Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 20 “MẠNG MÁY TÍNH”, tôi nhận thấy nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh về khái niệm, các thành phần, kiểu kết nối, phân l
Trang 1A– ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tin học ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đang diễn ra quá trình tin học hoá đặc biệt trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn Cùng với sự phát triển
đó, Mạng máy tính ra đời góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển hầu hết các lĩnh vực của xã hội loài người
Trong giáo dục cũng vậy, Mạng máy tính và các dịch vụ của nó đã các mang lại nhiều triển vọng trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường Mạng máy tính Nếu trước kia người
ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn
Bộ GD&ĐT đã nhận thấy được tầm quan trọng của Mạng máy tính cho nên đã đưa vào nội dung học tập trong nhà trường phổ thông bắt đầu từ năm học
2006-2007
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 20 “MẠNG MÁY TÍNH”, tôi nhận thấy nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh về khái niệm, các thành phần, kiểu kết nối, phân loại mạng máy tính nhưng nếu chỉ dạy học theo phương pháp thuyết trình thì quá trừu tượng và khó hình dung được một Mạng máy
Trang 2tính là như thế nào? Để khắc phục điều này tôi muốn tận dụng các thiết bị sẵn có
về Mạng máy tính để mô tả một cách trực quan cho học sinh
Từ những vấn đề đã dẫn ra ở trên, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT THƯỜNG XUÂN 2 tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh Để qua mỗi phần học, tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức
đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu môn học, sau đó việc ứng dụng của nó vào công việc thực tiễn đời sống xã hội Chính vì vậy tôi đã chọn
đề tài “Sử dụng thiết bị vật lý mạng máy tính và đồ dùng dạy học tự làm để dạy học trực quan (bài 20: Mạng máy tính)” để nghiên cứu và thực hiện với mong
muốn hỗ trợ, phát triển năng lực tư duy của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng
dạy học
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Quá trình dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động và giao lưu với học sinh nhằm đạt được những mục tiêu dạy học Đây là quá trình điều khiển con người chứ không phải điều khiển máy móc, vì vậy cần phải quan tâm đến những yếu tố tâm lý, chẳng hạn những học sinh có sẵn sàng, có hứng thú thực hiện hoạt động này, hoạt động khác hay không
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định mà ta có thể khai thác để tổ chức trong quá trình dạy học có hiệu quả Những hoạt động như vậy được coi là tương thích với những nội dung cho trước Xuất phát từ một nội dung dạy học, ta cần phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung đó rồi căn cứ vào mục tiêu dạy học mà lựa chọn để luyện tập cho học sinh một số hoạt động trong những hoạt động thành phần cũng giúp cho ta tổ chức cho học sinh tiến hành những hoạt động với độ phức tạp vừa sức học sinh
Ở lứa tuổi học sinh, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế Phần lớn các em
tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh ảnh Do vậy trong giờ học việc sử thiết
bị dạy học là không thể thiếu được thiết bị dạy học như mô hình, tranh ảnh, vật thật, được sử dụng dưới nhiều hình thức như: Trao đổi nhóm, hoặc mỗi học sinh một phiếu trong các giờ học: Kiểm tra, ôn tập ở tất cả các môn học Là phương tiện chuyển tải thông tin và nó còn là nội dung của quá trình truyền thu tri thức giáo dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh Nó điều khiển mọi hoạt động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Nó tác động to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và
Trang 4học của thầy và trò Đặc biệt sử dụng thiết bị dạy học hợp lý bao giờ cũng cho những kết quả đúng về tính khoa học sư phạm và tính thẩm mỹ
Chính vì vậy khi dạy (bài 20: Mạng máy tính) tôi sử dụng các thiết bị như
Cáp nối, Hub, Vỉ mạng, Giắc cắm, Bộ định tuyến, Bộ định tuyến không dây, Các máy tính mô hình, … được bố trí trên một bảng nhỏ, gọn dễ dàng di chuyển đến các lớp học Khi được học bài này học sinh sẽ biết được các bộ phận vật lí của một mạng máy tính Một mặt học sinh sẽ tò mò, thắc mắc nảy sinh tình huống có vấn đề
và các em sẽ tự mình giải quyết vấn đề(hoặc nhờ các thầy cô giúp đỡ) Mặt khác học sinh tự giác, tích cực, vừa kiến tạo được tri thức, vừa học được cách giải quyết vấn đề, lại vừa rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, vượt khó
Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm này là dùng các linh kiện vật lí và kết hợp với diễn giải để cụ thể hoá bài học, học sinh sẽ quan sát trực quan các thông số
kỹ thuật trên các thiết bị của mạng máy tính, phân loại được các bộ phận quan trọng trong các bộ phận của mạng máy tính
Ngoài ra, tôi mạnh dạng trình bày sáng kiến kinh nghiệm này còn để phục vụ cho những năm dạy tiếp theo
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1 Thuận lợi:
- Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy và học trong đó có việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên
- Đội ngũ đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ đào tạo
- Thiết bị dạy học được sử dụng nhiều và tương đối có hiệu quả qua các đợt hội giảng, hội thi giáo viên giỏi hoặc các giờ kiểm tra
2 Khó khăn:
- Thiết bị dạy học chưa được đồng đều ở tất cả các bộ môn.
Trang 5- Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học nhiều giáo viên còn mang tính hình thức Phiếu học tập còn nặng về sao chép, chưa phát huy hết khả năng của học sinh
- Sử dụng thiết bị dạy học trong giờ dạy đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài, phải biết kết hợp khéo léo trong giờ dạy và phân
bố thời gian hợp lý Chính vì vậy mà nhiều giáo viên đã ngại nhất là với giáo viên lớn tuổi chỉ cần dạy theo sách giáo khoa là đủ Một số giáo viên còn ngại khi lên phòng thiết bị để mượn thiết bị dạy học Nên đến nay việc sử dụng thiết bị dạy học vẫn còn là điều e ngại đối với nhiều giáo viên
III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Giải pháp
1.1 Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học
Trực quan trong giảng dạy sẽ huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức Nghiên cứu về phương pháp lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức ở học sinh, ta nhận thấy: Nếu chỉ nghe thì chỉ lĩnh hội được 20% lượng thông tin, nếu chỉ nhìn thì lĩnh hội được 30% lượng thông tin Nếu dùng phối hợp cả nghe – nhìn
và hành động thì lượng thông tin tiếp thu được sẽ là 70%
Trong dạy học Tin Học, nguyên tắc trực quan rất quan trọng không chỉ vì nó
có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức mà còn vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện (máy tính, máy chiếu, thiết bị truyền thông)
Hiện nay, các thiết bị vật lí của mạng máy tính bị hư hỏng và bỏ đi rất nhiều Nếu chúng ta tận dụng các thiết bị trên để mô tả trực quan cho học sinh thì rất tốt Học sinh sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại các thiết bị mạng máy tính, học sinh biết nhiều hơn về các thông số kĩ thuật của các thiết bị trên Qua gần 4 năm giảng
dạy khi dạy (bài 20: Mạng máy tính), tôi đã thực hiện mô tả trực quan cho học
sinh về các thiết bị mạng máy tính, tháo lắp thiết bị mạng (Cáp mạng, Bộ định
Trang 6tuyến, Vỉ mạng, Giắc cắm, Hub, Bộ định tuyến không dây) để cho học sinh quan sát
và đồng thời tôi diễn giải cho học sinh hiểu rõ hơn về các thiết bị nói trên, học sinh được sờ, nhìn, và lắp đặt các thiết bị vào với nhau thành một máy tính cơ bản hoàn chỉnh
1.2 Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề là hình thức dạy học trong đó giáo viên (hay cùng học sinh) tạo ra một hay nhiều tình huống gợi vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện các vấn đề và hoạt động giải quyết các vấn đề, qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng
Dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề không chỉ có mục đích làm cho học sinh giải quyết được vấn đề đặt ra và lĩnh hội được kiến thức mới như là kết quả của quá trình giải quyết vấn đề, mà còn giúp học sinh phát triển các khả năng khác: khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, khả năng tổ chức quá trình giải quyết các vấn đề, khả năng kiểm tra đánh giá kết quả
Đối với bài dạy (bài 20: Mạng máy tính), khi giảng dạy phần “các kiểu bố
trí mạng cơ bản” tôi cho học sinh quan sát mô hình các kiểu bố trí mạng máy tính
do chính bản thân tôi thiết kế như sau:
- Thành phần:
+ Các máy tính mô hình được cắt, ghép bằng những miếng xốp trong thùng case máy vi tính đã bỏ đi Sở dĩ tôi không sử dụng các máy tính thật trong mô hình
a) Kiểu đường thẳng b) Kiểu vòng c) Kiểu hình sao
Trang 7mạng máy tính là do các thiết bị này khá cồng kềnh và di chuyển khó khăn giữa các lớp học
+ Dây điện từ các bộ nguồn máy tính hỏng thay cho cáp nối mạng
+ Các đầu cắm của bộ nguồn máy tính hỏng thay cho các giắc cắm mạng + Bóng đèn led( bóng đèn quả nhót) báo hiệu máy đã có mạng
+ Một bảng chất liệu ALU kích thước 120 x 60cm được đóng khung và dây treo dung để trình bày mô hình mạng máy tính
- Cách làm:
+ Sử dụng băng keo cách điện để nối các đầu cắm của bộ nguồn máy tính vào dậy điện và các bóng đèn led, mục đích là để thao lắp các máy tính mô hình một cách dễ dàng và an toàn
+ Mỗi máy tính mô hình được gắn 2 đầu cắm để dễ dàng biến đổi các kiểu
bố trí( Kiểu đường thẳng, kiểu hình sao, kiểu vòng) chỉ cần 6 bóng đèn led
Thông qua đó học sinh có thể phát hiện và giải quyết được vấn đề về các kiểu bố trí mạng, đồng thời lĩnh hội được kiến thức trực tiếp từ mô hình trên
1.3 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học có thể phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học Phương pháp này đã tạo được một môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể được phát huy cũng như vai trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm
Thảo luận nhóm tạo cơ hội tiếp xúc xã hội giữa các học sinh, giúp cho việc phát triển các kĩ năng tương tác giữa các cá nhân như nghe, nói, tranh luận và quan
hệ lãnh đạo Thảo luận nhóm chỉ có kết quả khi:
+ Mục đích được xác định rõ ràng
+ Bài tập được giao đối với nhóm, trong phạm vi trình độ của học sinh
+ Các ý kiến và kinh nghiệm của từng học sinh trong nhóm đóng góp để cho kết quả chung và ảnh hưởng đến kết quả thực hiện
Trang 8Vì vậy khi giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh thảo luận phải tạo được sự bình tĩnh và không khí tích cực khi tham gia giải quyết vấn đề, gây được hứng thú
và khích thích học sinh hơn khi công việc được giao chỉ là viết theo mẫu, làm bài tập lên bảng
Khi giao nhiệm vụ rõ ràng, giáo viên sẽ quan sát học sinh làm việc như thế nào và đây là bước tốt nhất giáo viên ngầm chuẩn bị cho bước hoạt động báo cáo của các nhóm Lúc gần cuối thời gian cho phép, giáo viên có thể đi vòng quanh để xem xét kết quả tiến triển của các nhóm, đưa ra sự giúp đỡ nếu thấy cần thiết
Kết quả làm việc của nhóm thông thường được báo cáo miệng trước lớp, thời gian báo cáo được lập kế hoạch từ trước Trường hợp nhiều nhóm hoặc thời gian hạn chế, có thể giáo viên thay thế hình thức báo cáo miệng bằng hình thức báo cáo trên giấy
Như vậy đối với bài dạy Mạng máy tính áp dụng phương pháp thảo luận
nhóm cho phép học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học Học sinh có thể chủ động hăng say trong học tập bởi những phát hiện đột phá của mình Do đó sẽ kích thích được sự ham học và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu của mình
2 Tổ chức thực hiện
2.1 MỤC TIÊU
2.1.1 Kiến thức
– Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông
– Biết khái niệm mạng máy tính
– Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng
2.1.2 Kỹ năng
– Phân biệt được qua mô hình: Các kiểu kết nối, các mạng LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối
2.1.3 Thái độ
Trang 9– Rèn luyện khả năng tư duy khoa học.
2.2 CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
- Học liệu:
+ Sách giáo viên Tin học 10 – Nhà xuất bản giáo dục
+ Giới thiệu giáo án Tin học 10 – Nhà xuất bản Hà Nội
+ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học 10
2.2.2 Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị về kiến thức: Mạng máy tính
- Chuẩn bị tài liệu học tập, thí nghiệm thực hành, dụng cụ học tập: SGK, vở ghi, SBT, vở bài tập
2.3 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
2.3.1 Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở Học Sinh
………
………
………
………
………
………
………
2.3.2 Kiểm tra bài cũ (6 phút) Câu hỏi: Hãy nêu thao tác tạo bảng và cách thực hiện? ………
………
………
………
Trang 10………
2.3.3.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm mạng máy tính ( 15 Phút)
(1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề + Trực quan (2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá thể
Đặt vấn đề: Khi máy tính ra đời và càng ngày làm được nhiều việc hơn thì nhu cầu
trao đổi và xử lí thông tin cũng tăng dần và việc kết nối mạng là một tất yếu
GV: Mạng máy là gì? Nêu các thành phần
của mạng máy tính?
HS: Tất nhiên là học sinh sẽ trả lời như khái
niệm trong sách giáo khoa:
Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông
tin giữa các máy tính với nhau Một mạng
máy tính bao gồm:
– Các máy tính
– Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy
tính với nhau
– Phần mềm cho phép thực hiện việc giao
tiếp giữa các máy tính
Theo kiểu trả lời này thì học sinh chỉ biết
được thành phần đầu tiên là các máy tính do
đã được tiếp cận nhiều, chưa thực sự hiểu
biết về các thành phần còn lại của Mạng
máy tính, còn mang tính học vẹt, hiểu biết
mông lung, thậm chí không biết được các
1 Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau Một mạng máy tính bao gồm:
– Các máy tính – Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau
– Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính
Ngoài máy tính học sinh đã biết đưa
ra các thành phần thực của mạng máy tính cho học sinh quan sát
+ Kết nối có dây.
1 Cáp mạng
Trang 11thành phần thực của Mạng máy tính hình
dáng như thế nào? Kích thước thực (kích
thước vật lí) là bao nhiêu?
GV: Nhiệm vụ của giáo viên là phải diễn
giải thêm cho học sinh để học sinh nắm vững
hơn khái niệm Mạng máy tính, nhưng chỉ
diễn giải và mô tả bằng hình ảnh trong sách
giáo khoa thì học sinh cũng khó nắm bắt
được kiến thức về Mạng máy tính Vậy ta có
thể lấy những thiết bị kết nối Mạng máy tính
thật sự để cho học sinh quan sát trực quan
không? Thực tế tôi đã lấy những thiết bị này
cho học sinh quan sát, kết quả là học sinh rất
chăm chú và đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay
quanh vấn đề này
GV: Nêu lợi ích của việc kết nối máy tính?
2 Bộ định tuyến
3 Vỉ mạng
4 Giắc cắm
5 Hub
6 Bộ định tuyến không dây
7 Bộ đĩa phần mềm