GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ NHÀ NƯỚC”(C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 21, Nxb.CTQG, HN, 1995, tr.41265) PGS, TS. Nguyễn Tĩnh Gia Trần Mai Hùng I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.Vào giữa thế kỷ XIX, khoa học khảo cổ, dân tộc học và xã hội học đã có những bước phát triển đáng kể, tạo tiền đề để giải thích những vấn đề về giai đoạn tiền sử của thời đại văn minh. Trong gần 40 năm sinh sống trong cộng đồng người Inđian ở Bắc Mỹ, L.Moócgan nhà bác học, nhà dân tộc học và là nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Mỹ đã phát hiện và khôi phục lại những nét chủ yếu về cơ sở lịch sử của quá trình hình thành và phát triển của thời đại văn minh. L.Moócgan đã trình bày những nghiên cứu của mình trong tác phẩm Xã hội cổ đại, hay là sự nghiên cứu những tuyến tiến bộ của loài người từ mông muội, dã man đến văn minh’’ 1, xuất bản năm 1877, đây là tư liệu thực sự có ý nghĩa trong việc chứng minh tính đúng đắn và khoa học về quan điểm duy vật lịch sử. C.Mác đã đọc và ghi chép kỹ trong bản thảo Tóm tắt tác phẩm của L.Moócgan, dự định viết một cuốn sách viết về vấn đề này chưa được thực hiện thì ông mất. Đầu năm 1884, khi chỉnh lý những di cảo của C.Mác, Ph.Ăngghen đã tìm thấy bản thảo viết tay này, thực hiện ý nguyện của C.Mác, ông đã sử dụng các nhận xét và phê phán của C.Mác về tác phẩm của L.Moócgan để viết Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước. Tác phẩm đã chứng minh sự đúng đắn những quan niệm duy vật lịch sử, hoàn thành mong muốn mà người bạn của mình đang dở dang. Cuối tháng 3 năm 1884, Ph.Ăngghen bắt tay vào viết tác phẩm “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước” , ông đã sử dụng những nghiên cứu của L.Moócgan, phân tích trên quan điểm mácxít để chỉ ra quá trình phát triển của các hình thức gia đình trong xã hội xã hội loài người; điều kiện ra đời, bản chất, đặc trưng và sự tiêu vong của giai cấp và nhà nước....Ngày 26 tháng 5 năm 1884, Ph.Ăngghen đã hoàn thành tác phẩm với chín chương, do sự cấm đoán của nhà cầm quyền Đức, ông phải gửi bản thảo tới Xuyrích để xuất bản. Đầu tháng 10 năm 1884, tác phẩm đã ra mắt bạn đọc tại Xuyrích. Mặc dù bị nhà cầm quyền Đức gây trở ngại trong quá trình xuất bản và phát hành, nhưng Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước vẫn được tái bản hai lần vào các năm 1886 và 1889 tại Stútgát. Sau khi tích luỹ thêm được những tài liệu lịch sử, khảo cổ học... về xã hội loài người ở thời kỳ nguyên thuỷ, đặc biệt là khi có các công trình nghiên cứu của các nhà bác học Bắchôphen, MắcLêman, Côvalépxki...Năm 1891, Ph.Ăngghen đã có những sửa chữa và bổ sung cho tác phẩm của mình, những thay đổi này được ông thể hiện trong phần chú thích ở cuối trang.Tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước đã được xuất bản nhiều lần, với nhiều thứ tiếng ở nhiều quốc gia khác nhau.II. Những nội dung chủ yếu của tác phẩm.1. Những quan điểm lý luận về gia đình, hôn nhân và tình yêu namnữ.Trên cơ sở những dữ liệu của L.Moócgan, sử dụng những nhận xét của C.Mác trong Tóm tắt tác phẩm của L.Moócgan, và bằng kiến thức hiểu biết của mình về lịch sử và xã hội của người Hylạp, Lamã, người Airơlen, người Indian ở bắc Mỹ, người Giécmanh cổ đại, Ph.Ăngghen đã phác hoạ lên một bức tranh rộng lớn và đa dạng về nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển của các hình thức hôn nhân, vai trò và mối quan hệ của chế độ tư hữu đối với hôn nhân trong các hình thái kinh tế xã hội; hôn nhân trong gia đình tư sản; tình yêu nam nữ .v.v.. Về nguồn gốc của gia đình.Ph.Ăngghen đã lý giải một cách khoa học và duy vật về quá trình ra đời và phát triển của gia đình và các hình thức hôn nhân trong các hình thái kinh tế xã hội, đặc biệt ông đã chỉ ra vai trò của gia đình trong đời sống xã hội và mối quan hệ giữa hôn nhân với các hình thức sở hữu.Tán thành với L.Moócgan, Ph.Ăngghen cho rằng những giai đoạn đầu tiên trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, những quan hệ gia đình và những mối quan hệ thân tộc có ảnh hưởng rất lớn đên sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trước sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hình thức hôn nhân và kết cấu của gia đình bị tác động hết sức sâu sắc. Thông qua ba lần phân công lao động xã hội, lực lượng sản xuất phát triển hết sức mạnh mẽ, gắn liền với đó là sự tăng lên của năng suất lao động và sự ra đời của chế độ tư hữu đã phá vỡ kết cấu của xã hội dựa trên những mối quan hệ huyết tộc và thay thế nó xuất hiện những mối quan hệ xã hội mới bị chi phối bởi những quan hệ kinh tế.Cũng như L.Moócgan, Ph.Ăngghen cho rằng gia đình là yếu tố năng động, nó luôn luôn phát triển và biến đổi từ hình thức thấp lên hình thức cao và sự thay đổi này gắn liền với những thay đổi trong phương thức sản xuất ra của cải vật chất. Theo ông, trong thời kỳ đầu của lịch sử, khi mà nền sản xuất còn kém phát triển, con người phải dựa vào nhau để kiếm sống và chống đỡ những ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên, nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hôn. Ông viết: Và thực vậy, chúng ta thấy hình thức gia đình nào là cổ nhất, sớm nhất, hình thức mà chúng ta có thể chứng minh được một cách chắc chắn là có tồn tại trong lịch sử và ngày nay chúng ta vẫn có thể nghiên cứu được ở một nơi nào đó? Đấy là hình thức quần hôn, một hình thức hôn nhân trong đó trọn từng nhóm đàn ông và trọn từng nhóm đàn bà quan hệ tình dục với nhau... 2. Cùng với sự phát triển của sản xuất, gia đình đã phát triển sang hình thức gia đình huyết tộc, đây là giai đoạn đầu của gia đình mà : ở đây, các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ: trong phạm vi gia đình, tất cả các ông và bà đều là vợ chồng với nhau, rồi đến lượt con cái của họ, nghĩa là những người cha và các bà mẹ cũng đều là vợ chồng của nhau, rồi đến lượt con cái của những người này cũng hợp thành một nhóm vợ chồng thư tư3. Tiếp đó là sự ra đời của gia đình punaluan, đây là một bước tiến trong sự phát triển của các hình thức gia đình, ông viết: Nếu bước đầu tiên trong tổ chức gia đình là huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái, thì bước tiến thứ hai là huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa anh em trai và chị em gái.....Bước đó được thực hiện dần dần chắc là bắt đầu bằng việc huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa những anh em trai và chị em gái cùng một mẹ đẻ ra (tức là những anh em trai và chị em gái về phía mẹ); trước hết là tiến hành trong những trường hợp cá biệt, rồi dần dần trở thành thông lệ....4. Gia đình một vợ một chồng xuất hiện trên cơ sở từ gia đình cặp đôi vào giai đoạn giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man, sự xuất hiện của hình thức gia đình đánh dấu sự chuyển sang thời đại văn minh. Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng chế độ một vợ một chồng được hình thành chủ yếu do sự phát triển của lực lượng sản xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và sự phân hoá thành các giai cấp trong xã hội và chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế, sự ra đời của hình thức gia đình này đánh dấu sự thắng lợi của sở hữu tư nhân đối sở hứu công cộng. Quá trình này gắn liền với sự phát triển của chế độ tư hữu, nền tảng của hình thức gia đình ấy dựa trên quyền thống trị của người chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi đựoc và sự rõ ràng về dòng dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ được thừa hưởng tài sản của người cha với tư cách là những người kế thừa trực tiếp5 và Ph.Ăngghen kết luận: việc chuyển sang chế độ tư hữu hoàn toàn được thực hiện dần dần và sông sông với việc chuyển từ hôn nhân cặp đôi sang chế độ một vợ, một chồng. Gia đình cá thể bắt đầu trở thành đơn vị kinh tế của xã hội6Bên cạnh vai trò của nhân tố kinh tế đối với sự phát triển của hôn nhân và các hình thức gia đình, Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra vai trò của những yếu tố di truyền sinh học đối với việc thúc đẩy của các hình thức hôn nhân và gia đình, ông viết: Khi nảy sinh ra quan niệm cho rằng quan hệ tình dục giữa những người con cùng mẹ là không được phép, thì quan niệm ấy đã có tác dụng trong việc phân nhỏ những cộng đồng gia đình cũ và thành lập cộng đồng gia đình mới... Một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành hạt nhân của một cộng đồng, còn những anh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành hạt nhân của cộng đồng khác7. Dưới sự tác động của nhân tố kinh tế, đặc biệt là qua các lần phân công lao động xã hội và sự nhận thức về qui luật đào thải sinh học, các hình thức gia đình đã không ngừng phát triển, Ph.Ăngghen kết luận: “Vậy sự phát triển của gia đình trong thời đại nguyên thuỷ là sự thu hẹp không ngừng của cái phạm vi mà lúc đầu bao gồm toàn thể bộ lạc, trong đó tình trạng cộng đồng hôn nhân giữa nam và nữ thống trị. Bằng con đường dần dần cấm đoán những người bà con thân thuộc không được lấy nhau, trước tiên là cấm bà con gần nhất, rồi đến bà con xa hơn, và cuối cùng cả đến những người bà con bên vợ nữa, cho nên trên thực tế, bất cứ hình thức quần hôn nào cũng không thể tồn tại được, và rốt cuộc chỉ còn có từng đôi vợ chồng gắn bó với nhau bằng những mối liên hệ rất lỏng lẻo”8. Về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của L.Moócgan, Bắchôphen, Côvalépxki và những tìm tòi của mình Ph.Ăngghen cho rằng vị trí và vai trò của người phụ nữ trong gia đình trong các xã hội luôn thay đổi. Sự thay đổi này gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hình thức sở hữu và các hình thức hôn nhân gia đình, đây là một quá trình lâu dài, bắt đàu từ thời đại dã man đến thời đại văn minh với nhiều giai đoạn khác nhau.Trong các gia đình dưới chế độ cộng sản nguyên thuỷ người phụ nữ có một vai trò hết sức quan trọng, điều này xuất phát từ những đặc trưng kinh tế của xã hội. Nền kinh tế trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ kém phát triển, cuộc sống phụ thuộc vào tự nhiên, vì vậy người phụ nữ có một vị trí kinh tế đáng kể. Theo Ph.Ăngghen thì chính Bắchôphen đã phát hiện ra rằng kinh tế gia đình cộng sản trong đó, phần đông phụ nữ, nếu không phải là tất cả phụ nữ, đều cùng thuộc một thị tộc duy nhát, còn đàn ông thì thuộc nhiều thị tộc khác nhau, là cơ sở thực hiện quyền thống trị của người đàn bà, cái quyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thuỷ9. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, thân tộc chỉ xác lập theo hệ mẹ, người ta không biết chắc chắn ai là cha của một đứa trẻ, nhưng người ta lại biết rõ ai là mẹ nó10, do đó, dòng dõi chỉ chỉ có thể được xác định về bên mẹ mà thôi, và vì vậy, chỉ có nữ hệ là được thừa nhận11. Tuy nhiên, trước sự phát triển của nền sản xuất xã hội, gia đình đã có những thay đổi đáng kể, gia đình cặp đôi xuất hiện, vị trí của người phụ nữ trong gia đình đã có những bước giảm sút, trong giai đoạn này thì một người dàn ông sống với một người đàn bà, song việc có nhiều vợ và việc không chung tình khi có dịp vẫn là quyền của người đàn ông, mặc dù trong trường hợp nhiều vợ là rất hiếm do những nguyên nhân kinh tế; nhưng thường thì những người phụ nữ lại phải triệt để chung tình trong thời gian chung sống với chồng, và tội ngoại tình của họ sẽ bị trừng trị một cách tàn ác12. Nếu như trước đây, tài sản thừa kế trong thị tộc được giao cho những người có dòng dõi theo hệ mẹ, những tài sản này thường cũng không thực sự có giá trị lắm. Tuy nhiên, khi mà của cải dần dần tăng thêm thì, một mặt, trong gia đình của cải đó mang lại cho người chồng một địa vị quan trọng hơn người vợ và, mặt khác, của cải đó khiến cho người chồng có xu hướng lợi dụng địa vị vững vàng hơn ấy để đảo ngược trật tự kế thừa cổ truyền đặng có lợi cho con cái mình. Nhưng chừng nào mà dòng dõi tính theo mẫu quyền ấy vẫn còn thịnh hành thì điều đó vẫn không thực hiện được. Vì vậy, trước hết cần phải xoá bỏ chế độ tính dòng dõi theo mẫu quyền đi đã, và chế độ đó đã bị xoá bỏ. Quá trình chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền đánh dấu sự thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng, tán thành với quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng sự phân công lao động đầu tiên là sự phân công giữa người đàn ông và đàn bà trong việc sinh con đẻ cái13, theo ông thì chế độ mẫu quyền bị lất đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ14. Địa vị của người phụ nữ bị giảm sút một cách thảm hại, từ chỗ là người nắm giữ quyền lực trong gia đình, người phụ nữ chỉ đóng vai trò là công cụ giải trí của đàn ông, còn người đàn ông thì chiếm giữ quyền lực một cách tuyệt đối ngay cả ở trong nhà, người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đảng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần15. Sự phát triển của sở hữu tư nhân không chỉ là nguyên nhân của những xung đột, bất bình đẳng trong xã hội mà nó còn tác động hết sức mạnh mẽ đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình, theo Ph.Ăngghen thì sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể, và sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà. Sau khi phê phán sự áp bức đối với người phụ nữ, Ph.Ăngghen đã chỉ ra những điều kiện và nguyên tắc để giải phóng người phụ nữ khỏi sự áp bức trong gia đình và xã hội, theo ông đó là hôn nhân phải được xác lập trên cơ sở của tình yêu nam nữ và cần phải xoá bỏ sự bất bình đẳng vè kinh tế giữa người đàn ông và người đàn bà trong gia đình cũng như là sự bất bình đẳng về kinh tế giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Ông đã chỉ ra rằng điều kiện tiên quyết để giải phóng phụ nữ là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã hội, và điều kiện đó lại đòi hỏi phải làm cho gia đình cá thể không còn là một đon vị kinh tế của xã hội nữa16.Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra những điều kiện và tiền đề cần thiết để xây dựng chế độ hôn nhân gia đình trong xã hội mới. Ph.Ăngghen cho rằng, xoá bỏ chế độ tư hữu, thực hiện công hữu hoá các tư liệu sản xuất, phát triển của nền đại công nghiệp sẽ tạo ra những tiền đề để giải phóng người phụ nữ và xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc. Chỉ có nền công nghiệp hiện đại, ngày càng có xu hướng biến lao động tư nhân của gia đình thành lao động ngành công nghiệp công cộng mới có thể giải phóng được người phụ nữ khỏi những ràng buộc của cuộc sống gia đình để tham gia vào các hoạt động xã hội. Ông viết: ....đại công nghiệp đã giật được người đàn bà ra khỏi nhà, đem họ ra thị trường lao động, vào công xưởng, và thường biến họ thành người nuôi dưỡng của gia đình, thì trong gia đình người vô sản, những tàn tích cuối cùng của quyền thống trị của người đàn ông đã mất mọi cơ sở ...17Lúc đó, quan hệ vợ chồng sẽ được mở sang một trang mới, mà theo ông: ... chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã hội, trong đó các cơ sở kinh tế từ trước tới nay của chế độ một vợ, một chồng, cũng như cơ sở của điều bổ sung cho nó là nạn mãi dâm, đều nhất định bị tiêu diệt...các tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạng một số phụ nữ ...cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa. Tệ mãi dâm sẽ mất đi, và chế độ một vợ, một chồng không những không suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở thành hiện thực ngay cả đối với đàn ông nữa18. Sự phát triển của gia đình một vợ, một chồng sẽ là một bước tiến gần sự hoàn toàn bình đẳng về mọi quyền lợi giữa nam và nữ, như điều L.Moócgan đã viết: Gia đình một vợ, một chồng đã được cải tiến ngay từ khi bắt đầu thời đại văn minh và được cải tiến rất rõ rệt trong thời hiện đại...hình thức đó còn có thể được hoàn thiện thêm nữa, cho tới khi đạt đến sự bình đẳng giữa nam và nữ19. Đây là quan điểm tiến bộ của L.Moócgan đã được Ph.Ăngghen tiếp nhận để phát triển quan điểm tình yêu, hôn nhân và gia đình. Về hôn nhân và gia đình dưới chế độ tư sản.Trong quá trình nghiên cứu các hình thức gia đình và hôn nhân dưới chế độ tư hữu, Ph.Ăngghen đã đề cập đến hôn nhân trong gia đình tư sản. Theo ông thì các cuộc hôn nhân của giai cấp thống trị là một việc có tính toán lợi hại, do cha mẹ thu xếp, và mục tiêu của các cuộc hôn nhân là nhằm duy trì sự kế thừa tài sản, cũng giống như trong các xã hội ttòn tại chế độ tư hữu trước đây. Điều này luôn luôn đúng, kể cả trong môi trường đạo Thiên chúa hay đạo Tin lành thì hôn nhân trong chế độ tư sản “…đều dựa trên địa vị giai cấp của đôi bên, vì vậy, hôn nhân luôn luôn là hôn nhân có tính toán….Hôn nhân có tính toán đó thường biến thành sự sản xuất dâm ti tiện nhất – có khi là của cả đôi bên, nhưng thông thường nhất là về phía người vợ. Nếu ở đây, người đàn bà có khác với gái đĩ thường thì chỉ là vì người đó không bán thể xác mình từng thời gian như một người nữ công nhân làm thuê bán sức lao động của mình, mà mãi mãi, như một nữ nô lệ20. Ông đã chỉ ra sự hạn chế của nền sản xuất tư sản đó là biến mọi thứ thành hàng hoá và hợp đồng hoá mọi quan hệ xã hội kể cả hôn nhân, theo ông hôn nhân dưới chế độ tư sản chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào những lý do kinh tế mà thôi...người ta định giá không những đàn bà, mà cả đàn ông nữa hơn nữa, định gía không phải theo phẩm chất cá nhân mà theo tài sản của họ21. Mặc dù, xét về mặc hình thức thì hôn nhân dưới chế độ tư sản được coi là một hợp đồng, một giao kèo có tính chất pháp lý, hơn nữa lại là một giao kèo quan trọng nhất trong tất cả mọi giao kèo vì nó định đoạt cả thể xác lẫn tinh thần trong suốt cả đời họ22 nhưng chủ thể ký hợp đồng đó không được thực sự được tự nguyện và bình đẳng mà điều này phụ thuộc vào sự sắp xếp của cha mẹ nhằm đạt được các lợi ích kinh tế và chính trị nhất định.Với cơ sở để thiết lập hôn nhân như vậy, gia đình tư sản phải đương đầu với nhiều mâu thuẫn, dẫn tới nhiều kết cục ngoài ý muốn, đó là tệ mãi dâm và nạn ngoại tình. Tệ mại dâm một hiện tượng xã hội, là nguyên nhân góp phần làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và làm bại hoại nhân cách con người dưới chế độ tư sản. Ông viết: Trong giới phụ nữ, tệ mại dâm chỉ làm truỵ lạc những người nào không may đã trở thành nạn nhân của tệ nạn đó, và ngay những người ấy cũng không truỵ lạc tới mức như người ta vẫn tưởng. Ngược lại, tệ mại dâm đã làm bại hoại nhân cách của toàn thế giới đàn ông của nhân loại. Chính vì thế mà chẳng hạn, trong mười trường hợp kéo dài thời kỳ đính hôn thì chín trường hợp là một trường học thật sự để huấn luyện tệ ngoại tình sau này23. Điều này“làm cho mâu thuẫn chứa đựng trong chế độ một vợ, một chồng phát triển đầy đủ nhất: Chế độ hêtaia, về phía người chồng là chế độ hêtaia bừa bãi, về phía vợ là ngoại tình lu bù24 và những người con trai ít nhiều được lựa chọn vợ chồng trong cùng giai cấp thì chế độ hêtaia của người chồng được thực hành ít kiên quyết hơn, và tệ ngoại tình của vợ cũng ít thành lệ hơn. Song “cũng chỉ mang lại cho cuộc sống chung một nỗi buồn nặng trĩu mà người ta gọi là hạnh phúc gia đình25. Quan niệm về tình yêu nam nữ và tự do hôn nhân.Ph.Ăngghen cho rằng để xây dựng chế độ hôn nhân bền vững và cuộc sống gia đình hạnh phúc thì hôn nhân phải bắt nguồn từ tình yêu nam nữ và sự tự do hôn nhân. Nghiên cứu các cung bậc và và tìm hiểu bản chất đích thực của tình yêu nam nữ cũng như vai trò của tình yêu đối với hôn nhân gia đình, theo Ph.Ăngghen thì trong thời trung cổ không thể nói đến tình yêu cá nhân giữa trai gái được. Tuy nhiên, với vẻ đẹp tự nhiên, bao giờ cũng làm nảy nở trong đôi bên nam nữ sự thèm muốn có quan hệ tình dục với nhau, nhưng từ đó đến tình yêu nam nữ như chúng ta thấy ngày nay, thì còn vô cùng xa. Bởi vì, các cuộc hôn nhân trong giai đoạn này đều do cha mẹ quyết định thay con cái, và con cái đều yên tâm vâng theo. Nếu người ta thấy có đôi chút tình yêu giữa vợ chồng, thì tình yêu đó không phải là một sở thích chủ quan, mà là một nghĩa vụ khách quan; không phải là cơ sở của hôn nhân, mà là điều bổ sung cho hôn nhân26. Ông cho rằng tình yêu nam nữ ngày nay khác về căn bản với tình dục đơn thuần, nó đòi hỏi phải là sự rung cảm thực sự giữa đôi bên và chính điều này nó tạo nên một sức mạnh và sự bền bỉ đến mức khiến cho hai bên thấy không lấy được nhau và phải xa nhau là một điều đau khổ lớn nhất; để lấy được nhau, hai người phải đánh nước liều, có khi phải hy sinh cả tính mạng; điều đó, trong thời cổ, hoạ chăng chỉ xảy ra trong trường hợp ngoại tình mà thôi27. Theo Ph.Ăngghen, tình yêu đích thực giữa nam và nữ là nền tảng cho hôn nhân bền vững, và cùng với nó là quyền tự do kết hôn giữa nam và nữ dựa trên cơ sở tình yêu. Tuy nhiên, dưới chế độ tư hữu không thể có quyền tự do hôn nhân, bởi vì, quyền này gắn chặt với quyền thừa kế tài sản và việc duy trì địa vị chính trị, và quyền này được quyết định bởi cha mẹ của đôi bên. Tự do hôn nhân như một nghịch lý, nó không thể có được ở giai cấp bóc lột, nhưng nó lại tồn tại một cách hiện hữu ở giai cấp bị bóc lột, ông viết: giai cấp thống trị bị chi phối bởi những ảnh hưởng kinh tế mà mọi người đều biết, cho nên những trường hợp thực sự tự do kết hôn trong giai cấp đó là ngoại lệ; còn trong giai cấp bị áp bức, như chúng ta đã thấy, những cuộc hôn nhân thật sự tự do đó lại là thông lệ28. Muốn cho quyền tự do kết hôn được thực hiện đầy đủ và phổ biến thì phải xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như các quan hệ tài sản do nền sản xuất ấy tạo ra, phải gạt bỏ được tất cả những lý do kinh tế những lý do phụ nhưng vẫn đóng vai trò quyết định trong các cuộc hôn nhân. Ph.Ăngghen cho rằng khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tiêu vong, tình yêu nam nữ sẽ là nền tảng vững chắc cho hôn nhân gia đình và điều này sẽ được quyết định bởi một thế hệ mới sẽ lớn lên: một thế hệ đàn ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyền lực xã hội khác để mua sự hiến thân của người đàn bà, và một thế hệ đàn bà không bao giờ phải hiến mình cho đàn ông vì một lý do nào khác ngoài tình yêu chân chính, hoặc phải từ chối không dám hiến mình cho người yêu vì sợ những hậu quả kinh tế của sự hiến thân đó29.2 Sự ra đời và phát triển của chế độ tư hữu và giai cấp.Theo Ph.Ăngghen thì chế độ tư hữu là nguồn gốc của các mâu thuẫn giai cấp, đồng thời là đòn bẩy phá huỷ công xã cũ. Do đó, nghiên cứu về sự ra đời của chế độ tư hữu và giai cấp là một trong những mục đích của ông khi viết tác phẩm Nguồn gốc của gia đònh, của chế độ tư hữu và của nhà nước. Trong tác phẩm này, trên cơ sở khảo sát quá trình phát triển sự phân công lao động xã hội ông đã chỉ ra những qui luật, điều kiện ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu và giai cấp.Quá trình ra đời, phát triển và tồn tại của chế độ thị tư hữu gắn liền với giai cấp. ở thời kỳ đầu, trong xã hội nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn kém phát triển, công cụ lao động lúc này mới chủ yếu là bằng đá và gậy gộc, cung tên .v.v., cuộc sống của con người phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, lao động còn mang tính chất cộng đồng, của cải xã hội được phân phối theo hình thức bình quân. Tài sản thuộc về cả cộng đồng xã hội, không ai có tài sản riêng, mặt khác, tài sản lúc này không đáng kể, chủ yếu là các tư liệu sinh hoạt hằng ngày như quần áo; đồ trang sức bằng xương thú, đá...Những tài sản có giá trị như ruộng đất và nhà cửa thì do bộ lạc cùng chiếm hữu. Năng suất lao động thấp, các sản phẩm khai thác từ tự nhiên mới chỉ đủ để duy trì sự tồn tại của con người, chưa có sản phẩm dư thừa tương đối. Chính vì vậy, trong xã hội này chưa sự chiếm hữu tài sản làm của riêng, vì vậy, chưa xuất hiện khả năng người bóc lột người, chưa thể có giai cấp.Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là việc xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại, năng suất lao động tăng lên, sản xuất tăng lên ở tất cả các ngành...làm cho sức lao động của con người có khả năng sản xuất được nhiều sản phẩm hơn số sản phẩm cần thiết cho sự duy trì sức lao động của họ30, điều này tạo ra khả năng cho người này có thể tước đoạt lao động của người khác. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa con người với nhau về tài sản đã có những thay đổi nhất định, mặc dù lúc này ruộng đất vẫn thuộc sở hữu công cộng, song người ta đã giành một phần ruộng đất để duy trì cơ cấu quản lý và phục vụ các hoạt động tôn giáo. Cá nhân và gia đình đã bắt đầu hình thành quyền chiếm hữu và quyền thừa kế ở một mức độ giới hạn, đó là việc họ có quyền chiếm hữu và thừa kế những tài sản mà họ đang sử dụng như nhà ở, vật dụng sinh hoạt và sản phẩm sản xuất được. Vào cuối thời kỳ dã man, với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng sắt, lực lượng sản xuất phát triển hết sức nhanh chóng, sản phẩm thăng dư của xã hội đã tăng lên một cách nhanh chóng. Động vật nuôi, công cụ lao động và đặc biệt là ruộng đất trở nên có giá hơn bao giờ hết, nó trở thành đối tượng để người ta trao đổi, sở hữu và thừa kế. Lúc này, nhu cầu trao đổi và tước đoạt sản phẩm lao động làm của riêng phát sinh chế độ tư hữu ra đời. Chế độ tư hữu ra đời làm xuất hiện tình trạng bất đồng về của cải giữa các thành viên trong cộng đồng thị tộc. Trong xã hội ấy đã sinh ra những lớp người giàu nghèo khác nhau và địa vị của họ trong thị tộc cũng khác nhau. Sự bất đồng về tài sản đó tạo ra những mầm mống đầu tiên của các tầng lớp quí tộc, đã bắt đầu hình thành sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ: Sự chênh lệch về tài sản đã ảnh hưởng trở lại đến tổ chức quản lý bằng cách tạo ra những mầm mống đầu tiên của giới quí tộc thế tập và vương quyền thế tập; chế độ nô lệ lúc đầu chỉ thi hành đối với tù binh, đã mở ra triển vọng nô dịch ngay cả những thành viên trong cùng một bộ lạc và thậm chí cả những thành viên của chính ngay thị tộc mình nữa31. Lực lượng sản xuất thì của cải làm ra ngày càng nhiều, nhu cầu về lực lượng lao động tăng lên, do đó cần phải thu hút một lực lượng lao động đáng kể, tù binh trong các cuộc chiến tranh trước đây bị giết thì nay bị biến thành nô lệ chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, theo Ph.Ăngghen thì: Từ sự phân công xã hội lớn lần đầu tiên, đã nảy sinh ra sự phân chia lớn đầu tiên trong xã hội thành hai giai cấp: chủ nô và nô lệ, kẻ bóc lột và người bị bóc lột32.Thực tiễn lịch sử đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển của giai cấp gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu và giai cấp ra đời bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế, việc sở hữu tư liệu sản xuất đặc biệt là ruộng đất, là cơ sở trực tiếp của sự hình thành các giai cấp.Cùng với việc vạch ra nguồn gốc sự phát triển của chế độ tư hữu và giai cấp, Ph.Ăngghen khẳng định rằng chế độ tư hữu và giai cấp cũng nhất định rẽ mất đi. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn lực lượng sản xuất đạt tới trình độ cao, lúc đó sự tồn tại của chế độ tư hữu và sự tồn tại của giai cấp trở thành lực lượng kìm hãm sự phát triển nền sản xuất. Theo qui luật tiến hoá của lịch sử thì nó sẽ bị xoá bỏ, ông viết: Bây giờ, chúng ta đang bước nhanh đến gần một giai đoạn phát triển sản xuất, trong đó sự tồn tại của những giai cấp nói trên không những không còn là một yếu tố nữa mà còn trở thành một trở ngại trực tiếp sản xuất. Những giai cấp đó sẽ không tránh khỏi biến mất, cũng như xưa kia, chúng đã không tránh khỏi xuất hiện33.3 Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và sự tiêu vong của nhà nước.Nghiên cứu nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển, sự tiêu vong và bản chất của nhà nước qua tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước là bước phát triển mới trong việc hình thành quan điểm mácxít về nhà nước, đây là sự tiếp nối có hệ thống những tư tưởng duy vật về nhà nước qua các tác phẩm kinh điển trước đó như Tuyên ngôn của Đảng cộn
Trang 1GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ NHÀ NƯỚC”
(C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 21, Nxb.CTQG, HN, 1995, tr.41-265)
PGS, TS Nguyễn Tĩnh Gia Trần Mai Hùng
I Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Vào giữa thế kỷ XIX, khoa học khảo cổ, dân tộc học và xã hội học đã
có những bước phát triển đáng kể, tạo tiền đề để giải thích những vấn đề vềgiai đoạn tiền sử của thời đại văn minh Trong gần 40 năm sinh sống trongcộng đồng người In-đi-an ở Bắc Mỹ, L.Moóc-gan - nhà bác học, nhà dân tộchọc và là nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Mỹ đã phát hiện và khôiphục lại những nét chủ yếu về cơ sở lịch sử của quá trình hình thành và pháttriển của thời đại văn minh L.Moóc-gan đã trình bày những nghiên cứu của
mình trong tác phẩm "Xã hội cổ đại, hay là sự nghiên cứu những tuyến tiến
bộ của loài người từ mông muội, dã man đến văn minh’’ 1, xuất bản năm
1877, đây là tư liệu thực sự có ý nghĩa trong việc chứng minh tính đúng đắn
và khoa học về quan điểm duy vật lịch sử C.Mác đã đọc và ghi chép kỹ trong
bản thảo "Tóm tắt tác phẩm của L.Moóc-gan", dự định viết một cuốn sách
viết về vấn đề này chưa được thực hiện thì ông mất Đầu năm 1884, khi chỉnh
lý những di cảo của C.Mác, Ph.Ăngghen đã tìm thấy bản thảo viết tay này,thực hiện ý nguyện của C.Mác, ông đã sử dụng các nhận xét và phê phán của
C.Mác về tác phẩm của L.Moóc-gan để viết "Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của nhà nước" Tác phẩm đã chứng minh sự đúng đắn
những quan niệm duy vật lịch sử, hoàn thành mong muốn mà người bạn củamình đang dở dang
1 "Ancient Society, or Researches in the Lines of Human Progress from Savagery through Barbarism to Civillzation"
Trang 2Cuối tháng 3 năm 1884, Ph.Ăngghen bắt tay vào viết tác phẩm “
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước” , ông đã sử dụng
những nghiên cứu của L.Moóc-gan, phân tích trên quan điểm mác-xít để chỉ
ra quá trình phát triển của các hình thức gia đình trong xã hội xã hội loàingười; điều kiện ra đời, bản chất, đặc trưng và sự tiêu vong của giai cấp vànhà nước Ngày 26 tháng 5 năm 1884, Ph.Ăngghen đã hoàn thành tác phẩmvới chín chương, do sự cấm đoán của nhà cầm quyền Đức, ông phải gửi bảnthảo tới Xuy-rích để xuất bản Đầu tháng 10 năm 1884, tác phẩm đã ra mắtbạn đọc tại Xuy-rích
Mặc dù bị nhà cầm quyền Đức gây trở ngại trong quá trình xuất bản và
phát hành, nhưng "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước" vẫn được tái bản hai lần vào các năm 1886 và 1889 tại Stút-gát Sau
khi tích luỹ thêm được những tài liệu lịch sử, khảo cổ học về xã hội loàingười ở thời kỳ nguyên thuỷ, đặc biệt là khi có các công trình nghiên cứu củacác nhà bác học Bắc-hô-phen, Mắc-Lê-man, Cô-va-lép-xki Năm 1891,Ph.Ăngghen đã có những sửa chữa và bổ sung cho tác phẩm của mình, nhữngthay đổi này được ông thể hiện trong phần chú thích ở cuối trang
Tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước" đã được xuất bản nhiều lần, với nhiều thứ tiếng ở nhiều quốc gia khác
nhau
II Những nội dung chủ yếu của tác phẩm.
1 Những quan điểm lý luận về gia đình, hôn nhân và tình yêu nam-nữ.
Trên cơ sở những dữ liệu của L.Moóc-gan, sử dụng những nhận xét của
C.Mác trong "Tóm tắt tác phẩm của L.Moóc-gan", và bằng kiến thức hiểu biết
của mình về lịch sử và xã hội của người Hy-lạp, La-mã, người Ai-rơ-len,người Indian ở bắc Mỹ, người Giéc-manh cổ đại, Ph.Ăngghen đã phác hoạlên một bức tranh rộng lớn và đa dạng về nguồn gốc hình thành, quá trìnhphát triển của các hình thức hôn nhân, vai trò và mối quan hệ của chế độ tư
Trang 3hữu đối với hôn nhân trong các hình thái kinh tế xã hội; hôn nhân trong giađình tư sản; tình yêu nam nữ v.v
- Về nguồn gốc của gia đình.
Ph.Ăngghen đã lý giải một cách khoa học và duy vật về quá trình ra đời
và phát triển của gia đình và các hình thức hôn nhân trong các hình thái kinh
tế xã hội, đặc biệt ông đã chỉ ra vai trò của gia đình trong đời sống xã hội vàmối quan hệ giữa hôn nhân với các hình thức sở hữu
Tán thành với L.Moóc-gan, Ph.Ăngghen cho rằng những giai đoạn đầutiên trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, những quan hệ giađình và những mối quan hệ thân tộc có ảnh hưởng rất lớn đên sự phát triểncủa xã hội Tuy nhiên, trước sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hìnhthức hôn nhân và kết cấu của gia đình bị tác động hết sức sâu sắc Thông qua
ba lần phân công lao động xã hội, lực lượng sản xuất phát triển hết sức mạnh
mẽ, gắn liền với đó là sự tăng lên của năng suất lao động và sự ra đời của chế
độ tư hữu đã phá vỡ kết cấu của xã hội dựa trên những mối quan hệ huyết tộc
và thay thế nó xuất hiện những mối quan hệ xã hội mới bị chi phối bởi nhữngquan hệ kinh tế
Cũng như L.Moóc-gan, Ph.Ăngghen cho rằng gia đình là yếu tố năngđộng, nó luôn luôn phát triển và biến đổi từ hình thức thấp lên hình thức cao
và sự thay đổi này gắn liền với những thay đổi trong phương thức sản xuất racủa cải vật chất Theo ông, trong thời kỳ đầu của lịch sử, khi mà nền sản xuấtcòn kém phát triển, con người phải dựa vào nhau để kiếm sống và chống đỡnhững ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên, nhân loại đã từng tồn tại nhữnghình thức khác nhau của chế độ quần hôn Ông viết: "Và thực vậy, chúng tathấy hình thức gia đình nào là cổ nhất, sớm nhất, hình thức mà chúng ta có thểchứng minh được một cách chắc chắn là có tồn tại trong lịch sử và ngày naychúng ta vẫn có thể nghiên cứu được ở một nơi nào đó? Đấy là hình thứcquần hôn, một hình thức hôn nhân trong đó trọn từng nhóm đàn ông và trọntừng nhóm đàn bà quan hệ tình dục với nhau " 2 Cùng với sự phát triển của
2 C.Mác và Ph.Angghen: Toàn t?p, NXB Chính tr? Qu?c gia, Hà n?i ,1995, t?p 21, trang 64.
Trang 4sản xuất, gia đình đã phát triển sang hình thức gia đình huyết tộc, đây là giai
đoạn đầu của gia đình mà : "ở đây, các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thếhệ: trong phạm vi gia đình, tất cả các ông và bà đều là vợ chồng với nhau, rồiđến lượt con cái của họ, nghĩa là những người cha và các bà mẹ cũng đều là
vợ chồng của nhau, rồi đến lượt con cái của những người này cũng hợp thànhmột nhóm vợ chồng thư tư"3 Tiếp đó là sự ra đời của gia đình pu-na-lu-an,
đây là một bước tiến trong sự phát triển của các hình thức gia đình, ông viết:
"Nếu bước đầu tiên trong tổ chức gia đình là huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa cha
mẹ và con cái, thì bước tiến thứ hai là huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa anh emtrai và chị em gái Bước đó được thực hiện dần dần chắc là bắt đầu bằngviệc huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa những anh em trai và chị em gái cùng một
mẹ đẻ ra (tức là những anh em trai và chị em gái về phía mẹ); trước hết là tiếnhành trong những trường hợp cá biệt, rồi dần dần trở thành thông lệ "4 Giađình một vợ một chồng xuất hiện trên cơ sở từ gia đình cặp đôi vào giai đoạngiữa và giai đoạn cao của thời đại dã man, sự xuất hiện của hình thức gia đìnhđánh dấu sự chuyển sang thời đại văn minh Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng chế
độ một vợ một chồng được hình thành chủ yếu do sự phát triển của lực lượngsản xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và sự phân hoá thành các giai cấp trong
xã hội và chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựatrên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế, sự ra đờicủa hình thức gia đình này đánh dấu sự thắng lợi của sở hữu tư nhân đối sởhứu công cộng Quá trình này gắn liền với sự phát triển của chế độ tư hữu,nền tảng của hình thức gia đình ấy "dựa trên quyền thống trị của người chồng,nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không aitranh cãi đựoc và sự rõ ràng về dòng dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đósau này sẽ được thừa hưởng tài sản của người cha với tư cách là những người
kế thừa trực tiếp"5 và Ph.Ăngghen kết luận: "việc chuyển sang chế độ tư hữuhoàn toàn được thực hiện dần dần và sông sông với việc chuyển từ hôn nhân
3 Sđd tr.66.
4 Sđd tr.68.
5 Sđd tr 99.
Trang 5cặp đôi sang chế độ một vợ, một chồng Gia đình cá thể bắt đầu trở thành đơn
vị kinh tế của xã hội"6
Bên cạnh vai trò của nhân tố kinh tế đối với sự phát triển của hôn nhân
và các hình thức gia đình, Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra vai trò của những yếu
tố di truyền sinh học đối với việc thúc đẩy của các hình thức hôn nhân và giađình, ông viết: "Khi nảy sinh ra quan niệm cho rằng quan hệ tình dục giữanhững người con cùng mẹ là không được phép, thì quan niệm ấy đã có tácdụng trong việc phân nhỏ những cộng đồng gia đình cũ và thành lập cộngđồng gia đình mới Một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành hạt nhân củamột cộng đồng, còn những anh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành hạt nhâncủa cộng đồng khác"7 Dưới sự tác động của nhân tố kinh tế, đặc biệt là quacác lần phân công lao động xã hội và sự nhận thức về qui luật đào thải sinhhọc, các hình thức gia đình đã không ngừng phát triển, Ph.Ăngghen kết luận:
“Vậy sự phát triển của gia đình trong thời đại nguyên thuỷ là sự thu hẹpkhông ngừng của cái phạm vi mà lúc đầu bao gồm toàn thể bộ lạc, trong đótình trạng cộng đồng hôn nhân giữa nam và nữ thống trị Bằng con đường dầndần cấm đoán những người bà con thân thuộc không được lấy nhau, trước tiên
là cấm bà con gần nhất, rồi đến bà con xa hơn, và cuối cùng cả đến nhữngngười bà con bên vợ nữa, cho nên trên thực tế, bất cứ hình thức quần hôn nàocũng không thể tồn tại được, và rốt cuộc chỉ còn có từng đôi vợ chồng gắn bóvới nhau bằng những mối liên hệ rất lỏng lẻo”8
- Về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của L.Moóc-gan, Bắc-hô-phen,Cô-va-lép-xki và những tìm tòi của mình Ph.Ăngghen cho rằng vị trí và vaitrò của người phụ nữ trong gia đình trong các xã hội luôn thay đổi Sự thayđổi này gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hình thức sở hữu
và các hình thức hôn nhân gia đình, đây là một quá trình lâu dài, bắt đàu từthời đại dã man đến thời đại văn minh với nhiều giai đoạn khác nhau
6 Sđd tr 44.
7 Sđd tr 69
8 Sđd tr 80
Trang 6Trong các gia đình dưới chế độ cộng sản nguyên thuỷ người phụ nữ cómột vai trò hết sức quan trọng, điều này xuất phát từ những đặc trưng kinh tếcủa xã hội Nền kinh tế trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ kém phát triển,cuộc sống phụ thuộc vào tự nhiên, vì vậy người phụ nữ có một vị trí kinh tếđáng kể Theo Ph.Ăngghen thì chính Bắc-hô-phen đã phát hiện ra rằng" kinh
tế gia đình cộng sản - trong đó, phần đông phụ nữ, nếu không phải là tất cảphụ nữ, đều cùng thuộc một thị tộc duy nhát, còn đàn ông thì thuộc nhiều thịtộc khác nhau, - là cơ sở thực hiện quyền thống trị của người đàn bà, cáiquyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thuỷ"9 Chính vìvậy, trong giai đoạn này, thân tộc chỉ xác lập theo hệ mẹ, " người ta khôngbiết chắc chắn ai là cha của một đứa trẻ, nhưng người ta lại biết rõ ai là mẹnó"10, do đó, "dòng dõi chỉ chỉ có thể được xác định về bên mẹ mà thôi, và vì vậy, chỉ có nữ hệ là được thừa nhận"11 Tuy nhiên, trước sự phát triển của nềnsản xuất xã hội, gia đình đã có những thay đổi đáng kể, gia đình cặp đôi xuấthiện, vị trí của người phụ nữ trong gia đình đã có những bước giảm sút, tronggiai đoạn này thì "một người dàn ông sống với một người đàn bà, song việc
có nhiều vợ và việc không chung tình khi có dịp vẫn là quyền của người đànông, mặc dù trong trường hợp nhiều vợ là rất hiếm do những nguyên nhânkinh tế; nhưng thường thì những người phụ nữ lại phải triệt để chung tìnhtrong thời gian chung sống với chồng, và tội ngoại tình của họ sẽ bị trừng trịmột cách tàn ác"12 Nếu như trước đây, tài sản thừa kế trong thị tộc được giaocho những người có dòng dõi theo hệ mẹ, những tài sản này thường cũngkhông thực sự có giá trị lắm Tuy nhiên, khi mà của cải dần dần tăng thêm thì,một mặt, trong gia đình của cải đó mang lại cho người chồng một địa vị quantrọng hơn người vợ và, mặt khác, của cải đó khiến cho người chồng có xuhướng lợi dụng địa vị vững vàng hơn ấy để đảo ngược trật tự kế thừa cổtruyền đặng có lợi cho con cái mình Nhưng chừng nào mà dòng dõi tính theo
9 Sđd tr 83
10 Sđd tr 72
11 Sđd tr 73
12 Sđd tr 82
Trang 7mẫu quyền ấy vẫn còn thịnh hành thì điều đó vẫn không thực hiện được Vìvậy, trước hết cần phải xoá bỏ chế độ tính dòng dõi theo mẫu quyền đi đã, vàchế độ đó đã bị xoá bỏ Quá trình chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độphụ quyền đánh dấu sự thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu côngcộng, tán thành với quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng "sự phâncông lao động đầu tiên là sự phân công giữa người đàn ông và đàn bà trongviệc sinh con đẻ cái"13, theo ông thì "chế độ mẫu quyền bị lất đổ là sự thất
bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ"14 Địa vị của người phụ nữ
bị giảm sút một cách thảm hại, từ chỗ là người nắm giữ quyền lực trong giađình, người phụ nữ chỉ đóng vai trò là "công cụ giải trí của đàn ông", cònngười đàn ông thì chiếm giữ quyền lực một cách tuyệt đối "ngay cả ở trongnhà, người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị hạcấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đảng của đàn ông, thành mộtcông cụ sinh đẻ đơn thuần"15 Sự phát triển của sở hữu tư nhân không chỉ lànguyên nhân của những xung đột, bất bình đẳng trong xã hội mà nó còn tácđộng hết sức mạnh mẽ đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình, theoPh.Ăngghen thì sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử trùng với
sự phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể, và sự
áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà
Sau khi phê phán sự áp bức đối với người phụ nữ, Ph.Ăngghen đã chỉ
ra những điều kiện và nguyên tắc để giải phóng người phụ nữ khỏi sự áp bứctrong gia đình và xã hội, theo ông đó là hôn nhân phải được xác lập trên cơ
sở của tình yêu nam nữ và cần phải xoá bỏ sự bất bình đẳng vè kinh tế giữangười đàn ông và người đàn bà trong gia đình cũng như là sự bất bình đẳng vềkinh tế giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Ông đã chỉ ra rằng "điều kiệntiên quyết để giải phóng phụ nữ là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia
13 Sđd tr 104
14 Sđd tr 93
15 Sđd tr 93
Trang 8nền sản xuất xã hội, và điều kiện đó lại đòi hỏi phải làm cho gia đình cá thểkhông còn là một đon vị kinh tế của xã hội nữa"16.
Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra những điều kiện và tiền đề cần thiết để xâydựng chế độ hôn nhân gia đình trong xã hội mới Ph.Ăngghen cho rằng, xoá
bỏ chế độ tư hữu, thực hiện công hữu hoá các tư liệu sản xuất, phát triển củanền đại công nghiệp sẽ tạo ra những tiền đề để giải phóng người phụ nữ vàxây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc Chỉ có nền công nghiệphiện đại, ngày càng có xu hướng biến lao động tư nhân của gia đình thành laođộng ngành công nghiệp công cộng mới có thể giải phóng được người phụ nữkhỏi những ràng buộc của cuộc sống gia đình để tham gia vào các hoạt động
xã hội Ông viết: " đại công nghiệp đã giật được người đàn bà ra khỏi nhà,đem họ ra thị trường lao động, vào công xưởng, và thường biến họ thànhngười nuôi dưỡng của gia đình, thì trong gia đình người vô sản, những tàntích cuối cùng của quyền thống trị của người đàn ông đã mất mọi cơ
sở "17Lúc đó, quan hệ vợ chồng sẽ được mở sang một trang mới, mà theoông: " chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã hội, trong đó các cơ sởkinh tế từ trước tới nay của chế độ một vợ, một chồng, cũng như cơ sở củađiều bổ sung cho nó là nạn mãi dâm, đều nhất định bị tiêu diệt các tư liệusản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê,giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạngmột số phụ nữ cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa Tệ mãi dâm sẽ mất
đi, và chế độ một vợ, một chồng không những không suy tàn, mà cuối cùnglại còn trở thành hiện thực - ngay cả đối với đàn ông nữa"18 Sự phát triển củagia đình một vợ, một chồng sẽ là một bước tiến gần sự hoàn toàn bình đẳng
về mọi quyền lợi giữa nam và nữ, như điều L.Moóc-gan đã viết: "Gia đìnhmột vợ, một chồng đã được cải tiến ngay từ khi bắt đầu thời đại văn minh vàđược cải tiến rất rõ rệt trong thời hiện đại hình thức đó còn có thể được hoàn
16 Sđd tr 116
17 Sđd tr 106
18 Sđd tr 118
Trang 9thiện thêm nữa, cho tới khi đạt đến sự bình đẳng giữa nam và nữ"19 Đây làquan điểm tiến bộ của L.Moóc-gan đã được Ph.Ăngghen tiếp nhận để pháttriển quan điểm tình yêu, hôn nhân và gia đình.
- Về hôn nhân và gia đình dưới chế độ tư sản.
Trong quá trình nghiên cứu các hình thức gia đình và hôn nhân dướichế độ tư hữu, Ph.Ăngghen đã đề cập đến hôn nhân trong gia đình tư sản.Theo ông thì các cuộc hôn nhân của giai cấp thống trị là một việc có tính toánlợi hại, do cha mẹ thu xếp, và mục tiêu của các cuộc hôn nhân là nhằm duy trì
sự kế thừa tài sản, cũng giống như trong các xã hội ttòn tại chế độ tư hữutrước đây Điều này luôn luôn đúng, kể cả trong môi trường đạo Thiên chúahay đạo Tin lành thì hôn nhân trong chế độ tư sản “…đều dựa trên địa vị giaicấp của đôi bên, vì vậy, hôn nhân luôn luôn là hôn nhân có tính toán….Hônnhân có tính toán đó thường biến thành sự sản xuất dâm ti tiện nhất – có khi
là của cả đôi bên, nhưng thông thường nhất là về phía người vợ Nếu ở đây,người đàn bà có khác với gái đĩ thường thì chỉ là vì người đó không bán thểxác mình từng thời gian như một người nữ công nhân làm thuê bán sức laođộng của mình, mà mãi mãi, như một nữ nô lệ"20 Ông đã chỉ ra sự hạn chếcủa nền sản xuất tư sản đó là "biến mọi thứ thành hàng hoá" và hợp đồng hoámọi quan hệ xã hội kể cả hôn nhân, theo ông hôn nhân dưới chế độ tư sản "chỉhoàn toàn phụ thuộc vào những lý do kinh tế mà thôi người ta định giákhông những đàn bà, mà cả đàn ông nữa - hơn nữa, định gía không phải theophẩm chất cá nhân mà theo tài sản của họ"21 Mặc dù, xét về mặc hình thức thìhôn nhân dưới chế độ tư sản được coi là một hợp đồng, "một giao kèo có tínhchất pháp lý, hơn nữa lại là một giao kèo quan trọng nhất trong tất cả mọigiao kèo vì nó định đoạt cả thể xác lẫn tinh thần trong suốt cả đời họ"22 nhưngchủ thể ký hợp đồng đó không được thực sự được tự nguyện và bình đẳng mà
19 Sđd tr 129
20 Sđd tr 112
21 Sđd tr 123
22 Sđd tr 124
Trang 10điều này phụ thuộc vào sự sắp xếp của cha mẹ nhằm đạt được các lợi ích kinh
tế và chính trị nhất định
Với cơ sở để thiết lập hôn nhân như vậy, gia đình tư sản phải đươngđầu với nhiều mâu thuẫn, dẫn tới nhiều kết cục ngoài ý muốn, đó là tệ mãidâm và nạn ngoại tình Tệ mại dâm một hiện tượng xã hội, là nguyên nhângóp phần làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và làm bại hoại nhân cách con ngườidưới chế độ tư sản Ông viết: "Trong giới phụ nữ, tệ mại dâm chỉ làm truỵ lạcnhững người nào không may đã trở thành nạn nhân của tệ nạn đó, và ngaynhững người ấy cũng không truỵ lạc tới mức như người ta vẫn tưởng Ngượclại, tệ mại dâm đã làm bại hoại nhân cách của toàn thế giới đàn ông của nhânloại Chính vì thế mà chẳng hạn, trong mười trường hợp kéo dài thời kỳ đínhhôn thì chín trường hợp là một trường học thật sự để huấn luyện tệ ngoại tìnhsau này"23 Điều này“làm cho mâu thuẫn chứa đựng trong chế độ một vợ, mộtchồng phát triển đầy đủ nhất: Chế độ hê-ta-ia, về phía người chồng là chế độhê-ta-ia bừa bãi, về phía vợ là ngoại tình lu bù"24 và những người con trai ítnhiều được lựa chọn vợ chồng trong cùng giai cấp thì chế độ hê-ta-ia củangười chồng được thực hành ít kiên quyết hơn, và tệ ngoại tình của vợ cũng ítthành lệ hơn Song “cũng chỉ mang lại cho cuộc sống chung một nỗi buồnnặng trĩu mà người ta gọi là hạnh phúc gia đình"25
- Quan niệm về tình yêu nam nữ và tự do hôn nhân.
Ph.Ăngghen cho rằng để xây dựng chế độ hôn nhân bền vững và cuộcsống gia đình hạnh phúc thì hôn nhân phải bắt nguồn từ tình yêu nam nữ và
sự tự do hôn nhân
Nghiên cứu các cung bậc và và tìm hiểu bản chất đích thực của tình yêunam nữ cũng như vai trò của tình yêu đối với hôn nhân gia đình, theoPh.Ăngghen thì trong thời trung cổ không thể nói đến tình yêu cá nhân giữatrai gái được Tuy nhiên, với vẻ đẹp tự nhiên, bao giờ cũng làm nảy nở trongđôi bên nam nữ sự thèm muốn có quan hệ tình dục với nhau, nhưng từ đó đến
23 Sđd tr 117
24 Sđd tr 111
25 Sđd tr 112
Trang 11tình yêu nam nữ như chúng ta thấy ngày nay, thì còn vô cùng xa Bởi vì, cáccuộc hôn nhân trong giai đoạn này đều do cha mẹ quyết định thay con cái, vàcon cái đều yên tâm vâng theo Nếu "người ta thấy có đôi chút tình yêu giữa
vợ chồng, thì tình yêu đó không phải là một sở thích chủ quan, mà là mộtnghĩa vụ khách quan; không phải là cơ sở của hôn nhân, mà là điều bổ sungcho hôn nhân"26 Ông cho rằng tình yêu nam nữ ngày nay khác về căn bản vớitình dục đơn thuần, nó đòi hỏi phải là sự rung cảm thực sự giữa đôi bên vàchính điều này nó tạo nên "một sức mạnh và sự bền bỉ đến mức khiến cho haibên thấy không lấy được nhau và phải xa nhau là một điều đau khổ lớn nhất;
để lấy được nhau, hai người phải đánh nước liều, có khi phải hy sinh cả tínhmạng; điều đó, trong thời cổ, hoạ chăng chỉ xảy ra trong trường hợp ngoạitình mà thôi"27 Theo Ph.Ăngghen, tình yêu đích thực giữa nam và nữ là nềntảng cho hôn nhân bền vững, và cùng với nó là quyền tự do kết hôn giữa nam
và nữ dựa trên cơ sở tình yêu Tuy nhiên, dưới chế độ tư hữu không thể cóquyền tự do hôn nhân, bởi vì, quyền này gắn chặt với quyền thừa kế tài sản vàviệc duy trì địa vị chính trị, và quyền này được quyết định bởi cha mẹ của đôibên Tự do hôn nhân như một nghịch lý, nó không thể có được ở giai cấp bóclột, nhưng nó lại tồn tại một cách hiện hữu ở giai cấp bị bóc lột, ông viết:
"giai cấp thống trị bị chi phối bởi những ảnh hưởng kinh tế mà mọi người đềubiết, cho nên những trường hợp thực sự tự do kết hôn trong giai cấp đó làngoại lệ; còn trong giai cấp bị áp bức, như chúng ta đã thấy, những cuộc hônnhân thật sự tự do đó lại là thông lệ"28 Muốn cho quyền tự do kết hôn đượcthực hiện đầy đủ và phổ biến thì phải xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩacũng như các quan hệ tài sản do nền sản xuất ấy tạo ra, phải gạt bỏ được tất cảnhững lý do kinh tế - những lý do phụ nhưng vẫn đóng vai trò quyết địnhtrong các cuộc hôn nhân Ph.Ăngghen cho rằng khi nền sản xuất tư bản chủnghĩa tiêu vong, tình yêu nam nữ sẽ là nền tảng vững chắc cho hôn nhân giađình và điều này sẽ được quyết định bởi "một thế hệ mới sẽ lớn lên: một thế
26 Sđd tr 119
27 Sđd tr 120
28 Sđd tr 126
Trang 12hệ đàn ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyềnlực xã hội khác để mua sự hiến thân của người đàn bà, và một thế hệ đàn bàkhông bao giờ phải hiến mình cho đàn ông vì một lý do nào khác ngoài tìnhyêu chân chính, hoặc phải từ chối không dám hiến mình cho người yêu vì sợnhững hậu quả kinh tế của sự hiến thân đó"29.
2- Sự ra đời và phát triển của chế độ tư hữu và giai cấp.
Theo Ph.Ăngghen thì chế độ tư hữu là nguồn gốc của các mâu thuẫngiai cấp, đồng thời là đòn bẩy phá huỷ công xã cũ Do đó, nghiên cứu về sự rađời của chế độ tư hữu và giai cấp là một trong những mục đích của ông khi
viết tác phẩm "Nguồn gốc của gia đònh, của chế độ tư hữu và của nhà nước".
Trong tác phẩm này, trên cơ sở khảo sát quá trình phát triển sự phân công laođộng xã hội ông đã chỉ ra những qui luật, điều kiện ra đời và tồn tại của chế
độ tư hữu và giai cấp
Quá trình ra đời, phát triển và tồn tại của chế độ thị tư hữu gắn liền vớigiai cấp ở thời kỳ đầu, trong xã hội nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn kémphát triển, công cụ lao động lúc này mới chủ yếu là bằng đá và gậy gộc, cungtên v.v., cuộc sống của con người phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, lao độngcòn mang tính chất cộng đồng, của cải xã hội được phân phối theo hình thứcbình quân Tài sản thuộc về cả cộng đồng xã hội, không ai có tài sản riêng,mặt khác, tài sản lúc này không đáng kể, chủ yếu là các tư liệu sinh hoạt hằngngày như quần áo; đồ trang sức bằng xương thú, đá Những tài sản có giá trịnhư ruộng đất và nhà cửa thì do bộ lạc cùng chiếm hữu Năng suất lao độngthấp, các sản phẩm khai thác từ tự nhiên mới chỉ đủ để duy trì sự tồn tại củacon người, chưa có sản phẩm dư thừa tương đối Chính vì vậy, trong xã hộinày chưa sự chiếm hữu tài sản làm của riêng, vì vậy, chưa xuất hiện khả năngngười bóc lột người, chưa thể có giai cấp
Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là việc xuất hiện công
cụ lao động bằng kim loại, năng suất lao động tăng lên, "sản xuất tăng lên ởtất cả các ngành làm cho sức lao động của con người có khả năng sản xuất
29 Sđd tr 128