Ở rễ của mỏm gò má có một hố lõm là hố hàm, phía trước hố hàm là củ khớp, mặt sau của củ khớp có một mặt khớp tiếp khớp với xương hàm dưới để tạo thành khớp thái dương - hàm dưới.. + Ph
Trang 1XƯƠNG KHỚP ĐẦU MẶTMục tiêu bài giảng
1 Biết được cấu tạo của các xương đầu mặt.
2 Mô tả được các xương đầu mặt.
- Khối xương sọ, tạo thành sọ não hay còn gọi là sọ thần kinh, hình bán cầu, gồm có vòm sọ có nhiệm vụ che phủ và bảo vệ não bộ, nền sọ nâng đỡ não và cho các cấu trúc như dây thần kinh, mạch máu đi qua
- Khối xương mặt, tạo thành sọ mặt hay còn gọi là sọ tạng
Hầu hết các xương đầu mặt được cấu tạo gồm hai bản xương đặc: bản trong và bản ngoài, hai bản ngăn cách ở giữa bằng một lớp xương xốp
Hình 9 1. Cấu tạo của xương sọ.
1 Màng xương của bản ngoài 2 Bản ngoài 3 Lớp xương xốp 4 Bản trong.
II Khối xương sọ
Theo phân loại của T.A, khối xương sọ gồm có 8 xương: 2 xương đôi và 2 xương đơn:
- Xương đơn: xương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm
- Xương đôi: xương đỉnh, xương thái dương
Trang 2trên ổ mắt có lỗ trên ổ mắt, đôi khi chỉ là một khuyết gọi là khuyết trên ổ mắt, để mạch máu và thần kinh trên ổ mắt đi qua Phía trong bờ này còn có một lỗ là lỗ trán (đôi khi chỉ là khuyết trán).
1.1.2 Phần ổ mắt
Tạo nên trần ổ mắt, hai phần hai bên giới hạn nên một khuyết ở giữa gọi là khuyết sàng Ở phía sau, phần
ổ mắt tiếp khớp với xương bướm Ở ngoài của phần ổ mắt có hố tuyến lệ, ở trong gần khuyết sàng có rãnh sàng trước và rãnh sàng sau để cho mạch máu và thần kinh cùng tên đi qua
1.1.3 Phần mũi
Là giới hạn trước của khuyết sàng, có gai mũi nằm ở giữa và bờ mũi tiếp khớp mỏm trán xương hàm trên
và xương mũi
1.2 Mặt trong
Có rãnh của xoang tĩnh mạch dọc trên, mào trán, lỗ tịt và các rãnh nhỏ của các mạch máu nhỏ
Hình 9 2 Khối xương sọ: nhìn từ phía bên - dưới
1 Hố thái dương 2 Lỗ ống tai ngoài 3 Lỗ trâm chũm 4 Ống cảnh (lỗ vào)
5 Lỗ tĩnh mạch cảnh 6 Lỗ lớn 7 Lỗ rách 8 Xương hàm trên 9 Xương trán
Trang 32.3 Mê đạo sàng
Là hai khối hai bên mảnh thẳng đứng, có nhiều hốc nhỏ chứa không khí, tập hợp các hốc này gọi là xoang sàng Giới hạn ngoài của mê đạo sàng là một mảnh xương mỏng là mảnh ổ mắt, tạo nên thành trong của ổ mắt, ở mặt trong của mê đạo sàng có hai mảnh xương cong hướng vào ổ mũi là xương xoăn mũi trên và xương xoăn mũi giữa Mặt trước của xương sàng có mỏm móc để tiếp khớp với xương xoăn mũi dưới Các xương xoăn tạo thành các ngách mũi: ngách mũi trên, giữa và dưới Ở phía trước của ngách mũi giữa có một khe hẹp gọi là phễu sàng, thông thương giữa ổ mũi và xoang sàng
Có các rãnh của các mạch máu màng não
Hai xương đỉnh tiếp khớp với nhau phía trên bằng một khớp hình răng cưa, gọi là khớp dọc, phía sau hai xương tiếp khớp với xương chẩm bằng khớp lămđa, phía trước tiếp khớp với xương trán bởi khớp vành Các khớp này khi trưởng thành thì cốt hóa và đôi khi các khớp biến mất đặc biệt là khớp dọc
4 Xương thái dương
Xương thái dương góp phần tạo nên thành bên của vòm sọ và một phần của nền sọ Có ba phần: phần đá, phần trai, phần nhĩ, ba phần này dính với nhau hoàn toàn khi được 7 tuổi
Có nhiều rãnh của mạch máu màng não
Ở phía dưới của phần trai là ranh giới với phần đá, ở đây có một mỏm gọi là mỏm gò má, mỏm này cùng
với mỏm thái dương của xương gò má tạo thành cung gò má Ở rễ của mỏm gò má có một hố lõm là hố
hàm, phía trước hố hàm là củ khớp, mặt sau của củ khớp có một mặt khớp tiếp khớp với xương hàm dưới
để tạo thành khớp thái dương - hàm dưới
4.2 Phần đá: hình tháp tam giác, đỉnh ở trước trong, nền ở ngoài
4.2.1 Đỉnh
Nằm ở phía trước trong, ở đỉnh có lỗ ra của ống động mạch cảnh Đỉnh phần đá cùng với xương bướm giới hạn một lỗ là lỗ rách Có sụn che phủ và dây thần kinh ống chân bướm đi qua
4.2.2 Nền
Nằm ở phía ngoài, tiếp khớp với phần trai và phần nhĩ, ở phía sau có một mỏm gọi là mỏm chũm để cho
cơ ức đòn chũm bám Phía sau trong của mỏm chũm có khuyết chũm để cho cơ hai thân bám, phía trước có
lỗ trâm chũm để cho dây thần kinh mặt đi qua Ở bên trong của mỏm chũm có nhiều hốc nhỏ chứa không khí gọi là hang chũm, thông thương với tai giữa Mặt trong của mỏm chũm có rãnh của xoang tĩnh mạch sigma
4.2.3 Các mặt: phần đá có ba mặt: hai ở trong sọ (trước và sau); một ở ngoài sọ là mặt dưới
Trang 4- Mặt trước phần đá: nhìn ra trước, có một chỗ lõm ở phía trong là vết ấn của dây thần kinh sinh ba, để cho hạch sinh ba của thần kinh sinh ba nằm; ở giữa là trần hòm nhĩ, ở mặt này có hai rãnh nhỏ là rãnh thần kinh đá lớn và đá bé, nối tiếp với hai rãnh là hai lỗ của ống thần kinh đá lớn và ống thần kinh đá bé để cho dây thần kinh cùng tên đi qua.
- Mặt sau phần đá: có lỗ ống tai trong để cho các dây thần kinh VII, VIII đi qua
- Mặt dưới phần đá: Có các thành phần sau
+ Mỏm trâm
+ Sau mỏm trâm có lỗ trâm chũm, là lỗ ra của dây thần kinh mặt (VII)
+ Trong mỏm trâm có một chỗ lõm gọi là hố tĩnh mạch cảnh, là nơi chứa hành trên của tĩnh mạch cảnh trong, hố này liên tiếp phía trên với lỗ tĩnh mạch cảnh của nền sọ
+ Phía trước trong của hố tĩnh mạch cảnh có một lỗ là lỗ vào (lỗ ngoài) của ống động mạch cảnh, đoạn đầu tiên của ống động mạch cảnh có hướng thẳng đứng, sau đó quặt ngựơc ra trước vào trong để vào sọ, tận cùng bằng lỗ ra của ống động mạch cảnh, nằm ở đỉnh của phần đá xương thái dương
4.2.4 Các bờ: có ba bờ
- Bờ trước: tiếp khớp với phần trai ở phía ngoài và cánh lớn xương bướm ở phía trong
- Bờ trên: có rãnh xoang tĩnh mạch đá trên, bờ này là chỗ bám của lều tiểu não Ranh giới giữa hai hố sọ giữa và sau
- Bờ sau: ở phía trong có rãnh xoang tĩnh mạch đá dưới, ở phía ngoài là khuyết cảnh, cùng với khuyết cảnh của xương chẩm tạo nên lỗ tĩnh mạch cảnh
4.3 Phần nhĩ
Là một phần nhỏ, nó cùng với phần đá tạo nên ống tai ngoài và lỗ ống tai ngoài Phía trước của phần nhĩ liên quan với tuyến nước bọt mang tai
5 Xương bướm
Xương bướm tạo nên một phần nền sọ và một phần nhỏ hố thái dương, tiếp khớp với xương sàng, xương
trán, xương chẩm và xương thái dương Gồm có các phần: thân, hai cánh lớn, hai cánh nhỏ và hai mỏm chân bướm
5.1 Thân bướm
Hình hộp 6 mặt Bên trong thân xương bướm có xoang bướm thông với ngách mũi trên.
Trang 5Hình 9 3 Xương bướm
1 Phần trước thân xương bướm 3 Rãnh giao thoa thị giác 5 Rãnh giao thoa thị giác 6 Cánh nhỏ xương bướm
7 Cánh lớn 8 Khe ổ mắt trên 9 Lỗ tròn 10 Lỗ bầu dục 11 Lỗ gai 12 Diện yên 13 Ống thị giác 14 Mỏm yên
bướm trước 15 Hố yên 16 Mỏm yên bướm sau 17 Lưng yên
- Hố tuyến yên: có tuyến yên nằm
- Sau cùng là lưng yên, tiếp khớp với phần nền xương chẩm
Ngoài ra ở mặt trên còn có các mỏm yên bướm trước, giữa và sau
5.1.2 Mặt dưới: tạo nên trần ổ mũi, tiếp khớp với xương lá mía
5.1.3 Mặt trước: có mào bướm tiếp khớp với mảnh thẳng đứng xương sàng
5.1.4 Mặt sau: tiếp khớp với xương chẩm
5.1.5 Mặt bên: Có cánh nhỏ và cánh lớn dính vào, giữa hai cánh là khe ổ mắt trên để cho các dây thần kinh của mắt đi qua Ở mặt này có một rãnh cong hình chữ S là rãnh động mạch cảnh
5.1.6 Mặt sau: tiếp khớp phần nền xương chẩm
5.2 Cánh lớn
Tạo nên hố sọ giữa ở nền sọ trong, hố dưới thái dương ở nền sọ ngoài, hố thái dương ở mặt bên vòm sọ Ở cánh lớn có ba lỗ:
5.2.1 Lỗ tròn: có thần kinh hàm trên đi qua
5.2.2 Lỗ bầu dục: có thần kinh hàm dưới đi qua
5.2.3 Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ ngoài sọ vào trong sọ Phía sau lỗ gai là mỏm gai
5.3 Cánh nhỏ
Trang 6Có ống thị giác, cánh nhỏ góp phần tạo nên thành trên của ổ mắt, mặt ngoài của cánh nhỏ có rãnh trên ổ mắt để cho mạch máu và thần kinh cùng tên đi qua.
6.1 Phần nền
Nằm ở phía trưóc lỗ lớn xương chẩm Ở mặt ngoài có củ hầu và hố hầu chứa hạnh nhân hầu Ơ mặt trong
có thân não dựa vào
6.2 Phần bên
Là phần ở hai bên lỗ lớn xương chẩm Ở mặt ngoài có hai lồi cầu xương chẩm để tiếp khớp với đốt đội (đốt sống C1), ở 1/3 trước của lồi cầu có ống thần kinh hạ thiệt đê cho dây thần kinh hạ thiệt đi qua; ở 1/3 sau có ống lồi cầu để cho tĩnh mạch liên lạc đi từ xoang tĩnh mạch sigma trong sọ ra đám rối tĩnh mạch dưới chẩm ở ngoài sọ
6.3 Phần trai chẩm
Ở phía sau lỗ lớn xương chẩm, ở mặt ngoài có ụ chẩm ngoài, ụ này liên tục xuống dưới ra trước bằng mào chẩm ngoài, hai bên mào chẩm ngoài có ba đường cong: đường gáy trên cùng, đường gáy trên và đường gáy dưới Ở mặt trong có ụ chẩm trong, mào chẩm trong, có rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên đi từ ụ chẩm trong hướng lên trên, và xoang tĩnh mạch ngang từ ụ chẩm trong chạy ra hai bên
III Khối xương mặt
Khối xương mặt gồm 14 xương:
- Xương đơn: xương lá mía, xương hàm dưới
- Xương đôi: xương mũi, xương lệ, xương xoăn mũi dưới, xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái
1 Xương xoăn mũi dưới
Xương xoăn mũi dưới là một xương cong, có hình dạng như máng xối úp ngược, tiếp khớp với bên ngoài bởi bờ trên của nó, 1/4 trước của bờ này dính với mào xoăn xương hàm trên, 1/4 sau dính với mào xoăn xương khẩu cái, ở phần giữa của bờ này cho ra ba mỏm
- Mỏm hàm hướng ra ngoài xuống dưới dính vào bờ trước lỗ xoang hàm
- Mỏm lệ và mỏm sàng hướng lên trên dính với xương lệ và xương sàng
Trang 7Ranh giới của hai mặt trên là bờ dưới ổ mắt.
5.1.3 Mặt dưới thái dương: nhìn về hố dưới thái dương
5.1.4 Mặt mũi
Có rãnh lệ đi từ mắt xuống mũi, phía trước có mào xoăn, phía sau có lỗ xoang hàm thông xoang hàm, sau cùng có diện gồ ghề tiếp khớp với xương khẩu cái
5.2 Các mỏm: Có 4 mỏm
5.2.1 Mỏm trán: hướng lên trên, tiếp khớp với xương trán, xương lệ
5.2.2 Mỏm khẩu cái: nằm ngang, cùng với mỏm cùng tên của xương đối diện tạo nên phần trước của khẩu cái cứng, ở phía trước của khẩu cái cứng có ống răng cửa
5.2.3 Mỏm gò má: tiếp khớp với xương gò má
5.2.4 Mỏm huyệt răng: hướng xuống dưới, có 8 huyệt răng
Hình 9 4 Xương hàm trên (mặt mũi)
3 Xoang hàm 4 Lỗ xoang hàm 6 Mỏm khẩu cái 7 Mỏm trán 9 Rãnh lệ 10 Mào xoăn
11.Gai mũi trước 12 Ống răng cửa
Trang 86 Xương khẩu cái
Xương khẩu cái có dạng hình chữ L, có 2 mảnh
6.1 Mảnh thẳng: tạo thành phần sau thành mũi ngoài
6.2 Mảnh ngang: cùng với mảnh ngang của xương đối diện và mỏm khẩu cái xương hàm trên tạo nên khẩu cái cứng
7 Xương gò má
Xương gò má có ba mặt và hai mỏm và một diện gồ ghề để tiếp khớp với xương hàm trên:
7.1 Mặt ngoài: có lỗ gò má mặt
7.2 Mặt thái dương: nhìn về hố thái dương, có lỗ gò má thái dương
7.3.Mặt ổ mắt: tạo nên thành ngoài ổ mắt có lỗ gò má ổ mắt, lỗ này thông thương với hai lỗ gò má mặt và
gò má thái dương
7.4 Mỏm trán: hướng lên trên, tiếp khớp với xương trán
7.5 Mỏm thái dương: hướng ra sau, họp với mỏm gò má xương thái dương tạo nên cung gò má
Hình 9 5 Xương gò má
1 Mỏm trán 2 Mỏm thái dương 3 Lỗ gò má mặt 4 Mặt ngoài 5 Mặt ổ mắt 6 Lỗ gò má ổ mắt
8 Xương hàm dưới
Xương hàm dưới là một xương đơn hình móng ngựa, có một thân và hai ngành hàm, ngành hàm tiếp khớp
với xương thái dương bằng một khớp động là khớp thái dương - hàm dưới
8.1 Thân xương: có hai mặt
8.1.1 Mặt ngoài
Ở giữa nhô ra thành lồi cằm, hai bên lồi cằm có lỗ cằm và đường chéo
8.1.2 Mặt trong (hay mặt sau)
Ở giữa có bốn mấu nhỏ gọi là gai cằm, hai bên gai cằm là đường hàm móng để cơ hàm móng bám Trên đường hàm móng là hố dưới lưỡi để tuyến nước bọt dưới lưỡi nằm; dưới đường hàm móng là hố dưới hàm
để cho tuyến nước bọt dưới hàm nằm
Trang 98.1.3 Bờ trên: có 16 huyệt răng.
8.1.4 Bờ dưới: có hố cơ hai thân
8.2 Ngành hàm
Hướng lên trên và ra sau, tận cùng bằng hai mỏm Ở trước là mỏm vẹt; sau là mỏm lồi cầu Mỏm lồi cầu gồm có hai phần: chỏm hàm dưới và cổ hàm dưới Giữa mỏm lồi cầu và mỏm vẹt là khuyết hàm dưới Ngành hàm có hai mặt và bốn bờ
A Thân xương hàm dưới B Ngành hàm
1 Chỏm hàm dưới 2 Cổ hàm dưới 3 Khuyết hàm dưới 4 Mỏm vẹt 6 Lưỡi hàm dưới 7 Lỗ hàm dưới 9 Răng
10.Đường hàm móng 11.Lồi cằm 13.Góc hàm 14.Đường chéo 15.Lỗ cằm
9 Xương móng
Xương móng là một xương xương đơn, nằm ở vùng cổ, là ranh giới giữa sàn miệng và mặt trước của cổ, ngang mức C4, rất nhiều cơ bám nhưng không tiếp khớp với bất cứ xương nào khác Xương móng gồm một thân và hai đôi sừng: sừng lớn hướng ra sau, sừng nhỏ hướng lên trên
Trang 10IV Khớp thái dương hàm dưới
Khớp thái dương - hàm dưới là một khớp lưỡng lồi cầu, là khớp động duy nhất của các xương đầu mặt
Hình 9 7 Khớp thái dương - hàm dưới
1 Lỗ bầu dục 2 Lỗ gai 3 Bao khớp 5 Dây chằng trâm hàm dưới 6 Dây chằng bướm hàm dưới 8 Mảnh
ngoài mỏm chân bướm 9 Đường chân bướm hàm
1 Mặt khớp
1.1 Mặt khớp của xương thái dương: củ khớp và diện khớp của xương thái dương
1.2 Mặt khớp của xương hàm dưới: chỏm hàm dưới
1.3 Đĩa khớp: vì hai diện khớp trên đều lồi, không thích ứng với nhau, nên có một đĩa sụn - sợi hình bầu dục, lõm ở hai mặt chèn vào giữa khoang khớp gọi là đĩa khớp
2 Phương tiện nối khớp
2.1 Bao khớp: bám vào chu vi diện khớp, ngọai trừ ở phía sau, bao khớp bám thấp đến tận cổ hàm dưới.2.2 Dây chằng: có ba dây chằng
2.2.1 Dây chằng bên ngoài: đi từ mỏm gò má xương thái dưong đến chỏm hàm dưới và cổ hàm dưới.2.2.2 Dây chằng bướm - hàm dưới: đi từ mỏm gai xương bướm đến lưỡi hàm dưới
2.2.3 Dây chằng trâm - hàm dưới: đi từ mỏm trâm đến góc hàm
3 Bao hoạt dịch
Khớp thái dương - hàm dưới có hai bao hoạt dịch riêng biệt ở hai ổ khớp
4 Động tác
Trang 11Khớp thái dương - hàm dưới gồm có các động tác sau: nâng và hạ hàm dưới, đưa hàm dưới sang bên, ra trước và ra sau.
Khi há miệng to chỏm hàm dưới có thể trượt ra trước củ khớp gây nên trật khớp và miệng không thể khép lại được
V Tổng quan về sọ
Người ta hay sử dụng mặt phẳng ngang qua bờ trên ổ mắt ở phía trước và ụ chẩm ngoài ở phía sau, để chia xoang sọ làm hai phần Vòm sọ và nền sọ (đáy sọ) Vòm sọ ít phức tạp về phương diện giải phẫu học, trong khi đó nền sọ phức tạp hơn nhiều:
1.2 Mặt trước: phía trên là trán, phía dưới là khối xương mặt
1.3 Mặt sau: gồm phần trai xương chẩm là chính
1.4 Mặt bên: có hố thái dương do các phần sau đây góp phần tạo thành: mặt thái dương xương gò má, cánh lớn xương bướm, phần trai xương thái dương và xương đỉnh
2 Nền sọ
Nền sọ gồm hai mặt là mặt ngoài và mặt trong
2.1 Mặt ngoài hay còn gọi là nền sọ ngoài
- phần trước của nền sọ ngoài bị che phủ bởi một số xương đâu mặt như xương lá mía, xương hàm trên
- Phần sau có hố dưới thái dương, lỗ vào ống cảnh, hố hàm dưới và hố tỉnh mạch cảnh
2.2 Mặt trong hay là nền sọ trong
Nền sọ trong gồm ba hố sọ từ trước ra sau như hình bậc thang:
- Hai bên có các lỗ sàng để cho các sợi của dây thần kinh khứu giác (I) đi qua
Giới hạn giữa hố sọ trước và hố sọ giữa là bờ sau cánh nhỏ xương bướm và rãnh giao thoa thị giác Ở đây
có khe ổ mắt trên do cánh nhỏ và cánh lớn xương bướm tạo nên, qua khe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần kinh sinh ba (V) đi qua
Trang 12Hình 9 8 Nền sọ ngoài
1 Gai mũi 2 Mảnh thẳng đứng 3 Mảnh sàng 4 Xương xoăn mũi trên 5 Xương xoăn mũi giữa 6 Mào bướm
7 Mỏm chân bướm 8 Lỗ rách 9 Phần nền 10 Củ hầu 11 Lồi cầu xương chẩm 12 Lỗ lớn 13 Bờ trên ổ mắt 14 Khe ổ mắt trên 15 Ống thị giác 16 Lỗ bầu dục 17 Lỗ gai 18 Ống cảnh 19 Lỗ ống tai ngoài
20 Lỗ trâm chủm 21 Lỗ cảnh 22 Ống lồi cầu
2.2.2 Hố sọ giữa
Nâng đỡ thùy thái dương của đại não Cấu tạo bởi phần trước của thân xương bướm, cánh lớn xương bướm và mặt trước phần đá xương thái dương Gồm có các chi tiết sau
- Hố tuyến yên và các mỏm yên bướm trước và mỏm yên bướm sau
- Khe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần kinh sinh ba (V) đi qua
- Lỗ tròn: có nhánh hàm trên của dây thần kinh sinh ba đi qua
Trang 13- Lỗ bầu dục: có nhánh thần kinh hàm dưới của dây thần kinh sinh ba đi qua.
- Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ ngoài vào trong sọ
- Lỗ rách: có một màng xơ sụn che phủ và dây thần kinh ống chân bướm đi qua
- Vết ấn của dây thần kinh sinh ba có hạch sinh ba nằm
2.2.3 Hố sọ sau
Nâng đỡ tiểu não và thân não Cấu tạo bởi lưng yên, mặt sau phần đá xương thái dương, một phần của xương chẩm Gồm có các chi tiết sau
- Lỗ lớn xương chẩm có hành não đi qua
- Lỗ ống tai trong có dây thần kinh số VII, VIII đi qua
- Lỗ tĩnh mạch cảnh có dây thần kinh số IX, X, XI và tỉnh mạch cảnh trong đi qua
- Ông thần kinh hạ thiệt có dây thần kinh hạ thiệt đi qua
- Ông lồi cầu có tĩnh mạch liên lạc đi qua
Ngoài ra còn có rãnh của các xoang tĩnh mạch như xoang tĩnh mạch ngang, xoang tĩnh mạch sigma Ranh giới giữa hai hố sọ giữa và sau là bờ trên phần đá xương thái dương, ở bờ này có lều tiểu não bám, lều tiểu não có khuyết lều tiễu não họp với giới hạn trước của lưng yên tạo thành một lỗ để cho thân não đi qua Lỗ này hay xảy ra thoát vị thuỳ thái dương của não gọi là thoát vị khuyết lều tiểu não
Một số đặc điểm giải phẫu học lâm sàng
- Vì xương sọ trẻ em đàn hồi và các đường khớp chưa cốt hóa nên sọ trẻ em ít bị vỡ hơn xương sọ người trưởng thành.
- Loại vỡ xương sọ ở người lớn phụ thuộc vào lực chấn thương, vị trí tổn thương, tuổi của bệnh nhân Sọ người trưởng thành hình dạng như quả trứng, nên khi chấn thương thường có các đường nứt hình nan hoa, trong lúc sọ trẻ em như tái bóng bàn, lực tác dụng vào sọ tạo nên sự lún sọ thay vì các đường nứt hình nan hoa.
- Tổn thương đáy sọ:
o Vỡ hố sọ trước: có thể tổn thương mãnh sàng gây chảy máu mũi và dịch não tủy ra mũi Vỡ trần
ổ mắt sẽ có xuất huyết dưới kết mạc và ổ mắt gây lồi mắt Vỡ xoang trán gây nên chảy máu mũi.
o Vỡ hố sọ giữa: hay xảy ra vì về phương diện giải phẫu hố sọ giữa có nhiều lỗ và ống kèm theo xoang bướm và tai giữa là các hốc làm giảm sự vững chắc của hố sọ giữa Biểu hiện có thể có
là chảy máu và dịch não tủy qua lỗ ống tai ngoài hay cháy máu và dịch não tủy qua xoang bướm ra lỗ mũi.
o Vỡ hố sọ sau: ít xảy ra, nhưng nếu có thì máu có thể xuất hiện muộn ở vùng gáy hay tụ da ở mỏm chũm Nếu vỡ ngang mức lỗ cảnh có thể kèm tổn thương các dây thần kinh IX, X, XI.
- Đối với khối xương mặt thì trẻ em ít bị gãy xương hơn người lớn do các xương này có quá trình cốt hóa nội sụn nên còn đàn hồi hơn so với ngưới lớn.
Trang 14Hình 9 9 Nền sọ trong
1 Lỗ tịt 2 Mào gà 3 Mảnh sàng 4 Diện yên 5 Rãnh giao thoa thi giác 6 Ống thị giác 7 Mỏm yên bướm trước 8 Yên bướm 9 Mỏm yên bướm sau 10 Lưng yên 11 Phần nền xương chẩm 12 Ống hạ thiệt 13 Lỗ lớn
14 Mào chẩm trong 15 Ụ chẩm trong 16 Cánh nhỏ xương bướm 17 Khe ổ mắt trên 18 Lỗ tròn 19 Lỗ bầu dục
20 Lỗ gai 21 Rãnh TK đá bé 22 Lỗ rách 23 Lỗ ống tai trong 24 Lỗ cảnh 25 Rãnh xoang tĩnh mạch sigma
Trang 15CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔMục tiêu bài giảng
1 Nắm được tính chất chung và tên của các cơ mặt
2 Mô tả được các cơ nhai.
3 Mô tả được các cơ vùng cổ trước và mạc vùng cổ
4 Mô tả được cấu tạo của da đầu.
5 Mô tả được các tam giác cổ.
I Cơ vùng đầu
Dựa vào chức năng và nguồn gốc phôi thai, cơ vùng đầu được chia thành hai nhóm: cơ mặt và cơ nhai
1 Cơ mặt
Cơ mặt thường được gọi là cơ bám da, là phương tiện diễn đạt tình cảm và đóng mở các lỗ tự nhiên của
vùng đầu mặt Về phương diện phôi thai học, cơ mặt phát sinh từ cung mang thứ hai, nên chịu sự chi phối của nhánh thần kinh tương ứng của cung mang này là dây thần kinh mặt Các cơ mặt có các đặc tính sau
- Có nguyên ủy ở xương và bám tận ở da
- Dây thần kinh mặt chi phối vận động
- Bám quanh các lỗ tự nhiên
Để tiện mô tả, người ta chia cơ mặt thành các nhóm:
1.1 Cơ trên sọ: có hai cơ
1.1.1 Cơ chẩm trán: cơ có hai bụng, nối nhau bằng mạc trên sọ
- Bụng chẩm: nguyên ủy ở đường gáy trên, bám tận ở mạc trên sọ
- Bụng trán: có nguyên ủy ở mạc trên sọ và bám tận ở da vùng trán
Tác dụng của cơ chẩm trán là kéo da đầu ra trước, ra sau, nhướng mày (diễn tả sự ngạc nhiên)
Cơ đi từ đường gáy trên đến da vùng trán nên tụ máu dưới mạc trên sọ có thể lan tỏa đến vùng ổ mắt, nhưng không thể vượt quá đường gáy trên và hai cung gò má được.
1.1.2 Cơ thái dương - đỉnh: có người không có cơ này, căng từ mạc thái dương đến mạc trên sọ, tác dụng
Do đó khi dây thần kinh mặt bị liệt, mắt không nhắm được.
1.3.2 Cơ cau mày: nguyên ủy ở đầu trong cung mày, bám tận ở da phần giữa cung mày Cơ có tác dụng
làm cau mày (diễn tả sự đau đớn)
1.3.3 Cơ hạ mày: có người không có cơ này, nguyên ủy ở phần mũi xương trán, bám tận ở da đầu trong
cung mày Tác dụng kéo mày xuống dưới
1.4 Nhóm cơ mũi: gồm các cơ kém phát triển
1.4.1 Cơ mảnh khảnh: gồm những sợi cơ có nguyên ủy ở xương mũi, bám tận ở da giữa hai cung mày Khi cơ co thì kéo mày xuống dưới, tạo nên những nếp nhăn ngang diễn tả sự ngạc nhiên
Trang 161.4.2 Cơ mũi: nguyên ủy ở xương hàm trên, các sợi cơ chạy lên trên môt phần bám vào da của cánh mũi (phần cánh), phần khác chạy vòng lên sống mũi (phần ngang) bám vào cơ đối diện Cơ mũi có tác dụng khép và mở lỗ mũi trước.
1.4.3 Cơ hạ vách mũi: Gồm những sợi cơ đi từ xương hàm trên đến bám tận ở vách mũi Tác dụng làm khép mũi
1.5 Cơ miệng: gồm có các cơ sau:
1.5.1 Cơ nâng môi trên cánh mũi: nguyên ủy ở mỏm trán xương hàm trên, bám tận ở da của cánh mũi (phần cánh mũi) và da môi trên (phần môi trên) Tác dụng của cơ là kéo môi trên lên trên và mở lỗ mũi.1.5.2 Cơ nâng môi trên: có nguyên ủy ở bờ dưới ổ mắt, bám tận ở da môi trên
1.5.3 Cơ gò má nhỏ: Có nguyên ủy ở mặt ngoài xương gó má, bám tận vào da môi trên
1.5.4 Cơ gò má lớn: nguyên ủy ở cung gò má, bám tận ở da môi trên và góc miệng
Ba cơ nâng môi trên , gò má nhỏ và cơ gò má lớn khi co thì kéo môi trên lên trên và diễn tả sự đau khổ Nếu ba cơ này co cùng với cơ nâng góc miệng thì diễn tả sự khinh bỉ
1.5.5 Cơ nâng góc miệng: nguyên ủy ở hố nanh xương hàm trên, bám tận ở da góc miệng Tác dụng nâng góc miệng
1.5.6 Cơ cười: nguyên ủy ở mạc cắn, bám tận da góc miệng Tác dụng kéo góc miệng theo chiều ngang (diễn tả sự cười mỉm)
1.5.7 Cơ mút: nguyên ủy ở phía sau: xương hàm trên, xương hàm dưới và đường giữa chân bướm - hàm, bám tận vào góc miệng Tác dụng của cơ này giúp cho việc nhai, mút và thổi
1.5.8 Cơ hạ góc miệng: hình tam giác, có nguyên ủy từ đường chéo xương hàm dưới, sợi cơ chạy lên trên đến bám tận ở góc miệng Tác dụng kéo góc miệng xưống dưới
1.5.9 Cơ hạ môi dưới: hình vuông, nằm ở mặt sau của cơ hạ góc miệng, đi từ xương hàm dưới đến bám tận vào da môi dưới Tác dụng kéo môi dưới xuống dưới và rangòai (diễn tả sự khinh bỉ)
1.5.10 Cơ cằm: nguyên ủy từ xương hàm dưới, các sợi cơ chạy xuống dưới để bám tận vào da cằm Tác dụng là đưa môi dưới ra trước (diễn tả sự nghi ngờ, khinh bỉ)
1.5.11 Cơ ngang cằm: có người có, người không Gồm những sợi nối liền giữa hai cơ hạ góc miệng ở hai bên
1.5 12 Cơ vòng miệng: gồm những sợi của các cơ khác và các sợi cơ riêng của nó tạo thành, bám vào xương hoặc vòng xung quanh miệng, tạo nên môi trên, môi dưới Tác dụng của cơ này là mím miệng, đưa môi ra trước, ép môi vào răng
2 Các cơ nhai: gồm có bốn cơ có chung các tính chất sau
- Nguyên ủy ở khối xương sọ, bám tận ở xương hàm dưới
- Dây thần kinh hàm dưới chi phối vận động
- Tác dụng là vận động xương hàm dưới
Trang 17Hình 9 10 Cơ vùng đầu
1 Cơ chẩm trán 2 4 Cơ vòng mắt 3 Cơ mảnh khảnh 5 Cơ gò má nhỏ 6 Cơ gò má lớn
7 Cơ hạ vách mũi 8 Cơ vòng miệng 9 Cơ hạ môi dưới 10 Cơ cằm 11 Mạc trên sọ
12 Cơ tai trên 13 Cơ tai trước 14 Cơ nâng môi trên cánh mũi 15 Cơ mũi 16 Cơ nâng môi trên 17 Cơ
nâng góc miệng 18 Cơ cười 19 Cơ hạ góc miệng 20 Cơ bám da cổ
2.1 Cơ thái dương
Trang 18Hình nan quạt, che phủ gần hết mặt bên vòm sọ Nguyên ủy ở hố thái dương, các thớ cơ hội tụ ở phía trước dưới, sau đó đi qua mặt sâu của cung gò má để bám tận vào mỏm vẹt của ngành hàm.
2.2 Cơ cắn
Nguyên ủy ở cung gò má, bám tận ở mặt ngoài ngành hàm và góc hàm
2.3 Cơ chân bướm trong
Nguyên ủy ở mặt trong của mảnh ngoài mỏm chân bướm, thớ cơ chạy xuống dưới ra sau để bám tận vào mặt trong của ngành hàm và góc hàm
2.4 Cơ chân bướm ngoài
Nguyên ủy ở mặt ngòai mảnh ngòai mỏm chân bướm, các thớ cơ chạy ra sau đê bám tận vào cổ hàm dưới
và bao khớp của khớp thái dương - hàm dưới
- Lớp thứ hai: cơ gối đầu và cơ gối cổ
- Lớp thứ ba: gồm các phần đầu và phần cổ của các cơ dài, cơ gai, cơ chậu sườn
- Lớp thứ tư: gồm các cơ dưới chẩm
Gồm có hai cơ thẳng và hai cơ chéo
1.2.1 Cơ chéo đầu trên: đi từ mỏm ngang đốt đội đến bám tận vào xương chẩm
1.2.2 Cơ chéo đầu dưới: đi từ mỏm gai đốt trục đến mỏm ngang đốt đội
1.2.3 Cơ thẳng đầu sau lớn: đi từ mỏm gai đốt trục, bám tận ở xương chẩm
1.2.4 Cơ thẳng đầu sau bé: đi từ củ sau đốt đội, bám tận ở xương chẩm
Các cơ trên do nhánh sau của dây thần kinh gai sống cổ thứ nhất chi phối vận động Tác dụng của các cơ này làm ngữa cổ và xoay đầu
2 Cơ vùng cổ trước
Dựa vào chức năng và vị trí mà người ta chia các cơ vùng cổ trước thành các nhóm: nhóm cơ nông, nhóm
cơ móng và nhóm cơ sâu:
2.1 Nhóm cơ nông: có hai cơ là cơ bám da cổ và cơ ức đòn chũm
2.1.1 Cơ bám da cổ
Có hình dạng là một tấm cơ mỏng Nguyên ủy ở mạc vùng ngực, bám tận ở xương hàm dưới và các cơ miệng Cơ có tác dụng căng da cổ và hạ hàm dưới, do dây thần kinh mặt chi phối vận động
2.1.2 Cơ ức đòn chũm
Trang 19Là một mốc giải phẫu quan trọng ở vùng cổ Nguyên ủy ở xương ức và xương đòn Các sợi cơ chạy lên trên và ra sau dến bám tận ở mỏm chũm và phần ngoài của đường gáy trên.
Cơ ức đòn chũm được chi phối vận động bởi dây thần kinh phụ Khi cơ co thì có tác dụng xoay đầu và kéo đầu về phía bên đó Nếu co cả hai bên thì có tác dụng làm ngữa đầu
Trong quá trình phát triển đặc biệt trong giai đoạn phôi thai, cơ bị xơ hóa sẽ gây ra bệnh vẹo cổ bẩm sinh.
Hình 1 2 Vẹo cổ bẩm sinh
2.2 Nhóm cơ móng: gồm hai nhóm: trên móng và dưới móng
2.2.1 Các cơ trên móng: có bốn cơ, tạo nên sàn miệng:
- Cơ hàm móng: là một cơ dẹt, tạo nên sàn miệng Nguyên ủy ở đường hàm móng, bám tận ở mặt trước xương móng và đường giữa (đường đi từ cằm đến xương móng)
- Cơ cằm móng: đi từ gai cằm đến xương móng
- Cơ hai thân: có hai bụng: bụng trước có nguyên ủy ở bờ dưới xương hàm dưới, bụng sau có nguyên uỷ ở khuyết chũm, hai bụng nối nhau bằng một gân trung gian, gân này được cố định vào xương móng bằng một vòng xơ
- Cơ trâm móng: nguyên ủy ở mỏm trâm, các sợi cơ chạy đến xương móng thì chia làm hai phần kẹp lấy gân trung gian của cơ hai thân, hai phần này cuối cùng bám tận vào thân xương móng
Tác dụng của các cơ trên móng là đưa xương móng và đáy lưỡi lên trên
Thần kinh chi phối vận động: các cơ trên móng được các dây thần kinh sau chi phối vận động:
- Dây thần kinh mặt chi phối vận động cho bụng sau cơ hai thân và cơ trâm móng
- Thần kinh hàm dưới chi phối cho bụng trước cơ hai thân và cơ hàm móng
- Nhánh thần kinh C1 của dây thần kinh hạ thiệt chi phối cho cơ cằm móng
2.2.2 Các cơ dưới móng
Gồm có bốn cơ, có tác dụng hạ xương móng và thanh quản, đều do quai cô chi phối vận động
Trang 20Hình 9 11 Cơ vùng cổ
1 Cơ ức đòn chủm 2 Cơ gối đầu 3 Cơ thang 4 Cơ nâng vai 5 Cơ bậc thang giữa 6 Bụng dưới cơ vai móng 8 Bụng trước cơ hai thân 9 Cơ hàm móng 10 Cơ giáp móng 11 Bụng trên cơ vai móng 12 Cơ ức móng
- Cơ ức móng: nguyên ủy ở cán xương ức và đầu ức xương đòn, các thớ cơ chạy lên trên hơi vào trong để bám tận và xương móng
- Cơ ức giáp: nguyên ủy ở cán xương ức và sụn sườn thứ nhất, thân cơ chạy lên trên hơi ra ngòai, ở mặt sâu của cơ ức móng cuối cùng bám tận ở sụn giáp
- Cơ giáp móng: được xem như là phần nối dài của cơ ức giáp đi từ sụn giáp đến xương móng
Hai đôi cơ ức móng và ức giáp có hướng khác nhau và tạo nên một hình thoi ở giữa gọi là trám mở khí quản
- Cơ vai móng: gồm hai bụng trên và dưới Nguyên ủy của bụng dưới là mặt trước của khuyết vai và nguyên uỷ bụng trên ở xương móng Hai bụng nối với nhau (bám tận) bằng gân trung gian, gân này nằm ở mặt sâu của cơ ức đòn chũm
2.3 Nhóm cơ sâu
Trang 21Hình 2.4 Sơ đồ các cơ vùng cổ
1 Cơ trâm móng 2 Cơ hai thân 3 Cơ hàm móng 4 Cơ giáp móng 5 Cơ ức móng 6 Cơ vai móng 7 Cơ
ức giáp 8 Cơ nâng vai 9 Cơ bậc thang trước và giữa
2.3.1 Các cơ bên cột sông
Gồm 3 cơ bậc thang: cơ bậc thang trứơc, cơ bậc thang giữa, cơ bậc thang sau Nguyên ủy của các cơ này
là ở mỏm ngang của các đốt sống C2 đến đốt sống C6 Các thớ cơ chạy xuống dưới và bám tận vào củ cơ bậc thang trước của xương sườn 1 (đối với cơ bậc thang trước); phía sau rãnh động mạch dưới đòn (cơ bậc thang giữa); xương sườn thứ hai (cơ bậc thang sau) Thần kinh điều khiển vận động cho các cơ này phát sinh từ đám rối thần kinh cánh tay Tác dụng chính của các cơ này là nâng lồng ngực (cơ hô hấp)
Ở giữa hai cơ bậc thang trước và bậc thang giữa có động mạch dưới đòn và đám rối thần kinh cánh tay chạy qua Phía trước của cơ bậc thang trước có dây thần kinh hòanh chạy từ trên xuống dưới
2.3.2 Các cơ trước cột sống
- Cơ dài đầu: đi từ mỏm ngang các đốt sống cổ từ C4 C7, bám tận vào phần nền xương chẩm
- Cơ dài cổ: nằm ở mặt trước các đốt sống cổ và đốt sống ngực 1, 2 và 3
- Cơ thẳng đầu trước: đi từ khối bên đốt đội đến phần nền xương chẩm
Thần kinh chi phối vận động cho các cơ này là nhánh bên của các dây thần kinh gai sống cổ Tác dụng của các cơ này là gấp đầu và cổ là chính
Trang 22III Mạc đầu mặt cổ
1 Mạc thái dương và mạc cắn
Mạc thái dương có nguyên ủy ở các hố thái dương, dính chặt vào cơ thái dương, bám tận ở cung gò má
Từ cung gò má thì mạc thái dương đổi tên thành mạc cắn và chia làm hai lá để bao bọc cơ cắn và cuối cùng bám tận vào xương hàm dưới
và xương ức, phía trên liên tục với mạc của đầu ở phần sau, phần trước bám vào xương móng, sau đó tiếp tục chạy lên trên để bám vào xương hàm dưới Ở những vị trí mà lá nông mạc cổ gặp cơ thang, cơ ức đòn chũm, bụng trước cơ hai thân, tuyến nước bọt dưới hàm thì nó tách thành hai lá để bao bọc các cấu trúc này và được gọi tên là mạc của cấu trúc đó Ví dụ Mạc ức đòn chũm ở tuyến mang tai lá nông mạc cổ đổi tên thành mạc tuyến mang tai Lá nông mạc cổ còn dính chặt với thành trước ngoài của bao cảnh
2.2 Lá trước khí quản
Nằm trước khí quản, phía trên dính với sụn giáp, chạy xuống dưới bao bọc các cơ dưới móng, bám tận ở xương ức và bao sợi của màng ngoài tim Ơ hai bên lá trước khí quản dính với lá nông mạc cổ và bao cảnh
2.3 Lá trước cột sống
Che phủ các cơ thuộc lớp sâu của vùng cổ trước Ở hai bên, lá trước cột sống bám vào mỏm ngang các đốt sống cổ, từ đó tiếp tục chạy ra ngòai để nối tiếp với mạc cơ nâng vai, vòng ra sau tiếp nối với mạc cơ gối, tận cùng bám vào mỏm gai các đốt sống cổ
Các lá của mạc cổ tạo thành các khoang ở cổ, đặc biệt quan trọng là các khoang sau: khoang trước khí quản: nằm giữa khí quản và lá trước khí quản; khoang sau hầu: nằm giữa lá trước cột sống và hầu, hai khoang này thông thương với trung thất trên của lồng ngực, nên nhiễm trùng ở các khoang này có thể lan đến trung thất
Trang 23Hình 2.5 Thiết đồ ngang cổ (ngang mức C 7 )
1 Bao cảnh 2 Bao sợi tuyến giáp 3 Bao tạng 4 Lá nông mạc cổ 5 Lá trước khí quản
6 TM giáp dưới 7 TM cảnh trước 8 Cơ bám da cổ 9 Cơ ức móng 10 Cơ ức giáp
11 Cơ ức đòn chủm 12 Cơ vai móng 13 TM cảnh trong 14 Lá trước cột sống
15 DTK thanh quản quặt ngược 16.Khoang sau hầu 17 Thực quản 18 Tuyến cận giáp
19 Tuyến giáp 20 Hạch cổ dưới 21 ĐM cảnh chung 22 ĐM đốt sống
23 DTK lang thang 24 DTK hoành
2.4 Bao cảnh
Bao cảnh là một bao sợi chứa bó mạch thần kinh quan trọng của cổ: động mạch cảnh chung, tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh lang thang Có dạng hình trụ tam giác mà các thành:
- Thành trước ngòai: dính chặt vào lá nông mạc cổ
- Thành trong: liên quan với bao tạng (bao tạng là một bao bao bọc các tạng ở cổ: khí quản, thực quản, tuyến giáp)
- Thành sau: liên hệ với lá trước cột sống: nằm giữa hai lá này là thân giao cảm cổ Phía sau lá trước cột sống có dây thần kinh hòanh nằm trước cơ bậc thang trước
3 Mạc trên sọ
Nối bụng chẩm và bụng trán của cơ chẩm trán
Trang 24Ba lớp trên dính rất chặt với nhau thành một lớp, nên một vết thương mà không tổn thương đến lớp mạc trên sọ thì sẽ không có khe hở.
4 Mô liên kết lỏng lẻo
Rất mỏng manh, thông thương với các xoang tĩnh mạch trong sọ bằng các tĩnh mạch liên lạc Máu và mũ
có thể tụ lại ở đây và khi đó thì nó có thể lan tỏa rất nhanh ra tòan bộ sọ, hay lan tỏa vào các xoang tĩnh mạch trong sọ, đây là lớp nguy hiểm của da đầu
5 Vỏ xương sọ
Là màng xương của bản ngòai của các xương sọ Ngoại trừ ở các đường khớp, thì phần còn lại của lớp này dính một cách lỏng lẽo với lớp xương đặc ở mặt sâu của nó, nên máu có thể tụ lại ở đây, và trong trường hợp này thì khối máu tụ có hình dạng của xương tương ứng, vì dịch không thể thóat ra khỏi đường khớp
V Các tam giác cổ
Người ta thường chia vùng cổ trước thành hai tam giác dựa vào mốc giải phẫu là cơ ức đòn chũm đó là: tam giác cổ trước và tam giác cổ sau
1 Tam giác cổ trước
Các cạnh là: bên ngòai là cơ ức đòn chũm, phía trên là xương hàm dưới, phía trước là đường giữa cổ Tam giác cổ trước thường được chia thành ba tam giác nhỏ
1.1 Tam giác dưới hàm
Các cạnh là xương hàm dưới, bụng trước và bụng sau cơ hai thân, tam giác dưới hàm chứa tuyến nước bọt dưới hàm, động mạch mặt, tĩnh mạch mặt và các nốt bạch huyết
1.2 Tam giác cảnh
Được giới hạn phía trên bởi bụng sau cơ hai thân, phía sau là cơ ức đòn chũm, phía dưới là bụng trên cơ vai móng Tam giác cảnh chứa xoang cảnh, đoạn trên của bao cảnh, thân giao cảm cổ
1.3 Tam giác cơ
Được giới hạn phía trên bởi bụng trên cơ vai móng, cơ ức đòn chũm ở phía sau, ở trước là đường giữa cổ Tam giác này chứa tuyến giáp, khí quản, thực quản, động mạch tuyến giáp và thần kinh thanh quản quặt ngược
Trang 25
Hình 9 12 Vùng cổ trước
1 Cơ hai thân 2 Xương móng 3 Cơ ức móng 4 Cơ ức đòn chủm 5 Tam giác dưới hàm 6 Vùng dưới
cằm 7 Tam giác cảnh 8 Tam giác cơ
2 Tam giác cổ sau
Các cạnh: phía trước là cơ ức đòn chũm, phía sau là cơ thang, dưới là xương đòn Bụng dưới cơ vai móng chia tam giác này thành hai tam giác nhỏ
2.1 Tam giác chẩm
Nằm phía trên chứa dây thần kinh phụ, đám rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay, các nốt bạch huyết cổ
2.2 Tam giác vai đòn
Nằm phía dưới tương ứng với hố trên đòn, có chứa các nốt bạch huyết
Trang 26
Hình 9 13 Các tam giác cổ (nhìn bên)
6 Cơ ức đòn chủm 7 Tam giác cảnh 8 Tam giác dưới hàm 13 Tam giác chẩm
14 Tam giác vai đòn
Trang 27HỆ THỐNG ĐỘNG MẠCH CẢNHMục tiêu bài giảng
1 Mô tả được động mạch cảnh chung
2 Mô tả được động mạch cảnh trong.
3 Mô tả được động mạch cảnh ngoài
4 Mô tả được vòng nối giữa các động mạch nuôi dưỡng vùng đầu mặt cổ.
5 Mô tả được xoang cảnh và tiểu thể cảnh
Hệ thống động mạch cảnh gồm động mạch cảnh chung, động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài
I Động mạch cảnh chung
1 Nguyên uỷ, đường đi và tận cùng
Động mạch cảnh chung phải xuất phát từ thân tay - đầu, ngay phía sau khớp ức đòn phải, động mạch cảnh chung bên trái có nguyên uỷ từ điểm cao nhất của cung động mạch chủ Do đó động mạch cảnh chung trái
có một đọan nằm ở trong trung thất và dài hơn so với động mạch cảnh chung phải
Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của động mạch, và là một mốc giải phẫu quan trọng để tìm động mạch Đường đi của động mạch là đường thẳng vẻ từ khớp ức - đòn đến trung điểm của đoạn thẳng nối mỏm chũm với góc hàm
Động mạch cảnh chung chạy lên trên khi đến bờ trên của sụn giáp (ngang mức đốt sống C4 ) chia thành hai nhánh tận cùng: động mạch cảnh trong và động nạch cảnh ngoài
2 Liên quan
2.1 Liên quan giữa động mạch với các thành phần khác trong bao cảnh
Ở cổ động mạch chung nằm trong bao cảnh cùng với tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh lang thang, các thành phần đó có vị trí trong bao cảnh như sau:
- Động mạch cảnh chung nằm phía trong
- Tĩnh mạch cảnh trong nằm phía ngoài
- Dây thần kinh lang thang nằm phía sau, ở góc nhị diện tạo bởi động mạch cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong
- Hầu, thanh quản
- Tuyến giáp, động mạch giáp dưới
- Thần kinh thanh quản trên và thần kinh thanh quản quặt ngược
2.2.3 Liên quan phía sau
- Thân giao cảm cổ
Trang 28- Cơ bậc thang trước.
- Mỏm ngang các đốt sống cổ
2.3 Liên quan ở đoạn ngực (dành cho động mạch cảnh chung trái)
2.3.1 Liên quan phía trước
- Xương ức và khớp ức - đòn trái
- Tĩnh mạch tay đầu trái
2.3.2 Liên quan phía sau
- Khí quản, thực quản (sau trong)
- Động mạch dưới đòn trái (sau ngoài)
- Ông ngực
2.3.3 Liên quan phía trong
- Thân tay - đầu
2.3.3 Liên quan phía ngoài
- Dây thần kinh lang thang trái
- Dây thần kinh hòanh trái
- Phổi và màng phổi trái
3 Nhánh tận
Động mạch cảnh chung không cho nhánh bên nào, khi đi đến bờ trên của sụn giáp (ngang mức đốt sống
C4), chia thành hai nhánh tận cùng là động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài
Trang 29Hình 9 14 Động mạch đầu mặt cổ
1 ĐM mặt 2 ĐM giáp trên 3 ĐM cảnh chung 4 ĐM thái dương nông 5 ĐM hàm
6 ĐM tai sau 7 ĐM chẩm 8 ĐM hầu lên 9 ĐM lưỡi 10 ĐM cổ sâu 11 ĐM cổ lên
12 ĐM đốt sống 13 ĐM giáp dưới 14 ĐM ngang cổ 15 ĐM trên vai 16.Thân giáp cổ 17.Thân tay đầu
2 Liên quan: Có ba đoạn.
Trang 31Hình 9 16 Vòng mạch não
1 ĐM thông trước 2 ĐM não trước 3 Giao thị 4 ĐM não giữa 5.Các ĐM thể vân
6 ĐM mạch mạc trước 7 ĐM thông sau 8 ĐM não sau 9 ĐM tiểu não trên 10.Các nhánh cầu não
11 ĐM nền 12 ĐM cảnh trong 13 Các nhánh tuyến yên 14 Thể vú 15 DTK vận nhãn
III Động mạch cảnh ngoài
Động mạch cảnh ngoài là động mạch nuôi dưỡng các phần ngoài sọ của đầu mặt cổ
1 Nguyên ủy và tận cùng
Động mạch cảnh ngòai phát xuất từ chỗ chia hai của động mạch cảnh chung, ở đây động mạch cảnh ngoài
nằm phía trước và trong so với động mạch cảnh trong ,cơ trâm hầu, cơ trâm lưỡi, thần kinh thiệt hầu, nhánh hầu của thần kinh lang thang Động mạch cảnh ngoài chạy lên trên đi qua mặt sâu của cơ trâm móng
và cơ hai thân, sau đó chạy dọc phía sau ngành hàm, ở phần sâu của tuyến nước bọt mang tai, đến cổ hàm dưới thì chia thành hai nhánh tận cùng: động mạch thái dương nông và động mạch hàm
2 Liên quan
2.1 Liên quan phía trước
Da, lá nông mạc cổ, ngành hàm và tuyến mang tai
2.2 Liên quan phía sau
Cơ trâm hầu, cơ trâm lưỡi, dây thần kinh thiệt hầu và tuyến nước bọt mang tai
2.3 Liên quan phía trong
Xương móng, hầu và tuyến nước bọt mang tai
2.4 Liên quan phía ngoài
Bụng sau cơ hai thân, cơ trâm móng, thần kinh hạ thiệt, tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch mặt
3 Nhánh bên