH vẫn là yêu cầu cần thiết đối với an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu Để đạt được yêu cầu đó, phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

+ Có sẵn các phương tiện và thường xuyên thực hiện trình sát, phát hiện mức độ và quy mô, khả nang sử dụng VKSH của đối phương Việc nghiên cứu, phát triển và trang bị cho các phân đội trinh sát những phương tiện xác định nhanh, nhạy và chính xác các TNSH do đối phương sử dụng là việc làm cần thiết Theo các chuyên gia quân sự phương Tây, cần phát triển đồng bộ các tổ hợp trinh sát trên không và mặt đất bằng các khí tài hiện dai và có tính tự động cao Gần đây, quân đội Mỹ có dự kiến trang

bị các thiết bị phát hiện VKSH cho quân đội gồm các đầu dò sinh học tầm xa bằng LASER hồng ngoại, đầu đò sinh học tầm gần bằng LASER tử ngoại Mỹ cững đã đầu tư 15 tỷ đô la cho phòng thí nghiệm Quốc gia “LANI,” để nghiên cứu chế tạo phát

hiện TNSH dat trên máy bay lên thẳng VH-60 Black Hawk,

Thiết bị này có thể phát hiện và phân tích các TNSH dưới dạng aerosol trong thời gian ngắn với cự ly cách xa chừng vài chục kilomet, sau đó báo động cho các đơn vị Đây là một thiết bị sử dụng tỉa LASER có bước sóng an toàn cho mắt

+ Có sẵn các phương tiện phòng chống khi đối phương sử

dụng VKSH: cũng như đối với VKHH, các phương tiện phòng

chống VKSH chủ yếu là các trang bị phòng hộ cá nhân, những trang bị này có thể làm giảm đáng kể ảnh hưởng của VKSH, hóa học đối với con người Các khí tài phòng hộ cá nhân chủ yếu gồm có mặt nạ phòng độc, quần áo phòng độc, găng tay, ủng

Theo các tài liệu nước ngoài, hiện nay có một số nước đã sản

xuất loại quần áo có khả năng chống được cả VKSH và VKHH,

78

tránh được bức xạ hồng ngoại và khả năng ngụy trang Hiện nay, các phương tiện bảo vệ này có rất nhiều loại nhưng tốt nhất là bộ quần áo phòng độc MK4 và mặt nạ phòng độc SI0 của Anh, loại này có ưu điểm là trở lực hô hấp thấp nhẹ, bên, độ kín hơi tổng

thể tốt, đeo nhanh và tẩy nhanh, có thể sử dụng trong thời gian

tới 20 năm :

+ Có các phương tiện xử lý chuyên dụng trong tình huống đối phương sử dụng VKSH: hiện nay, quân đội một số nước đang nghiên cứu sử dụng các phương tiện chuyên dụng trong trường hợp bị tiến công bằng VKSH như các phương tiện xử lý y học, những thiết bị tiêu tẩy đặc biệt như các thuốc tẩy rửa sinh học

2 XÁC ĐỊNH VÙNG Ô NHIEM VKSH VA CÁC

PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN

2.1 Vấn đề chung:

- Vùng ô nhiễm do tập kích VKSH gây nên là vùng chịu ảnh

hưởng trực tiếp của các tác nhân gây bệnh và vùng chịu ảnh hưởng tiếp theo, đo sự di chuyển của các yếu tố truyền nhiễm và

sự lây truyền aerosol thứ phát gây nên Tuy nhiên, phải chú ý

mấy van dé co ban sau:

+ Có 2 vùng ô nhiễm khi bị tập kích VKSH: vùng trực tiếp và vùng gián tiếp (vùng liên quan) Xác định ranh giới thực sự của 2 vùng này rất khó khăn và khó chính xác

+ Tiểm lực lây truyền của vùng ô nhiễm trực tiếp nói chung là cao hơn vùng gián tiếp, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy Nếu các yếu tố truyền nhiễm ở vùng ô nhiễm trực tiếp không thuận lợi bằng vùng gián tiếp thì tiềm lực lây truyền ở

vùng gián tiếp cao hơn, và vì vậy vùng này sé Trở nên nguy hiểm

hơn Có thể ví sự lây truyền bệnh truyền nhiễm khi bị tập kích VKSH bằng các mầm bệnh gây bệnh đường tiêu hoá như hình

Trang 39

sơ bộ, khi đã xác định được ranh giới tương đối chính xác thì các khu vực ô nhiễm bị khoanh vùng sẽ được thể hiện trên các bản đồ dịch tễ khu vực

Tuyên bố khoanh vùng khu vực ô nhiễm và thiết lập chế độ

caranin thuộc quyền của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh (thành phố) hoặc của cấp sư đoàn trong quân đội

- Khoanh vùng quy mô khu vực tập kích VKSH: lấy địa điểm

có người mắc bệnh làm trung tâm, kết hợp với khu vực bị tập

kích để có thêm tài liệu căn cứ Điều này rất quan trọng, vì nó sẽ giảm bớt quy mô khoanh vùng trong các trường hợp mặc dù đã bị tập kích VKSH nhưng các tác nhân gây bệnh bị mất hiệu quả do nhiều lý do khác nhau (thời tiết, khí hậu ) hoặc là khu khoanh vùng của khu vực này không đồi hỏi khẩn trương và

nghiêm ngặt như các khu vực đã bắt đầu xuất hiện bệnh nhân -

dấu hiệu quan trọng đánh giá hiệu quả gây bệnh của các TNSH Có hai khu vực được khoanh vùng:

- Khu vực 1: ban hành chế độ carantin hạn chế - Khu vực 2: ban hành chế độ carantin nghiêm ngặt

Khu vực 2 nằm trong khu vực 1, nhưng không nhất thiết khu

vực 2 nằm ở vị trí trung tâm của khu vực I mà phải căn cứ vào

địa hình cụ thể Ví dụ: khi bị tập kích VKSH bằng các tác nhân truyền bệnh như chuột, động vật, nếu bị tập kích ở một bờ của con sông hoặc suối to, đương nhiên khu vực đó phải khoanh vùng và ban hành chế độ carantin nghiêm ngặt Nhưng không

nhất thiết phía bên kia của bờ sông phải là khu vực tiếp theo của chế độ carantin hạn chế vì chuột, động vật, bọ chét, không tự di chuyển qua sông được Khu vực hạn chế ở đây phải dựa vào sự

di chuyển tự nhiên của các động vật (trục đường giao thông)

2.2.3.2 Các chế độ làm việc trong các khu vực bị khoanh vung: - Tổ chức chế độ canh gác nghiêm ngặt bằng các trạm và các đội kiểm soát quân sự dưới sự chỉ dẫn của nhân viên chuyên môn 82 - Tiếp tế cho các khu vực khoanh vùng bằng nguồn tiếp tế ngoài

- Các bệnh viện (hoặc bệnh xá) điều trị các bệnh nhân truyền

nhiễm tối nguy hiểm được thiết lập ngay bên trong khu vực khoanh vùng - Tiến hành chống dich trong các khu vực này theo chế độ đặc biệt + Chế độ làm việc trong khu vực caramtin vùng Ï (chế độ hạn chế):

- Là khu vực cách ly tương đối nghiêm ngặt bao gồm toàn bộ

vùng dự kiến có thể chịu ảnh hưởng của sự lây nhiễm từ khu vực

2 đến

- Về nguyên tắc, khu vực này có thể sử dụng được nguồn

nước và thực phẩm tại chỗ (sau khi đã xét nghiệm sơ bộ) Các chế độ phòng bệnh khẩn cấp cho người chỉ được áp dụng khi có nguy cơ trực tiếp nhiễm bệnh Nếu có chỉ định sử dụng vacxin, phai dat thanh mot nhiém vu quan trong va không bỏ sot Có các kháng sinh dự trữ và các phương tiện phòng bệnh khẩn cấp khác

- Sự ra vào khu vực vùng I với bên ngoài vẫn được phép nhưng hết sức hạn chế

- Tiến hành các biện pháp chống dịch tích cực, đặc biệt là giải

quyết tốt môi trường

* Chế độ làm việc trong khu vực caraniin vòng 2 (chế độ

nghiêm ngặt): l

- Là khu vực cách ly nghiêm ngặt, không cho phép một sự di chuyển tuỳ tiện nếu không được phép của cấp chuyên môn có

thẩm quyền

- Về nguyên tắc khu vực này được sự tiếp tế mọi mật từ bên

ngoài vào

- Tiến hành phòng bệnh khẩn cấp cho các đối tượng nghỉ ô nhiễm hoặc đã tiếp xúc với những người nghỉ ô nhiễm mắm

bệnh

Trang 40

- Tiến hành các chế độ chống dịch đặc hiệu

Ranh giới khoanh vùng giữa khu vực carantin I và 2 phải

được xác định rõ ràng Ở đây các trạm kiểm soát hoạt động

trong tình trạng chế độ chống dịch đặc biệt

Trước khi có lệnh bãi bỏ chế độ carantin, toàn bộ khu vực có thể có sự tiếp xúc giữa khu vực vùng 1 với khu vực lành bên ngoài nhưng vẫn không được phép có sự tiếp xúc rộng rãi giữa khu vực vùng | va ving 2

Thời gian khoanh vùng, ban hành các chế độ carantin phụ thuộc vào tình hình bệnh nhân, thời kỳ ủ bệnh của từng loại mầm bệnh, kết quả của công tác phòng chống dịch chung, thông

thường kéo đài 2 lần thời kỳ ủ bệnh tối đa của bệnh nhân cuối

cùng

2.2.4 Các biện pháp, phương tiện phát hiện vũ khí sinh học:

2.2.4.1 Các biện pháp cơ bản:

* Xây dựng hệ thống tổ chức phát hiện VKSH trên các tuyến, từ tuyến chiến thuật đến tuyến chiến lược gồm 2 lực lượng

chuyên nghiệp và lực lượng bán chuyên nghiệp Lực lượng chuyên nghiệp được huấn luyện trang bị các phương tiện và máy móc chuyên dụng Lực lượng bán chuyên nghiệp dựa vào nhân

dân, bộ đội

- Hệ thống phát hiện VKSH được xây dựng bao gồm các trạm (dai) quan sat cố định, hoặc di động và các trạm phát hiện tự

động do các máy móc tự đảm nhiệm Các máy móc tự động chủ

yếu phát hiện các đám mây aerosol sinh học, tự động lấy bệnh

phẩm, xét nghiệm sơ bộ và báo cáo về trung đồn Thơng thường

các trạm phát hiện tự động này được trang bị ở các khu vực và trung tâm quan trọng và chiến lược hoặc ở các địa bàn có khả nàng bị tập kích VKSH

- Hệ thống quan sát cố định (các dài quan sát) được thiết lập trên cơ sở quan sát bằng mắt thường các hoạt động tập kích

CTSH va héa học, nhiệm vụ của các trạm quan sát này:

84

+ Điều tra tại chỗ và phán đoán “các vật lạ” địch thả xuống, những “đám mây lạ” và các hoạt động nghi ngờ địch tập kích VKSH Công việc của trạm là ghi nhận tỷ mỹ các tình tiết có liên quan, hỏi những người trông thấy hoặc trực tiếp chứng kiến, sơ bộ báo cáo các kết quả điều tra trực quan và khả năng đã bị hoặc chưa bị tập kích VKSH

+ Nắm vững các hoạt động của máy bay địch và các vật địch thả xuống

+ Mối quan hệ giữa côn trùng, động vật với thời tiết của

từng khu vực và địa điểm xuất hiện

+ Mối quan hệ giữa các lồi cơn trùng với động vật lạ + Đánh dấu vào bản đồ các điểm tiếp đất hoặc khu vực có khả năng bị các TNSH bao phủ

+ Tiến tới xây dựng các trạm báo động tự động dựa trên các phương tiện, trang bị lấy mẫu vật phẩm và phân tích hiện đại

* Xây dựng chế độ báo cáo tình hình bị tập kích VKSH:

- Chế độ báo cáo khẩn cấp: trong vòng 1-2 giờ phải chuyển đến Ban chỉ đạo phòng chống dịch bằng phương tiện thông tin nhanh nhất và có gửi kèm văn bản về sau

- Báo cáo hàng ngày: tổng hợp tình hình hàng ngày và địa điểm bị tập kích mới, tình hình “các vật la” xuat hiện Ở các khu vực đã được đánh dấu và khu vực mới xuất hiện Nếu tình hình

không khẩn cấp, có thể báo cáo 3 ngày 1 lần

- Báo cáo 10 ngày I lần: báo cáo tổng hợp các diễn biến và những nhận định khách quan của trạm quan sát

- Báo cáo không định kỳ: khi thấy cần bổ sung những quan

sát, nhận định của trạm hoặc những yêu cầu chi viện của tuyến trên

2.2.4.2 Các phương tiện phát hiện, chẩn đoán tác nhân sinh học: * Vị trí của công tác này:

Ngày đăng: 13/08/2016, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w