Triết học
Trang 1MỞ ĐẦU
Loài người từ khi thoát khỏi loài vượn cho đến nay, đã có cả một lịch sửphát triển riêng của mình: Từ thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và tới ngày naykhi khoa học đã phát triển mạnh mẽ, nó tạo ra những bước ngoặt quan trọngcủa lịch sử - đó là sự thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao:
"xã hội công xã nguyên thuỷ", "xã hội chiếm hữu nô lệ", "xã hội phong kiến",
"xã hội tư bản", đặc biệt là sự xuất hiện của "chủ nghĩa xã hội" sau cách
mạng tháng Mười Nga thành công và tiến lên "chủ nghĩa cộng sản" - hình
thái kinh tế - xã hội cao nhất của loài người trong tương lai
Khoa học tự nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực của
sự phát triển xã hội Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp chonhững tài liệu để khái quát, rút ra những vấn đề chung nhất về thế giới,Ăngghen đã từng nói: "Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cảtrong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi
sự thay đổi của nó"1
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen đã khái quát các
thành tựu của khoa học tự nhiên từ thời kỳ cổ đại cho tới thời đại của ông,chỉ rõ mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và triết học "Trong toàn bộ các
tác phẩm của Ph.Ăngghen thì Biện chứng của tự nhiên là một trong số
những tác phẩm giữ vai trò nổi bật nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất trongthời đại hiện nay"2 Mặt khác, nếu đứng ở trình độ khoa học hiện đại để xemxét thì có những vấn đề khoa học cụ thể được Ăngghen đề cập đến ở trongtác phẩm này vẫn còn giữ được giá trị ở các mức độ khác nhau, trong đó tác
phẩm Biện chứng của tự nhiên là tác phẩm có những dự đoán thiên tài do
Ăngghen nêu lên chỉ một thời gian ngắn ngay sau đó đã được khoa học xácnhận là đúng đắn, nhưng cũng có những dự đoán vượt trước thời đại khá xa,thậm chí chúng chỉ được xác nhận là đúng đắn nhờ sự phát triển của khoa
1 C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội 1962, Tr.606
2 Nguyễn Trọng Chuẩn, Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên và ý nghĩa hiện thời của nó, Nxb Chính trị Quốc
Trang 2học thời đại chúng ta hoặc đang chờ đợi được xác nhận Điều này đặc biệtđáng nói là trong tác phẩm này còn chứa đựng nhiều vấn đề quan trọng củaphép biện chứng, nhiều tư tưởng, nhiều luận điểm và nhiều chỉ dẫn quantrọng về vai trò của lịch sử triết học, của tư duy lý luận, về mối quan hệ giữatriết học và các khoa học cụ thể.
Trang 3Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên được Ăngghen viết năm 1873-1883 cùng với tác phẩm Chống Đuy-rinh (1876-1878).
Ở thời kỳ này, cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, khoa học tựnhiên cũng có quá trình phát triển từ cổ đại đến cận đại Đặc biệt giai đoạncuối thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa, khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiềuphát minh khoa học, trong đó phải kể đến ba phát minh vĩ đại có tính chấtvạch thời đại
Thứ nhất, là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng do R.Mâye và
Giulơ tìm ra Định luật này chứng minh rằng lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điệncác quá trình hoá học nghĩa là những hình thức khác nhau của vận động vậtchất không tách rời mà liên hệ với nhau, và trong những điều kiện nhất định
nó có thể chuyển hoá lẫn nhau
Thứ hai, là học thuyết cấu tạo tế bào thực vật và động vật của M.Slâyđen
và T.Vansơ, xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XIX Học thuyết đóchứng minh sự thống nhất bên trong của cơ thể động vật và thực vật, giảithích quá trình phát triển của chúng
Thứ ba, là học thuyết tiến hoá của Đácuyn chứng minh rằng các loài
động vật và thực vật hiện nay không phải bất biến, mà là đang biến đổi Sựbiến đổi này diễn ra nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn củagiới động vật trong tự nhiên
Như vậy, những thành tựu khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX đã vạch
ra dưới hình thức đặc thù mối liên hệ biện chứng, sự biến đổi, phát triển vàchuyển hoá về mặt chất lượng trong các lĩnh vực khác nhau của giới tựnhiên, xác nhận quan điểm triết học duy vật biện chứng về sự tồn tại và pháttriển của thế giới Ăngghen nhấn mạnh: “Quan niệm mới về giới tự nhiên đãđược hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra,tất cả cái gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt màngười ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã
Trang 4chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và mộttuần hoàn vĩnh cửu”3.
Bên cạnh đó, thời kỳ này xuất hiện nhiều trào lưu triết học sai lầm: tràolưu triết học thực chứng, triết học siêu hình duy tâm… đang có ảnh hưởngsâu sắc tới sự phát triển của triết học, và làm cho khoa học tự nhiên pháttriển chệch hướng Cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra gay gắt trong lĩnh vựckhoa học tự nhiên Nhiều nhà khoa học tự nhiên bị ảnh hưởng và chịu sự chiphối của thế giới quan siêu hình, họ còn xa lạ vói phép biện chứng Mác-Ăngghen nhận thấy cần khắc phục trở ngại đó trên con đường phát triển củaquá trình nhận thức khoa học Cần thiết phải có một hướng đi đúng đắn cho
sự phát triển của khoa học tự nhiên, đó chính là tư duy biện chứng Đâycũng là thời kỳ mà chủ nghĩa duy tâm đang thịnh hành với trò bàn ma và gọihồn được “nhập cảng” từ châu Mỹ sang Nhiều những nhà khoa học, nhũngđại biểu không phải tầm thường của các trường phái, mà như Ăngghen viết
“hình như đã hoàn toàn chìm ngập trong cái trò bàn ma gọi hồn”4 Một sốđại biểu của chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, hay như nhà toán học, nhà vật lýthiên tài Isắc-Niutơn vào những năm cuối đời, ông cũng vùi đầu vào việcphân tích A-pô-ca-lip của thánh Giăng (đây là một chương trong kinh thánh,nói về vinh dự cuối cùng của đạo Cơ-đốc), hay Valatxơ - nhà động vật kiêmthực vật học siêu việt cũng tìm hiểu và say mê các cuộc thí nghiệm thôimiên lực từ Ông cũng đã viết cả cuốn sách nhỏ nói về những phép lạ và chủnghĩa thần linh hiện đại: On Miracles and Modern Spiritua lism Và còn rấtnhiều nhà khoa học khác chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm với trò bàn
ma gọi hồn nhảm nhí đó
Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm đủ mọi màusắc trong khoa học tự nhiên thời kỳ này có ý nghĩa to lớn để bảo vệ nhữngnguyên lý triết học cơ bản của chủ nghĩa Mác Ngoài các khuynh hướng mê
tín dị đoan như thuật gọi hồn của Valatxơ, Cơrúccơ, cái khuynh hướng bất
3 Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, HN 1998, Tr.472
4 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, tr.62
Trang 5khả tri luận của chủ nghĩa Cantơ mới ở Đức, chủ nghĩa Hium ở Anh khá phát
triển Hơn nữa, trong ý thức của các nhà khoa học tự nhiên bất khả tri luậncòn liên kết chặt chẽ với chủ nghĩa cơ giới máy móc như ở nhà vật lý họcHemhôn, nhà sinh học Hếcken…
Các trào lưu triết học sai lầm: siêu hình, thực chứng, duy tâm… ảnhhưởng rất lớn tới nhận thức của các nhà khoa học, làm cho khoa học pháttriển sai lệch, cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên
Từ những yêu cầu về mặt văn hoá xã hội trên Ăngghen viết Biện chứng
của tự nhiên Tác phẩm đã giải quyết đầy đủ yêu cầu đặt ra của lịch sử.
1.1.2 Hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên viết sau sự thất bại của Công xã Pari,
đánh dấu thời kỳ tạm lắng của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản Công
xã Pari tuy thất bại nhưng nó đã để lại những kinh nghiệm cách mạng quý báucho giai cấp vô sản thế giới, nó cũng là cơ sở thực tiễn xã hội giúp cho Mác-Ăngghen khái quát và phát triển lý luận của mình Mác-Ăngghen nhận thấynguyên nhân thất bại của Công xã Pari, và sự cần thiết phải có một đường lốichiến lược, sách lược phù hợp cho phong trào đấu tranh cách mạng của giaicấp vô sản trong thời kỳ khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ
Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, các vấn đề triết học của khoa học tựnhiên bắt đầu trở thành trung tâm chú ý của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác.Thế kỷ XIX là thời kỳ của những phát minh vĩ đại, đặc biệt là trong lĩnh vựckhoa học tự nhiên Chính nhờ sự phát triển này đã đáp ứng được yêu cầu cho
sự phát triển sản xuất của chủ nghĩa tư bản Ở chủ nghĩa tư bản, khối lượngsản phẩm sản xuất ra bằng khối lượng sản phẩm của tất cả các thời kỳ trướccộng lại Có thể nói, chính nhờ sự phát triển của khoa học tự nhiên, cùng vớicác phát minh vạch thời đại mà chủ nghĩa tư bản tạo ra một nền sản xuất cực
kỳ phát triển như vậy
Thời kỳ này, nền sản xuất đại công nghiệp của các nước tư bản Tây Âu,nhất là trong ngành công nghiệp điện lực và hoá học, đã có bước phát triển
Trang 6mạnh mẽ Chủ nghĩa tư bản giờ đây đang bắt đầu ở vào thời kỳ quá độ sangchủ nghĩa đế quốc và các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội ngày càng diễn
ra sâu sắc và gay gắt, mà đỉnh cao là Công xã Pari, quần chúng nhân dân tuy
đã giành được chính quyền, song do còn non trẻ nên đã thất bại Sau sự thấtbại của Công xã Pari, giai cấp tư sản mở cuộc tấn công toàn diện vào chủnghĩa Mác trên toàn bộ các lĩnh vực tư tưởng, nhất là tấn công cả vào lĩnh vựccủa triết học Chủ nghĩa tư bản không những chống lại chủ nghĩa Mác về lịch
sử xã hội, mà còn xuyên tạc những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên,chúng chống lại phép biện chứng duy vật bằng chủ nghĩa ngu dân và chủnghĩa thần bí, thuyết cơ giới và thuyết tiến hoá tầm thường
Trước tình hình đó, việc đánh giá ý nghĩa của các thành tựu khoa học tựnhiên trở nên hết sức cần thiết, đặc biệt là việc xác lập quan niệm Mác xít về giới
tự nhiên và khoa học, việc hình thành và hoàn chỉnh hệ thống triết học Mác xíttrở thành nhiệm vụ bức xúc đặt ra cho Mác-Ăngghen Do đó Ăngghen đã viết
Biện chứng của tự nhiên nhằm khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên
dưới góc độ triết học, định hướng cho sự phát triển của khoa học tự nhiên
1.2 Mục đích Ăngghen viết tác phẩm
Một là, tổng hợp những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, xây quan
niệm Mácxít về giới tự nhiên Ăngghen vạch rõ, khoa học tự nhiên thời kỳnày đang có những biến đổi mạnh mẽ, mang tính cách mạng Đó là sự chuyểnbiến từ khoa học kinh nghiệm sang khoa học lý luận, từ giai đoạn thu thập tàiliệu, chuyển sang giai đoạn phân tích và tổng hợp tài liệu Trước đây khoahọc tự nhiên sử dụng phương pháp kinh nghiệm, nhưng giờ đây nó đã mất tácdụng, cần phải thay thế nó bằng phương pháp lý luận Thời kỳ này thé gióiquan siêu hình về thế giới tự nhiên chiếm địa vị thống trị trong khoa học,Ăngghen nhận thấy cần phải thay thế thế giới quan siêu hình bằng thế giớiquan hoàn toàn mới - thế giới quan Mácxít về giới tự nhiên
Trang 7Thế giới quan siêu hình là cách nhìn nhận thế giới trong sự cô lập, tĩnhtại và nó gây ra mâu thuẫn với sự phát triển của khoa học tự nhiên, nó làxiềng xích đối với sự tiến bộ của khoa học tự nhiên.
Có những nhà khoa học tự nhiên, do không hiểu được phép biệnchứng, đã cho rằng: đối với khoa học tự nhiên thì triết học không có vai trò
gì cả Ngoài ra, chủ nghĩa thực chứng đang trở thành trào lưu tư tưởngđược truyền bá rông rãi Trược tình trạng đó của khoa học tự nhiên,Ăngghen nhận thấy cần phải dùng quan điểm duy vật biện chứng để khái
và tổng kết những thành tựu mới nhất của khao học tự nhiên, xác lập hềthống quan niệm Mácxít về giới tự nhiên, thay thế cho thế giới quan siêuhình đã không còn giá trị nữa, bên cạnh đó phê phán trào lưu tư tưởng thựcchứng chủ nghĩa, xác lập vai trò và vị trí của phép biện chứng duy vật đốivới sự phát triển của khoa học tự nhiên
Hai là, nhằm mục đích cung cấp cho khoa học tự nhiên lý luận nhận thức
khoa học và phương pháp luận Mácxít hoàn toàn mới mẻ
Từ lâu, lý luận nhận thức và phương pháp luận siêu hình chiếm vị tríthống trị trong khoa học tự nhiên Sự phát triển của khoa học tự nhiên đãchứng minh những hạn chế rất cơ bản của lý luận nhận thức và phương phápluận siêu hình Chính vì vậy, việc sáng lập lý luận nhận thức và phương phápluận khoa học duy vật biện chứng là việc cần thiết, nhằm đáp ứng những đòi
hỏi trong khoa học tự nhiên Biện chứng của tự nhiên đã luận chứng đầy đủ
về tầm quan trọng đặc biệt của phép biện chứng duy vật đối với việc địnhhướng phát triển nghiên cứu khoa học tự nhiên Hoạt động nhận thức vànghiên cứu khoa học tự nhiên được sự vận dụng cụ thể của phương pháp luậnduy vật biện chứng, nhờ đó có được sự phát triển đúng đắn
Ba là, chỉ ra phép biện chứng về sự quá độ từ giới tự nhiên sang xã hội
loài người Lúc đầu Ăngghen chua có ý định trình bày phép biện chứng củagiới hữu cơ, do đó ông chưa nghĩ tới vấn đề về nguồn gốc sự sống và sự pháttriển của nó, vì thế ông không nêu ra vấn đề giới tự nhiên đã thực hiện bước
Trang 8nhẩy vọt sang xã hội loài người như thế nào Đây lại là một vấn đề nan giảitrong khoa học tự nhiên, và là vấn đề còn tranh cãi giữa chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình.
Nhờ sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên, cũng nhờ sự pháttriển của nó, Ăngghen đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này Ăngghen đã mở
rộng việc biên soạn Biện chứng của tự nhiên và coi việc vạch ra quá trình
biện chứng của sự quá độ từ giới tự nhiên sang xã hội loài người là nội dung
và mục đích quan trọng
Bốn là, nhằm phê phán các trào lưu triết học duy tâm siêu hình đang ngự
trị trong khoa học tự nhiên, chống lại các triết gia tư sản lợi dụng các thànhtựu mới của khoa học tự nhiên để tấn công vào chủ nghĩa Mác
Sau khi Công xã Pari thất bại, giai cấp tư sản ráo riết tấn công và côngkích chủ nghĩa Mác về mặt tư tưởng, đặc biệt là sự tấn công vào triết họcMác Những người theo các trường phái chống chủ nghĩa Mác thời bấy giờ,Ăngghen chỉ rõ: Họ “muốn áp dụng những lý luận của khoa học tự nhiên vào
xã hội và muốn sửa đổi chủ nghĩa xã hội Tất cả những điều đó buộc chúng taphải chú ý đến họ”5
Trong thời kỳ này, chủ nghĩa duy tâm sinh học có ảnh hưởng rất lớn Đạibiểu tiêu biểu là: L.Hemhôn, Muylơ Họ lợi dụng sinh vật học, đặc biệt làsinh lý học cảm quan để tuyên truyền cho thuyết bất khả tri của Cantơ, thuyếtnày cho rằng nhận thức của con người có một giới hạn không thẻ vượt quađược, phủ nhận vai trò nguồn gốc nhận thức của thế giới khách quan Ngoài
ra còn rất nhiều trào lưu khác: chủ nghĩa nhiệt học, chủ nghĩa toán học, chủnghĩa ngu dân mà hình thức của nó là “thuật thần linh” cũng rất thịnh hành Những trào lưu này ảnh hưởng một cách tiêu cực, cản trở sự phát triểncủa khoa học tự nhiên, đồng thời gây trở ngại cho việc truyền bá chủ nghĩa
Mác vào khoa học tự nhiên Do đó trong Biện chứng của tự nhiên Ăngghen
5 C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994, Tr.681-682
Trang 9đã vạch trần và phê phán kịch liệt những trào lưu tư tưởng triết học siêuhình và duy tâm.
Như vậy, "nhiệm vụ của cuộc đấu tranh chống lại những tư tưởng thùđịch đòi hỏi chủ nghĩa Mác phải tiến hành cả trong lĩnh vực khoa học tựnhiên, hơn nữa, cũng phải thấy rằng các thành tựu của khoa học tự nhiên thời
kỳ này khẳng định một quan điểm duy vật biện chứng về giới tự nhiên và đỏihỏi các nhà khoa học tự nhiên cần phải nắm vững các quan điểm duy vật biệnchứng một cách có ý thức"6 Đó chính là mục đích cuối cùng mà Ăngghen
muốn đạt được qua Biện chứng của tự nhiên
1.3 Khái quát bản thảo chi tiết
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên là tác phẩm có giá trị vô cùng to lớn
dù mới chỉ dừng lại ở dạng bản thảo Để viết tác phẩm này, bắt đầu từ năm
1873 Ăngghen đã thu thập tài liệu và viết nhiều bài cho tác phẩm Biện chứng
của tự nhiên và đã có những kết quả nhất định Tuy nhiên vì những điều kiện
khách quan nên tác phẩm chưa hoàn thành Ta có thể tìm hiểu về quá trình ra
đời và số phận tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen.
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, xuất bản lần đầu tiên dưới góc độ là
một tác phẩm hoàn chỉnh vào năm 1925 (sau 30 năm ngày mất của Ăngghen)tại Liên Xô
Để phục vụ cho việc viết Biện chứng của tự nhiên, bắt đầu từ tháng
2-1870, Ăngghen đã rời bỏ công việc kinh doanh kéo dài suốt 20 năm, chuyếnsang sống ở Luân Đôn Điều này đã giúp Ăngghen có thể chuyên tâm vàoviệc nghiên cứu khoa học tự nhiên và bắt đầu - như cách ông nói - một quátrình thay lông kéo dài suốt 8 năm
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên được Ăngghen viết trong hai giai
đoạn: Từ ngày 30-5-1873, trong thư gửi Mác, Ăngghen nêu lên những ý
Trang 10tưởng về việc nghiên cứu phép biện chứng trong khoa học tự nhiên với một
đề cương khái quát trình bày mấy điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Ăngghen đề cập tới đối tượng của khoa học tự nhiên đó là vật
chất, vật thể đang vận động Vật thể và vận động không thể tách rời nhau, vàvật thể luôn nằm trong mối liên hệ với các vật thể khác
Thứ hai, những hình thái vận động cơ bản của vật chất trong giới tự
nhiên như vận động: cơ giới, vật lý, hoá học và việc phân loại các hìnhthức vận động cơ bản đó ở góc độ khoa học tự nhiên Ăngghen cũng nhấnmạnh, những hình thức vận động cơ bản là sự chuyển hoá biện chứng từthấp đến cao
Bức thư này là một mốc quan trọng đánh dấu việc Ăngghen bắt đầu
nghiên cứu có hệ thống và biên soạn Biện chứng của tự nhiên Từ năm
1873-1876, Ăngghen thu thập và chỉnh lý một khối lượng lớn tài liệu về khoa học
tự nhiên, trên cơ sở đó ông viết "Lời nói đầu" và "Tác dụng của lao động
trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người", cùng nhiều bút ký và đoạn
trích Đây là những nội dung ban đầu thể hiện tư tưởng và đề cương khái quát
của Biện chứng của tự nhiên.
Bắt đầu từ tháng 5-1876, để chống lại cuộc tấn công điên cuồng của
Đuyrinh vào chủ nghĩa Mác, Ăngghen đành phải hoãn các công việc khác lại
để ngoạm vào cái quả chua ấy, tức là ông phải mất hai năm trời để viết Chống Đuyrinh - đây là các tác phẩm vĩ đại kiểu "Bách khoa toàn thư" về chủ
nghĩa Mác Công việc này buộc Ăngghen phải tạm dừng việc viết Biện chứng
của tự nhiên, Tuy vậy, việc nghiên cứu và chuẩn bị tài liệu để viết Biện chứng của tự nhiên, đã có nhiều thuận lợi khi ông viết Chống Đuyrinh.
Từ tháng 5-1787 đến tháng 3-1883, sau khi hoàn thành cuốn Chống
Đuyrinh, Ăngghen quay trở lại công việc nghiên cứu và biên soạn Biện chứng của tự nhiên Trong thời gian này Ăngghen lần lượt viết 8 chương, ghi chép
nhiều bút ký và viết 2 sơ thảo đề cương
Trang 11Ngày 14-3-1883, Mác qua đời, Ăngghen phải dành gần như toàn bộ thờigian cho việc hoàn chỉnh và xuất bản tập II, III, IV của Bộ Tư bản; cho việc lãnh
đạo phong trào công nhân quốc tế, mặc dù đôi khi ông có quay trở lại với Biện
chứng của tự nhiên nhưng không viết thêm được bao nhiêu.
Như vậy, cho tới ngày 5-8-1895 khi Ăngghen qua đời, Biện chứng của
tự nhiên vẫn chưa được hoàn thành một cách trọn vẹn, mà mới chỉ dừng ở
dạng bản thảo chi tiết
Sau khi Ăngghen qua đời, bản thảo Biện chứng của tự nhiên nằm
trong tay các lãnh tụ của Quốc tế II, cụ thể là do E.Bécxtanh lưu giữ Trongsuốt 30 năm - E.Bécxtanh - người lưu giữ bản thảo tác phẩm chỉ cho công
bố có hai chương: "Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến tự
vượn thành người" vào năm 1896 trên tạp chí Neue Zeit và "khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh" vào năm 1898 trong niên giám Illustrirer
Neue Welt - Kalender
Việc E.Becxtanh không cho công bố toàn bộ bản thảo Biện chứng của tự
nhiên là điều dễ hiểu, bởi lẽ ông ta là người theo chủ nghĩa Cantơ mới, đây là
thứ chủ nghĩa công khai loại trừ phép biện chứng, vì cho rằng nó có hại cho
khoa học, mà Biện chứng của tự nhiên lại khẳng định vai trò quan trọng của
phép biện chứng đối với sự phát triển của khoa học
Năm 1924, để tránh sự phê phán của dư luận nhằm vào việc không cho
công bố Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen E.Becxtanh muốn thông
qua Alber Anhxtanh - nhà vật lý nổi tiếng thế giới - nhằm biện hộ cho việckhông công bố toàn bộ bản thảo, bằng cách gửi cho Anhxtanh bài viết về
"Điện" đấy là bài viết mang ít giá trị nhất của tác phẩm, để xin ý kiến Nhưng
theo A.Anhxtanh thì bản thảo này đáng được xuất bản vì nó là tài liệu lý thú
để làm sáng tỏ tầm quan trọng tinh thần của Ăngghen
Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã đấu tranh, cùng với sức ép của
dư luận và sự khẳng định của A.Anhxtanh, năm 1925, lần đầu tiên bản thảo
Biện chứng của tự nhiên được chuyển sang Liên Xô và xuất bản đồng thời
Trang 12bằng hai thứ tiếng: tiếng Đức và tiếng Nga Ngày nay, tác phẩm được xuấtbản nhiều lần và bằng hầu hết các thứ tiếng thông dụng trên thế giới.
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen tuy mới chỉ dừng lại ở
dạng bản thảo, nhưng nó đã trở thành tác phẩm có giá trị và "chứa đựng nhiềuvấn đề quan trọng của phép biện chứng, nhiều tư tưởng, nhiều luận điểm vànhiều chỉ dẫn quan trọng về vai trò của lịch sử triết học, của tư duy lý luận, vềmối quan hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể "7
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên đã ra đời trong những hoàn cảnh đặc
biệt của điều kiện kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội thời kỳ nửa cuối thế kỷXIX Thời kỳ này có những biến động lớn trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên
và triết học Nhiều trào lưu triết học sai lầm như: chủ nghĩa duy tâm siêuhình, chủ nghĩa thực chứng… ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học tựnhiên Khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên chưa có sự khái quátcác thành tựu khoa học tự nhiên về mặt triết học
Chính vì vậy, Ăngghen đã nghiên cứu khoa học tự nhiên và viết tác
phẩm biện chứng của tự nhiên Một mặt để khái quát các thành tựu của khoa
học tự nhiên về mặt triết học, mặt khác để định hướng đúng đắn cho sự pháttriển của khoa học tự nhiên, tránh được những trào lưu triết học sai lầm đangảnh hưởng tới sự phát triển của nó
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên viết trong hai giai đoạn, tuy nhiên cho tới ngày 5-8-1895, khi Ăngghen mất thì Biện chứng của tự nhiên vẫn mới chỉ dừng lại ở dạng bản thảo Song Biện chứng của tự nhiên là một tác phẩm
xuất sắc, nó mang tính khái quát các thành tựu khoa học tự nhiên về mặt triếthọc và chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa khoa học tự nhiên và triết học,định hướng để khoa học tự nhiên tiếp tục phát triển
2 Mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và triết học trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên
7 Nguyễn Trọng Chuẩn, Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên và ý nghĩa hiện thời của nó, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002, Tr.10
Trang 132.1 Lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên trong tác phẩm Biện chứng
của tự nhiên
2.1.1 Khoa học tự nhiên thời kỳ cổ đại
Có thể nói, trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên Ăngghen đã khái
quát khá đầy đủ các thành tựu của khoa học tự nhiên thời kỳ cổ đại Ở thời kỳ
cổ đại triết học và khoa học tự nhiên chưa tách rời nhau, do đó người ta còngọi triết học thời kỳ cổ đại là triết học tự nhiên, các nhà khoa học tự nhiêncũng đồng thời là các nhà triết học
Ở thời kỳ này, các phát minh khoa học tự nhiên có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, các phát minh ra đời nhằm phục vụ các ngành sản xuất đang
phát triển: chăn nuôi, trồng trọt, hàng hải…
Thứ hai, khoa học tự nhiên và triết học còn hoà nhập vào nhau, chưa
phân ngành rõ rệt
Thứ ba, khoa học tự nhiên thời kỳ này còn mang tính trực quan, xem xét
tự nhiên như một chỉnh thể, còn tồn tại ở dạng mầm mống…
Khoa học tự nhiên thời kỳ cổ đại gồm có: Toán học, thiên văn học, vật lýhọc, địa lý học, y học … các thành tựu này gắn liền với tên tuổi nhiều nhàkhoa học nổi tiếng: Talét, Pitago, Ơclít, Áccimét…
Talét (VII-VI.TCN): ông là người tiếp thu được các thành tựu củaBabilon và Ai Cập Phát minh lớn nhất của Talét là tỷ lệ thức Dựa vào côngthức đó mà ông tính được chiều cao của kim tự tháp qua việc đo bóng của nó.Talét còn là nhà thiên văn học, ông tính trước được một lần nhật thực Tuynhiên, ông còn nhận thức sai về trái đất, vì ông cho rằng trái đất nổi trên mặtnước, vòm trời hình bán cầu úp lên mặt đất
Pitago (khoảng 580-500.TCN): Ông là người sáng lập ra định lý Pitagonói về mối quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vuông Ông còn phân biệtcác loại số chẵn, số lẻ và số không chia hết Về thiên văn học, Pitago tiến bộhơn Talét khi ông nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹđạo của nó
Trang 14Ơclớt (khoảng 330-275.TCN): ễng là người đứng đầu cỏc nhà toỏn học ởAlếchxăngđri Trờn cơ sở tổng kết cỏc thành tựu của những người đi trước,
Ơclớt đó soạn thành sỏch “Toỏn học sơ đẳng”, đú là cơ sở của mụn hỡnh học,
trong đú chứa đựng tiờn đề Ơclớt nổi tiếng
ácsimét (287-212.TCN): Ông là một trong những nhà khoa học vĩ đạinhất thời kỳ cổ đại Về toán học, ông tính số pi (π ) bằng một trị số nằm giữa
hai số 3
71
10 và 3
70
10 Đó là số π chính xác sớm nhất trong lịch sử phơng Tây
ácsimét còn tìm đợc cách tính thể tích và diện tích của nhiều hình khối Vềvật lý học, phát minh quan trọng nhất của ông là về mặt lực học, trong đó đặcbiệt nhất là nguyên lý đòn bẩy Ông có câu nói nổi tiếng: Hãy cho tôi một
điểm tựa chắc chắn, tôi có thể cất lên cả quả đất ácsimét cũng phát minh ra
nguyên lý quan trọng về thuỷ lực học, đó là mọi vật thả xuống nớc đều phảichịu một lực đẩy từ dới nớc lên bằng trọng lợng nớc phải chuyển đi Ngoài ra
ácsimét còn rất nhiều phát minh khác về nhiều lĩnh vực: gơng 6 mặt, đòn bẩy,máy bơm nớc…
Arixtỏc (310-230.TCN): ễng là người đầu tiờn nờu ra lý thuyết về hệthống mặt trời ễng tớnh toỏn khỏ chớnh xỏc thể tớch của Mặt Trời, trỏi đất,mặt trăng và khoảng cỏch giữa ba thiờn thể này í kiến của ụng là: khụngphải mặt trời quay xung quanh trỏi đất, mà là trỏi đất tự quay quanh trục của
nú và quay quanh Mặt trời Nhưng ý kiến của ụng bị buộc tội là quấy rầy sựnghỉ ngơi của cỏc thiờn thần
Plinỳt (23-79): là nhà khoa học nổi tiếng nhất của Lamó cổ đại Tỏc
phẩm đầu tiờn của ụng là “Lịch sử tự nhiờn” gồm 37 chương Đú là bản tập
hợp cỏc tri thức của cỏc ngành khoa học: Thiờn văn học, Vật lý học, Luyệnkim học… thời bấy giờ Đõy cú thể coi như một tỏc phẩm tương tự như bộ
Bỏch khoa toàn thư của Lamó cổ đại.
Clốt Ptụlờmờ (khoảng thế kỷ thứ II): ụng là nhà Thiờn văn học, Toỏnhọc, Địa lý học Trờn cơ sở đỳc kết cỏc kiến thức về thiờn văn học của Ai
Cập, Babilon và Hy Lạp, ụng đó soạn bộ sỏch “Tổng hợp” - Kết cấu toỏn học
Trang 15(Composition mathematique), trong đó ông cũng cho rằng quả đất hình cầu.Tuy nhiên ông lại sai lầm khi cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ Đây
chính là “Thuyết địa tâm” - thuyết này đã chi phối nền thiên văn học của châu
Âu suốt 14 thế kỷ
Mỗi phát minh khoa học ra đời, nó đều bắt nguồn từ yêu cầu của thựctiễn, mà như Ăngghen nói, đó là: "Sự phát sinh và phát triển của các ngànhkhoa học đã do sản xuất quy định"8
Như vậy, vào khoảng những năm 300 của thời kỳ cổ đại, đây là thời kỳ
có nhiều phát minh lớn ra đời trên tất cả các lĩnh vực Đó là những phát minh
có ý nghĩa lớn lao đối với loài người, nó chứng tỏ thành quả ban đầu đã đạtđược của khoa học tự nhiên Mở đầu cho thời kỳ các phát minh khoa họcphục vụ đời sống của con người Khoa học tự nhiên thời cổ đại chính là tiền
đề để cho sự phát triển rực rỡ của khoa học trong các giai đoạn sau này Vớinền văn minh rực rỡ đầu tiên của nhân loại được đánh dấu bằng thế giới quanduy vật và phép biện chứng ngây thơ của các nhà triết học cổ đại, bằng nhữngphỏng đoán thiên tài của họ về giới tự nhiên, thì cái đêm tăm tối của thời kỳtrung cổ kéo dài hàng chục thế kỷ chỉ với sự thống trị của triết học kinh viện,
đã kìm hãm sự phát triển của khoa học tự nhiên Ăngghen cũng nói: "Thờitrung cổ cơ đốc chẳng để lại gì cả"9 Điều này chứng tỏ sự tác động tiêu cựccủa thế giới quan duy tâm có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển củakhoa học tự nhiên "Khoa học còn bị mắc kẹt sâu trong thần học"10
Vào cuối thời kỳ Trung cổ, thời kỳ mà chế độ phong kiến ở Châu Âu tan
rã, nền công nghiệp và thương mại của giai cấp tư sản đã mở ra thời kỳ mới,thời kỳ mà khoa học tự nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới, trên cơ sởtiếp thu các thành tựu rực rỡ của khoa học thời cổ đại
2.1.2 Khoa học tự nhiên thời kỳ hiện đại
8 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.275
9 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.16
Trang 16Sau thời kỳ Trung cổ khoa học tự nhiên phát triển mạnh, mở ra một kỷnguyên mới về tri thức nhân loại - đó là các thành tựu khoa học tự nhiên thời
kỳ hiện đại Thời kỳ này ta có thể chia thành hai giai đoạn
Khoa học tự nhiên giai đoạn từ Phục hưng đến thế kỷ XVIII
Thời kỳ Phục hưng, các ngành khoa học tự nhiên có những thành tựu lớnlao, trong đó đặc biệt quan trọng là thiên văn học Nói về các thành tựu thiên
văn học thời kỳ này, Ăngghen gọi đó là cuộc cách mạng trên trời.
Sở dĩ thời kỳ này khoa học phát triển mạnh mẽ đó là do yêu cầu của chủnghĩa tư bản "Giai cấp tư sản, trong giai đoạn cách mạng đầu tiên của nóchống chế độ phong kiến đã sử dụng khoa học tự nhiên, một mặt để chống lạinhững quan điểm triết học kinh viện, mặt khác để phát triển lực lượng sảnxuất của xã hội" 11
Thành tựu của khoa học thời kỳ này, trước tiên chúng ta phải kể đến nhàbác học lớn mở đầu cho bước nhảy vọt về khoa học tự nhiên thời phục hưng
là Nicôlai Côpécních (1473-1543) Ông vốn là giáo sĩ, nhưng qua nhiều nămnghiên cứu, ông đã nêu ra học thuyết về vũ trụ chống lại thuyết của nhà thiênvăn học cổ đại Ptôlêmê đã ngự trị ở Châu Âu suốt 14 thế kỷ Côpécníchkhẳng định mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ, trái đất quay quanh trục của
nó và quay quanh mặt trời Phát hiện này được ông trình bày trong tác phẩm
Bàn về sự vận hành của các thiên thể Tác phẩm này được ông hoàn thành
năm 1536, nhưng vì nó sợ giáo hội kết tội nên mãi tới mấy ngày trước khi mấtông mới công bố (1543)
Tác phẩm này của Côpécních đã phá tan tành vị trí trung tâm đặc biệtcủa trái đất trong vũ trụ đã giáng chức trái đất xuống vị trí của một hành tinhbình thường, và dó đó lật đổ thế giới quan cơ bản nhất của thời kỳ trung cổ,
đã cho "Thần học về hưu" và mở đường cho thế giới mới
Trong Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen viết: "…tác phẩm vĩ đại của
Côpécních trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, tác phẩm trong đó Côpécních,
11 Viện Triết học, Vai trò của phương pháp luận triết học Mác - Lênin đối với sự phát triển của khoa học tự
nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1977, Tr.10
Trang 17sau 36 năm do dự và có thể nói rằng lúc sắp chế đã tấn công, dù còn dè dặt,vào sự mê tín"12.
Nói tới thiên văn học, chúng ta còn phải nói tới người hưởng ứng họcthuyết của Côpécních, đó là nhà thiên văn học và triết học người Ý GioócđanôBrunô (1548-1600) Ông cũng là một giáo sĩ, nhưng trong khi giáo hội cấmlưu hành tác phẩm của Côpécních thì Brunô lại phát triển thêm một bước chorằng vũ trụ là vô tận, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ, mà chỉ làtrung tâm của thái dương hệ chúng ta, ngoài ra còn rất nhiều thái dương hệkhác trong vũ trụ
Tiếp thu và phát triển các quan điểm của Côpécních và Brunô về thiênvăn học chính là Galilê (1564-1642) Năm 1609, Galilê phát minh ra kínhthiên văn, ông đã trở thành người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to 30lần để quan sát bầu trời Ông chứng minh mặt trăng cũng là hành tinh giốngnhư trái đất, bề mặt của nó cũng lồi lõm, có núi non gồ ghề Ông cũng cònphá hiện được thiên hà là do vô số vì sao tạo thành Đồng thời với Kêplơ,Galilê cũng phát minh ra ba quy luật quan trọng về sự vận hành của các hànhtinh xung quanh mặt trời
Tiếp bước các nhà thiên văn đi trước, Niutơn (1642-1727) đã cho công
bố cuốn sách Những nguyên lý toán học của triết học về tự nhiên vào năm
1687 Trong cuốn sách này Niutơn đã trình bày "Định luật hấp dẫn vũ trụ"của ông Định luật này của Niutơn đã giải thích được chuyển động của trái đất
và các hành tinh quanh mặt trời, giải thích tại sao lại có thuỷ triều và ông chỉ
ra được đường bay của sao chổi
Tác phẩm bất hủ này của I.Niutơn là đỉnh cao nhất của cuộc cách mạngkhoa học thế kỷ XVI - XVII
Như vậy, học thuyết của Côpécních đã mở đầu cho cuộc cách mạng lớn laotrong khoa học, cuộc cách mạng được Galilê tiếp tục tiến hành và kết thúc bằngnhững công trình bất hủ của Niutơn Và cũng từ đây, trí tuệ loài người được
Trang 18trang bị công cụ tinh thần vô cùng sắc bén, các thành tựu của cuộc cách mạngkhoa học bắt đầu từ Côpécních đã được Niutơn hoàn thiện, tạo điều kiện làm nảysinh những công cụ lao động mới, các loại máy móc mới, con người được từngbước giải phóng khỏi lao động cơ bắp và sự phụ thuộc vào thiên nhiên.
Qua việc nghiên cứu các thành tựu của khoa học tự nhiên thời kỳ Phục hưng,thì lúc đầu khoa học tự nhiên mang tính cách mạng, bởi các thành tựu đó đã tấncông trực diện làm tan rã hệ thống cố hữu của nhà thờ, của giáo hội trung cổ.Khoa học tự nhiên thời kỳ bắt đầu phân ngành thành các khoa học cụ thể.Như Ăngghen đã viết về thời kỳ Phục hưng: "Côpécníc đã mở đầu thời kỳ đóbằng cách gửi cho thần học một bức thư đoạn tuyệt; Niutơn kết thúc thời kỳ
đó bằng cái định đề sự thúc đẩy ban đầu của Chúa"13
Vào cuối thời kỳ Phục hưng, khoa học tự nhiên cơ bản nghiên cứu vềvận động cơ giới Cơ học - học thuyết tổng quát về chuyển động được hìnhthành trước tiên, sau đó mới đến vật lý, hoá học…, nghĩa là các khoa họcnghiên cứu những hình thức vận động phức tạp hơn của vật chất Hơn nữa,trong quá trình nhận thức của hiện tượng khách quan, cơ học đóng vai trò cơbản, trung tâm của khoa học Ăngghen viết: "… việc khảo sát bản chất củavận động phải xuất phát từ những dạng đơn giản nhất, thấp nhất của nó, vàphải học cách hiểu những dạng đó trước khi có thể đưa ra một cái gì đó đểgiải thích những dạng vận động cấp cao hơn, phức tạp hơn"14
Tóm lại, với thời kỳ phục hưng, thời kỳ mà chế độ phong kiến ở Châu
Âu đang tan rã, nền công nghiệp và thương mại của giai cấp tư sản đã thúcđẩy khoa học tự nhiên phát triển Các nhà khoa học đã viết nên bản tuyênngôn độc lập của mình Thời kỳ này khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽnhờ những đầu kiện mới do chủ nghĩa tư bản tạo ra Giai cấp tư sản trong giaiđoạn các nước đầu tiên của nó là chống lại giai cấp phong kiến, đã sử dụngkhoa học tự nhiên, một mặt để chống triết học kinh viện, mặt khác để thúcđẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
13 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiờn, Nxb Sự thật, H Nà ội 1971, Tr.20
14 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1952, Tr.44
Trang 19Có thể nói, nhờ những điều kiện mới do chủ nghĩa tư bản tạo ra, mà khoahọc tự nhiên thời kỳ này đã có nhiều phát minh ra đời, đặc biệt trong lĩnh vực
thiên văn học, "cuộc cách mạng trên trời" ấy đã đánh đổ quan niệm của nhà
thờ giáo hội, mở ra thời kỳ phát triển mới Thời kỳ Phục hưng đã để lại nhữngtiền đề quan trọng, chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiêngiai đoạn sau này
Khoa học tự nhiên giai đoạn từ nửa cuối XVIII đến giữa XIX
Khoa học tự nhiên thời kỳ này có sự thay đổi mới về chất, đó chính là sựchuyển biến từ khoa học thực nghiệm phân ngành thành khoa học lý luận Đó
là việc nghiên cứu thế giới trong sự vận động, biến đổi, thâm nhập và chuyểnhoá lẫn nhau
Ở thời kỳ này, Ăngghen đánh giá rất cao ba phát minh vĩ đại, chính baphát minh này đã trở thành tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của triếthọc Mác - chủ nghĩa duy vật biện chứng Ăngghen viết "Ba phát hiện vĩ đại
đã có ý nghĩa quyết định"15 và cũng chính trong Biện chứng của tự nhiên
Ăngghen cũng phân tích và tìm hiểu sâu sắc các phát minh này, đó là: Địnhluật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiếnhoá "Phát hiện thứ nhất là sự chứng minh được sự chuyển hoá của nănglượng, bắt nguồn tự sự phát triển ra đương lượng cơ giới của nhiệt"16, do RobeMaye và Giulơ phát hiện ra
Định luật phát biểu như sau: Năng lượng không sinh ra, không mất đi, nó
chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc phân bố lại các phần của
hệ vật chất, "Bây giờ thì đã chứng minh được rằng tất cả những nguyên nhân
tác động trong giới tự nhiên, trước đây vẫn tồn tại một cách bí ẩn, không thểgiải thích được dưới cái tên là lực"17
Giờ đây, không những chúng ta có thể chứng minh sự chuyển hoá củanăng lượng qua các hình thức vẫn đang diễn ra trong giới tự nhiên, mà có thể
15 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.296
16 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.296
Trang 20thực hiện sự chuyển hoá đó trong phòng thí nghiệm hay cả trong công nghiệp
đã chứng minh hùng hồn rằng: mọi sự vật trong tự nhiên đều tồn tại trong mốiliên hệ phổ biến với nhau, nó chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, từ vậtnày sang vật khác, mà giữa chúng không có sự tách rời nào cả Như vậy địnhluật này xứng đáng được gọi là một trong những phát minh khoa học mangtính vạch thời đại
Tuy nhiên nếu theo học thuyết tế bào của T.Sơvan và Slâyđen thì "vẫncòn một chỗ trống chính"18 Thật vậy, khi thế giới sinh vật được nảy sinh từmột tế bào duy nhất, thì do đâu mà có tính muôn vẻ vô tận của những cá thểtrong thế giới đó?
Để giải đáp thuyết phục cho vấn đề này đã có "phát hiện vĩ đại thứ ba, lýluận về sự tiến hoá, lý luận này được Đác uyn xây dựng nên và trình bày lầnđầu tiên một cách có hệ thống"19
Theo thuyết tiến hoá của Saclơ Rôbơt Đácuyn (1809-1882): sự đa dạng
và phong phú mà thế giới sinh vật có được là nhờ hai đặc tính biến dị và di
truyền, và động lực thúc đẩy quá trình tiến hoá chính là sự đấu tranh sinh tồn
và quy luật chọn lọc tự nhiên.
Chuỗi tiến hoá của các cơ thể từ những hình thức đơn giản cho tới nhữnghình thức ngày càng đa dạng, phức tạp và muôn màu, muôn vẻ để tiến đếnviệc hình thành con người Thuyết tiến hoà đã trả lời cho nguồn gốc của lờingười từ đâu mà ra, do đó nó cũng đập tan quan niệm duy tâm cho rằng conngười do Chúa tạo ra Ta có thể thấy qua nghiên cứu, khoa học tự nhiên ra đờitrên cơ sở yêu cầu sản xuất, nó gắn với sản xuất, và có một quá trình lâu dàichống lại tôn giáo, góp phần hình thành xã hội mới
Khoa học tự nhiên nó mang tính cách mạng, gắn với cách mạng xã hội
và giai cấp tiến bộ của xã hội Khoa học tự nhiên trong thời đại ngày nay đang
18 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.297
19 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.297
Trang 21trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đóng góp lớn cho sự phát triển và tiến bộkhông ngừng của xã hội.
Chính các phát minh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã mở đường chonhững tư tưởng triết học duy vật phát triển, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩaduy vật biện chứng - chủ nghĩa Mác Chính trong thời kỳ này, Mác-Ăngghen
đã có quá trình chuyển biến tích cực từ lập trường duy tâm chủ nghĩa sang lậptrường duy vật biện chứng
2.2 Mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và triết học trong tác phẩm Biện
chứng của tự nhiên
Ăngghen nói: "Cái thúc đẩy các nhà triết học, hoàn toàn không phải chỉriêng sức mạnh của tư duy thuần tuý như họ tưởng tượng Trái lại, trong thực tế,cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên, chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ngày càngnhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp".Thật vậy, triết học duy vật nói chung và triết học duy vật biện chứng nóiriêng có mối quan hệ mật thiết với khoa học tự nhiên Về mặt khách quan mốiquan hệ này đã có cơ sở từ buổi đầu sơ khai của nền văn minh nhân loại vàlớn lên cùng với sự phát triển của lịch sử loài người
2.2.1 Vai trò của triết học tự nhiên với triết học
Triết học kể từ khi ra đời và ở những giai đoạn phát triển sau của nó, nóluôn gắn với khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên đã cung cấp cho triết họcnhững tư liệu nhận thức về tự nhiên để khái quát và hình thành các quan điểmcủa mình Như Ăngghen nói: "Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay
cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏiphải thay đổi hình thức của nó"20
2.2.1.1 Vai trò của khoa học tự nhiên với triết học thời kỳ cổ đại
20 C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin, Về mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên, Nxb Khoa học xã
Trang 22Từ khi xuất hiện, loài người do không giải thích được cái hiện tượngthần bí của giới tự nhiên, nên họ quan niệm các hiện tượng đó là do thần linh,Chúa trời sáng tạo ra.
Cho đến khi bước vào thời kỳ cổ đại, khoa học có nhiều bước phát triểnmới, tuy còn ở mức độ hạn chế chưa hình thành các bộ môn khoa học độc lậpnhưng ta có thể thấy được khoa học tự nhiên đã ảnh hưởng đến việc hìnhthành các tư tưởng triết học
Ở thời kỳ này giữa khoa học tự nhiên và triết học chưa có sự phân biệt rõ
ràng, do vậy người ta gọi triết học cổ đại thời cổ đại chính là triết học tự
nhiên Trong nền văn minh của thời cổ ấy, các nhà triết học chính là các nhà
khoa học tự nhiên và ngược lại Chính vì vậy, qua nghiên cứu về giới tự nhiên
mà các nhà khoa học đã khái quát nên những tư tưởng triết học của mình.Khoa học tự nhiên thời cổ đại chưa có sự phân ngành thành các khoa học
cụ thể, do hạn chế về mặt nhận thức, mà các nhà khoa học tự nhiên nghiêncứu, xem xét giới tự nhiên một cách trực quan và coi nó như một chỉnh thể.Chính từ việc nghiên cứu như vậy mà các nhà khoa học, cũng như các nhàtriết học triết học thời kỳ này đã hình thành tư tưởng triết học mang tính biệnchứng thô sơ, đã hình thành nên chủ nghĩa duy vật, tuy nhiên đó mới là chủnghĩa duy vật trực quan, chất phác
Sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thươngnghiệp và hàng hải đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn quyết định sự phát triểncác tri thức về khoa học tự nhiên: thiên văn học, khí tượng học, toán học vàvật lý học Như vậy, thấy rõ triết học thời cổ đại ngay từ khi ra đời đã gắn vớikhoa học tự nhiên và yêu cầu của thực tiễn
Thời cổ đại, triết học duy vật mộc mạc và phép biện chứng tự phát làtương ứng với trình độ ban đầu của khoa học tự nhiên Các tri thức khoa học
tự nhiên dưới hình thức những dự kiến, những phát kiến rời rạc, chưa có hệthống, nó còn hoà lẫn vào những tri thức triét học Những kiến thức khoa học
tự nhiên lúc này cơ bản quy vào "Hình học Ơclít và hệ thống mặt trời của
Trang 23Ptôlêmê; những người Ả- Rập đã để lại cách tính thập phân, những kiến thức
sơ đẳng về đại số, những chữ số cận đại và thuận luyện kim"21 Đây là nhữngthành tựu của khoa học tự nhiên còn ở thời nguyên thuỷ, mới phát sinh và bắtđầu phát triển Khoa học tự nhiên vẫn còn lẫn lộn với triết học, chưa thoát rakhỏi phạm vi triết học Các nhà khoa học tự nhiên đều là các nhà triết học, họnghiên cứu các lĩnh vực khác nhau như: Toán học, Vật lý học, Thiên văn học
và cả triết học nữa Các tri thức khoa học mà họ đưa ra hầu như chỉ là sựphỏng đoán về thế giới xung quanh chứ chưa có cơ sở khoa học vững chắc,song đó là những phỏng đoán thiên tài, rất nhiều phỏng đoán khoa học saunày đã được khoa học chứng minh và mở ra con đường phát triển chân lý vàkhoa học Do hạn chế của khoa học thời kỳ này mà kết quả là chủ nghĩa duyvật cổ đại mang tính mộc mạc và tự phát Các nhà duy vật cổ đại thường dựavào các sự vật, hiện tượng cụ thể: đất, nước, lửa, không khí coi đó bản nguyêncủa thế giới Chẳng hạn "Ta-lét người Mêli… khẳng định rằng nước là cănnguyên của mọi vật"22, còn "Anaximen người Milê thừa nhận không khí là cáikhởi nguyên và là nguyên tố cơ bản Theo ông thì không khí là cái vô hạn
"Mọi cái đều xuất hiện từ nó và trở lại thành nó"23
Như vậy, "một trong những đặc điểm cơ bản khác của triết học Hy Lạp
cổ đại là tính chất biện chứng sơ khai tự phát Những nhà triết học đầu tiêncủa Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh"24
Những hạn chế cố hữu của triết học cổ đại do nó chưa có căn cứ vữngchắc của khoa học tự nhiên, các nhà triết học, mới chỉ dựa vào phỏng đoán vàtrực giác về vận động và phát triển của giới tự nhiên, chứ họ chưa lý giải đượcnhững quy luật vận động và phát triển đó một cách khoa học Những nhậnthức khoa học và triết học "đã tạo nên một bức tranh về thế giới, một bức
21 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.16
22 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.279
23 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.280