Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức- nhân vănthông qua dạy học môn Đạo đức và các môn học khác trong trường tiểu học, cáchoạt động giá
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG VỆ 2
Sáng kiến kinh nghiệm:
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC- NHÂN VĂN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Người thực hiện: Hoàng Thị Hoà
Đơn vị công tác: Trường TH Đông Vệ 2TPTH
Đề tài thuộc lĩnh vực quản lý
Đông Vệ, tháng 3 năm 2011
Trang 2A Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn có truyền thống coi trọng con người, coi trọngquyền và bổn phận trẻ em, đặc biệt là quyền được chăm sóc, giáo dục trẻ em.Truyền thống tốt đẹp đó có liên quan chặt chẽ đến việc giáo dục thế hệ trẻ thànhnhững công dân có phẩm chất đạo đức tốt, giàu tính nhân văn, mang đậm đà bản sắcdân tộc
Trong nhà trường tiểu học hiện nay, việc giáo dục đạo đức- nhân văn cho họcsinh có ý nghĩa chiến lược quan trọng Bởi lẽ:” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.Cùng với gia đình, nhà trường và xãhội có trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh như lời Bác Hồ
đã dặn
Trong thực tế, những năm qua, chúng ta đã quan tâm đến việc giáo dục đạođức- nhân văn cho học sinh Tuy nhiên do nhiều lý do, việc làm đó chưa đạt hiệuquả như mong muốn Trong đó nguyên nhân chủ yếu là việc giáo dục của chúng tachưa được thực hiện đồng bộ, thiếu tính hệ thống, nội dung chưa đầy đủ, phươngpháp và hình thức giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu
Là người làm công tác quản lý ở trường tiểu học, tôi nhận thức được vai trò
to lớn của người Hiệu trưởng- người tổ chức tập thể sư phạm- là người chủ chốttrong quá trình giáo dục tổng thể cho học sinh tiểu học Trước yêu cầu giáo dục củađất nước hiện nay, công tác giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh nói chung vàhọc sinh tiểu học nói riêng là một vấn đề cấp thiết trong nhiều vấn đề mà ngườiHiệu trưởng cần quan tâm Xuất phát từ lý do trên, tôi chon đề tài” Hiệu trưởng chỉđạo công tác giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh tiểu học,” làm đề tài nghiêncứu để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinhtrường tiểu học Đông Vệ 2 TPTH nơi tôi đang công tác
- Đưa ra một số biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức- nhânvăn cho học sinh ở trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đàotạo
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức- nhân vănthông qua dạy học môn Đạo đức và các môn học khác trong trường tiểu học, cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 3- Đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng chỉ đạo giáo dụcđạo đức- nhân văn cho học sinh tiểu học ở trường tiểu học Đông Vệ 2 TPTH.
- Đề xuất một số ý kiến với các cá nhân, các tổ chức xã hội có liên quan đến quátrình giáo dục học sinh tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức- nhânvăn cho học sinh tiểu học ở địa phương
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
a, Đối tượng: Việc chỉ đạo giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh tiểu học của
người Hiệu trưởng
b,Khách thể: Hoạt động giáo dục đạo đức- nhân văn của giáo viên, học sinh, phụ
huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể ở địa phương
5 Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục đạo đức- nhân văn ở trường tiểu học Đông Vệ 2 TPTH
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thực trạng việc chỉ đạo giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh tiểu học.Quan sát thông qua dự giờ, thăm lớp, tìm hiểu các kế hoạch hoạt động, sinh hoạt,giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh
- Phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến việc giáo dục đạo đức nhân văn cho họcsinh
- Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá
Để thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển con người toàn diện theo định hướng xãhội chủ nghĩa, môn Đạo đức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hình thành,phát triển nhân cách học sinh từ bậc học đầu tiên- bậc tiểu học Nó đặt nền tảng banđầu cho việc dạy học môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở và trung học phổthông sau này
Hiện nay mục tiêu của chương trình đạo đức giúp học sinh chủ động tiếp thu trithức, xây dựng tình cảm và rèn luyện thói quen đạo đức trong hệ thống 5 mối quanhệ
Trang 4Mục tiêu của môn học chỉ rõ mức độ hoàn thành các kỹ năng ứng xử như kỹ năngnhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của những người xung quanh, kỹ năng lựachọn và thực hiện, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện Mục tiêu của chương trình đạođức đề cập đến việc hình thành thái độ tự trọng, tự tin của học sinh đây là những tiêuchí cao trong dạy học đạo đức Mục tiêu của chương trình được thống nhất trong mụctiêu giáo dục tiểu học, mang tính đồng tâm và phát triển.Tính đồng tâm thể hiện ởmục tiêu của tất cả các lớp đều tập trung vào ba điểm cụ thể về giáo dục tri thức, rènluyện kỹ năng, giáo dục tình cảm và thái độ nhưng ở mỗi khối lớp, mục tiêu lạiđược cụ thể hoá, nâng dần lên về yêu cầu thực hiện Ví dụ ở lớp 1, mục tiêu đặt ra làhọc sinh thích đi học, yêu quý người thân trong gia đình, thầy, cô giáo, bạn bè, trườnglớp, gần gũi với thiên nhiên; ở lớp 2, mục tiêu được nâng dần lên là học sinh có ýthức học tập, giữ vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ, có ý thức tham gia công việc của giađình, trường, lớp, kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn em nhỏ, đoàn kết với bạnbè; ở lớp 3, học sinh biết kính trọng và biết ơn những người có công với nước, mạnhdạn trong giao tiếp, sẵn lòng giúp đỡ mọi người, có ý thức bảo vệ cây cối và con vật
có ích; ở lớp 4, học sinh biết sống trung thực, vượt khó trong học tập, quý trọngngười lao động và sản phẩm lao động, tôn trọng quy định về trật tự an toàn giaothông, vệ sinh công cộng; ở lớp 5, học sinh có ý thức thực hiện quyền và bổn phậncủa bản thân trong gia đình và nhà trường, hướng theo cái đẹp, cái thiện, cái đúng,yêu quê hương, đất nước
Tóm lại, Có thể nói môn Đạo đức ở tiểu học góp phần tích cực vào sự hình thành
ở học sinh có ý thức đạo đức, từ đó định hướng cho các em thực hiện những chuẩnmực hành vi đạo đức.Trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh cơ sở banđầu trọng nhân cách con người công dân, người lao động có những phẩm chất cầnthiết, có kĩ năng hội nhập với cuộc sống hiện đại Để hoàn thành nhiệm vụ này, ngườiHiệu trưởng cần chỉ đạo tốt giáo dục các em hệ thống các chuẩn mực xã hội, trong đótập trung giáo dục những phẩm chất đạo đức- nhân văn cho học sinh
1.2 Thực trạng dạy học môn Đạo đức hiện nay ở trường TH Đông Vệ 2 TPTH:
Trường TH Đông Vệ 2 là một trường nằm ở phía nam TPTH Mặc dù là trường nộithành nhưng điều kiện cơ sở vật chất đã xuống cấp và thiếu thốn nhiều Đời sống củanhân dân đa phần là làm nghề tự do, buôn bán Các em có hoàn cảnh gia đình khókhăn, nhiều như bố mẹ bỏ nhau, đi tù, nghiện hút, cai nghiện Con cái ở với ông bà,
cô dì ,chú bác Chính vì vậy mà công tác giáo dục trẻ trong nhà trường gặp không ítkhó khăn khi các em không có bố mẹ trực tiếp dạy bảo, giáo dục
Qua điều tra kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong các năm học tôi đã thống
kê số liệu trong bảng sau:
Năm học Tổng số
học sinh
Xếp loại hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ
Trang 5Số lượng % Số lượng %2008-2009 222 222 100 0 0
2009-2010 256 256 100 0 0
2010-2011 284 284 100 0 0
Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn những khó khăn, bất cập trong dạy học môn Đạođức là cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị còn thiếu thốn, nhiều chủng loạikhông còn phù hợp Môi trường để các em thực hành còn hạn chế, thiếu hấp dẫn.Nhiều GV còn gặp khó khăn trong việc dạy thực hành tiết 2 Một số GV chưa đổimới, hoặc chưa tiếp cận được phương pháp dạy học, chưa biết xây dựng những tìnhhuống tấm gương điển hình trong học sinh Một vài GV còn thiếu sự quan tâm đếnhọc sinh nhất là những em gặp khó khăn trong học tập hoặc những học sinh cá biệt,đặc biệt còn có tư tưởng xem nhẹ môn Đạo đức là môn phụ và chỉ dạy 1 tiết cho 1 bàihay dạy chay hoặc chỉ lý thuyết suông khiến cho giờ học trở nên nghèo nàn, nhàmchán, chưa lôi cuốn được học sinh
Trước thực trạng đó BGH nhà trường đã thống nhất, phải tìm giải pháp giáo dục
để giáo viên điều chỉnh lại công việc giảng dạy, giáo dục đạo đức cho HS để cho HS
có nhận thức, có thói quen thực hiện hành vi đạo đức Đặc biệt, lãnh đạo nhà trường
đã xác định bằng mọi cách phải có biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo dạy học mônĐạo đức, thông qua môn học này mà nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức- nhân văncho học sinh
1.3 Những giải pháp chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình môn đạo đức:
- - Hiệu trưởng nhận thức và hướng dẫn giáo viên thực hiện đúng nội dung và chương
trình của môn Đạo đức ở trường Tiểu học trên cơ sở nhận thức đúng và thực hiệnđúng
- Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh gồm hệ thống các chuẩn mực hành vi đạođức và pháp luật cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các quan hệ cụthể của các em với bản thân, gia đình, nhà trường cộng đồng xã hội và môi trường tựnhiên
- Các chuẩn mực hành vi đạo đức đã phản ánh những giá trị tốt đẹp của dân tộc ViệtNam, thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giáo dục những phẩm chấtcần thiết cho học sinh như lòng tự trọng, tự tin, lòng yêu thương, tôn trọng con người,
ý chí vươn lên, yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng các dân tộc khác cùngchung sống hoà bình và cùng phát triển
Tóm lại, về nội dung chương trình Đạo đức trên cơ sở kế thừa những nội dung cơ
bản, tích cực, phù hợp đã sắp xếp lại các hệ thống chuẩn mực theo các nhóm quan hệlàm cho nó chặt chẽ hơn, lôgíc hơn Những nội dung này bám sát mục tiêu chươngtrình và làm thay đổi hệ thống SGK môn Đạo đức
- Để môn Đạo đức thực hiện đúng vai trò của nó như đã xác định ở trên, trong quátrình giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh, người Hiệu trưởng trước hết cần nắmvững mục tiêu, nội dung chương trình và dạy được các môn Đạo đức ở tất cả các lớp
Trang 6trong toàn bậc học, từ đó có những giải pháp thiết thực để chỉ đạo giáo viên thực hiệntốt nội dung chương trình môn Đạo đức.
Một số giải pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng cụ thể là:
-Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ, các đợt sơ kết,tổng kết, các hoạt động ngoài giờ lên lớp người Hiệu trưởng cần tác động cho giáoviên và học sinh nhận thức được vị trí, vai trò của môn Đạo đức trong chương trìnhgiáo dục tiểu học, xây dựng kế hoạch chung cho môn học trong cả năm, trong từngtuần, thống nhất trong việc thực hiện kế hoạch dạy học các môn học khác; Quán triệt
và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả nội dung chương trình môn học
- Tổ chức tốt việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, cách dạy phù hợp với từng bàihọc: Chỉ đạo điểm, thiết kế giáo án mẫu ở từng khối lớp, từng chủ đề, hướng dẫn chogiáo viên dạy mẫu, đánh giá rút kinh nghiệm, sau đó triển khai rộng raĩ tất cả các lớp,các khối
- Chỉ đạo cho giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp ít nhất là 1 ngày,huy động tối đa đồ dùng phù hợp với yêu cầu bài học, nếu nhà trường chưa có những
đồ dùng này giáo viên phải tự làm như vẽ tranh, sưu tầm vật mẫu, mượn trangphục
- Thường xuyên gần gũi, trao đổi, cùng tham gia hoạt động với học sinh, tiếp xúc vớiphụ huynh để tìm hiểu thêm về giáo dục đạo đức như hành vi, thói quen, những mặttốt, chưa tốt của học sinh để có biện pháp uốn nắn, điều chỉnh kịp thời
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm và hội đồng giáo viên, người Hiệutrưởng cần tổ chức đóng góp xây dựng các thao tác sử dụng đồ dùng dạy học như thếnào cho hợp lý cần tránh tình trạng lạm dụng hoặc sử dụng chưa hết tác dụng của đồdùng
- Có kế hoạch chỉ đạo và trực tiếp dự giờ môn Đạo đức ít nhất 1 lần đối với giáo viêntrong một tháng hay một kỳ, thường xuyên nắm bắt thông tin từ giáo viên, cán bộchuyên môn của tổ, khối, cấp quản lý nhà trường từ đó điều chỉnh, bổ sung kế hoạch,khắc phục những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện kế hoạch
- Chủ động tham gia tổ chức, phối hợp với các tổ chức Đoàn đội, Công đoàn để theodõi, giám sát, điều chỉnh kịp thời nề nếp dạy học môn Đạo đức, tránh tình trạng xemnhẹ môn học, chỉ dạy qua loa, hoặc một bài chỉ dạy một tiết
- Chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh theo dõi việc tự học và rèn luyện đạo đức ởnhà, tránh học lệch và ứng xử thiếu lễ độ với mọi người trong gia đình và bà con lốixóm, tạo điều kiện cho học sinh thực hành, vận dụng những hành vi đạo đức đã đượchọc vào cuộc sống
- Sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức:+ Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, cung cấp tài liệu cho giáo viên tự học, tự bồidưỡng, tham gia học bồi dưỡng thường xuyên do PGD tổ chức Đặc biệt quan tâmđến việc tổ chức hội thảo, viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học và giáo dục đạo đức;
Trang 7động viên khích lệ giáo viên đi học trên chuẩn để có trình độ chuyên môn nghiệp vụngày càng cao đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay.
+ Tích cực tham mưu với UBND phường cũng như các cấp đầu tư xây dưng trườngmới theo quy hoạch mặt bằng của Thành phố và tăng cường cơ sở vật chất thiết bị, đồdùng dạy học cho nhà trường như: Xây dựng 15 phòng học,Khu hiệu bộ, Phòng đanăng, phũng truyền thống, phòng âm nhạc, góc triển lãm tranh ảnh Vận động phụhuynh, các tổ chức xã hội trong và ngoài phường, giáo viên và học sinh làm đồ dùngdạy học cho bộ môn
+Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức- nhânvăn cho học sinh
Tóm lại, để giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh đạt kết quả tốt người Hiệu
trưởng không những phải hoạch định kế hoạch tổ chức chỉ đạo tốt mà phải thực sựthâm nhập vào toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội Bêncạnh việc bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,người Hiệu trưởng còn cần tập trung chăm lo giáo dục nhận thức cho học sinh đểbiến mục tiêu giáo dục thành nhu cầu hành động của học sinh Việc giáo dục đạođức- nhân văn phải xuất phát từ học sinh từ yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục của nhàtrường, chú trọng vào việc dạy học môn Đạo đức vì môn học này có vai trò quantrọng trong việc hình thành nhân cách học sinh một cách trực tiếp và tự giác Nógiúp cho học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh tri thức đạo đức, hình thành được nhữngphẩm chất đạo đức- nhân văn ngay trong bài học, giúp các em dễ dàng vận dụngvào đời sống hơn các môn học khác Để làm được điều này, nhà trường cần phải cónhững biện pháp mạnh với những giáo viên yếu kém hoặc cố tình không chịu đầu tưvào chuyên môn, thiếu sự quan tâm đến học sinh như: Bố trí sắp xếp thời gian chocác giáo viên đó dự giờ, nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ học sinh tại gia đình, tổ chứcbồi dưỡng thường xuyên ngoài các đợt do cấp trên tổ chức và gửi đi học nâng caotrình độ chuyên môn; đổi mới sâu rộng phương pháp dạy học bộ môn, quán triệt đầy
đủ nội dung chương trình môn học Nhà trường có kế hoạch cụ thể chỉ đạo tổ chứcthực hiện và kiểm tra đánh giá chật chẽ chất lượng môn học, khuyến khích chonhững giáo viên đầu tư cao, giảng dạy tốt môn học; huy động tối đa cơ sở vật chấtcho dạy và học
1.4 Nhận thức và chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học môn Đạo đức:
1.4.1 Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới phương pháp dạy học về thực chất không phải là người dạy tìm ra vàthực hiện làm hoàn toàn mới mà là biết vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quảnhững cách thức, những con đường tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh nhằmđạt được mục tiêu dạy học và qua đó thể hiện được những thủ pháp dạy học củamình Theo quan điểm dạy học hiện đại thì trong quá trình đó, người thầy đóng vai
Trang 8trò tổ chức, hướng dẫn, quản lý; người học giữ vai trò chủ động sáng tạo trong việcvận động đến với tri thức và sử dụng tri thức ấy vào thực tiễn.
Đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đòi hỏi của qúa trình dạy học bởi
lẽ mục đích của nó không ngoài việc làm cho giờ học sinh động hơn, đạt hiệu quảcao hơn, người học chủ động sáng tạo trong việc thực hiện mục tiêu bài học
( Kiến thức cơ bản, trọng tâm bài học, rèn luyện kỹ năng cần thiết); Người dạy hiểu
rõ hơn công việc của mình, chủ động sáng tạo trong việc điều khiển giờ học nângcao năng suất lao động.Chính trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc làm nảy sinh những cách làm mới hình thành những thủ thuật mới, những kỹnăng sư phạm mới Dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầukhách quan mang tính bản chất của quá trình dạy học Quá trình đó vừa mang tínhkhoa học, vừa mang tính nghệ thuật
1.4.2 Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức:
Ngoài việc nắm vững những vấn đề lí luận và qui trình đổi mới phương phápdạy học nói chung trong việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ,người Hiệu trưởng cần lưu ý:
- Làm cho GV hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, nội dung chương trình môn Đạo đức ởbậc tiểu học đó là nền tảng cơ bản đi sâu đổi mới, phương pháp hình thức dạy họcmôn Đạo đức
- Quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, thấy rõ việc vận dụng nhữngphương pháp đặc trưng trong dạy học bộ môn Đạo đức
- Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức cần tiến hành theo mộtqui trình sát thực, cụ thể
Qui trình này được khái quát như sau đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứccần tiến hành thống nhất việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của tất cả cácmôn học theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị.
- Bước 2: Chỉ đạo thí điểm.
- Bước 3: Phát triển đại trà.
- Bước 4: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức có những mặtkhó khăn do đặc trưng của bộ môn là phải tác động đến nhiều khâu trong cơ chếtâm lý của học sinh Về mặt cấu trúc, đạo đức rất đa dạng, phức tạp Vì thế để hìnhthành phẩm chất đạo đức cho học sinh dù ở mức độ mầm mống ban đầu cũng khôngthể chỉ thực hiện qua các tiết dạy trên lớp mà cần sử dụng thêm nhiều biện pháp hỗtrợ nữa mới có hiệu quả Vì vậy, người Hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo theo đúngnội dung chương trình chính khoá và ngoại khoá
Trang 9Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học nói chung là việc làm tất yếu nhằm hoàn
thành mục tiêu giáo dục của bậc học và đổi mới phương pháp dạy học của môn Đạođức cũng không nằm ngoài mục đích trên
1.5 Chỉ đạo việc đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức:
Đánh giá kết quả dạy học đạo đức phải dựa vào nhiều mặt trong đó chủ yếu làdựa vào việc tự giác thực hiện chuẩn mực hành vi và hình thành thói quen đạo đức
ở học sinh chứ không chỉ dựa vào việc nắm bắt tri thức, chuẩn mực và kỹ năng lựachọn hành vi về mặt lý thuyết Vì vậy, đánh giá kết quả dạy học đạo đức phải dựavào nhiều tiêu chí
Trước hết, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu bài học(cả 3 mặt của mục tiêu),đối chiếu mức độ đạt được của học sinh về tri thức, thái độ, tình cảm và hành vi đạođức thông qua các mặt:
- Về tri thức, có thể đánh giá bằng cách kiểm tra nói, kết hợp với kiểm tra viết vớinhiều nội dung
- Về thái độ tình cảm: Tạo ra động cơ bên trong cho hành động đạo đức Đây là mộttrong 3 mục tiêu quan trọng Tuy nhiên, thái độ, tình cảm là một lĩnh vực phức tạp
Vì vậy, kiểm tra đánh giá rất khó khăn, giáo viên có thể đánh giá nội dung này bằngcách yêu cầu học sinh bày tỏ tình cảm, thái độ của mình khi thực hiện chuẩn mựchành vi và giải thích rõ động cơ hành động
- Về hành vi thói quen đạo đức: Là nội dung quan trọng nhất trong đánh giá kết quảdạy học đạo đức Đây cũng là nội dung khó đánh giá, khó kiểm tra Tuy nhiên, giáoviên phải tìm mọi cách, mọi cơ hội để đánh giá nội dung này Kiểm tra hành vi, thóiquen đạo đức có thể thực hiện thông qua kiểm tra nói, giáo viên yêu cầu học sinh kểlại những việc làm tốt theo các chuẩn mực cần giáo dục; có thể kiểm tra thông quahọc sinh làm bài tập; thông qua quan sát trực tiếp hành vi của các em trong các hoạtđộng hàng ngày; đánh giá thông qua sự đánh giá của bạn bè, phụ huynh, các tổ chứcđoàn thể có liên quan
Nhận thức được nội dung trên, vận dụng vào việc chỉ đạo dạy học môn Đạođức, trường TH Đông Vệ 2 đã đạt được những kết quả nhất định Trong sáng kiếnnày tôi chỉ thống kê chất lượng dạy học môn Đạo đức học kỳ 1 năm học 2010-2011
theo bảng sau:
Năm học Tổng số HS
Xếp loại hạnh kiểmThực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ
SL % SL %
2010-2011 284 279 98,3 5 1,7
Tóm lại, đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức là khâu quan trọng nhưng cũng là
việc làm khó khăn Việc đánh giá đúng kết quả học tập không những khuyến khíchđược học sinh thực hiện những hành vi theo chuẩn mực mà còn cho phép giáo viênkịp thời điều chỉnh hình thức dạy học, rèn luyện để nâng cao chất lượng dạy học bộmôn Vì vây, giáo viên phải hết sức nhạy cảm trong đánh giá, phải bằng nhiều con
Trang 10đường, nhiều hình thức, phối hợp các lực lượng giáo dục, đặc biệt là thông qua việc
tổ chức cho học sinh hoạt động
CHƯƠNG 2: CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC- NHÂN VĂN THÔNG QUA VIỆC DẠY
CÁC MÔN HỌC KHÁC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
2.1 Nhận thức về vai trò của các môn học khác trong việc giáo dục đạo đức nhân văn cho học sinh tiểu học.
Như chúng ta đã biết,các bậc cha mẹ cho con cắp sách đến trường không nhữngchỉ để tiếp thu tri thức khoa học của nhân loại mà điều quan trọng hơn là học cáchlàm người, cách ứng xử với mọi người trong gia đình và trong xã hội Nhà trường lànơi đào tạo có hiệu quả nhất, đến trường tiểu học, trẻ em được tiếp xúc với nhiềubạn bè, nhiều thầy cô giáo làm cho mối quan hệ giao tiếp của trẻ được mở rộng Trẻ
em tiếp thu được từ thầy, từ bạn bè nhiều điều mới mẻ đến trường trẻ tiếp xúc vớinhiều môn học làm cho tri thức của trẻ ngày càng phong phú, đặc biệt là phát triển
tư duy sáng tạo Đi học trẻ được các thầy cô giáo, nhà trường giúp đỡ hình thànhnên những nét tính cách, những phẩm chất đạo đức như ý thức tổ chức kỷ luật, biếtgiữ lời hứa, hiểu biết về đạo đức, nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm về thái độ của cánhân Đây là khâu quan trọng của giáo dục đạo đức Việc làm này có tác dụng làmcho đạo đức của trẻ được xây dựng trên cơ sở lý trí, từ đó các em có thể nhận ra vàđánh giá được cái thiện, cái ác, cái xấu, cái đẹp, cái cao đẹp Nhưng số giờ học đạođức ít ỏi, chưa đủ làm cho sự hiểu biết về chuẩn mực đạo đức của trẻ được đầy đủcác kỹ năng được rèn luyện cũng chưa nhiều Điều này sẽ được các môn học kháccủa nhà trường tiểu học góp phần cung cấp thêm
Chính vì vậy, quá trình dạy học các môn học có vai trò quan trọng trong qúatrình giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh tiểu học Ngoài môn Đạo đức, tất cảcác môn học khác ở tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên- Xã hội,môn Toán, Kể chuyện, Mỹ thuật đều có khả năng tiềm tàng nếu được khai thácđúng nhằm vào việc giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh
2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức- nhân văn thông qua các môn học khác ở trường tiểu học Đông Vệ 2 TP Thanh Hoá.
Trong những năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao của Hội đồng giáo dục,được sự hỗ trợ tận tâm của các cấp chính quyền, các đoàn thể trong và ngoài nhàtrường, Trường Tiểu học Đông Vệ 2 đã tạo nên truyền thống giáo dục đạo đức, họctập và lao động đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh trongnhà trường được đánh giá rất cao Ngoài môn Đạo đức, các môn học khác khôngnhững giúp học sinh hiểu biết giá trị của những tri thức khoa học, mở rộng tầm hiểubiết về tự nhiên, xã hội và con người mà còn là con đường giáo dục đạo đức nhânvăn rất tốt cho học sinh Trong quá trình dạy học, dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng,các giáo viên đã biết sử dụng nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạtđộng của người học Có nhiều giáo viên giỏi, nhiệt tình với nghề nghiệp, luôn quantâm gần gũi với học sinh Trong mỗi bài học đều có sự liên hệ thực tế phong phú,
Trang 11gần gũi với đời sống xung quanh các em, giúp các em có cơ sở tìm hiểu kiến thứcnhanh hơn, sâu hơn Ngoài những giờ, những buổi học trên lớp, các em còn đượchọc các buổi học ngoại khoá có sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên Nhìn chung, cácmôn học đều được thực hiện đầy đủ theo quy định và đã có sự kết hợp với nhiềuphương pháp, hình thức phương tiện dạy học đạt hiệu quả có gắn với nội dung giáodục đạo đức Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn bất cập như: Số giáo viêntuổi( từ 45 đến 55 tuổi), trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn còn ít, thiếu sự linhhoạt, sáng tạo trong giảng dạy, họ gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận vớiphương pháp đổi mới, chưa có sự đầu tư cho bài dạy ,vẫn còn hiện tượng dạy chay.Trong giảng dạy giáo viên mới chú ý đến việc cung cấp tri thức, chưa chú ý đến liên
hệ thực tiễn khiến học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống gặp khó khăn
Về phía lãnh đạo nhà trường, trong việc chỉ đạo công tác giáo dục đạo nhân văn, Hiệu trưởng chỉ vạch ra phương pháp và kế hoạch chung mà chưa có kếhoạch cụ thể, sát sao.Việc giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh gần như đượckhoán cho giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội Một số biện pháp trong chỉđạo công tác này mới chỉ là những quy định chung theo kinh nghiệm chủ quan Việckiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả chưa liên tục
đức-Nhìn chung trước thực trạng này, để công tác giáo dục đạo đức- nhân văn chohọc sinh được hài hoà, đảm bảo chất lượng trong các mặt hoạt động của nhà trường,đặc biệt là thông qua các môn học đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những giảipháp cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay
2.3 Chỉ đạo giáo dục đạo đức- nhân văn thông qua các môn học khác ở trường tiểu học:
Nhà trường tiểu học là nơi đầu tiên giáo dục cho trẻ hình thành và phát triểntoàn diện nhân cách với đầy đủ các mặt đức, trí, thể, mỹ thông qua quá trình dạyhọc và các hoạt động ngoài giờ lên lớp Trong đó quá trình dạy học và các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp Trong đó, quá trình dạy học đóng vai trò chủ đạo Chính vìvậy, người Hiệu trưởng cần làm cho giáo viên thấy rõ vai trò của các môn học khácđối với việc giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh, định hướng cho giáo viênthấy được một giờ lên lớp không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức khoa học,hình thành các kỹ năng cụ thể mà phải hướng vào việc tạo dựng, phát triển nhâncách của học sinh Thông qua các môn học, ngoài việc chiếm lĩnh tri thức khoa học,những thành tựu của nhân loại, giáo viên phải có nhiệm vụ giáo dục nhân cách côngdân cho từng học sinh, phát huy được năng lực sáng tạo của từng em Như vậy, bêncạnh giúp học sinh nắm tri thức khoa học, nhiệm vụ nặng nề của giáo viên là giáodục đạo đức- nhân văn cho học sinh
Các môn học đều trực tiếp góp phần giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinhnhư Tiếng việt,Tự nhiên- xã hội,Toán,Thể dục, Mỹ thuật Bởi lẽ mỗi bài học, mỗimôn học đều bao hàm trong đó cả tri thức, kỹ năng và thái độ Thái độ chính lànhững phẩm chất đạo đức, giá trị nhân văn mà học sinh cần phải đạt