1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ cảm xúc CHO học SINH TRONG QUÁ TRÌNH dạy học ở TIỂU học

9 1,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 546,45 KB

Nội dung

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC ThS.. Vì vậy, ngoài các năng lực chung, năng lực chuyên biệt hay phẩm chất cần hình thành và phát triển cho họ

Trang 1

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

ThS Bùi Thị Thanh Thủy

Trường CĐSP Nam Định

Tóm tắt: Trong một xã hội hiện đại với một nhịp sống nhanh như vũ bão, thế

hệ trẻ ngày nay gặp khó khăn về mặt cảm xúc hơn các thế hệ trước Vì vậy, ngoài các năng lực chung, năng lực chuyên biệt hay phẩm chất cần hình thành và phát triển cho học sinh trong suốt giai đoạn giáo dục phổ thông, có một vấn đề hiện nay được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm đó là việc hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh Đây là một điều cần thiết cho học sinh ngay từ những bậc học đầu tiên để hướng tới việc hình thành và phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần theo đúng định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bài viết xin phép được chia sẻ một số suy nghĩ về việc phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh trong quá trình dạy học

ở Tiểu học

Từ khóa: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trí tuệ cảm xúc, dạy học,

phẩm chất, năng lực, học sinh tiểu học

Abstract: Nowadays, in such society of faster lifestyle, young people seem to

have much more emotional issues than prior generations did Hence, many teachers pay attention on nourishing students with not only general knowledge, specific abilities and good personality but also emotional intelligence This is very necessary for kids to grow up physically and mentally in harmony right from the 1st grade, as the orientation of General Education Program In this writing, we would like to share some of our ideas about emotional intelligence feeding for students in Primary

schools

Keyword: General Education Program, emotional intelligence, teach, abilities,

personality, students in Primary schools

Đặt vấn đề

Ngoài các năng lực chung, năng lực chuyên biệt hay phẩm chất cần hình thành

và phát triển cho học sinh (HS) trong suốt giai đoạn giáo dục phổ thông, có một vấn đề hiện nay được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm đó là việc hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc cho HS Trong một xã hội hiện đại, đây là một điều cần thiết cho HS ngay

Trang 2

từ những bậc học đầu tiên để hướng tới việc hình thành và phát triển hài hòa về thể

chất và tinh thần theo đúng định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Bài viết xin phép được chia sẻ một số suy nghĩ về việc phát triển trí tuệ cảm xúc cho

HS Tiểu học trong quá trình dạy học

1 Trí tuệ cảm xúc [4]

1.1 Khái niệm chung về trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là loại hình trí tuệ thể hiện năng lực của chủ thể đối với các vấn

đề có liên quan đến xúc cảm, thể hiện năng lực nhận biết chính xác xúc cảm của bản thân và của người khác; năng lực sử dụng xúc cảm để thúc đẩy tư duy; năng lực thấu hiểu xúc cảm; năng lực kiểm soát xúc cảm của bản thân và của người khác nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ giao tiếp đang diễn ra trong cuộc sống

1.2 Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc

Daniel Goleman, một nhà tâm lí học người Mĩ cho rằng, có 5 yếu tố để xác định trí tuệ cảm xúc:

- Hiểu rõ bản thân: Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ bản

thân và không bao giờ để cảm xúc điều khiển họ Họ sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực, biết điểm mạnh, điểm yếu của mình và dựa vào đó để hoàn thiện hơn Nhiều người tin rằng hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc

- Kiểm soát bản thân: Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường

không để mình trở nên quá giận dữ, không có những quyết định bốc đồng, thiếu suy nghĩ Họ suy xét trước khi hành động Đặc điểm của sự kiểm soát bản thân là tính thận trọng, thích ứng với thay đổi và biết nói “không” khi cần thiết

- Giàu nhiệt huyết: Những người có trí tuệ cảm xúc thường tràn đầy nhiệt

huyết Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích trước mắt để đổi lấy thành công lâu dài Họ thích sự thách thức và luôn làm việc có hiệu quả cao

- Biết cảm thông: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc

Cảm thông là khả năng nhận biết và hiểu được mong muốn, nhu cầu và quan điểm của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó không rõ ràng Người biết cảm thông luôn quản lí tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không “chụp mũ”, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực

- Kĩ năng giao tiếp: Đây là đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao Những người có

kĩ năng giao tiếp tốt thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng thay vì tập trung

Trang 3

vào thành công của mình trước tiên Họ có thể xử lí các tranh chấp, giao tiếp tốt và là bậc thầy trong xây dựng và duy tŕ các mối quan hệ

2 Việc tạo hứng thú học tập và việc hình thành, phát triển trí tuệ cảm xúc cho HS Tiểu học

Khái niệm “dạy học phát triển phẩm chất và năng lực của HS” với nhiều giáo viên (GV) Tiểu học cũng như SV (SV) ngành Giáo dục tiểu học còn khá nhiều mới

mẻ Vì vậy, khái niệm “phát triển trí tuệ cảm xúc”, đương nhiên là còn rất mới thậm chí là chưa từng nghe nói với nhiều GV và SV Tuy nhiên, thực chất trong quá trình dạy học, quá trình nghiên cứu về giáo dục, nhiều GV và SV rất quan tâm đến vấn đề tạo hứng thú học tập cho HS Tiểu học Vậy điều đó có liên quan như thế nào đến việc hình thành, phát triển trí tuệ cảm xúc cho HS ở bậc Tiểu học?

Trong quá trình thực hiện bài viết, chúng tôi có làm một điều tra nhỏ với SV ngành Giáo dục Tiểu học ở trường CĐSP Nam Định ở hai khóa 35 (đã trải qua một kì thực tập) và khóa 36 (trước khi bước vào kì thực tập đầu tiên) Câu hỏi điều tra là:

“Điều gì là quan trọng nhất khi GV Tiểu học tổ chức dạy học một môn học cho HS ở

Tiểu học? Tại sao?” Với khóa 35, có 35/46 SV cho rằng phải nắm chắc nội dung môn

học, phải có cách thức (phương pháp) tổ chức dạy học linh hoạt; có 11/46 SV cho rằng, điều quan trọng nhất là tạo được hứng thú học tập với HS Với khóa 36, có 33/43

SV cho rằng quan trọng nhất là phương pháp dạy học, phải hiểu biết tâm sinh lí lứa tuổi Tiểu học Có 10/43 SV cho rằng, điều quan trọng nhất là tạo được hứng thú học tập với HS Như vậy, có 21/89 (23,6%) SV chỉ ra cụ thể điều quan trọng nhất là tạo được hứng thú học tập với HS Theo chúng tôi, 68/89 (76,4%) SV còn lại trả lời mang

tính chất trả bài, đúng nhưng chưa trúng Bởi theo điều tra của chúng tôi với 61 HS ở

hai lớp của trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Nam Định), với câu hỏi điều tra

là: “Môn học nào con yêu thích nhất? Tại sao?” Kết quả điều tra nhận được trải đều

tất cả các môn học với lí do rất cụ thể kiểu như: “Con yêu thích môn Lịch sử vì làm cho con hiểu về đất nước ta”, “Con yêu thích môn Thể dục vì làm cho con khỏe hơn”,

“Con yêu thích môn Tin học vì giúp con hiểu về máy tính”, “Con yêu thích môn Mỹ thuật vì môn học này con được tự do sáng tạo”, “Con yêu thích môn Toán vì con thích được giống như giáo sư Ngô Bảo Châu”, “Con yêu thích môn khoa học vì con thích làm thí nghiệm”, “Con thích môn Đạo đức vì giúp con hiểu biết về những điều tốt đẹp”, “Con thích môn Tiếng Việt vì giúp con hiểu được các từ ngữ mới”, “Con thích môn Tiếng Anh vì giúp con giao tiếp được với người nước ngoài”, … Như vậy, HS

Trang 4

thấy thích môn học nào đó là vì môn học đó tạo được hứng thú với HS, đáp ứng được nhu cầu, mong muốn, sở thích nào đó của HS

Kết quả điều tra với HS Tiểu học ở trên cũng phù hợp với thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner - một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard - đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình

về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences) Có 8 loại trí thông minh mà Gardner đã đề nghị tại thời điểm đó là: Trí thông minh logic - toán học, Trí thông minh không gian, Trí thông minh vận động, Trí thông minh tương tác giao tiếp, Trí thông minh nội tâm, Trí thông minh thiên nhiên, Trí thông minh ngôn ngữ, Trí thông minh âm nhạc [5] Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người Bên cạnh đó, Gardner đã chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một HS thông qua 2 loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học - điều này là không chính xác Trường học đã

bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp,… đồng thời lèo lái tất cả mọi HS đi theo cùng một con đường và cùng chịu chung một sự đánh giá và phán xét Nhiều HS đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng

Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cũng đã công nhận sự đúng đắn của lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner Gắn với lí thuyết về trí tuệ cảm xúc, theo

chúng tôi, điều quan trọng nhất khi GV Tiểu học tổ chức dạy học một môn học cho HS

ở Tiểu học là tạo được hứng thú học tập của HS Bởi khơi gợi được hứng thú học tập

của HS là giúp HS hiểu rõ bản thân mình muốn gì, thích gì để từ đó sẵn sàng hành

động Đó chính là một yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc Và như vậy, chúng tôi mạnh dạn khẳng định rằng GV tạo được hứng thú học tập cho HS là góp phần hình thành, phát triển trí tuệ cảm xúc của HS

3 Phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh trong quá trình dạy học ở Tiểu học

3.1 Một số nét chính về đổi mới ở các trường Tiểu học trong những năm gần đây

Ngành Giáo dục của chúng ta đang có những bước chuyển mình sâu sắc kể từ sau Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Trong

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hay trong đổi mới ở trường Tiểu

Trang 5

được nhắc đến một cách tường minh Tuy nhiên, ở nhiều trường Tiểu học, từ những

khẩu hiệu nâng bước các em đến trường như “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”,

“Học mà chưa vui thì chưa phải là học”, đến việc tổ chức lớp học theo mô hình

VNEN đã thể hiện sự đổi mới không chỉ là định hướng phát triển năng lực và phẩm

chất cho học sinh

Một khẩu hiệu của trường Tiểu

Bộ sách giáo khoa theo dự án mô hình trường học mới đã có những thay đổi

theo hướng hoạt động hóa nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất

người học Cấu trúc mỗi bài học được chia thành ba hoạt động chính: hoạt động cơ

bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng Trong mô hình này, GV là người tổ

chức lớp học; quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm; hỗ trợ HS khi cần

thiết; chốt lại động chơi với nhóm của mình chứ không phải lúc nào cũng tổ chức các

trò chơi được SGK thiết kế sẵn trong hoạt động cơ bản Tất nhiên, các tình huống trò

chơi được SGK thiết kế sẵn, theo chúng tôi, chỉ mang tính chất gợi ý GV có thể thay

đổi để tạo sự bất ngờ và hứng thú cho HS trước khi bước vào một giờ học mới Nhưng

các trò chơi gợi ý đều là các trò chơi để dẫn nhập vào bài mới Nếu chơi một số trò

chơi quen thuộc chẳng liên quan gì đến bài học thì chắc chắn đến một lúc HS sẽ thấy

nhàm chán và việc tổ chức hoạt động nhóm sẽ thiếu hiệu quả Như vậy, công việc của

người GV phải luôn luôn duy trì được hứng thú học tập của HS Ngoài trò chơi khởi

động trong hoạt động cơ bản, hoạt động ứng dụng cũng là một hoạt động khiến cho

HS luôn hứng thú, tò mò Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi nhận thấy

nhiều GV vẫn chú trọng nhiều ở hoạt động thực hành và lượng bài tập giao cho HS

vẫn phần nhiều hướng tới hoạt động này Như vậy, GV vẫn “rụt rè” trong quá trình đổi

mới Điều này là dễ hiểu bởi hai lí do chính sau đây:

Trang 6

- Một là, ảnh hưởng của một quá trình rất lâu theo chương trình tiếp cận nội

dung

- Hai là, mô hình dạy học VNEN chưa áp dụng với tất cả các trường Tiểu học

trong toàn quốc Vì thế, các kì thi đang có sự chuyển đổi dần theo hướng tiếp cận năng lực nhưng chậm và mật độ trong mỗi bài thi chưa nhiều

3.2 Một số ý kiến về việc dạy học phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh trong quá trình dạy học ở Tiểu học

Tâm lí trẻ em rất thích được người lớn tôn trọng, tin tưởng và giao việc Trên

cơ sở đó, để duy trì hứng thú học tập lâu dài, tạo điều kiện tốt nhất để kích thích trẻ em

tự khám phá bản thân mình, GV cần linh hoạt trong việc tổ chức dạy học Hiện tại, dù

bộ sách giáo khoa VNEN có những đổi mới khá rõ nét nhưng theo chúng tôi, vẫn là bộ sách mang tính chất hướng dẫn, định hướng Bởi rõ ràng, các trò chơi mà HS biết trước thì sẽ không còn hứng thú Hơn nữa, nếu HS mang “một tờ giấy trắng” về bài mới đến lớp thì dù có được vui chơi thì kiểu học vẫn mang tính chất thụ động Lâu dần như thế sẽ khiến cho HS mất cảm xúc với việc học hành Vì vậy, thay vì GV cho HS

nhiều bài tập kiểu trong dạng hoạt động thực hành, GV nên tin tưởng giao công việc

chuẩn bị bài mới cho HS trước khi đến lớp Những việc chuẩn bị nên hướng tới hoạt

động ứng dụng, nghĩa là các hoạt động gắn với thực tiễn cuộc sống xung quanh HS Với các môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục hay Tin học là những môn học có thời lượng ít lại khiến HS được vận động, thư giãn thậm chí còn được học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, vì vậy không quá khó để GV gây được hứng thú học tập cho HS Tuy nhiên, với những môn như Toán, Khoa học thời lượng nhiều, nội dung đôi khi khô khan nên đòi hỏi GV phải luôn tìm cách làm mới trong cách tổ chức dạy học để duy trì cảm xúc của HS với môn học Ví dụ, trong môn Toán, trước khi học về bài chu vi hay diện tích của hình chữ nhật hay hình vuông, GV có thể yêu cầu HS về nhà đo trước chiều dài, chiều rộng cái bàn học, phòng riêng hay cả căn nhà của mình Việc chuẩn bị này đôi khi một mình HS không làm được, các con có thể nhờ phụ huynh hỗ trợ Vì HS có thể thuộc các công thức và tính toán rất nhanh nhưng ước lượng chiều dài, chiều rộng, chu vi hay diện tích, trong thực tế lại rất kém Hay khi học bài cộng phân số, có thể đặt câu hỏi về nhà như sau: Bánh chưng Tết khi bóc thường được chia thành mấy phần bằng nhau? Con thường ăn được mấy phần? Anh (chị, em, bố, mẹ) có thể ăn nhiều nhất mấy phần? Với những câu hỏi như vậy, ngoài việc là dữ liệu cho bài phép cộng phân số, còn giúp HS liên hệ kiến thức với thực tế cuộc sống, biết quan tâm đến người khác, thậm chí biết đến những văn hóa truyền

Trang 7

thống mà ngày nay dường như nhiều bậc phụ huynh cũng bỏ quên, … Với môn Khoa học, là môn có thể phát huy sự sáng tạo nhiều nhất ở HS Thực tế, GV đôi khi vẫn lấy

giờ này để dạy các môn Toán, Tiếng Việt – coi đó là các “môn chính” Điều quan trọng là GV phải loại bỏ tư tưởng đây là “môn phụ” Khi đó, sự chuẩn bị chắc chắn sẽ

có sự công phu hơn Tuy nhiên, việc chuẩn bị cần có thời gian GV nên giao nhiệm vụ cho HS trước một tuần vì có những vật liệu khá dễ tìm, dễ kiếm như đèn pin, tấm kính

(bài Ánh sáng và bóng tối – Khoa học

4), nhiệt kế (bài Nóng, lạnh và nhiệt độ –

Khoa học 4), nhưng không phải lúc nào

cũng vậy Ví dụ, với đồ dùng thí nghiệm ở

hình trên (bài Âm thanh – Khoa học 4),

không phải lúc nào cũng tìm và làm được

ngay Và nếu có tìm được ngay ở bên ngoài

gia đình để sử dụng cũng không phải là cách

thú vị Để chuẩn bị, các con đề nghị bố mẹ

mua sữa về để sử dụng: có thể cho con ăn

kèm với bánh mỳ, làm bánh mỳ hoặc có thể

cùng con

Một dụng cụ thí nghiệm môn Khoa học do HS lớp 4A1 trường TH

Chu Văn An chuẩn bị (bài Âm

thanh)

làm sữa chua Và khi sử dụng vỏ hộp sữa làm dụng cụ thí nghiệm, HS sẽ có nhận thức: mỗi sản phẩm trong cuộc sống có rất nhiều công dụng, các vật liệu chứa sản phẩm đó đôi khi không phải bỏ đi mà có thể tái sử dụng khi cần thiết, … Như vậy, một công việc chuẩn bị nho nhỏ cho một bài học sẽ giúp cho HS có thêm nhiều hiểu biết mới Đó là một động lực để HS không ngừng học tập, khám phá

Các hoạt động chuẩn bị như trên GV có thể giao cho cá nhân hoặc nhóm Việc

HS đến nhà nhau để cùng chuẩn bị một công việc phục vụ học tập không chỉ đơn thuần là việc học Điều đó, còn giúp HS hiểu về cuộc sống gia đình của nhau – điều rất bình thường với các thế hệ trước, nhưng khá xa lạ trong giai đoạn hiện tại Từ đó, các

con sẽ có cách ứng xử với nhau đẹp hơn, biết cảm thông với nhau hơn – đó chính là

những đặc điểm của trí tuệ cảm xúc Tất nhiên, việc làm này không thể thường xuyên

và chắc chắn sẽ gặp không ít sự phản đối từ các bậc phụ huynh Vì vậy, GV cần nhiều tâm huyết, sự kiên trì đối với cả HS và phụ huynh

Một yếu tố cũng tác động vô cùng lớn đến việc phát triển trí tuệ cảm xúc của

HS Tiểu học Đó là cách người lớn nhìn nhận, đánh giá thành quả lao động và học tập của các con Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá HS tiểu học đã nêu

Trang 8

rõ: đánh giá HS tiểu học là “những quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS tiểu học” [2] Đây là một Thông tư mà khi mới được áp dụng trong năm học 2014 – 2015, có rất nhiều ý kiến phản đối cũng như nhiều hình thức để

“chống đối” mà báo chí đã tốn không ít thời gian và giấy mực Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chúng tôi, đây là một cách đánh giá mà nếu làm đúng thì GV không những đánh giá chính xác được HS mà còn góp phần phát triển được trí tuệ cảm xúc của HS

Vì GV cứ hiểu cứng nhắc là phải “ghi” nhận xét từng HS, nên dẫn đến những hình thức “chống đối” kiểu chụp những câu nhận xét làm sẵn vì sợ không đủ thời gian Trong tổ chức học tập theo nhóm kiểu mô hình lớp học VNEN, GV thường xuyên

“quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm; hỗ trợ HS khi cần thiết” Vì vậy,

chúng tôi nghĩ rằng trong mỗi một ngày GV không thể không có đủ thời gian để đưa ra một câu nhận xét, động viên cho một HS vào một thời điểm thích hợp Cách nhận xét, động viên của GV cũng cần có những ngữ điệu cảm xúc nhất định Nếu các con làm tốt, nếu quá ít thời gian, GV có thể viết ngắn gọn “tốt” kèm theo một biểu tượng vui

vẻ Nhưng khi nói, GV có thêm nụ cười và ánh mắt vui vẻ kèm theo là “Ôi, con (nhóm con) làm tốt quá!” hay “Con (các con) thật sáng tạo!” hay “Sao con có thể làm tốt được như thế?!” hay “Thật tuyệt vời đấy các con ạ!” Muốn giục các con thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng, không nên dùng những câu mệnh lệnh kiểu “Nhanh lên!” mà thay vào là câu “Các con ơi, khẩn trương lên nhé!” kèm với câu “Chúng ta không có nhiều thời gian đâu các con ạ!” sẽ khiến các con thấy trách nhiệm của mình hơn Muốn

tư vấn cho các con, không nên nói “Con không được ” mà hãy nói “Con không nên

” hoặc “Con thử làm thế này xem sao ”, “Cô nghĩ là thế này chắc có lẽ tốt hơn”, Với cách làm như vậy, không chỉ động viên, khuyến khích các con học tập mà còn từng bước giúp các con học được cách ứng xử, giao tiếp với nhau nhẹ nhàng, thân ái

Và đó chính là một đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao

-

Với cách định nghĩa và những đặc điểm của trí tuệ cảm xúc như phần đầu bài viết, chúng ta có thể thấy trí tuệ cảm xúc không phải là thứ bất biến Nó có thể được nuôi dưỡng, phát triển trong mỗi con người Trong một thế giới đầy biến chuyển, trong một xã hội hiện đại với một nhịp sống nhanh như vũ bão, thế hệ trẻ ngày nay gặp khó khăn về mặt cảm xúc hơn các thế hệ trước Những câu chuyện về bạo lực học đường, những câu chuyện về sự vô cảm của con người trong xã hội diễn ra ngày một nhiều –

Trang 9

đó là dấu hiệu của việc kiểm soát bản thân, kĩ năng giao tiếp yếu kém – là một hồi

chuông cảnh tỉnh với những người làm giáo dục chúng ta Vì vậy, gia đình, nhà trường

và xã hội cần có sự chuẩn bị hành trang vào cuộc sống cho giới trẻ ngay từ những bước đầu tiên trong cuộc đời Trong môi trường giáo dục của nhà trường, ngay từ những bậc học đầu tiên, mỗi thầy cô giáo phải là hình mẫu về trí tuệ cảm xúc qua sự yêu thương chăm sóc và tương tác với trẻ một cách tôn trọng Và đó là nền tảng để xây dựng nên những năng lực, phẩm chất của người học mà ngành Giáo dục của chúng ta đang hướng tới trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện này

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể, 5/8/2015 [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá

HS Tiểu học

[3] Bộ sách lớp 4 chương trình VNEN

[4] Daniel Goleman (2007) Trí tuệ cảm xúc, NXB Lao động – Xã hội

[5] Trang web http://www.geniusprint.vn, Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner

Ngày đăng: 13/08/2016, 08:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w