Hiện trạng sử dụng đất đai các hộ gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã chí viễn, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 54 - 56)

Bảng 4.18: Hiện trạng sử dụng đất đai (ha/hộ) của các hộ gia đình năm 2012

(N = 60)

Diện tích đất trồng trọt BQ/hộ Diện tích đất Lâm nghiệp BQ/hộ Hộ khá (ha) Hộ TB (ha) Hộ C. nghèo (ha) Hộ nghèo (ha) Hộ khá (ha) Hộ TB (ha) Hộ C. Nghèo (ha) Hộ nghèo (ha) 2,4 1,37 1,2 0,54 1,22 2,2 1,11 0.72

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Kết quả điều tra cho thấy: Diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp so sánh giữa các nhóm hộ: Nghèo, cận nghèo, trung bình, khá có sự chênh lệch đáng kể cụ thể:

+ Diện tích đất trồng trọt: nhóm hộ khá có diện tích khá lớn là 2,4 ha gấp 4,44 lần so với nhóm hộ nghèo (0,54ha). Nhóm hộ trung bình có diện tích đất bình quân là 1,37 ha. Nhóm cận nghèo là 1,2 ha. Sự chênh lệch giữa 2 nhóm hộ trung bình và hộ cận nghèo không lớn. Từ đó có thể thấy rằng đất đai là tư liệu sản xuất chính có ảnh hưởng lớn đến kinh tế hộ. Hộ nào có nhiều đất thì có điều kiện sản xuất mang lại thu nhập lớn. Hộ nào ít đất thì rất khó để mở rộng quy mô sản xuất, thu nhập không lớn.

+ Đất lâm nghiệp sự chênh lệch diện tích đất lâm nghiệp các nhóm hộ không quá lớn, hầu hết hộ nào cũng có đất rừng. Nhưng kinh tế rừng ở địa phương chưa thực sự mang lại kết quả tốt. Nhóm hộ trung bình có diện tích đất rừng 2,2 ha cao nhất trong các nhóm hộ. Nhóm hộ khá, cận nghèo và hộ nghèo được giao diện tích đất rừng ít.

Nhóm hộ khá có điều kiện về đất đai để phát triển sản xuất. Còn nhóm hộ nghèo họ có rất ít đất sản xuất kể cả đất trồng trọt và đất lâm nghiệp nên ít cơ hội có thể mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập.

4.4.1.1. Tình hình sử dụng đất trồng trọt của các hộ gia đình

Bảng 4.19: Tình hình sử dụng đất trồng trọt của các hộ gia đình năm 2012

(N= 60)

Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Diện tích lương thực Diện tích cây ăn quả BQ( ha/hộ) Tỷ lệ( %) BQ( ha/hộ) Tỷ lệ(%)

Nhóm khá 2,13 88,75 0,27 11,25

Nhóm trung bình 1,16 84,67 0,21 15,33

Nhóm cận nghèo 0,89 74,17 0,31 25,83

Nhóm nghèo 0,4 74,07 0,14 25,93

(Nguồn số liệu điều tra)

- Diện tích đất trồng trọt được chia làm 2 loại chính, đó là: Đất trồng cây lương thực (Lúa, Ngô, hoa màu). Đất trồng cây ăn quả. Diện tích đất trồng cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn trong ngành trồng trọt.

+ Nhóm hộ khá có diện tích trồng cây lương thực lớn, bình quân mỗi hộ 2,13 ha chiếm 88,75% diện tích đất trồng trọt. Đây là nhóm hộ có diện tích trồng cây lương thực lớn nhất. Diên tích cây ăn quả là 0,27 ha chiếm tỷ lệ 11,25%. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ này chủ yếu là thu nhập từ cây lương thực.

+ Nhóm hộ trung bình: Diện tích cây lương thực là 1,16 ha chiếm 84,67%, cây ăn quả là 0,21 ha chiếm 15,33% diện đất trồng trọt.

+ Nhóm hộ cận nghèo: Có diện tích cây ăn quả lớn nhất trong các nhóm hộ là 0,31 ha, diện tích này gấp đôi của hộ nghèo. Diện tích trồng cây

lương thực ít hơn nhóm hộ khá và trung bình khoảng 2 đến 3 lần. Bình quân diện tích của các hộ này là 0,89 ha.

+ Nhóm hộ nghèo: Có diện tích đất trồng trọt thấp nhất so với các nhóm hộ khác, kể cả diện tích trồng cây ăn quả lẫn cây lương thực. Diện tích cây lương thực bình quân 0,4 ha, diện tích cây ăn quả 0,14 ha.

- Các hộ khá là những hộ các hộ có diện tích đất trồng cây lương thực lớn gấp 2 lần so với hộ trung bình, gấp 3 đến 5 lần so với hộ cận nghèo và hộ nghèo. Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã chí viễn, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 54 - 56)