Tại khoản 1 Điều 8 BLHS có nêu khái niệm về tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”
Phân loại tội phạm trong pháp luật hình sự Trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay, tội phạm được khái nệm, phân loại và quy định cụ thể tại Điều 8 của Bộ luật hình sự năm 1999 Quy định về các loại tội phạm Tại khoản 1 Điều 8 BLHS có nêu khái niệm về tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”. Việc các nhà làm luật đưa ra các quy định để xác định một tội phạm thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) và tội đặc biệt nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình), theo chúng tôi là đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Một số bất cập Tuy nhiên, về quy định để xác định một tội phạm nào đó có thuộc tội nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng còn chưa rõ ràng, cụ thể dẫn tới việc hiểu và áp dụng pháp luật trên thực tế còn khác nhau, gây tranh cãi. Cụ thể: Về tội nghiêm trọng: nhà làm luật nêu lên khái niệm “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;”. Khái niệm này làm phát sinh hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất: một tội phạm được coi là tội phạm nghiêm trọng khi và chỉ khi tội phạm đó có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy có quy định đến và phải đến bảy năm tù. Còn đối với một số tội phạm khác có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy có quy định chưa đến bảy năm tù, mặc dù có cao hơn 03 năm tù, tức là cao hơn mức cao nhất của loại tội phạm ít nghiêm trọng (loại tội phạm nhẹ hơn liền kề), thì nó cũng không thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, bởi lẽ mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy chưa đến bảy năm tù theo quy định. Cách hiểu thứ hai: Một tội phạm được coi là tội phạm nghiêm trọng khi tội phạm đó có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy từ trên ba năm tù (từ ba năm tù trở xuống là thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng) cho đến bảy năm tù. Có nghĩa là tất cả những tội phạm mà mức án cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy là từ bảy năm tù chở xuống đến trên ba năm tù thì đều thuộc loại tội phạm nghiêm trọng. Riêng đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng, mặc dù trong BLHS năm 1999 có một số điều luật có quy định mức án cao nhất của khung hình phạt đối với các tội phạm ấy cũng không đến 03 năm tù nhưng tất cả đều thống nhất hiểu là tội phạm ít nghiêm trọng bởi lẽ đó là loại tội phạm nhẹ nhất trong 04 loại tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam (tức là không thể thuộc loại tội phạm khác).