Luật Đất đai năm 2013 quy định có nhiều thuận hơn cho người dân làkhi tranh chấp đất đai đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không có, thì các tranh chấp đất đai của người dân, s
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Đất đai là nguồn lực, nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Tranh chấp đất đai hiện đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của dưluận, đây là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; Đặc biệt khi nước tachuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và thực hiện cơ chế quản lý mới Tranh chấpđất đai nếu không được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và kịp thời sẽ tiềm ẩnnguy cơ gây mất ổn định chính trị
Điển hình tranh chấp đất đai đang báo động ngày càng phức tạp và gia tăng
về số lượng như tại Huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang chỉ trong một nhiệm kỳnăm năm ( từ 2010-2015), tổng số vụ việc Uỷ ban nhân dân huyện thụ lý giải quyết
là 605 vụ việc, giải quyết thành thông qua hòa giải đối thoại thành là 303 vụ việcchiếm 50.08% Riêng đối với địa bàn Ủy ban nhân dân xã Phú Lợi huyện GiangThành, theo thống kê năm năm Ủy ban nhân xã đã đã tiếp nhận và tổ chức hòa giải
là 97 vụ việc, hòa giải thành là 53 vụ việc chỉ chiếm 54.64% Qua tình hình trêncho ta thấy được việc giải quyết tranh chấp đất đai trở thành một vấn đề cấp thiết
Luật Đất đai năm 2013 quy định có nhiều thuận hơn cho người dân làkhi tranh chấp đất đai đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không
có, thì các tranh chấp đất đai của người dân, sẽ được giải quyết một trong 2 cách,một theo thủ tục tố tụng ở Tòa án hoặc theo thủ tục hành chính tại Ủy ban nhândân cấp có thẩm quyền do các bên tranh chấp chọn Nhưng trước hết tranh chấpđất đai phải qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã Đây là một khâu hếtsức quan trọng, là một bước đệm cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tạiTòa án và Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền Hoạt động hòa giải tại Ủy bannhân cấp xã là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước vềđất đai ở địa phương, đóng vai trò củng cố mối quan hệ trong cộng đồng dân cư,góp phần xây dựng tình làng, nghĩa xóm, tăng cường tình đoàn kết trong nhândân
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động hòa giải còn nhiều bất cập, chưa giảiquyết triệt để những mâu thuẫn phát sinh Do đó, cần nghiên cứu các quy định
Trang 2của pháp luật hiện hành và thực trạng về công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại
Ủy ban nhân dân cấp xã năm năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghịnhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai nhằm nâng cao hiệu quảcông tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, góp phần giữ gìnhài hòa, các mối quan hệ trong xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho
công dân Với lý do đó, người viết đã lựa chọn đề tài " Công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã – Thực tiễn tại Uỷ ban nhân dân xã Phú Lợi"để nghiên cứu
2 Mục đích và Phạm vi nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đề tài này với mục tiêu là nghiên cứu các quy địnhcủa pháp luật đất đai về công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dâncấp xã, cũng như thực tiễn công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân
xã Phú Lợi Từ đó, chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp luật đất đai năm 2013
và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đất đai, nângcao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Để đạt được mục tiêu này, người viết tập trung nghiên cứu trong phạm vinhững quy định của pháp luật đất đai liên quan đến c ô n g t á c hòa giải tranhchấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thực trạng công tác hòa giải tranh chấpđất đai tại Ủy ban nhân dân cấp và thực tiễn tại Uỷ ban nhân dân xã Phú Lợi trongnăm năm gần đây
3 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng một sốphương pháp: phân tích đánh giá các quy định của Luật Đất đai năm 2013, so vớitình hình thực tiễn áp dụng vào công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhândân cấp xã; Tổng hợp các tài liệu liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai; Phântích luật viết để phân tích những quy định của pháp luật hiện hành chỉ ra điểm mớitiến bộ hơn so với pháp luật đất đai trước đây; Phương pháp tĩnh lược những giảinhằm hoàn thiện pháp luật đất đai hiện hành, nâng cao chất lượng công tác hòa giảitranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Trang 34 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo vàPhụ lục, luận văn gồm có 2 chương:
Chương 1 Khái quát chung về công tác hòa giải tranh chấp đất đai, trongchương này người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác hòagiải tranh chấp đất đai như khái niệm, nguyên tắc, vai trò, Thành phần, thẩmquyền, phạm vi, điều kiện mở cuộc họp hòa giải, trình tự, thủ tục, thờihạn và kết quả của hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp
xã
Chương 2 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hòa giải tranhchấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã: người viết căn cứ thực trạng từ công táchòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã Phú Lợi huyện Giang Thànhtỉnh Kiên Giang, từ đó đưa ra những phương hướng hoàn thiện quy định hòa giảitranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Trang 4CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1 Khái quát về hoà giải tranh chấp đất đai
1.1.1.Khái niệm hòa giải
Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trongđời sống xã hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất
-Hoà giải theo Từ điển tiếng việt thì: “Hòa giải là việc thuyết phục các
bên đồng ý chấm dứt xung đột, xích mích một cách ổn thoả” Hòa giải còn đượchiểu là: “Hòa giải là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bêntranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham giacủa bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp).1
- Ngoài ra theo từ điển pháp lý của Rothenberg định nghĩa hòa giải là
“hành vi thỏa hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ mộtít” Còn theo Hiệp hội hòa giải Hoa kỳ: “Hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộnghơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau
để cùng giải quyết vấn đề của họ” Hòa giải có ý nghĩa rất lớn, nó làm cho nhữngtranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích mích được dập tắt họăc không vượt quagiới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên hạn chế xung đột bằng bạo lực hoặcchiến tranh Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn cục diện ổn định Chính
vì vậy, quy định Pháp luật, các nước thường đặt ra vấn đề hòa giải trong giảiquyết các tranh chấp
1.1.2 Khái niệm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là thuật ngữ, khái niệm đã trở lên rất phổ biến trongđời sống xã hội Thuật ngữ này xuất hiện thường ngày trên các phương tiệnthông tin đại chúng gắn liền với đời sống nhân dân Trải qua nhiều giai đoạn pháttriển đất nước với những chính sách đất đai khác nhau, quyền sử dụng đất có
Trang 5được coi là tài sản đặc biệt hay không, nhưng hiện tượng tranh chấp đất đai đềuđược pháp luật chính thức ghi nhận và giải quyết
Tranh chấp đất đai theo quy định tạikhoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm
2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” Như vậy, có thể hiểu
đối tượng của tranh chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.Tức là trong quá trình quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất sử dụng cácquyền và nghĩa vụ của mình làm phát sinh tranh chấp với người khác Còn chủ thểcủa tranh chấp đất đai là người sử dụng đất
Phân loại tranh chấp đất đai
Dựa trên khái niệm tranh chấp đất đai tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đainăm 2013 và quy định tại Điều 166, Điều 167 về quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất tranh chấp đất đai có thể được chia làm hai loại lớn:
- Tranh chấp về Quyền sử dụng đất: trong dạng tranh chấp này luôn luôn
có sự tranh chấp giữa các bên về quyền sử dụng một diện tích nào đó hoặc mộtphần trong diện tích đó Việc xác định ai là người có quyền sử dụng hợp phápđất tranh chấp đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tranh chấp đất đai trong quá trình khai thác và sử dụng đất: Dạng tranhchấp này thông thường thì người sử dụng đất là hợp pháp, không tranh chấp.Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình như thực hiệncác giao dịch về dân sự dẫn đến tranh chấp
1.1.3 Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai
Hoà giải tranh chấp đất đai là một thuật ngữ được sử dụng trong cácvăn bản Pháp luật Đất đai Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không được giải thích cụthể trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Căn cứ vào tính chất của hoà giải và khái niệm tranh chấp đất đai chúng
ta có thể đưa ra khái niệm về hoà giải tranh chấp đất đai như sau: “Hoà giải tranh chấp đất đai là việc các bên tranh chấp thương lượng để làm chấm dứt các tranh
Trang 6chấp đất đai với sự giúp đỡ của bên trung gian”.
1.1.4 Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân xã, theo quy định tại khoản
2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấpkhông hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh
chấp để hòa giải” Như vậy, trong trường hợp tranh chấp không hòa giải được thì
các bên tranh chấp gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đềnghị hòa giải Trong quá trình hoà giải tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân cấp
xã thực hiện, hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân xã, phường,thị trấn thành lập gồm chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường,thị trấn là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xãphường, thị trấn; Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, bảnđối với khu vực nông thôn; Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã,phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn Họ có vai trò tích cựctrong việc đưa ra ý kiến tư vấn góp phần vào thành công của buổi hoà giải Vậyhòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là hình thức bắt buộc, các
cơ quan có thẩm quyền chỉ tiếp nhận giải quyết khi các tranh chấp đã được hòagiải tại Ủy ban nhân dân cấp xã
- Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã do Hội đồng tưvấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn thành lập Đây là việc hòa giải tại nơi có đất tranh chấp dướihình thức bắt buộc đối với các tranh chấp về đất đai theo quy định của Luật Đấtđai năm 2013
Đặc điểm hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là một thủ tục cótính chất pháp lý bắt buộc Tính chất pháp lý bắt buộc của hòa giải tranh chấp đấtđai do Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện:
- Hòa giải tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp xã là một trong
Trang 7những điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý, xem xét giải quyếttranh chấp đất đai.
- Giá trị pháp lý của hòa giải tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân cấp
xã thực hiện thể hiện ở chỗ cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sự công nhận đốivới kết quả hòa giải tranh chấp đối với trường hợp hòa giải thành mà có thayđổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn gửi biên bản hòa giải đến phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên
và Môi trường để các cơ quan này trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết địnhviệc công nhận thay đổi ranh giới thữa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sửdụng đất Chính vì sự khác biệt rõ nét giữa hòa giải tranh chấp đất đai do Uỷ bannhân cấp xã thực hiện với các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai khác, nêntheo quy định của pháp luật, việc hòa giải tranh chấp đất đai này phải được tiếnhành một trình tự thủ tục tương đối chặt chẽ
1.2 Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai
Nguyên tắc hoà giải tranh chấp đất đai là những quan điểm, tư tưởng, chỉ đạo đúng đắn xuyên suốt trong quá trình hoạt động, tiến hành hoà giải tranh chấp đất đai và phải tuân thủ một cách đầy đủ, toàn diện và nghiêm túc
1.2.1 Hoà giải phải tuân theo pháp luật và phù hợp với đạo đức xã
hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân
Hòa giải tranh chấp đất đai phải tuân theo pháp luật và phù hợp với đạođức xã hội, phong tục, tập quán của nhân dân, ngoài ra người hoà giải bên cạnhviệc căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán còn phải nắm vững
và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất lànhững quy định pháp luật về đất đai Để thực hiện nguyên tắc này, bên cạnh đóngười hòa giải cần phải kết hợp với các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quántốt đẹp của nhân dân Được thể hiện hoặc bằng ngôn ngữ như các hương ước, quyước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, tổ dân phố; luật tục của đồng bào các dân tộcthiểu số hoặc bằng các thói quen ứng xử dưới dạng các hành động cụ thể
T r o n g h òa giải tranh chấp đất đai thì những phong tục, tập quán được áp dụng
Trang 8phải để giải quyết tranh chấp đất đai phải là phong tục tập quán tốt đẹp, không tráivới pháp luật và quy tắc xây dựng nếp sống mới Đồng thời, Việc hoà giải t r a n h
c h ấ p đ ấ t đ a i phải tuân thủ nguyên tắc không xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng.
1.2.2 Hoà giải phải khách quan, tôn trọng sự tự nguyện của các bên
Hoà giải tranh chấp đất đai phải đảm bảo tính khách quan, tôn trọng sự tựnguyện của các bên, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoà giải tranhchấp đất đai, vì bản chất của hoà giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục cácbên tranh chấp đạt được thoả thuận trên cơ sở tự nguyện Nguyên tắc này nhằmbảo đảm quyền tự định đoạt của các bên có tranh chấp trong việc giải quyết tranhchấp Người làm công tác hoà giải chỉ đưa ra những ý kiến tư vấn có lợi cho cácbên để các bên tranh chấp dựa vào đó có thể đưa ra những quyết định của mình.Tuy nhiên có những trường hợp, nếu tiến hành hoà giải các bên có thể chưa chấpnhận ngay thì tổ viên tổ hoà giải hoặc thành viên hội đồng hòa giải phải dùngphương pháp thuyết phục để hai bên đi đến thoả thuận mà không được tìm cách
áp đặt
1.2.3 Hoà giải phải kịp thời, chủ động, kiên trì
Hòa giải tranh chấp đất đai thường xuyên diễn ra rất gay rất và phức tạp
do đó công tác hòa giải tranh chấp đất đai nếu không được giải quyết kịp thời, có
lý, có tình thì có thể từ những tranh chấp đó sẽ phát triển biến tướng thành vụ ánhình sự, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến trật tự chung Vì vậy, hòa giải trongtranh chấp đất đai cần chủ động, kịp thời ngăn chặn hậu quả xấu, phòng ngừa viphạm pháp luật và tội phạm hình sự có thể xảy ra để giữ gìn được tình làng,
nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, tập thể.
1.3 Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai
1.3.1 Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai đối với các bên tranh chấp
Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp truyền thống tốt đẹp, hòa giảitranh chấp đất đai giúp các bên tranh chấp hiểu biết và thông cảm với nhau, góp
Trang 9phần khôi phục lại tình đoàn kết giữa họ, giúp họ giải quyết tranh chấp với tinhthần cởi mở, giảm bớt mâu thuẫn Nếu t rường hợp không hòa giải thành thìquá trình hòa giải cũng giúp cho các bên hiểu rõ hơn nguyên nhân tranh chấp,được bày tỏ ý chí của mình Từ đó, để có thể tìm được tiếng nói chung, hạn chếbớt mâu thuẫn Việc hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện nhanh chóng,kịp thời ngay từ khi phát sinh bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, đơn giản trong nội bộnhân dân sẽ giúp các bên tranh chấp hóa giải bất đồng, mâu thuẫn dễ dàng hơnkhông để phát sinh gay gắt, phức tạp Nếu hòa giải tranh chấp đất đai được hòagiải thành sẽ giúp người dân duy trì được tình đoàn kết, gắn bó với nhau và tiếtkiệm được thời gian, công sức, tiền bạc trong việc theo đuổi vụ kiện về tranh chấpđất đai Hòa giải tranh chấp đất đai giúp các bên tranh chấp nâng cao nhận thức,hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng, các bên tranhchấp sẽ phần nào hiểu được quy định của pháp luật về vấn đề mà họ đang tranhchấp Trên cơ sở đó các bên có thể hiểu và tự quyết định về việc giải quyết tranhchấp, không trái với quy định của pháp luật và có ý thức tuân thủ pháp luật đất đai.
1.3.2 Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai đối với xã hội
Hòa giải tranh chấp đất đai có vai trò rất quan trọng, thông qua hòa giảinhiều tranh chấp đã được giải quyết, hòa giải góp phần vào việc giữ gìn an ninh,trật tự, công bằng xã hội, làm cho mối quan hệ xã hội phát triển không phải bằngmệnh lệnh mà bằng giáo dục thuyết phục và sự cảm thông của các thành viêntrong xã hội Biện pháp này phù hợp với tâm lý người Việt Nam mong muốn duytrì sự ổn định các quan hệ xã hội và không muốn làm sứt mẻ tình cảm, phá vỡtruyền thống Với mong muốn củng cố và tăng cường truyền thống đoàn kết, tinhthần tương thân, tương ái, giảm tải áp lực giải quyết tranh chấp đất đai cho các cơquan công quyền, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp chủ động gặp nhau
để hoà giải Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai thìcán bộ, công chức xã có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng vận động,thuyết phục người dân chấp hành pháp luật đất đai
1.4 Quy định hiện hành về hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
Trang 101.4.1.Thành phần tham dự hòa giải tranh chấp đất đai
Trong hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, thành phầntham dự hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, theo quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều 88 nghị định 43 năm 2014, Nghị định chính phủ hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai 2013 quy định: “Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”, thành phần tham dự cuộc họp hòa giải
tranh chấp đất đai cấp xã gồm có:
- Thành viên của Hội đồng hòa giải;
- Các bên tranh chấp đất đai;
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Như vậy theo quy định của luật chưa nói rõ cụ để cuộc họp hòa tranh chấpđất đai được tiến hành thì thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai phải
có mặt đầy đủ hay không, nếu thiếu 1 đến 2 thành viên thì cuộc hòa giải có đượctiến hành không, ngoài ra Luật Đất đai 2013 cũng chưa nói rõ những người nào mớiđược gọi là người có quyền và nghĩa vụ liên quan Từ đó trên thực tế mỗi địaphương hiểu mỗi cách khác nhau nên việc áp dụng pháp luật đất đai cũng khônggiống nhau Chính vì vậy để nâng cao chất lượng và cách hiểu và vận dụng phápluật đất đai đồng bộ thì pháp luật đất đai cần nêu rõ cụ thể để áp dụng dễ dàng vàtránh sự hiểu quy định của luật khác nhau, không đầy đủ
1.4.2 Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai là bên thứ ba đứng ra làm trunggian giữa các bên tranh chấp đất đai nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyếttranh chấp giữa họ, là chủ thể trung tâm của cuộc họp hòa giải, giúp cho các bêntranh chấp đất đai đi đến thỏa thuận với nhau về mâu thuẫn tranh chấp họ Trênthực tế, Hội đồng hòa giải có vai trò quan trọng, là bên đứng ra tổ chức, chủ trìcuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai, đưa ra những ý kiến tư vấn cho các bêntranh chấp để các bên xem xét đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp Tuy nhiên
Trang 11trong quá trình hòa giải Hội đồng hòa giải không có quyền đưa ra phán quyết màchỉ đưa ra ý kiến để cho các bên tranh chấp thương thảo và Hội đồng hòa giải tranhchấp đất đai làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào vàhoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp.
Hiện nay, Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 88 Nghị định 43 năm 2014 nghị định của Chính phủ, ngày 15 tháng 5
năm 2014 quy định: “Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải Thành phần hội đồng hòa giải gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban mặt trận tổ quốc xã, phường thị trấn; Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn, đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã phường, thị trấn biết
rõ nguồn gốc và quá trình quá trình sử dụng đối với thửa đất đó, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã phường, thị trấn Tùy từng trường hợp có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;”
Như vậy về cơ bản thành phần hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai trongLuật Đất đai hiện hành vẫn được giữa nguyên so với Luật Đất đai năm 2003.Bên cạnh đó, trong quy định này Luật Đất đai năm 2013 có thêm vào trườnghợp tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quy định bổsung về sự có mặt của đại diện các tổ chức trên trong một số trường hợp cụ thểđược xem là một quy định có tiến bộ của Luật Đất đai năm 2013 bởi vì trên thực
tế rất nhiều vụ tranh chấp đất đai các bên tranh chấp là đoàn viên- Hội viên củacác tổ chức trên Do đó quy định sự có mặt của đại diện các tổ chức trên trongmột số trường hợp cụ thể có một ý nghĩa tích cực Các thành viên của tổ chứcHội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh hay Đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh là những người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với nhau, nên họ có thểnắm bắt được tình hình vụ tranh chấp, biết được những mâu thuẫn xung đột mộtcách nhanh chóng và chính xác Đồng thời họ cũng hiểu được tâm tư nguyện vọngcủa các đoàn viên- hội viên mình, do đó khi có tranh chấp đất đai xảy ra, họ có thể
Trang 12dễ dàng đưa ra những ý kiến phù hợp với tâm tư nguyện vọng, phù hợp lợi íchcủa các bên tranh chấp để các bên có thể xem xét tiến đến hòa giải được nhanhchóng thuận lợi Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội này đối với Đoàn - Hộiviên của tổ chức mình là bên có uy tín và có được niềm tin của các bên tranh chấpnên dễ dàng có tác động tích cực đến ý chí nhận thức của các bên để các bên cóthể thống nhất thỏa thuận đi đến hòa giải thành công
1.4.3 Các bên tranh chấp đất đai và người có quyền và nghĩa vụ liên
quan
Trong cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã, thành phần không thểthiếu là trong cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai là phải có sự tham gia củacác bên tranh chấp và người có quyền và nghĩa vụ liên quan Luật Đất đai năm
2013 không có quy định giải thích về thuật ngữ “các bên tranh chấp đất đai” hay thuật ngữ “người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong tranh chấp đất đai” Theo
tại điều 56, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy địnhđương sự trong vụ án dân sự: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan,
tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ
án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.Cơquan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà ánbảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng
là nguyên đơn; Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà
án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
bị người đó xâm phạm; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân
sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân
sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặccác đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụngvới tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trong trường hợp việc giảiquyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà
Trang 13không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” Dựa trên tinh thần chung của Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì có thể hiểu các thuật ngữ cácbên tranh chấp đất đai và bên có quyền và nghĩa vụ liên quan trong tranh chấp đấtđai như sau:
- Các bên tranh chấp đất đai được hiểu là các bên có tranh chấp với nhau
về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất Một bên hoặc các bên tranh chấp cho rằngquyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bên kia xâm phạm dẫn đến phát sinhnhững tranh chấp với nhau Các bên tranh chấp đất đai yêu cầu cơ quan cóthẩm quyền giải quyết những tranh chấp đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bên không có tranh chấp
nhưng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thì có liên quan đến quyền vànghĩa vụ của họ Hòa giải tranh chấp đất đai thực chất là hòa giải những mâuthuẫn bất đồng của các bên tranh chấp đất đai vì vậy sự có mặt của các bêntranh chấp là một điều kiện để tiến hành hòa giải Tại điểm c khoản 1 điều 88
nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành”.
Như vậy, theo quy định tai điểm c khoản 1 điều 88 nghị định 43/2014
NĐ-CP thì sự tham gia của các bên tranh chấp là bắt buộc, Hội đồng hòa giải tranhchấp đất đai chỉ tiến hành hòa giải khi có mặt các bên tranh chấp và đối vớitrường hợp các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì xem như hòa giảikhông thành Quy định đối với trường hợp các bên tranh chấp vắng mặt đến lầnthứ hai thì xem như hòa giải không thành là một quy định mới của Luật Đất đai
Trang 142013, quy định này đã khắc phục được bất cập trong thời gian qua.
- Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức cuộc họp hòa giải nhiều lần do các
bên tranh chấp vắng mặt, làm tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí mà đa sốcác trường hợp đều hòa giải không thành
- Do trước đây không có quy định về số lần vắng mặt của các bên tranh
chấp là bao nhiêu thì sẽ xem như là hòa giải không thành nên ở mỗi địa phương lại
áp dụng không thống nhất Quy định tại điều này không đề cập đến sự có mặt của
bên có quyền và nghĩa vụ liên quan trong cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai làbắt buộc hay không Đây là một hạn chế của quy định pháp luật vì do không cóquy định rõ ràng nên việc các địa phương áp dụng chưa thống nhất quy định về
sự có mặt của bên có quyền và nghĩa vụ liên quan
1.5 Thẩm quyền và Phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai
1.5.1 Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai phải hòa giải theo đúng thẩm quyền, thẩm quyền hoàgiải tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013
quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp” Theo quy
định này các tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thìgửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được hòa giải
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ tiến hành hòa giải những tranh chấp đất đai nếuphần đất tranh chấp đó thuộc địa bàn của cấp xã mình Điều đó đồng nghĩa vớiviệc khi xác định vụ tranh chấp đất đai có thuộc thẩm quyền hòa giải của cấp xãmình hay không thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ không dựa vào các bên tranhchấp có phải là người dân thuộc địa phương của mình quản lý hay không Do đó,
sẽ có trường hợp người dân ở địa phương này vẫn có thể yêu cầu hòa giải tranhchấp đất đai ở địa phương khác nếu như phần đất tranh chấp thuộc địaphương khác đó
1.5.2 Phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai
Trang 15Việc xác định phạm vi hòa giải có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở để
Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành cuộc họp hòa giải Luật Đất đai năm 2013 hiệnhành lại không có quy định về phạm vi hòa giải, luật không có quy định cụ thểnhững loại tranh chấp đất đai nào sẽ phải hòa giải, những loại tranh chấp đất đainào không cần qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã Do đó, dẫn đến một sốvướng mắt khi áp dụng quy định taị khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013:
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp” Đây là quy định
chung chung do đó đẫn đến cách hiểu chưa thống nhất đó là có phải tất cả cácloại tranh chấp đất đai điều được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã hay không,
là một hạn chế của Luật Đất đai 2013
1.5 Điều kiện mở cuộc họp hòa giải
Luật Đất đai 2013, không có quy định về điều kiện tiến hành hòa giảitranh chấp đất đai Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Luật này thì:
“tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải” Theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 88 của nghị định 43 Nghị định của Chính Phủ quy định
“khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất”.
Dựa trên các quy định này ta có thể thấy rằng điều kiện tiến hành hòa giải tranhchấp đất đai trước hết là đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của các bêntranh chấp Khi tranh chấp đất đai xảy ra các bên tranh chấp phải chủ động nộpđơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đó là căn cứ
để Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hoạt động hòa giải tranh chấp Đồng thời,cũng tại điểm c khoản 1 Điều 88 nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định: “Việchòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt Trường hợp mộttrong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giảikhông thành” Như vậy theo quy định này sau khi đã thực hiện các bước chuẩn bị
Trang 16cho cuộc họp hòa giải thì sự có mặt của các bên tranh chấp là căn cứ để cuộc họphòa giải được tiến hành.
1.6 Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Trình tự thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dâncấp xã được thực hiện theo quy định của Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 vàĐiều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 0 1 t h á n g 0 7 n ă m 014 như sau:
“Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp
xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Thẩm tra, xác minh tìm hiểunguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bêncung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải Thành phầnHội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hộiđồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dânphố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diệncủa một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc
và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã,phường, thị trấn Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân,Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tổchức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hộiđồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Việchòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt Trường hợp mộttrong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giảikhông thành; Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản,gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham
dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sửdụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xácminh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung
đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận Biên bản hòa giảiphải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòagiải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp
Trang 17xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhândân cấp xã; Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà cácbên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thốngnhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lạicuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phảilập biên bản hòa giải thành hoặc không thành; Trường hợp hòa giải thành mà cóthay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dâncấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theoquy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai Trường hợp hòa giải khôngthành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến
về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành
và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyếttranh chấp tiếp theo”
Theo quy định này thì giấy tờ, tài liệu có liên quan về nguồn gốc đất, quátrình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất thì không bắt buộc các bên phải cungcấp, các bên có thể tự nguyện cung cấp để cuộc hòa giải được diễn ra thuận lợi,nhanh chóng Ủy ban nhân dân xã sẽ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểunguyên nhân phát sinh tranh chấp
Luật Đất đai năm 2013 đã có thêm hai quy định tiến bộ tại khoản 3 vàkhoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để nhằm khắc phục hạn chế của LuậtĐất đai năm 2003 Các quy định này đã nêu ra hướng giải quyết tiếp theo đối vớitrường hợp hòa giải thành mà các bên có ý kiến khác về nội dung khác với nộidung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hay trong trường hợp hòa giảithành mà các bên có ý kiến khác về kết quả hòa giải trong biên bản hòa giải.Theo đó tại khoản 3 Điều 88 Nghị định 43 /2014/NĐ-CP, nếu các bên có ý kiến
về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thìsau 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành các bên phải gửi ý kiến đóđến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chứclại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung vàlập biên bản hòa giải thành hoặc không thành Luật không giải thích nội dung
Trang 18khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản là như thế nào Theo bản thân tôi,quy định này ta có thể hiểu nội dung khác với nội dung thống nhất trong biênbản hòa giải thành là một nội dung mới khác với nội dung đã thống nhất trongbiên bản hòa giải thành và về bản chất là cùng một vụ tranh chấp đất đai nhưngcác biên bản hòa giải này là khác nhau về vấn đề tranh chấp Chủ tịch Ủy bannhân dân xã tổ chức lại cuộc họp hòa giải để xem xét với ý kiến bổ sung và dựatrên kết quả thỏa thuận ra biên bản hòa giải thành hoặc không thành và theo quyđịnh này thì ý kiến bổ sung đó bắt buộc phải được lập dưới hình thức văn bản.Đây là một quy định tiến bộ của Luật Đất đai 2013, từ quy định này quyền và lợiích của các bên tranh chấp được bảo vệ tốt nhất bởi vì một số vụ tranh chấp đấtđai phức tạp, có thể khi hòa giải lần đầu, các bên tranh chấp chưa phát hiện một sốmâu thuẫn, tranh chấp khác Sau khi hòa giải thành công họ mới phát hiện ranhững mâu thuẫn, bất đồng khác thì họ có thể tiếp tục nhờ vào sự giúp đở của Ủyban nhân dân cấp xã để giải quyết các vấn đề tranh còn lại Tuy nhiên, luật lạikhông quy định số lần hạn chế đối với những lần thay đổi ý kiến về nội dungkhác với nội dung thống nhất trong biên bản hòa giải Đồng thời, luật quy địnhsau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành lại không quy địnhgiới hạn thời gian là bao lâu và nếu như vậy thì chỉ cần sau thời hạn 10 ngày kể từngày lập biên bản hòa giải bất kể là bao lâu thì các bên tranh chấp vẫn có thểthay đổi ý kiến về nội dung khác với nội dung thống nhất trong biên bản hòa giải
và Ủy ban nhân dân sẽ tiến hành lại cuộc họp Hội đồng hòa giải Đồng thời, LuậtĐất đai năm 2013 đã bổ sung thêm quy định về trường hợp hòa giải thành mà có
ít nhất một trong các bên tranh chấp thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy bannhân dân xã lập biên bản hòa giải không thành Đây là một quy định mới và quyđịnh này đã khắc phục hạn chế của luật đất đai trước đây, trước đây do Luật Đất đainăm 2003 không quy định nên trong trường hợp vụ tranh chấp đất đai sau khi đãđược Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải thành, nhưng sau đó một trong các bêntranh chấp lại không đồng ý với kết quả thỏa thuận trong biên bản hòa giảithành, gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp và Ủy ban nhân dân cấp xã phảitiếp tục hòa giải, giải quyết lại vụ việc nên ảnh hưởng đến quản lý đất đai nóiriêng và quản lý Nhà nước nói chung Hiện nay, theo quy định tại khoản 4 Điều
Trang 1988 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ lậpbiên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩmquyền giải quyết tranh chấp tiếp theo Bên cạnh đó, thì luật có một thiếu sót khikhông quy định ý kiến về kết quả hòa giải đó phải được thể hiện dưới hình thứcnào, có cần phải lập bằng văn bản giống như quy định tại khoản 3 điều này haykhông
Thực tiễn hiện nay tại Ủy ban nhân dân cấp xã trình tự này được thựchiện theo các bước sau:
Bước 1 : Sau khi tiếp nhận đơn đề nghị hoà giải tranh chấp đất đai của
công dân, công chức được phân công tiếp nhận đơn trình đơn xin ý kiếncủa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã để xem xét, xử lý Thời hạn tiến hành hoà giải
là 45 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đơn
Bước 2 : Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét và giao đơn cho cán bộ
địa chính cấp xã nghiên cứu, đề xuất phương thức hoà giải tranh chấp; đồngthời, phân công Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phụ trách công tác quản
lý đất đai chịu trách nhiệm tổ chức hoà giải tranh chấp đất đai theo quy định củapháp luật Đối với các vụ việc tranh chấp đất đai phức tạp, gây tác động xấu đếntình hình chính trị, xã hội của địa phương thì có thể đích thân Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã đứng ra chủ trì cuộc hoà giải
Các cán bộ chuyên môn địa chính và tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp
xã chuẩn bị việc hoà giải tranh chấp đất đai bao gồm:
- Nghiên cứu nội dung vụ việc tranh chấp;
- Nguyên cứu chứng cứ của các bên đương sự đối chiếu với các quy
định của pháp Luật Đất đai và những tài liệu, hồ sơ, sổ sách địa chính, bản đồ địachính về thửa đất tranh chấp do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý để xây dựngphương án hoà giải;
- Lập kế hoạch xác minh, thời gian, địa điểm, thành phần và các
phương tiện vật chất cần thiết phục vụ việc hoà giải tranh chấp đất đai;
Trang 20- Thông báo hoặc gửi giấy triệu tập đến các bên tranh chấp.
Trong quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ hòa giải phải tiếp xúc với cácbên để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệuchứng cứ có liên quan
Bước 3 : Tiến hành hòa giải
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt và phảiđược lập thành biên bản, gồm các nội dung sau:
- Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp;
- Ý kiến các bên tranh chấp, ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Bước 4 : Căn cứ kết quả thỏa thuận giữa các bên tranh chấp, người chủ
trì hòa giải phải có xác nhận ghi trong biên bản hòa giải thành hoặc không thành
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia hòa giải và phải gửi cho các bên tranh chấp, Uỷ ban nhân dân, Phòng Tài nguyên & Môi trường cấp huyện
- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hòa giải không thành;căn cứ khoản 1, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 và các quy định hướng dẫn cácbên tranh chấp gửi đơn đến Toà án nhân dân để giải quyết
- Trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 củaLuật Đất đai năm 2013 thì hướng dẫn đương sự gửi đơn đến Uỷ ban nhân dâncấp có thẩm quyền hoặc tòa án theo khoản 2 Điều 203
Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định đối với việc tranh chấp đấtđai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, thì được giảiquyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trongcác loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn
Trang 21liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sựchỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quyđịnh sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 hoặc khởi kiện tại Tòa án nhândân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự Đây là một quyđịnh mới khi Luật Đất đai năm 2013 đã có hiệu lực Quy định này đã mở rộngthẩm quyền của Tòa án nhân dân, đồng thời cũng nâng cao quyền tự do lựachọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai của các bên tranh chấp Theo đó cácbên tranh chấp có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dânhoặc tòa án đối với trường hợp không có các giấy tờ theo quy định trong khi trướcđây Luật Đất đai 2003 quy định các bên tranh chấp chỉ được yêu cầu Ủy ban nhândân giải quyết
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sửdụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giảithành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều
202 của Luật Đất đai Kết quả hoà giải phải được báo cáo cho Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã
1.7 Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai theo thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 202Luật Đất đai năm 2013 quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có tráchnhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình Trong quátrình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.“Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai”
Như vậy thời hạn thụ lý và kết thúc hòa giải là 45 ngày làm Đây là một
Trang 22quy định tiến bộ vì thực tế các vụ tranh chấp đất đai thường diễn ra gay rất và một
số vụ phức tạp nên cần nhiều thời gian cho công tác thu thập tài liệu cũng nhưthời gian tổ chức tiến hành hòa giải có hiệu quả và nếu thời hạn diễn ra bị hạn chếtrong thời gian ngắn sẽ dẫn đến hòa giải qua loa, không đạt kết quả cao
1.8 Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai
Trong hòa giải tranh chấp đất đai thì kết quả việc hoà giải phải được lậpthành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc khôngthành của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn Việc xác nhận kết quả hoà giảithành hoặc không thành có ý nghĩa và tác động trực tiếp cho việc tiến hành haykhông tiến hành các bước tiếp theo để giải quyết tranh chấp đất đai
Trong trường hợp hoà giải thành thì tranh chấp đất đai giữa các bên đương
sự coi như đã được giải quyết Các bên tranh chấp thực hiện đúng cam kết ghitrong biên bản hoà giải thành Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi,động viên, đôn đốc các bên tranh chấp thực hiện đúng nội dung của biên bản hoàgiải thành Ngược lại, trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã hoà giải tranhchấp đất đai không thành thì lập biên bản hoà giải không thành và hướng dẫn cácbên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranhchấp đất đai để giải quyết Các cơ quan này bao gồm Tòa án nhân dân và Uỷ bannhan dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Hình thức, nội dung biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
Theo khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 có quy định: Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 88 nghị định 43/2014/
NĐ-CP, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm cócác nội dung: “Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; Thành phần tham dự hòagiải; Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụngđất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh,
Trang 23tìm hiểu); Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; Những nội dung đãđược các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận Biên bản hòa giải phải cóchữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, cácthành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã;đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dâncấp xã”.
Vậy theo các quy định trên thì biên bản hòa giải bắt buộc phải là hìnhthức văn bản và một biên bản hòa giải được coi là có giá trị khi có chữ ký của cácbên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên của Hội đồng hòa giải vàxác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về kết quả hòa giải Quy định tại khoản 2Điều 88 nghị định 43/2014/NĐ-CP là một quy định mới được bổ sung, pháp luậtđất trước đây không có quy định cụ thể, việc đảm bảo nội dung lẫn hình thức giúpnâng cao giá trị pháp lý của văn bản hòa giải nói riêng và của công tác hòa giảinói chung đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
- Hiệu lực của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
+ Biên bản hòa giải thành:
Khi các bên có tranh chấp về đất đai, nhiều trường hợp các mâu thuẫn đấtđai đã được hóa giải nhờ việc hoà giải tại địa phương Bằng cách thức để cácbên có mâu thuẫn gặp gỡ và nhận được sự giúp đỡ của Hội đồng hòa giải lànhững người có hiểu biết về pháp luật hay có các thông tin liên quan đến cácphần đất có tranh chấp, các bên trong vụ tranh chấp có thể sẽ hiểu hơn về quyềnlợi của mình và sẽ cùng dàn xếp hay thương lượng để giải quyết vụ việc Tuynhiên, khi tranh chấp đất đai được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã,thị trấn trong trường hợp hoà giải thành thì vấn đề hiệu lực pháp lý của biên bảnhoà giải thành tranh chấp đất đai tại cấp xã hiện nay cũng là một vấn đề chưa
được quy định cụ thể Tại khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ
Trang 24gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” Theo quy định này thì biên bản
hòa giải thành là căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhậnviệc thay đổi thửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nhưng trong trường hợp sau khi biên bản hòagiải thành và các cơ quan có thẩm quyền đã dựa vào đó để công nhận việc thay đổithửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất cho các bên tranh chấp Sau đó thì các bên tranh chấp khôngđồng ý và không thực hiện theo thỏa thuận trong biên bản hòa giải lúc đầu thì luậtlại không có cơ chế bắt buộc các bên thực hiện
Như vậy Luật pháp luật đất đai hiện hành đã nêu ra hướng giải quyết tiếptheo đối với trường hợp hòa giải thành mà các bên có ý kiến khác về nội dungkhác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hay trong trườnghợp hòa giải thành mà các bên có ý kiến khác về kết quả hòa giải trong biên bảnhòa giải
+ Biên bản hòa giải không thành:
Trong hòa giải tranh chấp đất đai không phải lúc nào các cuộc hòa giải cácbên tranh chấp đất đai đều đạt đến thỏa thuận, thống nhất ý kiến Trong trườnghợp hòa giải không thành thì Hội đồng hòa giải phải ra biên bản hòa giải khôngthành thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai thì các tranh chấp đất đai đã đượchòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì tùy trường hợp sẽthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.Theo khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Trường hợp hòa giải khôngthành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến
về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành
và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyếttranh chấp tiếp theo