2. Cài đặt font tiếng Trung Quốc và gõ văn bản tiếng Trung Quốc.
1.2. Những thành tựu chủ yếu của Trung Hoa thời cổ trung đạ
Trung Hoa là một trong những nơi xuất hiện nền văn minh sớm thời cổ - trung đại. Văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại có ảnh hưởng rất lớn tới các nước phương đông. 1.2.1. Về chữ viết:
Chữ viết ở Trung Hoa cũng phát triển qua các thời kì :
Theo truyền thuyết, từ thời hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sang tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Hoa mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên mai Rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt.
Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai Rùa và xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Người Trung Hoa lúc bấy giờ mỗi khi muốn bói việc gì thì khắc nhưng điều muốn bói lên vai giờ hoặc xương thú, đục lỗ lở giữa rồi nung, sau đó theo những đường rạn nứt để đoán ý của trời đất qủy thần.
Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ: Chữ “nhật” (mặt trời) thì vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm.
Chữ “ sơn” (núi) vẽ ba đỉnh núi. Chữ “ thủy” ( nước) thì vẽ ba lần sóng.
Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng trên cơ sở phương pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và âm thanh.
Cho đến nay đã phát hiện được hơn 100.000 mảnh mai Rùa Và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện được có khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ. Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn dài trên 100 chữ.
Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu thời kì này là kim văn cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh). Ngoài đồ đồng chữ viết thời Tây Chu còn được viết trên trống đá thẻ tre.
Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là đại Triện cũng gọi là cổ văn thời Xuân thu - Chiên quốc do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống nhất. Đến thời Tần, Lí Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với chữ của nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu Triện.
Cuối thời Tần Thủy Hoàng (221- 206 TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73- 49 TCN) xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ. Chữ lệ khác với chữ triện (còn giữ lại nhiều yếu tố tượng hình, do đó có nhiều nét cong, nét tròn ) còn chữ lệ thì biến những nét đó thành : ngang, bằng, sổ, thẳng, vuông khúc ngay ngắn. Thời gian sử dụng chữ lệ không lâu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ Chân tức là chữ Hán ngày nay.
1.2.2. Về văn học
Văn học Trung Hoa là một nền văn học rất phong phú và đa dạng, phát triển linh hoạt qua mỗi thời kì lịch sử mỗi vương triều.
* Thời cổ đại
Trước khi thống nhất các vương triều, văn học thời kì này quen gọi là TiềnTần, trong nền văn học Trung Hoa đã xuất hiện nhiều tác phẩm kiệt xuất, trong đó nổi tiếng nhất là bộ Kinh Thi và sở Từ
- Kinh thi là bộ tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Hoa, tập thơ cổ nhất của văn học Trung Hoa được viết dưới thời Chu. Kinh thi gồm những bài thơ, ca dao, dân ca, của nhân dân lao động và tầng lớp quý tộc (305 bài) ngoài ra có 6 bài gọi là Sinh thi (bài hát co tiếng sinh đệm theo) có đề mục mà không có lời.
- Sở Từ là tác phẩm của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên (340-278), người nước sở, vào thời Chiến quốc.
Sở từ là một thể thơ mới sau Kinh thi. Thời bấy giờ, ở vùng Giang hán lưu hành một loại dân ca câu dài, câu ngắn với hình thức tương đối tự do, hay dùng chữ “Hề”. Khuất Nguyên đã dung hình tức ấy để sang tác Li Tao, đó là Sở từ hay cũng gọi là “Tao thể”. Sở từ gồm Li Tao, Cửu Chương, Cửu Ca, Thiên Vấn và Chiêu Hồn, trong đó giá trị nhất và hay được nhắc đến là Li Tao.
Với di sản văn học để lại cho hậu thế Khuất Nguyên được khẳng định là nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Những bài thơ tràn đầy tình cảm nồng nhiệt của ông Tao thể” mà ông sang tạo đã làm cho sức biểu hiện thơ ca cực kì phong phú. Thủ pháp lãng mạn mà ông vận dụng trong Li Tao đã ảnh hưởng sâu xa đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học cổ điển Trung Hoa. Li tao đã trở thành biểu tượng của thơ ca Trung Hoa.
* Thời kì trung đại:
Văn học Trung Hoa phát triển đến đỉnh cao là ở thời kì này, với các thể loại nổi bật: Phú (Hán), thơ (Đường), Từ (Tống), Kịch (Nguyên), Tiểu thuyết (Minh- Thanh).
Thơ Đường: chiếm vị trí nổi bật trong các thành tựu văn hóa Đường, là đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa và nhân loại thời bấy giờ (VII-IX),với 50000 bài thơ của 2300 thi sĩ thể
hiện bằng những quy phạm chặt chẽ. Trong hằng hà sa số các nhà thơ đó, nổi tiếng nhất là 3 nhà thơ lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ, và Bạch Cư Dị
+ Những kiệt tác của thơ đường tiêu biểu: “Trường hận ca” và “Tỳ Bà Hành”.
- Tiểu thuyết: đặc biệt phát triển vào thế kỉ XIV-XVIII. Thời kì này thuộc hai triều đại Minh (1368-1644) và Thanh (1644-1911) bởi vậy còn gọi là tiểu thuyết Minh Thanh, hay tiểu thuyết chương hồi, vì thể loại của nó là chương hồi, mỗi hồi ứng với một buổi kể, nhiều hồi thành một chương, ứng với một câu chuyện. Từ đời Tống (thế kỉ 12, 13) đã xuất hiện các chuyện kể. Thời này kinh tế thương nghiệp phát triển, nhiều đô thị lớn hình thành. Trong các hội hè thường xuất hiện các nghệ nhân kể chuyện. Họ kể đủ thứ chuyện nhưng nhiều hơn cả là chuyện lịch sử xa xưa, chuyện các hảo hán anh hùng đã đi vào truyền thuyết, chuyện các nhà sư đến Ân Độ Mang kinh Phật về dịch và truyền bá, chuyện tình duyên của các tài tử giai nhân…Các nhà văn thời Minh và Thanh đã sưu tầm các chuyện kể ấy gia công thêm bất trâu văn chương, hình thành hàng rong hơn loạt bộ tiểu thuyết có giá trị. Trong hơn 300 bộ tiểu thuyết thời bấy giờ, có các tác phẩm lớn và nổi tiếng:
+ Thủy Hử (Thi Nại Am): truyện kể về một số nhân vật anh hùng cuối thời Bắc Tống, vạch trần tội ác của xã hội phong kiến; Biểu hiện lòng bất mãn và ý chí phản kháng của quần chúng nhân dân lao động.
+ Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung): Tác phẩm được sáng tác trên cơ sở tiếp thu thành quả kể chuyện dân gian và nghệ nhân kể chuyện, cùng những căn cứ sự thật lịch sử. Tất nhiên, tác phẩm cũng không thiếu chỗ hư cấu, song hư cấu nhưng về cơ bản là hợp tình, hợp lí, và đậm đà tính nghệ thuật chân thực. Cho nên, có ý kiến cho rằng, trong Tam quốc chí diễn nghĩa “bảy phần sự thực, ba phần hư cấu”.
Tác phẩm kể lại lịch sử gần một thế kỷ- từ năm 184- 280 SCN, chủ yếu khắc họa cuộc đấu tranh giữa ba tập đoàn chính trị: Ngụy, Thục, Ngô.
+ Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân): tác phẩm được sáng tác trên cơ sở câu truyện dân gian, với trí tưởng tượng phong phú, lạ lùng.
Nội dung Tây Du Ký kể chuyện về Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung và thầy trò Đường Tăng, trải qua nghìn vạn khó khăn , hiểm trở đến Tây Thiên lấy kinh.
+ Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần).
1.2.3. Sử học
Đến thời Tây Hán sử học mới trở thành một lĩnh vực độc lập mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên.
Với tác phẩm Sử kí, bộ thông sử đầu tiên của Trung Hoa, Tư Mã Thiên đã ghi chép lịch sử 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế, trong đó chia làm năm phần là bản kỉ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện.
Tuy rằng quan điểm lịch sử của Tư Mã Thiên chủ yếu là quan điểm của giai cấp phong kiến, nhưng qua sử kí, Tư Mã Thiên đã bộc lộ nhiều tình cảm với nhân dân, ca ngợi sự tích anh hung và mỉa mai châm biếm những việc làm bạo ngược của bọn vua chúa.
Sau sử kí, trong giai đoạn từ Hán đến Nam- Bắc triều có hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Việp …
Bắt đầu từ thời đường trên lĩnh vực sử học có hai vấn đề mới, đó là việc thành lập cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước- gọi là “ sử quán” và việc ra đời những tác phẩm lớn với những thể tài mới. Chính Quốc sử quán thời Đường đã soạn được cấc bộ sử Tấn thư, Luơng thư, Trần thư, Bắc Tề thư, Chu thư,…Từ đó về sau, các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn. Tông sử, Nguyên sử, Minh sử…
Bên cạnh những bộ sử, các triều đại còn có một số tác phẩm lớn viết theo các thể tài khác như Sử thông của Lưu Tri Cô, Thông điển của Đỗ Hữu thời Đuờng, Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời Tống.
Thời Minh- Thanh, cơ quan chép sử của nhà nước cũng biên soạn được nhiều tác phẩm như: Minh thực lục, Minh sử, Đại Minh nhất thống chí, Thanh thực lục, Đại Thanh nhất thống chí,…
Ngoài ra, những tác phẩm sử học do các sử gia khác viết theo các thể biên niên, kỉ sự bản mạt, tạp sự, bút kí…cũng rất nhiều.
Những bộ sách trên là những di sản văn hoá vô cùng quý báu của Trung Hoa và có giá trị lịch sử rất lớn.