Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã giai đoạn 2009 – 2011. Nghiên cứu tác động của các chính sách có tác động tới phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã. Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã. Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng cao đời sống cho người dân xã Chí viễn
Trang 1Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Uỷ ban Nobel Hoà Bình của Na uy (Ông Ole Danbolt Mjoesnăm 2006) đã từng nói rằng: “ Không thể hoà bình vĩnh cửu nếu các nhómdân chúng không tìm được cách thoát khỏi cảnh nghèo khó”[14] Và pháttriện kinh tế hộ gia đình là một điều tất yếu phải thực hiện
Trong lịch sử phát triển của xã hội loại người, gia đình có một vai tròrất quan trọng, vì nó không chỉ là “tế bào”mà nó còn là đơn vị sản xuất, haymột chủ thể tiêu dùng cơ bản với nhưng nhu cầu phong phú để đảm bảo cuộcsống cho các thành viên trong gia đình Lực lượng này là nền tảng của nền kinh tế,góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị - xã hội
Kinh tế hộ gia đình có đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp, sản xuấtlúa gạo đạt tỷ suất hàng hoá khoảng trên 50%, cà phê 4,5%, cao su 85% , chètrên 60%, điều trên 90% (bản tin khoa học & công nghệ phục vụ lãnh đạo, tạpchí hoạt động khoa học ngày 01 tháng 7 năm 2009)[6] Tuy nhiên, một thực tếđáng lo ngại đó là vẫn còn một số bộ phận không nhỏ hộ gia đình đang loayhoay trong cảnh sản xuất tự cấp, tự túc thẩm chí còn nhiều hộ sản xuất tựnhiên, nhất là ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nền kinh tế hànghoá phát triển thấp, đồng thời dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo Tỷ lệ hộnghèo cả nước là 28,9%, trong đó nông thôn là 35,7% (thấp nhất là vùngĐông Nam Bộ 22%, cao nhất là vùng Tây Bắc 68,7%)[6] Theo điều tra củacác cơ quan chuyên môn thì chênh lệch về thu nhập giữa nông dân với cácthành phần dân cư khác, hiện cách nhau từ 5- 7 lần, cá biệt có nơi tới hàng
Trang 2chục lần Sự chênh lệch quá xa về kinh tế, đời sống sẽ dẫn đến bất ổn về xãhội, chính trị.
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay kéo theo một thưctrạng đáng lo ngại là việc di dân của người dân từ nông thôn lên thành thị đểtìm kiếm việc làm nhằm tăng thu nhập cho đời sống do cuộc sống của họ ởnông thôn rất vất vả và nghèo khổ Tuy nhiên, điều này đã vô tình gián tiếpđến nông thôn đứng trước sự mất cân bằng sinh thái và dẫn đến sự lão hoá ởnông thôn Nó có thể mang đến những hậu quả không lường trước được chođất nước Giải quyết các vẫn đề phát triển kinh tế hộ gia đình của các địaphương chậm phát triển tại Việt Nam là một vô cùng cấp bách cho sự pháttriển nền kinh tế chung của đất nước Làm thế nào để người dân nông thôntìm được con đường phát triển và mở mang kiến thức ngay tại chính địaphương của họ là một bài toán khó mà những người làm khoa hoc, Đảng vàNhà Nước ta cần tìm lời giải đáp?
Nằm trong dòng chảy của sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đấtnước, kinh hộ gia đình của người dân xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnhCao Bằng cũng có những điều kiện và cơ sở chung Là một xã miền núi vùngcao, xã Chí viễn có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.395,43 ha được chia thành
23 xóm hành chính, có 03 dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng chung sống, trong
đó tày là đông nhất 783/ 906 hộ chiếm 86,42 %, (theo số liệu tổng điều tranông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản xã Chí Viễn năm 2011)[8] Xã có địahình phức tạp chủ yếu là đồi, núi cao, dân cư sống không tập trung chủ yếunằm rải rác theo trục đường tỉnh lộ 206 và các khe núi, trình độ dân trí khôngđồng đều, kinh tế toàn xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các ngànhnghề khác chưa phát triển, do đó người dân chỉ có thu nhập mùa vụ thu hoạchnông sản như tháng 6- 7 thu hoạch ngô, tháng 9- 10 thu hoạch lúa Thời giancòn lại là thời gian nông nhàn nên hầu như không có thu nhập Hơn nữa một
Trang 3thực trạng đáng lo ngại là những tháng đầu năm 2010 thời tiết diễn biến phứctạp rét đậm rét hại kéo dài làm chết 286 con Trâu, Bò và 12,6 ha ngô khôngmọc được, đến tháng 5 – 6 lại bị chuột phá hoại ngô, tháng 7 – 8 bị sâu cuốn
lá, sâu năn phá hoại lúa mùa đã làm sản lượng lương thực cây có hạt giảmđáng kể Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 là 2.624 tấn thấphơn so với năm 2009 là 40 tấn Xuất phát từ thực trạng trên và nhằm hạn chếnhững khó khăn của người dân nông thôn xã Chí Viễn, phát huy được thếmạnh sẵn có của địa phương trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế
hộ gia đình tại xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
1.2 Mục đích của nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần đẩy mạnh kinh tếnông nghiệp và nâng cao đời sống cho người dân xã Chí Viễn
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã giaiđoạn 2009 – 2011
- Nghiên cứu tác động của các chính sách có tác động tới phát triểnkinh tế hộ gia đình tại xã
- Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quátrình phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình nhằmnâng cao đời sống cho người dân xã Chí viễn
1.4 Ý nghĩa của đề tài.
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và trong khoa học.
Trang 4- Đề tài giúp cho bạn thân vận dụng được những kiến thức đã học vàotrong thực tế.
- Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập trước khi ra trường
- Nâng cao năng lực chuyên môn, tích luỹ được kinh nghiệm cho bảnthân sau khi tốt nghiệp ra trường
- Đề tài cũng được coi là tài liệu tham khảo cho trường, khoa, lớptrong cùng ngành và các sinh viên của các khoá học sau
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho các nhà quản lý, cácban ngành lãnh đạo nhận thấy rõ thế mạnh, cơ hôị của địa phương từ đó khắcphục những khó khăn, thách thức nhằm phát triển kinh tế hộ
Trang 5Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ gia đình
Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được pháttriển ở nhiều nước trên thế giới Sự trường tồn của hình thức sản xuất nàyđang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội pháttriển, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước ỞViệt Nam, kinh tế hộ gia đình cũng có vai trò và ý nghĩa to lớn, bởi vì nước tabước vào nền kinh tế thị trường với hơn 70% dân số đang sinh sống ở vùngnông thôn với xuất phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị sảnxuất phổ biến Đây là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiếnhành sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước
Việc nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình là rất quan trọng bởicác lý do sau:
+ Nông dân là tầng lớp xã hội đông nhất, luôn đi đầu trong các cuộccách mạng, hy sinh nhiều cho đất nước, cho chế độ cũng là thực hiện côngbằng xã hội Phải làm thế nào để khu vực nông thôn tăng trưởng nhanh hơn,thu nhập của người nông dân tăng cao hơn và đời sống của người dân ấm nohơn? Đó là những câu hỏi không dễ gì có thể tìm được lời giải đáp
+ Kinh tế hộ gia đình là thành phần cơ bản thúc đẩy cho sự phát triển:Kinh tế hộ gia đình không chỉ hiện sự bền vững trong cộng đồng kinh
tế xã hội, mà nó còn là thành phần chủ yếu cung cấp nông sản cho xã hội khinhắc tới những thành tựu chung của kinh tế đất nước như giữ được vị trí thứhai thế giới về xuất khẩu cà phê, gạo; Đứng đầu về xuất khẩu điều và hạt tiêu,
Trang 6một trong 10 nước hàng đầu về thuỷ sản (tác giả Phương Thảo, ngày31 tháng
3 năm 2011, Báo thương mại) ,thì phải nói, kinh tế hộ nông nghiệp trongnông thôn đã đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hoá lớn để phục
vụ xuất khẩu Trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đã có 6 mặt hàng đạt kimngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD Cụ thể là: Thuỷ sản 5 tỷ USD, Lâm sản và gỗ3,6 tỷ USD, cà phê trên 1 tỷ USD, điều hơn 1tỷ USD, gạo trên 3 tỷ USD, cao
su 2 tỷ USD (tác giả Xuân Thanh, cập nhật ngày 30 tháng 12 năm 2010) [7]
Do đó thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển là thúc đẩy kinh tế chung của xãhội phát triển
+ Kinh tế hộ gia đình là nền tảng kinh tế góp phần đảm bảo an ninh lương thực
An ninh lương thực luôn là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam vànhiều nước trên thế giới Với Viêt Nam, từ một nước phải triền miên nhậpkhẩu lương thực, chúng ta đã vươn lên vị trí “ cường quốc” xuất khẩu gạo,Năm 2010 đạt sản lượng gần 7 triệu tấn xuất ra thị trường thế giới (NguyễnTrần Minh – Báo công an nhân dân ngày 07 tháng 3 năm 2011) Để có đượcnhững kết quả là nhờ sự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia đình Thành tựunày có vai trò rất quan trọng với sự ổn định chính trị, xã hội; Góp phần thúcđẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để đạt được nhữngthành tựu này phải kể đến vai trò không nhỏ của các hộ gia đình, hộ nông dântrong việc sản xuất nông nghiệp
+ Kinh tế hộ gia đình có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp sử dụngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) và góp phần đổi mới công nghệ sảnxuất Ví dụ như áp dụng các mô hình trang trại: Mô hình sản xuất chuyêncanh trong nông nghiệp (chuyên chăn nuôi: Bò sữa; cá; tôm; cua , chuyêntrồng trọt: Chè; cà phê; cao su ); Mô hình nông lâm kết hợp (mô hình này
Trang 7được phát triển rộng rãi tại các vùng trung du và miền núi, cây trồng gồm:Cây rừng, đậu đỗ, cây ăn quả ).
2.1.1 Khái quát chung về kinh tế hộ gia đình.
- Khái niệm về hộ gia đình
Chỉ là một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làmnền tảng Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có chất hành chính vàđịa lý Ở nông thôn có nhiều kiểu tổ chức hộ gia đình, như hộ gia đình nôngnghiệp (thuần nông), hộ gia đình nông – phi nông (hỗn hợp), hộ gia đình phinông nghiệp (hộ phi nông) [2]
Ngoài ra hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở, tức là vừa là đơn vị sảnxuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là chủ thể kinh doanh, vừa là đơn vị xã hội
Là một nền kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổimới, kinh tế đất nước có sự phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phậnngười dân được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên ở các vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc ít người vẫn còn một bộ phận dân cư phải sống tronghoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, vì vậy phải phát triển kinh tế hộ gia đình làmột biện pháp tốt có tác động trực tiếp tới đời sống của người dân
- Khái niệm về kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế, trong đó các hoạt động sản xuấtchủ yếu dựa vào lao động gia đình (là tất cả những người trong gia đình cókhả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động, để sản xuất hàng hoá vàdịch vụ đáp ứng nhu cầu của gia đình hay xã hội) và mục đích của loại hìnhkinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (không phải mụcđích chính là sản xuất hàng hoá để bán) Tuy nhiên các hộ gia đình cũng cóthể sản xuất để trao đổi nhưng ở múc độ hạn chế
Trang 8- Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển được coi như là một tiến trình biến chuyển của xã hội, làchuỗi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau Sự tồn tại và pháttriển xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ [4]
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc củangười dân bao hàm nâng các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáodục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội ngoài ra việc đảm bảo về cácquyền chình trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển Có thểhiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nàođều được thoả mãn các nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá vàdịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vẫn cao, đượchưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần có đủ điều kiện cho một môitrường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và đượcđảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực [4]
Qua những khái niệm trên ta có thể nói một cách khái quát khái niệm
về phát triển kinh tế hộ gia đình như sau: Phát triển kinh tế hộ gia đình là việc
áp dụng các kỹ thuật tiến bộ và mô hình canh tác thích hợp với khả năng laođộng của gia đình và điều kiện đất đai, tự nhiên để sản xuất kinh doanh, tăngthu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần xâydựng đất nước
2.1.2 Vai trò của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp nông thôn
- Khái niện về nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn giasúc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồngchính và chăn nuôi đàn gia súc Công việc nông nghiệp cũng được biết đếnbởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát
Trang 9minh thì tìm cách cải tiến phương pháp công nghệ và kỹ thuật để đạt tăngnăng suất cây trồng và vật nuôi (bách khoa toàn thư mở Wikipedia)[5].
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗinước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
và nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chếbiến nông sản và công nghệ sau thu hoạch
- Khái niệm về nông thôn
V Stroverov – Nhà xã hội học người Nga đã đưa ra một định nghĩa khábao quát, khi ông cho rằng: “ Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu
xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâutrong lịch sử Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt củamôi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý - tự nhiên ưa trội với kiểu loại tổchức xã hội phân tán về mặt không gian” Tuy nhiên nông thôn cũng có nétđặc trưng riêng của nó Cung theo nhà xã hội học này, “ nông thôn phân biệtvới đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém hơn, bởi thua kémhơn về mức phúc lợi xã hội, sinh hoạt”
Trong thời kỳ đổi mới, một số người nông dân đang chịu tác động củaquy luật phân hoá, chuyển đổi thành những người
- Vai trò của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp và nông thôn với sựphát triển nền kinh tế của đất nước khi gia nhập WTO
Khu vực kinh tế nông nghiệp – nông thôn đóng vai trò hết sức quantrọng đối với các quốc gia đang phát triển Phần lớn dân số và lao động đềusống ở khu vực nông thôn ( hơn 70%), họ sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, vàkinh tế nông thôn tạo điều kiện cung cấp hàng hoá để trợ giúp khu vực đô thị
Trang 10phát triển Trong khủng hoảng vừa qua, nông nghiệp, nông thôn đá góp phầnchặn đà suy thoái của các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế Khủnghoảng kinh tế khiến tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp sụt giảmnhưng mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2006 - 2010 vẫn đạt trên3,4% vượt chỉ tiêu chính phủ đề ra cho ngành là 3- 3,2% Tại Việt Nam, điềunày được khảng định thông qua hàng loạt chính sách và định hướng của Đảng
và chính phủ đối với kinh tế khu vực nông nghiệp – nông thôn, trong đó NghịQuyết 26 – NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của bộ chính trị về phát triển
tam nông đã nêu rõ “nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
là cơ sở và lực lượng quan trọng đẻ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh – quốc phòng; Giải quyết vẫn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”[15]
Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm do khủng hoảng toàn cầu thì nôngnghiệp đã đứng vững và chứng tỏ được vai trò trụ đỡ Nó được thể hiện saukhi Việt Nam gia nhập WTO( tổ chức thương mại tế giới), nông nghiệp đã đạtđược những kết quả rõ rệt Giá trị xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng Nếu nhưnăm 2007, giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 12,5 tỷ USD thì năm 2008 , con số này
là 16 tỷ USD và năm 2009 xuất khẩu đạt 15,6 tỷ USD Cán cân thương mạinông lâm thuỷ sản năm 2007 xuất siêu 5,450 tỷ USD, năem 2008 tiếp tục tăngxuất siêu với mức 5,874 tỷ USD và năm 2009 là 7,3 tỷ USD[16]
Như vậy, khi hội nhập WTO với 3 cú sốc về giá lương thực, giá xăngdầu, và khủng hoảng kinh tế toàn cầu phủ “óng đen” lên Việt Nam, nôngnghiệp đã thể hiện được vai trò “ trụ đỡ” trong việc chống chọi với nhữngtác động của khủng hoảng kinh tế
Trang 112.1.3 Các yêu cầu để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Để phát triển kinh tế hộ gia đình cần những yêu cầu sau [9]
Thứ nhất: căn cứ vào điều kiện, khả năng của từng hộ gia đình mà
chọn từng cách phát triển kinh tế hộ gia đình Có các cách phát triển kinh tế
hộ gia đình như
+ Sản xuất nông nghiệp theo hướng chỉ sản xuất một loại sản phẩmnông nghiệp (lương thực, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, cây lâm nghiệp, câycông nghiệp ); hoặc có thể nhiều loại kết hợp (VAC, VACR )
+ Kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề: Ví dụ; Làm rừng
- nghề mộc; nuôi tằm - dệt lụa
+ Chuyên làm nghề thụ công nghiệp, nghề truyền thống: Ví du: Làm
mỹ nghệ; Mộc; Chế biến nông sản; Làm thổ cẩm; Mây tre đan;
+ Buôn bán: Những hộ gia đình có điều kiện thuận lợi ở những nơi dân
cư tập trung đông hơn thì có thể mở quán bán những mặt hàng phục vụ chocuộc sống hàng ngày của người dân Còn nếu những người dân không cónhững điều kiện thuận lợi như vậy có thể trung chuyển sản phẩm theo hìnhthức bán lẻ, bán buôn, kinh doanh thu gom phân phối
Thứ hai: Để một hộ gia đình ở nông thôn phát triển được kinh tế thì cần
phải có những điều kiện sau: Điều kiện cần: Đất sản xuất (ruộng, đất lâmnghiệp, đất trồng cây hoa màu, đất để chăn nuôi gia cầm, gia súc ),sức laođộng, vốn và tài sản của hộ gia đình; điều kiện đủ: Kiến thức sản xuất, thịtrường tiêu thụ
Thứ ba: Gia đình được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Nhà
nước, xã hội và các tổ chức kinh tế, xã hội khác cùng tham gia giải quyết cácvấn đề trên cơ sở các hoạt động can thiệp, hỗ trợ các tác động, chính sách
Trang 12như: Được hướng dẫn, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôisao cho phù hợp trình độ, kinh tế của từng hộ gia đình và phù hợp với từngđiều kiện của địa phương Phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế trong vàngoài nước, các tổ chức của chính phủ, phi chính phủ trong việc đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: Điện, Đường, Trường, Trạm; các côngtrình thuỷ lợi, các dự án tạo điều kiện cho người dân và nông thôn phát triển.
Thứ tư: Người dân nông thôn cần phải thực hiện tốt những biện pháp
sau để phát triển kinh tế hộ gia đình
1 Phát huy tốt các mặt tích cực của sản xuất truyền thống, các phongtục tập quán như: Kinh nghiêm sản xuất, cách khắc phục tác động khắc nghiệtcủa thiên nhiên, biết chọn lọc những giống cây trồng bàn địa đã được chọnlọc có tính thích nghi cao
2 Tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất, giá cả, thịtrường tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài địa phương,tham gia vào các chương trình xây dựng mô hình trình diễn
3 Học tập và làm theo các mô hình sản xuất thích hợp: Mô hìnhchuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt
mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (VAC, VAR,SALT ), mô hình nông lâm kết hợp
4 Tích cực chủ động tìm các nguồn vốn (vốn vay ưu đãi, hay cácnguồn vốn vay tín dụng ), vật tư sản xuất (giống cây trồng, con nuôi phù hợpcho năng xuất, chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương, ít rủ ro hơn)
5 Mạnh dạn mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc sảnxuất( máy bừa, máy cày ), chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch
Trang 13Thứ năm: Sản xuất phải gắn liền với thị trường và khả năng tiêu thụ sản
phẩn, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện sảnxuất và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng
2.1.4 Một số mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình.
Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng mà cóthể vận dụng các mô hình kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá nhằm nângcao năng lực sản xuất và đời sống của các hộ gia đình [6]
Mô hình sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp
Chuyên chăn nuôi: Bò sữa, cá, tôm, cua, hươu, rắn mô hình này đang
phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng bằng SôngHồng (ĐBSH), ven biển miền Trung
Chuyên ngành trồng trọt: Chè, cà phê, cao su mô hình này chủ yếu ở
trung du, miền núi phía bắc, tây nguyên nam trung bộ Đây là mô hình các hộkinh tế mà sản phẩm của họ làm ra là nguyên liệu dành cho doanh nghiệp(DN) chế biến
Mô hình hộ gia đình chuyên canh nông nghiệp phù hợp và phổ biến ởgần các đô thị, DN (cao su, chè, cà phê, bông, mía đường hoặc xí nghiệp chếbiến giấy) Mô hình này thường có quy mô lớn, khối lượng hàng hoá nhiều,cho thu nhập ổn định, đời sống người dân được cải thiên Tuy nhiên, dễ gặp rủi ro
do giá cả biến động theo thị trường, ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu
Mô hình sản xuất lúa nước – nuôi cá nước ngọt – nuôi gia cầm.
Phát triển chủ yếu ở vùng ĐBSH và ĐBSCL, các tỉnh vùng trũng Môhình này thực sự có hiệu quả Doanh thu nhiều hộ hàng năm đạt hàng trămtriệu đồng, thu nhập đạt hàng chục triệu đồng Đây là những nông hộ cung
Trang 14cấp lượng nông sản hàng hoá lớn cho xuất khẩu Tuy nhiên, những vấn đềnhư dịch bệnh, giá cả bấp bênh và thiếu thông tin về thị trường có ảnh hưởnglớn đến sự bền vững của mô hình.
Mô hình hộ liên kết chăn nuôi lợn theo phương thức bán công nghiệp thâm canh lúa, màu
Mô hình này đã và đang phát triển có hiệu quả ở ĐBSH loại mô hìnhnày cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ , giữa hộ với các chủ thể thu gom,chế biến, xuất khẩu Đẻ mô hình phát triển cần đảm bảo quy trình kỹ thuậtchăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, chuồng trại hiện đại; có giống lợn và giốnglúa tốt Bên cạnh đó, các chủ hộ cũng cần xác định quy mô hợp lý, chủ độngnguồn thức ăn và nắm chắc thông tin thị trường tiêu thụ
Mô hình sản xuất cây giống - vật nuôi
Đây là mô hình phát triển sản xuất giống cây trồng ở trung du, miền núi(giống, cà phê, cao su, chè, cây ăn quả các loại); Giống vật nuuôi ở ĐBSCL,ĐBSH, ven biển (giống tôm, cua, cá ,ba ba) Mô hình này rất hấp dẫn về cácloại giống mới, đặc sản, giống sạch, có chất lượng và sản lượng cao, có giá trịtrên thị trường trong nước và xuất khẩu Mô hình này có lãi cao nhưng chủ hộphải có vốn lớn, nắm vững khoa học kỹ thuật, việc nhân rộng không dễ
Mô hình nuôi bò sữa- chế biến- tiêu thụ tại chỗ
Mô hình này được phát triển ở ngoại thành Hà Nội, TP.Hồ Chí Minhhoặc các vùng có khí hậu thuận lợi như Mộc Châu (Sơn La), Vĩnh Phúc, LâmĐồng.Nếu chế biến và marketing tốt, có trang thiết hiện đại, tổ chức quản kýtốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thì mô hình này sẽ đạt hiệu quả và phát triển bềnvững Tuy nhiên hiện nay mô hình này đang gặp khó khăn do giá cả biếnđộng theo chiều không có lợi cho nông dân
Trang 15Mô hình chuyên canh rau, hoa, quả xuất khẩu dịch vụ thương mại tại nhà
Mô hình này đang phát triển mạnh tại vùng ven Đà Lạt (Lâm đồng),vùng có khí hậu á nhiệt đới: Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Cao Bằng, Tam Đảo(Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang) để mô hình này phát triển, các hộ cầnnâng cao chất lượng, hình thức, khả năng bảo quản và uy tín trên thị trường
Mô hình nông – lâm kết hợp
Loại mô hình này được phát triển rộng rãi ở vùng trung du và miền núi.Cây trồng gồm: Cây rừng, cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp, câyđặc sản Vật nuôi gồm: Trâu, bò, lơn, dê, gia cầm, chim Hoạt động lâmnghiệp như bảo vệ, khai thác, trồng, sơ chế, chăm sóc, cải tạo rừng Phươngthức canh tác đặc trưng là canh tác trên đất dốc
Hiện nay, một số nơi đã xuất hiện các nghề như dịch vụ du lịch sinhthái, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu Mô hình này còn khó khăn về vốn,khả năng ứng dụng TBKH, hạ tầng cơ sở
Mô hình sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Mô hình này thường hoạt động thành làng, gần đây có nơi đã phát triểnthành quy mô nhiều làng, xã Dù hoạt động tiểu thủ công nghiệp có phát triển,nhưng đa phần các hộ gia đình đều không quên giữ đất để sản xuất và chănnuôi nhằm tự túc lương thực, thực phẩm Mô hình này đang có những tồn tại
về mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, rất cần có quy hoạch lại
Mô hình sản xuất – kinh doanh tổng hợp
Mô hình này hình thành ở các Thị Trấn, Thị Xã hoặc các trung tâmcụm xã theo đầu mối giao thông Sản xuất nông lâm nghiệp – kinh doanh tổnghợp là mô hình kinh tế hộ ngày càng có hiệu quả ở nhiều địa phương, nhất là
ở các Tỉnh Trung du, miền núi
Trang 16Xu hướng phát triển các hộ gia đình này sẽ thành các trang trại gia đìnhhoặc DN tư nhân Đồng thời có quy mô và vốn lớn, các hộ này có kinh doanhphân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng hoặc thu gom, chế biến sảnphẩm
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình tại một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Tín dụng vi mô để giúp người nghèo tự tổ chức sản xuất, kinh doanh
ở quy mô kinh tế hộ gia đình tại Bangladesh
Bangladesh là một quốc gia ở vùng Nam Á, ba phía tây, bắc và đônggiáp với Ấn độ, cực đông nam giáp với Myanmar và phía nam là vịnh bengal.Với dân số xềp thứ bảy trên thế giới 147 triệu người, Bangladesh là một trongnhững nước nghèo có mật độ dân số cao nhất thế giới và thu nhập quốc dânbình quân đầu người một năm còn rất thấp, theo giá hiện hành năm 2010 là
641 USD [14] Theo mô hình của Yunus (Muhammad Yunus, người đã đạtgiải NoBel hoà bình năm 2006 với thành tích giảm đói nghèo ở quốc gia nàythông qua các khoản tín dụng vi mô để giúp người nghèo tự tổ chức sản xuất,kinh doanh ở quy mô kinh tế hộ gia đình), các “Doanh nghiệp” gia đình siêunhỏ được vay các khoản tín dụng nhỏ theo nhóm, tự giác kiểm soát lẫn nhau
về việc trả lãi vay và nợ gốc, làm sao không để các cá nhân trong nhóm lâmvào tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả Một trong nhữnghành động đầu tiên của ông là nhằm vào phụ nữ để cho vay vì theo ông đây làcác đối tượng nghĩ đến gia đình và tương lai nhiều hơn nam giới, vốn chỉmuốn giải quyết những nhu cầu của cá nhân Kết quả đạt được của mô hìnhnày là tới năm 2008, ngân hàng này đã có hơn 2100 chi nhánh và 7,6 tỷ USD
Mỹ được cho hàng triệu hộ vay Đã có hơn một nửa những người vay tiền của
Trang 17Yunus, khoảng 50 triệu người thoát nghèo Có tới 97% người nghèo vay tiềnYunus và tỷ lệ trả nợ là 98% phải nói đây là một con số rất cao[14].
Đây chính là hoạt động tài chính vi mô, cung cấp các khoản vay rấtnhỏ, gọi là tín dụng vi mô cho các hộ nghèo để giúp họ tự khởi tạo các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh nhỏ Tài chính vi mô cũng thường kéo theo nhiềudịch vụ tài chính khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm vì những ngườinghèo vẫn có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng lại không dễ tiếpcận được các tổ chức tài chính, chính thức vì có quá nhiều thủ tục ràng buộc
Tín dụng vi mô có thể được coi là một trong những phát minh về kinh
tế nội bật thông qua hình thức cho vay vốn nhỏ, một lượng lớn hộ gia đình ởnông thôn và những khu vực có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận với nhữngnguồn vốn vay một trong những hình thức tín dụng vi mô có khả năng triểnkhai tại Việt Nam là ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào việctriển khai dịch vụ Nước ta còn nghèo và với khoảng hơn 70% dân số sống ởvùng nông thôn, vì vậy nếu mô hình tín dụng vi mô được triển khai thì hộ giađình sẽ có thêm cơ hội phát triển kinh tế gia đình, bớt phụ thuộc vào cácnguồn vay không chính thống khác
2.2.1.2 Phát triển kinh tế hộ bằng cách phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà lan
Hà lan là một nước nghèo tài nguyên, diện tích nhỏ song đã xây dựngđược một nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao phát triển bền vững và cóhiệu quả cao nhất thế giới
Đất đai Hà Lan hiến hoi, diển tích đất canh tác 910.000 ha, đất trồng cỏ1.020.000 ha, diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhấtcủa thế giới Trên đất lục địa, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có tỷ lệ30/70 Trong đất nông nghiệp tỷ lệ sử dụng để trồng cỏ 51,4%, cây nôngnghiệp là 41,3 %, cây hoa – rau – cây cảnh 5,7% Trong đất phi nông nghiệp,
Trang 18rừng chiếm 9,5 %, đất ở là 6,6 %, đất bảo hộ tự nhiên 4,1 %, đất nghỉ 2,4 %,đất đường xá 4,0%, đất công nghiệp và xây dựng 3,8 % Hà Lan đã đạt đượcnhững thành tựu vượt trội về phát triển nông nghiệp [13].
Hiệu suất xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới
Có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu thế giới, có 3 mặthàng đứng thứ hai thế giới
+ Mức xuất khẩu về nông sản cũng vượt nhiều cường quốc nôngnghiệp thế giới
+ Theo cách tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ dựa vào “ đồng USD quốctế” của tổ chức FAO, thì hiệu suất sản xuất của đất ở Hà Lan năm 1991 Đạt2.468 USD/ ha, hiệu suất lao động đạt 44.339 USD/ người Hiệu suất laođộng tuy thấp hơn Mỹ một chút, hiệu suất đất thì cao hơn hẳn mọi nước trênthế giới[13]
Trên thị trường thế giời, các mặt hàng nông sản của Hà Lan có sứccạnh tranh cao dựa vào những giải pháp chủ yếu sau đây:
- Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây cảnh
là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời phải có một
hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt hàng này ra nướcngoài Khoai tây, vốn là một loại “ thực phẩm bình dân” của thế giới, giá cảbình thường, nhưng do Hà Lan tạo được giống khoai tây có kích cỡ đều đặn,
vỏ nhẵn bóng được coi là “ lương thực thứ hai” được thế giới ưa chuộng, từ
đó có thị trường xuất khẩu ổn định, nhất là cung cấp cho nhu cầu chế biếnthức ăn nhanh
- Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh: Hà Lan dùng
vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn qũy đất hiếm hoi, sử
Trang 19dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm tiết kiệm đất, tăng hiệusuất đất Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thị cũng được cải tiến để bảo
vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và chất lượng quốc tế, cóhiệu quả cao
- Tăng giá trị gia tăng nhờ vào chế biến sâu:
Trải qua mấy trăm năm cải tiến các công nghệ truyền thống về chế biếnpho mát, bơ, sữa tạo được uy tín quốc tế Công nghệ chế biến ca cao, cà phê
từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát huy tác dụng trong công nghiệp chế biếnhiện nay Nhiều loại nguyên liệu không sản xuất được hoặc thiếu thì dựa vàonhập khẩu, thông qua chế biến sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giớivới giá trị gia tăng rất lớn
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia đình bằngcách phát triển nông nghiệp bền vững của các quốc gia trên thế giới, sẽ giúpích cho việt nam rất nhiều bài học trong chiến lược phát triển nền nông nghiệpcủa mình Có thể tổng kết và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho ViệtNam trong tiến trình phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững:
1 Xác định đúng mỗi quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trongquá trình công nghiệp hoá đất nước Nông nghiệp và công nghiệp là ngành có mỗiquan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau cùng phát triển
2 Cần đầu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nôngdân Cần phải có những cơ chế chính sách đầu tư một cách hợp lí, hiệu quả,nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
3 Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tài nguyên môi trường
Trang 204 Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vẫn đề xoá đói giảmnghèo, nâng cao mức sống của cư dân nông thôn.
5 Phát triển nền nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị trường
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình tại Việt Nam.
Việc phát triển kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lýlẫn lao động sản xuất, nhất là từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lựcphát triển Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của chỉ thị 100,ngày 13/ 01 / 1981 của ban bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoánsản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã tiếp theo đó, nghịquyết 10, ngày 5/ 4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đãtạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nôngnghiệp [17]
Hiện nay nhờ tiến bộ của KTKT, các hộ gia đình làm kinh tế hiệu quảthường áp dụng các mô hình sản xuất áp dụng kết hợp nhiều loại sản phẩmnông nghiệp vừa tận dụng được thế mạnh và kinh nghiệm của địa phương, giađình vừa nhằm hạn chế được rủi ro, thất thu và tăng thu nhập, tận dụng đượclực lượng lao động nhàn rỗi do thời vụ
Một số mô hình kinh tế hộ gia đình sản xuất điển hình sử dụng kỹ thuậtcanh tác tiến bộ phổ biến theo trình độ phát triển, thích hợp với vùng sinh thái
tự nhiên và khu vực địa lý mà các hộ gia đình áp dụng làm ăn có hiệu quả là:
Một số mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả của một số gia đình trong việc phát triển mô hình
1 Làm giàu từ mô hình vườn rừng của gia đình Bà Chu thuý Sung ởthôn Quảng trung 2, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, 60 tuổi và là côngnhân đã nghỉ hưu:
Trang 21+ Học hỏi những khoa học kỹ thuật và cách chăm sóc trong trồng trọt
và chăn nuôi
+ Vay vốn đầu tư 80 triệu đồng mua cây con giống và thuê nhân cônglao động cải tạo vườn đất bỏ hoang trở thành một khu vườn rừng trồng cây ănquả tổng hợp, đem lại nguồn lợi kinh tế cao
+ Lựa chọn những cây trồng phù hợp với vùng đất và năng xuất cao:Cây ăn quả: Vải thiều, Hồng bảo Lâm, trám tráng, Cam , quýt , cây bầugió( cây trầm hương), Hạt dẻ Trùng Khánh
+ Kết hợp chăn nuôi gia cầm, ong lấy mật
Kết quả thu được:
Hiện nay gia đình bà có 11,3 ha vườn rừng, trong đó 4,5 ha trồng câythông đang cho khai thác lấy nhựa, 6,8 ha diện tích đất còn lại bà trồng 4.900cây ăn quả các loại: Vải thiều, hồng Bảo Lâm, trám trắng, cam, quýt và 1000 câybầu gió (cây trầm hương) Trong đó cây dẻ Trùng Khánh và cây vải thiều muộnkhông hạt chiếm số lượng lớn đã cho thu hoạch; Tổng thu nhập từ chăn nuôi
và trồng trọt trên dưới 150 triệu đồng / năm
Kinh nghiệm
Cần cù chịu khó, dám nghĩ, dám làm
Tham khảo một số mô hình kinh tế hộ gia đình làm trang trại cho thunhập cao và rút ra kinh nghiệm, và những người có chuyên môn: Cán bộ xã,cán bộ khuyến nông
Không chỉ biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc là đủ, màcòn đòi hỏi phải phù hợp với đất đai thổ nhưỡng mới đem lại hiệu quả kinh tế
Lấy ngắn nuôi dài, tức là chăn nuôi gia súc và ong bước đầu tạo thunhập cho gia đình và lấy vốn để chăm sóc cây trồng
Trang 22Làm kinh tế vườn rừng không được nóng vội, phải kiên trì, chịu khóquan sát sự phát triển của các loại cây.
2 Mô hình vườn rừng của Ông Nguyễn Thanh Sơn thôn Đầm Hồng 1,
xã Ngọc Hội, Chiêm Hoá Tuyên Quang
+ Ông làm trang trại bắt đầu từ năm 1999, Ông đấu thầu với LâmTrường Chiêm hoá (nay là công ty Lâm trường Chiêm Hoá), 1 ha ao để nuôi cá
+ Ông quy hoạch ao, một phần diện tích ao rào lại để nuôi 500 con vịtsiêu trứng, diện tích ao còn lại ông nuôi cá thịt
+ Ông xây lò ấp trứng với số trứng ông thu được mỗi ngày, một phầntrứng ông bán, phần còn lại mang ấp để bán trứng vịt lộn
+ Đến năm 2003 ông xây hệ thống chuồng trại nuôi lợn cạnh ao cá thịt,vừa thuận tiện vệ sinh chuồng trại, vừa tận dụng chất thải làm thức ăn cho cá.Phương pháp nuôi kết hợp cho ăn thức ăn công nghiệp và ngô, sắn của giađình sản xuất ra, cộng thêm bỗng rượu, mỗi năm gia đình ông nuôi 2 lứa lợn,mỗi lứa từ 50 đến 55 con lợn
+ Cùng với với chăn nuôi, ông Sơn nhận 2 ha đất đồi để trồng keo, mỡ (câykeo to hiện có đường kính trên 40 cm) trên vườn rừng ông kết hợp nuôi gà thả
Trang 23Kinh nghiệm của gia đình
+ Năng động, nhạy bén, dám nghĩ dám làm
+ Nghiên cứu khả năng của bản thân, gia đình học tập kinh nghiệm các
mô hình sản xuất giỏi, tranh thủ sự giúp đỡ từ nhiều phía: Gia đình, anh em,người thân trong thôn
+ Tham khảo ý kiến với cán bộ xã, với những người có chuyên môn,cán bộ khuyến nông
+ Sắp xếp lao động hợp lý, đổi công cho anh em trong gia đình, họhàng; Sử dụng lao động dư thừa của bà con dân tộc vào lúc nông nhàn như:Thuê, vay công
+ Tranh thủ sự giúp đỡ, trợ giúp của lâm trường, tập thể và Nhà nước.+ Bản thân là người quyết định các hoạt động kinh tế trong gia đình,phải học và hiểu được các kiến thức cơ bản để áp dụng trong công việc, biếtcách ghi chép, lập kế hoạch và hạch toán sản xuất, biết cách chi tiêu hợp lýtrong gia đình và phân bổ đầu tư cho sản xuất
Phát triển kinh tế hộ gia đình bằng cách phát triển rừng tại xã Bình trung, huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn [18]
+ Đặc điểm của xã Bình Trung:
Xã Bình Trung có diện tích tự nhiên hơn 6.500 ha nhưng chỉ có gần
300 ha đất nông nghiệp, còn lại là rừng và đất lâm nghiệp Trên địa bàn xã, cóNhà máy sản xuất giấy để Bình trung thường xuyên tiêu thụ lâm sản cho nhândân và tỉnh lộ 254 chạy xuống tỉnh Thái nguyên Dân sinh sống tại xã ngườidân tộc H Mông
+ Chiến lược của xã:
Trang 24Xác định phát triển lâm nghiệp là lĩnh vực sản xuất chính ở địa phương,đến nay Bình trung đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhândân quản lý, sử dụng Rừng có chủ nên được khoanh nuôi, bảo vệ tốt, khôngcòn tình trạng cháy rừng, phát, phá rừng làm nương, làm rẫy như những nămtrước.
Việc khoanh nuôi, tỉa thưa rừng vầu, tre bán cho nhà máy sản xuất giấy
để Bình trung mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con
+ Kết quả
Tại xã có rất nhiều hộ gia đình giàu lên từ kinh tế rừng Chỉ tính riêngnăm 2010 nhân dân trong xã Bình Trung đã bán 1.226 tấn nguyên liệu giấy vàhàng nghìn khối gỗ rừng trồng với số tiền thu được gần một tỷ đồng Giảiquyết việc làm và thu nhập ổn định từ rừng là động lực để nhân dân tích cựctrồng rừng sản xuất Từ 2005 đến năm 2010, nhân dân xã Bình trung đã trồngđược 542 ha rừng, chủ yếu là keo và mỡ Trong đó Nhà Nước đầu tư vốn hơn
134 ha, diện tích còn lại là do nhân dân tự đầu tư Do đó tỷ lệ che phủ rừng đãnâng lên 50% năm 2005, lên hơn 60% diện tích tự nhiên như hiện nay Diệntích rừng trồng, chỉ vài năm nữa sẽ cho thu hoạch, mang lại nguồn thu lớn chonhân dân trong xã Từ kinh tế rừng mang lại, đời sống nhân dân Bình Trungđược cải thiện rõ rệt mỗi năm giảm bình quân 5% số hộ nghèo, đến nay 80%
số hộ trong xã có điện lưới quốc gia, có ti vi và cơ bản không còn nhà tạm.+ Tồn tại
Tuy nhiên trong khi nghề rừng đang trở thành nghề sản xuất chính củavùng, thì những lớp tập huấn về lĩnh vực này lại chưa được mở nhiều, do cấp
xã không có kinh phí để tổ chức lớp học, mời giáo viên Những năm gần đây,nhân dân trong xã tự bỏ vốn trồng hàng trăm ha rừng sản xuất, nhưng lại chưa
có kỹ thuật, chủ yếu làm theo kinh nghiệm Vốn để thâm canh rừng cũng rất
Trang 25thiếu nên mới chỉ trồng rừng ở mức độ quảng canh, chất lượng trồng rừngchưa đạt yêu cầu, năng suất rừng trồng thấp Điều này gây láng phí tài nguyênđất lâm nghiệp Hơn nữa vì chu kỳ trồng rừng phải sau bảy đến tám năm mớicho khai thác mà thời gian vay vốn chỉ có hạn Nếu giải quyết được hai vẫn
đề này thì kinh tế lâm nghiệp ở huyện Chợ Đồn sẽ phát triển hơn
Xã Chí viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tựnhiên là 4.395,43 ha trong đó
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 3.177,31 ha, đất sản xuất nông nghiệp
là 921,34 ha và có những điều kiện tự nhiên - xã hội tương tự như xã BìnhTrung,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, vì vậy có thể học hỏi thông qua nhữngkinh nghiệm trồng rừng và sử dụng rừng một cách kinh tế và bền vững củangười dân xã Bình Trung nhằm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sốngcho người dân trong xã
Vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những giải pháp
Phát triển kinh tế hộ gia đình luôn là đối tượng được mọi người quantâm và nghiên cứu, nếu kinh tế gia đình phát triển, đời sống con người đượcnâng cao thì nền kinh tế của đất nước đó mới có thể một cách bền vững được
Vì vậy, nghiên cứu vẫn đề này sẽ không bao giờ là cũ cả, do nếu đặt kinh tế
hộ gia đình trong bối cảnh đất nước như lúc các nhà khoa học đang nghiêncứu và đưa ra giải pháp thì nó chỉ hợp lý lúc đó, còn khi kinh tế của thế giớicũng như kinh tế nước biến động thì liệu có còn hợp lý nữa hay không? Hơnnữa gia đình ở nông thôn là những người chủ yếu lao động trong lĩnh vựcnông nghiệp, vậy để đảm bảo ổn định lương thực cho gần 90 triệu dân trongmột vài năm nữa như ở nước ta thì chính phủ cũng là các nhà khoa học phảinghiên cứu bản chất của vẫn đề đó là kinh tế hộ gia đình Theo ông Donald
Trang 26Coxe ( nhà chiến lược hàng đầu của tập đoàn tài chính BMO) đã phát biểu tại
câu lạc bộ đầu tư thành phố Toronto, Canada: Thách thức lớn nhất đối với thế giới không phải là 100 USD/ thùng dầu, mà thế giới phải có đủ lương thực cho các tầng lớp trung lưu mới và vì vậy đòi hỏi phải tăng sản lượng lương thực” [17].
Các công trình nghiên cưu kinh tế hộ gia đình điển hình như
Đề tài: “ Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nghèo tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”của tác giả
Phan Thị Phượng, sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thựchiện năm 2006 đã đưa ra một giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ:
+ Đầu tư cho nguồn nhân lực do phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vàochất lượng nguồn nhân lực
+ Nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.+ Điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách ưu đãi của nhànước đối với đối tượng là hộ nghèo
+ Không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông, thuỷ lợi
và thông tin liên lạc
+ Cán bộ Khuyến nông nên triển khai các lớp tập huấn về giống mới vàkhuyến khích mọi người tham gia, đồng thời giúp đỡ họ khai thác tiềm lựccủa hộ gia đình và giúp họ xây dựng thành công mô hình VAC
+ Chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh cho nông sản
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp triển kinh tế hộ nông dân xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Văn trọng sinh
viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực hiện Năm 2002 đã đưa ramột số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình:
Trang 27+ Có thêm những chính sách hỗ trợ nông dân nghèo để sản xuất: Chínhsách hỗ trợ về vốn, cây trồng, vật nuôi; Chính sách tín dụng với với lãi xuất
+ Nhóm hộ khá, trung bình đầu tư vốn, KHKT vào sản xuất Mở rộng quy
mô sản xuất, đầu tư thâm canh nâng cao năng xuất giúp đỡ nhau làm giàu
Trang 28Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình xã Chí viễn, huyện Trùng khánh, tỉnh Cao Bằng
3.2 Phạm vi nội dung nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
3.2.2 Phạm vi thời gian
+ Thu thập số liệu năm 2009 đến năm 2011.
+ Số liệu sơ cấp thu thập năm 2012
3.2.3 Thời gian tiến hành
Từ 01 tháng 7 đến 31 tháng 12 năm 2012 (Chị sửa lại thời gian tiếnhành khớp với thời gian thực tập)
3.2.4 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng và phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã giai đoạn năm 2009 – 2011
- Nghiên cứu tác động của các chính sách có tác động tới phát triểnkinh tế hộ gia đình tại xã
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trìnhphát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình nhằmnâng cao đời sống cho người dân xã Chí Viễn
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Trang 29Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các văn bản, báo cáo, tạp chí, cácnghị định, chính sách và các số liệu liên quan tới tình hình phát triển kinh tế
hộ gia đình tại địa phương Qua những số liệu thứ cấp chúng ta sẽ đánh giáđược một cách khái quát về tình hình phát triển chung của toàn xã từ năm
2009 – 2011 Những gì đã làm được và những gì còn tồn tại để từ đó tìm ranhững biển pháp khắc phục những tồn tại, dựa trên những thuận lợi của địaphương
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu tập thông tin sơ là phương pháp thu thập thông tin, sốliệu công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông tin qua tiếpxúc với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau như: Tìmhiểu, quan sát trực tiếp, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc
Trong phạm vi đề tài này, để thu thập các thông tin sơ cấp sử dụng một
số công cụ sau:
- Chọn mẫu điều tra
Kinh tế hộ gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng caochất lượng cuộc sống của từng thành viên trong gia đình cũng như trong cộngđồng và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của một đất nước Do vậy,
để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình một cách chính xác cầnphải lựa chọn những mẫu điều tra một cách khách quan và trung thực
Xã có 23 xóm hành chính gồm: Bản Ruộc, Nà Mu, Pác Mác, Lũng Nội,Đông Long, Pò Tấu, Thanh Lâm, Phia Đeng, Keo Háng, Bản Khấy, ĐôngMôn, Bản Hang, Đồng Tâm, Gò Ma, Đỏng Đeng, Lũng Hoạt, Phia Móc,Chúc Bảo, Nà Sơn, Nà Tuy, Boong Dưới, Boong Trên, Bản Thay
Trang 30Chọn điều tra 3 xóm: Nà Mu (59 hộ), Pác Mác (39 hộ ), Nà Tuy (46hộ), là 3 xóm đại diện nhất cho xã Chí viễn về ĐKTN, kinh tế - xã hội
Trong mỗi xóm đã chọn, chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phântầng: Tức là tuỳ thuộc vào tỷ lệ hộ khá, trung bình, cận nghèo, nghèo Điều tra mẫucho mỗi nhóm hộ ở trong 3 xóm Vậy tổng số mẫu điều tra là 60 hộ/ 3 xóm
Mục đích của việc chọn mẫu này là để so sánh và đánh giá thực trạngphát triển kinh tế hộ gia đình của các nhóm khá – trung bình - cận nghèo –nghèo Tìm hiểu cách thức phát triển kinh tế hộ gia đình của các nhóm hộ
Phương pháp phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính (keypersons), phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn cán bộ xã (về pháttriển chung của toàn xã; những chính sách thể chế có tác động tới kinh tế xã),trưởng xóm (nhằm đánh giá được tình hình chung của xóm như: Dân số, đấtđai, tình hình sản xuất, khó khăn, thuận lợi của xóm , tác động của cácchính sách tới phát triển kinh tế hộ trong xóm như thế nào? )
Phỏng vấn hộ gia đình bằng cách sử dụng bộ phiếu điều tra
Sử dụng đối với việc điều tra hộ gia đình điều tra 4 nhóm hộ với số phiếu là
60 phiếu
Phương pháp quan sát trực tiếp Phương pháp này cung cấp các thôngtin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được mghiên cứu Phươngpháp này sẽ được sử dụng để quan sát trong suốt quá trình điều tra
Mục đích khi sử dụng phương pháp này: Để kiểm chứng thông tin, quan sátcác mô hình kinh tế và điều kiện thực tế của hộ
3.3.3 Phương pháp phân tích SWOT
Trang 31Là phương pháp phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu(Weaknesses), cơ hội (Opoptunities), Thách thức (Threateness) đối với pháttriển kinh tế hộ gia đình ở địa phương, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp
3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý thông tin
- Số liệu được tổng hợp và xử lý trên Excel
- Phân tích tài liệu
Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh tình hình phát triển kinh tế
-xã hội của -xã từ năm 2009 – 2011 và kinh tế hộ gia đình của nhóm với nhau.Nhằm làm rõ cách thức phát triển kinh tế hộ của các hộ điều tra So sánhphương thức sản xuất và điều kiện phát triển kinh tế của các nhóm hộ khá,trung bình, cận ngèo, nghèo
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng một cáchtổng hợp để phát huy lợi thế của từng phương pháp
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu
3.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh tế hộ
- Diện tích đất sản xuất( ha)
- Năng suất (tạ/ ha)
- Sản lượng (tấn)
- Cây trồng, vật nuôi (cây, con)
- Cơ cấu ngành (%)
- Tỷ Lệ (%)
- Giá trị sản xuất (triệu đồng)
- Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế:
Trang 32+ Tổng thu nhập (triệu đồng/năm): Phản ánh một cách khái quát nhấtquy mô sản lượng hàng hoá, dich vụ đã làm ra trong năm mà người dân có thểthu được
Thu nhập = tổng thu được từ các loại
+ Thu nhập bình quân đầu người (triệu đông/năm)
Thu nhập bình quân = Tổng thu nhập/ tổng dân số
- Chỉ tiêu về lao động việc làm
- Chỉ tiêu phân tích SWOT: Là chỉ tiêu định tính, để thấy được nhữngđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với vấn đề phát triển kinh tế hộgia đình của địa phương
Trang 33
- Phía Bắc giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- Phía Đông Giáp xã Đàm Thuỷ huyện Trùng Khánh
- Phía Đông Nam giáp với xã Thắng lợi huyện Hạ Lang
- Phía Nam giáp Với xã Đức Quang huyện Hạ Lang
- Phía Tây Bắc giáp với xã Đình Phong huyện Trùng Khánh
- Phía Tây giáp với xã Phong Châu huyện Trùng khánh
4.1.1.2 Địa hình
Xã Chí Viễn là xã miền núi, biên giới có độ cao so với mặt nước biển
từ 500 – 800m địa hình xã được phân chia thành 3 khu vực:
Khu vực 1: Khu vực địa hình thấp tương đối bằng phẳng, có độ cao500m so với mặt nước biển nằm dọc 2 bên sông Quây Sơn trồng lúa màu,thuận lợi cho giao thông thuỷ lợi
Trang 34Khu vực 2: Ở phía Bắc bên sông Quây Sơn giáp với Trung Quốc, nhiềunúi đá vôi có độ cao 600- 800m so với mặt nước biển, dạng địa hình thunglũng nằm ở ven các chân dãy núi đá vôi hầu hết diện tích các thung lũng đềunhỏ và rải rác.
Khu vực 3: Nằm ở phía Đông Nam của xã địa hình dạng đồi đất, córừng cây gỗ to, rừng tái sinh có độ cao 800m so với mặt nước biển, đất đượchình thành chủ yếu tập trung tại chỗ từ đỉnh tới chân đồi một số bị rửa trôihình thành các thung lũng khe rạch tới chân đồi khu vực này ruộng đất ít giaothông đi lại khó khăn
4.1.1.3 Đất đai
Là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt không thểthay thế được trong nông nghiệp Do vậy việc sử dụng đất đai có ý nghĩa rấtlớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Chí viễn
Nguồn: Số liệu Ban địa chính xã Chí Viễn qua 3 năm 2009 – 2011