1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN

61 644 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 892 KB

Nội dung

Cách tiếp cận này cũng đòi hỏi HS nắm vữngnhững kiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năngvào thực hành, giải quyết các tình huống trong học tập và

Trang 1

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

I Một số vấn đề chung về dạy học nhằm hình thành năng lực

1 Bối cảnh của giáo dục thế giới và Việt Nam:

Đầu thế kỉ XXI nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ CT coitrọng nội dung giáo dục sang CT coi trọng phát triển năng lực người học

Thành tựu về KH công nghệ hiện nay giúp cho con người cùng một lúc có thể tiếpnhận một nguồn thông tin khổng lồ của toàn nhân loại Điều này đặt ra thách thức khôngnhỏ cho cả hệ thống GD thế giới Dù muốn hay không, thực tiễn toàn cầu hóa cũng đangđặt các loại hình đào tạo, trong đó có nhà trường trước những thử thách về việc đào tạonguồn nhân lực lao động cạnh tranh – có khả năng thích ứng với nhu cầu sống và làm việctrong một thế giới luôn luôn thay đổi Albert Einstenin đúc kết: ”Giá trị của một nền GD( ) không phải là dạy và học được nhiều sự kiện mà là đào luyện cho tinh thần biết tưduy” là một xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay Việt Nam tất yếu cũng nằm trong xuthế đó

NQ 29- NQ /TW về Đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐHtrong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sau khi chỉ ra những yếu kém của

hệ thống GD đã khẳng định quan điểm chỉ đạo: ”Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếutrang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học” NQcũng chỉ ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với ngành GD: ”Đổi mới nội dungtheo hướng tính giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề;tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH theohướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năngcủa người học; KHắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trungdạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổimới tri thức, kĩ năng và phát triển năng lực

Lần ngược lại về trước, sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: ”Cái quantrọng nhất trong giảng dạy nói chung, trong giảng dạy văn nói riêng là rèn luyện bộ óc, rènluyện PP suy nghĩ, PP nghiên cứu, PP tìm tòi, PP vận dụng kiến thức của mình Vì vậydứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác, phải dạy cho HS biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí

óc của mình và diễn tả sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất Ngày nay,

sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới, cho nên dù học được ở nhà trường bao nhiêuchăng nữa cũng chỉ là rất có hạn Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện

bộ óc, rèn luyện PP suy nghĩ, PP học tập, PP tìm tòi, PP vận dụng kiến thức, PP vận dụngtốt nhất bộ óc của mình Bởi vì bộ óc của con người có thể phát huy được tất cả cái hay,cái mới và phát huy mãi mãi Chúng ta phải làm thế nào, bằng GD phổ thông mà rèn luyệncho HS có bộ óc để suy nghĩ, để tiếp thụ cái gì có giá trị, sau đó tự học và vận dụng sángtạo” (Phạm Văn Đồng Tuyển tập văn học NXB Văn học 1996)

Kết quả: Chương trình GDPT tổng thể đã xây dựng theo định hướng phát triển nănglực người học Việc chuyển quá trình giáo dục từ định hướng nội dung sang định hướngphát triển năng lực là sự thay đổi hệ hình trong tư duy, trong lí luận dạy học

2 CTGDPT tổng thể

Từ trước đến nay, kể cả CT hiện hành, về cơ bản vẫn là CT tiếp cận nội dung Theo

cách tiếp cận nội dung, CT thường chỉ nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh

Trang 2

vực/môn học nào đó cần dạy và học Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh biết cái gì? Nên chạy theo khối lượng kiến thức, ít chú ý dạy cách học, nhu

cầu, hứng thú của người học…

CT mới chuyển sang cách tiếp cận năng lực, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học Đó là là cách tiếp cận nêu rõ học sinh sẽ làm được gì và làm như thế nào vào

cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường Cách tiếp cận này cũng đòi hỏi HS nắm vữngnhững kiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năngvào thực hành, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống; tính chất và kết quảhoạt động cũng phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú, niềm tin, đạo đức… của người học nên

CT cũng rất chú trọng đến mục tiêu phát triển các phẩm chất của học sinh; phát triển cácphẩm chất chủ yếu và các năng lực chung mà mọi học sinh đều cần có, đồng thời pháttriển các phẩm chất và năng lực riêng của từng em; tập trung vào việc dạy và học như thếnào?

Sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận này sẽ chi phối và bắt buộc tất cả các khâu củaquá trình dạy học thay đổi: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, cáchkiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý và thực hiện… nhằm tạo ra sự thay đổi cănbản về chất lượng giáo dục

Những thuật ngữ liên quan tới Chương trình

Trong CT sẽ xuất hiện những thuật ngữ khoa học mới:

CT tổng thể là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ CT GDPT, trong đó

quy định những vấn đề chung của GDPT, bao gồm: Quan điểm xây dựng CT, mục tiêu CTGDPT và mục tiêu CTGD của từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu vànăng lực chung của học sinh cuối mỗi cấp học, các lĩnh vực giáo dục và hệ thống các mônhọc, thời lượng của từng môn học, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vựcgiáo dục và phân chia vào các môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vitoàn quốc, định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức đánh giáchất lượng giáo dục của từng môn học, điều kiện tối thiểu của nhà trường để thực hiệnđược CT

CT môn học là phương hướng và kế hoạch cụ thể của một môn học, trong đó xác

định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu CT GDPT; mục tiêu và yêu cầu cầnđạt của môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng phát triển phẩm chất, nănglực của học sinh ở mỗi lớp hoặc cấp học; nội dung giáo dục cốt lõi (bắt buộc) ở từng cấphọc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp

và mỗi cấp học; định hướng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánhgiá kết quả học tập của học sinh trong môn học

Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ

sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,niềm tin, ý chí, Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạtđộng của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống

Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng cần có để

sống, học tập và làm việc Các hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học và hoạt động trảinghiệm sáng tạo), với khả năng khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và pháttriển các năng lực chung của học sinh

Trang 3

Năng lực đặc thù môn học (trong CTGD của một số nước gọi là năng lực cốt lõi hay

năng lực xuyên CT): Là năng lực mà 1 môn học cụ thể nào đó có ưu thế hình thành vàphát triển Một năng lực có thể là năng lực đặc thù của nhiều môn học khác nhau

Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, lối

sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm, của con người Phẩm chất cùng với năng lựctạo nên nhân cách con người

Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực,

kiến thức, kỹ năng, thái độ, sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học; ở mỗi cấp học, lớphọc sau đều có những yêu cầu riêng và bao gồm cả những yêu cầu đối với các cấp học, lớphọc trước đó Trong chương trình tổng thể yêu cầu cần đạt được diễn đạt kèm theo các biểuhiện cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh

Dạy học phân hoá là định hướng dạy học phù hợp các đối tượng học sinh khác

nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của học sinh

-(Tính phân hoá thể hiện ở sự phân biệt dựa theo các đối tượng khác nhau, áp dụngcách thức tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức, hoạt động khác nhau,sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng, nhằm đạt hiệu quả cao)

Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy

động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệuquả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnhhội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lựcgiải quyết vấn đề

(Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan vớinhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiềumục tiêu khác nhau)

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh

được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn

và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹkinh nghiệm riêng của cá nhân Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trongtừng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệmsáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiếnthức, kỹ năng khác nhau

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 giúphọc sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường vànhững kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo

Bên cạnh việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của chươngtrình giáo dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn tập trung hình thành, phát triển các nănglực đặc thù cho học sinh: Năng lực tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lý cuộcsống, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghềnghiệp

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trungvào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống, Thông

Trang 4

qua hoạt động trải nghiệm học sinh được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các dự

án học tập, các hoạt động từ thiện, tình nguyện, hoạt động lao động, các loại hình câu lạc

bộ khác nhau, Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người thamgia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh khôngnhững biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà cònbiết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có tráchnhiệm Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sởtrường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người côngdân có trách nhiệm

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sử dụng các hình thức và phương pháp chủ yếu sau:thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội/tình nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo,trò chơi, cắm trại, thực hành lao động,

Ngoài hoạt động trải nghiệm sáng tạo được nêu trên, trong từng môn học cũng coitrọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đặc trưngnội dung môn học và điều kiện dạy học

Tự học có hướng dẫn

Đối với các trường tiểu học thực hiện dạy học hai buổi/ngày, ngoài các môn học,hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ở tất cả các lớp đều có hoạt động tự học có hướng dẫn.Giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn học sinh tự học ở trường, giảm tối đa việc học ở nhà; gópphần hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh Đối với các trường tiểu họcchỉ dạy học một buổi/ngày thì không có điều kiện thiết kế hoạt động này trong chươngtrình giáo dục Các trường căn cứ điều kiện cụ thể để linh hoạt thực hiện

3 Quan điểm xây dựng Chương trình GDPT nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng (1)

Khi xây dựng CT GDPT theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu giáo dục cầnđược cụ thể hoá thành phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh, được thể hiệndưới dạng yêu cầu cần đạt cụ thể cho từng cấp học Năng lực bao gồm năng lực chung vànăng lực đặc thù môn học Trong đó, năng lực chung được hình thành và phát triển thôngqua tất cả các lĩnh vực học tập, hoạt động giáo dục; năng lực đặc thù môn học được hìnhthành và phát triển thông qua lĩnh vực học tập, môn học tương ứng

(1) Trên cơ sở giáo dục toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mỹ, mục tiêu chương

trình giáo dục phổ thông xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của họcsinh ở từng cấp học; mục tiêu chương trình môn học xác định những yêu cầu về kiếnthức, kỹ năng, thái độ, hướng đến hình thành những phẩm chất, năng lực đặc thù mônhọc và các phẩm chất, năng lực khác ở từng lớp, từng cấp học, coi đó là cam kết bảo đảmchất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục, là căn cứ để chỉ đạo, giám sát và đánhgiá chất lượng giáo dục phổ thông

(2) Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản

(gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng

1 () Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI)

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê

Trang 5

nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm).

Nội dung giáo dục phổ thông bảo đảm tinh giản, hiện đại, thiết thực, thực hành,

vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh;

giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hoá pháp luật và ý thức công dân; tập trung vào nhữnggiá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giátrị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; dạy ngoạingữ và tin học theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của học sinh;giáo dục nghệ thuật và giáo dục thể chất coi trọng việc định hướng thẩm mỹ và bồidưỡng hứng thú rèn luyện sức khoẻ, hoạt động nghệ thuật

(3) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện nănglực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, pháttriển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụngcác phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu,nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở giáo dục phổthông

Đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạtđộng xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học Phối hợp chặt chẽ giáodục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục

(4) Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng

giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học vàcách dạy Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ,cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhàtrường với đánh giá của gia đình và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dụcphổ thông ở cấp độ quốc gia, địa phương và tham gia các kỳ đánh giá quốc tế để làm căn

cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông

4 Mục tiêu Chương trình giáo dục cấp Tiểu họcmới

Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở banđầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lựcđược nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính vào giá trịgia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; cóđược những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở

Mục tiêu của CT GDPT hiện hành chưa chú trọng yêu cầu phát triển năng lực và pháttriển tiềm năng riêng của mỗi học sinh Mục tiêu của CT GDPT mới nhấn mạnh yêu cầuphát triển năng lực, chú ý phát huy tiềm năng vốn có của mỗi HS, chú ý phát triển cả conngười xã hội và con người cá nhân Đó chính là đổi mới căn bản trong CT GDPT

Ngoài ra CT mới còn cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành hệ thống phẩm chất và nănglực cần đạt với những biểu hiện cụ thể theo từng cấp học Đây là điểm mới mà các CTGDlần trước chưa có

Trong CT GDPT mới, mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ chú ý “chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu của việc hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học THCS” như CT hiện

Trang 6

hành mà còn chú ý yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực và nhấn mạnh “định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập

- Sống yêu thương; - Sống tự chủ; - Sống trách nhiệm

2 Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những

năng lực chung chủ yếu sau:

Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; - Năng lực giao tiếp; - Năng lực hợp tác; - Năng lực tính toán; - Nănglực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

-Các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung được thể hiện tường minh dưới dạngcác biểu hiện, hành vi có thể quan sát và đánh giá được với các cấp độ từ thấp đến cao

Các thành tố và các hành vi của các phẩm chất và năng lực với HS tiểu học: (1) Sống yêu thương

a Yêu Tổ quốc

Yêu quý, không xâm hại các cảnh, vật, công trình của quê hương, đất nước; quantâm đến những sự kiện thời sự nổi bật ở địa phương

b) Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam

Yêu mến và sẵn sàng cùng người thân làm một số việc đơn giản; kính trọng người trên trong gia đình

c) Giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hương, đất nước Yêu quý các thuần phong mỹ tục của địa phương

d) Tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới Yêu thích các sản phẩm, hoạt động văn hoá khác nhau trên thế giới

đ) Nhân ái, khoan dung: Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh; sẵn sàng giúp đỡ mọi người, tha thứ cho người mắc lỗi với mình; không đồngtình với các hành vi sai trái

g) Yêu thiên nhiên: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích; không đồng tình với những hành vi phá hoại thiên nhiên

Trang 7

c) Tự lực: Có thói quen tự làm và làm được những việc của mình ở trường, ở nhà theo sự phân công, hướng dẫn.

d) Chăm chỉ, vượt khó: Học tập, lao động, giải trí đều đặn, đúng giờ; tìm cách vượt qua những khó khăn thường gặp trong học tập và sinh hoạt

đ) Tự hoàn thiện: Yêu mến và làm theo những tấm gương đạo đức

(3) Sống trách nhiệm

a) Tự nguyện: Làm tròn bổn phận với người thân, gia đình, bạn bè, thầy cô giáo

b) Chấp hành kỷ luật: Chấp hành nội quy nhà trường và những quy định chung của cộng đồng nơi ở

c) Tuân thủ pháp luật: Sẵn sàng thực hiện các quy định của pháp luật khi đã được hướng dẫn

d) Bảo vệ nội quy, pháp luật: Không đồng tình với những hành vi trái quy định của nộiquy, pháp luật

Các năng lực chung

(1) Năng lực tự học

là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định đúng đắn mục tiêu học tập; lập kếhoạch và thực hiện cách học; và đánh giá, điều chỉnh cách học nhằm tự học và tự nghiêncứu một cách hiệu quả và có chất lượng

Các biểu hiện, hành vi:

a) Xác định mục tiêu học tập: Ghi nhớ nhiệm vụ và kết quả cần đạt được trong học tập do giáo viên yêu cầu để thực hiện

b) Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Biết lập và làm theo thời gian biểu học tậphàng ngày; vận dụng các cách học: Ghi nhớ bằng học thuộc, đánh dấu những ý, đoạn cầnthiết, ; thu thập và trình bày được thông tin từ sách giáo khoa, giờ giảng của giáo viênbằng các hình thức như: bản ghi tóm tắt, lập bản tổng kết,

c) Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm traqua lời nhận xét của giáo viên; biết hỏi giáo viên và người khác khi chưa hiểu bài

(2) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Là năng lực biểu hiện thông qua việc phát hiện và làm rõ được vấn đề; đề xuất, lựa

chọn, thực hiện và đánh giá được các giải pháp giải quyết vấn đề; nhận ra, hình thành vàtriển khai được các ý tưởng mới; và có tư duy độc lập

Các biểu hiện, hành vi:

a) Phát hiện và làm rõ vấn đề: Thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đềđơn giản và đặt được câu hỏi

b) Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theohướng dẫn

c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Tiến hành giải quyết vấn đề theohướng dẫn

Trang 8

d) Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới với bản thân từ cácnguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn

đ) Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Dựa trên hiểu biết đã có, hình thành ý tưởngmới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện

e)Tư duy độc lập: Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không e ngại nêu ý kiến cánhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra saisót

(3) Năng lực thẩm mỹ

Là năng lực biểu hiện thông qua các hành vi nhận ra cái đẹp; diễn tả, giao lưu thẩmmỹ; và tạo ra cái đẹp

Biểu hiện:

a) Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và bày tỏ cảm xúc trước cái đẹp trong cuộc sống

b) Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Mô tả được cái đẹp, tiếp nhận được thông tin trao đổi vềbiểu hiện ở bên ngoài của các sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh ở mức độ đơn giản

c) Tạo ra cái đẹp: Tái hiện được trong sáng tác của mình những cái đẹp trong tự nhiên, trongđời sống xã hội bằng phương tiện phù hợp

(4) Năng lực thể chất

Là năng lực biểu hiện thông qua cuộc sống thích ứng và hài hòa với môi trường; rènluyện sức khỏe thể lực; và nâng cao sức khỏe tinh thần

Các biểu hiện, hành vi:

a) Sống thích ứng và hài hòa với môi trường: Nhận ra một số yếu tố chủ yếu (củamôi trường sống, thời tiết, thức ăn) có lợi, có hại cho sức khoẻ Tuân thủ những chỉ dẫncủa người lớn về vệ sinh cá nhân, ăn, mặc, sinh hoạt, học tập có lợi cho sức khoẻ

b) Rèn luyện sức khoẻ thể lực: Kể tên và nêu được chức năng của một số bộ phận chínhcủa cơ thể người; diễn tả được một số biểu hiện bất thường của cơ thể; nêu và mô tả đượccác hoạt động vận động trong thể dục, thể thao thường ngày; thực hiện được các loại hìnhvận động

c) Nâng cao sức khoẻ tinh thần: Thực hành các hành vi ứng xử vui tươi, thân thiện; xử lýcác tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống với thái độ tự trọng, tự tin, có trách nhiệm vàhoà đồng với mọi người

(5) Năng lực giao tiếp

Là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục đích giao tiếp; kỹ năng thể hiệnthái độ giao tiếp; lựa chọn và sử dụng phương thức giao tiếp dựa trên nền tảng kỹ năng sửdụng tiếng Việt và ngoại ngữ

Các biểu hiện, hành vi:

Sử dụng tiếng Việt:

- Đọc trôi chảy và đúng ngữ điệu; đọc hiểu bài đọc ngắn về các chủ đề quen thuộc, phùhợp với tâm lí lứa tuổi; bước đầu biết phản hồi các văn bản đã học…

Trang 9

nhân ưa thích (bằng chữ viết tay và đánh máy, bước đầu biết kết hợpngôn ngữ với hình ảnh minhhọa); trình bày được ý kiến của cá nhân; điền được thông tin vào các mẫu văn bản đơn giản…

- Phát âm đúng; có vốn từ vựng cần thiết cho học tập và giao tiếp hàng ngày; bước đầubiết cách sử dụng các kiểu câu thông dụng; nói rõ ràng, mạch lạc và đúng ngữ điệu; kể được cáccâu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc, phù hợp với tâm lí lứa tuổi; trình bày đượcnội dung chủ đề đơn giản, thuộc chương trình học tập;trình bày được những ý kiến, suy nghĩ củamình; bước đầu biết kết hợp lời nói với động tác cơ thể và các phương tiện hỗ trợ khác …

- Nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và các chủ đề học tập phù hợp với tâm lí lứatuổi; có thái độ tích cực trong khi nghe; bước đầu có phản hồi phù hợp…

Các biểu hiện, hành vi:

a) Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Thích sự trao đổi, giúp đỡ nhau trong họctập; thực hiện sự hợp tác trong nhóm nhỏ ứng với nhiệm vụ học tập được giao theo sự hướng dẫn củagiáo viên

b) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Biết được trách nhiệm của mìnhtrong công việc của cả nhóm theo hướng dẫn

c) Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Góp ý phân công công việc chotừng thành viên và tranh thủ sự hỗ trợ của các thành viên; đề xuất phân công công việc chotừng thành viên trong nhóm

d) Tổ chức và thuyết phục người khác: Cố gắng hoàn thành phần việc mình được phâncông và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công; vui mừngtrước kết quả chung

đ) Đánh giá hoạt động hợp tác: Cùng các thành viên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm

vụ của cả nhóm; tham gia đánh giá kết quả đạt được của cả nhóm và của bản thân, rút kinhnghiệm trên cơ sở nhận xét của giáo viên

Trang 10

a) Sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản: Sử dụng được các phép tính số học

(cộng, trừ, nhân, chia) trong học tập; đo lường được kích thước, khối lượng, thời giantrong các trường hợp đơn giản và bước đầu biết ước lượng

b) Sử dụng ngôn ngữ toán: Nhận ra và có thể sử dụng được các thuật ngữ, ký hiệutoán học, tính chất đơn giản của số tự nhiên và một số hình đơn giản; bước đầu biết sử dụngthống kê trong học tập; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng của các hình hình học cơbản; nhận ra và biểu diễn được mối liên hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huốngđơn giản hay bài toán có lời văn

c) Sử dụng công cụ tính toán: Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính trong học tập;

sử dụng được máy tính cầm tay với những chức năng tính toán đơn giản trong học tập vàtrong cuộc sống

(8) Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

Là năng lực biểu hiện thông qua khả năng sử dụng và quản lí các phương tiện, công

cụ của công nghệ kĩ thuật số; nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức trong xã hội

số hóa; phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức; học tập, tự họcvới sự hỗ trợ của ICT; và giao tiếp, hòa nhập và hợp tác trong môi trường ICT

Các biểu hiện, hành vi:

a) Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của công nghệ kỹ thuật số: Thực hiệnđược một số thao tác cơ bản trên một số thiết bị ICT thông dụng để sử dụng được ứngdụng hỗ trợ học tập, vui chơi, giải trí

b) Nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội số hóa:Biết rằng thông tin mà mỗi người tạo ra hay cung cấp có thể được sử dụng hoặc bị lạmdụng bởi người khác; biết bảo vệ thông tin cá nhân, biết về quyền sở hữu trí tuệ, biết bảo

vệ sức khoẻ bản thân khi sử dụng thiết bị ICT

c) Phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức: Nêu được nhu cầu thu thập thông tin cần thiết cho một số vấn đề đơn giản Tìm được thông tin từ nguồn

dữ liệu số đã cho theo hướng dẫn

d) Học tập, tự học với sự hỗ trợ của ICT: Sử dụng được một số phần mềm trò chơi hỗ trợ học tập, phần mềm học tập

đ) Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác qua môi trường ICT: Sử dụng được các công cụ ICT thông dụng theo hướng dẫn để chia sẻ và trao đổi thông tin với đối tượng phù hợp

6 Các môn học/hoạt động giáo dục được phân bổ ở cấp Tiểu học:

Các môn bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục lối sống,Cuộc sống quanh ta (lớp1,2,3), Tìm hiểu tự nhiên (lớp 4,5), Tìm hiểu xã hội (lớp 4,5)

Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh được tự chọn:

+ Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm: Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc

+ Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Kỹ thuật - Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹthuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trang 11

II Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học

Môn Tiếng Việt có thể chia thành các phân môn (như CT hiện tại), hoặc theo các kĩnăng: Nghe – nói – đọc – viết

Môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong phát triển các NL chung cho HS tiểu học: + Tự học: A; GQVĐ và sáng tạo: A; Giao tiếp: A; Thẩm mĩ: A;

+ Hợp tác: B;

+ Thể chất: C; Tính toán: C; CNTT và Truyền thông: C

1.2 Thế nào là dạy Tiếng Việt theo hướng hình thành và phát triển năng lực

Dạy học nhằm hình thành năng lực là dạy học hướng đến mục tiêu phát triển nhữngnăng lực chung và những năng lực chuyên biệt của môn Tiếng Việt để HS trở thành conngười có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biếnđổi trong cả cuộc đời

1.3 Các năng lực cần được hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt

- Nhóm năng lực chung

- Nhóm năng lực chuyên biệt: (Quan điểm của PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh Hạnh):

Năng lực làm chủ tiếng Việt: Kiến thức tiếng Việt; Kĩ năng đọc và xem; Kĩ năng viết

và trình bày; Kĩ năng nghe và nói; Thái độ với tiếng Việt;

Vận dụng kiến thức kĩ năng vào giao tiếp xã hội và học tập

Năng lực văn học:

+ Kĩ năng đọc hiểu và cảm thụ văn học

+ Vận dụng kiến thức kĩ năng vào sáng tạo tác phẩm (viết 1 bài thơ, viết 1 câu chuyện,…),vào cuộc sống

Các biểu hiện chủ yếu của năng lực làm chủ tiếng Việt của học sinh tiểu học:

- kỹ năng đọc lưu loát thành tiếng, kĩ năng đọc hiểu; kĩ năng nghe chính xác; kĩnăng nói; kĩ năng viết chính xác; viết sáng tạo

Mỗi kĩ năng được chia ra thành các mức độ thành thạo khác nhau

- Về kiến thức tiếng Việt;

Các mức độ nhận thức theo Bloom ở tiểu học :

Trang 12

- Biết là nhớ khái niệm, quy tắc và nhắc lại ; là nhớ lại các thông tin thu thập được và

nhắc lại

- Hiểu là diễn đạt lại các khái niệm, quy tắc bằng ngôn ngữ của bản thân, có khả năng

áp dụng khái niệm, quy tắc vào tình huống đơn giản theo mẫu , hoặc có khả năng đưa ra

ví dụ theo mẫu

- Vận dụng thấp là kết nối các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống giả định

gần giống tình huống mẫu

- Vận dụng cao là dùng kiến thức để giải quyết một tình huống mới.

Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, nội dung được đánh giá nhận thức bao gồm : kiến thức về quy tắc chính tả, kiến thức về từ và câu, kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng nghe hiểu.

Quan trọng nhất là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể trong đời sống

Ví dụ: giải quyết tình huống, bao gồm việc viết bài văn với các kiểu VB và phươngthức biểu đạt khác nhau, trình bày một VB nói, hoặc tạo lập VB có sự kết hợp giữa vănhọc và hội họa, âm nhạc,

Không chỉ là những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt mà quan trọng hơn là đánh giánăng lực /kỹ năng sống của mỗi HS (bài viết, bài nói, hoạt động nhóm, )

GV giúp HS biết rõ trình độ của mình sau 1 giai đoạn học tập so với chuẩn Chươngtrình

2 Dạy đọc hiểu cho HS lớp 4,5 theo định hướng phát triển năng lực:

2.1 Yêu cầu cần đạt của dạy đọc hiểu:

- Đọc được các chữ cái, phân biệt âm đầu, vần, tiếng; chú ý việc đọc đúng;

- Đọc thành tiếng, từ và câu rõ ràng, chính xác, hiểu nghĩa của từ và câu trong khiđọc;

- Đọc thành tiếng đoạn văn, ngắt nghỉ đúng, thể hiện việc hiểu nội dung đoạn;

- Đọc (diễn cảm) với sự hứng thú, thể hiện việc hiểu nội dung đoạn, bài (về tínhcách nhân vật, về các tình tiết sự kiện, thông tin thú vị,…);

- Liên hệ với những trải nghiệm của bản thân từ nội dung bài đọc;

- Nhận xét được cảm xúc, tâm trạng, tính cách nhân vật,… trong bài đọc;

- Phán đoán cảm xúc tâm trạng của tác giả được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp;

- Nắm được nội dung thông tin chính của bài; tóm tắt được nội dung bài;

- Xác định được ý trọng tâm và ý nghĩa của bài đọc đối với bản thân;

- Đánh giá nội dung ý nghĩa hoặc những thông tin quan trọng của bài dựa trên suynghĩ và ý kiến của bản thân;

- Đánh giá nội dung ý nghĩa hoặc những thông tin quan trọng của bài dựa trên suynghĩ và ý kiến cúa bản thân;

Trang 13

- Chia sẻ với người khác những cảm nhận về bài đọc hoặc những điều học tập được

từ bài đọc (…)

Những năng lực được hình thành và phát triển:

Năng lực tiếp nhận; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực thẩm mĩ(cảm xúc, thẩm mĩ)

Chuẩn nội dung mô tả năng lực đọc hiểu lớp 4,5 (Quan điểm của PGS Nguyễn

Thị Hạnh)

1 Loại văn bản và độ khó của văn bản

- Truyện tranh, câu chuyện ngắn, truyện viễn tưởng, kịch bản sân khấu, kịch bảnphim, bài thơ hợp lứa tuổi

- Văn bản khoa học thường thức về lịch sử, địa lí, đạo đức, cây cối, con vật, môitrường, kĩ thuật phổ thông Văn bản có biểu bảng và có nội dung bằng hình vẽ

- Văn bản truyền thông: tin tức, quảng cáo

- Văn bản hành chính: đơn, thư, báo cáo, biên bản

2 Hiểu ngôn từ và cấu trúc của văn bản:

- Hiểu nghĩa của từ

- Hiểu ý nghĩa hình ảnh trong văn bản

- Hiểu nghĩa hàm ngôn, hàm ẩn của câu

- Nhận ra các đoạn của văn bản

3 Hiểu các ý chính và chi tiết trong văn bản

- Nhắc lại chi tiết, thông tin;

- Hiểu ý nghĩa của chi tiết, thông tin

- Giải thích thông tin, chi tiết

- Rút ra thông tin mới từ chi tiết

- Nêu ý chính của đoạn

- Tóm tắt văn bản

4 Kết nối văn bản với kiến thức chung để suy luận và rút ra thông tin từ văn bản

- Kiểm chứng thông tin, chi tiết bằng kiến thức và kinh nghiệm cá nhân

- Đối chiếu thông tin, chi tiết, ý chính với kiến thức và kinh nghiệm cá nhân

5 Phản hồi và đánh giá về thông tin trong văn bản

- Đưa ra nhận xét về thông tin, chi tiết

- Nhận xét về tính đúng/sai, phù hợp/không phù hợp của thông tin, chi tiết

6 Vận dụng ý tưởng trong văn bản để giải quyết vấn đề

Trang 14

- Nêu ý kiến, biện pháp giải quyết 1 vấn đề trong tình huống tương tự như tìnhhuống trong văn bản.

2.2 Các mức độ dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5

Dạy kĩ năng đọc hiểu là nhiệm vụ trọng tâm của Dạy đọc Quá trình hình thành nănglực đọc hiểu gồm ba bước: bước nhận diện ngôn ngữ trong văn bản; bước làm rõ nội dung

và đích tác động của văn bản; bước hồi đáp văn bản Nó tương ứng với các kĩ năng đọc hiểu

trong 3 nhóm sau: (i) Nhóm kĩ năng nhận diện ngôn ngữ trong văn bản; (ii) Nhóm kĩ năng làm rõ nội dung văn bản và đích tác động của người viết gửi vào văn bản; (iii) Nhóm kĩ năng hồi đáp văn bản Trong ba nhóm kĩ năng thì hai nhóm đầu học sinh đã được học từ lớp

2,3 Nhóm kĩ năng hồi đáp văn bản, học sinh cũng bắt đầu được học ở lớp 4 nhưng chưađáng kể vì đây là nhóm kĩ năng đòi hỏi học sinh một năng lực tư duy cao hơn – năng lựcgiải quyết vấn đề - trên cơ sở các năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa đã được hìnhthành dần từng bước

(i) Nhóm kĩ năng nhận diện ngôn ngữ trong văn bản:

Mục đích của các kĩ năng trong nhóm này là định hướng sự chú ý của học sinh vàonội dung văn bản và nhận ra các phần của văn bản, các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản;

(ii) Nhóm kĩ năng làm rõ nội dung văn bản và đích tác động của người viết gửi vào văn bản:

Đây là nhóm kĩ năng có vị trí then chốt trong số các nhóm kĩ năng đọc hiểu Mụcđích của nhóm kĩ năng này được thể hiện ngay trong tên gọi của nó Khi học sinh thựchiện các kĩ năng của nhóm này cũng là lúc các em thực hiện quá trình phân tích văn bản đểlàm rõ ý của người viết Một số kĩ năng trong nhóm này cũng đã được dạy ở các lớp dưới,

ví dụ: kĩ năng làm rõ nghĩa của từ, của câu; phát biểu ý của đoạn,… Tuy nhiên, mức độcủa các kĩ năng này ở các lớp dưới còn đơn giản Đến lớp 5, mức độ khó của các thao tácthuộc những kĩ năng này tăng dần để đáp ứng sự phức tạp về nghĩa, về ý của các từ, câu,đoạn trong văn bản đọc Có thể nói, sự khác biệt trong nội dung dạy này là về chất lượng

(iii) Nhóm kĩ năng hồi đáp văn bản:

Đây là nhóm kĩ năng giữ vai trò hoàn thiện quá trình đọc hiểu Mục đích của nhóm

kĩ năng này là tạo cho người đọc khả năng chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội vănbản, từ đó dần dần hình thành cho học sinh thói quen tư duy phê phán và tư duy sáng tạo.Nhóm kĩ năng này bao gồm hai kĩ năng tương đương: Kĩ năng hồi đáp văn bản và kĩ nănghồi đáp đích tác động của người viết

Hồi đáp nội dung văn bản thực chất là hành động đánh giá văn bản Để có thể làm

được việc này, học sinh cần phải có những hiểu biết về hiện thực được văn bản đề cập tới,phải có một vốn kinh nghiệm sống nhất định đủ để các em có thể tự trải nghiệm bản thân,đối chiếu điều bản thân đã có, đã biết để đánh giá hiện thực trong văn bản Thường thì họcsinh lớp 4,5 chưa quen với các thao tác của kĩ năng này vì các em có xu hướng tin vàonhững điều tác giả nói trong văn bản là đúng Vì thế, bước đầu hình thành cho các em kĩnăng này cần cho các em làm quen với những thao tác sau:

• Đối chiếu hiện thực được nêu trong văn bản với hiện thực khách quan lúc văn bản

ra đời để xác định tính chân thực của nội dung văn bản

• Đối chiếu hiện thực được nêu trong văn bản với hiện thực tại thời điểm học sinh tiếpxúc với văn bản để xác định tính cập nhật của nội dung văn bản

Trang 15

• Đối chiếu hiện thực được nêu trong văn bản với hiểu biết và kinh nghiệm về hiệnthực ấy của bản thân học sinh để xác định tính đầy đủ của nội dung văn bản.

Hồi đáp đích tác động của người viết cũng là hành động đánh giá Thông qua hành

động đánh giá đích tác động của tác giả, học sinh mới bộc lộ sự tiếp nhận văn bản củamình Thường thì học sinh lớp 4,5 không thực hiện kĩ năng này khi đọc hiểu Để học sinhquen dần với kĩ năng này cần cho các em làm quen với những thao tác sau:

• Đối chiếu hiện thực được nêu trong văn bản với hiểu biết của bản thân để tìm ranhững hiểu biết, tình cảm, mong muốn mà văn bản đem lại cho mình

• Đối chiếu những điều bản thân đã thu hoạch được từ văn bản với đích tác động của

người viết để tiếp nhận, hoặc bổ sung, hay bác bỏ đích này

Làm rõ đích tác động của người viết trong văn bản nghệ thuật cần tập trong vào

• Tìm hiểu cách cấu tạo, cách diễn đạt làm cho văn bản có tính biểu cảm

• Phát biểu đích tác động thành lời văn trên cơ sở tổng hợp mục đích và sự kiệnhoặc nhân vật đã xác định ở trên

Các loại bài tập đọc hiểu lớp 4,5 hiện tại chủ yếu thuộc nhóm 1, Nhận diện ngôn ngữ trong văn bản và nhóm 2, Làm rõ nội dung trong văn bản và đích tác động của người viết gửi vào văn bản; Nhóm 3, Hồi đáp văn bản còn quá mỏng mảnh, ít ỏi Tất nhiên loại bài

tập thuộc nhóm 3 là khó nhưng nó lại có tác dụng tích cực trong việc bồi dưỡng năng lực

tư duy cho học sinh Thông qua việc làm quen với các thao tác của mỗi kĩ năng trongnhóm 3, học sinh đồng thời được làm quen với lối tiếp nhận ý kiến của người khác mộtcách có phê phán, có sự năng động chủ quan Đó cũng chính là phẩm chất mới cần đượchình thành ở những con người sống trong hiện tại và tương lai nên không thể coi nhẹ hoặc

bỏ qua chỉ vì sợ khó

Hồi đáp văn bản gồm:

- Hồi đáp nội dung văn bản

• Đối chiếu hiện thực được nêu trong văn bản với hiện thực khách quan lúc văn bản

ra đời để xác định tính chân thực của nội dung văn bản

• Đối chiếu hiện thực được nêu trong văn bản với hiện thực tại thời điểm ngườiđọc tiếp xúc với văn bản để xác định tính cập nhật của nội dung văn bản

• Đối chiếu hiện thực được nêu trong văn bản với hiểu biết và kinh nghiệm về hiệnthực ấy của HS để xác định tính đầy đủ của nội dung văn bản

• Dựa vào các từ, các mẫu câu và các cách diễn đạt mang nhiều biểu cảm trongvăn bản để viết câu, dùng từ, diễn đạt một đoạn văn miêu tả chứa nhiều biểucảm

- Hồi đáp đích tác động của người viết:

• Đối chiếu nội dung văn bản với hiểu biết của bản thân để tìm ra những hiểu biết,tình cảm, mong muốn mà văn bản đem lại cho mình

Trang 16

• Đối chiếu những điều bản thân đã thu hoạch được từ văn bản với đích tác độngcủa người viết để tiếp nhận hoặc bổ sung, hoặc bác bỏ đích này

• Nêu một vài dự kiến thực hiện điều mà văn bản yêu cầu hoặc đặt ra với ngườiđọc (dự kiến các việc làm của cá nhân)

Với loại bài tập hồi đáp văn bản, HS thể hiện được các năng lực của mình, bao gồm

các kĩ năng so sánh, đối chiếu, phân tích các dữ kiện có trong bài ở mức độ thấp để đưa racác suy luận, phán đoán sau đó đưa đến một quyết định cho hành động của mình Thể hiệncác kĩ năng xử lí tình huống một cách linh hoạt dựa trên cơ sở những hiểu biết của bảnthân, vốn sống tích lũy được Hoặc từ các hiểu biết của bản thân, HS có thể đưa ra quanđiểm của mình về một vấn đề được đề cập trong bài đọc,…

Ví dụ bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai (SGK TV 5, tập 1, trang 54), câu hỏi:

Hiện nay trên thế giới có quốc gia nào vẫn còn chế độ phân biệt chủng tộc không? Nếu

em là người điều hành xã hội/quản lí xã hội,… em sẽ làm gì để xã hội công bằng, nhân dân ấm no, hạnh phúc?

HS hiểu rằng chế độ đó là một chế độ xã hội đáng lên án (vì nó là một xã hội khôngbình đẳng) và không nên thiết lập HS được vào vai của một người quản lí xã hội, là ngườichủ của xã hội tương lai, HS tự do thể hiện những quan niệm, việc làm của mình để xâydựng một xã hội bình đẳng, ấm no và hạnh phúc,… Qua đó thể hiện được khát khao,nguyện vọng của HS về hòa bình, bình đẳng Dù chỉ là những việc làm mang tính giả địnhnhưng để có một cơ hội bộc lộ mình HS đã vạch ra những việc làm, những kế hoạch,…đó

là những đức tính cơ bản, những phẩm chất rất đáng được xây dựng và phát triển cho HS

Từ nhận thức, HS thấy rằng việc phân biệt chủng tộc là một việc làm vô nhân đạo thì bảnthân các em khi ra ngoài xã hội cũng sẽ hành động sao cho thể hiện đúng với những gìmình đã được học từ đó Đối xử bình đẳng với những người bạn có hoàn cảnh bất hạnh,những bạn bè dân tộc thiểu số,… Bài học đánh thức lòng nhân ái, hiểu biết về quyền bìnhđẳng sắc tộc và định hình rõ ràng về những việc làm nên và không nên làm cho bản thân

Bài Những người bạn tốt ( SGK TV5, tập 1, trang 64): Nếu em là một trong những

người thủy thủ trên chiếc tàu ấy, em sẽ hành động như thế nào?

Tuy chỉ là tạo một tình huống giả định nhưng HS có cơ hội để đặt mình vào vị trí

của các nhân vật để giải quyết vấn đề Qua đó thể hiện được năng lực của HS khi đối mặtvới thách thức Trong cuộc sống có những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải có cách giải quyếttốt nhất, vậy nên để chuẩn bị cho điều đó sắm vai thực hành là một trong những giải pháp

có thể được xem là hiệu quả để rèn luyện các phẩm chất tư duy cho HS

Bài Chuỗi ngọc lam (SGK TV5 tập 1, trang 134) có thể đặt ra tình huống như sau:

Nếu em cũng có một người chị như chị của bé Gioan, em sẽ mua gì để tặng chị của mình trong dịp Nô-el với số tiền ít ỏi mà mình có được?,…

Bài Những con sếu bằng giấy GV có thể đặt câu hỏi như sau: Em có ủng hộ việc

sản xuất bom nguyên tử không? Vì sao?

Nhiệm vụ mà HS phải hoàn thành là bày tỏ quan điểm của mình về hòa bình, vềviệc sản xuất bom nguyên tử Giải quyết được nhiệm vụ này đòi hỏi HS phải có kiến thứcnhất định về các vấn đề đó HS có cơ hội bộc lộ, được rèn kĩ năng thuyết trình về một vấn

đề Có cơ hội đưa ra chính kiến và qua đó cũng thể hiện được hành động của HS trước

Trang 17

những vấn đề xã hội Đây không phải là nhiệm vụ của riêng một ai, mà đó là trách nhiệmcủa mỗi người trong cuộc sống

Bài Bài ca về trái đất (SGK TV 5, tập 1, trang 41): Giữ hòa bình cho trái đất là

nhiệm vụ của ai? Em cần làm gì để giữ hòa bình cho trái đất?

Yêu cầu được cụ thể hóa bằng hành động của HS, HS tự do thể hiện quan điểm và

kể ra một số hành động cần thiết để bảo vệ hòa bình Giữa nói và làm là cả một vấn đềkhông dễ tuy nhiên việc HS có thể nêu được những hành động để bảo vệ hòa bình là mộtthành công, và việc các em sẽ thực hiện việc đó ra sao rất cần đến sự quan tâm của GV,nhà trường, gia đình và xã hội

Bài Một chuyên gia máy xúc: Là học sinh, em có trách nhiệm gìn giữ và phát triển

tình hữu nghị không? Hãy kể một số hành động thể hiện tình hữu nghị

Nêu rõ quan điểm và hành động chính là mục đích của tiết học này HS tuy có giớihạn về nhận thức và hiểu biết xã hội nhưng cũng nên bắt đầu dạy cho các em biết nhận ramột số vấn đề trong cuộc sống, biết quan tâm đến những vấn đề của cộng đồng Các em cónhiệm vụ phải lo cái lo chung của cuộc sống và đó chính là trách nhiệm của mỗi thànhviên trong xã hội

2.3 Các hoạt động dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5:

 Trước khi đọc:

Thao tác: Đọc tiêu đề, xem tranh minh họa và đoán nội dung bài đọc

Dạy HS thói quen trước khi đọc bất kì 1 bài đọc/câu chuyện (trong lần đọc đầutiên), các em nên đọc tiêu đề, xem tranh minh họa (nếu có) và đoán nội dung bài đọc Việccác em đoán đúng hay sai không quan trọng mà vấn đề là HS đã thực sự động não và tưduy Các thao tác tư duy sẽ được hình thành và phát triển

 Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản

Kĩ năng đọc hiểu được hình thành và phát triển qua việc thực hiện một hệ thống bàitập đọc hiểu Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là nhữngphương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của trẻ Các bài tập đọc hiểu trong SGKthường được được ghi ở bên dưới mỗi bài đọc Tuy nhiên, dù CT mới sẽ có nhiều bộ SGKthì các bài tập đó cũng chưa thể đảm bảo đã phù hợp, đã đủ với các đối tượng HS khácnhau ở những vùng khác nhau Vì vậy, vai trò của GV trong hoạt động này hết sức quantrọng

3 mức độ đánh giá kĩ năng đọc hiểu cho HS lớp 5 hiện nay:

Mức 1: Biết và hiểu:

- Đọc rành mạch, lưu loát các văn bản nghệ thuật, khoa học, báo chí (tốc độ khoảng

120 tiếng / phút); biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý

- Biết đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn

- Nhắc lại được các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nhân vật có ý nghĩa trong bài văn, bàithơ, trích đoạn kịch

Mức 2: Vận dụng:

Trang 18

- Đọc thầm – hiểu dàn ý, đại ý của văn bản (khoảng 350 chữ), trả lời được các câu

hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc

- Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự; biết phát biểu ý kiến cá nhân về cáiđẹp của hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài

- Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học

Mức 3: Phản hồi và đánh giá:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của các ký hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn bản

- khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụngnhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; khả năng biết vận dụngkiến thức để giải quyết vấn đề nào đó

 Những kĩ năng sau khi đọc nhằm phát triển NL cho HS:

(1) Những hoạt động phản hồi, đánh giá:

+ Kể lại toàn bộ hoặc một phần nếu bài đọc là 1 câu câu chuyện;

+ Thảo luận về những phần hoặc những chi tiết thú vị trong bài đọc;

+ Tạo ra/viết một kết thúc khác cho câu chuyện;

+ Vẽ tranh về bài đọc/câu chuyện;

+ Thảo luận về bài đọc/câu chuyện;

+ Viết lời bình luận về bài đọc/câu chuyện, đánh giá bài đọc/câu chuyện với người khác;

+ Viết một bức thư cho tác giả,…

(2) Những câu hỏi và hoạt động cho thảo luận đọc:

+ Em thích/không thích điều gì về bài đọc/câu chuyện? Tại sao?

+ Đánh giá bài đọc/câu chuyện bằng các biểu tượng: buồn, chán, được, tuyệt vời,…+ Em yêu thích phần nào trong bài đọc/câu chuyện? Tại sao?

+ Bài đọc/câu chuyện đã làm em cảm thấy như thế nào? Vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận,…

+ Bài đọc/câu chuyện làm em suy nghĩ về điều gì?

+ Phần nào làm em ngạc nhiên?

+ Em sẽ nói để bạn khác đọc bài đọc/câu chuyện này hay không? Tại sao?

(3) Câu hỏi và hoạt động về các nhân vật trong câu chuyện:

+ Vẽ bức tranh về nhân vật chính trong câu chuyện?

+ Em thích/ không thích nhân vật nào? Tại sao?

+ Hãy kể về 1 nhân vật?

+ Nhân vật có gợi cho em về một người nào em biết không? Bằng cách nào?

+ Nếu em……… , em sẽ làm gì?

Trang 19

+ Em sẽ cảm thấy thế nào nếu………?

- Những câu hỏi và hoạt động về cốt truyện:

+ Vấn đề trong câu chuyện là gì?

+ Vấn đề có được giải quyết không? Bằng cách nào?

+ Câu chuyện có kết thúc như em muốn không?

+ Em sẽ kết thúc câu chuyện như thế nào? Hãy viết/đóng vai 1 kết thúc khác cho câu chuyện

+ Có phần nào trong câu chuyện em không hiểu hay không? Là những phần nào?

(4) Những câu hỏi và hoạt động cho nội dung:

+ Bài đọc/câu chuyện nói về điều gì?

+ Em học được điều gì từ việc đọc bài đọc/câu chuyện này?

(5) Những câu hỏi và hoạt động cho tác giả

+ Em nhận thấy bài đọc/câu chuyện dễ/khó đọc? Điều gì làm cho bài đọc/câu

1 Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

2 Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

3 Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

4 Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ… đến nhờ một phần lớn ở cônghọc tập của các em

CH bổ sung mức 3:

1 Bác Hồ đánh giá rất cao vai trò học tập của học sinh: đưa đất nước Việt nam bướctới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu Em có đồng ý với đánh giá củaBác không? Vì sao?

2 Theo em, các thế hệ học sinh Việt Nam đã làm được theo lời dặn của Bác chưa?

3 Hãy xác định trách nhiệm của bản thân: Em cần phải làm gì và có thể làm gì đểgóp sức xây dựng đất nước ?

Bài: 2 Quang cảnh làng mạc ngày mùa TV 5 Tập 1:

1 Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và các từ chỉ màu vàng đó

2 Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?

3 Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêmđẹp và sinh động?

4 Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

Trang 20

CH bổ sung mức 3:

1 Em hãy nói về quang cảnh ở một làng quê mà em được biết?

2 Nếu được quyết định làm một việc gì đó để xây dựng quê hương em hoặc xâydựng nông thôn thêm đẹp em sẽ làm gì?

Bài Nghìn năm văn hiến (VB KHTT) (Tuần 2)

CH SGK

1 Đến thăm văn miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?

2 Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo các mục sau:

a) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

b) Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

3 Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?

CH bổ sung mức 3:

1 Có cách nào khác để trình bày các số liệu trong bài đọc?

2 Có một người thân của gia đình em sống ở nước ngoài về Việt Nam muốn đi thămVăn Miếu Hà Nội Em hãy làm Hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về Văn Miếu

3 Em biết gì về truyền thống văn hiến ở quê hương em? Em có thể kể tên một số tấmgương tiêu biểu cho truyền thống hiếu học ở nơi em sống?

***Loại bài tập cảm thụ văn học là 1 dạng trong hoạt động phản hồi đánh giá Ví dụ:

(1) Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con…

(Tre Việt Nam-Nguyễn Duy)

Theo em, đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Vì sao? Hoặc em hãy nêu ýnghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó

Gợi ý:

Những hình ảnh đẹp:

-Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất

khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!)

-Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãi dầu, chịu

đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống…

-Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi

sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảmđộng…

(2) Cảm nhận về hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mĩ được nhà

thơ Bằng Việt qua những câu thơ trong bài Mẹ như sau:

Con bị thương, nằm lại một mùa mưaNhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ

Trang 21

Nhà yên ắng Tiếng chân đi rất nhẹGió từng hồi trên mái lá ùa qua

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đàoCon nhạt miệng có canh tôm nấu khếKhoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thếMỗi ban mai toả khói ấm trong nhà

Gợi ý:

Hình ảnh người mẹ chiến sĩ được gợi tả qua hai khổ thơ của nhà thơ Bằng Việt thậtcảm động Mẹ thương anh chiến sĩ thương binh như thương đứa con ruột thịt, mẹ chămsóc anh “ân cần mà lặng lẽ” Căn nhà “yên ắng” chỉ có “ tiếng chân đI rất nhẹ” của mẹ như

giữ gìn, nâng nui giấc ngủ cho “con” Mẹ đem đến cho “ con” trái bưởi đào, canh tôm nấu khế để “con” đỡ “ xót lòng, nhạt miệng” Mẹ làm cho “con” ngọt lòng bởi hương vị của khoai nướng, ngô bung đậm đà tình quê hương, khiến cho mỗi sớm mai trong nhà vấn

vương làn khói ấm Có thể nói: Hình ảnh người chiến sĩ trong bài Mẹ của nhà thơ Bằng

Việt chính là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương thân yêu

(3) Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt cha ông của mình

(Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt cha ông của mình?

Gợi ý:

Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc.Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại Qua truyện cổ, ngườiđọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần,tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngàyxưa Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian

(4) Kết bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:

Bầy ong giữ hộ cho người

Những loài hoa đã tàn phai tháng ngày

Qua hai dòng thơ trên, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp đẽ?

Gợi ý:

Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rongruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon Nhữnggiọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa Dovậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm

Trang 22

thấy những màu hoa, hương hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong.

Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làmcho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc

3 Dạy viết sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực

3.1 Yêu cầu cần đạt

- Thuộc các chữ cái và viết đúng chữ cái;

- Viết câu văn đúng chính tả, biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn… của bản thân;

- Viết được đoạn văn (ngắn/dài) nêu đúng đặc điểm của đối tượng;

- Thuật lại được những sự việc xảy ra xung quanh và nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân…;

- Kể lại được những sự việc đã trải qua hoặc những việc để lại ấn tượng khó quên;

- Viết đoạn văn giải thích về một sự việc, hiện tượng…, giúp người khác hiểu;

- Viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hoặc kể chuyện về những điều chỉ có trong tưởng tượng, sử dụng những từ ngữ tạo hứng thú hoặc ngạc nhiên cho người đọc;

- Viết tin nhắn, thư từ, đơn từ đơn giản… trong những tình huống thiết thực của đời sống

Các năng lực được hình thành và phát triển:

Năng lực tạo lập văn bản; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực thẩm

mĩ (cảm xúc, thẩm mĩ)

Dạy viết sáng tạo (Tập làm văn)

Bất kì điều gì chúng ta viết ra không phải là sao chép từ người khác đều được gọi làviết sáng tạo

Viết sáng tạo đòi hỏi HS phải có ý tưởng, phác thảo ra ý tưởng và thể hiện ý tưởngtrong bài viết Viết sáng tạo là viết về những điều mới mẻ Việc luyện viết sáng tạokhuyến khích HS có kiến thức/có ý thức về sự suy nghĩ/khả năng suy nghĩ trong suốt thờigian luyện viết, cho đến khi đưa ra được bài viết tinh tế nhất

Viết sáng tạo giúp HS có được những trải nghiệm thực sự sâu xa trong thế giới của

sự sáng tạo Qua việc rèn kĩ năng tạo lập văn bản và viết sáng tạo, HS sẽ được phát huykhả năng sáng tạo tiềm tàng trong mỗi em

Sự sáng tạo trong tạo lập văn bản được thể hiện ở 2 phương diện: nội dung và hìnhthức thể hiện Về mặt nội dung, tùy theo mỗi kiểu loại văn bản mà xác định sự sáng tạocủa người viết đến đâu, thể hiện qua những yếu tố nào Về hình thức thể hiện, sự sáng tạocủa người viết được bộc lộ qua thể loại văn bản, cách lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu, lựachọn kiểu câu, cách sử dụng dấu câu,

- Một số biện pháp, kĩ thuật dạy viết sáng tạo:

+ Tạo được khoảng cách giữa mẫu với yêu cầu đối với học sinh, tức là bài viết của

Trang 23

+ Chọn thời điểm thích hợp để đưa mẫu để tránh tâm lí dựa dẫm vào ý tưởng, cáchviết của người khác Không nên cho HS đọc câu mẫu, đoạn văn mẫu, bài văn mẫu trướckhi các em chưa tự thân vận động thực hiện yêu cầu của bài học Tức là khi đọc yêu cầubài viết, HS phải động não, phát huy hết những trải nghiệm của bản thân, có cơ hội bộc lộsuy nghĩ độc lập, sáng tạo của bản thân để thực hiện yêu cầu đề bài.

+ Tăng cường sử dụng/ khai thác ưu thế của đồ dùng trực quan (tranh ảnh, đồ dùng,vật thật/ mô hình, Video, khuyến khích HS sử dụng cả 5 giác quan khi cảm nhận và mô

4 GV yêu cầu các nhóm: vẽ sơ đồ các đoạn của câu chuyện và đặt tên cho từng đoạn

7 Chọn 1 sơ đồ để chỉnh sửa thành sơ đồ biểu diễn kết cấu của 1 câu chuyện

8 HS làm việc theo nhóm: bốc thăm để viết một đoạn của câu chuyện, dựa theo sơ đồ

đã vẽ GV hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn (gợi ý, nói một phần của câu hay cả câukhi các em khó khăn trong diễn đạt) Trong khi HS viết các đoạn, GV theo dõi cácnhóm, phát hiện những điểm cần phân tích/chữa và dự kiến cách chữa các đoạn văn

9 Các nhóm đọc đoạn truyện của mình GV hướng dẫn HS sửa lỗi về thông tin, cấutrúc câu, sử dụng từ ngữ

Trang 24

10.GV hướng dẫn HS viết phần mở bài và kết bài để tạo thành bài Tập làm văn Kểchuyện

11 Các nhóm viết phần mở bài và kết bài

12.GV giới thiệu sơ đồ bài văn kể chuyện

Dạy HS loại bài Kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo

1 HS làm việc theo nhóm:

- Xác định yêu cầu đề bài để chọn chủ đề truyện:

+ Truyện kể về ai? Nhân vật chính là người hay con vật

+ Câu chuyện xảy ra ở đâu và khi nào?

+ Cái gì xảy ra trong câu chuyện?

- Vẽ lại sơ đồ biểu diễn kết cấu của 1 câu chuyện

2 HS làm việc cá nhân viết các đoạn câu chuyện của mình theo sơ đồ biểu diễn kết cấu bài văn kể chuyện

3 HS viết tiếp mở bài và kết bài để tạo thành bài văn kể chuyện

4 Đọc bài cho các bạn trong nhóm nghe và góp ý, bình chọn người viết hay nhất

(4) Nhân vật có cá tính hấp dẫn, phù hợp với kiến thức của HS Mâu thuẫn củatruyện được đẩy lên đến đỉnh điểm

(5) Các chi tiết trong truyện thực tế và hấp dẫn Người đọc, người nghe cảm nhậnđược bằng các giác quan : nhìn, nghe, ngửi, …khi đọc hoặc nghe kể chuyện

Trang 25

(6) Nên đưa ra những câu chuyện có kết thúc vui, tạo cảm giác thoải mái, phấn chấncho người đọc, người nghe; Có thể kết thúc buồn nhưng vẫn rất thích vì nókhông phải là buồn tẻ.

Dạy HS kĩ năng viết bài văn miêu tả:

Tả cây cối

Hướng dẫn HS kĩ năng dựng và viết đoạn tả dáng cây.

(Ví dụ: Cây đu đủ): Nếu HS chưa biết cho các em quan sát tranh vẽ

1 GV hỏi để HS nêu cảm nhận và nhận xét của mình về hình dáng cây đu đủ:

Cây đu đủ có hình dáng thế nào? GV có thể đưa ra một số phương án để giúp học sinhmiêu tả hình dáng của cây cối nói chung (to lớn, thanh thoát, mảnh mai, cao to, cành

lá xum xuê, sừng sững vươn lên trời xanh, mềm mại tha thướt, xoè tán um tùm, mạnh

mẽ, trầm ngâm, tha thướt, yểu điệu,… )

2 HS chọn từ phù hợp với dáng cây đu đủ (ví dụ: cao thanh thoát)

3 GV hỏi để giúp HS lựa chọn thông tin phù hợp: Những chi tiết nào tạo nên sự thanhthoát của dáng cây? (thân cao thẳng, không có cành; tán lá hình khum trên ngọn cây;cuống lá nhỏ, dài, thẳng, vươn đều các phía, ….)

Lưu ý: Khi trả lời câu hỏi trên, HS có thể đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ như: cây, lá

GV cần hỏi ngay: cây thanh thoát như thế nào? Và HS sẽ trả lời đầy đủ: Cây cao đến 2mét, thân thẳng tắp, không có cành ngang

4 GV hướng dẫn cách viết đoạn một về hình dáng cây đu đủ:

• Viết câu 1 về dáng cây của cây đu đủ Sau đó viết các câu (1a, 1b, …) có chi tiếtminh hoạ cho ‘dáng cây’ như đã nêu trong câu 1

5 HS làm việc theo nhóm cùng nhau viết đoạn 1 – tả hình dáng cây đu đủ

6 Các nhóm đọc đoạn văn tả hình dáng cây đu đủ GV chữa về cấu trúc đoạn, cấu trúccâu, và sử dụng từ ngữ

Hướng dẫn HS kĩ năng dựng và viết đoạn tả bộ phận đặc biệt nhất của cây

1 GV hỏi để HS nêu bộ phận đặc biệt nhất của cây đu đủ: Bộ phận nào là đặc biệt nhấtcủa cây đu đủ?

2 HS chọn bộ phận đặc biệt nhất của cây đu đủ (ví dụ: hoa và quả)

3 GV hỏi để HS nêu đặc điểm đặc biệt: Hoa và quả của cây có gì đặc biệt? (nhiều chichít)

4 GV hỏi để HS tìm các chi tiết thể hiện đặc tính ‘hoa và quả nhiều chi chít’: Hoa quảchi chít như thế nào? (trên thân cây từ ngọn xuống khoảng 1 mét treo đầy hoa và quả,phía dưới là quả già, trên là quả đang lớn, rồi đến quả non và trên cùng là hoa Hoa vàquả dày đến nỗi không thể thấy được thân cây ở đoạn này Quả chen chật, có nhữngquả bị méo đi vì không có đủ chỗ, có quả không lớn được vì không thể cạnh tranh với

Trang 26

những quả khác,… Gần ngọn cây là hoa và nụ, có hoa vưa nở hết, có hoa đang nở và

vô số nụ to nụ bé xếp hàng chen chúc

5 GV hướng dẫn HS cách viết đoạn 2 – tả về hoạt động của cây đu đủ

• Viết câu 1 nêu đặc điểm nổi bật nhất của cây đu đủ Viết các câu 1a, 1b, … giảithích ‘bộ phận đó đặc biệt như thế nào’ Viết các câu 1d, 1e,… giải thích lý do nhờđâu mà cây có được điều đặc biệt đó

6 HS làm việc theo nhóm cùng nhau viết đoạn 2 – tả bộ phận đặc biệt nhất của cây đuđủ

7 Các nhóm đọc đoạn văn tả bộ phận đặc biệt nhất của cây đu đủ GV chữa về cấu trúcđoạn, cấu trúc câu, và sử dụng từ ngữ

Hướng dẫn hS dựng và viết đoạn văn tả về ý nghĩa của cây

1 GV hỏi để HS nêu cảm nhận về đặc điểm của cây, và nhận định của mình về ý nghĩacủa cây đu đủ với con người: Em thấy cây đu đủ có “tính nết”/ đặc điểm gì? GV nênđưa ra một số phương án giúp học sinh có ý tưởng trả lời câu hỏi (gần gũi, chăm chỉ,

dễ tính, tận tuỵ phục vụ con người, thuỷ chung, kiên cường, khó tính đòi hỏi chămsóc công phu, yếu ớt dễ chết/dễ gẫy, tính khí thất thường lúc có quả lúc không, hấpdẫn đối với …) Nên dùng các tính từ chỉ ‘tính cách, tính nết’ của con người khi nêuđặc điểm của cây để bài văn tả cây mang tính văn học, có cảm xúc

2 HS nêu tính nết của cây đu đủ (ví dụ: dễ tính)

3 GV hỏi để HS nêu các ý minh hoạ cho tính nết của cây đu đủ: Cây đu đủ dễ tính?(chỉ cần trồng cây là sẽ có quả, cây cũng ít khi bị bệnh hay sâu bọ ăn hại, không đòihỏi phải chăm sóc nhiều, lặng lẽ lớn và ra quả không phàn nàn gì,…);

4 Cây đu đủ có ý nghĩa gì trong cuộc sống gia đình? (là bạn của gia đình, chăm lo cungcấp rau quả cho gia đình, làm đẹp cho cuộc sống, làm đẹp cho vườn và nhà, làm đẹpcho quang cảnh, tượng trưng cho sự bền vững của cộng đồng, biểu tượng của làng,

…)

5 HS nêu ý nghĩa của cây (ví dụ: vừa là cây rau, vừa là cây ăn quả, làm đẹp vườn, lạimang đến cảm giác đầy đủ sung túc cho gia đình,…)

6 GV hướng dẫn HS cách viết đoạn 3 – tả về ý nghĩa của cây đu đủ

• Viết câu 1 nêu đặc điểm xã hội (tính nết) của cây đu đủ Viết các câu (1a, 1b, …)giải thích, chứng minh về tính nết của cây đu đủ như đã nêu trong câu 1 Nếu HSxác định nhiều đặc điểm của cây đu đủ thì viết từng tính nết theo cách trên

• Viết câu 2 nêu ý nghĩa của cây đu đủ đối với người Viết các câu (2a, 2b, …) giảithích, chứng minh về ý nghĩa của cây đu đủ như đã nêu trong câu 2

7 HS làm việc theo nhóm cùng nhau viết đoạn 3 – tả về ý nghĩa của cây đu đủ

8 Các nhóm đọc đoạn văn tả ý nghĩa của cây đu đủ GV chữa về cấu trúc đoạn, cấutrúc câu, và sử dụng từ ngữ

9 HS làm việc cá nhân, viết hoàn chỉnh 3 đoạn văn tả cây đu đủ

Trang 27

Tả con vật

Hướng dẫn HS kĩ năng dựng và viết đoạn văn về hình dáng của con vật (con mèo)

1 GV hỏi để HS cảm nhận và nêu nhận xét của mình về hình dáng con mèo con mèo cóhình dáng bên ngoài thế nào? GV có thể đưa ra một số phương án để giúp học sinhmiêu tả hình dáng bên ngoài của mèo (gầy, béo, to, bé, xinh đẹp, bình thường, xấu xí,trưởng thành, già, mảnh mai, ục ịch, …)

2 HS nêu nhận xét về hình dáng của con mèo (ví dụ : béo)

3 GV hỏi để HS nêu các chi tiết minh hoạ cho nhận xét về hình dáng bên ngoài của conmèo: Chi tiết nào thể hiện con mèo béo? (bụng to khi ngồi bụng xệ xuống chạm đất,chân to và ngắn, cổ như rụt lại vì béo,…)

4 GV hỏi để HS phát hiện dáng vẻ của con mèo : Các em thấy dáng vẻ của con mèo thếnào? GV nên đưa ra một số phương án để giúp học sinh gọi tên cảm xúc/cảm giác củamình về dáng vẻ của mèo (nhanh nhẹn, chậm chạp, hiền, dữ, tươi vui, trầm ngâm,duyên dáng, cục mịch, yểu điệu…)

5 HS nêu cảm nhận/nhận xét về dáng vẻ của con mèo (ví dụ : chậm chạp)

6 GV hỏi để HS phát hiện các chi tiết minh hoạ cho nhận xét về dáng vẻ của con mèo:Chi tiết nào thể hiện con mèo chậm chạp? (nét mặt không tinh nhanh, rất ít vận động,lâu lâu mới đứng lên một tý rồi lại ngồi xuống, khi đứng lên ngồi xuống cũng rất thongthả chậm rãi, thỉnh thoảng ngoảnh đầu sang phải hay sang trái và cũng rất chậm, …)

7 GV hướng dẫn cách viết đoạn một về hình dáng mèo : Đoạn một có hai phần: phầnhình dáng bên ngoài của mèo và phần dáng vẻ của mèo

• Viết câu 1 về hình dáng bên ngoài Sau đó viết các câu (1a, 1b, …) có chi tiếtminh hoạ cho ‘hình dáng bên ngoài’ như đã nêu trong câu 1

• Viết câu 2 về dáng vẻ của mèo Mimi Sau đó viết các câu (2a, 2b,…) có chi tiếtminh hoạ cho ‘dáng vẻ’ của mèo như đã nêu trong câu 2

8 HS làm việc theo nhóm cùng nhau viết đoạn 1 – tả hình dáng mèo

9 Các nhóm đọc đoạn văn tả hình dáng GV chữa về cấu trúc đoạn, cấu trúc câu, và sửdụng từ ngữ

Hướng dẫn HS kĩ năng dựng và viết đoạn văn tả về hoạt động của con vật

1 GV hỏi để HS cảm nhận, và nhận xét về hoạt động nổi bật của con mèo :

a Con mèo biết làm gì?

• con mèo biết làm gì?

• Nó làm việc đó như thế nào?

• Kết quả thế nào?

b Con mèo không biết làm gì?

• Mèo không biết làm gì? (ví dụ: không biết bắt chuột)

• Chi tiết nào thể hiện nó không biết làm việc đó? (ví dụ: không biết đuổi, không biết

vồ, không biết giữ chuột hay cắn chuột)

Trang 28

• Kết quả thế nào? (ví dụ: con chuột hết sợ, quay lại tấn công mèo, …)

2 GV hướng dẫn HS cách viết đoạn 2 – tả về hoạt động của con mèo

• Viết câu 1 nêu hoạt động nổi bật nhất mà Mimi biết làm (hoặc không biết làm).Viết các câu 1a về cách con mèo làm việc đó (hay không biết làm việc đó) Viếtcác câu 1b về kết quả con mèo làm việc đó (hay không biết làm việc đó)

• Viết câu 2 nêu hoạt động nổi bật thứ hai mà con mèo biết làm (hoặc không biếtlàm) Viết các câu 2a về cách con mèo làm việc đó (hay không biết làm việc đó).Viết các câu 2b về kết quả con mèo lam việc đó (hay không biết làm việc đó)

• Tiếp tục viết về các việc nổi bật khác mà con mèo biết làm (hay không biết làm)theo cách trên

3 HS làm việc theo nhóm cùng nhau viết đoạn 2 – tả về hoạt động của Mimi

4 Các nhóm đọc đoạn văn tả hoạt động GV chữa về cấu trúc đoạn, cấu trúc câu, và sửdụng từ ngữ

Hướng dẫn HS kĩ năng dựng và viết đoạn văn tả về tính nết của con vật

1 GV hỏi để HS cảm nhận và nhận xét về tính nết của con mèo :

• Em thấy con mèo là con vật thế nào? GV nên đưa ra một số phương án giúp họcsinh có ý tưởng trả lời câu hỏi (tốt tính, xấu tính, hiền hoà, thích gây sự, dũng cảm,nhút nhát, ngoan, hư, có tình cảm với con người hay không, tinh nghịch, đần độn,thông minh, đồng bóng, độc ác, hay cáu kỉnh, …)

• Tính nết nào là nổi bật/đặc trưng nhất của mèo Mimi? (nhút nhát)

• Tính nhút nhát của con mèo thể hiện thế nào? (giật mình khi chuột ngẩng đầu lên,lùi lại khi chuột tiến tới, mặt có vẻ bối rối không biết làm gì và bỏ đi,…)

2 GV hướng dẫn HS cách viết đoạn 3 – tả về tính nết của mèo

• Viết câu 1 nêu tính nết của mèo Viết các câu (1a, 1b, …) giải thích, chứng minh

về tính nết của mèo như đã nêu trong câu 1

• Viết tương tự như trên về các tính nết khác của mèo

3 HS làm việc theo nhóm cùng nhau viết đoạn 3 – tả về tính nết của Mimi

4 Các nhóm đọc đoạn văn tả tính nết GV chữa về cấu trúc đoạn, cấu trúc câu, và sửdụng từ ngữ

5 HS làm việc cá nhân, viết hoàn chỉnh 3 đoạn văn tả mèo Mimi

Tả cảnh

Hướng dẫn HS viết bài văn tả cảnh

i Chọn cảnh để miêu tả Quan sát cảnh theo mùa đặc trưng và tìm hiểu thêm

để có thông tin

Trang 29

ii Dựng và viết đoạn 1 – tả bao quát cảnh: nêu cảm nhận chung về cảnh và nêucác yếu tố tạo nên cảm nhận đó.

iii Dựng và viết đoạn 2 – tả cảnh trong mùa đặc trưng thứ nhất: Nêu cảm nhậnriêng về cảnh trong mùa này và các yếu tố tạo nên cảm nhận đó

iv Dựng và viết đoạn 3 – tả cảnh trong mùa đặc trưng thứ hai: Nêu cảm nhậnriêng về cảnh trong mùa này và các yếu tố tạo nên cảm nhận đó

v Cá nhân viết lại cả 3 đoạn thân bài

Trước khi viết mở bài, HS cần trả lời các câu hỏi sau để lấy ý tưởng:

• Cảnh em chọn để miêu tả là cảnh gì? Cảnh đó ở đâu? Cảnh đó thế nào? Cảnh đó

có những đặc điểm gì nổi bật?

• Viết mở bài ra giấy nháp rồi chỉnh sửa cho hấp dẫn người đọc

Trước khi viết kết bài, HS cần trả lời các câu hỏi sau để lấy ý tưởng:

• Em thấy cảnh đó có gì đặc biệt? Em muốn nói với mọi người điều gì về cảnhnày?

• Cảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Tả người:

Hướng dẫn HS viết đoạn văn tả hình dáng của người (Chọn 1 người mà HS cả lớp

cùng biết Ví dụ: Bác bảo vệ trường)

1 GV hỏi để HS nêu cảm nhận, và nhận định của mình về hình dáng của người: Bác bảo

vệ có hình dáng bên ngoài thế nào? GV có thể đưa ra một số phương án để giúp họcsinh miêu tả hình dáng bên ngoài của người (cao gầy, thấp béo, tầm thước, nhỏ bé, caolớn, xinh đẹp, bình thường,…)

2 GV cùng HS tìm từ miêu tả hình dáng của Bác bảo vệ (ví dụ: cao gầy)

3 GV hỏi để HS tìm ra những chi tiết tạo nên dáng cao gầy của Bác bảo vệ : Chi tiết nàotạo nên dáng cao gầy đó?

4 GV hỏi về nét mặt của Bác bảo vệ: Bác bảo vệ có nét mặt thế nào?

8 GV hướng dẫn cách viết đoạn một về hình dáng của người: Đoạn một có hai phần:phần hình dáng và nét mặt của người và phần dáng vẻ của người

Trang 30

• Viết câu 1 nêu hình dáng và nét mặt Bác bảo vệ Sau đó viết các câu (1a, 1b, …)

có chi tiết minh hoạ cho ‘hình dáng và nét mặt’ như đã nêu trong câu 1

• Viết câu 2 về dáng vẻ của Bác bảo vệ Sau đó viết các câu (2a, 2b,…) có chi tiếtminh hoạ cho ‘dáng vẻ’ như đã nêu trong câu 2

9 HS làm việc theo nhóm cùng nhau viết đoạn 1 – tả hình dáng người đó

10.Các nhóm đọc đoạn văn tả hình dáng GV chữa về cấu trúc đoạn, cấu trúc câu, và sửdụng từ ngữ

Tiến trình hướng dẫn HS viết đoạn văn tả công việc của người

GV hỏi để HS miêu tả công việc của Bác bảo vệ:

• Bác bảo vệ phải làm những gì hàng ngày?

1 Bác bảo vệ là người thế nào trong công việc? GV nên đưa ra một số phương án giúphọc sinh có ý tưởng trả lời câu hỏi (chăm chỉ, lười nhác, nhiệt tình, ngại việc, có tráchnhiệm, vô trách nhiệm, hiệu quả, không hiệu quả, giỏi, không giỏi, sáng tạo, máy móc,

…)

2 GV cùng HS nêu các phong cách làm việc nổi bật của Bác bảo vệ (ví dụ: chăm chỉ,trách nhiệm, hiệu quả, )

3 GV cùng HS tìm các chi tiết thể hiện các phong cách làm việc nổi bật của Bác bảo vệ:

• Bác bảo vệ chăm chỉ như thế nào? (đi làm đúng giờ, về đúng giờ, gươngmẫu cho mọi người; trong giờ làm việc không tán chuyện, miệt mài làmviệc,…)

• Tính trách nhiệm của Bác bảo vệ thể hiện như thế nào? (đã nhận việc gì làcấp trên hoàn toàn yên tâm là Bác bảo vệ sẽ hoàn thành, luôn tìm cáchthực hiện tốt nhất, hơn cả mong đợi của cấp trên và mọi người,…)

• Bác bảo vệ làm việc hiệu quả như thế nào? (Có thể nhận nhiều việc mộtlúc mà vẫn sắp xếp, tổ chức được công việc, không bị cuống, không quênviệc,, mọi việc đều hoàn thành tốt)

4 GV hướng dẫn HS cách viết đoạn 2 – tả về công việc của Bác bảo vệ

• Viết câu 1 nêu nghề nghiệp, chức danh của Bác bảo vệ Viết các câu (1a, 1b, …)giải thích công việc của Bác bảo vệ (làm gì hàng ngày)

• Viết câu 2 về phong cách nổi bật nhất của Bác bảo vệ trong công việc (ví dụ: chămchỉ) Viết các câu (2a, 2b, …) có các chi tiết minh hoạ, chứng minh Bác bảo vệchăm chỉ trong công việc như đã nêu trong câu 2

• Viết câu 3 về phong cách nổi bật thứ hai của Bác bảo vệ trong công việc (ví dụ: cótrách nhiệm) Viết các câu (3a, 3b, …) có các chi tiết minh hoạ, chứng minh Bácbảo vệ có trách nhiệm trong công việc như đã nêu trong câu 3

• Tiếp tục viết về các phong cách nổi bật khác của Bác bảo vệ theo cách trên

5 HS làm việc theo nhóm cùng nhau viết đoạn 2 – tả về Bác bảo vệ trong công việc

Ngày đăng: 11/08/2016, 07:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w