Tuyên ngôn của đảng cộng sản

36 231 0
Tuyên ngôn của đảng cộng sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” (C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, t. 4, 1995, tr. 591646) GS,TS. Trịnh Quốc Tuấn Th.S. Trần Kim Cúc Mở đầu Tuyên ngôn của Đảng cộng sản gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuyên ngôn là tác phẩm khoa học xuất sắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng, quan điểm và phương pháp luận khoa học của Mác và Ăngghen. 40 năm sau lần đầu tiên xuất bản tác phẩm bất hủ này, trong “Lời tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888”, Ph.Ăngghen có viết: Hiện nay, hiển nhiên đó là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính quốc tế hơn cả trong tất cả các văn phẩm xã hội chủ nghĩa, đó là cương lĩnh được thừa nhận bởi hàng triệu công nhân từ Xibia đến Caliphoócnia1. Và cho đến nay, có thể nói rằng, trong kho tàng văn hoá nhân loại, có lẽ đối với giai cấp vô sản toàn thế giới chưa có một tác phẩm nào có tính phổ biến như vậy. Trong di sản lý luận của hai ông, “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây có thể coi là một tác phẩm then chốt, nền tảng của lý luận chính trị trong chủ nghĩa Mác. Lần đầu tiên, tác phẩm của hai ông đã hệ thống hoá những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác, thể hiện đầy đủ ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác kinh tế chính trị học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội khoa học dưới dạng cô đọng nhất. Với vị trí quan trọng và nội dung phong phú như vậy, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là một trong những tác phẩm mà mọi chuyên ngành lý luận Mác Lênin không thể bỏ qua. Người ta có thể tiếp cận, khai thác nội dung, ý nghĩa tác phẩm một cách khác nhau dưới giác độ chuyên ngành khác nhau. Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi giới thiệu tác phẩm dưới góc độ chính trị học. Theo đó, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được coi là văn kiện lý luận chính trị quan trọng bậc nhất vào giữa thế kỷ XIX, báo hiệu sự trưởng thành về tư tưởng, chính trị và tổ chức của phong trào vô sản, của đảng cộng sản đội tiên phong của giai cấp vô sản trong sự nghiệp đấu tranh nhằm tự giải phóng mình và giải phóng toàn nhân loại khỏi ách thống trị tư bản chủ nghĩa. Giới thiệu tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản dưới góc độ chính trị học nhằm giúp người đọc hiểu rõ những nội dung tư tưởng chính trị chủ yếu, nắm vững tinh thần của Tuyên ngôn, để từ đó rút ra những bài học chính trị và có sự vận dụng sáng tạo vào thực tiễn hiện nay, đó là mục tiêu mà chuyên đề này hướng tới. I Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời là kết tinh của những yếu tố khách quan và chủ quan sau đây: 1 . Yếu tố khách quan Yếu tố khách quan dẫn đến sự ra đời của Tuyên ngôn là những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội đã chín muồi trong lịch sử. Về kinh tế, giữa thế kỷ XIX phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đạt tới trình độ phát triển, đại công nghiệp ở một số nước châu Âu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và xã hội hoá với quan hệ sản xuất chật hẹp trong hình thức chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng bộc lộ gay gắt. Về chính trị xã hội, có thể kể đến những điểm cơ bản như: sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản hiện đại và mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và tư sản ngày càng tăng; phong trào đấu tranh của công nhân đã có những bước phát triển đáng kể. Tiêu biểu cho bước phát triển mới đó của phong trào vô sản là những cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831, cuộc nổi dậy của công nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844 và phong trào Hiến chương có quy mô toàn quốc ở Anh kéo dài suốt mười năm trời (18381848). Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa của giai cấp công nhân đều bị dìm trong biển máu. Từ những thất bại trong thực tiễn đấu tranh, giai cấp công nhân buộc phải đi tới chỗ nhận thức về những điều kiện thực sự của công cuộc giải phóng mình phải có một chính đảng lãnh đạo và hệ thống lý luận soi đường. Một sự kiện chính trị quan trọng phải kể đến là sự ra đời của Liên đoàn những người cộng sản tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản và yêu cầu bức thiết phải có một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng, của phong trào vô sản. Vấn đề Cương lĩnh của Liên đoàn được đặt ra từ Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn vào mùa hè năm 1847 và là vấn đề chủ yếu trong chương trình nghị sự của Đại hội lần thứ hai của Liên đoàn ngày 29111847. Sau một cuộc thảo luận dài về những dự thảo cương lĩnh trình lên Đại hội, trong đó có dự thảo cẩm nang về chủ nghĩa cộng sản do Hátxơ biên soạn và Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do Ph.Ăngghen biên soạn cuối cùng, C.Mác và Ph.Ăngghen được Đại hội uỷ thác biên soạn Cương lĩnh dưới hình thức bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Một điểm cần lưu ý khi nói đến điều kiện chính trị xã hội ra đời của tác phẩm, là yếu tố về tư tưởng chính trị. Tác phẩm ra đời vào thời điểm quyết định trong quá trình chuyển biến của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh với các trào lưu tư tưởng lỗi thời và phản động để thâm nhập phong trào công nhân. Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng tồn tại và thống trị cho đến lúc đó đã bộc lộ nhiều hạn chế: không giải thích đúng bản chất của ách bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội đó, chưa nhìn thấy vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, nhưng bằng con đường thuyết phục, giáo dục, nêu gương, chứ không phải bằng con đường đấu tranh cách mạng, cải biến cách mạng. Bên cạnh ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng, giữa thế kỷ XIX còn có những người xã hội chủ nghĩa tư sản kiểu LuiBlăng, chủ trương điều hoà tư sản với vô sản, kiểu Pruđông chủ trương xoá bỏ chế độ tư hữu lớn tư bản chủ nghĩa nhưng duy trì mãi mãi chế độ tư hữu nhỏ của những người sản xuất. Ngoài ra, lúc này còn có cả những người cộng sản không tưởng kiểu Vâytơlinh. Những người này đang có ảnh hưởng mạnh trong phong trào vô sản. Tuy họ đã nhận thức được rằng chỉ làm cải cách chính trị thì không đủ mà phải có một cuộc cải biến xã hội về căn bản, nhưng thứ chủ nghĩa cộng sản này mới được phác hoạ ra một cách tự phát theo bản năng chứ chưa có cơ sở khoa học, chưa xuất phát từ sự hiểu biết các quy luật phát triển của xã hội, chưa thấy rõ nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội là phương thức sản xuất của cải vật chất và người đi đầu trong quá trình sáng tạo ra xã hội mới là giai cấp công nhân. Do không có cơ sở khoa học và thực tiễn, các trào lưu tư tưởng trên đây đều trở nên lỗi thời và gây tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của phong trào vô sản. Việc vạch trần những tư tưởng phản động và khẳng định những quan điểm lý luận khoa học là một yếu tố để Tuyên ngôn ra đời. 2 . Yếu tố chủ quan Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là kết quả của quá trình trưởng thành về lập trường, quan điểm, sự thành thục về phương pháp luận là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo về lý luận và thực tiễn của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hai ông đã phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan, nhờ đó cả hai đã chuyển biến từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ nghĩa. Nhân tố chủ quan phải kể đến ở đây là: sự uyên bác về trí tuệ; lòng trung thành vô hạn với lợi ích của giai cấp công nhân; sự kiên trì, bền bỉ và sáng tạo trong hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn; tinh thần kế thừa một cách có phê phán những tri thức của nhân loại. Làm cơ sở cho Tuyên ngôn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử do C.Mác và Ph.Ăngghen đề xướng ra. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu và quan sát khoa học hết sức tỉ mỉ và sâu sắc để đi đến hệ thống hoá và phát triển các quan điểm lý luận đã được các ông đề cập đến trong các tác phẩm viết trước Tuyên ngôn như: Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen do C.Mác viết năm 1843; Bản thảo kinh tế triết học do C.Mác viết năm 1844; Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh do Ph.Ăngghen viết năm 1845; Gia đình thần thánh do C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung năm 1845; Hệ tư tưởng Đức do hai ông viết năm 1846; Sự khốn cùng của triết học do C.Mác viết năm 1847 và Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do Ph.Ăngghen viết năm 1847. ở thời điểm viết Tuyên ngôn là lúc C.Mác và Ph.Ăngghen đã đạt đến trình độ phân tích và khái quát lý luận cao, đã vận dụng nhuần nhuyễn phép biện chứng duy vật vào việc xem xét bản chất các quan hệ kinh tế và xã hội, kinh tế và chính trị của hiện thực xã hội tư sản đương thời, rút ra những kết luận mang tính quy luật của sự phát triển lịch sử. Sự thống nhất hữu cơ của tất cả các nhân tố đó và sự thể hiện nó thông qua thiên tài sáng tạo của C.Mác và Ph.Ăngghen kết hợp với cảm quan nhân đạo chủ nghĩa của các ông, hướng toàn bộ tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí và hành động vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng con người đã giúp các ông đạt đến đỉnh cao nhận thức khoa học ở thời đại mình. Giữa tháng Chạp năm 1847, sau khi được Đại hội thứ hai của Liên đoàn những người cộng sản giao nhiệm vụ biên soạn bản Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đến Bruyxen để cùng viết. Nhưng đến cuối tháng chạp 1847 Ph.Ăngghen phải trở lại Pari dự họp, do đó toàn bộ công việc soạn thảo bản Tuyên ngôn đều do Mác gánh vác. Cuối tháng giêng 1848, ông đã hoàn thành việc biên soạn lần cuối tác phẩm này và gửi bản thảo sang Luân đôn cho BCHTW Liên đoàn những người cộng sản. US được BCHTW hoàn toàn tán thành và được in vào tháng 2 tại một nhà in nhỏ ở Luân đôn. II Một số nội dung tư tưởng chính trị chủ yếu Như đã nói từ đầu, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là văn kiện lý luận chính trị quan trọng nhất của Đảng cộng sản vào giữa thế kỷ XIX, do đó những nội dung tư tưởng chính trị được thể hiện rõ nét trong tác phẩm này. Có thể kể đến một số nội dung sau: chính trị, quyền lực chính trị, đấu tranh chính trị; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đảng chính trị, vấn đề nhà nước và nhà nước của giai cấp vô sản. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến từng nội dung nói trên. 1 Chính trị Trong lời tựa cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Ph.Ăngghen có viết: Trong mỗi thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại28. Luận điểm hạt nhân đó xuyên suốt Tuyên ngôn giúp cho chúng ta thấy rõ nhận thức nhất quán của C.Mác và Ph.Ăngghen về chính trị. Ở đây chính trị như một thành tố của kiến trúc thượng tầng được quyết định bởi cơ sở hạ tầng phương thức sản xuất và cơ cấu xã hội của nó. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, quan hệ chính trị xuất hiện như một tất yếu lịch sử trong các xã hội đã phân chia thành giai cấp. Sự xuất hiện của giai cấp và cùng với nó là sự xuất hiện của Nhà nước đã làm cho chính trị ra đời. Quan điểm chính trị gắn liền với giai cấp ấy được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn: Mỗi bước phát triển của giai cấp tư sản đều có một bước tiến bộ chính trị tương ứng29. Bước tiến về chính trị ấy của giai cấp tư sản được thể hiện ở chỗ, giai cấp tư sản từ khi đại công nghiệp và thị trường thế giới được thiết lập, đã độc chiếm hẳn được quyền thống trị chính trị trong nhà nước đại nghị hiện đại. Như vậy, ở đây có thể hiểu chính trị là quan hệ của các giai cấp và các tầng lớp xã hội đối với nhà nước và chính phủ, là lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp. Vấn đề chính trị là vấn đề động chạm đến chính quyền, đến nhà nước. Chính trị cũng có thể là một chế độ và một hình thức thực hiện quyền lực của một giai cấp nhất định. Trong Tuyên ngôn C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho thấy giai cấp tư sản đập tan xiềng xích của chế độ phong kiến để thiết lập chế độ xã hội và chính trị thích ứng với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản.. Chính trị trong Tuyên ngôn còn được hiểu là những trào lưu tư tưởng của một giai cấp nhất định. Chẳng hạn, khi phê phán chủ nghĩa xã hội phong kiến, C.Mác và Ph.Ăngghen có viết: Trong hoạt động chính trị, họ tích cực tham gia vào tất cả những biện pháp bạo lực chống giai cấp công nhân30. Trào lưu tư tưởng này mà đại diện của nó là giai cấp quý tộc phong kiến đã thể hiện thái độ và hành động chống lại giai cấp công nhân. Như vậy rõ ràng đây là vấn đề quan hệ giữa các giai cấp và vì thế là vấn đề chính trị. Với quan điểm duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu rõ mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế. kinh tế quyết định chính trị, vì chính trị được hình thành trên cơ sở kinh tế: sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị31. Kinh tế quyết định chính trị còn được thể hiện ở chỗ kẻ nào nắm được quyền lực kinh tế thì sẽ nắm được quyền lực chính trị. Hay nói cách khác, kinh tế là biểu hiện tập trung về chính trị. Trong Tuyên ngôn có đoạn: Giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và dân sự. Nó tập trung dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị32. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, chính trị luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động của kinh tế. Các ông viết: Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị33. Cho nên, muốn thay đổi về chính trị, thì trước hết phải thay đổi tận gốc về kinh tế. Phân tích mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ sự tác động của chính trị đối với kinh tế. Các ông cho rằng, chính trị là phương thức để đoạt được lợi ích kinh tế. Nếu như giai cấp tư sản dùng sự thống trị chính trị của nó trong nhà nước, dùng chính quyền nhà nước phục vụ cho lợi ích của nó, từ hệ thống pháp luật đến chính sách thuế khoá tất thảy đều là phương tiện để tước đoạt lợi ích kinh tế, thì đối với giai cấp vô sản, chính trị cũng là phương thức để đoạt được lợi ích kinh tế. Tuyên ngôn nói rõ: Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất34. Những luận điểm về chính trị mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra trong Tuyên ngôn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cho đến nay vẫn rất có ý nghĩa, giúp chúng ta có cách nhìn nhận và phân tích đúng đắn, xử lý hợp lý những vấn đề chính trị hiện nay như mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, vấn đề chính trị gắn với lợi ích, các vấn đề quản lý nhà nước v.v... 2 Quyền lực chính trị Như đã nêu ở trên, chính trị là vấn đề gắn với giai cấp và nhà nước. Quyền lực chính trị do đó cũng là quyền lực của một giai cấp nhất định trong việc giành, giữ và quản lý nhà nước. Tuyên ngôn cho thấy rằng, cùng với sự thiết lập thị trường và nền đại công nghiệp, giai cấp tư sản đã nắm giữ quyền lực chính trị trọn vẹn. Quyền lực chính trị ở đây được hiểu là quyền lực nhà nước vì nhà nước đó hoàn toàn thuộc về quyền của giai cấp tư sản. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: Chính quyền quốc gia hiện nay đó chỉ là uỷ ban điều hành các công việc chung của toàn bộ giai cấp tư sản35. Khái niệm về quyền lực chính trị được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ trong Tuyên ngôn: Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác36. Bạo lực có tổ chức ấy được thể hiện ra là gì? Đó là một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, hàng rào thuế quan thống nhất v.v... Một giai cấp có được những cái đó chỉ khi nó nắm được chính quyền. Đối với giai cấp tư sản cũng vậy, bất cứ ở chỗ nào mà nó chiếm được chính quyền thì nó đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên, nghĩa là nó đã thực thi quyền lực chính trị. Chính vì quyền lực chính trị gắn với việc nắm chính quyền, do đó Tuyên ngôn cũng chỉ rõ rằng, muốn nắm được quyền lực chính trị thì giai cấp vô sản phải giành được chính quyền. Cũng vì vậy, vấn đề giành chính quyền được xác định là mục đích của Đảng cộng sản: Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền37. Tuy nhiên, sẽ không bền vững nếu quyền lực chính trị không gắn với quyền lực kinh tế, vì quyền lực kinh tế quyết định quyền lực chính trị. kẻ nào nắm được quyền lực kinh tế thì sẽ nắm được quyền lực chính trị. tư liệu sản xuất và tài sản tập trung vào tay ai thì quyền lực chính trị cũng tập trung vào đấy. Luận điểm này trong Tuyên ngôn thể hiện rất rõ và thực tế hiện nay ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng chứng minh điều đó. Đồng thời, Tuyên ngôn cũng cho thấy rằng quyền lực chính trị tác động, chi phối quyền lực kinh tế. Giai cấp thống trị dùng công cụ quyền lực của mình để phục vụ cho lợi ích kinh tế, củng cố quyền lực kinh tế của giai cấp mình. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước... và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất38. Các quan sát về hệ thống chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay cho thấy, dù đảng nào chi phối chính phủ, các chính sách của nó đều nhất quán trong việc bảo vệ các lợi ích kinh tế của giới tư bản. Trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhà nước sẵn sàng gạt bỏ các xem xét về việc làm và phúc lợi xã hội, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của người lao động với chiêu bài phục hưng nền kinh tế quốc dân vì lợi ích quốc gia. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nền chính trị Mỹ bị chi phối một cách căn bản bởi khoảng 7000 nhân vật. Đó là các chủ nhà băng, chủ các công ty lớn, những người nắm giữ các tổ hợp công nghiệp, các tổ hợp truyền thông đại chúng khổng lồ. Còn trên thế giới như một tổng thể thì có thể nói rằng, có một hệ thống tinh vi và hùng mạnh được dựng lên để kiểm soát nền kinh tế thế giới. Các nước trong nhóm G7 (Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Italia, Anh, Canada) gặp nhau hàng năm để phối hợp các chính sách kinh tế và đặt ra mục tiêu phát triển. Thông qua tổng số phiếu bầu của mình, 7 nước này kiểm soát các tổ chức quốc tế quan trọng nhất về kinh tế: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Uỷ ban tài trợ phát triển (DAC thuộc OECD), và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các nước này thiết lập và điều hành một hệ thống tổ chức không phải để các nước chậm phát triển trở thành phát triển, mà là để bảo vệ vị trí thống trị cũng như các đầu tư của mình trên thế giới. Như vậy, những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về quyền lực chính trị và nhất là về mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế thể hiện trong Tuyên ngôn, cho đến nay vẫn còn đúng và không thể phủ nhận được. Mặc dầu, so với trước đây, những hình thức thể hiện của nó có vẻ phong phú hơn, tinh vi hơn, song về bản chất không thể khác được. Khi nghiên cứu về quyền lực chính trị, cũng cần lưu ý đến một luận điểm nữa trong Tuyên ngôn. Đó là luận điểm nói về sự mất đi tính chất chính trị của quyền lực công cộng khi đối kháng giai cấp không còn nữa. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: Khi những đối kháng giai cấp đã mất đi trong tiến trình của sự phát triển và toàn bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân đã liên hợp lại với nhau thì quyền lực công cộng cũng mất tính chất chính trị của nó39. Dĩ nhiên, luận điểm đó hoàn toàn mang tính nguyên tắc và phù hợp với lôgích của khái niệm quyền lực chính trị mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ở trên: quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác. Do đó khi đối kháng giai cấp không còn nữa thì bạo lực ấy cũng không cần thiết nữa. 3 Đấu tranh chính trị Khái niệm về đấu tranh chính trị đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ trong Tuyên ngôn: Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là một cuộc đấu tranh chính trị40. Như vậy, về thực chất, đấu tranh chính trị là đấu tranh giai cấp. Điều này đã được Ph.Ăngghen khẳng định trong một tác phẩm khác mà ông đã viết về sau: Tất cả cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp41. Đấu tranh giai cấp, hay đấu tranh chính trị là một chủ đề lớn xuyên suốt tác phẩm Tuyên ngôn. Với chủ đề này trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ phân tích cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mà ở mức độ cao hơn, các ông đã khái quát nâng lên thành lý luận về đấu tranh chính trị, nêu rõ khái niệm và những đặc điểm của nó. Theo các ông, đấu tranh chính trị có những đặc điểm sau đây: Đặc điểm thứ nhất: đấu tranh chính trị xuyên suốt lịch sử xã hội có giai cấp và là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: Lịch sử tất cả các xã hội từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp42. Với nhận định đó, Tuyên ngôn đã đưa ra nguyên lý về đấu tranh giai cấp như là một nguyên lý phổ biến, là đặc trưng và là động lực thúc đẩy những biến đổi xã hội trong các xã hội đã phân chia thành giai cấp. Đặc điểm thứ hai: đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh mang tính chất quyết liệt giữa hai giai cấp đối kháng và bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau43. Luận giải cho điều đó, Tuyên ngôn đã phân tích quá trình phát triển của cuộc đấu tranh chính trị giữa giai cấp vô sản và tư sản, tính chất triệt để của nó, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn rằng sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau. Đặc điểm thứ ba: đấu tranh chính trị giữa giai cấp vô sản và tư sản là cuộc đấu tranh có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng. Trong Tuyên ngôn C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng, từ thực tiễn đấu tranh, những người vô sản bắt đầu liên hiệp lại và đi đến thành lập các đoàn thể chuẩn bị trước cho những cuộc đấu tranh. Sự tổ chức ấy của những người vô sản tạo điều kiện cho sự ra đời của chính đảng vô sản. Tuyên ngôn có đoạn: Sự tổ chức như vậy của những người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn44 .Như vậy, sự lãnh đạo của chính đảng vô sản là cần thiết khách quan. Nó đánh dấu bước trưởng thành của phong trào vô sản từ tự phát đến tự giác, hướng cuộc đấu tranh theo lý tưởng chính trị nhất định, là điều kiện để bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp vô sản. Đặc điểm thứ tư: đấu tranh chính trị là đấu tranh có mục đích rõ ràng: giành, giữ chính quyền. Chính vì vậy, Tuyên ngôn đã xác định rõ mục đích trước mắt của những người cộng sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản là giành lấy chính quyền. Đặc điểm thứ năm: đấu tranh chính trị về thực chất là nhằm giải phóng về kinh tế. Tuyên ngôn cho thấy rằng, việc giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến là nhằm thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo ra lực lượng sản xuất mới. Cũng như vậy, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị, thì nó sẽ dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Quan điểm này về sau được Ph.Ăngghen khái quát lại: Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu tranh chính trị, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế45. Đặc điểm thứ sáu: đấu tranh chính trị còn là đấu tranh giữa các ý thức hệ, được tiến hành thường xuyên và liên tục. Vì chính trị là vấn đề quan hệ giữa các giai cấp, do đó đấu tranh chính trị còn được diễn ra trên lĩnh vực tư tưởng, giữa các hệ tư tưởng của các giai cấp đối kháng. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng xác định rõ nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng đối với Đảng cộng sản: Không một phút nào Đảng cộng sản lại quên giáo dục cho công nhân một ý thức hết sức sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, để khi có thời cơ thì công nhân Đức biết sử dụng những điều kiện chính trị và xã hội do sự thống trị của giai cấp tư sản tạo ra, như là vũ khí chống lại giai cấp tư sản46. Luận điểm này trong Tuyên ngôn cho đến nay vẫn còn rất có ý nghĩa. Thực tiễn cho thấy rằng cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng vẫn diễn ra hằng ngày hằng giờ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Cuộc đấu tranh chống diễn biến hoà bình ở nước ta là một bằng chứng cho thấy tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh này. Cho nên, trong các văn kiện nghị quyết, Đảng Cộng sản Việt Nam đều coi công tác tư tưởng lý luận là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng. Khi nghiên cứu vấn đề đấu tranh chính trị trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, cũng cần lưu ý một luận điểm nữa về cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, cuộc đấu tranh này sẽ dẫn tới giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản sẽ trở thành giai cấp thống trị, tiêu diệt những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp. 4 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một bước tiến quan trọng trong lý luận chính trị thời bấy giờ và đây là một luận thuyết quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra. Trong khi các trào lưu tư tưởng chính trị khác không nhìn thấy vai trò của giai cấp công nhân, không nhận thấy ở giai cấp vô sản một tính chủ động lịch sử nào, một cuộc vận động chính trị nào của bản thân giai cấp vô sản cả thì lần đầu tiên, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tuyên bố đây là lực lượng đào huyệt chôn giai cấp tư sản, xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng một xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mặc dầu ý kiến cho rằng việc giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên trong một loạt tác phẩm của hai ông, bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XIX song ở Tuyên ngôn, tư tưởng này được thể hiện ở dạng cô đúc, mang tầm khái quát lý luận cao. Trong Lời tựa cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888, Ph.Ăngghen đã nhận định rằng, tư tưởng đó ắt phải đánh dấu một bước tiến trong khoa học lịch sử, giống như học thuyết của Đácuyn trong sinh vật học. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm: Một là, lật đổ giai cấp tư sản, tổ chức thành giai cấp thống trị: Giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản47 . Hai là, xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới: Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu và làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội quan phương48. Ba là, giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột. Giai cấp vô sản không còn có thể tự giải phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình, tức là giai cấp tư sản, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi ách bóc lột, áp bức khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp49. Trong Tuyên ngôn cũng nêu rõ rằng, con đường để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó là bạo lực cách mạng. Tuyên ngôn cũng lý giải những đặc điểm quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sở dĩ giai cấp công nhân có được sứ mệnh lịch sử đó là do địa vị xã hội, điều kiện sinh hoạt và bản chất cách mạng của nó quy định. Về địa vị, giai cấp công nhân là những người công nhân làm thuê hiện đại (không có tư liệu sản xuất và phải bán sức lao động của mình để sống) và chiếm số đông trong xã hội. về điều kiện sinh hoạt, vì là những người bị bóc lột, bị áp bức, do đó điều kiện sinh hoạt của giai cấp công nhân hết sức thấp kém. Về bản chất giai cấp, đây là giai cấp tiên tiến, đại biểu cho xu hướng tiến lên của đại công nghiệp. Hơn ai hết, họ là những người được rèn luyện về tính kỷ luật, có tri thức nhất định, có ý thức chính trị và vì thế trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng50. Để làm nổi rõ bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa các giai cấp khác ra so sánh. Chẳng hạn: Các tầng lớp trung đẳng là những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống còn của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Do địa vị xã hội của mình nên họ không có tính cách mạng mà có tính bảo thủ. Đôi khi họ lại còn trở thành phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại; còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động. Trong khi đó, những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu. Trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, họ chẳng có gì để mất, ngoài xiềng xích áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Tuyên ngôn khẳng định rằng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân tất yếu sẽ được hoàn thành và điều kiện để nó hoàn thành sứ mệnh đó là có Đảng lãnh đạo. 5 Đảng chính trị Những luận điểm về đảng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày rải rác ở nhiều tác phẩm, chẳng hạn như Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức, Chủ nghĩa xã hội ở Đức, Bàn về quyền uy v.v...Nhưng với Tuyên ngôn, thì đây là lần đầu tiên những luận điểm ấy được các ông khái quát thành lý luận. Khái niệm về đảng trong Tuyên ngôn được hiểu như sau: Đảng là đội tiên phong, là bộ phận giác ngộ nhất của giai cấp vô sản. C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ: Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản51. Sự hình thành của Đảng bắt nguồn từ sự liên hiệp của những người vô sản thành các đoàn thể, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh. Sự tổ chức ấy của những người vô sản tạo điều kiện cho sự ra đời của chính đảng vô sản. Tuyên ngôn cho rằng, sự ra đời của chính Đảng vô sản là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản: Sự tổ chức như vậy của những người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn52. Nghiên cứu về đảng, cũng cần nắm vững những đặc điểm của nó mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã đúc kết lại trong Tuyên ngôn. Có thể kể đến những đặc điểm sau: Đảng mang tính giai cấp, đại diện cho lợi ích của giai cấp: Những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào khác tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản53. Đảng là tổ chức có mục đích, nhiệm vụ rõ ràng. Tuyên ngôn tuyên bố rằng, mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, và giành lấy chính quyền. Đảng có lý luận soi đường cho hoạt động của mình. Lý luận đó không phải là giáo điều mà là những nguyên lý được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu54. Đảng có cương lĩnh chính trị, có chiến lược, sách lược cách mạng. Tuyên ngôn tuyên bố rằng, đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình và phải có một Tuyên ngôn của đảng của mình. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản chính là cương lĩnh chính trị của đảng vô sản, trong đó trình bày quan điểm, mục đích, nhiệm vụ, chiến lược và sách lược của Đảng. Lý luận về đảng trong Tuyên ngôn còn bao gồm những nguyên tắc xây dựng đảng. Tuyên ngôn thể hiện rõ nguyên tắc tổ chức Đảng là: Đảng cộng sản được xây dựng từ đội ngũ đảng viên là những người vô sản cách mạng nhất cả trong hành động và trong nhận thức. Tuân thủ nguyên tắc này mới đảm bảo cho Đảng trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân. Trong sinh hoạt đảng, đảng tuân thủ các nguyên tắc phê bình và tự phê bình, nguyên tắc công khai. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, cần phê phán những lời nói suông và những ảo tưởng trong nhận thức. Đồng thời, các ông quan niệm rằng những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình55. Đoàn kết quốc tế vô sản cũng là một nguyên tắc trong xây dựng Đảng. Tuyên ngôn tuyên bố rằng, những người cộng sản ở mọi nơi đều phấn đấu cho sự đoàn kết và liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước. Nguyên tắc này được C.Mác và Ph.Ăngghen cô đúc lại thành khẩu hiệu vô sản tất cả các nước đoàn kết lại. 6 Vấn đề nhà nước và nhà nước của giai cấp vô sản Vấn đề nhà nước đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến trong nhiều tác phẩm như Hệ tư tưởng Đức (viết trước Tuyên ngôn) và Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước (do Ph.Ăngghen viết năm 1884). Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, nhà nước nảy sinh ra từ nhu cầu kiềm chế những sự đối kháng giai cấp và đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của các giai cấp ấy, cho nên nhà nước là của giai cấp có thế lực nhất, của giai cấp thống trị. Khái niệm nhà nước như là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị đã được thể hiện ở ngay từ tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, đó là hình thức mà các cá nhân thuộc một giai cấp thống trị dùng để thực hiện lợi ích chung của họ56. Đến Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, vấn đề nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước lại được C.Mác và Ph.Ăngghen làm sáng rõ trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nhà nước tư sản ra đời cũng là sản phẩm của mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và phong kiến. Bản chất giai cấp của nhà nước tư sản được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: Chính quyền nhà nước hiện đại chỉ là một uỷ ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản57. Giai cấp tư sản sử dụng nhà nước của mình làm công cụ đạp đổ các quan hệ phong kiến, gia trưởng. Nó thay chế độ bóc lột thời nô lệ và phong kiến được che đậy bằng tôn giáo và chính trị bằng chế độ bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp tàn nhẫn. Như vậy, về thực chất, Nhà tư sản làm chức năng là công cụ thống trị xã hội và là cơ quan trấn áp của riêng giai cấp tư sản. Ngoài ra, khi bàn đến chức năng của nhà nước nói chung, cũng cần lưu ý đến chức năng xã hội của nó. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, muốn áp bức một giai cấp nào đó thì cần phải bảo đảm cho giai cấp ấy những điều kiện sinh sống khiến cho họ, chí ít, cũng có thể sống được trong vòng nô lệ. Cho nên giai cấp thống trị chỉ bảo vệ được địa vị thống trị của mình chừng nào nó biết thực hiện các chức năng xã hội. Luận điểm này thể hiện rõ ở cuối chương I của Tuyên ngôn. Việc tiếp cận vấn đề nhà nước từ cơ sở kinh tế và đưa nội dung giai cấp vào khái niệm nhà nước và pháp quyền trong Tuyên ngôn đã làm cho vấn đề nhà nước trở nên hiện thực hơn. Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, nó càng không phải là cái hiện thực của ý niệm đạo đức, hay hình ảnh và hiện thực của lý tính như quan điểm của Hê ghen. Tính hiện thực của nhà nước chỉ có thể bảo đảm trước hết bằng nội dung kinh tế. Điều dó được thể hiện rõ qua phân tích của C.Mác và Ph.Ăngghen rằng giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị. Nội dung kinh tế và tính chất giai cấp đã quy định những đặc trưng của nhà nước tư sản: một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất58 Một trong những đặc trưng của nhà nước là pháp luật. Khi nói về pháp quyền tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định59. Như vậy, Tuyên ngôn cho thấy rằng nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội đồng thời xuất hiện, đều có bản chất giai cấp và cho điều kiện sinh hoạt vật chất quyết định, đều là công cụ thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Quan điểm duy vật lịch sử ấy về vấn đề nhà nước và pháp luật luôn nhất quán và nổi rõ trong Tuyên ngôn. Nếu như vấn đề nhà nước đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến từ những tác phẩm trước Tuyên ngôn và được các ông phát triển lên ở Tuyên ngôn, thì vấn đề nhà nước của giai cấp vô sản lại là một vấn đề mới. Có thể nói, vấn đề này được đặt ra như là một kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản, vì mục đích của cuộc đấu tranh này là giành chính quyền. Chỉ có nắm được chính quyền thì giai cấp vô sản mới tổ chức thực thi quyền lực chính trị của mình được. Khi bàn về khái niệm nhà nước của giai cấp vô sản, V.I.Lênin cho rằng một trong những định nghĩa rất hay về nó là ở tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Trong tác phẩm này, nhà nước của giai cấp vô sản có thể được hiểu là nhà nước trong đó giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị và đại diện cho lợi ích của đa số những người lao động. Tuyên ngôn chỉ rõ: Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị...60. ở đây, khi nói đén dùng sự thống trị chính trị của mình tức là nói đến việc giai cấp vô sản cầm quyền đứng ra thành lập bộ máy nhà nước đại diện cho lợi ích của giai cấp mình, chứ không phải chỉ đơn thuần là sử dụng bộ máy nhà nước sẵn có và bắt nó hoạt động phục vụ mình. Điều này đã được Ph.Ăngghen nói rõ trong Lời tựa cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: giai cấp công nhân không thể chỉ nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có và bắt nó hoạt động phục vụ mình61. Giai cấp vô sản sẽ điều hành nhà nước trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục để phục vụ cho lợi ích của mình. Tuyên ngôn cũng nêu 10 biện pháp mà nhà nước của giai cấp vô sản ở những nước tiên tiến có thể áp dụng. Dù mới chỉ là những nét phác thảo, nhưng Tuyên ngôn cũng cho thấy rõ tính ưu việt của nhà nước của giai cấp vô sản là ở tính nhân văn của nó, một nhà nước vì con người sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người62 III – Ý nghĩa của tác phẩm. Với tính chất là cương lĩnh chính trị của Đảng, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản có một ý nghĩa hết sức to lớn cả về mặt lý luận và trong việc chỉ đạo thực tiễn đối với các Đảng cộng sản và phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Đánh giá về tác phẩm này, V.I.Lênin viết: Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách: tinh thần của nó, đến bây giờ, vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh63. Với ý nghĩa là cương lĩnh chính trị của giai cấp vô sản, Tuyên ngôn đã nêu rõ quan điểm, mục đích, chiến lược và sách lược của Đảng cộng sản chỉ ra tiến trình cách mạng của giai cấp vô sản, những nhiệm vụ, biện pháp mà giai cấp vô sản cần áp dụng để đạt được mục đích cuối cùng giải phóng vĩnh viễn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp, đem lại tự do vĩnh viễn cho con người. Tuyên ngôn đã trang bị về lý luận cách mạng cho giai cấp vô sản, trang bị thế giới quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng duy vật cho giai cấp vô sản, giúp cho giai cấp vô sản tránh được tình trạng mò mẫm và tính chất tự phát trong tiến trình cách mạng của giai cấp mình. Ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn của Tuyên ngôn với tính chất là cương lĩnh chính trị của giai cấp vô sản được thể hiện ở chỗ, sau khi Tuyên ngôn ra đời, nó đã được dịch và in ra nhiều thứ tiếng, tái bản nhiều lần và phổ biến rộng rãi trong công nhân tất cả các nước. Nó đã cổ vũ tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản trên toàn thế giới trong công cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp. Những nguyên lý trình bày trong Tuyên ngôn đã được vận dụng và kiểm nghiệm trong thực tiễn qua Công xã Pari, Cách mạng tháng Mười và các phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. 157 năm đã trôi qua kể từ khi Tuyên ngôn của đảng cộng sản ra đời. Trong khoảng thời gian ấy rất nhiều biến đổi to lớn đã diễn ra trên thế giới. Thực tiễn thời đại ngày nay khẳng định sự đúng đắn của các nguyên lý cơ bản mà Mác, Ăngghen đã nêu trong Tuyên ngôn đồng thời đòi hỏi vận dụng các nguyên lý đó với tinh thần sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh mới. 1. Về chủ nghĩa t¬ư bản. Trải qua thêm một thế kỷ rưỡi phát triển của chủ nghĩa tư bản kể từ khi Tuyên ngôn ra đời đến nay ngư¬ời ta vẫn thấy sự phân tích về sự phát sinh, phát triển và dự báo về vận mệnh của giai cấp tư sản và của chủ nghĩa tư bản mà Mác và Ăngghen nêu ra trong Tuyên ngôn là đúng đắn. Theo đó, giai cấp tư sản đã ra đời từ những tầng lớp dân cư¬ thành thị, thể hiện nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đòi đ¬ược giải phóng khỏi sự kìm hãm của quan hệ sản xuất phong kiến. Chính vì thế, giai cấp tư sản đã từng đóng vai trò là giai cấp tiến bộ, cách mạng và trong thời kỳ đầu mà nó thống trị đã “tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”64. Chủ nghĩa tư bản đã được nhìn nhận trên quan điểm tiến hoá lịch sử nh¬ư là nấc thang tất yếu mà những thành tựu do nó tạo ra sẽ là những tiền đề không thể thiếu cho các nấc thang tiếp theo của sự phát triển xã hội. Nh¬ưng cũng lại chính ở mức độ mà lực lượng sản xuất đạt tới trong thời đại thống trị của giai cấp tư sản, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu t¬ư nhân tư bản chủ nghĩa trở nên không còn thích hợp nữa. Lực lượng sản xuất “trở thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu…, các quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của nó”.65 Khủng hoảng sản xuất thừa, thất nghiệp, kéo theo hàng loạt hiện t¬ượng suy thoái là những dấu hiệu đầu tiên và sẽ trở thành cố hữu chứng tỏ sự lỗi thời của quan hệ sản xuất tư bản, sự bất lực của giai cấp tư sản… Giống nh¬ư các xã hội trước nó, chủ nghĩa tư bản tạo nên những nhân tố phủ định bản thân nó. Bư¬ớc chuyển tiếp sang một giai đoạn lịch sử mới được chuẩn bị tiền đề ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản. Chính sự tiến bộ xã hội làm xuất hiện nhu cầu khách quan chuyển giao vai trò quản lý xã hội từ giai cấp tư sản sang một giai cấp mới giai cấp vô sản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là chủ nghĩa tư bản nên mâu thuẫn cơ bản của nó vẫn là mâu thuẫn chung cho chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của lực lượng sản xuất và chế độ chiếm hữu t¬ư nhân tư bản chủ nghĩa. Cũng vẫn như¬ trước đây, ngày nay mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư¬ nhân tư bản chủ nghĩa luôn biểu hiện thành mâu thuẫn xã hội mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Ngày nay, cơ cấu xã hội giai cấp của xã hội tư bản hiện đại phức tạp hơn trước đây nhiều, sự phân công lao động trong xã hội tư bản hiện đại tạo ra rất nhiều ngành nghề mới với sự phân tầng xã hội phức tạp, các ngành nghề đó không hoàn toàn biệt lập với nhau mà lại đan xen chằng chịt vào nhau. Tuy thế, các trục cơ bản của sự vận động giai cấp xã hội của xã hội tư bản vẫn là mối quan hệ giữa lao động và tư bản. Đại bộ phận dân cư¬ của xã hội hiện đại là lao động làm thuê hoặc là cho các hãng tư bản hoặc là cho nhà n¬ước tư sản. Đối diện với khối nhân dân lao động trí óc và chân tay đông đảo là giai cấp các nhà tư sản, giai cấp này cũng phân tầng theo một cách mới, có thể không hoàn toàn giống với hồi đầu thế kỷ. Tuy nhiên, họ vẫn là một giai cấp thống trị, là giới chủ trong xã hội, có vai trò chi phối nhà n¬ước phục vụ chủ yếu cho lợi ích của mình. Mối quan hệ giữa lao động và tư bản về bản chất mang tính chất đối kháng. Giai cấp tư sản cầm quyền hiểu rất rõ điều này và một trong những hướng chủ yếu trong chính sách xã hội của các đảng và nhà nước tư sản là xả van an toàn, tháo ngòi nổ cho các đối kháng xã hội, không để các mâu thuẫn dẫn đến xung đột xã hội, tạo ra một sự ổn định xã hội tương đối cho trật tự tư bản chủ nghĩa. Tận dụng được cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và do những nguyên nhân khác nữa, chủ nghĩa tư bản đã có những thành tựu đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội, đã giải quyết được ở mức độ nhất định vấn đề việc làm và thu nhập cho ngư¬ời lao động. Ngư¬ời lao động dưới chủ nghĩa tư bản vẫn bị bóc lột, và nếu xét theo tỷ xuất giá trị thặng d¬ư thì còn nặng nề hơn trước, như¬ng đời sống vật chất và tinh thần của họ cũng đã được cải thiện đáng kể so với trước đây; sự tha hoá lao động là điều đau khổ nhất đối với người lao động mà Mác đã chỉ ra và phân tích ngay cả trong các tác phẩm trước Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đặc biệt trong tác phẩm Bản thảo kinh tế Triết học 1844 thì nay đã bớt đi phần nào những biểu hiện tàn bạo, phi nhân tính, phản nhân đạo của nó, nh¬ưng về căn bản không hề mất đi trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong chế độ tư bản hiện đại vẫn diễn ra các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ. Hơn nữa, so với các cuộc đại khủng hoảng rất điển hình trong các năm 1929 1933, các cuộc khủng hoảng trong nửa sau thế kỷ XX có chu kỳ rút ngằn hơn. Từ những năm 70 trở lại đây, chủ nghĩa tư bản đã trải qua 5 lần khủng hoảng kinh tế thế giới 1957 1958; 1965 1967; 1973 1974; 1979 1982; 1990 1991; Ngoài khủng hoảng kinh tế chu kỳ, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại còn tồn tại song song loại khủng hoảng kinh tế cơ cấu. Khủng hoảng kinh tế cơ cấu là những sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế do các nhân tố không có tính chất chu kỳ tạo ra nh¬ư khủng hoảng năng l¬ượng, nguyên liệu (giá tăng vọt) khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới, khủng hoảng tín dụng, nợ nần quốc tế, lạm phát mang tính thế giới… Nh¬ư vậy, mặc dù có những thay đổi so với giai đoạn trước đây, chủ nghĩa tư bản vẫn giữ nguyên bản chất của nó. Mọi mâu thuẫn cơ bản vẫn tồn tại nguyên vẹn trong xã hội tư bản và mỗi b¬ước phát triển của chủ nghĩa tư bản đều làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn đó. Đó là nhận xét khách quan của nhiều người từ những lập trư¬ờng, chính kiến khác nhau. Richard Bergeron trong cuốn “Phản phát triển cái giá của chủ nghĩa tự do” đã trích lời của Edgar Morin nói về sự suy đồi của nền văn minh tư sản: “Trong các nền văn minh gọi là phát triển của chúng ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí tuệ, đạo đức và tình người”66. Quan sát các nư¬ớc tư bản trong một bức tranh tổng thể, nữ học giả người Mỹ Joycc Kolko trong cuốn sách nổi tiếng “Cải cách cơ cấu nền kinh tế thế giới” đã vạch ra thảm trạng của những người lao động ở các n¬ước tư bản: “Thất nghiệp đang tàn phá thoả thích cuộc sống hiện tại của các gia đình giai cấp công nhân, đồng thời cản trở tư¬ơng lai của các gia đình giai cấp trung lưu…mọi đặc điểm của sự nghèo khổ đang tăng lên đói kém, các cuộc phát chẩn, không nhà cửa, lạm dụng ma tuý, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và các cuộc tự sát” 67. Lucien Sère, nhà triết học mác xít người Pháp, trong cuốn “chủ nghĩa cộng sản làn sinh khí thứ hai” (Pari, 1990) cho rằng chủ nghĩa tư bản ngày càng đồng hoá với sự tha hoá không bờ bến. Do đó, không chỉ giai cấp công nhân, mà cả các tầng lớp lao động khác tập hợp lại thành toàn bộ những lực lượng lao động sáng tạo tham gia cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Nh¬ư vậy, từng bư¬ớc phát triển của chủ nghĩa tư bản vẫn không ngừng làm chín muồi thêm những điều kiện phủ định nó. Tóm lại, sự phân tích của Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản về sự phát sinh, phát triển và tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản vẫn còn nguyên giá trị là cơ sở lý luận và ph¬ương pháp luận để nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện đại. 2. Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sự phân tích về giai cấp công nhân và sự khẳng định về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà Mác và Ăngghen nêu trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản cũng vẫn còn nguyên giá trị là cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu về giai cấp công nhân hiện đại. Trái với luận đi

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” (C.Mác Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, t 4, 1995, tr 591-646) GS,TS Trịnh Quốc Tuấn Th.S Trần Kim Cúc Mở đầu "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" gắn liền với tên tuổi nghiệp C.Mác Ph.Ăngghen Tuyên ngôn tác phẩm khoa học xuất sắc, đánh dấu chín muồi tư tưởng, quan điểm phương pháp luận khoa học Mác Ăngghen 40 năm sau lần xuất tác phẩm bất hủ này, “Lời tựa viết cho tiếng Anh xuất năm 1888”, Ph.Ăngghen có viết: "Hiện nay, hiển nhiên tác phẩm phổ biến cả, có tính quốc tế tất văn phẩm xã hội chủ nghĩa, cương lĩnh thừa nhận hàng triệu công nhân từ Xibia đến Caliphoócnia" Và nay, nói rằng, kho tàng văn hoá nhân loại, có lẽ giai cấp vô sản toàn giới chưa có tác phẩm có tính phổ biến Trong di sản lý luận hai ông, “Tuyên ngôn đảng cộng sản” giữ vị trí đặc biệt quan trọng Đây coi tác phẩm then chốt, tảng lý luận trị chủ nghĩa Mác Lần đầu tiên, tác phẩm hai ông hệ thống hoá nội dung chủ nghĩa Mác, thể đầy đủ ba phận cấu thành chủ nghĩa Mác - kinh tế trị học, chủ nghĩa vật biện chứng vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội khoa học dạng cô đọng Với vị trí quan trọng nội dung phong phú vậy, "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" tác phẩm mà chuyên ngành lý luận Mác Lênin bỏ qua Người ta tiếp cận, khai thác nội dung, ý nghĩa tác phẩm cách khác giác độ chuyên ngành khác Trong phạm vi chuyên đề này, giới thiệu tác phẩm góc độ trị học Theo đó, "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" coi văn kiện lý luận trị quan trọng bậc vào kỷ XIX, báo hiệu trưởng C.Mác Ph.Angghen, Toàn t?p, Nxb CTQG, HN, T 21, 1995, tr 522 thành tư tưởng, trị tổ chức phong trào vô sản, đảng cộng sản - đội tiên phong giai cấp vô sản nghiệp đấu tranh nhằm tự giải phóng giải phóng toàn nhân loại khỏi ách thống trị tư chủ nghĩa Giới thiệu tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" góc độ trị học nhằm giúp người đọc hiểu rõ nội dung tư tưởng trị chủ yếu, nắm vững tinh thần Tuyên ngôn, để từ rút học trị có vận dụng sáng tạo vào thực tiễn nay, mục tiêu mà chuyên đề hướng tới I - Hoàn cảnh đời tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" đời kết tinh yếu tố khách quan chủ quan sau đây: Yếu tố khách quan Yếu tố khách quan dẫn đến đời "Tuyên ngôn" điều kiện kinh tế, trị - xã hội chín muồi lịch sử Về kinh tế, kỷ XIX phương thức sản xuất tư chủ nghĩa đạt tới trình độ phát triển, đại công nghiệp số nước châu Âu đạt thành tựu đáng kể Cùng với vận động phương thức sản xuất tư chủ nghĩa, mâu thuẫn lực lượng sản xuất xã hội hoá với quan hệ sản xuất chật hẹp hình thức chế độ sở hữu tư nhân tư chủ nghĩa ngày bộc lộ gay gắt Về trị - xã hội, kể đến điểm như: đời phát triển giai cấp vô sản đại mâu thuẫn đối kháng giai cấp vô sản tư sản ngày tăng; phong trào đấu tranh công nhân có bước phát triển đáng kể Tiêu biểu cho bước phát triển phong trào vô sản khởi nghĩa công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) năm 1831, dậy công nhân dệt vùng Xi-lê-di (Đức) năm 1844 phong trào Hiến chương có quy mô toàn quốc Anh kéo dài suốt mười năm trời (1838-1848) Nhưng tất khởi nghĩa giai cấp công nhân bị dìm biển máu Từ thất bại thực tiễn đấu tranh, giai cấp công nhân buộc phải tới chỗ nhận thức điều kiện thực công giải phóng - phải có đảng lãnh đạo hệ thống lý luận soi đường Một kiện trị quan trọng phải kể đến đời Liên đoàn người cộng sản - tổ chức tiền thân Đảng cộng sản yêu cầu thiết phải có cương lĩnh trị làm kim nam cho hành động cách mạng, phong trào vô sản Vấn đề Cương lĩnh Liên đoàn đặt từ Đại hội lần thứ Liên đoàn vào mùa hè năm 1847 vấn đề chủ yếu chương trình nghị Đại hội lần thứ hai Liên đoàn ngày 29/11/1847 Sau thảo luận dài dự thảo cương lĩnh trình lên Đại hội, có dự thảo "cẩm nang chủ nghĩa cộng sản" Hát-xơ biên soạn "Những nguyên lý chủ nghĩa cộng sản" Ph.Ăngghen biên soạn cuối cùng, C.Mác Ph.Ăngghen Đại hội uỷ thác biên soạn Cương lĩnh hình thức "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" Một điểm cần lưu ý nói đến điều kiện trị - xã hội đời tác phẩm, yếu tố tư tưởng trị Tác phẩm đời vào thời điểm định trình chuyển biến chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh với trào lưu tư tưởng lỗi thời phản động để thâm nhập phong trào công nhân Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng tồn thống trị lúc bộc lộ nhiều hạn chế: không giải thích chất ách bóc lột tư chủ nghĩa, chưa phát quy luật phát triển xã hội đó, chưa nhìn thấy vai trò, sứ mệnh giai cấp công nhân việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội Những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, đường thuyết phục, giáo dục, nêu gương, đường đấu tranh cách mạng, cải biến cách mạng Bên cạnh ảnh hưởng trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng, kỷ XIX có người xã hội chủ nghĩa tư sản kiểu Lui-Blăng, chủ trương điều hoà tư sản với vô sản, kiểu Pruđông chủ trương xoá bỏ chế độ tư hữu lớn tư chủ nghĩa trì mãi chế độ tư hữu nhỏ người sản xuất Ngoài ra, lúc có người cộng sản không tưởng kiểu Vây-tơ-linh Những người có ảnh hưởng mạnh phong trào vô sản Tuy họ nhận thức làm cải cách trị không đủ mà phải có cải biến xã hội bản, thứ chủ nghĩa cộng sản phác hoạ cách tự phát theo chưa có sở khoa học, chưa xuất phát từ hiểu biết quy luật phát triển xã hội, chưa thấy rõ nguyên nhân định phát triển xã hội phương thức sản xuất cải vật chất người đầu trình sáng tạo xã hội giai cấp công nhân Do sở khoa học thực tiễn, trào lưu tư tưởng trở nên lỗi thời gây tác động tiêu cực, kìm hãm phát triển phong trào vô sản Việc vạch trần tư tưởng phản động khẳng định quan điểm lý luận khoa học yếu tố để "Tuyên ngôn" đời Yếu tố chủ quan "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" kết trình trưởng thành lập trường, quan điểm, thành thục phương pháp luận kết trình hoạt động sáng tạo lý luận thực tiễn C.Mác Ph.Ăngghen Hai ông phát huy cao độ vai trò nhân tố chủ quan, nhờ hai chuyển biến từ lập trường tâm sang lập trường vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ nghĩa Nhân tố chủ quan phải kể đến là: uyên bác trí tuệ; lòng trung thành vô hạn với lợi ích giai cấp công nhân; kiên trì, bền bỉ sáng tạo hoạt động lý luận hoạt động thực tiễn; tinh thần kế thừa cách có phê phán tri thức nhân loại Làm sở cho "Tuyên ngôn" chủ nghĩa vật biện chứng chủ nghĩa vật lịch sử C.Mác Ph.Ăngghen đề xướng Đó kết trình nghiên cứu quan sát khoa học tỉ mỉ sâu sắc để đến hệ thống hoá phát triển quan điểm lý luận ông đề cập đến tác phẩm viết trước "Tuyên ngôn" như: "Phê phán triết học pháp quyền Hêghen C.Mác viết năm 1843; "Bản thảo kinh tế triết học" C.Mác viết năm 1844; "Tình cảnh giai cấp lao động Anh" Ph.Ăngghen viết năm 1845; "Gia đình thần thánh" C.Mác Ph.Ăngghen viết chung năm 1845; "Hệ tư tưởng Đức" hai ông viết năm 1846; "Sự khốn triết học" C.Mác viết năm 1847 "Những nguyên lý chủ nghĩa cộng sản" Ph.Ăngghen viết năm 1847 thời điểm viết Tuyên ngôn lúc C.Mác Ph.Ăngghen đạt đến trình độ phân tích khái quát lý luận cao, vận dụng nhuần nhuyễn phép biện chứng vật vào việc xem xét chất quan hệ kinh tế xã hội, kinh tế trị thực xã hội tư sản đương thời, rút kết luận mang tính quy luật phát triển lịch sử Sự thống hữu tất nhân tố thể thông qua thiên tài sáng tạo C.Mác Ph.Ăngghen kết hợp với cảm quan nhân đạo chủ nghĩa ông, hướng toàn tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí hành động vào nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng người giúp ông đạt đến đỉnh cao nhận thức khoa học thời đại Giữa tháng Chạp năm 1847, sau Đại hội thứ hai Liên đoàn người cộng sản giao nhiệm vụ biên soạn Tuyên ngôn, C.Mác Ph.Ăngghen đến Bruyxen để viết Nhưng đến cuối tháng chạp 1847 Ph.Ăngghen phải trở lại Pari dự họp, toàn công việc soạn thảo Tuyên ngôn Mác gánh vác Cuối tháng giêng 1848, ông hoàn thành việc biên soạn lần cuối tác phẩm gửi thảo sang Luân đôn cho BCHTW Liên đoàn người cộng sản "US" BCHTW hoàn toàn tán thành in vào tháng nhà in nhỏ Luân đôn II - Một số nội dung tư tưởng trị chủ yếu Như nói từ đầu, "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" văn kiện lý luận trị quan trọng Đảng cộng sản vào kỷ XIX, nội dung tư tưởng trị thể rõ nét tác phẩm Có thể kể đến số nội dung sau: trị, quyền lực trị, đấu tranh trị; sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân, đảng trị, vấn đề nhà nước nhà nước giai cấp vô sản Sau đề cập đến nội dung nói - Chính trị Trong lời tựa cho tiếng Anh xuất năm 1888 "Tuyên ngôn Đảng cộng sản", Ph.Ăngghen có viết: "Trong thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu sản xuất kinh tế trao đổi, với cấu xã hội phương thức định, cấu thành sở cho lịch sử trị thời đại"28 Luận điểm hạt nhân xuyên suốt " "Tuyên ngôn" giúp cho thấy rõ nhận thức quán C.Mác Ph.Ăngghen trị Ở trị thành tố kiến trúc thượng tầng định sở hạ tầng - phương thức sản xuất cấu xã hội Theo quan điểm C.Mác Ph.Ăngghen, quan hệ trị xuất tất yếu lịch sử xã hội phân chia thành giai cấp Sự xuất giai cấp với xuất Nhà nước làm cho trị đời Quan điểm "chính trị gắn liền với giai cấp" thể rõ "Tuyên ngôn": "Mỗi bước phát triển giai cấp tư sản có bước tiến trị tương ứng"29 Bước tiến trị giai cấp tư sản thể chỗ, giai cấp tư sản từ đại công nghiệp thị trường giới thiết lập, độc chiếm hẳn quyền thống trị trị 28 29 C.Mác Ph.Angghen, Toàn t?p, Nxb CTQG, HN, T 21, 2002, tr 523 C.Mác Ph.Angghen, Toàn t?p, Nxb CTQG, HN, T 4, 1995, tr 598 nhà nước đại nghị đại Như vậy, hiểu trị quan hệ giai cấp tầng lớp xã hội nhà nước phủ, lĩnh vực quan hệ giai cấp Vấn đề trị vấn đề động chạm đến quyền, đến nhà nước Chính trị chế độ hình thức thực quyền lực giai cấp định Trong "Tuyên ngôn" C.Mác Ph.Ăngghen cho thấy giai cấp tư sản đập tan xiềng xích chế độ phong kiến để thiết lập chế độ xã hội trị thích ứng với thống trị kinh tế trị giai cấp tư sản** Chính trị Tuyên ngôn hiểu trào lưu tư tưởng giai cấp định Chẳng hạn, phê phán chủ nghĩa xã hội phong kiến, C.Mác Ph.Ăngghen có viết: "Trong hoạt động trị, họ tích cực tham gia vào tất biện pháp bạo lực chống giai cấp công nhân" 30 Trào lưu tư tưởng mà đại diện giai cấp quý tộc phong kiến thể thái độ hành động chống lại giai cấp công nhân Như rõ ràng vấn đề quan hệ giai cấp vấn đề trị Với quan điểm vật biện chứng, C.Mác Ph.Ăngghen nêu rõ mối quan hệ trị kinh tế kinh tế định trị, trị hình thành sở kinh tế: "sản xuất kinh tế cấu xã hội - cấu tất yếu phải sản xuất kinh tế mà ra, - hai cấu thành sở lịch sử trị"31 Kinh tế định trị thể chỗ kẻ nắm quyền lực kinh tế nắm quyền lực trị Hay nói cách khác, kinh tế biểu tập trung trị Trong "Tuyên ngôn" có đoạn: "Giai cấp tư sản ngày xoá bỏ tình trạng phân tán tư liệu sản xuất, tài sản dân Nó tập trung dân cư, tập trung tư liệu sản xuất, ** Xem Sđd, tr 603-604 Sđd, tr 631 31 C.Mác Ph.Angghen, Toàn t?p, Nxb CTQG, HN, T 21, 2002, tr 11 30 tích tụ tài sản vào tay số người Kết tất nhiên thay đổi tập trung trị"32 C.Mác Ph.Ăngghen rõ rằng, trị luôn vận động phát triển với vận động kinh tế Các ông viết: "Lịch sử tư tưởng chứng minh chứng minh sản xuất tinh thần biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị thời đại tư tưởng giai cấp thống trị" 33 Cho nên, muốn thay đổi trị, trước hết phải thay đổi tận gốc kinh tế Phân tích mối quan hệ trị kinh tế, C.Mác Ph.Ăngghen rõ tác động trị kinh tế Các ông cho rằng, trị phương thức để đoạt lợi ích kinh tế Nếu giai cấp tư sản dùng thống trị trị nhà nước, dùng quyền nhà nước phục vụ cho lợi ích nó, từ hệ thống pháp luật đến sách thuế khoá phương tiện để tước đoạt lợi ích kinh tế, giai cấp vô sản, trị phương thức để đoạt lợi ích kinh tế Tuyên ngôn nói rõ: "Giai cấp vô sản dùng thống trị trị để bước đoạt lấy toàn tư tay giai cấp tư sản, để tập trung tất công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức tay giai cấp vô sản tổ chức thành giai cấp thống trị, để tăng thật nhanh số lượng lực lượng sản xuất"34 Những luận điểm trị mà C.Mác Ph.Ăngghen đưa Tuyên ngôn dựa quan điểm vật biện chứng vật lịch sử, có ý nghĩa, giúp có cách nhìn nhận phân tích đắn, xử lý hợp lý vấn đề trị mối quan hệ giai cấp, tầng lớp xã hội, mối quan hệ trị kinh tế, vấn đề trị gắn với lợi ích, vấn đề quản lý nhà nước v.v - Quyền lực trị 32 C.Mác Ph.Angghen, Toàn t?p, Nxb CTQG, HN, T 4, 1995, tr 602-603 Sđd, tr 625 34 Sđd, tr 626 33 Như nêu trên, trị vấn đề gắn với giai cấp nhà nước Quyền lực trị quyền lực giai cấp định việc giành, giữ quản lý nhà nước Tuyên ngôn cho thấy rằng, với thiết lập thị trường đại công nghiệp, giai cấp tư sản nắm giữ quyền lực trị trọn vẹn Quyền lực trị hiểu quyền lực nhà nước nhà nước hoàn toàn thuộc quyền giai cấp tư sản C.Mác Ph.Ăngghen viết: "Chính quyền quốc gia uỷ ban điều hành công việc chung toàn giai cấp tư sản"35 Khái niệm quyền lực trị C.Mác Ph.Ăngghen nêu rõ Tuyên ngôn: "Quyền lực trị theo nghĩa nó, bạo lực có tổ chức giai cấp để trấn áp giai cấp khác" 36 Bạo lực có tổ chức thể gì? Đó phủ thống nhất, luật pháp thống nhất, hàng rào thuế quan thống v.v Một giai cấp có nắm quyền Đối với giai cấp tư sản vậy, chỗ mà chiếm quyền đạp đổ quan hệ phong kiến, gia trưởng điền viên, nghĩa thực thi quyền lực trị Chính quyền lực trị gắn với việc nắm quyền, Tuyên ngôn rõ rằng, muốn nắm quyền lực trị giai cấp vô sản phải giành quyền Cũng vậy, vấn đề giành quyền xác định mục đích Đảng cộng sản: "Mục đích trước mắt người cộng sản mục đích trước mắt tất đảng vô sản khác: tổ chức người vô sản thành giai cấp, lật đổ thống trị giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy quyền"37 Tuy nhiên, không bền vững quyền lực trị không gắn với quyền lực kinh tế, quyền lực kinh tế định quyền lực trị kẻ nắm quyền lực kinh tế nắm quyền lực trị tư liệu sản 35 Sđd, tr 599 Sđd, tr 628 37 Sđd, tr 615 36 xuất tài sản tập trung vào tay quyền lực trị tập trung vào Luận điểm Tuyên ngôn thể rõ thực tế nước tư chủ nghĩa chứng minh điều Đồng thời, Tuyên ngôn cho thấy quyền lực trị tác động, chi phối quyền lực kinh tế Giai cấp thống trị dùng công cụ quyền lực để phục vụ cho lợi ích kinh tế, củng cố quyền lực kinh tế giai cấp C.Mác Ph.Ăngghen viết: "Giai cấp vô sản dùng thống trị trị để bước đoạt lấy toàn tư tay giai cấp tư sản, để tập trung tất công cụ sản xuất vào tay nhà nước để tăng thật nhanh số lượng lực lượng sản xuất"38 Các quan sát hệ thống trị nước tư chủ nghĩa cho thấy, dù đảng chi phối phủ, sách quán việc bảo vệ lợi ích kinh tế giới tư Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhà nước sẵn sàng gạt bỏ xem xét việc làm phúc lợi xã hội, sẵn sàng hy sinh quyền lợi người lao động với chiêu phục hưng kinh tế quốc dân lợi ích "quốc gia" Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trị Mỹ bị chi phối cách khoảng 7000 nhân vật Đó chủ nhà băng, chủ công ty lớn, người nắm giữ tổ hợp công nghiệp, tổ hợp truyền thông đại chúng khổng lồ Còn giới tổng thể nói rằng, có hệ thống tinh vi hùng mạnh dựng lên để kiểm soát kinh tế giới Các nước nhóm G7 (Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Italia, Anh, Canada) gặp hàng năm để phối hợp sách kinh tế đặt mục tiêu phát triển Thông qua tổng số phiếu bầu mình, nước kiểm soát tổ chức quốc tế quan trọng kinh tế: Ngân hàng giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Uỷ ban tài trợ phát triển (DAC thuộc OECD), Tổ chức thương mại giới (WTO) Các nước thiết lập điều hành hệ 38 Sđd, tr 626 Dù nét phác thảo, Tuyên ngôn cho thấy rõ tính ưu việt nhà nước giai cấp vô sản tính nhân văn nó, nhà nước người "sự phát triển tự người điều kiện cho phát triển tự tất người"62 III – Ý nghĩa tác phẩm Với tính chất cương lĩnh trị Đảng, "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" có ý nghĩa to lớn mặt lý luận việc đạo thực tiễn Đảng cộng sản phong trào cách mạng giai cấp vô sản toàn giới Đánh giá tác phẩm này, V.I.Lênin viết: "Cuốn sách nhỏ có giá trị hàng sách: tinh thần nó, đến bây giờ, cổ vũ thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức chiến đấu giới văn minh"63 Với ý nghĩa cương lĩnh trị giai cấp vô sản, "Tuyên ngôn" nêu rõ quan điểm, mục đích, chiến lược sách lược Đảng cộng sản tiến trình cách mạng giai cấp vô sản, nhiệm vụ, biện pháp mà giai cấp vô sản cần áp dụng để đạt mục đích cuối - giải phóng vĩnh viễn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi phân chia giai cấp đấu tranh giai cấp, đem lại tự vĩnh viễn cho người "Tuyên ngôn" trang bị lý luận cách mạng cho giai cấp vô sản, trang bị giới quan cách mạng, phương pháp tư biện chứng vật cho giai cấp vô sản, giúp cho giai cấp vô sản tránh tình trạng mò mẫm tính chất tự phát tiến trình cách mạng giai cấp Ý nghĩa đạo thực tiễn "Tuyên ngôn" với tính chất cương lĩnh trị giai cấp vô sản thể chỗ, sau "Tuyên ngôn" đời, dịch in nhiều thứ tiếng, tái nhiều lần phổ biến rộng rãi công nhân tất nước Nó cổ vũ tinh thần đoàn kết quốc tế giai cấp vô sản toàn giới công đấu tranh giải phóng giai cấp 62 63 Sđd, t.4, tr 628 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.2, 1974, tr 10 Những nguyên lý trình bày "Tuyên ngôn" vận dụng kiểm nghiệm thực tiễn qua Công xã Pari, Cách mạng tháng Mười phong trào cách mạng giai cấp vô sản toàn giới 157 năm trôi qua kể từ Tuyên ngôn đảng cộng sản đời Trong khoảng thời gian nhiều biến đổi to lớn diễn giới Thực tiễn thời đại ngày khẳng định đắn nguyên lý mà Mác, Ăngghen nêu Tuyên ngôn đồng thời đòi hỏi vận dụng nguyên lý với tinh thần sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh Về chủ nghĩa tư - Trải qua thêm kỷ rưỡi phát triển chủ nghĩa tư kể từ Tuyên ngôn đời đến người ta thấy phân tích phát sinh, phát triển dự báo vận mệnh giai cấp tư sản chủ nghĩa tư mà Mác Ăngghen nêu Tuyên ngôn đắn Theo đó, giai cấp tư sản đời từ tầng lớp dân cư thành thị, thể nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất đòi giải phóng khỏi kìm hãm quan hệ sản xuất phong kiến Chính thế, giai cấp tư sản đóng vai trò giai cấp tiến bộ, cách mạng thời kỳ đầu mà thống trị “tạo lực lượng sản xuất nhiều đồ sộ lực lượng sản xuất tất hệ trước gộp lại”64 Chủ nghĩa tư nhìn nhận quan điểm tiến hoá lịch sử nấc thang tất yếu mà thành tựu tạo tiền đề thiếu cho nấc thang phát triển xã hội Nhưng lại mức độ mà lực lượng sản xuất đạt tới thời đại thống trị giai cấp tư sản, quan hệ sản xuất dựa chế độ chiếm hữu tư nhân tư chủ nghĩa trở nên không thích hợp Lực lượng sản xuất “trở thành mạnh quan hệ sở hữu…, quan hệ sở hữu lúc cản trở phát triển nó”.65 64 65 Mác -Ăngghen: Toan t?p, NXB Chính tr? qu?c gia, H., 1995 Tr 603 Sđd Tr 604 Khủng hoảng sản xuất thừa, thất nghiệp, kéo theo hàng loạt tượng suy thoái dấu hiệu trở thành cố hữu chứng tỏ lỗi thời quan hệ sản xuất tư bản, bất lực giai cấp tư sản… Giống xã hội trước nó, chủ nghĩa tư tạo nên nhân tố phủ định thân Bước chuyển tiếp sang giai đoạn lịch sử chuẩn bị tiền đề lòng chủ nghĩa tư Chính tiến xã hội làm xuất nhu cầu khách quan chuyển giao vai trò quản lý xã hội từ giai cấp tư sản sang giai cấp - giai cấp vô sản Chủ nghĩa tư đại chủ nghĩa tư nên mâu thuẫn mâu thuẫn chung cho chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn tính chất xã hội lực lượng sản xuất chế độ chiếm hữu tư nhân tư chủ nghĩa Cũng trước đây, ngày mâu thuẫn tính chất xã hội lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư chủ nghĩa biểu thành mâu thuẫn xã hội - mâu thuẫn giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Ngày nay, cấu xã hội - giai cấp xã hội tư đại phức tạp trước nhiều, phân công lao động xã hội tư đại tạo nhiều ngành nghề với phân tầng xã hội phức tạp, ngành nghề không hoàn toàn biệt lập với mà lại đan xen chằng chịt vào Tuy thế, trục vận động giai cấp - xã hội xã hội tư mối quan hệ lao động tư Đại phận dân cư xã hội đại lao động làm thuê cho hãng tư cho nhà nước tư sản Đối diện với khối nhân dân lao động trí óc chân tay đông đảo giai cấp nhà tư sản, giai cấp phân tầng theo cách mới, không hoàn toàn giống với hồi đầu kỷ Tuy nhiên, họ giai cấp thống trị, giới chủ xã hội, có vai trò chi phối nhà nước phục vụ chủ yếu cho lợi ích Mối quan hệ lao động tư chất mang tính chất đối kháng Giai cấp tư sản cầm quyền hiểu rõ điều hướng chủ yếu sách xã hội đảng nhà nước tư sản xả van an toàn, tháo ngòi nổ cho đối kháng xã hội, không để mâu thuẫn dẫn đến xung đột xã hội, tạo ổn định xã hội tương đối cho trật tự tư chủ nghĩa Tận dụng cách mạng khoa học công nghệ đại nguyên nhân khác nữa, chủ nghĩa tư có thành tựu đáng kể phát triển kinh tế - xã hội, giải mức độ định vấn đề việc làm thu nhập cho người lao động Người lao động chủ nghĩa tư bị bóc lột, xét theo tỷ xuất giá trị thặng dư nặng nề trước, đời sống vật chất tinh thần họ cải thiện đáng kể so với trước đây; tha hoá lao động điều đau khổ người lao động mà Mác phân tích tác phẩm trước Tuyên ngôn Đảng cộng sản đặc biệt tác phẩm "Bản thảo kinh tế - Triết học 1844" bớt phần biểu tàn bạo, phi nhân tính, phản nhân đạo nó, không chế độ tư chủ nghĩa Trong chế độ tư đại diễn khủng hoảng kinh tế chu kỳ Hơn nữa, so với đại khủng hoảng điển hình năm 1929 - 1933, khủng hoảng nửa sau kỷ XX có chu kỳ rút ngằn Từ năm 70 trở lại đây, chủ nghĩa tư trải qua lần khủng hoảng kinh tế giới 1957 - 1958; 1965 - 1967; 1973 -1974; 1979 -1982; 1990 -1991; Ngoài khủng hoảng kinh tế chu kỳ, chủ nghĩa tư đại tồn song song loại khủng hoảng kinh tế cấu Khủng hoảng kinh tế cấu cân đối nghiêm trọng kinh tế nhân tố tính chất chu kỳ tạo khủng hoảng lượng, nguyên liệu (giá tăng vọt) khủng hoảng tài chính, tiền tệ giới, khủng hoảng tín dụng, nợ nần quốc tế, lạm phát mang tính giới… Như vậy, có thay đổi so với giai đoạn trước đây, chủ nghĩa tư giữ nguyên chất Mọi mâu thuẫn tồn nguyên vẹn xã hội tư bước phát triển chủ nghĩa tư làm sâu sắc thêm mâu thuẫn Đó nhận xét khách quan nhiều người từ lập trường, kiến khác Richard Bergeron “Phản phát triển - giá chủ nghĩa tự do” trích lời Edgar Morin nói suy đồi văn minh tư sản: “Trong văn minh gọi phát triển chúng ta, tồn tình trạng phát triển thảm hại văn hoá, trí tuệ, đạo đức tình người” 66 Quan sát nước tư tranh tổng thể, nữ học giả người Mỹ Joycc Kolko sách tiếng “Cải cách cấu kinh tế giới” vạch thảm trạng người lao động nước tư bản: “Thất nghiệp tàn phá thoả thích sống gia đình giai cấp công nhân, đồng thời cản trở tương lai gia đình giai cấp trung lưu…mọi đặc điểm nghèo khổ tăng lên - đói kém, phát chẩn, không nhà cửa, lạm dụng ma tuý, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tự sát” 67 Lucien Sère, nhà triết học mác - xít người Pháp, “chủ nghĩa cộng sản - sinh khí thứ hai” (Pari, 1990) cho chủ nghĩa tư ngày đồng hoá với tha hoá không bờ bến Do đó, không giai cấp công nhân, mà tầng lớp lao động khác tập hợp lại thành toàn lực lượng lao động sáng tạo tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa tư Như vậy, bước phát triển chủ nghĩa tư không ngừng làm chín muồi thêm điều kiện phủ định Tóm lại, phân tích Mác Ăngghen Tuyên ngôn Đảng cộng sản phát sinh, phát triển tất yếu diệt vong chủ nghĩa tư nguyên giá trị sở lý luận phương pháp luận để nghiên cứu chủ nghĩa tư đại Về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân - Sự phân tích giai cấp công nhân khẳng định sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân mà Mác Ăngghen nêu Tuyên ngôn 66 67 Richard Bergeron: Ph?n phát tri?n - giá c?a ch? nghia t? do, NXB tr? qu?c gia H., 1995 Tr 338 Joyce Kolko: C?i cách co c?u n?n kinh t? th? gi?i T?p II H?c vi?n tr? QG HCM 1991 Tr 273 Đảng cộng sản nguyên giá trị sở lý luận phương pháp luận để nghiên cứu giai cấp công nhân đại Trái với luận điệu nói giai cấp công nhân bị “thu hẹp”, “giảm sút số lượng”, thực tế giai cấp công nhân không ngừng tăng lên số lượng Theo số liệu tổ chức công đoàn giới thì: 1885 tổng số công nhân giới 10 triệu; 1900: 80 triệu; 1920: 190 triệu; 1950: 290 triệu; 1960: 335 triệu; 1970: 475 triệu; 1980: 515 triệu; 1983: 545 triệu; 1990: 615 triệu nh dự báo tổ chức này, đến năm 2000 tổng số công nhân giới lên tới 800 triệu Trong tổng số dân giới qua kỷ tăng khoảng lần tổng công nhân tăng 80 lần… Cùng với tăng lên số lượng, cấu giai cấp công nhân có biến đổi sâu sắc Nhưng biến đổi không diễn theo hướng hoà tan giai cấp công nhân vào giai cấp tầng lớp xã hội khác, không tác động theo hướng tiêu cực làm lu mờ sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân gây nên tác động phá hoại điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử Ngược lại, biến đổi diễn theo hướng phận công nhân gắn với ngành nghề truyền thống giảm rõ rệt phận công nhân làm ngành nghề mới, đại tăng lên nhiều; phận công nhân lao động giản đơn giảm đi, phận công nhân lành nghề (có trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật) tăng lên nhanh, phận công nhân làm ngành dịch vụ tăng nhanh Từ năm 1970 đến 1994 tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp Mỹ giảm từ 9,9% xuống 3% tổng số lao động sử dụng kinh tế quốc dân, số tuyệt đối giảm từ 3,5 triệu người xuống 3,2 triệu người Con số tương ứng Nhật 19,4% 7%, Đức 8,5% 4%, Anh 2,1% 2%, Pháp 13,1% 5% Đội ngũ công nhân nhà máy, xí nghiệp sản xuất cải vật chất giảm tỷ trọng giai cấp công nhân từ năm 1970 đến 1994 chiếm khoảng gần 1/3 số lượng tỷ trọng giai cấp công nhân đại Trong đó, lực lượng lao động ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất trước tăng lên mạnh mẽ, chiếm khoảng 2/3 lực lượng lao động xã hội hành tất nước công nghiệp phát triển Điều bật phát triển mạnh mẽ khoa học - kinh tế trí thức dẫn đến chỗ làm xuất tăng lên nhanh chóng phận công nhân trí thức, gọi công nhân “cổ trắng” để phân biệt với phận công nhân truyền thống, gọi công nhân “cổ xanh” Theo tác giả Đặng Hữu “có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, gọi doanh nghiệp trí thức, khoa học sản xuất được thể hoá không phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, người làm việc gọi công nhân trí thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất Hiện doanh nghiệp phát triển nhanh chóng: Newscap, Yahoo, Dell, Cisco Microsoft Trong doanh nghiệp lớn giới doanh nghiệp trí thức chiếm đa số”68 Sự xuất phận công nhân trí thức tất yếu khách quan thời đại ngày nay, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ từ năm 1980 dường dẫn đến hình thành triết lý phát triển kinh tế nước tư phát triển Nền tảng triết lý luận điểm vai trò định nhân tố người Nguồn lực chủ yếu phát triển kinh tế đại - J Kimbell, trờng đại học Caliphoocnia viết - tư tưởng công nghệ mới, trình độ lành nghề cao tính tích cực, sáng tạo người thực tư tưởng Do phải đáp ứng cho kinh tế số lượng lớn người công nhân có trình độ lành nghề cao thế, cho nên, mặt, phủ nước tư phát triển buộc phải đầu tư nhiều cho giáo dục học vấn đào tạo nghề, mặt khác, kích thích người lao động, người công nhân phải coi việc tự nâng cao trình độ học vấn trình độ nghề nghiệp điều kiện thiết yếu để “bán sức lao động” không bị thất nghiệp 68 Đ?ng H?u: Kinh t? trí th?c - th?i co va thách th?c v?i n?c ta T?p chí c?ng s?n s? (4/2000) Những người này, trở thành công nhân lành nghề (công nhân trí thức, công nhân cổ trắng) tư cách công nhân (hay tư cách vô sản) không đi, vì: họ người có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, làm thuê cho giai cấp tư sản, bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; họ người lao động gắn bó trực tiếp hay gián tiếp với sản xuất công nghiệp Sự thay đổi nhiều điều kiện sống điều kiện làm việc dẫn tới thay đổi nhiều thái độ, tâm lý tình cảm họ; song thay đổi địa vị kinh tế - xã hội, tương quan lợi ích họ với giai cấp tư sản thay đổi tư tưởng, lập trường, thái độ họ xã hội tư Sự xuất đội ngũ công nhân - trí thức (công nhân cổ trắng) nay, không nằm dự báo nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học Hơn nữa, Mác Ăngghen xem kết tiến trình khách quan, ngày khẳng định giai cấp công nhân lực lượng tiên tiến, lực lượng có khả vươn tới tầm thời đại phương diện tri thức để nhận rõ xu tất yếu lịch sử ( Tuyên ngôn Đảng cộng sản) Xét tượng, dường giai cấp công nhân nước tư phát triển bị trình phát triển chủ nghĩa tư “trung lưu hoá”, trở thành tầng lớp trung gian, thành người chủ sở hữu; song xét thực chất, họ giai cấp có tư liệu sản xuất Từ đầu năm 1980 đến sóng tư nhân hoá diễn mạnh nước tư phát triển Chương trình tư nhân hoá xí nghiệp quốc doanh lớn bắt đầu trước tiên nước Anh tên gọi “chủ nghĩa Thát- chơ”, Mỹ tên gọi “chính sách kinh tế Rigân”, Pháp, sau năm 1982, tên gọi “chính sách tiết kiệm cứng rắn”… Trong vòng năm từ 1980 đến 1988 40% khu vực kinh tế quốc doanh Anh cải tạo thành xí nghiệp tư nhân Đồng thời với việc tư nhân hoá, phận ngày nhiều thêm người lao động trở thành người chủ sở hữu, đồng sở hữu danh nghĩa công ty cổ phần với nhà tư lớn, nhỏ khác Trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1989 Anh số người mua cổ phiếu tăng từ 7% lên 20%, số lượng cổ đông tăng lên triệu người 69 Tại Mỹ từ 1974 đến 1989 có 11.000 công ty bán hoàn toàn hay phần cho tư nhân, kể công nhân, đa số lượng cổ đông - người có cổ phần - lên 30 triệu người Cuối năm 1997, 40% dân Mỹ trở thành cổ đông 70 Tuy nhiên giá trị cổ phần người lao động có cổ phần không đáng kể Phần khống chế, định chi phối công ty cổ phần đại tư tư nhân Vai trò “chủ sở hữu”, “đồng sở hữu” công ty cổ phần công nhân cổ đông hoàn toàn mang tính hình thức Thực chất, họ người làm thuê, đồng thời chủ sở hữu cổ phiếu để hàng tháng nhận khoản lợi tức theo cổ phiếu Đổi lại, họ phải suy nghĩ, làm việc thật “ông chủ” gắn bó chặt chẽ với công ty, cố gắng sản xuất, tiết kiệm, phát huy sáng kiến hưng thịnh công ty Cái địa vị “chủ sở hữu” hoá thành vỏ che đậy thật người công nhân bị bóc lột Hiện tại, dù phong trào công nhân nhiều nước gặp phải khó khăn, trở ngại phong trào chắn không thay đổi tính chất tiến trình nhằm thực hoá sứ mệnh lịch sử giai cấp này: Thay chế độ tư chế độ xã hội chủ nghĩa Về đấu tranh giai cấp Mác nói Ông (và Ăngghen) người phát giai cấp đấu tranh giai cấp, trước ông từ lâu nhà sử học kinh tế học phân tích sâu sắc giai cấp đấu tranh giai cấp, công lao ông chỗ khẳng định đấu tranh giai cấp giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản định dẫn tới chuyên vô sản chuyên điều kiện cần thiết để độ lên xã hội không giai cấp Thế quan điểm Mác bị số người hiểu lầm bị kẻ thù xuyên tạc Họ sức chứng minh Mác sai lầm chỗ khẳng định 69 70 J Naibit P Abudene: xu th? l?n nam 2000 NXB Thành ph? H? Chí Minh 1992 Tr.141 Tu?n báo qu?c t? Đ?c san xuân M?u D?n 1998 Tr 13 Lịch sử loài người từ xuất đến lịch sử đấu tranh giai cấp, cố tình quên thích Mác Ăngghen nói lịch sử - kể từ chế độ công hữu ruộng đất nguyên thuỷ tan rã - lịch sử đấu tranh giai cấp Họ sức chứng minh độc tôn đấu tranh giai cấp động lực phát triển lịch sử, Mác Ăngghen động lực khác, thực tế hai ông để công nhiều cho việc phân tích vai trò động lực phát triển lực lượng sản xuất vai trò to lớn liên kết, hợp tác người người tiến trình phát triển lịch sử Họ cố tình làm cho người ta hiểu lầm với Mác Ăngghen đấu tranh giai cấp hành vi bạo lực giai cấp dùng để tiêu diệt giai cấp khác nhằm giành lấy quyền phục vụ cho quyền lợi riêng giai cấp để kéo dài mãi tình trạng phân chia giai cấp, xung đột giai cấp… Không kẻ thù địch chủ nghĩa xã hội lợi dụng triệt để sai lầm, thiếu sót nước xã hội chủ nghĩa trình thực sách cải tạo giai cấp bóc lột… để phủ nhận học thuyết đấu tranh giai cấp Mác Trong tình hình đó, việc nghiên cứu với thái độ nghiêm túc nguyên lý đấu tranh giai cấp mà Mác, Ăngghen nêu Tuyên ngôn vận dụng sáng tạo nguyên lý vào điều kiện đòi hỏi bách Giai đoạn thứ cách mạng - tuyên ngôn nêu rõ - “giai đoạn giai cấp công nhân tự xây dựng thành giai cấp thống trị, giai đoạn giành lấy dân chủ”- giai cấp công nhân buộc phải sử dụng bạo lực giai cấp tư sản sẵn có bạo lực tay, sử dụng bạo lực để đàn áp giai cấp công nhân nhân dân lao động đàn áp công xã Pari đấu tranh khác Lấy bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng học rút từ thực tiễn lâu dài phong trào công nhân Đối với giai cấp công nhân, bạo lực mục đích, đóng vai trò “bà đỡ” cho đời quyền mới, nhà nước - nhà nước giai cấp công nhân nhân dân lao động Sang giai đoạn thứ hai cách mạng - Kể từ sau giai cấp công nhân giành quyền - mục tiêu chủ yếu giai cấp công nhân phát triển lực lượng sản xuất, thực giải phóng người lao động kinh tế, đem lại tự cho cá nhân cho xã hội, bước tiến tới xoá bỏ giai cấp (kể giai cấp vô sản với tư cách giai cấp) Đấu tranh giai cấp giai đoạn phục vụ cho mục tiêuđó Mác, Ăngghen coi đấu tranh giai cấp điều kiện quyền thuộc nhân dân trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội toàn diện sâu sắc, tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao suất lao động, thực xã hội hoá nhiều lĩnh vực đời sống… để xoá bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, triệt để giải phóng xã hội giải phóng người Điều làm cho nội dung hình thức đấu tranh giai cấp giai đoạn đa dạng, phong phú, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể nước, tuỳ theo tương quan lực lượng cụ thể giai cấp…ở đây, vấn đề phải hiểu cách thật tinh tế, uyển chuyển, nhuần nhuyễn đạt tới khoa học nghệ thuật trị, đơn giản, ấu trĩ, qui việc vào đấu tố, đối đầu trực diện vô sản tư sản, chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa tư Hơn 70 năm sau Tuyên ngôn đảng cộng sản đời, đề cập thực hành đấu tranh giai cấp điều kiện chuyên vô sản nước Nga, việc trấn áp giai cấp thống trị bị lật đổ, Lênin nói đến hình thức “sử dụng” chủ nghĩa tư bản, chuyên gia tư sản, “thu nạp họ làm việc… phục vụ cho giai cấp vô sản” Lênin nói đến “sự tác động có tính chất lãnh đạo, cách có hệ thống tất người lao động”, nói đến “giáo dục kỷ luật lao động mới” giai cấp công nhân; nông dân tầng lớp tiểu tư sản “với thói quen lâu đời, cố cựu, bất di bất dịch số họ có kẻ nhảy từ bên sang bên kia, kẻ thường dao động, đổi chiều, đổi hướng, lưỡng lự” “bằng cách thuyết phục, nêu gương, lấy kinh nghiệm để giáo dục” cách “dẫn dắt, lãnh đạo, lôi cuốn” họ theo giai cấp vô sản 71 Các hình thức đấu tranh giai cấp chuyên vô sản, theo Lênin, Cần phải nắm lấy tinh thần Lênin để không đơn giản hoá vấn đề, đến “dị ứng” nói đến đấu tranh giai cấp Cuộc đấu tranh giai cấp nước ta diễn điều kiện mới, với nội dung hình thức Mới đem so với thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chế tập trung quan liêu bao cấp trước Một là, thời kỳ độ, tồn nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu khác nên tất yếu tồn giai cấp tầng lớp xã hội khác với nhu cầu lợi ích khác bên cạnh lợi ích chung độc lập dân tộc phồn vinh đất nước Như có nghĩa xã hội ta vừa tồn mâu thuẫn giai cấp tiền đề đấu tranh giai cấp, vừa tồn mối liên hệ giai cấp tiền đề hợp tác giai cấp Trong điều kiện ấy, với đường lối đắn Đảng ta, hoàn toàn có khả giải mối quan hệ giai cấp tầng lớp xã hội theo đường hướng vừa đoàn kết hợp tác, vừa đấu tranh nội nhân dân; hoàn toàn có khả tập hợp khối đoàn kết toàn dân lâu dài cờ độc lập chủ nghĩa xã hội để thực hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Chính Đại hội lần thứ IX Đảng khẳng định: “Mối quan hệ giai cấp, tầng lớp xã hội quan hệ hợp tác đấu tranh nội nhân dân, đoàn kết hợp tác lâu dài nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc lãnh đạo Đảng”72 Hai là, thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta chuyển từ xã hội phát triển lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến thông qua nhiều hình thức kinh tế - xã hội trung gian độ Trong trình đó, nhân tố, giá trị xã hội chủ nghĩa hình thành dần thông qua phủ định biện chứng, siêu hình, giản đơn nhân tố, giá trị không xã hội chủ nghĩa; giá trị xã hội chủ nghĩa ngày lớn 71 Lênin Toàn t?p NXB Ti?n b? M, 1978 T?p 39.Các trang 298, 299, 514, 515 Đ?ng c?ng s?n Vi?t Nam: Văn ki?n Đ?i h?i đ?i bi?u toan qu?c l?n th? IX, NXB Chính tr? qu?c gia, H 2001 Tr.85 72 lên, chiếm địa vị chủ đạo cuối trở thành phổ biến lĩnh vực đời sống xã hội Ba là, đặc điểm cách mạng nước ta độ lên chủ nghĩa xã hội từ kinh tế lạc hậu, thấp kém, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư chủ nghĩa Trong mục tiêu cách mạng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đất nước ta Chế độ xã hội chủ nghĩa phải có sở vật chất kỹ thuật đại đủ sức tạo suất lao động cao - xét - bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủ nghĩa tư bản, bảo đảm vững độc lập dân tộc Đấu tranh để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng sở vật chất, kỹ thuật chủ nghĩa xã hội lên hàng đầu nghiệp nhân dân ta Phương thức để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, đại hoá đất nước Chính công nghiệp hoá, đại hoá đất nước Đảng ta xác định nhiệm vụ trung tâm thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội Nội dung đấu tranh giai cấp giai đoạn thực thắng lợi nghiệp công nghiệp hoá, đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, phát triển, thực công xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn khắc phục tư tưởng hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại âm mu hành động chống phá lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc73 Tóm lại, phấn đấu giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội, cho đường xã hội chủ nghĩa, tránh đường tư chủ nghĩa đau khổ lỗi thời mặt lịch sử nghiệp vĩ đại vừa xây dựng sáng tạo, vừa cải tạo sâu sắc mà xây dựng sáng tạo tất mặt đời sống xã hội - Đó nội dung bao trùm đấu tranh giai cấp thời kỳ độ nước ta 73 Xem Đ?ng c?ng s?n Vi?t Nam Văn ki?n Đ?i h?i đ?i bi?u toan qu?c l?n th? IX NXB CTQG, H, 2001 tr 22 Nguyên lý xoá bỏ chế độ tư hữu tư sản phương tiện để giai cấp nô dịch giai cấp lao động Đảng cộng sản nước xã hội chủ nghĩa nhận thức đắn, đầy đủ công đổi hay cải cách Từ đó, mặt khắc phục khuyết điểm “tả” khuynh, ý chí thời biểu việc triển khai công việc xoá bỏ chế độ tư hữu cách tràn lan với ảo tưởng hoàn toàn xoá bỏ chế độ tư hữu thời gian ngắn Mặt khác, từ đó, tìm hình thức sở hữu phong phú thích hợp với đòi hỏi kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo chế thị trường có quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Điều quan trọng hình thức sở hữu có tác động gắn kết người lao động với tư liệu sản xuất, kích thích tính tích cực lao động họ nhằm tạo nhiều cải cho xã hội Các hình thức sở hữu mang tính chất xã hội chủ nghĩa bước phát triển sở chín muồi lực lượng sản xuất điều kiện kinh tế xã hội khác Mỗi bước tiến chúng góp phần xác lập, củng cố thêm địa vị làm chủ người lao động - Nguyên lý củng cố nhà nước thành lập sau thắng lợi cách mạng vô sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa) công cụ sắc bén để giai cấp công nhân nhân dân lao động thực công cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mà Tuyên ngôn nêu ra, nước xã hội chủ nghĩa vận dụng theo tinh thần mở rộng củng cố tảng dân chủ, lôi kéo đông đảo người lao động tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nguyên lý vai trò người mục tiêu cao đồng thời động lực nghiệp giải phóng, hài hoà cá nhân xã hội đặc trưng cao xã hội nước xã hội chủ nghĩa vận dụng vào việc hoạch định thực sách xã hội, chiến lược người Thực chất sách, chiến lược giải phóng tiềm người động lực, hướng vào phục vụ người mục đích cao chế độ xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 06/08/2016, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan