Ngày 2102011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS) nhưng không bị phát hiện. Ngày 5102012, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS) bị phát hiện và Công an bắt giữ H. Câu hỏi: 1. Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS. (2 điểm) 2. Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1điểm) 3. Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản. (2 điểm) 4. Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều 136 BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? hãy giải thích rõ vì sao? (2 điểm)
Trang 1ĐỀ 5
Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng - thuộc khoản 1 Điều 138
BLHS) nhưng không bị phát hiện Ngày 5/10/2012, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS) bị phát hiện và
Công an bắt giữ H
Câu hỏi:
1 Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách
phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS (2 điểm)
2 Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình
phạt của H có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1điểm)
3 Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên Tội trộm cắp tài sản bị
Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản
bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng
về tội cướp giật tài sản (2 điểm)
4 Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều
136 BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? hãy giải thích rõ vì sao? (2 điểm)
1
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
Trang 4MỞ ĐẦU
Luật hình sự là ngành luật trong hệ thông pháp luật có đối tượng
và phương pháp điều chỉnh riêng, tuân thủ theo các nguyên tắc và có nhiệm vụ riêng1 Với tính chất là ngành luật, luật hình sự được hiểu là
hệ thống những qui phạm pháp luật xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và qui định hình phạt có thể áp dụng cho người
đã thực hiện các tội phạm đó.2 Vì vậy, để làm rõ hơn đặc thù của ngành luật hình sự so với những ngành luật khác em xin mạnh dạn lựa chọn
đề 5 với tình huống như sau:
Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng - thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS) nhưng không bị phát hiện Ngày 5/10/2012, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS) bị phát hiện và Công an bắt giữ H
Câu hỏi:
1 Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách
phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS (2 điểm)
2 Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình
phạt của H có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1điểm)
3 Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên Tội trộm cắp tài sản bị
Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản
bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng
về tội cướp giật tài sản (2 điểm)
1 T Trang 9 giáo trình luật Hình sự Việt Nam, NXB CÔNG AN NHÂN DÂN- HÀ NỘI 2015
Trang 9 giáo trình luật Hình sự Việt Nam, NXB CÔNG AN NHÂN DÂN- HÀ NỘI 2015
2
Trang 54 Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều
136 BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? hãy giải thích rõ vì sao? (2 điểm)
NỘI DUNG
1. Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS?
Trả lời :
Cơ sở quy định Khoản 1 Điều 138 Khoản 4 Điều 136
Cơ sở phân loại TP Khoản 3 Điều 8 BLHS
Phân loại tội phạm Ít nghiêm trọng Đặc biệt nghiêm
trọng
Mức cao nhất của
khung hình phạt đối
với tội ấy
Đến 3 năm tù Trên 15 năm tù, tù
chung thân hoặc tử
hình
Giải thích:
Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết nhưng không bị phát hiện, ngày 5/10/2012, H lại cướp giật tài sản và Công an bắt giữ H Do lần đầu tiên trộm cắp tài sản ( tài sản trị giá 49 triệu đồng theo khoản 1 Điều 138) như vậy hành vi của H là trái pháp luật hình sự, tuy nhiên hành vi của H không bị phát hiện nên chưa đủ căn cứ để buộc tội H Đồng thời, khi H bị bắt giữ về tội cướp giật tài sản ( khoản 4 Điều 136) mà trong trường hợp này H không khai ra rằng mình đã từng trộm cắp tài sản và không có đủ căn cứ để chứng minh rằng H đã trộm cắp tài sản thì H không bị coi là có tội Bởi theo quy định của BLTTHS 2003, cụ thể tại điều 9 quy
định Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp
Trang 6Nguyên tắc trên là nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS, một người
có hành vi phạm tội mà chưa có bản án kết tội của Tòa án và bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì chưa được coi được tội phạm Tuy
nhiên, đề bài chưa chỉ rõ ở chỗ “ H lại phạm tội cướp giật tài sản bị
phát hiện và Công an bắt giữ ” nên em sẽ mặc nhiên coi hành vi trộm
cắp tài sản và hành vi cướp giật tài sản của H có căn cứ pháp luật và căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của H để phân loại tội phạm mà H phải chịu
Theo khoản 3 Điều 8 BLHS 1999 quy định: “Tội phạm ít nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; ; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Như vậy, trên cơ sở phân loại tội phạm được quy định tại Khoản
3 Điều 8 BLHS, để xác định loại tội phạm đối với bất cứ một loại tội nào ta cũng cần căn cứ vào hai yếu tố: mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi phạm tội (căn cứ về tính nguy hiểm cho xã hội) và lượng hình được áp dụng với từng tội phạm cụ thể (khung hình phạt cao nhất với tội ấy)
Trong trường hợp của H, ngày 2/10/2011, H trộm cắp tài sản của người không quen biết, tài sản trị giá 49 triệu đồng Áp dụng khoản 1điều 138 BLHS 1999:
“ Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
Trang 7hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” Có thể thấy rằng , mức cao
nhất của khung hình phạt dành cho tội phạm của H là ba năm tù Vậy tội phạm của A là tội ít nghiêm trọng
Ngày 5/10/2012 H lại phạm tội cướp giật tài sản, áp dụng khoản 4 Điều 136 BLHS 1999:
“ 4 Phạm tội thuộc một trong cac trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù trung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
Mức cao nhất của khung hình phạt mà H phải chịu là hai mươi năm tù hoặc tù trung thân Do vậy, tội phạm của H phải chịu là tội đặc biệt nghiêm trọng
2. Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?
Trả lời:
Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể phải chịu là mười tám năm tù
Giải thích:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 BLHS 1999:
“Người từ đủ 16 tuổi trở nên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”
Khoản 1 Điều 74:
“Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng qui định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật qui định;”
Trang 8Khoản 1 Điều 75 BLHS 1999 : “Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi
người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất qui định tại Điều 74 của Bộ Luật này”
H phải chịu trách nhiệm hình sự với 2 tội phạm trộm cắp tài sản với mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù và tội cướp giật tài sản với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù hoặc tù trung thân Tuy nhiên, H mới 17 tuổi thuộc khoản 1 Điều 75 nên hình phạt tổng hợp cho hai tội mà H phạm phải là 18 năm tù
3. Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên Tội trộm cắp tài sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản
Trả lời:
Với hai tội phạm: tội thứ nhất là trộm cắp tài sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội thứ hai là tội tội cướp giật tài sản bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giât tài sản thì hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả hai tội này là 15 năm 8 tháng
Giải thích:
Theo khoản 1 Điều 31 BLHS 1999 qui định :
“Cải tạo không giam giữ được ápdụng từ sáu tháng đến ba năm
đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng
do Bộ luật này qui định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần phải cách ly với người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đang bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ tạm giam được trừ vào hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ”
Trang 9Do vậy, tội trộm cắp tài sản của H sẽ bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ Tuy nhiên, H còn phạm tội cướp giật tài sản và bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù, nên áp dụng khoản b khoản
1 Điều 50 cho quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội:
“Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này”
Kết hợp khoản 1 Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 BLHS
1999, ta có thể nhận thấy, H bị phạt với hai hình phạt khác nhau là cải tạo không giam giữ và phạt tù Hình phạt 3 năm cải tạo không giam giữ của H có thể chuyển đổi sang hình phạt tù theo tỉ lệ ba ngày cải tạo không giam giữ thành một ngày tù Từ đây, 3 năm cải tạo không giam giữ là 365 ngày nhân 3 bằng 1095 ngày, với 1095 ngày cải tạo không giam giữ sẽ được 365 ngày phạt tù tức 1 năm phạt tù
Vậy H bị phạt 1 năm tù về tội trộm cắp tài sản và 15 năm tù về tội cướp giật tài sản Tổng cộng hình phạt của H về hai tội trên là
16 năm tù Tuy nhiên, H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản nên hình phạt 15 năm tù sẽ trừ 4 tháng tạm giam còn 14 năm 8 tháng về tội cướp giật tài sản và 1 năm tù về tội trộm cắp tài sản Vậy tổng cộng tất cả hình phạt mà H phải chịu là 15 năm 8 tháng tù giam
4. Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều
136 BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? hãy giải thích rõ vì sao?
Trả lời:
Trang 10Với tội cướp giật tài sản truy tố theo khoản 1 Điều 136 BLHS
và tội trộm cắp tài sản như tình huống trên thì H không có khả năng được hưởng án treo
Giải thích:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 NQ Số 01/2013/NQ-HĐTP:
“ Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử,
họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;
d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án
đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.”
H xét xử cùng một lần về hai tội cướp giật tài sản theo khoản 4
Điều 136 và tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS, vậy nên H không có khả năng được hưởng án treo
KẾT LUẬN
Qua tình huống trên, em đã làm sáng tỏ yêu cầu đề bài đặt ra Đồng thời, dựa vào cơ sở pháp lý để phân tích rõ và áp dụng để giải quyết tình huống thực tiễn về những vấn đề: phân loại tội phạm, trách nhiệm hình sư, cách tổng hợp hình phạt và các trường hợp không được hưởng án treo Tuy bài làm dựa trên những gì học hỏi được từ thầy cô, bạn bè và những nguồn tài liệu tham khảo nhưng bài làm của em
Trang 11không tránh khỏi những quan điểm chủ quan và thiếu xót Kính mong thầy cô xem xét và có những đánh giá chân thực để em có những bài làm tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hình Sự _2015, ĐH Luật Hà Nội
2. BLHS 1999