1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thiết kế chương trình giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông

145 788 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

Phần 3: Nghệ thuật sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm mang nội dung GDMT và một số ca khúc về môi trường, cung cấp một số lý luận cơ bản về sáng tác và biểu diễn của một số loại hình nghệ thu

Trang 1

Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o

Dù ¸n vie/ 98/ 018

Ch−¬ng tr× nh ph¸t triÓn liªn

hî p quèc (UNDP) & DANIDA

Gi¸o dôc M«i tr−êng trong tr−êng Phæ th«ng ViÖt Nam

Trang 2

Lời nói đầu

Thực hiện chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị về công tác tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và triển khai quyết định 1363/QĐ - TTg “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”,

các hoạt động của dự án “Giáo dục môi trường trong

trường phổ thông Việt Nam” ngày càng có hiệu quả

Giai đoạn I của Dự án, 1996 - 1998 ((VIE/95/041) doChương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ và giai đoạn II, 1999-2004 (VIE/98/018) được Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế của Vương quốc Đan Mạch (DANIDA) tài trợ, cả hai pha đều nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình giáo dục môi trường trong các trường học

Cuốn sách nhỏ này là ‘Phần 3’ của cuốn ‘Thiết kế mẫu một số mô đun GDMT ở trường phổ thông’ xuất bản

2001 Phần này dành cho một số mô đun hoạt động ngoài giờ lên lớp Tác giả của cuốn sách là những cán

bộ đang trực tiếp giảng dạy tại các trường ĐHSP, CĐSP, các cán bộ chỉ đạo phong trào thanh thiếu niên của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và một số cơ sở quản lý giáo dục

Cuốn sách này có thể dùng trong các trường Sư phạm

và cho các lớp bồi dưỡng giáo viên hàng năm

Ban biên tập

Trái đất nhì n từ vũ trụ

Trang 3

2 Cấu trúc của sách

Phần 1 là phần hướng dẫn chung, đề cập đến mục tiêu và một số

đặc trưng cơ bản của hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp Hai cách tiếp cận của GDMT ngoài giờ lên lớp là từ chu trình Kinh nghiệm – Hành động và từ quan hệ cộng đồng Tiếp theo là phần gợi ý một số hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông Phần này giúp cho việc hình thành ý tưởng

và thiết kế các hoạt động cụ thể Cuối cùng là gợi ý một số chủ đề thường

được khai thác cho GDMT từ các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông

Phần 2 cung cấp thiết kế mẫu một số mô đun giáo dục môi trường cho hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm: Các trò chơi, Các cuộc điều tra, Các cuộc thảo luận, Các cuộc thi, Các thí nghiệm, Tham quan, d∙ ngoại và Các chiến dịch môi trường Việc phân chia này chỉ mang tính tương đối để tiện theo dõi và áp dụng

Phần 3: Nghệ thuật sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm mang nội dung GDMT và một số ca khúc về môi trường, cung cấp một số lý luận cơ bản về sáng tác và biểu diễn của một số loại hình nghệ thuật có thể phục vụ cho GDMT dưới hình thức các hoạt động ngoài giờ lên lớp Một số hình vẽ minh hoạ những động tác cơ bản của nghệ thuật kịch câm và một số bài hát đ∙ đoạt giải trong các cuộc thi sáng tác về đề tài GDMT sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hành, ứng dụng của các loại hình nghệ thuật này

3 Sản phẩm cần đạt được

Sách được sử dụng như một tài liệu nguồn để mỗi giáo sinh, giáo viên có thể tự thiết kế và thực hành, đánh giá các việc làm GDMT ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương về nội dung chuyên môn và cơ sở vật chất

Trang 4

II GDMT ngoài giờ lên lớ p: Mục tiêu và Một số gợ i ý khi thực

hiệ n

1 Mục tiêu

GDMT ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển kỹ năng hành động trong môi trường của học sinh từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên

2 Một số đặc trưng cơ bản của GDMT ngoài giờ lên lớp

Có rất nhiều hình thức hoạt động Các hình thức này cũng là môi trường lý tưởng cho việc đổi mới phương pháp dạy và học nếu được tổ chức tốt Một số

đặc trưng cơ bản của GDMT ngoài giờ lên lớp:

- Không bị khống chế về thời gian như trong các bài học chính khoá

- Hoạt động dưới các hình thức phong trào tập thể có sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng, nhà trường, giáo viên, tổ chức đoàn, đội thiếu niên…

động giáo dục mà học sinh tự hoàn thiện những khái niệm đ∙ có hoặc hình thành khái niệm mới thông qua chuỗi tình cảm - tư duy - hành động - đánh giá

và làm giàu kinh nghiệm sống

Trang 5

4 Tiếp cận quan hệ cộng đồng trong trong các hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp

4.1 Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hình thức hoạt động mang tính cộng

đồng

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện trong mối quan hệ cộng

đồng, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có một vai trò hết sức quan trọng (Alley, 1999) Mô hình tiếp cận quan hệ cộng đồng (hình 2) cho thấy dòng thông tin vận động trong hoạt động giáo dục nói chung và GDMT nói riêng được chuyển tiếp trong hệ thống cộng đồng theo thời gian

Những điểm chủ yếu trong mô hình này bao gồm:

- Các mối quan hệ x∙ hội của học sinh hình thành một mạng lưới đa dạng và

phức tạp

- Mỗi học sinh là thành viên của cộng đồng và là một mắt xích trong quá trình

trao đổi thông tin

- Sự giao lưu thông tin thể hiện qua cả các hoạt động chính thức lẫn không chính

thức

- Hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng

- Cả cộng đồng như một đơn vị chuyển tải thông tin chứ không phải mỗi cá

Trang 6

4.2 Một số yếu tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động nhóm có hiệu quả

Hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp nên tổ chức theo nhóm Một nhóm người thì

có các kỹ năng bù trừ nhau, có cùng chung mục đích và cùng chịu chung trách nhiệm Một số nhân tố chính đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của nhóm bao gồm:

- Nên có các mối liên hệ tốt trong nhóm hoạt động và với những

người khác ngoài nhóm

- Tự biết mình - mỗi thành viên trong nhóm nên cởi mở nhận rõ các

điểm mạnh và điểm yếu của mình

- Tích cực lắng nghe - mỗi thành viên trong nhóm nên học cách thực

sự lắng nghe người khác nói

- H∙y tin nhau - các thành viên nên tin lẫn nhau, hợp tác cùng làm

sáng tỏ các sự kiện, tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất cũng như các cách làm khác nữa Các thành viên không tìm cách lừa gạt, cài bẫy hay hạ thấp nhau, cũng không xuyên tạc, dấu giếm hoặc sử dụng thông tin

và ý tưởng cho mục đích riêng

- Sẵn sàng giúp đỡ - sẵn sàng hướng tới mọi người cả trong lẫn ngoài

nhóm hoạt động

- Hợp tác cả khi giải quyết vấn đề lẫn khi chia sẻ gánh nặng công việc

- Hỗ trợ - mở rộng các quan hệ hỗ trợ bao trùm toàn bộ thành viên

trong nhóm, kể cả cấp dưới hay cấp trên

- Cộng tác – các thành viên nêu cao tinh thần cộng tác làm việc trong và

ngoài nhóm hết sức tránh chỉ trích lẫn nhau

- Xung đột sáng tạo cần được các thành viên nuôi dưỡng thay cho các

xung đột lệch lạc

- L∙nh đạo cởi mở, không chèn ép nhau trong nhóm hoạt động Trách

nhiệm cần được các thành viên chia sẻ và chấp nhận nhằm giảm bớt sự tranh giành quyền l∙nh đạo không lành mạnh

- Kết quả cuộc họp sẽ dẫn đến nhất trí chứ không thoả hiệp khi

nhóm thảo luận ra quyết định

- Quyết định đúng đắn dựa vào sự kiện, chứ không dựa vào ý kiến

đánh giá mơ hồ

- Hành động - mọi việc phải được hoàn thành theo tiến độ, tốn ít năng

lượng

- Biết rõ và đạt mục tiêu - từng thành viên và cả nhóm hoạt động

thoả m∙n với việc thực hiện các mục tiêu

- Đánh giá, xem xét lại các nhiệm vụ và tiến trình - cả nhóm

quan tâm đến nội dung công việc được thực hiện (nhiệm vụ) và cả cách

làm (quá trình)

Trang 7

5 Gợi ý một số hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông

a) Tổ chức các cuộc thi: Hoạt động này nhằm kích thích hoạt động tâm lý tích cực của học sinh Học sinh rất muốn có cơ hội khẳng định mình trong các hoạt động này Phần thưởng hay lời động viên trong các cuộc thi cũng góp phần giúp trẻ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động

Các cuộc thi tìm hiểu có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau về môi trường xung quanh, về các cuộc thi văn nghệ,

đóng vai, biểu diễn…

b) Tổ chức các thí nghiệm theo dõi dài ngày: Trong hoạt động này, học sinh với vai trò như một nhà nghiên cứu triển khai các bước: xác định mục tiêu, địa điểm, phương pháp, cách thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định môi trường Một số thí nghiệm có thể kéo dài vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng, có thể tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương như các thí nghiệm quan sát chim di cư, chu trình biến thái sâu bọ, đo tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường phố, xung quanh trường…

c) Tổ chức các hoạt động xanh: Câu lạc bộ xanh, đội hành động xanh, biểu diễn thời trang xanh, chứng chỉ xanh… Vai trò trách nhiệm cá nhân và cộng đồng được khẳng định thông qua các hoạt động này Các loại hình câu lạc bộ trồng cây, chăm sóc cây, không ăn thịt thú hoang d∙… sẽ đạt hiệu quả cao, nếu biết cách tổ chức và thực hiện tốt

d) Tổ chức tham quan, d∙ ngoại: Đây là những cơ hội tốt để trau dồi tình cảm đối với thiên nhiên, đáp ứng tâm lý tò

mò ham hiểu biết của học sinh Các hoạt này sẽ đạt hiệu quả cao, nếu biết tổ chức học sinh như một đoàn nghiên cứu Quan sát, thu thập thông tin, xử lý thông tin và các kết quả

được trình bày trước các nhà quản lý Nên tổ chức tham quan những nơi làm tốt công tác bảo tồn (vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển ) và cả những nơi chưa làm tốt (chuyển rừng ngập mặn sang nuôi tôm, phá rừng làm nương rẫy )

e) Tổ chức các chiến dịch: Hình thức chiến dịch không chỉ tác động tới học sinh mà tới cả cộng đồng Chính trong

Trang 8

các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức ‘mình vì mọi người, mọi người vì mình’ Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như: chiến dịch ‘Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững’, chiến dich "H∙y chia sẻ cùng mọi người", chiến dịch ‘Vì một thế giới sạch’, "Vì màu xanh quê hương"…

6 Mô đun giáo dục môi trường cho hoạt động ngoài giờ lên lớp

Một hoạt động dù đơn giản hay phức tạp đều cần có ý tưởng, với mục tiêu rõ ràng, hình thức thực hiện phong phú, đa dạng để đạt hiệu quả cao Thiết kế một hoạt động theo những điểm cơ bản sau đây:

- Tên hoạt động: Xác định rõ tên hoạt động, thường thể hiện mục tiêu

hoặc kết quả cuối cùng của hoạt động cần đạt được

- Mục tiêu: Nêu rõ các sản phẩm phải làm được

- Thời gian: Cần phân bố thời gian thích hợp tuỳ thuộc vào kế hoạch

của nhà trường, mùa vụ trong năm

- Cơ sở vật chất: Các trang thiết bị thí nghiệm cho đến các dụng cụ cá

nhân cần được liệt kê

- Các bước tiến hành: Các bước tiến hành càng cụ thể, càng dễ thực

hiện, dễ theo dõi và đánh giá

- Câu hỏi thảo luận: Cần phối hợp nhiều hình thức thiết kế câu hỏi và

- Gợi ý cho người sử dụng: Người thiết kế cần làm rõ thêm ý tưởng

của mình sao cho người khác không thể hiểu lầm được về nội dung, các bước thực hiện và tiêu chí đánh giá

7 Gợi ý một số chủ đề thường được khai thác trong các hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp

7.1 Một số kiến thức sinh thái cơ bản:

- Con người là một nhân tố hữu cơ của hệ sinh thái Con người phải hiểu các nhân tố của hệ sinh thái tương tác và phụ thuộc lẫn nhau như thế nào

- Bản thân thiên nhiên có cách riêng của mình để duy trì trạng thái cân bằng môi trường

- Các hoạt động công nghệ của con người tạo ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái

Trang 9

- Để khôi phục lại sự cân bằng của thiên nhiên, con người phải xem xét lại cách ứng xử và các tiêu chuẩn đạo đức của mình

- Một số hoạt động kinh tế mâu thuẫn với các chiến dịch và hành động có trách nhiệm với môi trường

- Các cá nhân, tổ chức, chính phủ và các cơ quan phi chính phủ trong nước

và quốc tế phải cùng hành động vì sự phát triển bền vững để giảm gánh nặng đối với tài nguyên cũng như giảm bớt các vấn đề môi trường

7.2 Dòng năng lượng trong sinh quyển:

- Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản duy trì sự sống trên Trái đất

- Năng lượng không tự sinh ra, không bị mất đi mà chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

- Năng lượng được chuyển từ sinh vật sản xuất đến sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 trong một lưới thức ăn

- Thực vật chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học

7.3 Sử dụng năng lượng

- Các quốc gia cần đến năng lượng để phát triển và tiến bộ

- Sự thiếu hụt năng lượng là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề về kinh tế, x∙ hội và chính trị

- Chúng ta phải sử dụng năng lượng một cách khôn ngoan (ở nhà và trong sản xuất)

- Trong quá trình khai thác và sử dụng năng lượng, ô nhiễm môi trường có thể xảy ra

- Nên có nhiều cách giảm chi phí năng lượng và tìm ra các nguồn năng lượng thay thế như khí sinh học, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời, gió,

địa nhiệt và năng lượng sóng

7.4 Ô nhiễm

- Ô nhiễm là thuật ngữ chỉ những sự thay đổi tiêu cực trong môi trường gây

ảnh hưởng đến các hệ sinh tháí và con người

- Ô nhiễm là một vấn đề có liên quan đến các hoạt động phát triển, và có thể

là cái giá phải trả cho sự phát triển

- Các vấn đề chủ yếu của sự ô nhiễm toàn cầu là không khí và nước

- Ô nhiễm gây thiệt hại cho thực vật, động vật và cuộc sống cũng như tài sản của con người

- Các chất gây ô nhiễm xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau

Trang 10

- Sự tích tụ và phát tán của các chất gây ô nhiễm chịu ảnh hưởng của các

điều kiện khí tượng và các nhân tố kinh tế, x∙ hội

- Ô nhiễm nước trên toàn cầu là kết quả của sự sử dụng và quản lý bất hợp lý các tài nguyên nước do những động cơ ích kỷ của con người

- Kiểm soát ô nhiễm đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành phần x∙ hội Sự tham gia/ hành động của mỗi người giúp tăng khả năng thành công của các chương trình kiểm soát ô nhiễm

7.5 Dân số

- Tất cả các sinh vật đều phụ thuộc lẫn nhau

- Chúng ta cần phải xem xét lại các hệ thống quan điểm hiện tại

- Tăng trưởng quần thể là một quá trình tự điều tiết Sự điều tiết này do khả năng chịu đựng của một hệ sinh thái quyết định

- Con người có thể làm tăng khả năng chịu đựng của môi trường bằng cách

áp dụng khoa học và công nghệ, nhưng chỉ đến một mức độ nào đó

- Công nghệ đ∙ gây tác động đến quần thể người và động vật, thực vật

- Con người đ∙ phát triển các kỹ thuật để thay đổi thành phần gen

- Dân số thế giới đang tăng trưởng ở tốc độ báo động

- Sự tăng trưởng dân số phụ chịu ảnh hưởng của các nhân tố vật lý, sinh học

- Các đô thị tạo ra một hệ sinh thái có mật độ dân số cao

- Người nông thôn đổ ra thành thị (quá trình đô thị hóa) là một trong các nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường Do đó cần phải nhanh chóng

có các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn

- Các cộng đồng đô thị đòi hỏi nhiều hơn về các nhu cầu cơ bản của con người như thức ăn, nước uống, không khí, quần áo, nhà cửa, y tế, giao thông vận tải và giáo dục

- Nhiều thành phần x∙ hội, kinh tế phải phối hợp thì mới giảm được các vấn

đề về dân số

7.6 Các nhu cầu cơ bản của con người

- Để sống, chúng ta cần không khí, nước và thức ăn

- Chúng ta cần lấy ôxy từ không khí

Trang 11

- ôxy lại do cây xanh nhả ra trong quá trình quang hợp

- Trồng nhiều cây xanh thì có thể làm trong lành không khí

- Ngoài các nhân tố khác, cây xanh cần nước và năng lượng để tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể

- Nguồn nước ngọt tự nhiên trên Trái đất là nước mặt và nước ngầm

- Nước mặt (chẳng hạn sông và hồ) bắt nguồn từ các khu rừng

- Chúng ta xây đập để dự trữ nước

- Chúng ta khai thác nước ngầm bằng cách đào, khoan giếng

- Nước cần phải được thanh lọc trước khi con người dùng để ăn uống

- Con người lấy nước và các nguồn thực phẩm thông qua các hoạt động nông nghiệp

- Để tăng sản lượng thực phẩm, con người sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu

- Lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và huỷ hoại môi trường

- Một số loại thực phẩm cần phải được chế biến và bảo quản trước khi đến tay người tiêu dùng

- Sự bảo quản thực phẩm bằng cách dùng các chất phụ gia hoá học có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe

- Để sống sạch sẽ và khoẻ mạnh, con người cần phải giữ gìn chất lượng không khí, nước và thức ăn

7.7 Sức khoẻ và môi trường

- Các mối nguy hiểm cho sức khỏe do ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nước, rác thải rắn và chất độc gây ra, dẫn đến:

- Giảm khả năng nghe

- Tạo ra khói và bụi ảnh hưởng đến đường hô hấp

- Ngộ độc thức ăn và bệnh tật do thức ăn bị ô nhiễm

- Tạo ra mưa axít gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

- Nhiễm tạp nguồn nước do thải rác công nghiệp có chứa nhiều chất độc bừa b∙i

- Các mối nguy hiểm cho sức khỏe do dân số quá tải gồm có:

- Điều kiện nhà ở, vệ sinh và thông thoáng tồi

- Nghèo đói và suy dinh dưỡng

- Chặt phá rừng làm giảm nguồn cung cấp thảo dược và gây ảnh hưởng tới các nghiên cứu về y học

7.8 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng

- Là nơi sống của động vật hoang d∙

- Giúp điều tiết tỉ lệ CO2 /O2 trong không khí

Trang 12

- Cung cấp các nguồn nước

- Giúp duy trì lượng mưa

- Là nguồn chất đốt, vật liệu xây dựng, dược phẩm

- Phá huỷ rừng nhiệt đới để lấy gỗ và chất đốt và dùng đất rừng làm nông nghiệp hoặc xây dựng nhà máy, nhà cửa, đường xá, đập v.v sẽ gây nên:

- Mất nơi sinh sống của những người sống ở khu vực xung quanh

- Chặt phá rừng ngập mặn để lấy gỗ và chất đốt và để nuôi trồng thuỷ sản gây nên sự phá huỷ hệ sinh thái, sự ngập lụt khu vực ven bờ và xâm nhập mặn

- Trồng cây có thể chống xói mòn đất, điều tiết CO2 /O2 trong không khí, làm mát khu vực xung quanh

Tài nguyên nước

- Các nguồn nước khác nhau là hồ, ao, sông, biển

- Nước là thiết yếu cho sự sống, là tài nguyên quý giá nhất

- Nước được dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, các hoạt động sinh hoạt và giải trí

- Nhu cầu sử dụng nước đang ngày càng tăng lên do dân số tăng nhanh và do phát triển công nghiệp

- Cách thức sử dụng nước quyết định số lượng và chất lượng các tài nguyên nước:

• Dùng nước tiết kiệm

• Duy trì và bảo tồn các nguồn nước

• Kiểm soát ô nhiễm nước

• Các quốc gia đ∙ giữ giới hạn 200 hải lý để bảo tồn nguồn tài nguyên của

họ Điều này dẫn đến sự không nhất trí và tranh c∙i giữa các nước về biên giới quốc gia của mình

Trang 13

Tài nguyên động vật hoang d∙

- Động vật hoang d∙ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, bảo tồn các di sản văn hóa và là một nguồn thông tin giá trị cho các nghiên cứu khoa học

- Sự bảo tồn động vật hoang d∙, đặc biệt là các loài đang gặp nguy hiểm, có ý nghĩa sinh thái học, thẩm mỹ, văn hóa x∙ hội và đạo đức

- Các loài động vật hoang d∙ đang gặp nguy hiểm có thể được bảo tồn nếu chúng ta quản lý tốt nơi sống của chúng và có các biện pháp kiểm soát hợp

- Các khu bảo tồn đôi khi bị phá huỷ do chặt phá rừng, đốt rừng và các hoạt

động nông nghiệp lạc hậu

Các tài nguyên đất

- Đất đai, thường bị coi nhẹ, lại có chức năng quan trọng nhất là hỗ trợ sự sống của thực vật

- Khả năng hỗ trợ này phụ thuộc vào điều kiện của đất, chất lượng thực vật và các điều kiện khí hậu

- Thực vật lớn lên trên đất và cho con người thức ăn, cung cấp ôxy, các sản phẩm gỗ, sợi và chất đốt tự nhiên

- Đất được tạo thành hết sức lâu, phải chờ các chất vô cơ từ đá trải qua nhiều biến đổi hoá lý, và các chất vô cơ do xác động thực vật kịp phân huỷ

- Đất màu mỡ mất đi do sự thiếu suy nghĩ của con người và do sự xói mòn – chặt phá rừng và các hoạt động khai thác khoáng sản - có thể phải mất hàng thế kỷ mới hồi phục được

7.9 Các biện pháp phòng ngừa và cải thiện môi trường

♦ Có thể giảm bớt tất cả các loại ô nhiễm, nếu chúng ta:

- Chấp hành tốt luật môi trường

- Tăng cường nhận thức của mọi người về các vấn đề môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các chiến dịch tuyên truyền

- Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường

♦ Có thể kiểm soát được tăng trưởng dân số quá mức, nếu chúng ta có:

- Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình hợp lý

Trang 14

Phần ii

thiết kế mẫu

một số mô đun giáo dục môi trường

cho hoạt động ngoài giờ lên lớp

Loại hình hoạt động

2.1 Các trò chơi 2.2 Các cuộc đ iều tra 2.3 Các cuộc thảo luận 2.4 Các cuộc thi

2.5 Các thí nghiệm 2.6 Tham quan, d∙ ngoại 2.7 Các chiến dịch môi trường 2.8 Câ u lạc bộ xanh

Trang 15

2.1 c¸c trß ch¬i

Trang 16

Hình thành tình yêu thiên nhiên trong đạo đức môi trường

II thời gian:60 phút (30 phút tiến hành trò chơi và 30 phút thảo luận)

III cơ sở vật chất, chuẩn bị

Một cành tre nhỏ làm cần câu (có buộc chỉ) và một mảnh bìa nhỏ làm mồi câu

Chọn một khoảng không gian cho trò chơi (khoảng 5 – 10 m2

), có thể ở trong nhà hay ngoài trời

IV tiến hành

Bước 1:

- Vẽ một vòng tròn to (trên khoảng không gian đ∙ chọn) để làm “ao”

- Giới thiệu về trò chơi:

- Tên trò chơi: Câu ếch

- Cách chơi: Một người đóng vai “người đi câu”, còn lại đóng vai “ếch”, người đi câu sẽ dùng cần câu thả mồi sao cho trúng vào ếch

- Phổ biến luật chơi:

+ Các em đóng vai “ếch” bước vào trong ao và tung tăng hát:

ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bọp

ếch kêu ộp ộp Thấy bác đi câu Nhảy xuống ao mau

ếch kêu ộp ộp + Thỉnh thoảng “ếch” lại nhảy lên ven bờ (nhảy ra ngoài vòng tròn khoảng 30-50 cm)

+ Lúc đó, “người đi câu” cố gắng thả câu cho trúng vào “ếch”

Con ế ch năm chân ở Mỹ

Trang 17

- Trò chơi được tiến hành cho đến khi quá nửa số “ếch” bị “người đi câu” bắt

được

Bước 2:

Tiến hành chơi thử

Bước 3:

Các “ếch” bị bắt phải chịu phạt nhảy lò cò xung quanh “ao” và hát:

Lạy bác đi câu Tha cho tôi với Con tôi còn nhỏ Chưa có gì ăn Nếu cứ băn khoăn Con tôi chết mất

ộp ộp ộp ộp…

Bước 4:

Giáo viên tập trung các em lại và thảo luận với các câu hỏi :

- Nếu là người đi câu thì em có thả ếch ra không? Vì sao?

- ếch có vai trò gì trong tự nhiên?

- Nếu san lấp ao hồ, chặt phá rừng, cây cối… thì có lợi hay có hại cho loài

động vật này ?

VI Củng cố, đ ánh giá

- Học sinh thảo luận để đưa ra kế hoạch hành động bảo vệ môi trường sống của các sinh vật

- Tổng kết về vai trò của ếch và các sinh vật khác đối với thiên nhiên và đưa

ra các hành động để bảo vệ môi trường tự nhiên

VII gợi ý cho người sử dụng

- Trò chơi này nên áp dụng với học sinh cấp tiểu học

- Nhắc các em không được kéo dây câu trong quá trình chơi

- Người đi câu chỉ được thả mồi từ trên xuống, không được văng theo chiều ngang

Vùng đầm lầy có rất nhiều ế ch vào mùa mưa

Trang 18

- Có thể chia học sinh thành nhiều nhóm, tiến hành chơi với một nhóm là ếch và một nhóm là người câu

- Có thể chọn hình thức phạt khác (các ếch bị bắt phải cõng người đi câu đi một vòng quanh ao…)

- Một số gợi ý về vai trò của ếch:

Tiêu diệt các côn trùng nhất là các loài có hại cho sản xuất nông nghiệp

Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi, lưới thức ăn (thực vật, côn trùng, ếch nhái, rắn, chuột….lập thành một chuỗi thức ăn trong tự nhiên)

Là nguồn thực phẩm ngon và bổ dưỡng

Là nguồn dự báo thời tiết (theo kinh nghiệm dân gian thì nếu như trời

đang nắng oi mà có tiếng ếch kêu thì trời sẽ mưa, hoặc ban đêm mùa xuân, trời trong xanh mà có tiếng ếch kêu thì ngày hôm sau thời tiết sẽ rất mát mẻ, thuận lợi cho việc chuẩn bị cho cá đẻ trứng…)

Tạo cảm hứng thi ca cho các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc

Người soạn: CN Phạm Văn Đức

Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường, ĐHSP Hà Nội

Trang 19

Mô đ un 2: mối liên hệ nguy hiể m

I Mục tiêu

- Tìm ví dụ thuốc trừ sâu xâm nhập vào chuỗi thức ăn

- Chỉ ra hậu quả mà thuốc trừ sâu có thể gây ra khi xâm nhập vào chuỗi thức

V các bước tiến hành

1 Chọn địa điểm tổ chức trò chơi: có thể trong lớp, ngoài sân trường hay b∙i cỏ…

2 Giới thiệu về ‘chuỗi thức ăn’ cho học sinh Nếu như học sinh chưa

được làm quen với khái niệm này thì giáo viên gợi ý để các em hiểu một cách cơ bản nhất về chuỗi thức ăn

3 Chia học sinh thành 3 nhóm với các vai là ‘châu chấu’, ‘ếch’ và ‘rắn’ (với tỷ

Trang 20

5 Hướng dẫn cho học sinh cách chơi và luật chơi: châu chấu đi kiếm thức ăn Rắn và ếch ngồi lặng im ở vạch phân giới, quan sát con mồi châu chấu Khi

có tín hiệu, châu chấu được phép vào vùng để kiếm ăn (là các ống hút, mẩu

gỗ nhỏ…đ∙ chuẩn bị và đặt rải rác khắp nơi trong khu vực chơi) và để thức

ăn ở trong dạ dày của chúng (những chiếc túi) Châu chấu được phép lấy thức ăn trong vòng 30 giây sao cho lấy được càng nhiều càng tốt

6 Đến lượt ếch đi bắt châu chấu Rắn vẫn phải ngồi yên ở vạch quy định quan sát Thời gian dành cho ếch (trong lớp học, khoảng 15 giây; ở sân chơi, 60 giây) đủ để bắt một hoặc nhiều châu chấu Châu chấu nào bị ếch bắt phải

đưa túi có chứa thức ăn của chúng cho ếch và ngồi vào vạch quy định

7 Giai đoạn tiếp theo (từ 15 tới 60 giây) là thời gian mà tất cả các sinh vật cùng nhau lấy thức ăn Khi hết thời gian, tất cả học sinh đứng thành vòng tròn, đem theo tất cả những túi thức ăn mà họ có được

8 Yêu cầu những học sinh nào bị ‘tiêu diệt’ (đ∙ bị tiêu thụ) đứng theo vị trí của nhóm mình và yêu cầu các động vật còn sống đổ hết số thức ăn trong túi ra

và đếm xem mình đ∙ kiếm được bao nhiêu thức ăn (đếm riêng số thức ăn màu trắng và số thức ăn các màu khác)

9 Thông báo cho học sinh biết rằng có một loại thuốc trừ sâu DDT được phun lên cây trồng để phòng sự gây hại của châu chấu gây ra DDT đ∙ được chứng minh có sự tích tụ trong chuỗi thức ăn và tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài Trong hoạt động này, tất cả những mẩu thức ăn có nhiều màu là thuốc trừ vật hại Tất cả châu chấu không bị ếch ăn thịt nhưng nếu chúng có bất cứ mẩu thức ăn có màu nào trong túi thì coi như bị chết ếch hay rắn nào có quá nửa số thức ăn kiếm được là có màu thì cũng coi như là chết

Nhấn mạnh cho học sinh thấy rằng nếu như nó không chết ngay bây giờ thì

đến một lúc nào đó khi lượng thuốc tích luỹ đủ lớn thì nó sẽ bị chết Hoặc là khi nó sinh ra con cái thì lượng thuốc này sẽ theo đường máu đi vào cơ thể con của chúng và gây hại

Cho học sinh thảo luận và đưa ra một số chuỗi thức ăn khác và nhấn mạnh rằng người tiêu thụ cuối cùng là con người Do đó, chính con người lại tự làm hại mình

VI củng cố, đ ánh giá

- Đưa ra ví dụ về con đường thuốc trừ vật hại đi vào chuỗi thức ăn

- Nêu hậu quả của thuốc bảo vệ thực vật khi vào cơ thể (động vật, thực vật và con người)

Trang 21

- Một số nhà nghiên cứu đ∙ thấy ở các loài cá trong một hồ ở Mỹ đều ít nhiều mang chất độc DDT Vậy làm thế nào mà thuốc trừ sâu lại có mặt ở các hồ nuôi cá?

Thảo luận mở rộng

- Thảo luận về nguyên nhân của việc sử dụng bừa b∙i hoá chất như trên Chúng gây ra những hậu quả gì? Có giải pháp nào thay thế để hạn chế hậu quả đó không?

- Đưa ra và thảo luận những giải pháp thay thế cho việc sử dụng chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp

- Tìm những nghiên cứu đang được áp dụng có hiệu quả ở một số nước về việc sử dụng các biện pháp diệt trừ sâu bệnh hại cây trồng nhưng không sử dụng thuốc hoá học

Người soạn: ThS Trần Thị Hoa, khoa Hoá - ĐHSP Hà Nội (Dựa theo: Project Wild K-12 Activity Guide, Council for Environmental Education, USA., pp 270-

271)

Trang 22

Mô đ un 3: cuộc đ ời thù ng rác

I Mục tiêu

- Nhận thức về vai trò của con người trong việc giữ gìn cho môi trường xanh - sạch - đẹp

- Hiểu rõ chức năng của thùng rác

II Thời gian: 25 phút

Vui (cười hì hì):

Khổ thân em! Chẳng bù cho anh, có hôm họ cho anh ăn Nhữ ng xe rác đang đầy ắp

Trang 23

chứ như cái ngày 8/3 vừa rồi chẳng hạn, họ tặng cho anh đến mấy chục bó hoa đấy chứ

Buồn (than phiền):

Anh sướng thế còn gì nữa, hôm nào cũng được ăn no còn em thì chịu đói quanh năm, chỉ những hôm nào có đợt kiểm tra vệ sinh đường phố em mới

được ăn nháo nhào chút ít Mà nào có tử tế gì đâu, cứ thứ gì ném đựơc là họ cho em ăn Không khéo lại chết sớm vì bệnh tật mất thôi! (đọc theo giọng tấu)

Thôi thì lá bánh, cuống rau Nào là cơm thừa canh cặn Chuột chết, ruột gà, xương xẩu Hôp sữa, vỏ dưa, vỏ lon, chai lọ

Thôi thì đủ cả….hạ cám thượng vàng

Mấy lần em suýt phải đi cấp cứu…!

Vui (ngạc nhiên):

Trời! Lại còn thế nữa cơ à? Không lẽ dân tình ở đấy lại mù chữ hết cả sao?

Buồn (mếu máo):

Anh không biết đấy chứ, có lần em còn bị bọn trẻ con ném gạch, tí nữa thì vỡ

đầu, lại có lần một thằng nhóc đi xe trái đường đâm sầm cả vào em làm em lăn kềnh xuống đường Đ∙ thế, nó lại còn chửi em nữa chứ

Vui:

Thật đáng buồn cho em Như anh đây, mấy lần được khen ngợi là đ∙ có thành tích làm cho khu phố sạch đẹp Họ còn tắm rửa sạch sẽ cho anh nữa cơ đấy! Thôi được rồi, em cứ vào họp đi Lần này, anh em mình phải đề nghị tổ dân phố phải chăm sóc anh em chúng ta cho tử tế và phải phạt thật nặng những kẻ

đ∙ làm cho em tiều tuỵ thế này mới được

VI củng cố, đ ánh giá

- Học sinh vẽ lại hình ảnh của hai thùng rác thể hiện trong tiểu phẩm trên

- Từ cuộc trò chuyện của hai anh em thùng rác, các em có suy nghĩ gì về cách đối xử của con người đối với các thùng rác?

- Tổ chức cuộc thi sáng tác tiểu phẩm và diễn với cùng chủ đề trên, giữa các

tổ trong một lớp hoặc giữa các lớp với nhau

- Học sinh thảo luận và đưa ra giải pháp về vấn đề thu gom, xử lý rác thải để hạn chế ô nhiễm môi trường

VII gợi ý cho người sử dụng

- Sau buổi ngoại khoá này, GV có thể tổ chức cho học sinh các buổi thu gom rác thải xung quanh trường học và khu phố để cho các em thấy được vai trò của mỗi người trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường

- Đối tượng: Học sinh lớp 4 - 9

Người soạn: Toon De Bruyn, Lục Thị Nga, Trường Bồi dưỡng Cán bộ Hà Nội

Trang 24

Mô đ un 4: Vấn đ ề sử dụng hoá chất

trong sản xuất nông nghiệ p

- Tính chất hai mặt của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích…đối với cây trồng, môi trường đất, nước và con người

- Việc lạm dụng các hoá chất trên trong sản xuất nông nghiệp và trong việc bảo quản nông sản là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

- Tuyên truyền, vận động gia đình hạn chế sử dụng các hoá chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…)

II Thời gian: 45 phút

- Phát tờ rời và hướng dẫn: 10 phút

- Chia nhóm thảo luận: 20 phút

- Trình bày vai diễn: 10 phút

- Phân vai: Mỗi học sinh đóng một vai:

Trang 25

người đấy chứ (vẻ mặt cười đắc chí)

Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích

Anh đừng tưởng là chỉ có các anh mới có ích cho con người Này, cây trồng ở

đâu bị nhiễm sâu bệnh mà gặp chúng tôi thì mừng quýnh cả lên ! Hơn thế nữa, khi muốn hoa quả chín nhanh hay tươi lâu thì cứ tìm đến chúng tôi là xong ngay

Cây cối

Cảm ơn các bạn đ∙ giúp tôi mau lớn, lại giúp cho chị em chúng tôi không bị

ốm đau, bệnh tật Nhưng mà, bây giờ con người cho tôi ăn nhiều quá, không khéo tôi bị bội thực mất Tệ hơn, hễ tôi hơi yếu người một tí là người ta cho tôi uống vô số thuốc trừ sâu, thuốc kích thích…làm cho tôi cứ uể oải, mê mệt suốt

cả ngày (đi uể oải)

Nước (than thở)

Ôi dào! chẳng riêng gì bác cây, như tôi đây cũng đang phải chịu một cuộc sống vô cùng ngán ngẩm, cả họ nhà tôi ở Bắc, Trung, Nam đều phải gánh chịu bao chất bẩn thỉu, hôi thối, rồi cả những chất độc hại mà con người thải ra Ngày xưa, tôm cá bơi lội tung tăng thì giờ đây bỏ đi đâu cả rồi Thật buồn quá!

Đất

Nói các bác thông cảm chứ dạo này con người vô ý thức quá, họ nhồi nhét vào

em đủ các loại phân, loại thuốc hoá học Như em đây vốn có danh là “phì nhiêu”, vậy mà giờ đây em trở nên chua và bạc màu dần Mà các bác cũng chẳng nên trách con người làm gì, mỗi năm họ phải gánh chịu hàng trăm vụ ngộ độc rau quả, thực phẩm rồi còn gì! Chính họ lại tự gây hại cho mình thôi!

Con người

Thì ra từ trước đến giờ, chúng tôi đ∙ làm những việc không đúng, không những làm hại cho các bạn mà cuối cùng lại là tự hại chính mình Bây giờ chúng tôi mới thấy được mặt hạn chế của các chế phẩm hoá học (phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…) Từ nay, chúng tôi sẽ chăm sóc các bạn tốt hơn: bón phân, phun thuốc đúng loại, đúng liều lượng… Bảo vệ các bạn cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng tôi thôi

Trang 26

VI củng cố, Đánh giá

Học sinh viết bài thu hoạch và trả lời các câu hỏi sau:

- Theo như em biết thì người nông dân thường dùng loại phân hoá học nào

để bón cho cây ? Bón với liều lượng như thế nào? Bón như vậy đ∙ hợp lý chưa ?

- Các phản ứng hoá học xảy ra khi bón các loại phân đó vào đất, nước ?

- Nêu các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mà gia đình em và các bác nông dân ở địa phương thường sử dụng ? Sử dụng như thế nào ?

Giáo viên tổng kết, đánh giá các vai diễn và chia học sinh làm hai nhóm yêu cầu về nhà tiếp tục sáng tác tiểu phẩm và diễn

VII Gợi ý cho người sử dụng

VII Tài liệu tham khảo

Tham khảo các tờ rời:

Tờ rời 1: Phân bón hóa học

Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón hóa học góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng Tuy nhiên, sử dụng một cách bừa b∙i (dùng không đúng lúc, không đúng loại, không đúng liều lượng) thì nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người ở Việt Nam, tất cả các sông hồ ở ba miền Bắc, Trung, Nam

đều bị ô nhiễm nặng nề bởi muối nitrat và phôtphat Theo tiêu chuẩn của Tổ chức

Y tế Thế giới, nồng độ tối đa cho phép ion nitrat trong nước uống là 9 ppm Sự dư thừa nitrat có thể gây ra một loại bệnh thiếu máu (bệnh menthemoglobinemie) Ngoài ra nó có thể dẫn đến sự tạo thành nitrosamin – một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hoá; đáng lo ngại nhất là nó gây ra hiện tượng phù dưỡng

Trang 27

(Euthrophisation), gây chết hàng loạt các loài sinh vật thuỷ sinh, đặc biệt là các loài

cá quý hiếm vì khả năng chống chịu của chúng thường kém hơn

Dư lượng thuốc hoá học tồn lưu trong đất hàng năm

Hàm lượng nguyên tố (mg/ha/năm) Kim loại

Tồn lượng Gam/ha/năm

Tờ rời 2: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích

Các hợp chất hoá học vào cơ thể người qua đường tiêu hoá (95% theo

thức ăn) và đường hô hấp Trong cơ thể, chúng bị giữ lại ở lớp mỡ dưới da,

gan, thận, tim, rất khó phân huỷ, chúng chỉ được thải ra ngoài rất chậm theo

phân và nước tiểu Chúng gây nhiễm độc cấp, làm ảnh hưởng thần kinh và

liệt cơ Tiếp xúc lâu với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có thể bị nhiễm độc m∙n

tính, suy nhược thần kinh

Vào những năm 80, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam

là 10.000 tấn/năm, nhưng đến những năm 90, lượng thuốc này đ∙ tăng lên

20.000 tấn/năm Các chất này không chỉ độc với con người mà còn gây hại

cho cây cỏ, gia súc và cá Chẳng hạn pyrethroid – một loại thuốc trừ sâu tổng

hợp mới, ở nồng độ 1 ppb (part per billion) trong nước đ∙ có khả năng giết

chết 50 % quần thể cá trong hồ Thuốc bảo vệ thực vật còn là nguyên nhân

dẫn đến suy giảm nhiều loài sinh vật có ích sống trong đất

Người sọan: TS Đặng Thị Oanh và ThS Cao Thị Kim Thu,

Khoa Hoá - ĐHSP Hà Nội

Trang 28

Mô đ un 5: Trò chơi trốn tì m

I Mục tiêu

- Nhận thức rõ hơn khái niệm ‘thích nghi’ ở động vật

- Thấy rõ vai trò của sự thích nghi đối với đời sống các loài sinh vật

II thời gian: 30 phút

động của vật ăn thịt)

3 Đếm xong, ‘vật ăn thịt’ tháo

bỏ băng bịt mắt và tìm con mồi (có thể xoay người xung quanh, ngồi xổm, và đứng kiễng chân nhưng không được rời vị trí) Khi phát hiện thấy, phải nói rõ tên và mô tả

‘con mồi’ đang ở vị trí nào Khi đ∙ bị nhận ra, ‘con mồi’ đến đứng gần

vị trí của ‘vật ăn thịt’ và không được nói với ‘vật ăn thịt’ nơi trốn của các con mồi khác

4 Nếu không thể tìm thêm được con mồi nào nữa, thì bắt đầu một vòng chơi mới Tất cả ‘vật ăn thịt’ tập trung lại gần nhau và bịt mắt lại ‘Vật

ăn thịt đầu tiên’ một lần nữa đếm to tới 20 Tất cả những ‘con mồi’ còn lại phải tiến lại gần phía ‘vật ăn thịt’ ít nhất 10 bước và vẫn cố gắng trốn Tất cả vật ăn thịt bỏ băng bịt mắt ra và lần lượt đọc tên từng ‘con mồi’ bị phát hiện

Chú nai rừng là con mồi của sư tử

Trang 29

5 Tiếp tục chơi vòng mới (có thể chơi nhiều vòng) cho đến khi chỉ còn lại 1 hoặc 2 con mồi còn trốn Khi đó, những ‘con mồi’ này đi ra và trình diện Có thể lấy làm ngạc nhiên là con mồi ở rất gần chỗ vật ăn thịt mà vẫn không bị phát hiện Chính khả năng phát hiện và khả năng lẩn trốn là những ví dụ sống động về sự thích nghi Lúc này giáo viên giới thiệu thuật ngữ ‘thích nghi’ cho học sinh

6 Giáo viên giải thích cho học sinh tại sao phải phát hiện ra người khác, tại sao lại phải lẩn trốn kỹ như vậy (mối liên hệ giữa vật ăn thịt và con mồi)

7 Đề nghị học sinh đưa ra giải pháp để lẩn trốn có hiệu quả (thay đổi màu sắc (quần áo), trở thành nhỏ hơn, trèo lên cây ) và yêu cầu các

em lấy ví dụ về những kiểu thay đổi tương tự ở các loài động vật

8 GV cần giải thích cho học sinh về sự khác nhau giữa sự thay đổi thể chất và tập tính thích nghi Nhấn mạnh rằng để hình thành các đặc

điểm thích nghi này cần trải qua một thời gian rất lâu dài

9 Yêu cầu học sinh tóm tắt những điều đ∙ học và lấy các ví dụ khác về

sự thích nghi của động vật để thấy được rằng chính sự thích nghi đó giúp cho chúng có thể tồn tại được

- Không chỉ có ở các động vật trên cạn mà hầu như tất cả mọi loài sinh vật đều có cách thích nghi riêng để tồn tại được

- Cho học sinh lấy các ví dụ về quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi ở các môi trường khác nhau để các em nâng cao tầm hiểu biết cũng như hiểu thêm bài học

Đối tượng: Học sinh THCS và THPT

Bố trí: Ngoài trời (nếu như không có được một địa điểm ngoài trời thì có thể bố trí một không gian ảo ở trong phòng học với các khu vực để lẩn trốn)

Trang 30

Người soạn: ThS Trần Thị Hoa,

Bộ môn Công nghệ – Môi trường, Khoa Hoá - ĐHSP Hà Nội (Dựa theo:

Project Wild K-12 Activity Guide, Council for Environmental Education, USA., pp 112-113)

4 Đề nghị học sinh quay mặt sang phía bên phải, đồng thời bước một bước dịch về phía tâm vòng tròn để khoảng cách giữa các học sinh gần nhau hơn sao cho học sinh này nhìn về phía sau đầu của học sinh kia

5 Yêu cầu học sinh đặt tay lên vai của người phía trước Giáo viên đếm

đến ba cho học sinh từ từ ngồi xuống sao cho người phía trước ngồi xổm ngay trước mặt người phía sau Lúc này giáo viên nói: ‘thức ăn, nước, nơi ở, và khoảng không gian’ là các nhân tố rất cần thiết để tạo nên một môi trường sống hài hoà và các nhân tố này gắn bó mật thiết với nhau giống như vòng tròn của chúng ta

6 Sau khi học sinh đ∙ ngồi ổn định, GV giới thiệu những thành phần thiết yếu của môi trường sống Nếu một nhân tố bị suy giảm hoặc mất

đi sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống các sinh vật

7 GV lấy ví dụ để chứng minh phần vừa nói:

a Về sự suy giảm của các nhân tố: Chỉ vào một số em đ∙ ngồi khuỵu

xuống (do các em ngồi xổm một lúc sẽ mỏi) và nói: Đấy! chỉ cần một

Trang 31

vài em thế này sẽ làm cho vòng của chúng ta không được tròn và

đẹp như trước nữa

b Về sự mất đi của các nhân tố:

Giáo viên gọi các em đóng vai nước giơ tay lên và yêu cầu một số em

ra khỏi vòng Lúc này vòng tròn đ∙ bị gián đoạn và giáo viên nhấn mạnh: Các em thấy đấy, nếu như một nhân tố nào mà mất đi thì nó sẽ

ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện sống của sinh vật cũng như vòng tròn của chúng ta không còn được nguyên vẹn nữa

c Về sự xâm hại của con người làm phá huỷ hệ sinh thái tự nhiên:

- Giáo viên bố trí cho một số em khác cầm trong tay một số tấm biển có vẽ biểu tượng một nhà máy, một khu dân cư, một qu∙ng

đường, một khu trường học, một bệnh viện…

- Cho vòng tròn di chuyển nhẹ nhàng (đi vòng quanh) biểu hiện sự gắn kết chặt chẽ và nhịp nhàng của các nhân tố sinh thái và sự sống bình yên của hệ sinh thái

- Cho các em giơ cao tấm biển vẽ các biểu tượng trên đi chen ngang vào vòng tròn sinh thái Lúc này vòng tròn sinh thái sẽ bị gián

đoạn, không chuyển động nữa và tản ra

- Giáo viên nhận xét: các em thấy đấy, con người vì mục đích riêng tư của mình đ∙ phá huỷ sự tồn tại tự nhiên của hệ sinh thái

Yêu cầu học sinh tóm tắt những ý chính học được và nói về ý nghĩa của trò chơi đối với bản thân GV gợi ý và tổng kết, nhấn mạnh

v củng cố, đ ánh giá

- Thảo luận về năm thành phần cơ bản của nơi sống

- Phân tích vai trò quan trọng của thức

ăn, nước, nơi trú

ẩn, và

khoảng không đối với con người và các sinh vật khác

- Theo các em điều gì sẽ gây ảnh hưởng lâu dài lớn hơn đối với một nông trang nếu:

Thiên nhiên thật là tươi đẹp

Trang 32

- Mùa đông khắc nghiệt đ∙ làm nhiều động vật của nông trang chết

- Độ tuổi: Lớp 4-9 (cũng

có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn)

- Bố trí: Ngoài trời thuận

lợi hơn ở trong nhà

- Tổ chức:

Có thể cho học sinh cầm tay nhau và

đứng thành một vòng tròn GV đi xung quanh vòng tròn chỉ định một học sinh bất kỳ đóng vai trò là động vật của một hệ sinh thái tiếp đến là thức ăn, nước, nơi ở và khoảng không gian của động vật Cứ như vậy cho

đến khi tất cả học sinh đều được tham gia GV đưa ra một nhận xét thực tế là

họ đang cầm tay nhau Điều này thể hiện quan hệ mật thiết với nhau giữa các thành phần của hệ sinh thái GV cho học sinh thảo luận sơ lược về mối quan hệ mật thiết đó Sau đó, giáo viên đưa học sinh vào vị trí ngồi ‘ngồi

đùi’ như đ∙ trình bày và nói: Bây giờ chúng ta sẽ cùng chứng minh điều này (các bước tiếp theo làm tương tự)

Người soạn: ThS Trần Thị Hoa,

Sinh cảnh vùng bầu sấu ở Khu dự

trữ sinh quyển Cát Tiên

Trang 33

Bé m«n C«ng nghÖ M«i tr−êng, Khoa Ho¸ - §HSP Hµ Néi (Dùa theo:

Project Wild K-12 Activity Guide, Council for Environmental Education, USA., pp 34-35)

2.2 C¸c cuéc ® iÒ u tra

Trang 34

Mô đ un 7: Tì m hiể u môi trường

III hì nh thức tổ chức

- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 3 - 5 học sinh) và tổ chức cho các nhóm tham quan thực tế môi trường xung quanh trường học để thấy được thực trạng môi trường không khí của trường

- Hướng dẫn các em làm việc với phiếu đánh giá môi trường không khí Sau đó giáo viên tổ chức một buổi thảo luận giữa các nhóm về kết quả thu được và cùng học sinh đưa ra các giải pháp giúp cho bầu không khí trở nên trong lành

IV cơ sở vật chất

Giáo viên:

- Chuẩn bị phiếu ghi kết quả điều tra với nội dung như trong phiếu dưới

đây

- Hoàn thành phiếu điều tra sau bằng cách đánh dấu ( x ) vào vấn đề mà

em phát hiện và ghi lại nguyên nhân gây ra các vấn đề đó

- Chia nhóm, phân công địa điểm, thời gian để các nhóm thực hiện

Học sinh:

Chuẩn bị giấy bút

để tham gia

Phiếu điều tra

Bỗu không khí đang bị ô nhiễm

Trang 35

môi trường không khí ở trường em

Vấn đề phát hiện Khu vực Bụi Tiếng

ồn

Mùi ô nhiễm

Nguyên nhân gây ra Biện pháp để hạn chế

Phiếu điều tra số 2: Thực trạng ô nhiễm bụi, tiếng ồn ở trường em

Vấn đề Ngày

- GV giới thiệu với cả lớp bản đồ địa lý của khu vực (quận, huyện, thị x∙,

phường…) nơi mà trường đang đóng

- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ của trường học trong mối liên hệ với các

khu vực khác quanh trường (đồi, núi, rừng, công viên, các cơ sở sản

xuất, đường phố…)

Bước 2:

Tổ chức cho học sinh tham quan xung quanh trường để thấy được thực

trạng môi trường không khí tại các khu vực trong trường và hướng dẫn

các em làm việc với phiếu điều tra số 1

Bước 3:

Giáo viên cùng học sinh trở lại lớp học và GV hướng dẫn các nhóm

làm việc với phiếu đánh giá số 2 trong thời gian một tuần

Bước 4:

- Hướng dẫn các nhóm trình bày nội dung phiếu đánh giá của nhóm

mình và ghi các giải pháp mà các nhóm đưa ra lên trên bảng

- Hướng dẫn cho học sinh các nhóm thảo luận về giải pháp mà nhóm

bạn đưa ra Sau đó giáo viên cùng với học sinh tổng kết lại các giải

pháp cần thực hiện và lập kế hoạch thực hiện các giải pháp đó

Trang 36

Bước 5:

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và học sinh giới thiệu kế

hoạch này với thầy Hiệu trưởng, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên để phong trào hành động “Vì một bầu không khí trong lành” đến với các lớp khác trong trường

Vi củng cố, đ ánh giá

Giáo viên dùng các câu hỏi sau để cho học sinh thảo luận:

- Nêu các vấn đề cần quan tâm đối với môi trường không khí quanh trường nói riêng và môi trường không khí nói chung?

- Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế tình trạng đó?

VII gợi ý cho người sử dụng

- Hoạt động này có thể sử dụng cho mọi đối tượng học sinh

- Đoàn thanh niên có thể lập ra một đội gồm 5 - 10 em học sinh chuyên làm nhiệm vụ điều tra hiện trạng môi trường của trường (môi trường đất, nước, không khí…) sau đó viết thành một bản tin khẩn hay

đưa vào một trang trong tờ báo của Đoàn trường

- Có thể gợi ý cho các em làm một phiếu điều tra tương tự về môi trường nơi gia đình các em sinh sống, sau đó trao đổi với bố mẹ, người thân hoặc tổ trưởng khu phố để cùng nhau thực hiện

- Có thể tổ chức cuộc thi “Hành động vì môi trường quanh ta” giữa các

lớp trong trường

Con người đang chị u hậu quả ô

nhiễm không khí do chí nh mì nh gây ra

Trang 37

Người soạn: CN Phạm Văn Đức

Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường, ĐHSP Hà Nội

Mô đ un 8: đ iề u tra về ô nhiễ m tiế ng ồn xung

quanh trường học

I Mục tiêu

- Xác định được mức độ ô nhiễm tiếng ồn xung quanh trường học

- Liệt kê được các loại phương tiện giao thông, các phương tiện gây tiếng ồn xung quanh trường học

- Đưa ra được những giải pháp có hiệu quả để hạn chế tiếng ồn cũng như ô nhiễm do các phương tiện giao thông gây ra

II thời gian: 30 phút cho việc điều tra và làm việc với phiếu số 1, một tuần làm việc với phiếu số 2 và 45 phút thảo luận để đưa ra các giải pháp cũng như hành động nhằm hạn chế tiếng ồn

III cơ sở vật chất, chuẩn bị

Giáo viên: Lập phiếu thống kê các loại phương tiện gây tiếng ồn xung quanh

trường với nội dung như sau:

Phiếu số 1: Phiếu điều tra phương tiện gây ra tiếng ồn trong ngày

Stt Tên phương tiện Thời gian

gây ồn

Mức độ gây

ồn (nhiều, trung bình, ít)

Trang 38

Phiếu số 2: Phiếu đánh giá mức độ gây ồn của các phương tiện trong tuần

Các ngày trong tuần Phương tiện

gây ồn

Thứ hai

Thứ

ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

Mức độ gây

ồn (nhiều, trung bình, ít)

Cách hạn chế

Bước 2:

Thu thập các phiếu điều tra của học sinh và hướng dẫn các em làm việc với phiếu số 2 trong vòng một tuần

Bước 3:

Tổ chức cho học sinh tổng kết các kết quả thu được và xác định các

đối tượng gây ra tiếng ồn xung quanh trường học

Bước 4:

Hướng dẫn các nhóm thảo luận về các giải pháp nhằm hạn chế tiếng

ồn xung quanh trường trong đó chỉ rõ đối tượng gây ra tiếng ồn, cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này

Trang 39

Nên chọn đối tượng là học sinh cấp Trung học phổ thông

- Cần giúp các em đặt vị trí mình vào đối tượng gây tiếng ồn, khi bị nhắc nhở hoặc khi nhận thức ra rằng mình đ∙ làm ảnh hưởng đến mọi người thì các em sẽ làm gì

Người soạn: CN Phạm Văn Đức

Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường, ĐHSP Hà Nội

Khung cảnh một vùng quê yên tĩnh

Trang 40

Mô đ un 9: tì m hiể u chất lượ ng nướ c uống

dù ng cho học sinh

- Tìm hiểu các loại nước uống dùng cho học sinh ở một số trường học

- Tìm hiểu nguồn gốc của các loại nước uống đang sử dụng

- Liệt kê được các nguồn có thể gây ô nhiễm tới nguồn nước

- Lập ra được kế hoạch hành động để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm

nước khu vực quanh trường học

II thời gian: 60 phút

III cơ sở vật chất

Giáo viên: chuẩn bị các phiếu điều tra với nội dung sau:

Phiếu điều tra số 1: Đánh dấu vào loại nước uống mà em đ∙ từng sử dụng

hay được sử dụng trong các trường học:

Stt Loại nước uống sử dụng Dùng thường

3 Nước đun sôi để nguội

4 Nước uống tinh khiết

Ngày đăng: 08/08/2016, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w