1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Việc đo lường sự hài lòng của khách hàng nhằm để biết được ý kiến của khách hàng, xác định xem khách hàng đón nhận hay không đón nhận tích
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-
PHAN LÊ THỊ KIỀU THU
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP.HCM ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM APOLLO SILICONE CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC HUY ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-
PHAN LÊ THỊ KIỀU THU
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP.HCM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM APOLLO SILICONE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC HUY ANH
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Phan Văn Thăng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM
ngày 09 tháng 8 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS TS Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS Mai Thanh Loan Phản biện 1 3 TS Võ Tấn Phong Phản biện 2 4 PGS TS Bùi Lê Hà Ủy viên 5 TS Lại Tiến Dĩnh Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có) Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS TS Nguyễn Phú Tụ TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP HCM, ngày … tháng… năm 20 …
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phan Lê Thị Kiều Thu Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 04/07/1987 Nơi sinh: Vũng Tàu Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1184011186 I- Tên đề tài: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với sản phẩm Apollo Sillicone của công ty cổ phần Huy Quốc Anh II- Nhiệm vụ và nội dung:
III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
PHAN LÊ THỊ KIỀU THU
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan từ nhìa phía nhưng tôi luôn nhận được sự hướng dẫn và động viên tận tình từ giáo viên hướng dẫn: T.S Phan Văn Thăng và các thầy cô, anh chị làm việc trong khoa đào tạo sau đại học-đại học Hutech, vì vậy cho phép tôi bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đến quí thầy cô và các anh chị về những điều trên
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt
là Th.s Trần Thị Lệ Thủy đã hỗ trợ và đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường trên
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời chúc dồi dào sức khỏe tới quí thầy cô và các anh chị, bạn bè, người thân Xin chân thành cảm ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 2014
PHAN LÊ THỊ KIỀU THU
Trang 4TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Apollo Silicone tại thành phố Hồ Chí
Minh Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 200 khách
hàng Và số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo
bằng hệ số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả
có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng bao gồm: hình ảnh thương
hiệu, chất lượng mong đợi, chất lượng cảm nhận, gá trị cảm nhận
Từ khóa: Các nhân tố ảnh hưởng, sự hài lòng, sản phẩm Apollo Silicone
Đề tài: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng tại TP.HCM đối với sản phẩm
Apollo Silicone của công ty cổ phần Quốc Huy Anh
ABSTRACT
The target of this study was to analyze the factors that affect customer satisfaction for Apollo Silicone products in Ho Chi Minh City Data used in this study were collected from the survey results 200 Customers And the data is processed using SPSS statistical software, testing scale with Cronbach Alpha, factor analysis models to discover (EFA) The result has 4 groups of factors affecting customer satisfaction, include: Brand Image, Expected Quality, Perceived quality, Perceived value
Tags: The influencing factors, satisfaction, Apollo Silicone products Topic: The study of customer satisfaction with products in HCM City for
Silicone Apollo’s stock company Quoc Huy Anh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 1
1.3 Đối tượng, phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
1.4 Mục tiêu của đề tài 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Dự kiến kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm 4
1.7 Giới thiệu về công ty Quốc Huy Anh và sản phẩm Apollo Silicone 4
1.7.1 Tổng quan về công ty Quốc Huy Anh 4
1.7.2 Các sản phẩm Apollo Silicone của công ty 5
1.8 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
2.1 Khái niệm, bản chất và vai trò sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm 7
2.1.1 Khái niệm sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm 7
2.1.2 Bản chất sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm 8
2.1.3 Vai trò của sự hài lòng khách hàng đối với sản phẩm 8
2.2 Nội dung, hình thức đáp ứng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm 9
2.2.1 Nội dung đáp ứng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm 9
2.2.2 Hình thức đáp ứng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm 9
2.3 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng (CSI) của một số nước 10
2.4 Mô hình lý thuyết chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Việt Nam 14
2.5 Phương pháp đo lường 17
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19
2.7 Các giả thuyết nghiên cứu 19
2.8 Tóm tắt chương 2 20
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 21
3.1 Quy trình nghiên cứu 21
3.2 Thiết kế nghiên cứu 22
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 22
3.2.1.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ 22
3.2.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 22
3.2.2 Nghiên cứu chính thức 22
3.2.2.1 Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu 22
3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 23
3.3 Các thang đo 26
3.3.1 Thang đo hình ảnh thương hiệu 26
3.3.2 Thang đo chất lượng mong đợi 26
3.3.3 Thang đo chất lượng cảm nhận 27
3.3.4 Thang đo giá trị cảm nhận 28
3.3.5 Thang đo sự hài lòng 29
3.4 Tóm tắt chương 3 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 30
4.1 Mô tả mẫu điều tra khảo sát 30
4.2 Kiểm định mô hình đo lường 31
4.2.1 Kiểm định Cronbach alpha đối với các thang đo 31
4.2.1.1 Thang đo hình ảnh thương hiệu 31
4.2.1.2 Thang đo chất lượng mong đợi 32
4.2.1.3 Thang đo chất lượng cảm nhận 33
4.2.1.4 Thang đo giá trị cảm nhận 34
4.2.1.5 Thang đo sự hài lòng 35
Trang 64.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 35
4.2.2.1 Thang đo biến độc lập 36
4.2.2.2 Thang đo biến phụ thuộc 38
4.2.2.3 Phân tích EFA lần 2 biến độc lập 39
4.3 Phân tích hồi quy 41
4.3.1 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 41
4.3.1.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 41
4.3.1.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 42
4.3.1.3 Kiểm tra đa cộng tuyến 42
4.3.2 Phương trình hồi quy 43
4.4 Phân tích ảnh hưởng của các biến giới tính, công việc, đội tuổi, thu nhập đến lòng trung thành bằng T-test, Anova, Kruskal-Wallis 45
4.4.1 Giới tính 45
4.4.2 Độ tuổi 48
4.4.3 Công việc 50
4.4.4 Thu nhập 52
4.4.5 Trình độ 54
4.4 Tóm tắt chương 4 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu và những đóng góp cho nghiên cứu khoa học 58
5.2 Kiến nghị được đề xuất 60
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các yếu tố cần đo lường của mô hình VCSI 18
Bảng 3.1: Thang đo hình ảnh thương hiệu 26
Bảng 3.2: Thang đo chất lượng mong đợi 26
Bảng 3.3: Thang đo chất lượng cảm nhận 27
Bảng 3.4: Thang đo giá trị cảm nhận 28
Bảng 3.5: Thang đo sự hài lòng 29
Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu học mẫu khảo sát 30
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach alpha thang đo hình ảnh thương hiệu 31
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach alpha thang đo chất lượng mong đợi 32
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach alpha thang đo chất lượng cảm nhận 33
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach alpha thang đo giá trị cảm nhận 34
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach alpha thang đo sự hài lòng 35
Bảng 4.7: Phân tích EFA thang đo biến độc lập 36
Bảng 4.8: Phân tích EFA thang đo biến phụ thuộc 38
Bảng 4.9: Phân tích EFA lần 2 thang đo biến độc lập 39
Bảng 4.10: Độ phù hợp của mô hình hồi quy 41
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định F 42
Bảng 4.12: Hệ số hồi quy và đa cộng tuyến 42
Bảng 4.13: Thống kê theo nhóm giới tính 45
Bảng 4.14: kiểm định T-test với biến giới tính 46
Bảng 4.15: Kiểm định phương sai đồng nhất biến độ tuổi 48
Bảng 4.16: Kết quả Anova biến độ tuổi 48
Bảng 4.17: Kết quả phân tích Kruskal – Wallis với biến CN, MT, HL 49
Bảng 4.18: Kiểm định phương sai đồng nhất biến công việc 50
Bảng 4.19: Kết quả Anova biến công việc 50
Bảng 4.20: Kết quả phân tích sâu Anova biến công việc 51
Bảng 4.21: Kiểm định phương sai đồng nhất biến thu nhập 52
Bảng 4.22: Kết quả Anova biến thu nhập 52
Bảng 4.23: Kết quả phân tích sâu Anova biến thu nhập 53
Trang 7Bảng 4.25: Kiểm định phương sai đồng nhất biến trình độ 54
Bảng 4.26: Kết quả Anova biến trình độ 54
Bảng 4.27: Kết quả phân tích sâu Anova biến trình độ 55
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định Kruskal- Wallis biến trình độ 56
Bảng 4.29: Hạng trung bình của biến TH với trình độ 56
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Mỹ - ACSI 11
Hình 2.2: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của các quốc gia EU 12
Hình 2.3: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Malaysia – MCSI 13 Hình 2.4: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Hồng Kông – HKCSI 14
Hình 2.5: Mô hình lý thuyết chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Việt Nam – VCSI 16
Hình 2.6: Mô hình đề xuất nghiên cứu 19
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 21
Hình 4.1: Mô hình sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm Apollo Silicone 44
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, bao giờ cũng có sự cạnh tranh và sự cạnh tranh
này ngày một trở nên mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Điều hiển nhiên là bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm hay dịch vụ của
mình được người tiêu dùng chú ý và lựa chọn, do đó mà doanh nghiệp nào cũng cần
phải biết người tiêu dùng đang cần gì? Đang mong đợi điều gì từ sản phẩm của
công ty hay từ chính sách của công ty? Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi ra
sao? Từ đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được tâm lý, hành vi khách hàng
và đặc biệt là phải có những cuộc nghiên cứu sự thỏa mãn của khách hàng đối với
chính sản phẩm của công ty mình
Chính điều đó mà ngày nay, công ty nào cũng có một bộ phận chuyên về
nghiên cứu khách hàng hoặc thuê dịch vụ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sự thỏa
mãn khách hàng cho công ty mình nhằm nắm bắt được tình hình thị trường, sự thay
đổi nhu cầu, cảm nhận của khách hàng cũng như sự thỏa mãn của họ như thế nào để
công ty kịp thời điều chỉnh phù hợp giúp công ty vững mạnh và phát triển
Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng tại
TP.HCM đối với sản phẩm Apollo Silicone của công ty cổ phần Quốc Huy Anh”
để tiến hành điều tra nghiên cứu và đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Silicone của công ty Quốc
Huy Anh
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc đo lường sự hài lòng của khách hàng nhằm để biết được ý kiến của khách
hàng, xác định xem khách hàng đón nhận hay không đón nhận tích cực sản phẩm
hay một dịch vụ cụ thể nào đó và để biết được mong đợi của khách hàng về sản
phẩm hàng hóa dịch vụ, chất lượng của đó là như thế nào Và đây là một vấn đề vô
cùng quan trọng và cần thiết trong việc tạo dựng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của một công ty
Thực tế hiện nay cũng có rất nhiều cuộc nghiên cứu trong và ngoài nước về việc đo lường và nâng cao sự hài lòng của khách hàng về một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó, cụ thể như:
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
-Nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác
sỹ ở các trường y tại Mỹ của Boeve
-Sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI để tìm hiểu sự thỏa mãn công việc của người lao động ở Viện y tế công cộng ở Western Cape, Nam Phi của Luddyea
-Nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của công nhân nhà máy dệt ở Đài Loan của Cheng-Kuang Hsu
-Nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của chuyên viên tâm lý ở trường học của Worrell
-Nghiên cứu và tìm hiểu sư thỏa mãn công việc của các chuyên viên chương trình hỗ trợ nhân viên của Hiệp hội các chuyên gia hỗ trợ nhân viên Mỹ của Sweeney
Tình hình nghiên cứu trong nước
-Nghiên cứu chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, của tác giả Nguyễn Thị Mai Trang
-Nghiên cứu của Trịnh Văn Nguyên về tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần May Núi Thành-Tỉnh Quảng Nam
-Nghiên cứu sự hài lòng của người dân trong việc sử dụng dịch vụ hành chính công tại thành phố Kon Tum, của tác giả Nguyễn Quang Thủy
-Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động Viettel tại Bình Định, của tác giả Lê Thị Tuyết Trinh
Một số vấn đề còn chưa được giải quyết Nghiên cứu còn gặp hạn chế về mẫu nghiên cứu (phương pháp lấy mẫu, kích
cỡ mẫu) và về phạm vi nghiên cứu
Trang 9Cũng còn một số yếu tố khác tác động đến sự hài lòng của khách hàng mà
chưa được phát hiện ra trong nghiên cứu đó
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết vẫn có những giả thuyết chưa có ý
nghĩa thống kê nhưng trên thực tế những giả thuyết này đã được khẳng định tại các
nước khác trên thế giới
1.3 Đối tượng, phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng:
Sự hài lòng của khách hàng tại TP.HCM đối với sản phẩm Apollo Silicone
của công ty cổ phần Quốc Huy Anh
Phạm vi nghiên cứu:
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện cuộc nghiên cứu/khảo sát trong năm 2013
1.4 Mục tiêu của đề tài
Phân tích và đánh giá thực trạng về sự hài lòng của khách hàng đối với sản
phẩm Apollo Silicone của công ty Quốc Huy Anh nhằm tìm ra các nhân tố và mức
độ tác động của các nhân tố đó đến sự hài lòng của khách hàng tại tp.HCM đối với
sản phẩm Apollo Silicone của công ty Quốc Huy Anh Từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại tp.HCM đối với sản phẩm
Apollo Silicone của công ty Quốc Huy Anh
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về sử hài lòng của khách hàng đối với sản
phẩm kết hợp các nghiên cứu thực tiễn và sử dụng phương pháp kiểm định thang đo
và phương trình hồi quy để đo lường các mức độ hài lòng của khách hàng đối với
sản phẩm
Đề tài sử dụng tổng hợp các dạng thiết kế nghiên cứu là thiết cứu nghiên cứu
thăm dò để xác định các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng với
sản phẩm tại công ty Quốc Huy Anh Thiết kế nghiên cứu tiếp theo là thiết kế nghiên cứu mô tả để mô tả đặc thù của từng yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
Và tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cho quá trình nghiên cứu đề tài của mình Phương pháp định tính: là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm hành vi, ý kiến của con người
và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu Phương pháp định lượng: chủ yếu là kiểm định lý thuyết, sử dụng mô hình, phương pháp nghiên cứu định lượng
có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan
1.6 Dự kiến kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
Nắm được thực trạng về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Apollo Silicone của công ty Quốc Huy Anh Tìm ra các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đó đến sự hài lòng của khách hàng tại tp.HCM đối với sản phẩm Apollo Silicone của công ty Quốc Huy Anh Và đề xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại tp.HCM đối với sản phẩm Apollo Silicone của công ty Quốc Huy Anh
1.7 Giới thiệu về công ty Quốc Huy Anh và sản phẩm Apollo Silicone 1.7.1 Tổng quan về công ty Quốc Huy Anh
Công Ty Cổ Phần Quốc Huy Anh là thành viên trong nhóm các công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, sản xuất và thương mại quốc tế
Là nhà quản lý thương hiệu và marketing chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam, công ty hiện đang phát triển và phân phối độc quyền nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như Giấy văn phòng cao cấp PaperOne, Silicone Shin-etsu Nhật Bản, hóa chất và vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh cao cấp …
Trang 10Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Công ty cổ phần HC & VLXD Quốc Huy Anh quyết tâm phấn đấu trở thành một
trong những doanh nghiệp hàng đầu trong việc cung cấp mặt hàng Apollo Silicone
tại thị trường Việt Nam, trên cơ sở liên kết sức mạnh của các thành viên với sức
mạnh của các đối tác cùng hệ thống sản phẩm và dịch vụ mang tính chất chuyên
nghiệp được hoàn thiện liên tục và được mở rộng một cách có chọn lọc nhằm tạo
lập và đóng góp các giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng
Lấy sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu.Tài năng là tài sản
của doanh nghiệp và phải được tạo mọi điều kiện để phát triển Xem chất lượng
cuộc sống của cán bộ công nhân viên, khả năng sinh lợi cho các chủ sở hữu là giá
trị của doanh nghiệp
Nguyên tắc hoạt động của công ty
Luôn suy nghĩ và hành động một cách trung thực vì lợi ích của khách hàng, cung
cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất với tính chuyên nghiệp cao
Liên tục cập nhật và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý và sản
xuất Thường xuyên cải tiến quy trình làm việc và phương pháp sản xuất và cung
cấp dịch vụ
Sẵn sàng hợp tác với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp trong và ngoài nước trên
nguyên tắc bình đẳng, trung thực và các bên cùng có lợi
1.7.2 Các sản phẩm Apollo Silicone của công ty
Thương hiệu APOLLO Silicone là sản phẩm hợp tác của Công ty Cổ Phần
Quốc Huy Anh với 02 tập đoàn silicone lớn nhất trên thế giới là
Shin-etsu(Japan) và Dow Corning(USA)
Với vị thế là thương hiệu hàng đầu trên thị trường và nhằm đảm bảo tuyệt đối chất lượng của sản phẩm, 100% nguyên liệu silicone sealant của APOLLO được cung cấp bởi hai tập đoàn Shin-etsu và Dow Corning, nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện và được chiết xuất trên dây chuyền hiện đại với sự kiểm soát nghiêm ngặt về kỹ thuật của các chuyên gia từ Tập đoàn Shin-etsu Tuyệt đối không pha trộn với nguyên liệu rẻ tiền hoặc kém chất lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm Vì vậy, công ty luôn luôn tự hào khẳng định chất lượng cao cấp nhất và ổn định nhất của sản phẩm APOLLO Silicone
Hiện nay, APOLLO được phát triển với nhiều dòng sản phẩm về silicone nhằm đáp ứng nhu cầu và các ứng dụng đa dạng trên thị trường xây dựng, bao gồm: Acrylic A100, Acid A200, Acid A300, Oxime A500, Oxime A600, Glass & Metal, Foam, Super Foam
1.8 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả khảo sát Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm, bản chất và vai trò sự hài lòng của khách hàng đối với sản
phẩm
2.1.1 Khái niệm sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự hài lòng:
Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn - hài lòng của khách hàng (customer
satisfaction) là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so
sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của
anh ta
Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng, nếu
kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế
tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ
vọng thì khách hàng rất hài lòng Kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh
nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và
đối thủ cạnh tranh
Bachelet (1995) định nghĩa sự thoả mãn của khách hàng là một phản ứng
mang tính cảm xúc của khách hàng sau khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ
Theo Kurtz & Clow (1998) sự thoả mãn của khách hàng là trạng thái của
họ khi cảm nhận về chất lượng dịch vụ so với kỳ vọng Sự kỳ vọng của khách
hàng có thể chia làm 3 mức: lý tưởng (ideal), mong đợi (desired) và phù hợp
(adequate – là mức tối thiểu khách hàng có thể chấp nhận được) Tuỳ theo khoảng
cách giữa giá trị khách hàng nhận được và giá trị kỳ vọng mà khách hàng sẽ có
những trạng thái khác nhau từ thích thú (rất thoả mãn) khi cái nhận được ở mức lý
tưởng và tức giận (rất không thoả mãn) khi giá trị nhận được dưới mức phù hợp
Đo lường sự hài lòng chính là quá trình đo lường mức độ trạng thái cảm giác
của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm hay
dịch vụ với những kỳ vọng của người đó
2.1.2 Bản chất sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
Sự hài lòng của khách hàng cho kết quả từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được hoặc vượt quá nhu cầu của khách hàng Đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng được gọi là chất lượng kỳ vọng Chất lượng mong đợi là những gì khách hàng được giả định là sẽ nhận được từ sản phẩm Các nhà sản xuất cần xác định các nhu cầu và mong đợi của khách hàng và chuyển chúng vào các chi tiết kỹ thuật của các sản phẩm và dịch vụ
Chất lượng thực sự là kết quả của quá trình sản xuất Khoảng cách về chất lượng mà khách hàng nhận thức được = Chất lượng thực
sự - Chất lượng được mong đợi
Bất kỳ sự khác biệt giữa chất lượng được mong đợi và chất lượng thực sự có thể gây ra sự hài lòng không mong đợi khác (chất lượng thực tế là cao hơn nhiều so với chất lượng được mong đợi), hoặc không hài lòng (chất lượng thực tế thấp hơn chất lượng được mong đợi) Để hiểu biết các mối quan hệ này đỏi hỏi phải xây dựng một hệ thống đo lường sự hài lòng của khách hàng và khả năng sử dụng các thông tin phản hồi từ khách hàng để cải tiến
2.1.3 Vai trò của sự hài lòng khách hàng đối với sản phẩm
Sự hài lòng của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nó là cơ sở để nhà quản trị ra quyết định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp mình Chính vì vậy mà đã có rất nhiều nỗ lực và cố gắng của các nhà nghiên cứu để làm rõ những vấn đề như: khách hàng hài lòng về cái gì, điều gì gây
ra sự không hài lòng cho khách hàng, đo đạc mức độ hài lòng ra sao… Và theo các
số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng về thị phần có tương quan chặt chẽ với
sự hài lòng của khách hàng
Bên cạnh đó, hệ thống sơ sở dữ liệu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, ngành kinh tế và nền kinh tế lại trở thành cơ sở quan trọng cho công tác hoạch định chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng, tiếp thị,
Trang 12xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp hơn nữa
Chính tầm quan trọng mang ý nghĩa quyết định của việc tập trung vào khách
hàng và sự hài lòng của họ khiến cho các công ty ngày càng quan tâm nhiều hơn
nữa và trở thành một xu hướng được phát triển rất mạnh trong những năm gần đây
2.2 Nội dung, hình thức đáp ứng sự hài lòng của khách hàng đối với sản
phẩm
2.2.1 Nội dung đáp ứng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
Xác định và phân khúc: thị trường và nhóm khách hàng then chốt
Hiểu nhu cầu và mong đợi của khách hàng (tiếng nói của khách hàng) cả về
trước mắt cũng như lâu dài và sự dụng có hệ thống các quy trình thu nhập nhu cầu
của khách hàng và quản lý thông tin
Hiểu được mối liên kết giữa tiếng nói của khách hàng và các khâu thiết kế, sản
xuất và quá trình phân phối
Đẩy mạnh sự tin tưởng và sự tin cậy đối với các sản phẩm và dịch vụ của công
ty bằng cách xây dựng các mối quan hệ thông qua và thực hiện cam kết với khách
hàng, cung cấp khả năng tiếp cận cho người dân và thông tin, thiết lập các tiêu
chuẩn dịch vụ và theo dõi việc thực hiện
Có các quy trình quản lý khách hàng đặc biệt là các quá trình quản lý khiếu nại
có hiệu quả, do đó khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp, góp ý, khiếu nại
và nhanh chóng nhận được cách gải quyết các mối quan tâm của họ
Đo lường sự hài lòng của khách hàng, so sánh các kết quả liên quan đến các
đối thủ cạnh tranh, và sử dụng thông tin để đáng giá và hoàn thiện các quy trình nội
bộ
2.2.2 Hình thức đáp ứng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
Mong đợi và sự hài lòng của khách hàng có thể được xác định và đáp ứng
bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như:
+ Định kỳ xem xét lại hợp đồng + Nghiên cứu thị trường + Phỏng vấn qua điện thoại + Thăm viếng cá nhân + Hồ sơ bảo hành + Thảo luận không chính thức + Khảo sát ý kiến về sự hài lòng Tùy thuộc vào căn cứ khách hàng và các nguồn lực sẵn có, cúng ta có thể chọn một trong những công cụ có hiệu quả nhất để đo lường sự nhận thức của khách hàng Mục đích của việc này là để xác định các ưu tiên cho việc cải tiến Chúng ta phải phát triển một công cụ hoặc sự kết hợp của các công cụ giúp cải thiện liên tục việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
2.3 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng (CSI) của một số nước
Từ thập kỷ 70 của thế kỉ trước, nhiều nhà nghiên cứu về hành vi khách hàng ở các nước phát triển đã bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu về sự thỏa mãn của khách hàng như Oliver (1977), Churchill và Suprenant (1982), Olshavsky (1993) Năm 1989, Fornell và các đồng nghiệp của ông ở Đại học Michigan đã giúp Thụy Điển thiết lập hệ thống đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đầu tiên trên thế giới
ở cấp độ quốc gia (SCSB - Swedish Customer Satisfaction Barometer) (Fornell, 1992) và đây là cơ sở cho việc thiết lập chỉ số hài lòng khách hàng sau này Năm 1994, chỉ số thỏa mãn khách hàng của Mỹ cũng được công bố - American Customer Satisfaction Index (ACSI) (Fornell, 1996) Mô hình ACSI được công bố đã đánh dấu bước phát triển của hệ thống CSI khi giới thiệu các biến số nguyên nhân của sự thỏa mãn khách hàng, đó là sự mong đợi, chất lượng cảm nhận
và giá trị cảm nhận của khách hàng Kết quả của việc nghiên cứu sự hài lòng khách hàng chính là việc phát hiện lòng trung thành hoặc những phàn nàn của họ đối với sản phẩm nhằm hoạch định những chiến lược thích hợp Cho đến nay, đã có 10 quốc gia công bố về mô hình CSI của quốc gia mình, đó là: Thụy Điển - Swedish
Trang 13Customer Satisfaction Barometer (SCSB) năm 1989, Đức - German Barometer năm
1992, Mỹ - American Customer Satisfaction Index (ACSI) năm 1994, Nauy -
Norwegian Customer Satisfaction Barometer (NCSB), Thụy Sĩ - Swiss Index of
Customer Satisfaction (SWICS), Hàn Quốc - Korean Customer Satisfaction Index
(KCSI), New Zealand và Đài Loan khoảng năm 1996, Trung Quốc - China
Customer Satisfaction Index (CCSI) và Malaysia-Malaysian Customer Satisfaction
Index (MCSI) năm 1999 Riêng mô hình ECSI đã triển khai đồng loạt tại 12 quốc
gia thành viên EU năm 1999 Ngoài ra, Brazil, Argentina, Mexico, Canada,
Australia, Hong Kong cũng đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống CSI cho chính
quốc gia mình
Dưới đây là phần tổng hợp nghiên cứu của tác giả về mô hình CSI ở một số
nước (Nguồn: Xây dựng mô hình lý thuyết và phương pháp đo lường chỉ số hài
lòng khách hàng ở Việt Nam-Lê Văn Huy-Nguyễn Thị Hà My)
ACSI (American Customer Satisfaction Index)
Hình 2.1: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Mỹ - ACSI
ACSI - Mô hình Chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ được phát triển dựa trên
mô hình của Thụy Sĩ ACSI được phát triển bởi Claus Fornell (Fornell và cộng sự,
1996) thuộc trung tâm nghiên cứu chất lượng quốc gia thuộc Đại học Michigan như một chỉ số thông dụng và một phương thức đo lường sự thỏa mãn của khách hàng với hàng loạt nhãn hiệu mang lại lợi ích cho khách hàng ACSI đo lường được trong
10 lĩnh vực kinh tế, ở 41 ngành Trong mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tác động bởi chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng, khi đó, sự mong đợi của khách hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng cảm nhận
ECSI (European Customer Satisfaction Index)
Hình 2.2: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của các quốc gia EU
ECSI (European Customer Satisfaction Index) - Mô hình chỉ số thỏa mãn khách hàng của các quốc gia châu Âu được xây dựng dựa trên các chương trình của một số nước trong khu vực EU và quốc gia sáng lập nên chương trình này là Thụy Điển Mô hình ECSI có một số khác biệt nhất định so với mô hình của Mỹ: hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của bốn nhân tố hình
ảnh, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình và vô hình
Trang 14Malaysia - MCSI (Malaysian Customer Satisfaction Index)
Hình 2.3: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Malaysia – MCSI
Chỉ số hài lòng khách hàng của Malaysia về bản chất được sử dụng như một
phương thức chuẩn cho mọi ngành, hoàn toàn không tồn tại trọng số cho bất cứ
ngành hay lĩnh vực nào MCSI cung cấp những thông tin có tính chiến lược về sự
thỏa mãn khách hàng và đánh giá cả về chất lượng dịch vụ Thực hiện đo lường
MCSI đã giúp các tổ chức Malaysia thu thập được kết quả thỏa mãn của khách hàng
về giá trị sản phẩm/dịch vụ họ mua và sử dụng Chỉ số này có bị ảnh hưởng bởi
cách đo lường chỉ số giá của khách hàng (Consumer Price Index (CPI)), năng suất
sản xuất, tỉ lệ người lao động/người thất nghiệp, GDP, thu nhập và tiết kiệm đây
là các nhân tố tiền thân hình thành nên mô hình MCSI
Hongkong - (CityU - Hongkong Customer Satisfaction Index)
Hình 2.4: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Hồng Kông –
HKCSI
Mô hình CityU-HKCSI đã được công bố năm 1997 bởi Uỷ ban Quản lý khoa học của Hồng Kông, với mục đích đo lường các cấp độ thỏa mãn của người tiêu dùng về các hàng hoá được tiêu thụ trong nước (hàng nội địa) Chỉ số này cho phép được so sánh trực tiếp các cấp độ thỏa mãn của các khách hàng khác nhau của cả những sản phẩm/dịch vụ thông qua phương pháp thống kê tiên tiến CityU-HKCSI cung cấp một phương pháp đánh giá thống nhất cho 69 sản phẩm/dịch vụ với cùng một thang đo lường Hiện nay, các dữ liệu và phương pháp ứng dụng của CityU-HKCSI đã được giảng dạy và nghiên cứu phổ biến tại Uỷ ban Quản lý khoa học của Hồng Kông
2.4 Mô hình lý thuyết chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Việt Nam
Theo kinh nghiệm của các mô hình thành công đã có (như ACSI, ECSI, NSCB, SWICS, CCSI, MCSI ) thì CSI là một mô hình bao gồm các biến số
Trang 15nguyên nhân - kết quả: hình ảnh nhãn hiệu, chất lượng mong đợi, chất lượng cảm
nhận, giá trị cảm nhận, sự thỏa mãn của khách hàng và lòng trung thành Sự thỏa
mãn của khách hàng (CS) được đặt trong mối tương quan giữa biến nguyên nhân và
kết quả của mô hình Thông thường CSI có 4 biến số khởi đầu là: hình ảnh thương
hiệu, chất lượng mong đợi, chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận và khi đó, sự hài
lòng của khách hàng sẽ tạo nên lòng trung thành (nếu khách hàng hài lòng) hoặc có
thể là sự phàn nàn (nếu khách hàng không hài lòng) Điều đó có nghĩa là: sự thỏa
mãn của khách hàng có thể dẫn đến hai thái cực cảm nhận đối với khách hàng là (1)
thỏa mãn với chất lượng sản phẩm/dịch vụ và có xu hướng trung thành với nhãn
hiệu hay thương hiệu đó hoặc (2) có nhiều điểm không hài lòng về sản phẩm/dịch
vụ dẫn đến những hành vi “tiêu cực” với thương hiệu
Mô hình VCSI - Chỉ số hài lòng khách hàng Việt Nam sử dụng trong nghiên
cứu được tác giả Lê Văn Huy đề xuất với bảy biến số Các biến số nguyên nhân của
mô hình gồm (1) hình ảnh thương hiệu, (2) chất lượng mong đợi, (3) chất lượng
cảm nhận, (4) giá trị cảm nhận; yếu tố trung tâm là (5) sự thỏa mãn của khách hàng
và biến số kết quả của mô hình là (6) sự phàn nàn và (7) lòng trung thành của khách
hàng Điểm khác biệt của VCSI với các mô hình CSI khác chính là các mối quan hệ
khác nhau giữa những biến số tiềm ẩn Với mỗi quốc gia, từng đặc trưng riêng về
kinh tế - xã hội sẽ quyết định các biến số có mối liên hệ với nhau như thế nào và tất
nhiên mô hình VCSI cũng sẽ có những mối quan hệ giữa các biến số, trên cơ sở tích
luỹ cả những kinh nghiệm thành công của một số mô hình tiêu biểu đi trước và
những đặc điểm của kinh tế Việt Nam Mô hình lý thuyết VCSI được thiết lập như
sau:
Hình 2.5: Mô hình lý thuyết chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Việt Nam –
VCSI
Hình ảnh thương hiệu (Brand Image): Hình ảnh biểu hiện mối quan hệ giữa
thương hiệu (nhãn hiệu) và sự liên tưởng của khách hàng đối với các thuộc tính của thương hiệu (nhãn hiệu) Biến số này được thể hiện bởi danh tiếng, uy tín, lòng tin của chính người tiêu dùng đối với thương hiệu Các nghiên cứu thực tiễn đã khẳng định rằng, đây là nhân tố quan trọng và có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng Đồng thời, nó cũng có mối quan hệ đồng biến (positive) đối với sự hài lòng và sự trung thành đối với sản phẩm hoặc thương hiệu
Chất lượng mong đợi (Expected Quality): thể hiện mức độ chất lượng mà
khách hàng mong đợi nhận được, các thông số đo lường sự mong đợi gắn liền với những thông số của hình ảnh và chất lượng cảm nhận của sản phẩm và dịch vụ Đây
là kết quả của kinh nghiệm tiêu dùng trước đó hoặc thông tin thông qua những kênh truyền thông đối với sản phẩm hoặc dịch vụ Trong một số ngành, có thể, biến số này không có mối quan hệ với giá trị cảm nhận, kết quả này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Martensen và cộng sự (2000)
Chất lượng cảm nhận (Perceived quality): Có 2 loại chất lượng cảm nhận:
(1) chất lượng cảm nhận sản phẩm (hữu hình): là sự đánh giá về tiêu dùng sản phẩm gần đây của khách hàng đối với sản phẩm và (2) chất lượng cảm nhận dịch vụ (vô hình) là sự đánh giá các dịch vụ liên quan như dịch vụ trong và sau khi bán, điều
Trang 16kiện cung ứng, giao hàng… của chớnh sản phẩm Do vậy, cả hai được tạo thành bởi
những thuộc tớnh quan trọng (importants attributs) được kết tinh trong chớnh sản
phẩm – dịch vụ
Giỏ trị cảm nhận (Perceived value): Cỏc nghiờn cứu về lớ thuyết cho thấy, sự
hài lũng của khỏch hàng phụ thuộc vào giỏ trị cảm nhận của hàng húa và dịch vụ
Giỏ trị là mức độ đỏnh giỏ /cảm nhận đối với chất lượng sản phẩm so với giỏ phải
trả hoặc phương diện “giỏ trị khụng chỉ bằng tiền” mà khỏch hàng tiờu dựng sản
phẩm đú Theo Kotler (2003), giỏ trị dành cho khỏch hàng là chờnh lệch giữa tổng
giỏ trị mà khỏch hàng nhận được và tổng chi phớ mà khỏch hàng phải trả về một sản
phẩm/dịch vụ nào đú
Sự hài lũng của khỏch hàng (Customer Satisfaction): là biến số trung tõm
của mụ hỡnh, là khoảng cỏch giữa chất lượng mong đợi và giỏ trị cảm nhận
Sự trung thành (Loyalty): là biến số cuối cựng trong mụ hỡnh và mang tớnh
quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp trong tương lai, nú được đo lường bởi
ý định tiếp tục mua, lũng tin và sự giới thiệu với người khỏc về sản phẩm và dịch vụ
mà họ đang dựng Ngược lại với sự trung thành là sự than phiền khi khỏch hàng
khụng hài lũng với sản phẩm dịch vụ so với những mong muốn của họ Sự trung
thành của khỏch hàng được xem như một tài sản của doanh nghiệp, vỡ vậy, cỏc
doanh nghiệp cần phải tạo ra sự hài lũng đối với khỏch hàng hàng nõng cao sự trung
thành của họ đối với doanh nghiệp
2.5 Phương phỏp đo lường
Nghiờn cứu định tớnh sẽ xỏc định cỏc yếu tố đặc trưng cần phải đo lường
(items) trong mỗi biến số, giỏ trị đo lường cụ thể được tỏc giả đề xuất ở bảng2.1
Cỏc yếu tố thuộc cỏc biến hỡnh ảnh, sự mong đợi, chất lượng cảm nhận, giỏ trị cảm
nhận, sự trung thành (sự than phiền) thường được “lượng húa” thụng qua thang
Liket từ 5 đến 10 lựa chọn và biến số sự hài lũng của khỏch hàng thường sử dụng
thang điểm 10 hoặc 100 Điểm của biến số là điểm trung bỡnh của cỏc yếu tố cần đo
lường (items) được sử dụng để hỡnh thành nờn biến số đú Sau khi cú dữ liệu thu
thập từ phớa khỏch hàng, cú thể dựng cụng cụ phõn tớch nhõn tố (factor analysis) và cụng cụ phõn tớch độ tin cậy (reliability analysis) thụng qua hệ số Alpha Cronbach
để kiểm tra tớnh tương đồng của cỏc yếu tố cụ thể (items) hỡnh thành nờn biến số
Bảng 2.1: Cỏc yếu tố cần đo lường của mụ hỡnh VCSI
- ấn t- ợ ng chung về hình ảnh th- ơng hiệu
th- ơng hiệu theo quan điểm của khá ch hàng
mong đợ i
- Chất l- ợ ng mong đợ i (một cá ch tổng quá t)
- Chất l- ợ ng mong đợ i theo yêu cầu của khá ch hàng
- Chất l- ợ ng mong đợ i thực sự
- Chất l- ợ ng mong đợ i về dịch vụ
Chất l- ợ ng cảm nhận
- Chất l- ợ ng cảm nhận (một cá ch tổng quá t)
sản phẩm, dịch vụ đá p ứng nhu cầu
- Chất l- ợ ng cảm nhận thực sự
- Chất l- ợ ng cảm nhận về dịch vụ Giá trị cảm nhận
- Đ á nh giá chất l- ợ ng theo giá
- Đ á nh giá giá theo chất l- ợ ng
- Thỏa mã n trong sự so sá nh vớ i cá c th- ơng hiệu khá c trong
cù ng danh mục sản phẩm/dịch vụ
- Ch- a thỏa mã n về việc cung ứng sản phẩm/dịch vụ
- Cá c yê u cầu riêng biệt không đ- ợ c đá p ứng
thành
- Có khả nă ng mua lạ i
- Giớ i thiệu vớ i ng- ời khá c
- Quảng cá o truyền miệng
Trang 172.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên những nghiên cứu mô hình sự thõa mãn khách hàng của các nước và
tại Việt Nam, tác giả và các chuyên gia đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị dựa
trên mô hình VSCI của tác giả Lê Văn Huy
Thông thường khi đi nghiên cứu mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với một
loại hình sản phẩm dịch vụ của một doanh nghiệp, nhà nghiên cứu thường sử dụng
các mô hình cơ bản như mô hình chất lượng được nhận thức để đo khoảng cách
giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ cảm nhận
Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trên doanh nghiệp trong phạm vi
một ngành của kinh tế Việt Nam Mô hình CSI tuy đang còn trong giai đoạn thử
nghiệm tại Việt Nam nhưng đây là mô hình phù hợp nhất với nghiên cứu này Thực
tế cũng cho thấy đã có một số quốc gia đã triển khai thành công mô hình này trong
các nghiên cứu tương tự, điển hình là Mỹ và Châu Âu
Hình 2.6: Mô hình đề xuất nghiên cứu
2.7 Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Khách hàng càng đánh giá hình ảnh thương hiệu cao thì sự hài lòng của
họ đối với sản phẩm càng cao
H2: Khách hàng càng đánh giá về giá trị chất lượng mong đợi cao thì sự hài
lòng của họ đối với sản phẩm càng cao
H3: Khách hàng càng đánh giá về giá trị chất lượng cảm nhận cao thì sự hài
lòng của họ đối với sản phẩm càng cao
H4: Khách hàng đánh giá về giá trị cảm nhận càng cao thì sự hài lòng của họ
đối với sản phẩm càng cao
2.8 Tóm tắt chương 2
Chương 2 đưa ra những cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, nội dung và hình thứ đo lường sự hài lòng của khách hàng; đưa ra các mô hình chỉ số hài lòng quốc gia của các nước cũng như phương pháp đo lường như thế nào Dựa trên những nghiên cứu mô hình sự thõa mãn khách hàng của các nước và tại Việt Nam, tác giả và các chuyên gia đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và một số giả thuyết nghiên cứu
Trang 18CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp đầu Thảo luận nhóm
Thảo luận tay đôi
Thang đo nháp cuối
Phân tích hồi quy
T test, Anova, Krusal Wallis
Độ tin cậy
3.2 Thiết kế nghiên cứu 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ
Giai đoạn nghiên cứu này được thực hiện trước khi đi vào nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp Đối tượng phỏng vấn là các Kỹ sư/giám sát công trình, các Chủ thầu xây dựng có nhiều kinh nghiệm trong các doanh nghiệp với số lượng cuộc điều tra phỏng vấn 10 đối tượng phụ trách nhân sự vào tháng 12/ 2013 Đối với phiếu phỏng vấn trực tiếp, tác giả quan sát hành vi của đối tượng giúp cho tác giả điều chỉnh yếu tố xem xét có phù hợp/tác động đến sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm Apollo silicone Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố định tính tác động đến sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm Apollo silicone tại thị trường Tp.HCM Trong giai đoạn này xác định mức độ rõ ràng của từ ngữ và khả năng hiểu các phát biểu cũng như tính trùng lắp của các phát biểu trong thang đo để sau đó hiệu chỉnh được các vấn đề cần thiết đưa vào nghiên cứu, định hình các yếu tố trong thang đo tác động tới sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm Apollo silicone tại thị trường Tp.HCM
3.2.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Thực hiện điều tra thử 50 đối tượng bằng cách lấy mẫu thuận tiện nhằm kiểm tra tính rõ ràng, dễ hiểu của các câu hỏi đã đưa ra và kiểm tra thang đo Kết quả này
là xác định được bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng)
3.2.2 Nghiên cứu chính thức 3.2.2.1 Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu Kích thước mẫu
Theo Hair & Ctg (2006) cho rằng để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1,
Trang 19do đó, dựa trên số biến quan sát của thang đo, số lượng mẫu tối thiểu của nghiên
cứu phải là 180 mẫu
Theo Tabachnick & Fidell (2007), chọn kích thước mẫu trong phân tích hồi
quy phụ thuộc nhiều yếu tố, ví dụ, mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, số
lượng biến độc lập,… vì vậy, một công thức được đưa ra để tính kích thước mẫu
của phân tích hồi quy là:
Trong đó:
n: số mẫu cần khảo sát
p: số biến độc lập của mô hình
Do đó, để phân tích tốt hồi quy, kích thước mẫu tối thiểu mà bài nghiên cứu
phải có là 82 mẫu
Như vậy, so sánh giữa kích thước mẫu tối thiểu của Hair & Ctg (2006) và
Tabachnick & Fidell (2007), để có thể vừa phân tích nhân tố khám phá EFA, vừa
phân tích hồi quy tốt, kích thước mẫu thấp nhất phải có là 180 mẫu
Cách chọn mẫu:
Tác giả khảo sát các đối tượng là khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm
Apollo Silicone trong công việc của mình hoặc trong đời sống hằng ngày của mình,
những người có kiến thức về chủng loại sản phẩm này và hiện họ đang sinh
sống/làm vệc tại Thành phố Hồ Chí Minh bất kể là nam hay nữ, công viêc, trình độ
tuổi tác và thu nhập,…
3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập, các bảng hỏi được rà soát và loại đi những bảng không đạt
yêu cầu; sau đó tiến hành mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu
Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach alpha cho các thang đo có số biến quan sát
từ ba biến trở lên để loại những quan sát có hệ số tương quan giữa biến tổng nhỏ
Sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định thang đo và rút trích
các nhân tố thực tế ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm
Apollo Silicone bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (factor loading) và các phương sai trích được
Phân tích hồi quy kiểm định mô hình; kiểm định T-Test, Anova đối với các nhóm khách hàng khác nhau về giới tính, độ tuổi, thu nhập, công việc, nơi cư trú để làm rõ sự ảnh hưởng của chúng với các nhân tố
Cronbach alpha được phát triển bởi Cronbach (1951) là một hệ số nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo có từ ba biến quan sát trở lên Hệ số này có giá trị biến thiên từ [0,1] Về mặt lý thuyết, Cronbach alpha càng cao càng tốt, tuy nhiên,
hệ số này quá lớn (α > 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu
Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.7, 0.8] Nếu Cronbach alpha ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy khi khái niệm đo lường là mới (Nunnally & Bernstein, 1994)
Ngoài ra, theo Devellis 2003, mô hình đo lường kết quả dựa trên nguyên tắc trùng lắp Các biến đo lường dung để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) Phần mềm SPSS sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (correct item total correlation) Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến còn lại Nếu hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của một biến đo lường ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Berstein, 1994)
Cronbach alpha là hệ số dùng để đo tính nhất quán nội tại của các biến đo lường, hệ số này được sử dụng cho các biến đơn hướng Vì vậy, với các khái niệm
đa hướng, khi tính Cronbach alpha, chúng ta phải tính cho từng khái niệm thành phần (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Trong bài nghiên cứu kiểm định mô hình của Lê Văn Huy cùng với những giả thiết của Nunnally & Berstein, 1994; Devellis, 2003; Nguyễn Đình Thọ, 2011; tác giả kiểm định thang đo với hệ số Cronbach alpha ≥ 0.7; hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh biến quan sát ≥ 0.3 cho từng khái niệm đơn hướng
Trang 20Khi phân tích EFA có các thông số cần quan tâm như sau:
- Kiểm định KMO (Kaiser Meyer Olkin) dùng so sánh độ lớn của hệ số tương
quan giữa các biến, KMO nằm trong khoảng [0.1], để sử dụng phân tích EFA, trị số
KMO ≥ 0.5 là điều kiện để phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
- Kiểm định Bartlett: dùng để xem xét giả thuyết độ tương quan của các biến
bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có p < 5% (sig < 0.05) thì các biến có
quan hệ với nhau (tương quan của các biến không bằng 0), đây là điều kiện cần để
phân tích nhân tố EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
- Hệ số tải nhân tố: Theo Hair & Ctg, 1998, hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu đảm
bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA Hệ số tải nhân tố ≥ 0.3 được xem là đạt mức
tối thiểu, hệ số tải nhân tố ≥ 0.4 được xem là quan trọng và ≥ 0.5 được xem là có ý
nghĩa thực tiễn Nếu chọn hệ số tải nhân tố ≥ 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu
cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố ≥ 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì
nên chọn hệ số tải nhân tố là ≥ 0.75
- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát với các nhân tố ≥ 0.3 để tạo
giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Altamimi, 2003)
- Hệ số Egeivalue >1, Egeivalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích
bởi nhân tố, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt
thông tin tốt hơn 1 biến gốc (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): tổng phương sai trích thể
hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm các biến đo lường Tổng này phải
đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số, thõa
được điều kiện này, mô hình EFA là phù hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Không được đưa biến phụ thuộc vào biến độc lập để phân tích EFA cùng một
lúc khi sử dụng phép quay vuông góc và sử dụng giá trị nhân tố do EFA tạo ra
(Nguyễn Đình Thọ, 2011)
3.3 Các thang đo
Tác giả xây dựng thang đo dựa trên mô hình VCSI đề xuất và công cụ SERQUAL cùng ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực
3.3.1 Thang đo hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu được đo bằng 3 biến quan sát:
Bảng 3.1: Thang đo hình ảnh thương hiệu STT Ký hiệu Thang đo hình ảnh thương hiệu Thang đo
1 TH1 Apollo silicone là một sản phẩm có tiếng trên thị trường
Likert
2 TH2 Có thể dễ dàng phân biệt Apollo silicone với các loại sản phẩm silicon khác
3 TH3 Apollo silicone có mức độ uy tín cao
3.3.2 Thang đo chất lượng mong đợi
Chất lượng mong đợi được đo bằng 12 biến quan sát:
Bảng 3.2: Thang đo chất lượng mong đợi STT Ký hiệu Thang đo chất lượng mong đợi Thang đo
1 MD1 Một sản phẩm Silicone bạn mong đợi phải có độ bám dính tốt
Likert
2 MD2 Một sản phẩm Silicone bạn mong đợi phải có độ đàn hồi tốt
3 MD3 Một sản phẩm Silicone bạn mong đợi phải chịu nhiệt tốt
4 MD4 Một sản phẩm Silicone bạn mong đợi phải chịu được tia cực tím tốt
5 MD5 Một sản phẩm Silicone bạn mong đợi phải chống thấm tốt
6 MD6 Một sản phẩm Silicone bạn mong đợi phải không
bị ăn mòn
Trang 21MD9 Một sản phẩm Silicone bạn mong đợi phải có khả
năng kết nối được nhiều chất liệu
MD12 Một sản phẩm Silicone bạn mong đợi phải không
độc hại cho môi trường
3.3.3 Thang đo chất lượng cảm nhận
Thang đo chất lượng cảm nhận được đo bằng 14 biến quan sát:
Bảng 3.3: Thang đo chất lượng cảm nhận STT Ký hiệu Thang đo chất lượng cảm nhận Thang đo
8 CN8 Sản phẩm Apollo Silicone bạn sử dụng mau khô
9 CN9 Sản phẩm Apollo Silicone bạn sử dụng có khả năng kết nối được nhiều chất liệu
10 CN10 Sản phẩm Apollo Silicone bạn sử dụng có bề mặt
bóng
11 CN11 Sản phẩm Apollo Silicone bạn sử dụng mịn màng
12 CN12 Sản phẩm Apollo Silicone bạn sử dụng không độc
hại cho môi trường
13 CN13 Sản phẩm Apollo Silicone có thể dễ dàng mua tại
các cửa hàng, siêu thị,…
14 CN14
Nhân viên cửa hàng sẽ hỗ trợ bạn tối đa khi gặp các sự cố, giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh chóng nhất
3.3.4 Thang đo giá trị cảm nhận
Giá trị cảm nhận được đo bằng 4 biến quan sát:
Bảng 3.4: Thang đo giá trị cảm nhận
Trang 223.3.5 Thang đo sự hài lòng
Sự hài lòng của khách hàng được đo bằng 3 biến quan sát:
Bảng 3.5: Thang đo sự hài lòng
1 HL1 Nhìn chung, bạn cảm thấy hài lòng với sản phẩm
2 HL2 Nhìn chung, bạn cảm thấy hài lòng với chất lượng
của Apollo Silicone
3 HL3 Nhìn chung, bạn cảm thấy hài lòng với dịch vụ
của công ty Apollo Silicone cung cấp
3.4 Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình nghiên cứu, từ nghiên cứu
định tính, nghiên cứu sơ bộ cho đến nghiên cứu định lượng chính thức và trong
chương này tác giả cũng xây dựng và liệt kê các biến quan sát của từng thang đo
như sau:
- Thang đo “Hình ảnh thương hiệu” gồm 3 biến quan sát
- Thang đo “Chất lượng mong đợi” gồm 12 biến quan sát
- Thang đo “Chất lượng cảm nhận” gồm 14 biến quan sát
- Thang đo “Giá trị cảm nhận” gồm 4 biến quan sát
- Thang đo “Sự hài lòng” gồm 3 biến quan sát
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
4.1 Mô tả mẫu điều tra khảo sát
Có 250 mẫu khảo sát giấy được phát ra kết quả thu về được 235 mẫu Sau khi loại các mẫu không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, đợt khảo sát có 200 mẫu được đem vào lấy thông tin và phân tích
Tất cả các bảng phân tích kết quả khảo sát đều lấy từ nguồn: kết quả chạy SPSS(bảng kết quả chi tiết được đính kèm ở phần phụ lục)
Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu học mẫu khảo sát
Trang 23Thống kê nhân khẩu học của 200 mẫu đem khảo sát, ta có số liệu như sau:
- Giới tính: có 173 mẫu có giới tính là nam, chiếm 86.5%; 27 mẫu là nữ, chiếm
13.5%
- Độ tuổi: có 44 mẫu có độ tuổi đến 30, chiếm 22%; 134 mẫu tuổi từ 31 đến 50,
chiếm 67%; 22 mẫu tuổi từ 51 trở lên, chiếm 11%
- Công việc: có 24 mẫu công việc là những chủ đầu tư, chiếm 12%; 162 mẫu là
công nhân viên, chiếm 81%, 14 mẫu có công việc khác, chiếm 7%
- Thu nhập: có 10 mẫu thu nhập đến 5 triệu đồng, chiếm 5%; 14 mẫu có thu nhập
trên 5 đến 10 triệu đồng, chiếm 7%; 148 mẫu có thu nhập trên 10 đến 18 triệu
đồng, chiếm 74%, 28 mẫu có thu nhập trên 18 triệu đồng, chiếm 14%
- Trình độ: 66 mẫu trình độ cao đẳng, chiếm 33%; 122 mẫu có trình độ đại học,
chiếm 61%; 12 mẫu có trình độ sau đại học, chiếm 6%
4.2 Kiểm định mô hình đo lường
4.2.1 Kiểm định Cronbach alpha đối với các thang đo
4.2.1.1 Thang đo hình ảnh thương hiệu
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach alpha thang đo hình ảnh thương hiệu
Biến
quan sát
Trung bình biến
Tương quan biến tổng hiệu chỉnh
Cronbach alpha nếu loại biến
Vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo hình ảnh thương hiệu đều được sử dụng để đưa vào phân tích EFA
4.2.1.2 Thang đo chất lượng mong đợi
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach alpha thang đo chất lượng mong đợi
Biến quan sát
Trung bình biến
Tương quan biến tổng hiệu chỉnh
Cronbach alpha nếu loại biến
Trang 24Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thang đo chất lượng mong đợi có hệ số
tin cậy đạt yêu cầu đề ra (Cronbach alpha = 0.944 ≥ 0.7)
Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều cao (hệ số tương quan hiệu chỉnh
thấp nhất là 0.679 so với yêu cầu hệ số tương quan hiệu chỉnh ≥ 0.3)
Vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo hình ảnh thương hiệu đều được sử
dụng để đưa vào phân tích EFA
4.2.1.3 Thang đo chất lượng cảm nhận
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach alpha thang đo chất lượng cảm nhận
Biến quan
sát
Trung bình biến
Tương quan biến tổng hiệu chỉnh
Cronbach alpha nếu loại biến
4.2.1.4 Thang đo giá trị cảm nhận
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach alpha thang đo giá trị cảm nhận
Biến quan sát
Trung bình biến
Tương quan biến tổng hiệu chỉnh
Cronbach alpha nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều cao (hệ số tương quan hiệu chỉnh thấp nhất là 0.513 so với yêu cầu hệ số tương quan hiệu chỉnh ≥ 0.3)
Trang 25Vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo hình ảnh thương hiệu đều được sử
dụng để đưa vào phân tích EFA
4.2.1.5 Thang đo sự hài lòng
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach alpha thang đo sự hài lòng
Biến quan
sát
Trung bình biến
Tương quan biến tổng hiệu chỉnh
Cronbach alpha nếu loại biến
Cronbach alpha = 0.702
Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thang đo chất lượng mong đợi có hệ số
tin cậy đạt yêu cầu đề ra (Cronbach alpha = 0.702 ≥ 0.7)
Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều cao (hệ số tương quan hiệu chỉnh
thấp nhất là 0.497 so với yêu cầu hệ số tương quan hiệu chỉnh ≥ 0.3)
Vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo hình ảnh thương hiệu đều được sử
dụng để đưa vào phân tích EFA
Sau khi phân tích, tất cả 36 biến quan sát của các thang đo thuộc tính sản
phẩm/dịch vụ, thang đo đặc điểm công ty/nhà bán lẻ, thang đo đặc điểm website,
thang đo lòng trung thành đều được sử dụng để đưa vào phân tích EFA
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi phân tích Cronbach alpha, 36 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA để
rút trích dữ liệu
Trong phạm vi nghiên cứu với quy mô mẫu là 200 Tác giả sẽ phân tích EFA
cho tất cả các khái niệm đơn hướng của biến độc lập và cho biến phụ thuộc Biến có
hệ số tải nhân tố là 0.5 (hệ số tải tiêu chuẩn của nghiên cứu) được so sánh với tác động của biến đó lên nhóm khác có hệ số tải nhân tố ≥ 0.3 (có ý nghĩa)
4.2.2.1 Thang đo biến độc lập
Bảng 4.7: Phân tích EFA thang đo biến độc lập Biến