Song song với các hoạt động phát triển kinh tế hộ của đất nước, ở một xã vùng cao nghèo của tỉnh Yên Bái cũng đang từng bước phát triển kinh tế hộ, xoá đói giảm nghèo cho người dân, địa
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
Khóa học : 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Nông lâm kết hợp
Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS Trịnh Quang Huy
Thái Nguyên, năm 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng pháp triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái” là công trình
nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng
dẫn của ThS Trịnh Quang Huy trong thời gian từ 02/3/2015 đến 06/4/2015
Những phần tài liệu được sử dụng tham khảo khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan, nếu có
gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
Trước hội đồng khoa học
(Ký, ghi rõ họ và tên)
(Ký, ghi rõ họ và tên)
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viêm chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Học đi đôi với hành, thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian quý báu nhằm giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức trên lớp vào thực tế, qua đó sinh viên tổng hợp lại được những kiến thức đá học và rèn luyện cho mình những kỹ năng khi làm việc ngoài thực tế Đó là hành trang quý báu giúp sinh viên bước vào công việc sau này
Được sự đồng ý của khoa lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành nghiên cứu thực tập tại xã Bản Công - huyện Trạm
Tấu - tỉnh Yên Bái với đề tài: “Thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình tại
xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái”
Trong quá trình làm việc tôi gặp những khó khăn nhưng với sự nỗ lực hết mình của bản thân và sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ, nhân dân trong xã Bản Công, đặc biệt là
thầy giáo Th.S Trịnh Quang Huy - người đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt tôi
trong khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp, giúp tôi vượt qua những khó khăn,
bỡ ngỡ để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trịnh Quang Huy, các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp, cùng toàn bộ các ban ngành
đoàn thể và bà con nhân dân trong xã Bản Công đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Do trình độ chuyên còn hạn chế, lần đầu tiên thực hành nghiên cứu đề tài và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vậy tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên và tất cả những người quan tâm đến đề tài này để
đề tài được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cản ơn.//
Sinh viên
Giàng A Tồng
Trang 5DANH MỤC CÁC BảNG
Trang
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Bản Công 14
Bảng 2.2 Đặc điểm dân số, nhân khẩu, dân tộc và lao động của
xã Bản Công 15
Bảng 4.1 Tình hình thu chi của các nhóm hộ điều tra 23
Bảng 4.2 Lao động nhân khẩu, trình độ học vấn của các nhóm hộ điều tra 26
Bảng 4.3 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra 28
Bảng 4.4 Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của cac nhón hộ điều tra 30
Bảng 4.5 Các khoản nhà nước hỗ trợ của các nhóm hộ điều tra 31
Bảng 4.6 Tình hình vay tín dụng của các nhóm hộ điều tra 2014 32
Bảng 4.7 Tình hình nhân khẩu và lao động 33
Bảng 4.8 Cơ cấu và loại hình sử dụng đất đai của hộ (2014) 34
Bảng 4.9 Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của hộ điều tra 34
Bảng 4.10 Bảng các khoản nhà nước hỗ trợ cho gia đình 35
Bảng 4.11 Bảng tình hình thu nhập và chi phí của hộ 35
Bảng 4.12 Đánh giá tình hình phát triển của hộ 36
Bảng 4.13 Tình hình nhân khẩu và lao động 37
Bảng 4.14 Cơ cấu và loại hình sử dụng đất đai của hộ 38
Bảng 4.15 Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của hộ điều tra 38
Bảng 4.16 Bảng tình hình vay vốn của hộ 39
Bảng 4.17 Bảng tình hình thu nhật và chi phí của hộ 39
Bảng 4.18 Đánh giá tình hình phát triển của hộ 40
Bảng 4.19 Tình hình nhân khẩu và lao động 41
Bảng 4.20 Cơ cấu và loại hình sử dụng đất đai của hộ 41
Bảng 4.21 Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của hộ điều tra 42
Bảng 4.22 Bảng các khoản nhà nước hỗ trợ cho gia đình 43
Trang 6Bảng 4.23 Tình hình thu nhập và chi phí của hộ 43
Bảng 4.24 Đánh giá tình hình phát triên của hộ 44
Bảng 4.25 Tình hình nhân khẩu và lao động 45
Bảng 4.26 Cơ cấu và loại hình sử dụng đất đai của hộ (2014) 46
Bảng 4.27 Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của hộ điều tra 46
Bảng 4.28 Bảng tình hình thu nhập và chi phí của hộ 47
Bảng 4.29 Đánh giá tình hình phát triển cuả hộ 48
Bảng 4.30: Sơ đồ SWOT cho sự phát triển kinh tế hộ tại địa phương 50
Trang 7UBMTTQ ủy ban mặt trận tổ quốc
Trang 8MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vẫn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1 Một số khái niệm về kinh tế hộ 3
2.1.2 Đặc trưng của kinh tế hộ 3
2.1.2.1 Đặc trưng chung của kinh tế hộ 3
2.1.2.2 Đặc trưng của hộ nông dân Việt Nam 5
2.1.3 Các quan điểm nghiên cứu về kinh tế hộ 6
2.1.4 Tiêu chí phân loại hộ gia đình giai đoạn 2011- 2015 theo tài liệu tập huấn cán bộ xã 8
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 8
2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới 8
2.2.2 Những nghiên cứu trong nước 10
2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu 13
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 13
2.3.1.1 Vị trí địa lý 13
2.3.1.2 Địa hình địa chất và sử dụng đất đai của xã 13
Trang 92.3.1.3 Khí hậu thời tiết 15
2.3.1.4 Sông ngòi thủy văn 15
2.3.2.Điều kiện kinh tế- xã hội 15
2.3.2.1 Xã hội 15
2.3.2.2 Kinh tế 17
2.3.3 Cơ sở hạ tầng 17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.1.3 Địa điểm và thời gian tiến hành 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1 Công tác ngoại hiệp 19
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp 20
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Một số văn bản liên quan đến phát triển và kinh tế hộ tại
xã Bản Công Error! Bookmark not defined. 4.2 Thực trạng phát triển và kinh tế hộ của xã Bản Công - huyện Trạm Tấu -Tỉnh Yên Bái 22
4.2.1 Khái quát chung 22
4.2.2 Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp 24
4.2.2.1 Về trồng trọt 24
4.2.2.2 Về chăn nuôi 25
4.2.2.3 Cây lâm nghiệp 25
4.2.2.4 Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ 25
Trang 104.2.3 Hiên trạng nguồn lực của các hộ nông dân 26
4.2.3.1 Hiện trạng lao động, nhân khẩu và trình độ học vấn của các hộ điều tra 26
4.2.3.2 Đánh giá hiện trạng đất đai của nhóm hộ điều tra 27
4.2.3.3 Hiện trạng tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt của các hộ điều tra 30
4.2.3.4 Các khoản nhà nước hỗ trợ của các hộ điều tra 31
4.2.3.5 Hiên trạng vay tín dụng của các hộ điều tra 32
4.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ đại diện cho các nhóm hộ 33
4.2.4.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ của các nhóm hộ loại A ( những hộ có kinh tế khá) 33
4.2.4.2 Tình hình phát triển kinh tế hộ của hộ loại B ( những hộ có kinh tế trung bình) 37
4.2.4.3 Tình hình phát triển kinh tế hộ nhóm hộ C (những hộ có mức kinh tế cận nghèo) 41
4.2.4.4 Tình hình phát triển kinh tế hộ của nhóm hộ loại D ( nhóm hộ có mức kinh tế nghèo) 45
4.2.5 Đánh giá chung về phát triển kinh tế hộ tại xã Bản Công 48
4.3 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế hộ tại địa phương 49
4.4 Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái 51
4.4.1 Giải pháp chung cho nhóm hộ 51
4.4.2 Giải pháp cho từng nhóm hộ 51
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Kiến nghị 56
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Trang 11PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vẫn đề
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần thì kinh tế hộ là yếu tố quyết định nền kinh tế quốc gia Chính vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, việc phát triển kinh
tế hộ gia đình được chú trọng hàng đầu Đã có nhiều chương trình, dự án đầu
tư về phát triển kinh tế hộ gia đình ở nhiều địa phương trong cả nước.Tuy nhiên việc áp dụng các chương trình dự án đó là rập khuân, chưa đồng nhất, chưa thực sự phản ánh được nhu cầu của người dân cộng đồng, vì thế hiệu quả không đáng kể và chưa đạt được kết quả như mong muốn
Phát triển kinh tế hộ giúp nâng cao đời sống của người dân xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh
tế của đất nước, đưa đất nước ngày càng phát triển
Song song với các hoạt động phát triển kinh tế hộ của đất nước, ở một
xã vùng cao nghèo của tỉnh Yên Bái cũng đang từng bước phát triển kinh tế
hộ, xoá đói giảm nghèo cho người dân, địa phương đó là xã Bản Công Huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái
-Là một xã vùng cao nghèo của huyện, con người cần cù, chăm chỉ lao động nhưng cái nghèo vẫn bám chặt, cũng đã có một vài dự án ở xã nhằm giúp người dân xóa đói giảm nghèo nhưng hiệu quả không đáng kể
Muốn tìm ra được giải pháp tốt nhất cải thiện kinh tế hộ cho người dân thì trước hết ta phải nắm rõ được hiện trạng kinh tế của hộ Xuất phát từ thực
tế đó, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.s Trinh quang Huy, tôi tiến hành thực hiện đề tài
Trang 12“Thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái”
1.2 Mục đích
Nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ tại xã Bản Công huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới
1.4 Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua đây ta có cách nhìn tổng quan về thực trạng kinh tế nông hộ tại Xã Bản Công nói riêng và trong tỉnh Yên Bái nói chung
Bổ sung các kiến thức thực tế hoạt động sản xuất nông hộ và những kiến thức mới về kinh tế nông hộ
Đề tài nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo về kinh tế nông hộ ở địa phương, tài liệu cho trường, cho khoa, các nghiên cứu trong ngành và các sinh viên trong các khóa tiếp theo
* Ý nghĩa trong thực tế sản xuất
Đề tài có thể là những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất nông hộ không chỉ cho xã bản Công mà còn cho cả tỉnh Yên Bái và các tỉnh các địa phương khác trong cả nước
Đề tài làm cơ sở cho các cán bộ khuyến nông, cơ quan, ban ngành có thêm những căn cứ để nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, thay đổi
tư duy sản xuất, góp phần cải thiên cuộc sống của nông hộ tại xã
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm về kinh tế hộ
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ, nguyên nhân của sự khác nhau đó do sự nhìn nhận kinh tế hộ ở những góc độ khác nhau trong
điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau
Theo Trần Văn Hà thì “Kinh tế nông hộ là đơn vị khai thác và kinh doanh nông nghiệp của những người cùng sống chung một mái nhà Người chủ sản xuất là trưởng gia, là chủ hộ cùng những thân nhân sử dụng một cách tổng hợp những yếu tố lao động, đất, vốn Phương tiện sản xuất tác động vào môi trường sinh thái để làm ra sản phẩm, nhằm thỏa mãn những
nhu cầu về đời sống vật chất cuả gia đình và cộng đồng xã hội ”
Theo Phạm Khắc Hồng thì: “Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế tự cấp, tự túc kết hợp với sản xuất hàng hóa nhỏ, chủ yếu dựa trên sức lao động
và tư liệu sản xuất của hộ gia đình"
Theo Trần Công Quân thì: “Kinh tế hộ gia đình là hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông lâm nghiệp được hình thành và tồn tại dựa trên cơ
sở sử dụng đất đai, sức lao động, tiền vốn, của gia đình mình là chính”[10]
2.1.2 Đặc trưng của kinh tế hộ
2.1.2.1 Đặc trưng chung của kinh tế hộ
Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, kinh tế hộ nông dân đang tồn tại và phát triển với vai trò là một đơn vị sản xuất cơ sở nông nghiệp - nông thôn Là một thành phần kinh tế độc lập, tự chủ cùng các thành phần kinh tế khác hình thành nên kinh tế thị trường của
Trang 14nước ta hiện nay Kinh tế hộ nông dân sẽ luôn là một tế bào bền vững và phát triển lành mạnh trong kinh tế, nó mang những đặc trưng cơ bản sau:
- Đặc trưng về sở hữu
Tuy không được sở hữu về đất đai nhưng hộ nông dân được nhà nước giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài Đó là tiền đề quan trọng cho sự phát triển cho một quá trình sản xuất trong nông nghiệp Mọi tư liệu sản xuất khác thuộc quyền sở hữu của gia đình.Tất cả những điều này tạo nên sự khác biệt giữa sở hữu nông dân và sở hữu tư nhân trong sở hữu tập thể
- Đặc trưng về mục đích sản xuất
Mục đích sản xuất của kinh tế hộ nông dân được xác định chủ yếu trên
cơ sở đảm bảo nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho hộ, một số ít dư thừa thì được đem ra để trao đổi.Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, mục tiêu đảm bảo nhu cầu của hộ sẽ giảm dần và thay vào đó là sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các thành viên phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu về vật chất và tinh thần của gia đình
- Đặc trưng về lao động
+ Thường thì các hộ nông dân không hoặc ít thuê lao động và tận dụng sức lao động của những thành viên trong gia đình Trong các ngành kinh tế khác việc sử dụng sức lao động là trẻ em và người lớn tuổi là không được phép nhưng trong kinh tế hộ nông dân thì lao động trẻ em và người lớn tuổi đóng vai trò rất đáng kể
+ Trong kinh tế hộ, phụ nữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển, bởi người phụ nữ trong gia đình ngoài việc tham gia vào hoạt động sản xuất còn có vai trò trong tái sản xuất nòi giống, đồng thời còn tham gia nhiều hoạt động khác phục phụ cho đời sống và sinh hoạt hàng ngày
- Đặc trưng về mặt tổ chức
Trang 15+ Tổ chức của hộ nông dân rất đơn giản, gọn nhẹ chỉ bao gồm những người trong gia đình có quan hệ hôn nhân và huyết thống
+ Tổ chức của hộ nông dân rất chặt chẽ, người chủ gia đình sẽ điều khiển mọi quá trình sản xuất dựa trên cơ sở thứ bậc hiệu lực cao bởi kỷ cương, nề nếp truyền thống
- Đặc trưng về hoạt động kinh tế hộ
+ Hoạt động kinh tế của hộ nông dân khá đa dạng và phong phú sản
xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề
+ Có tính phù hợp và điều chỉnh cao, với mỗi thay đổi của môi trường
sản xuất kinh doanh thì hoạt động kinh tế của hộ có thể tự điều chỉnh để phù hợp, những sự điếu chỉnh đó nhanh hay chậm chính xác hay không chính xác còn phụ thuộc vào điều kiện khả năng của mỗi thành viên
2.1.2.2 Đặc trưng của hộ nông dân Việt Nam
Khi đề cập tới hộ nông dân Việt Nam thì chúng ta dễ nhận thấy nó mang đầy đủ những đặc trưng của hộ nông dân nói chung Với phương thức sản xuất tự cung tự cấp kết hợp với sản xuất hàng hóa nhỏ, chủ yếu dựa vào sức lao động và tư liệu sản xuất của hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, diện tích đất đai cũng như lao động ít và chủ yếu là lao động thủ công, dẫn đến sản phẩm chỉ đáp ứng nhu cầu của gia đình
Khoảng 80% dân số của Việt Nam hoạt động sản xuất và sống dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chính Vì thế có thể nhận định vai trò và vị trí của các hộ nông - lâm nghiệp nông thôn là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn và còn lạc hậu, đa số hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp, bên cạnh đó trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu chưa phát triển mang nặng tính chất của một nền nông nghiệp truyền thống từ
Trang 16đó dẫn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn ở mức thấp đặc biệt đối với những hộ nông dân miền núi
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của cả nước, nông thôn nước ta đang có những bước phát triển mạnh song song với sự phát triển đó là sự tồn tại mặt trái của cơ chế thị trường, đã xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo giữa các hộ, tạo ra sự khác biệt về thu nhập cũng như mức sống giữa nông thôn và thành thị dẫn đến tình trạng lao động nông thôn ra thành phố tìm việc làm và tốc độ đô thị hóa diễn ra còn mạnh, gây ra sự xáo trộn mất ổn định chung Để hạn chế tình trạng trên, đòi hỏi hộ nông dân phải có cách nhìn nhận đúng đắn và phát huy hết vai trò Tính năng động của mình để thích ứng với nền kinh tế mới Đồng thời Đảng và nhà nước cũng cần phải đưa ra cá chính sách mang tính định hướng và chiến lược phù hợp với điều kiện của từng vùng để phát huy hết khả năng và thế mạnh của kinh tế nông thôn, trong đó hộ nông dân là nhân tố không thể thiếu
2.1.3 Các quan điểm nghiên cứu về kinh tế hộ
Vấn đề kinh tế hộ đã được đề cập rất sớm trong lịch sử loài người, cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về phát triển kinh tế hộ,
cả trong nước và trên thế giới Tùy theo từng thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau, tùy từng cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta nhận được lý thuyết không hoàn toàn giống nhau về kinh tế hộ nông dân
- Tư tưởng của A.V.Traianôp: [5]
Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế phức tạp của tổ chức sản xuất kinh tế nông nghiệp Đó là những doanh nghiệp hàng hoá gia đình nông dân không thuê nhân công mà chiếm đại bộ phận nông hộ ở nước Nga trước cách mạng cũng như trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô
Trang 17Kinh tế hộ nông dân gắn kết hữu cơ với gia đình nông dân vì thế có thể coi kinh tế nông dân là kinh tế gia đình Đó là một xí nghiệp lao động gia đình sống theo những quy luật của nó, khác với những quy luật tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở lao động làm thuê Trong kinh tế gia đình, người nông dân vừa
là người chủ vừa là người lao động Mục đích sản xuất không phải là vì lợi nhuận mà để thỏa mãn nhu cầu của gia đình
- Tư tưởng của frank Elliss: [7]
Kinh tế hộ nông dân là sản xuất của hộ gia đình nông nghiệp Có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo và hoạt động của thị trường
- Quan điểm của Liên Hợp Quốc
Về phương diện thống kê: Liên Hợp Quốc cho rằng: Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có cùng một ngân quỹ
Về phương tiện sản xuất Liên Hợp Quốc cho rằng: Kinh tế hộ là một hình thức tổ chức cơ sở cả sản xuất hàng hóa Nó hoạt động sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình, có một hoặc một số người lao động tự đầu tư theo khả năng về vốn để tự trang bị tư liệu sản xuất, sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ theo yêu cầu sản phẩm cho sự sinh tồn của họ trên thị trường
Mỗi quan điểm có cách nhận thức khác nhau về kinh tế hộ gia đình, nhưng chúng ta có thể hiểu:
Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế - xã hội được hình thành trên cơ
sở các mối quan hệ: Hôn nhân huyết thống, phong tục tâm linh, tâm lý, đạo đức Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông dân và nông thôn Kinh tế
hộ nông dân đã tồn tại từ rất lâu ở các nước nông nghiệp, tự chủ trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, là pháp nhân kinh tế, bình đẳng trước pháp luật và là chủ thể nền kinh tế thị trường
Trang 182.1.4 Tiêu chí phân loại hộ gia đình giai đoạn 2011- 2015 theo tài liệu tập huấn cán bộ xã
* Hộ nghèo: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.00 đồng/người/ tháng (từ 4.800.000 đồng/người/tháng.)
* Hộ cận nghèo: Những hộ có mức thu nhập bình quân 401.000 đến 520.000 đồng/người/tháng
* Hộ trung bình: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 521.000 đến 600.000 đồng/người/tháng
* Hộ khá: Những hộ có mức thu nhập bình quân trên 600.000 đồng /người /tháng
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Kinh tế hộ nông dân đã tồn tại từ rất sớm và trải qua nhiều bước thăng trầm với các hình thái kinh tế xã hội.Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ ở ba thế kỷ trở lại đây, khi mà các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra hàng loạt những công nghệ khoa học và công cụ sản xuất mới, tạo ra bước đột phá trong nền nông nghiệp của thế giới Hộ nông dân cho đến nay đã tồn tại phổ biến trên thế giới ở tất cả nước có sản xuất nông nghiệp Nhưng chủ yếu nó đang tồn tại ở dạng hộ nông dân sản xuất hàng hóa
và kinh tế nông trại
Sau đây, để giúp cho việc nghiên cứu và định hướng phát triển cho kinh
tế hộ nông dân ở nước ta phù hợp với quy luật phát triển nông nghiệp nói chung, chúng ta xem xét tình hình phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới Từ đó chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm và xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân
- Vương quốc Hà Lan
Là một đất nước nhỏ bé với diện tích 41500km2, dân số 14.806.000 người
Trang 19trong đó số lao động nông nghiệp chỉ chiếm 5,7% dân số, nhưng hàng năm đã sản xuất ra lượng lương thực, thực phẩm không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu 48,3 tỷ Glden sản phẩm nông nghiệp 1990
Mỗi một lao động nông nghiệp ở Hà Lan có thể nuôi được 112 người toàn bộ sản xuất nông nghiệp ở Hà Lan được tổ chức theo kiểu nông trại Năm 1960 có 300.000 nông trại, thì đếm năm 1985 chỉ còn 138.000 các nông trại, tổ chức gọn với diện tích chung bình khoảng 10 ha đất canh tác, sử dụng lao động gia đình là chính Các trang trại được trang bị đầy các công cụ, máy móc cần thiết, số nông trại chăn nuôi chiếm 17%
- Ở Pháp
Đơn vị sản xuất phổ biến trong nông nghiệp là nông trại trong gia đình Năm 1956 đã có khoảng 2,5 triệu nông trại với 4 triệu lao động canh tác trên diện tích 32 triệu ha quy mô canh tác bình quân của một nông trại trước đây là
15 đến 20 ha nay tăng lên 20 đến 50 ha có khoảng 70% nông trại chăn nuôi từ
20 bò sữa trở lên Nông trại ở pháp chủ yếu sử dụng lao động và công cụ máy móc của gia đình
trại với khoảng 4,4 triệu lao động nhưng đến năm 1987 con số này chỉ còn
2,176 nghìn nông trại với 3,208 triệu lao động ( chưa đầy 2% dân số) do quy
mô và năng suất lao động tăng, nên số nông trại và số lao động nông nghiệp ngày càng giảm Trong số 1.733.683 nông trại loại nhỏ có 1.727.816 nông trại
Trang 20gia đình (99,3%) do kỹ thuật ngày càng hiện đại, nên quy mô trung bình của một nông trại cũng không ngừng tăng lên: 1940 là 40 ha; 1950 là 80ha; 1960
là 120 ha ; Những năm 80 từ 150 đến 200 ha và hiện nay khoảng 217 ha các nông trại gia đình sở hữu 228.576.692 ha đất canh tác, nhưng canh tác tới 362.430.000 ha những nông trại lớn, những tập đoàn sản xuất có trên 10 lao động chỉ có 1.797 đơn vị, sở hữu 4.527.466 ha canh tác 5.811.539 ha Ở hoa
Kỳ các nông trại chủ yếu chỉ sử dụng lao động gia đình, tuy nhiên họ được hỗ trợ bởi một hệ thống công cụ và thiết bị vô cùng hiện đại Hàng năm một số nông trại bị phá sản, có khoảng 50.000 chủ đất bị vỡ nợ
2.2.2 Những nghiên cứu trong nước
Trong hơn một thập kỷ vừa qua cùng với quá trình phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có bước tiến dài trên con đường phát triển của mình Đạt được những thành tựu to lớn trên các mặt
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thường xuyên phải nhập lương thực thực phẩm từ nước ngoài, đến nay chúng ta đã hoàn toàn tự túc được số lượng lương thực và thực phẩm cho nhu cầu trong nước Bảo đảng sự ấm no trong đời sống của nhân dân và an ninh lương thực quốc gia với mức độ tăng trưởng hàng năm đặt 4,3% năm 1997 so với năm 1987 sản lượng lương thực tăng 1,8 lần, cà phê tăng 20 lần, cao su tăng 3,5 lần, chè tăng 1,8 lần
Không những thế sản phẩm nông nghiệp thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước, thường xuyên chiếm 40 đến 50% với mức tăng trung bình đạt sấp xỉ 20%/năm Hàng năm thu về hàng tỷ đô
la, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, ổn định xã hội, tạo điều kiện và tiền đề để tiến hành các cải cách sâu rộng khác để bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu 5,3 tấn gạo đạt 2,173 tỷ USD tăng 36% so với cùng kỳ năm 2008, sản lượng cà phê giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2008 sản lượng chè đạt 115 nghìn
Trang 21tấn kim ngạch xuất khẩu đạt 178 triệu USD năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 44,6 triệu tấn tăng 1,27 triệu tấn tăng 2.9% so với năm
2009, trong đó sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40 triệu tấn tăng 2,74%s so với cùng kỳ năm 2009, sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2009, sản lượng cà phê tăng 6,9% so với vụ mùa năm 2009, cao su lượng xuất khẩu
760 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD tăng gấp đôi năm 2009, tổng lượng chè xuất khẩu 122.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2009 Năm 2011 thu hoạch 42 triệu tấn lúa tăng 5%, sản lượng cà phê tăng 10% so với năm 2010
Sau khi bộ chính trị đưa ra nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, xác lập vị trí tự chủ cho hộ nông dân ở nước ta Sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, ở các địa phương ruộng đất đã được giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài Quyền sử dụng đất lâu dài cùng với quyền sử dụng tư liệu sản xuất khác là nguồn gốc tạo ra động lực mới thúc đẩy hộ nông dân chăm lo sản xuất, đồng thời khắc phục tình trạng vô chủ trong quản lý sử dụng đất đai và các tư liệu sản xuất khác trong nhiều năm ở nông thôn hiện nay, ở nước ta có trên 10 triệu hô nông dân với 70% lao động và 84% lao động ở nông thôn
Chúng ta thực vui mừng là cùng với các chính sách đổi mới và khuyến khích hộ nông dân phát triển, đếm nay cả nước ta có trên 100.000 trang trại các loại Con số này tuy không lớn đối với một số nước phát triển trên thế giới nhưng đối với chúng ta nó là một sự thành công ghi nhận sự phát triển bước đầu lên sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa của hộ nông dân Việt Nam
Kinh tế trang trại đang được quan tâm phát triển trên khắp cả nước, số trang trại này ngày càng nhiều, hiệu quả mang lại ngày càng cao Chúng ta có quyền hy vọng về một tương lai tươi sáng của nền nông nghiệp nước nhà
Trang 22Theo Trần Định Đàn (1996) ông tập trung đi nghiên cứu những vấn đề cơ
bản “thực trạng kinh tế hộ nông dân của các nước trên thế giới và Việt Nam định hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân, lựa chọn thị trường, tổ chức các điều kiện để tiêu thụ sản phẩm trong kinh tế hộ và đưa ra những chính sách chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm trong kinh tế hộ”
Vũ Tuấn Anh - Trần Thị Vân Anh (1997) [4] các tác giả đi sâu vào quá trình nghiên cứu kinh tế hộ Việt Nam trong những năm vừa qua Rút ra những bài học kinh nghiệm trong chính sách kinh tế và chính sách xã hội, đặc biệt các tác giả tập trung đi sâu làm rõ ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tới sự phát triển kinh tế, xã hội mấy năm gần đây nêu lên những vấn đề cần tiếp tục giải quyết
Chu Tuấn Vũ (1995) [13] thì tác giả nghiên cứu và nêu lên “vị trí vai
trò và chức năng của kinh tế hộ nông dân, đồng thời nêu lên các mặt đặc trưng và thực trạng kinh tế hộ ở nước ta, các dẫn chứng kinh tế hộ ở các vùng sinh thái khác nhau, xu hướng phát triển kinh tế hộ ở nước ta", từ đó tác giả
đã đưa ra một số giải pháp về kinh tế và chính sách cụ thể nhằm phát triển kinh tế hộ
Để góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế hộ những năm gần đây, nhiều sinh viên trường đại học Nông Lâm sau khi kết thúc khóa học tại trường
đã tham gia vào nghiên cứu về “kinh tế hộ gia đình”, nhằm khắc phục những
khó khăn, ổn định đời sống của người dân
Nông Văn Dũng sinh viên lớp 29r - LN, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đông Hà - huyện Quản Trạch - tỉnh Hà Giang
Hoàng Văn Toán sinh viên khóa 37 hệ vừa học vừa làm, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Chiền Đông -Huyện Yên Châu -Tỉnh Sơn La
Trang 23Trần Văn Nghĩa sinh viên 30 kinh tế tác giả đã nghiên cứu “thực trạng
và một số giải pháp nhằm pháp triển kinh tế hộ nông dân tại xã Hà Châu Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”
Vấn đề đánh giá tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã bản Công
- huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái đến nay chưa được đánh giá Do vậy để tái đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái là rất cần thiết
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một cuộc hội thảo nghiêm túc nào về khái niệm và phương pháp nghiên cứu hộ Từ trước tới nay người ta vẫn coi “hộ” là “gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”, kinh
tế gia đình được đặc trưng cho mối quan hệ tập trung
2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Bản Công có vị trí địa lý nằm phía bắc của huyện Trạm Tấu cách trung tâm huyện 1km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Mường La -Tỉnh Sơn La
- Phía nam giáp với Huyên Trạm Tấu
- Phía Đông giáp xã Xà Hồ huyện Trạm Tấu
- Phía Tây giáp với xã Bản Mù huyện Trạm Tấu
2.3.1.2 Địa hình địa chất và sử dụng đất đai của xã
- Địa hình: Xã được chia làm năm thôn mỗi thôn đều có một con suối ngăn cách nhau địa hình thì đồi núi cao so với mặt nước biển từ 1000 - 2000 m
- Tình hình sử dụng đất đai của xã
Trang 24Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Bản Công
Loại hình sử dụng đất đai Diện tích(ha) Tỷ lệ(%)
(Nguồn: UBND xã Bản Công)
Qua thu thập số liệu, khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có thể đánh giá tiềm năng đất đai của xã Bản Công như sau:
Nhìn chung diện tích đất của xã chủ yếu là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều là 1849,86 chiếm 19,52%. Vì đại đa số hộ trong xã
là hộ thuần nông nên xã cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý các loại đất, đặc biệt là đất chưa sử dụng
Đối với đất nông nghiệp: Diện tích đất canh tác hàng năm không thể mở rộng, mà chỉ bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đầu tư thâm canh tăng vụ trên diện tích đất trồng cây hàng năm đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa triển khai kịp thời các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp
Trang 25Đối với đất lâm nghiệp: Tích cực vận động nhân dân tham gia vào các dự án trồng rừng để tăng diện tích rừng trồng và chăm sóc bảo vệ diện tích đã trồng
2.3.1.3 Khí hậu thời tiết
- Khí hậu thời tiết của xã Bản Công mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, khô han và mùa hè nóng, ẩm mưa nhiều; lượng mưa trung bình năm là 1500mm; nhiệt độ trung bình năm là
250C cao nhất là 270C vào tháng 6-7 dương lịch Thấp nhất là 50C vào tháng 1-2 dương lịch độ ẩm trung bình năm 85%
2.3.1.4 Sông ngòi thủy văn
- Xã Bản Công có 3 dòng suối trải qua chia khắp 3 thôn đó là thôn Kháu Chu, thôn Bản Công, thôn Tà Xùa và 2 thôn còn lại thôn Tà Chử, thôn Sáng Trá Trong các thôn đều có hệ thống thủy lợi do người dân tự đầu tư để phục
vụ sản xuất
2.3.2.Điều kiện kinh tế- xã hội
2.3.2.1 Xã hội
a Dân số, dân tộc và lao động
Bảng 2.2 Đặc điểm dân số, nhân khẩu, dân tộc và lao động của xã Bản Công
Trang 26Qua bảng 2.2 cho thấy: Xã Bản Công là một xã khá đông dân cư với mật
độ dân số là 0.26 người/km2 Lực lượng lao động trong xã khá dồi dào với 1.171 người, đây là một thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên còn cao là 25%, cần điều chỉnh tỷ lệ này sao cho thích hợp
b Về quốc phòng - an ninh
Nhìn chung chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước được các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện tốt:
* Về tệ nạn xã hội
- Đối tượng hết hạn tù: 3 người
- Nghiện ma túy: không có
- Nạn cờ bạc: Không có
- Bạo lực gia đình: 2 vụ
- Cố ý gây thương tích: không có
* Công tác huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV)
Thực hiện đúng kế hoạch và quy định trong huấn luyện dân quân tự luôn đạt mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị, với tổng số dân quân tham gia 50/65 đồng chí bằng 85% Sau đợt huấn luyện đơn vị đạt loại khá giỏi
* Công tác tuyển quân
Đã triển khai theo chỉ đạo của cấp trên: 4 công dân lên đường nhập ngũ
và đã hoàn thành thủ tục hồ sơ đạt 100% chỉ tiêu huyện giao
c Văn hóa - văn nghệ - thể thao
* Công tác thể duc thể thao
Thường xuyên phát động các hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là 5
xã đã thành lập 5 đội bóng đá, để đá giao lưu giữa các thôn trong dịp năm mới
2015 và cử ra đội tuyển của xã tham gia đá giao hữu với các xã bạn
* Văn nghệ
Trang 27Tham gia biểu diễn các chương trình văn hóa văn nghệ chào mừng đại hội Đảng bộ của xã, tham gia văn hóa văn nghệ chào mừng xuân Ất Mùi 2015
* Đường
Trang 28Xã Bản Công bao gồm 5 thôn cách trung tâm xã 7-8km, đường giao thông đi lại khó khăn, hầu hết các con đường là đường đất chưa được bê tông hóa nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn đặc biệt vào mùa mưa
Trang 29PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái
3.1.3 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái
- Thời gian nghiên cứu: Từ 02/03 đến 06/04 năm 2015
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Bản Công
- Đánh giá và phân loại các hộ gia đình theo nhóm, đánh giá hiệu quả
kinh tế các hộ đại diện
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công
- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cho từng nhóm hộ và phát triển
kinh tế hộ tại địa phương
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Công tác ngoại hiệp
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Chuẩn bị tài liệu, bảng biểu, bảng hỏi
- Khảo sát địa bàn nghiên cứu: Sử dụng các công cụ PRA phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi, phỏng vấn nhanh các cán bộ và người dân địa phương trong việc phát triển kinh tế hộ tại địa phương
Trang 30- Chọn mẫu điều tra: xã Bản Công có diện tích lớn bao gồm 5 thôn bản trong quá trình điều tra, em chọn ngẫu nhiên 40 hộ/5 thôn để điều tra, mỗi thôn chọn ra ngẫu nhiên 8 hộ đại diện cho các nhóm hộ để điều tra Và điều tra 4 cán bộ xã
- Phỏng vấn cán bộ xã thông qua bảng hỏi với một số nội dung:
+ Thực trạng phát triển kinh tế hộ tại địa phương
+ Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của địa phương trong phát triển kinh tế hộ
+ Định hướng phát triển kinh tế hộ của xã trong thời gian tới
- Phỏng vấn người địa phương thông qua bảng hỏi với một số nội dung + Hiên trạng sử dụng đất của hộ
+ Tài sản chủ yếu của hộ hiện có
+ Kết quả sản xuất và mức thu chi của hộ năm 2014
+ Hiện trạng vay vốn của hộ
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Sử dụng những số liệu thứ cấp của các ban ngành trong xã nhằm thu thập các số liệu về:
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, y tế giáo dục,
+ Các báo cáo tổng kết trong việc phát triển kinh tế xã hôi trong thời gian vừa qua
+ Sử dụng tiêu chí phân chia hộ nghèo mới nhất
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp
- Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý:
+ Tổng hợp theo từng nội dung
+ Xử lý thông tin mang tính định tính: Các số liệu thu thập được biểu thị thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp, bảng biểu Để thuận lợi cho quá trình phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, lập một số phụ biểu, phụ bảng sau:
Trang 31Phụ bảng: Tình hình thu - chi của nhóm hộ điều tra = giá trị gia tăng
VA
Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, kinh doanh
Công thức tính: VA= tổng thu (GO) - tổng (IC)
* Thu nhập bình quân người/tháng: Là chỉ số phản ánh thực chất mức
thu nhập của hộ trong năm Được tính bằng công thức: tổng thu - tổng chi = giá trị gia tăng Sau đó lấy giá trị gia tăng/số khẩu /12 tháng = thu nhập bình quân đầu người/tháng của các nhóm hộ
* Giá trị tích lũy của hộ: Là chỉ số phản ánh giá trị tích lũy được của hộ sau khi đã trừ chi phí cho sản xuất và cho sinh hoạt
Trang 32
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng phát triển và kinh tế hộ của xã Bản Công - huyện Trạm Tấu -Tỉnh Yên Bái
4.1.1 Khái quát chung
- Tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 1 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, đã quy định tiêu chí phân loại kinh tế hộ như sau:
* Hộ nghèo: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người /tháng (từ 4.800.000 đồng/người / tháng)
* Hộ cận nghèo: Những hộ có mức thu nhập bình quân 401.000 đến 520.000 đồng /người/tháng
* Hộ trung bình: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 521.000 đến 600.000 đồng /người / tháng
* Hộ khá: Những hộ có mức thu nhập bình quân trên 600.000 đồng/ người/ tháng
Bản Công là một trong những xã nghèo của huyện Trạm Tấu, đời sống của nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn Để làm rõ vấn đề trên tôi tiến hành điều tra 40 hộ đại diện cho các nhóm hộ A, nhóm hộ B, nhóm C, nhóm D Cụ thể qua bảng số liệu sau:
Trang 33Bảng 4.1 Tình hình thu chi của các nhóm hộ điều tra
513.500 258.400 163.140 84.500 245.840 131.000 13.042 329 Nghề
Trang 34Qua bảng 4.1 ta thấy nhóm hộ khá có thu nhập BQ/người/tháng cao nhất là 1.550.000 đồng, hộ trung bình tương đối cao là 571.000 đồng, còn hộ cận nghèo là 475.000 đồng và hộ nghèo thấp nhất là 420.000 đồng
4.2.2 Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp
4.2.2.1 Về trồng trọt
Mặc dù những tháng đầu năm 2014 thời tiết nước ta rét đậm kéo dài mưa nhiều gây ảnh hưởng lớn về sản xuất nông nghiệp vụ tới, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, sự giám sát của HĐND, UBMTTQ xã Bản Công với sự phấn đấu quyết tâm cao của nhân dân trong xã Bản Công đã thu được những kết quả sau:
* Cây lúa
Tổng diện tích lúa chiêm xuân là 195 ha, năng xuất 44,75 tạ/ha, sản lượng đạt 871,7 tấn, đạt 108% kế hoạch Tổng diện tích lúa mùa là 131,6 ha năng suất 38 tạ/ha, sản lượng 500,8 tấn đạt 100% kế hoạch Tổng diện tích lúa nương là 25 ha năng suất 7 tạ/ha, sản lượng 17,5 tấn, đạt 100% kế hoạch (Báo cáo tổng kết xã năm 2014)
* Cây mầu
Cây ngô xuân tổng diện tích 160 ha, năng xuất 23,6 tạ/ha, sản lượng đạt 377,6 tấn đạt 100% kế hoạch Cây ngô hè thu tổng diện tích 40 ha, năng suất 18,8 tạ/ha sản lượng 75,20 tấn đạt 100% kế hoạch ( Kế hoạch Nghi quyết HĐND xã năm 2014)
Cây rau, đậu các loại: Tổng diện tích 25,5 ha đạt 100% kế hoạch Trong đó: Rau các loại là 19 ha, đậu quả các loại 7,6 ha Năng suất đạt 108 tạ, sản lượng 275,4 tấn, đạt 134% kế hoạch (Kế hoạch Nghi quyết HĐND xã năm 2014)
* Cây ăn quả
Tổng diện tích trồng là 7,6 ha trong đó diện tích cho sản phẩm là 7,18ha, năng xuất đạt 28,13 tạ/ha, sản lượng 20,2 tấn đạt 100% so với kế hoạch (Kế hoạch Nghi quyết HĐND xã năm 2014)
Trang 35Cây ăn quả trong xã chủ yếu là nhãn, chuối, hầu như không có các loại cây khác do điều kiện khí hậu nên không phát triển được các loại cây ăn quả, chủ yếu là phục vụ gia đình
4.2.2.2 Về chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi, tiểu đại gia súc, gia cầm được các hộ dân coi trọng đúng mức, duy trì và phát triển đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã, đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng về số lượng đảm bảo về chất lượng: Tổng đàn gia súc chính là 1924 con đạt 100% kế hoạch Trong đó: đàn trâu là 571 con, đàn bò 375 con, đàn lợn là 978 con Tổng đàn gia súc gia cầm khác là 9.753 con đạt 154% kế hoạch Trong đó: đàn ngựa 12 con, đàn dê 371 con, đàn gia cầm 9.370 con
Trong đầu năm 2014 được sự quan tâm của các ngành, các cấp nên toàn xã
đã không có ổ dịch xảy ra như lở mồm lông móng, dịch cúm gia cầm Công tác phòng là chính được chuyển khai trên toàn xã các loại gia súc gia cầm điều được tiêm phòng dich bệnh
Trong năm 2014 xã đã tổ chức 2 đợt công tác phòng dịch bệnh trên địa bàn xã gồm công tác phun thuốc sát trùng, tiêm phòng tuyên truyền tập huấn cho các đối tượng là bí thư, trưởng thôn, công an viên về phòng chống dịch
4.2.2.3 Cây lâm nghiệp
Trong xã có diện tích đất lâm nghiệp là 6.882,89 ha tập trung ở 5 thôn bản và được giao cho các hộ gia đình quản lý và bảo vệ rừng, mỗi năm xã trồng mới 100ha để cải tạo đất trống đồi núi trọc và bảo vệ rừng đầu nguồn cũng như bảo vệ môi trường
4.2.2.4 Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ
Xã Bản Công là một xã vùng cao, nền kinh tế còn nhiều khó khăn nên các ngành tiểu thủ công nghiệp không có Hàng quán chưa phát triển chưa đáp
ứng được nhu cầu mua bán của người dân
Trang 364.2.3 Hiên trạng nguồn lực của các hộ nông dân
4.2.3.1 Hiện trạng lao động, nhân khẩu và trình độ học vấn của các hộ điều tra
Bảng 4.2 Lao động nhân khẩu, trình độ học vấn của các nhóm hộ điều tra Nhóm hộ
Chỉ tiêu
Nhóm hộ khá
Nhóm hộ
TB
Nhóm hộ cận nghèo
Nhóm hộ nghèo
Số lƣợng BQ/hộ
Số lƣợng BQ/hộ
Số lƣợng BQ/hộ
Số lƣợng BQ/hộ
(Nguồn:Số liệu điều tra hộ dân năm 2014)
Qua bảng 4.2 cho thấy, tình hình lao động nhân khẩu có sự khác nhau
giữa các nhóm hộ:
- Nhóm hộ khá
Nhóm hộ khá có số lao động tương đối nên chủ động được trong sản xuất là những người ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm với công việc, có ý thức vươn lên làm giàu, phân công lao động hợp lý, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất Với số lao động chính 28 người với bình quân 2,8 người/ hộ, lao động phụ là 6 với bình quân 0,6 người/hộ
Về trình độ học vấn: Vì là người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cùng với nhận thức còn thấp nên người dân ít quan tâm đến việc học tính đến năm 2014 học sinh cấp III chí có 3 người, học sinh cấp
II là 1 và học sinh cấp I là 6 người Qua đây chúng ta có thể thấy trình độ dân
Trang 37trí của nhóm hộ khá tuy có điều kiện về kinh tế hơn các nhóm hộ khác nhưng trình độ dân trí vẫn còn quá thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp
- Nhóm hộ trung bình
Nhóm hộ trung bình có số nhân khẩu bình quân là 6 người/hộ và số lao động phụ bình quân 2 người/hộ Số lao động chính của nhóm hộ trung bình là 2,8 người/hộ bằng với số lao động chính của nhóm hộ tuy nhiên do điều kiện đất đai, kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn nhóm hộ khá và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh tế của nhóm hộ trung bình không bằng so với nhóm
hộ khá Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế của nhóm
hộ trung bình kém phát triển hơn so với nhóm hộ khá
- Nhóm hộ nhóm cận nghèo và hộ nghèo
Có số lao động chính ít hơn so với hai nhóm hộ trên, lao động chính là 2,7 người/ hộ, còn lao động phụ là 0,1 người/hộ đối với hộ cận nghèo và lao động chính là 3 người/hộ, còn lao động phụ là 0,5 người/hộ đối với hộ nghèo Chính vì vậy, trong quá trình sản xuất chưa có cách tổ chức, phân bổ công việc cho từng lao động chưa hợp lý, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tinh thần lao động chưa cao Những hộ đông con những đôi vợ chồng mới kết hôn chưa có kinh nghiệm sản xuất, nhiều gia đình không có điều kiện để mua phân bón và giống mới để sản xuất nên năng suất còn thấp
4.2.3.2 Đánh giá hiện trạng đất đai của nhóm hộ điều tra
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai có vai trò rất quan trọng là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thiếu được, đất đai ít hay nhiều ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh Hiện nay, tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu
cả diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất thổ cư đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây cũng là một trong những thuận lợi để cho các hộ yên tâm vào sản xuất nông, lâm nghiệp Tuy nhiên, do diện tích đất có hạn,
Trang 38dân số tăng nhanh nên bình quân diện tích các loại đất trên đầu người đang có
xu hướng giảm dần, nhiều loại đất do địa hình đồi núi cao nên không sử dụng được sản xuất nông nghiệp, chỉ có thể trồng cây lâm nghiệp để phát triển kinh
Số lƣợng
(m2)
BQ/Hộ
(m2/hộ)
Số lƣợng
(m2)
BQ/Hộ
(m2)
Số lƣợng
(m2)
BQ/Hộ
(m2)
Số lƣợng
Lâm nghiệp 700.000 70,000 700.000 70,000 700.000 70,000 700.000 70,000 Đất thổ canh
thổ cư 7.471 747,1 6.901 690,1 5.925 592,5 6.665 666,5
Tổng số 898.826 19.942,6 844.143 14.484,3 713.041 7.778,5 789.418 9.011,8
( Nguồn: Số liêụ điều tra hộ dân năm 2014)
Qua bảng 4.3 cho thấy: Đất phân bố không đồng điều giữa các nhóm
hộ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các nhóm hộ sử dụng đất vào những mục đích khác nhau cụ thể là:
Nhóm hộ khá: Là những hộ có diện tích tương đối lớn Tổng số diện
tích là 898.826m2 với mức bình quân/hộ là 19.942,6m2.
Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 191.355m2 với mức bình quân/hộ là 19.135,5m2 Đây là điều kiện để các hộ lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đạt năng suất cao
Trang 39- Đất thổ cư là 7.471m2 với mức bình quân/hộ là 747,1m2 Ngoài diện tích đất làm nhà một số hộ tận dụng để xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi, một số hộ không phát triển chăn nuôi thì họ trồng cỏ voi, chuối, rau và chăn thả một số gia cầm để cung cấp thực phẩm cho gia đình
Nhóm hộ trung bình: Với tổng diện tích là 844.143m2, bình quân/hộ
là 14.484,3m2 Nhóm hộ này có diện tích đất nông nghiệp và đất thổ canh thổ
cư bình quân trên hộ thấp hơn nhóm hộ khá Đất nông nghiệp bình quân là 13724,2 m2, đất thổ cư bình quân là 690,1 m2
Nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo: Là hai nhóm có tổng diện
tích nhỏ hơn hai nhóm khá và trung bình với tổng diện tích là 713.041 m2bình quân/hộ 7.778,5 m2
đối với nhóm hộ cận nghèo, còn hộ nghèo có tổng diện tích là 789.418m2 với bình quân/hộ là 9.011,8m2
Như vậy, ta thấy được thực trạng sử dụng đất của các nhóm hộ, một số
hộ đã sử dụng hợp lý, đúng mục đích quỹ đất của gia đình, nhưng bên cạnh đó còn một số hộ gia đình sử dụng đất chưa hợp lý, kết quả đạt được chưa cao Vấn đề đặt ra ở đây là các cán bộ khuyến nông khuyến lâm tư vấn bà con cách nắm chắc được khoa học kỹ thuật, lựa chọn những cách sử dụng hợp lý
để đạt được hiệu quả cao nhất
Ngoài ra các hộ dân trong xã còn được giao khoán cho mỗi hộ với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 70.000 m2/hộ chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng tự nhiên trực thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu Hàng năm mỗi
hộ được trả cho việc bảo vệ chăm sóc rừng là 250.000/ha Tiền được chi trả cho công chăm sóc, bảo vệ tuy không nhiều nhưng cũng đã giúp ích phần nào cho các hộ trong xã giải quyết khó khăn trong cuộc sống