Các dạng công tác chính trong khảo sát địa chất công trình bao gồm: Khoan, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh.... Khảo sát địa chất được thực hiện trê
Trang 1
GIỚI THIỆU CHUNG Error! Bookmark not defined
A./ TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 2
a./ Khảo sát địa chất công trình 2
b./ Mục đích của việc khoan khảo sát địa chất công trình: 3
c./ Nhiệm vụ của việc khảo sát địa chất công trình: 3
B./ BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN ĐIA CHẤT CÔNG TRÌNH 4
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: 5
C./ PHẦN THUYẾT MINH 5
1./ Khái quát địa chất khu vực tỉnh Bình Dương: 5
2 Đất đai 7
3.Khí hậu 7
4/.Thủy văn, sông ngòi 8
5.Tài nguyên rừng 8
6.Tài nguyên khoáng sản 9
D./ BÁO CÁO THỰC HÀNH: 11
1./ Giới thiệu khu vực khảo sát: 11
1.1/ Vị trí của khu vực khảo sát: 11
1.2/ Địa chất của khu vực khảo sát: 11
2./ Thiết bị khoan: 12
b/ Thiết bị thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT 14
3./ Quy trình thí nghiệm: 14
3.1/ Quy trình khoan 14
3.2/ Quy trình lấy mẫu thí nghiệm nguyên trạng 16
3.3/ Quy trình thí nghiệm SPT: 17
4./ Nhận xét 22
4.1/ Về các thực nghiệm 22
4.2/ Về nội dung môn học : 23
6./ Một số hình ảnh của buổi thực tập: 24
Trang 2và xử lý nền móng Các dạng công tác chính trong khảo sát địa chất công trình bao gồm: Khoan, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh
Công tác khảo sát địa chất công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình Khảo sát địa chất công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, thiết kế xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm
Khảo sát địa chất được thực hiện trên khoảng đất dự kiến xây dựng công trình, tại nơi bố trí các công trình quan trọng, nơi đặt móng nhà, đài nước, và có nhiều lý do để chúng ta tiến hành khảo sát địa chất công trình đó là:
Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng
Thiết kế lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý
Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình
Kết quả cuối cùng của công tác khoan thăm dò là vẽ được hình trụ hố khoan Dựa vào hình trụ hố khoan ta có thể vẽ được mặt cắt địa chất tùy theo yêu cầu
Trang 3
B./ Mục đích của việc khoan khảo sát địa chất công trình:
Khảo sát địa chất công trình là thăm dò địa chất trực tiếp, xác định điều kiện địa chất công trình Điều kiện địa chất công trình bao gồm:
1 Vị trí địa lý của khu vực xây dựng:
Yếu tố này có ý nghĩa lớn đến công tác thiết kế quy hoạch, thiết kế sơ bộ, lập các luận chứng kinh tế kỹ thuật Đánh giá yếu tố này phải kết hợp các nhân tố tự nhiên lẫn xã hội, xu thế phát triển trong tương lai những thông tin dự báo trong kế hoạch dài hạn của nhà nước
2 Địa hình địa mao:
Phải mô tả được loại địa hình, địa mao của khu vực, nguồn gốc hình thành, xu thế phát triển, mức độ thay đổi trước mắt và lâu dài, từ đó đưa ra các biện pháp lựa chọn mặt bằng
3 Cấu tạo địa chất
Mô tả sự phân bố của mặt đá theo chiều sâu và chiều rộng, theo tài liệu thăm dò thông qua các bản đồ, hình trụ hố khoan, mặt cắt địa chất
4 Tính chất cơ, lý của đất, đá:
Được chọn lựa để tiến hành thí nghiệm và báo cáo tùy theo yêu cầu và mục đích của công tác khảo sát Muốn có được những số liệu trong khảo sát thăm dò phải lấy mẫu nguyên dạng để đưa vào phòng thí nghiệm, dùng các thiết bị ngoài trời để xác định các chỉ tiêu của từng lớp đất
5 Các hiện tượng địa chất:
Động đất, hoạt động kiến tạo, đứt gẫy, trượt lỡ, phun hóa, nước ngầm
6 Hình thành vật liệu xây dựng:
Chủng loại, khối lượng, phạm vị phân bố tiềm năng khai thác
C./ Nhiệm vụ của việc khảo sát địa chất công trình:
Xác minh điều kiện địa chất công trình trong khu đất xây dựng
Nêu cá điều kiện thi công, dự đoán các hiện tượng địa chất có thẻ xảy ra trong quá trình thi công và sử dụng công trình
Đề xuất các giải pháp phòng ngừa và khắc phục các vấn đề địa chất – địa kỹ thuật
Trang 4
Cho biết khả năng cung cấp vật liệu xây dựng tự nhiên tịa địa phương phục vụ xây dựng công trình
B./ BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN ĐIA CHẤT CÔNG TRÌNH
Thông tin về môn học:
Mã môn học: CENG1401
Thời lượng: 30 tiết (20 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành)
Môn học tiên quyết: Địa chất công trình
Thông tin về giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên :Nguyễn Trọng Nghĩa
Học vị :Thạc sỹ
Chức danh :Giảng viên cơ hữu
Địa điểm liên hệ :Khoa xây dựng và Điện, phòng 312, số 97 đường Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, Tp.HCM
Thông tin về sinh viên thực hiện:
Họ và tên :Lưu Văn Nhựt
Mã số sinh viên :1451020106
Lớp : DH14XD01
Nhóm thực hành: nhóm 1 ( số thứ tự từ 1 -> 50)
Mã nhóm: XD41
Địa chỉ liên hệ : 99 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình
Địa điểm thực tập: 68-Lê Thị Trung-TX Thủ Dầu Một-Bình Dương
Thời gian thực tập: 8 giờ 00 ngày 10 tháng 09 năm 2015
Khối lượng công việc đã làm: khoan 1 lỗ
Mục đích của việc thực tập địa chất công trình:
Hiểu rõ hơn về môn học và tầm quan trọng của công việc khảo sát địa chất công trình trong xây dựng
Giúp cho sinh viên nắm lại những kiến thức cơ bản về phương pháp khảo sát địa chất, lập bản đồ mặt cắt địa chất, làm cơ sở để chọn lựa giải pháp kết cấu và nền móng cho công trình
Nắm được các nguyên tắc nhận biết và đánh giá sơ bộ các mẫu đất bằng trực quan, phương pháp khoan, lấy mẫu và thí nghiệm thông dụng SPT từ đó xác lập mặt cắt địa chất cùng các thông số tính toán sức chịu tải cho nền móng
Trang 5
Làm quen với việc khảo sát địa chất, biết được những khó khăn thực tế trong lúc làm việc, tích lũy một số kinh nghiệm cần thiết, xây dựng tinh thần làm việc nhóm cũng như học cách giám sát công việc
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
TCVN 4419 – 1987 :Khảo sát xây dựng – nguyên tắc cơ bản
TCVN 160 – 1987 :Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi cong móng cọc
TCVN 112 – 1197 :Nhà cao tầng – công tác khảo sát địa kỹ thuật
TCVN 112 – 1184 :Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình
22 TCVN 259 – 2000 :Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình
22 CN 171 – 1987 :Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở
TCVN 4447 – 1987 :Công tắc quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4119 – 1985 :Địa chất thủy văn thuật ngữ và định nghĩa
C./ PHẦN THUYẾT MINH
1 Khái quát địa chất khu vực tỉnh Bình Dương:
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ) Dân số 1.482.636 người (1/4/2009), mật độ dân số khoảng 550 người/km2
Trang 6
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5°và độ chịu nén 2kg/cm² Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m
- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-12°, cao trung bình từ 10-30m
- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-120, độ cao phổ biến từ 30-60m
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%
Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã, phường: An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định
Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp
Trang 7
Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km
2 Đất Đai:
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:
+ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13 Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều
+ Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v
3 Khí Hậu
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch
Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm Có những trận mưa dầm kéo dài 1-
2 ngày đêm liên tục Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào
Trang 8
tháng 2) Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm
4.Thủy Văn, Sông Ngòi:
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng
11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác
Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân
Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m)
Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt
Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại
5.Tài Nguyên Rừng:
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm
Trang 9
Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt Mặt khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp
6 Tài Nguyên Khoáng Sản:
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài
Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một
Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An (An Điền, An Tây và Phú An).Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất đông nam á, Bình Dương hôm nay đang là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế đất nước với những thành tựu về đổi mới
và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là kết quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Trang 10Trang 11
D./ BÁO CÁO THỰC HÀNH:
1./ Giới thiệu khu vực khảo sát:
1.1/ Vị trí của khu vực khảo sát:
Khu vực khảo sát thuộc thành phố Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnhBình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km[3] Sau "đổi mới", các địa phương lân cận như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển mình mạnh mẽ, thì Bình Dương nói chung, Thủ Dầu Một nói riêng vẫn mang bóng dáng của thị xã thuần nông chất phác, chậm phát triển.Chỉ khoảng 20 năm trở lại đây, từ một đô thị nhỏ, chưa được quy hoạch, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn khó khăn, đến nay Thủ Dầu Một liên tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
1.2/ Địa chất của khu vực khảo sát:
Trang 12
Cấu tạo địa chất chủ yếu được cấu tạo từ cát và sét, nhiều nơi lẫn sỏi cát hoặc đất cát Ngoài ra còn có các loại sét pha màu (sét pha nâu vàng, nâu đỏ chứa sỏi sạn), sạn sỏi laterit nâu đỏ, nâu vàng, xám trắng, xám trắng lẫn sạn sỏi latereit Bên cạnh đó còn có các đá trầm tích ở một số nơi
(theo Công Ty cổ Phần địa chất Bảo Minh)
Trang 13
Dây cáp mền: Được làm bằng những sợi thép nhỏ có đường kính 0,1 mm bện với nhau thành một sợi cáp, dùng để kéo cần khoan lên xuống ống định vị bằng sắt thông qua hệ thống ròng rọc và máy tời
Máy khoan, máy tời: Là loại mấy chuyên dụng dùng cho công tác khoan địa chất, máy dùng động cơ Diezel, có hệ thống biến chuyển động quay quanh trục thành chuyển động tịnh tiến, máy vừa có chức năng khoan vừa có chức năng kéo búa SPT
Cần khoan: Có chiều dài L=3m dùng để khoan đất có sự hỗ trợ của nước, và dung dịch bentonite để làm nhiệm vụ giữ cho thành hố khoan không bị vùi lấp
Ống định vị: Làm bằng thép tròn có D120mm có hàn một ống thu hồi nước nằm ngang thấp hơn so với miệng ống 10cm, ống định vị này được đóng xuống dưới mặt đất chừng 35cm đến 50cm để định vị hố khoan
Lưỡi khoan: Có chiều dài L=31cm, dùng để gắn vào cần đầu tiên khoan xuống đất, có cấu tạo và vận hành như một mũi khoan dùng để xâm nhập vào các lớp đất bên trong lòng đất tới những độ sâu thiết kế
Máy chứa dung dịch bentonite: Máng này làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa tổng hợp, dung tích vừa đủ để thu hồi dung dịch và cung cấp dung dịch cho công tác khoan được đặt cạnh với ống định vị và kết nối với ống thu hồi dung dịch
Ống dẫn: Dẫn nước từ máy bom vào cần khoan
Máy bom: Là máy được thiết kế liền với máy khoan
Trong quá trình khoan, ta còn có các thiết bị sau:
- Mỏ lết răng và biên ca: Dùng để kẹp cần khoan mỗi khi rút cần lên, giữ chặc cần không cho vần tụt xuống lỗ khoan
- Quang treo: Dùng để móc vào các cần phụ để kéo lên trong quá trình thao tác đóng búa
Trang 14
- Ống lấy mẫu nguyên trạng: Ống này dạng tròn và phẳng, không méo mó
và được làm bằng inox, có chiều dài L=60cm
- Ống xuyên động SPT: Dùng để lấy mẫu nguyên trạng khi khoan đạt độ sâu cần thiết, ống có chiều dài 69.5cm
b/ Thiết bị thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
- Bộ xuyên: : Ống mẫu có thể tách làm đôi, đường kính ngoài là 51mm, đường kính trong 35mm Miệng ống được vạt bén theo góc bằng 600
- Ống dẫn hướng: Dài 132cm
- Búa đóng: Trọng lượng búa là 63,5kg (thêm, bớt 1kg), tầm rơi của búa là 760mm
3./ Quy trình thí nghiệm:
3.1/ Quy trình khoan
Máy khoan được điều khiển bởi nhóm 4 người;
Điều khiển máy nổ: 1 người;
Điều khiển máy bom: 1 người;
Điều khiển cần, lưỡi khoan: 2 người
Xác định vị trí khảo sát:
Trang 15- Khởi động động cơ của thiết bị, dây cáp được cuộn vào rulo của bộ phận tời của máy khoan
- Lắp mũi khoan vào cần khoan
- Mồi nước cho máy bơm, khởi động máy bơm nước, lấy thùng phi để đựng nước, đầu
ra của máy bơm dược dẫn bằng ống cao su tới cần khoan tạo thành áp lực mũi khoan