1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng website thương mại điện tử bán điện thoại cho công ty nguyễn du

75 486 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Ứng dụng cơ bản và phổ biến nhất là các website, cho nên đã có khá nhiều ngôn ngữ lập trình và các thành phần xây dựng website được viết ra phục vụ cho nhu cầu xây dựng các website ngày

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC - 1

LỜI NÓI ĐẦU - 3

Chương 1 - 4

GIỚI THIỆU VỀ INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - 4

1.1 Giới thiệu Internet - 4

1.1.1 Định nghĩa Internet - 4

1.1.2 Tổng quan về Internet và lịch sử hình thành - 5

1.1.3 Kỹ thuật Internet - 7

1.1.4 Các dịch vụ của Internet - 8

1.2 Giới thiệu Thương mại điện tử - 9

1.2.1 Khái niệm Thương mại điện tử - 9

1.2.2 Tầm quan trọng của Thương mại điện tử - 10

1.2.3 Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng -10

1.2.4 Các bước mua hàng và thanh toán trực tuyến - 11

1.2.5 Lợi ích mang lại của thương mại điện tử - 12

1.2.6 Một số loại hình thương mại điện tử -13

1.2.7 Thực tế Thương mại điện tử ở Việt Nam - 16

Chương 2 -17

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -17

2.1 Khảo sát các nhu cầu - 17

2.1.1 Từ phía người dùng - 17

2.1.2 Từ nhà cung cấp sản phẩm, đơn vị kinh doanh - 17

2.1.3 Giải pháp -18

2.2 Phân tích thiết kế hệ thống -18

2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống -18

2.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu - 21

2.2.3 Phân tích các dữ liệu của hệ thống -25

2.2.4 Một số biểu mẫu - 30

Chương 3 -34

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH - 34

2.3 Tổng quan về access - 34

2.3.1 Giới thiệu Hệ quản trị CSDL Access -34

2.3.2 Tạo lập Cơ sở dữ liệu - 36

2.3.3 Thiết kế truy vấn - 39

2.4 Ngôn ngữ HTML - 42

2.4.1 Thành phần của HTML -43

2.4.2 Cơ bản về các thẻ HTML -43

2.4.3 Các ký tự đặc biệt trong HTML -44

2.4.4 Liên kết HTML - 45

2.4.5 Bảng HTML - 46

2.4.6 Danh sách HTML - 47

2.4.7 HTML form và trường nhập liệu -47

2.4.8 Hình ảnh trong HTML -49

2.5 Tìm hiểu ASP -49

2.5.1 Khái niệm ASP - 49

2.5.2 Mô hình hoạt động của ASP -50

Trang 2

2.5.3 Các đối tượng được xây dựng sẵn của ASP - 51

2.5.4 Lập trình với ASP - 52

2.5.5 Quản lý các project - 59

2.6 Cài đặt IIS và giới thiệu thành phần website - 59

2.6.1 Cài đặt IIS -59

2.6.2 Giới thiệu thành phần website -60

2.6.3 Sơ đồ site -60

2.7 Một số giao diện của chương trình -62

2.7.1 Modul chính và giao diện người dùng - 62

2.7.2 Modul chính và giao diện quản trị -70

PHỤ LỤC -74

KẾT LUẬN -75 LỜI CẢM ƠN - Error! Bookmark not defined NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN - Error! Bookmark not defined

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, mạng Internet và các ứng dụng trên Internet đã trở nên phổ biến rộng rãi, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống kinh tế xã hội Chính sự phát triển rất mạnh của công nghệ mạng và viễn thông, các ứng dụng khai thác thông tin trên mạng cũng phát triển ngày càng nhiều, càng phong phú và đa dạng Một trong những ứng dụng và cũng là thành phần quan trọng nhất của Internet chính là các website Ngày nay đã có hàng triệu website được xuất bản trên Internet, và hàng ngày cũng có hàng ngàn website mới Những thông tin trên Internet hầu như tất cả đều được xuất bản và cập nhật từ những website, vì vậy lượng thông tin này luôn luôn được cập nhật, được bổ sung, ngày càng lớn và được coi như vô tận Đây chính là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia, tổ chức, công ty hay thậm chí một cá nhân nào

Do đó việc xây dựng các ứng dụng trên mạng, khai thác và truy suất thông tin trên Internet ngày càng thu hút được sự quan tâm và đầu tư của các nhà phát triển công nghệ thông tin Ứng dụng cơ bản và phổ biến nhất là các website, cho nên đã có khá nhiều ngôn ngữ lập trình và các thành phần xây dựng website được viết ra phục vụ cho nhu cầu xây dựng các website ngày càng “động” và mạnh mẽ hơn, ví dụ như ASP, ASP.NET, JSP, PERL, PHP … các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho ứng dụng website như MSSQL Server, Oracle, MySQL …

Với mục đích là nghiên cứu về Internet, website và thực hành phân tích thiết

kế một ứng dụng trên nền web, em chọn đề tài đồ án tốt nghiệp có tên là “Xây dựng Website thương mại điện tử bán điện thoại cho công ty Nguyễn Du”,

cụ thể là tìm hiểu và sử dụng ngôn ngữ lập trình ASP với cơ sở dữ liệu ACCESS

để xây dựng một ứng dụng phục vụ cho việc tra cứu, truy suất, cập nhật thông tin của người dùng dựa trên nền website động

Trang 4

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Giới thiệu Internet

Internet là một kho chứa thông tin khổng lồ, mang lại rất nhiều dịch vụ, Internet đã cách mạng hoá đời sống của con người tới mức phát triển mới

Sống trong một xã hội thông tin, một trong những nhu cầu cấp bách của chúng ta là có thể gửi một lượng lớn thông tin đi xa

Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đang chiếm lấy lĩnh vực mạng Internet Sự trao đổi thông tin đã được thực hiện một cách siêu tốc Việc sử dụng điện tín và những hình thức dịch vụ tương tự đã trở thành lỗi thời, đi vào quá khứ

Vấn đề cơ bản mà những ngày đầu tiên, người sử dụng tiếp xúc với mạng là

câu hỏi: Sự tiện dụng của mạng là gì ? Người sử dụng chưa hiểu được những

thuật ngữ của máy tính, nên đã gây ra những lỗi sai tăng theo luật số mũ Khi đã quen thuộc với thuật ngữ máy tính thì việc học máy tính trở nên đơn giản hơn

Muốn đi đâu ? Muốn thấy gì ? Muốn nó ra sao ? Đó là những câu hỏi xuất

hiện khi sử dụng Internet

1.1.1 Định nghĩa Internet

Internet hay thuờng gọi là Net, là một mạng lưới của những mạng lưới vi

tính (Network) Một Net work là một nhóm các máy tính nối kết nhau Do đó

Internet trở thành mạng của các mạng Dưới đây là những cách mô tả khác về Internet là:

- Mạng của mạng dựa trên cơ sở TCP/IP (Transmission control protocol/ Internet protocol : Giao thức Kiểm soát chuyển giao thông tin / nghi thức mạng liên kết)

- Một cộng đồng người sử dụng và phát triển hệ thống đó

- Một tập hợp những nguồn thông tin có thể tiếp cận từ những hệ thống đó Người chịu trách nhiệm trước đây của Internet toàn cầu là Hệ thống nghiên cứu dự án cao cấp của bộ phận bảo vệ của chính phủ Hoa Kỳ ( gọi tắt là : ARPANET – Advanced research project agency network)

Đây là một dự án liên kết tất cả các máy tính từ các tổ chức nghiên cứu cho đến các bộ phận nghiên cứu của chính phủ đã được bảo vệ tại thời gian đó Hệ

Trang 5

thống đã được thành lập bởi sự kết nối những máy tính thông qua hệ thống dây cáp và đường line điện thoại Bất cứ nguời nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận

và đi vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này hay hệ thống khác

Để tạo nên một cuộc sống dễ dàng hơn, để viện nghiên cứu hướng đến một tiêu chuẩn mà máy tính có thể truyền đạt và làm việc trong một sự đồng nhất Đó gọi là TCP và IP (Tức là hình thức chuyển giao và liên kết mạng)

1.1.2 Tổng quan về Internet và lịch sử hình thành

ARPANET thành công tuyệt vời với nghề nối liên kết mạng khoa học kỹ thuật và viện hàn lâm Hoa Kỳ – tiền thân tạo nên mạng lưới Internet ngày nay Nền tảng khoa học quốc gia (NSF) đã tạo nên hàng loạt các hệ thống mạng lưới phục vụ cho mục đích giáo dục và nghiên cứu ở năm 1985 - chính vì thế mà nó được gọi là hệ thống mạng lưới nền tảng quốc gia (NSFNET) và nó đã tạo nên một dịch vụ nòng cốt quốc gia dựa trên cơ sở nghi thức ARPANET, cung cấp dịch vụ miễn phí cho tất cả các tổ chức giáo dục và nghiên cứu

Bên cạnh nó là những hệ thống vùng đã được tạo nên để liên kết những tổ chức, cá nhân với dịch vụ nòng cốt quốc gia

Theo ước tính công nghiệp thì hầu hết 90% thế giới kết nối với mạng Internet Cũng như công ty dữ liệu quốc tế (IDC) đã ước tính là số lượng người sử dụng Internet ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương đã đạt đến mức 240 triệu người trong vòng 4 năm gần đây , con số này đã vượt trội và cao hơn ở Mỹ

1.1.2.1 Tổ chức Internet (Internet society)

Tổ chức Internet (Internet society- gọi tắt là ISOC) có trách nhiệm hoàn

toàn về Internet và ở đó là trụ sở chính của Internet Ý tưởng cơ bản của tổ chức này là khuyến khích sự trao đổi thông tin toàn cầu thông qua Internet Tổ chức Internet là một ủy ban với những thành viên tự nguyện – chính những thành viên này là người quyết định hứơng tiến lên phía trước của Internet và cũng chính họ

là người quản lý kỹ thuật và quy định các chức năng thích hợp của Internet Ủy ban này được gọi là ban kỹ sư – kỹ thuật Internet (The Internet architecture board- IAB) Ủy ban có tổ chức các cuộc họp về nguyên tắc, quy định để tiêu chuẩn hoá và phân chia các nguồn dữ liệu như là : những địa chỉ của những trang Web hoặc vị trí của nguồn Internet làm việc rất đơn giản bởi vì những máy vi

Trang 6

tính ở trên thế giới có thể trò chuyện qua lại trong một số đường lối chuẩn IAB

có nhiệm vụ quản lý các đường lối tiêu chuẩn này IAB ra quyết định khi thấy tiêu chuẩn là cấp thiết và quyết định ban tiêu chuẩn nên làm gì?

Khi một tiêu chuẩn được yêu cầu, nó được coi như là một sự cố xảy ra, sự

cố đó được IAB dựa theo tiêu chuẩn và thông báo nó thông qua hệ thống mạng IAB cũng dữ hàng loạt các các con số đa dạng và phải lưu giữ những con số đó một cách đặc biệt Ví dụ như mỗi máy vi tính trên mạng có trữ lượng 32- bit địa chỉ đặc biệt mà không có một máy tính nào có thể có

Tiêu chuẩn đó cũng có chút giống như tấm hộ chiếu của bạn hoặc cũng giống như bất cứ một tổ chức bảo vệ số liệu nào, mà tiêu chuẩn đó sẽ là duy nhất IAB làm việc hướng đến sự giải quyết liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau

Để có thể lưu trữ và xem thông tin thực tế của thế giới và độc lập với những

hệ thống hoạt động và Chương cứng – là một ngôn ngữ tiêu chuẩn được gọi là Hypertext Markup Language (HTML) đã phát triển, những thông tin đã được chia ra để lưu trữ trong những trang HTML trên trang Web của những nhà cung cấp dịch vụ xuyên thế giới

Chương trình đơn giản được gọi là trình duyệt (Browser) được để lại để làm sáng tỏ những trang HTML này Trang Web toàn cầu (World Wide Web- WWW) bao gồm những trang HTML – mà được lưu giữ trong trang Web của những nhà cung cấp dịch vụ và chương trình đọc lướt qua của bất kỳ một máy tính nào được nối mạng cũng có thể đọc được những trang này

Những trang này có cho ta thông tin về tất cả mọi thứ trên thế giới này không ?, thì nhà cung cấp dịch vụ Internet ( Internet Service Provider – gọi tắt là : ISP ) là người đóng vai trò chủ chốt để trả lời câu hỏi trên là có Những máy tính ở tại ISP thì có những thông tin về những nhà cung cấp dịch vụ Internet khác được kết nối trên thế giới Những ISP lập nên những trung tâm kết nối những hệ thống

mạng đa dạng khác nhau Và họ là những người dẫn thông tin để công bố trên trang Web toàn cầu trên máy tính thông qua hệ thống mạng của chúng ta Để vào Internet, cần phải thực hiện kết nối với hệ thống mạng của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Những nhà ISP sẽ cung cấp những dịch vụ để liên kết nhiều máy tính đơn hay phức đến hệ thống mạng của họ và đến Internet, họ chịu trách

Trang 7

nhiệm với khách hàng – với phần liên kết của khách hàng với Internet và kể cả với những dịch vụ đã cung cấp cho

1.1.2.2 Lợi ích Internet

Internet mang đến cho chúng ta rất nhiều thông tin, ở nhiều lĩnh vực khác

nhau, như thông tin ca nhạc, điện ảnh, phần mềm, hay bất cứ thông tin nào khác Thư điện tử hay còn gọi là Email có thể giúp chúng ta gửi đi những lời nhắn Người nhận dù ở bất kỳ đâu trên thế giới này đều có thể nhận thư trong vòng 2 giây đồng hồ, vậy nên email là một cách truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng, gọn nhẹ và dễ dàng

Do đó đã thúc đẩy việc nghiên cứu và học Internet, muốn học Internet trước hết cần có một cái máy vi tính có kết nối với mạng và một trình duyệt web kết

hợp với sự đam mê và kiên nhẫn

Internet là một hệ thống của những hệ thống mạng liên kết với máy tính

Những máy tính này có thể chạy trên bất kỳ một hệ điều hành nào (DOS, UNIX, WINDOWS hay MACINTOSH) Sử dụng trình duyệt Internet explorer hoặc NetScape Navigator.v.v…để lướt web, thu thập thông tin

Ngày nay rất nhiều người sử dụng đến với Internet, số lượng chuyên đề được sử dụng bằng kỹ thuật Internet ngày càng trở nên to lớn Do đó tạo điều kiện cho công cụ tra tìm thông tin mạng còn gọi là máy tìm kiếm ( Search Engine ) hình thành, giúp tra tìm thông tin một cách nhanh chóng, dể dàng và chính xác, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi thông tin ngày càng cao của người sử dụng

IPV4 đã không dủ đáp ứng nhu cầu về địa chỉ Internet, do đó phiên bản IPV6 (IP version 6) ra đời – đáp ứng trên 1 tỷ địa chỉ Internet

Internet không cần đường dây dẫn đã bắt đầu có, ở một vài nơi trên thế giới con người đã sử dụng vệ tinh nhân tạo cho truyền thông Internet

Trang 8

Internet đã phát triển đúng đắn ngay từ lúc khởi đầu cho đến bây giờ nó vẫn

không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người

1.1.4 Các dịch vụ của Internet

Internet cung cấp một số dịch vụ như sau:

1.1.4.1 Email

Chúng ta có thể gửi hoặc nhận email từ bất cứ một nơi nào với điều kiện là

người nhận và người gửi phải có một địa chỉ Email

1.1.4.2 Trang Web toàn cầu (world wide web – www)

Trang web toàn cầu được biết đến một cách phổ biến bằng thuật ngữ WWW hoặc là Web, Web bao gồm tập hợp của những trang dữ liệu HTLM được chứa trong tất cả các máy tính trên thế giới Ngoài ra các chuyên gia máy tính còn gọi là HTTP, HTTP thì được liên kết với mọi hệ thống thông tin trên thế giới – Internet

1.1.4.3 Newsgroups (Tin tức nhóm)

Newgroups của Internet cho phép người sử dụng san sẻ ý tưởng và truyền

đạt thông tin với những người đồng ý nghĩ, Newsgroups cũng gọi là nhóm Usenet Có đến hàng ngàn Newsgroups và hàng triệu người sử dụng trên bất cứ một chủ đề nào có thể tưởng tượng được Đây là một cách để biết những nguyên tắc tiếp cận với nhóm người cùng chung ý tưởng

1.1.4.4 Irc ( Inetrnet Relay Chat)

Chat ( Tán gẫu trên mạng ) giúp con người truyền đạt thông tin thông qua Internet, bằng cách gõ mẩu tin từ bàn phím máy vi tính Để làm được điều này cần phải kết nối với mạng phục vụ IRC

1.1.4.5 Ftp (File Transfer Protocol – Giao thức Chuyển Giao Tập Tin)

FTP là một hệ thống để chuyển tải file giữa các máy vi tính vào Internet File được chuyển tải có dung lượng rất lớn FTP hầu hết được sử dụng cho việc chuyển tải những dữ liệu mang tính cá nhân

1.1.4.6 Telnet (Telephone Internet)

Telnet là chương trình kiểm tra kết nối chương trình nguồn với một máy tính khác ở xa, cần phải có tên người sử dụng (username) và mật mã (password) cũng như tên của máy ở xa, để có thể truy cập và điều khiển được nó

Trang 9

1.1.4.7 Wais (wide area information service – dịch vụ tìm kiếm thông tin

diện rộng)

WAIS được xuất bản với bộ dữ liệu lớn Khi kết nối với mạng phục vụ WAIS, cần phải chạy một truy vấn ( tức là đặt câu hỏi ) khi đó sẽ nhận được hàng loạt danh sách các kết quả liên quan đến dữ liệu tại site đó Chỉ cần click vào một kết quả thì nguồn dữ liệu thông tin mở ra và hiển thị trên màn hình máy tính

1.1.4.8 Bbs (Bulletin Board System)

Đây là trung tâm tin nhắn điện tử, cho phép quay số điện thoại trong máy vi

tính bởi một Modem, đồng thời nó hiển thị nội dung tin nhắn bên góc trái của màn hình bởi các công cụ khác và nếu muốn thì nó sẽ gửi tin nhắn đi

Bbs là nơi lý tưởng nhất để tìm thông tin một cách hoàn toàn miễn phí BBS

cho phép người sử dụng đọc và viết tin nhắn một cách đa dạng và phong phú cho cuộc hội thảo, cho load file và chơi Game

1.2 Giới thiệu Thương mại điện tử

1.2.1 Khái niệm Thương mại điện tử

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử Nhiều

người hiểu Thương mại điện tử là bán hàng trên mạng, trên Internet Một số ý kiến khác lại cho rằng Thương mại điện tử là làm thương mại bằng điện tử Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng

các phương pháp điện tử; là việc trao đổi “thông tin” kinh doanh thông qua các

phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”)

Theo khái niệm này, Thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên mạng hay bán hàng trên Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử Hoạt động kinh doanh này bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể

cả giao hàng Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính (trong đó có Internet) Thương mại điện tử cũng

Trang 10

bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà

nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video

1.2.2 Tầm quan trọng của Thương mại điện tử

Hiện nay nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt

là sự phát triển của tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet Thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp Với khách hàng, họ có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại tìm kiếm mà vẫn có thể mua được các mặt hàng theo mục đích của họ chỉ sau vài thao tác đơn giản Còn đối với các nhà kinh doanh, họ sẽ tiết kiệm được chi phí phát sinh trong kinh doanh mà sản phẩm của họ vẫn có thể được biết đến và trao đổi trên toàn thế giới

Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng sự ra đời của Thương mại điện tử là sự thay đổi lớn nhất trong kinh doanh kể từ sau cuộc Cách mạng công nghiệp

Theo Andrew Grove - Intel thì trong vòng 5 năm, tất cả các công ty sẽ trở thành công ty Internet, hoặc sẽ không là gì cả Tuy câu nói này có phần phóng đại nhưng nó phản ánh về cơ bản tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của Thương mại điện tử đến kinh doanh trong thời đại hiện nay

1.2.3 Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng

Gồm có 6 công đoạn sau:

1 Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử) Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết như mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng

Trang 11

2 Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả

về cho doanh nghiệp

3 Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ .) đã được

mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin

về thẻ tín dụng của khách hàng)

4 Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải

mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt)

5 Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer) Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet

6 Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không

Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây

1.2.4 Các bước mua hàng và thanh toán trực tuyến

Với một chiếc thẻ thanh toán và một máy tính kết nối Internet, người tiêu dùng có thể hoàn thành việc mua hàng hóa, dịch vụ qua website Dưới đây là các bước cơ bản để mua hàng và thanh toán trực tuyến

Trang 12

Bước 1: Chọn lựa hàng hóa

Truy cập website của nhà cung cấp dịch vụ, và chọn lựa hàng hóa, dịch vụ

Bước 2: Đặt hàng

Sau khi chọn lựa xong các sản phẩm cần mua, người mua sẽ thực hiện bước đặt hàng bằng cách điền các thông tin chi tiết như nhà cung cấp yêu cầu bao gồm:

- Thông tin cá nhân

- Phương thức, thời gian giao hàng

- Phương thức, thời gian thanh toán

Bước 3: Kiểm tra thông tin hóa đơn

Hệ thống website sẽ hiển thị hóa đơn mua hàng để người mua kiểm tra thông tin trên hóa đơn Nếu thông tin chính xác, người mua sẽ tiến hànãiác nhận để chuyển sang bước thanh toán

Bước 4: Thanh toán

Nếu website chấp nhận thanh toán trực tuyến, người mua có thể hoàn thành việc thanh toán ngay trên website với điều kiện người mua sở hữu các loại thẻ mà nhà cung cấp chấp nhận Hầu hết website thương mại điện tử chấp nhận các loại thẻ tín dụng và ghi nợ mang thương hiệu Visa, MasterCard Người mua điền thông tin thẻ để hoàn thành thanh toán:

- Số thẻ

- Ngày hết hạn

- CVV

- Thông tin khác tùy theo yêu cầu của ngân hàng phát hành

Lưu ý: Giao dịch thanh toán chỉ thành công khi thẻ thanh toán đã được đăng ký chức năng thanh toán online, thông tin thẻ điền đúng và thẻ còn khả năng chi trả

Bước 5: Xác nhận đặt hàng

Hệ thống website sẽ gửi email xác nhận đơn hàng vào email của người mua Nhà cung cấp sẽ liên hệ với người mua để hoàn thành nghiệp vụ giao hàng

1.2.5 Lợi ích mang lại của thương mại điện tử

- TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác

Trang 13

- TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất

- TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

- TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch

- TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành Chương tham gia vào quá trình thương mại

- Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá

1.2.6 Một số loại hình thương mại điện tử

1.2.6.1 B2B ( Business To Business ) :

Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử

giữa các công ty Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu:

Trang 14

Tại Việt Nam có một số nhà cung cấp B2B trong lĩnh vực IT "khá nổi tiếng" là FPT , CMC, Tinh Vân với hàng loạt các dự án cung cấp phần mềm , các trang web giá thành cao và chất lượng kém, ngoài ra các đại gia này còn là nơi phân phối các phần mềm nhập ngoại mỗi lần nhìn thấy, dùng thử mà chỉ buồn Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người mua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch

* Vài nét tổng quan về các doanh nghiệp B2B:

- Là những nhà cung cấp hạ tầng trên mạng Internet cho các doanh nghiệp khác như máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng;

- Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp trên mạng Internet như cung cấp máy chủ, hosting (Dữ liệu trên mạng), tên miền, các dịch vụ thiết kế, bảo trì, website;

- Là các doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, các phần mềm quản trị, các phần mềm ứng dụng khác cho doanh nghiệp;

Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng Internet

1.2.6.2 B2C ( Business to Customers) :

Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người

tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử

Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com

Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất "ảm đạm" vì nhiều lý do nhưng lý do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệ nhất là không chăm sóc nổi website của chính doanh nghiệp mình, doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn trì trệ trong việc cập nhật công nghệ thì sẽ sớm bị các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp nước ngoài chiếm mất thị trường béo

bở 80 triệu dân với 40% là giới trẻ

Trang 15

1.2.6.3 Thương mại điện tử C2C:

Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng

Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới

Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:

- Đấu giá trên một trang web xác định

- Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo, Skype,Window Messenger,AOL

- Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt)

Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trongđó khách hàng là người điều khiển giao dịch

1.2.6.4 Thương mại điện tử B2G :

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định

nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ

Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính:

- Thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử

- Thứ hai, khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn

Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách) Tuy nhiên, tới nay kích

cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển

Trang 16

1.2.7. Thực tế Thương mại điện tử ở Việt Nam

Việt Nam hoà nhập Internet vào cuối năm 1997, một thời gian sau thì thuật ngữ thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện song chưa phát triển

Khi đặt vấn đề phát triển Thương mại điện tử của một nước, việc đầu tiên cần đề cập đến là mức độ phát triển nền CNTT của nước này Việt Nam là một nước có nền CNTT kém phát triển so với thế giới nói chung và khu vực nói riêng Xoay quanh vấn đề phát triển CNTT ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm Tuy nhiên, tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng Thương mại điện

tử đã bắt đầu Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Bộ Thương mại (Vụ Châu Á-Thái Bình Dương), con đường tiếp cận Thương mại điện tử qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, chấp nhận và ứng dụng; và Việt Nam đang ở bước đầu tiên của giai đoạn thứ nhất Cho đến thời điểm này, Bộ Thương Mại và Tổng cục Bưu Điện đã xúc tiến những nghiên cứu cơ bản về Thương mại điện tử và trình Chính phủ dự

án thành lập một hội đồng quốc gia về Thương mại điện tử cũng như chương trình hành động Quốc gia về vấn đề này Bên cạnh đó, các hoạt động chuẩn bị và thử nghiệm cũng đã được bắt đầu nhiều công ty đã lên Web để giới thiệu về mình và tìm kiếm bạn hàng, một số siêu thị ảo đã được khai thác

Trang 17

Chương 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1 Khảo sát các nhu cầu

2.1.1 Từ phía người dùng

Hiện nay Internet từ xa lạ trở thành phổ thông, thì nhu cầu khai thác sử

dụng thông tin, coi Internet là công cụ phục vụ thương mại, mua bán hữu hiệu Đặc biệt đối tượng có nhu cầu sử dụng các thiết bị số không ngừng gia tăng Các đối tượng người dùng này là những người cực kỳ đặc biệt, họ có nhu cầu cao hơn

so với người bình thường Họ dễ dàng sủ dụng Internet cho việc mua bán hay thanh toán các nhu cầu của mình đặc biệt nhu cầu sử dụng các sán phầm công nghệ cao

Qua tìm hiểu yêu cầu người dùng ở đây là đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện thoại, ta thấy nổi bật các nhu cầu sau:

- Người dùng muốn tìm hiểu tham khảo các sản phẩm mới

- Người dùng muốn biết nhanh nhất giá cả sản phẩm họ đang có nhu cầu

- Người dùng muốn tham khảo nhu cầu tiêu dùng thời đại

- Người dùng cần dễ dáng so sánh giá cả của các đơn vị cung cấp

- Người dùng muốn dễ dàng ngồi tại nhà đặt hàng mà họ muốn mua

2.1.2 Từ nhà cung cấp sản phẩm, đơn vị kinh doanh

Với nhu cầu không ngừng gia tăng đột biến của khách hàng thì đơn vị

cung cấp cũng không ngừng gia tăng dịch vụ và hình thức kinh doanh mới

Qua tìm hiểu, (cụ thể ở đây là Công ty TNHH NGUYỄN DU Mobile, địa chỉ 187 Nguyễn Văn Cừ-Phường Cẩm Đông-Cẩm Phả-Quảng Ninh), ta thấy từ phía đơn vị cung cấp có các nhu cầu như sau:

- Giới thiệu quảng cáo công ty

- Cần có một cổng thông tin điện tử tương tác hiệu quả với khách hàng

- Trưng bày hợp lý các sản phẩm

- Hỗ trợ cho người dùng chức năng tìm kiếm

- Hỗ trợ nhanh nhất chức năng đặt hàng, thanh toán

- Bảo mật thông tin khách hàng cũng như thông tin nội bộ

Trang 18

2.1.3 Giải pháp

Việc xây dựng một website với những modules sau có thể đáp ứng nhu

cầu của công ty

 Module hiển thị chủng loại sản phẩm (cataloges view)

 Module hiển thị sản phẩm theo chủng loại ( product by cataloge)

 Module hiển thị sản phẩm nổi bật ( product by hot sort)

 Module hiển thị hàng mới và hàng bán chạy

 Module hiển thị chi tiết từng loại sản phẩm kèm giá bán

 Module cho phép khách hàng liên hệ mua hàng (shoping)

 Module cho phép khách hàng xem tin tức

 Module liên hệ quảng cáo

 Module tìm kiếm sản phẩm, tin tức

 Trang quản trị dành cho admin

 Modul giới thiệu về công ty

 Box thống kê số lượt truy cập

2.2 Phân tích thiết kế hệ thống

2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống

Với các nhu cầu trên thì hệ thống cần có các chức năng sau để có thể đáp ứng

được các nhu cầu đó:

* Chức năng phía người sử dụng:

- Xem và tìm kiếm tin tức

- Xem và tìm kiếm thông tin sản phẩm

- Nhập thông tin cần thiết để có thể mua hàng

- Liên hệ quảng cáo, góp ý kiến về phía công ty

- Bình chọn và xem kết quả bình chọn

Trang 19

* Chức năng phía nhà quản trị:

- Quản trị liên hệ quảng cáo

- Quản trị thư liên hệ góp ý

- Quản trị thành viên

- Quản trị đơn đặt hàng của khách hàng

- Quản trị thêm hàng hóa

- Quản trị nhóm hàng hóa và chi tiết sản phẩm

- Quản trị phân loại hàng hóa

- Quản trị loại tin tức

- Quản trị tin tức

- Quản trị tổng thống kê

- Quản trị giới thiệu

Một số chức năng quản trị có chức năng thêm, sửa , xóa dữ liệu

Trang 20

Biểu đồ phân cấp chức năng:

Website thương mại điện tử bán điện thoại di dộng

Quản lý liên hệ quảng cáo Xem thông tin sản phẩm

Quản lý phân loại hàng hóa

Quản lý loại tin tức

Quản lý tin tức

Quản lý giới thiệu Quản lý tổng thống kê Bình chọn, xem kết quả

Trang 21

2.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu

2.2.2.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh

Giải thích:

- Các luồng bên phía khách hàng có:

+ Kết quả xem thông tin: Thông tin sản phẩm, tin tức, tìm kiếm

+ Thông tin đặt hàng , thanh toán: Dữ liệu do khách hàng nhập vào và đệ trình tới đơn vị cung cấp

- Các luồng từ nhà quản trị có:

+ Luồng cập nhật: Các thông tin về sản phẩm, tin tức

+ Luồng xem thông tin: thông tin đặt hàng, liên hệ, sản phẩm, tin tức

Các chức năng của hệ thống Luồng dữ liệu

Kho

Trang 22

2.2.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

Đơn đặt hàng

Liên hệ Sản phẩm

Tin tức

Cập nhật

Xem thông tin Liên

hệ

Trang 23

2.2.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh

* Cho chức năng người dùng:

Khách hàng

Theo dõi tin tức

Xem thông tin sản phẩm

Đặt hàng

Liên hệ

Sản phẩm Tin tức

Đơn đặt hàng

Liên hệ

Bình chọn

Bình chọn

Trang 24

* Cho chức năng quản trị:

Quản trị

QL liên hệ quảng cáo

QL nhóm hàng hóa

QL giới thiệu

QL đơn đặt hàng

QL thêm hàng hóa

QL liên hệ góp

ý

QL thành viên

Liên hệ Quảng cáo

Trang 25

2.2.3 Phân tích các dữ liệu của hệ thống

2.2.3.1 Mô hình thực thể liên kết

* Cơ sở dữ liệu: 27071985.mdb

Trang 26

* Cơ sở dữ liệu: thongke.mdb

2.2.3.2 Mô hình quan hệ dữ liệu thể hiện bằng Access

* Từ cơ sở dữ liệu : 27071985.mdb

- Bảng 1: BACSP

- Bảng 2: CHITIETDONHANG

- Bảng 3: DONH

Trang 28

- Bảng 10: SANPHAM

- Bảng 11: THONGBAO

Trang 30

Link tới quảng cáo

c) Mẫu theo dõi thư liên hệ dành cho admin

Nội dung liên hệ

Biểu mẫu này cho phép cập nhật thông tin phản hồi của khách hàng, trả lời khách hàng

Trang 31

d) Mẫu quản lý thành viên dành cho admin

Biểu mẫu này cho phép xem thông tin khách hàng, Xem chi tiết đơn đặt hàng,

và thực hiện chức năng xóa sản phẩm

f) Mẫu xem chi tiết đơn đặt hàng dành cho admin

Trang 32

g) Mẫu phân loại hàng hóa dành cho admin

STT Thứ tự ưu tiên Phân loại hàng hóa

Biểu mẫu này cho phếp thêm, sửa, xóa loại hàng hóa

h) Mẫu thêm nhóm hàng mới dành cho admin

STT Tên nhóm hàng Sản phẩm trong nhóm Mức độ ưu tiên Quản trị

Biểu mẫu này cho phép xem chi tiết sản phẩm trong nhóm, cho phép thêm , sửa, xóa nhóm hàng

i) Mẫu loại hàng hóa dành cho admin

STT Tên loại hàng Xem hàng hóa thuộc loại STT ưu tiên hiển thị Logo

Quản trị

Biểu mẫu này cho phép thêm, sửa, xóa loại hàng Và cho phép liên kết xem chi tiết các hàng hóa thuộc loại hàng hóa chọn

Trang 33

k) Mẫu chi tiết hàng hóa dành cho admin

STT Tên hàng hóa

Số lượng nhập vào

Số lượng tồn Giá bán Khuyến mãi Quản trị

Biểu mẫu này cho phép xóa, sửa sản phẩm

m) Mẫu thêm/sửa/xóa danh sách loại tin

STT Tên loại tin

l) Mẫu danh sách tin đã đưa

STT Tiêu đề tin Đăng ngày Hình ảnh

Biểu mẫu này cho phép thêm, sửa, xóa các tin đã đưa p) Mẫu thêm tin tức mới

Tiêu đề tin Ngày đưa tin Tác giả Hình ảnh Chú thích hình Phân quyền đọc bản tin Loại tin

Nội dung

Trang 34

Chương 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

2.3 Tổng quan về access

2.3.1 Giới thiệu Hệ quản trị CSDL Access

2.3.1.1 Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm hệ quản trị CSDL quan hệ

- Cơ sở dữ liệu (Database): là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau chứa thông tin về một tổ chức nào đó (như một trường đại học, một ngân hàng, một công ty, một nhà máy, ), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp (như băng từ, đĩa từ, …) để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích

- Mô hình CSDL quan hệ: dữ liệu được thể hiện trong các bảng Mỗi bảng gồm các dòng và cột, mỗi cột có một tên duy nhất Mỗi dòng cho thông tin về một đối tượng cụ thể trong quản lý

- HQTCSDL quan hệ: là phần mềm để tạo lập CSDL theo mô hình CSDL quan hệ và thao tác trên CSDL đó

b) Các tính năng của HQT CSDL quan hệ

- Khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài

- Truy nhập số lượng lớn thông tin một cách hiệu quả

- Được xây dựng trên mô hình dữ liệu (quan hệ)

- Ngôn ngữ cấp cao để định nghĩa và thao tác dữ liệu

- Đồng bộ các truy nhập cạnh tranh

- Kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu và thẩm quyền truy nhập

- Phục hồi

2.3.1.2 Hệ quản trị CSDL Access

a) Khả năng và ứng dụng của Access:

- Access là HQT CSDL quan hệ, phù hợp với các bài toán quản lý vừa và nhỏ

Trang 35

- Access cung cấp hệ thống công cụ phát triển (Development tools) khá mạnh giúp các nhà phát triển phần mềm đơn giản trong việc xây dựng trọn gói các dự án phần mềm quản lý qui mô vừa và nhỏ

- Access được dùng để:

+ Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu

+ Xây dựng chọn gói các phần mềm quản lý quy mô vừa và nhỏ

b) Chế độ làm việc của Access:

- Chế độ sử dụng công cụ có sẵn: Giúp cho người sử dụng không chuyên

có thể xây dựng chương trình quản lý

- Chế độ lập trình: Dùng ngôn ngữ VBA (Visual Basic for Application), người sử dụng chuyên nghiệp có thể phát triển ứng dụng, kiểm soát chặt chẽ

dữ liệu, phân quyền truy nhập

c) Ngôn ngữ định nghĩa và thao tác dữ liệu

- Ngôn ngữ QBE (Query By Example): cho phép bạn xây dựng các truy vấn dữ liệu bằng cửa sổ thiết kế và bằng các công cụ có sẵn

- Ngôn ngữ SQL (Structure Query Language): cho phép bạn truy vấn dữ liệu bằng các câu lệnh có cấu trúc

2.3.1.3 Môi trường làm việc của Microsoft Access

a) Khởi động Access

Trên màn hình desktop của Window, kích chuột vào nút Start chọn Progams/Microsoft Office/Micorosoft Office Access

b) Hệ thống menu chính của Access

- File: Các thao tác cơ bản trên tệp

- Edit: Các thao tác soạn thảo

- Create Shortcut: tạo lối tắt trên màn hình Windows

- View: Các chế độ quan sát đối tượng

- Insert: Thêm một thành Chương vào đối tượng đang thiết kế

- Tools: Các công cụ, tiện ích CSDL

Relationship: Xem mối quan hệ giữa các bảng trong CSDL

Database utilities: Các tiện ích cơ sở dữ liệu như:

+ Chuyển đổi dữ liệu giữa các phiên bản (Convert)

+ Nén tệp CSDL (Compact)

Trang 36

+ Tạo menu nhờ công cụ sẵn có (Switch Board)

+ Chia nhỏ tệp CSDL (Split)

+ Tạo tệp MDE, để che giấu các thiết kế

+ Bảo mật quyền truy nhập (Security)

- Windows: Cách sắp đặt các cửa sổ trên màn hình

- Help: Trợ giúp

c) Các thành phần của CSDL Access

- Bảng (tables): Nơi trực tiếp chứa dữ liệu Có thể nhập khẩu, kết nối các bảng từ các ứng dụng cơ sở dữ liệu khác như ParAdox, Excel, FoxPro, dBase, …

- Truy vấn (Queries): Tạo nguồn dữ liệu cho các giao diện nhập liệu, các báo cáo của người sử dụng trực tuyến, …

- Biểu mẫu (Form): Hiển thị dữ liệu có trong các bảng hay truy vấn và cho phép bổ sung các dữ liệu mới, đồng thời hiệu chỉnh hay xóa dữ liệu hiện có

Có thể kết hợp ảnh và đồ thị vào biểu mẫu, thậm chí cả âm thanh

- Báo cáo (Report): In dữ liệu từ các bảng hoặc các bộ hỏi theo bất kỳ dạng thức nào bạn muốn Access cho phép bổ sung đồ họa vào báo cáo

- Macro: là một hình thức lập trình đơn giản, dùng để gắn kết các đối tượng chính trong chương trình như liên hệ giữa các form, tạo menu

- Module: Là chương trình viết bằng VBA

2.3.2 Tạo lập Cơ sở dữ liệu

2.3.2.1 Tạo CSDL mới

a) Tạo CSDL trống

- Chọn File/New/ Blank Database

- Đặt tên CSDL cần tạo, chọn vị trí đặt tệp CSDL, sau đó kích chuột vào nút Create để tạo CSDL Access tạo ra một tệp CSDL có tên trùng với tên

CSDL và có đuôi là mdb

b) Tạo CSDL theo mẫu có sẵn

- Chọn File/new/ On my computer xuất hiện cửa sổ Template

- Trong cửa sổ Template chọn Databases, chọn một CSDL mẫu có sẵn và kích nút OK, cửa sổ File new database xuất hiện, đặt tên cho CSDL

Trang 37

Chương trình Database Wizard sẽ được khởi động để sinh ra cơ sở dữ liệu mẫu mà bạn đã chọn

2.3.2.2 Tạo bảng

a) Các kiểu dữ liệu

- Text: Xâu ký tự có độ dài 255

- Memo: Văn bản độ dài đến khoảng 65000 ký tự

- Number: Số thực, số nguyên

- Date/Time: Ngày giờ

- Curency: Tiền tệ

- Autonumber: Số nguyên, tự động tăng thêm khi có bản ghi mới

- Yes/No: Dữ liệu logic, giá trị thực 0, 1

- OLE Object: ảnh hoặc văn bản lớn

- Hyperlink: Địa chỉ trang web

b) Tạo cấu trúc bảng

* Bước 1: Mở cửa sổ thiết kế cấu trúc bảng

- Cách 1: Từ cửa sổ Database, trong mục Object chọn Tables -> Create table in Design view -> Design

- Cách 2: Từ cửa sổ Database, mục Object chọn Tables -> , cửa sổ New Table như sau xuất hiện Trong cửa sổ này ta chọn Design View -> OK

* Bước 2: Thiết kế các trường (cột) của bảng

- Nhập tên trường trong mục Field Name

- Chọn kiểu dữ liệu của trường trong mục Data Type

- Ghi mô tả của trường trong mục Description

- Nhập các thuộc tính (ràng buộc) của trường này trong các phần General, phần Lookup

* Bước 3: Ghi lại cấu trúc bảng vừa tạo

- Chọn biểu tượng trên thanh công cụ Cửa sổ Save As xuất hiện

- Nhập tên bảng trong phần Table Name -> OK

2.3.2.3 Ràng buộc dữ liệu khi thiết kế bảng

Để xác định thuộc tính của trường có thể dùng ngay hộp thoại tạo bảng

- Field size (độ rộng): Độ rộng của trường số hoặc xâu ký tự

Ngày đăng: 09/08/2016, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w