1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập Văn hóa và Xã hộị : lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng

32 2,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài : 3 2. Mục đích giới thiệu đề tài : 4 3. Đối tượng và phạm vi giới thiệu đề tài : 4 4. Nội dung và bố cục giới thiệu đề tài : 4 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ TỈNH CAO BẰNG . 5 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên : 5 2. Cư dân và đặc trưng văn hóa : 6 3. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng : 9 CHƯƠNG II : LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH CAO BẰNG. 11 1. Nguồn gốc lễ hội : 11 2. Lễ hội Lồng Tồng truyềnthống : 14 3. Vai trò của lễ hội trong đời sống người dân : 26 4. Những thuận lợi và khó khăn trong lễ hội : 27 KẾT LUẬN 31

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài : 3

2 Mục đích giới thiệu đề tài : 4

3 Đối tượng và phạm vi giới thiệu đề tài : 4

4 Nội dung và bố cục giới thiệu đề tài : 4

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ TỈNH CAO BẰNG 5

1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên : 5

2 Cư dân và đặc trưng văn hóa : 6

3 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng : 9

CHƯƠNG II : LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH CAO BẰNG 11

1 Nguồn gốc lễ hội : 11

2 Lễ hội Lồng Tồng truyềnthống : 14

3 Vai trò của lễ hội trong đời sống người dân : 26

4 Những thuận lợi và khó khăn trong lễ hội : 27

KẾT LUẬN 31

Trang 2

MỞ ĐẦU

Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn,thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia Trên khắp đất nước ta, địaphương nào cũng có lễ hội, diễn ra quanh năm, phần lớn là vào đầu năm Lễ hội

đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thoả mãn khát vọngtrở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởngthụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân Trong số đó các lễ hội của đồng bào dân tộcthiểu số có những nét đặc sắc riêng rất giá trị, vì vậy việc bảo tồn và phát huynhững giá trị văn hoá tinh thần đó là hết sức cần thiết

Lễ hội mang tính chất thuần tuý là hướng đến được giao lưu tình cảm, vuichơi giải trí và cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, người ngườikhoẻ mạnh, nhà nhà no ấm thì các yếu tố liên quan đến lễ hội cũng không cầu kỳ

mà thường là những sản vật do bà con tự sản xuất được như con gà, gùi lúa

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, cộng đồng người Việt đã xâydựng cho mình một nền văn hóa phong phú và đa dạng mang nhiều bản sắc dântộc Bản sắc đó được thể hiện rõ nét trong các lễ hội dân gian Việt Nam

Lễ hội dân gian Việt Nam còn là một pho sử khổng lồ thể hiện nhữngphong tục tín ngưỡng, văn hóa và cả những sự kiện xã hội quan trọng Trong bất

kỳ một lễ hội nào cũng chứa đựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa sâu xa là sựthờ cúng các vị thần thánh Thần , thánh ở đây chính là người có công dựnglàng, lập nước, có công truyền nghề, có công đánh giặc, chống thiên tai, dịchbệnh

Dân làng mở hội nhằm hồi tưởng công lao của các vị thần, mặt khác dânlàng còn hy vọng rằng ước nguyện của làng về một cuộc sống chung no đủ, giầu

có, bình an được trở thành hiện thực Họ đã gửi gấm những ước nguyện vào lờicầu khẩn các vị thần linh của làng

Một không khí thiêng liêng, vui tươi trong sáng, tràn đầy tình nhân ái lantruyền trong suốt thười gian mở hội Qua lễ hội, con người đều muốn sống tốt

Trang 3

lành với nhau và cảm thấy gắn bó với làng với nước.

1 Lý do chọn đề tài :

Cao Bằng là tỉnh biên giới địa đầu Tổ quốc thuộc vùng Đông Bắc ViệtNam Có thể nói, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều với núi, rừng,sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và hùng

vĩ có truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm

Dân số toàn tỉnh là 507.183 người ( 10/2009 ) Dân số trung bình năm

2009 là 510.884 người

Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (31,1 %),H'Mông (10,1 2%) , Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %) Có 11 dântộc có dân số trên 50 người Họ có đời sống vật chất , tinh thần rất phong phúkhông ngừng phát huy bản sắc văn hóa của miền quê biên giới giàu truyền thốngyêu quê hương đất nước

Vì là nơi quần tụ của nhiều dân tộc sinh sông nên có khá nhiều lễ hội ví

dụ như trong các dịp lễ tết Nguyên Đán , tết Thanh Minh , tết Trung thu , tếtĐoan Ngọ Lễ hội Lồng Tồng là một lễ hội tiêu biểu của người dân diễn ra vàosau tết Nguyên Đán hàng năm

Lễ hội Lồng Tồng thu hút rất nhiều người tham gia trong đó có cả ngườidân thập phương đến tham dự Việc tìm hiểu về lễ hội Lồng Tồng là việc làm đểmọi người có thế hiểu rõ hơn về lễ hội và thông qua việc giới thiệu về lễ hộiLồng Tồng của người Tày ở tỉnh Cao Bằng giúp mọi người hiểu rõ hơn về đờisống vật chất , tinh thần của dân tộc Tày

Với những lý do trên em đã chọn đề tài lễ hội Lồng Tồng của người Tàytỉnh Cao Bằng để giới thiệu Hơn nữa là em là người dân tộc Tày được sinh ra

và lớn lên tại địa phương nên đã chọn đề tài này để giới thiệu và nó cũng giúp

em thêm nhận thức hiểu biết về tín ngưỡng , sinh hoạt văn hóa nơi đây

Giới thiệu về lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng còn gópphần truyền bá văn hóa lễ hội cho thế hệ trẻ thêm yêu quê hương đấy nước để cótrách nhiệm giữ gìn , phát huy những tinh hoa , bản sắc văn hóa dân tộc Và giúpchúng ta hiểu biết thêm về lịch sử văn hóa làng xã cũng như lịch sử dân tộc và

Trang 4

góp phần tìm hiểu những tác động xã hội của lễ hội , những mặt tích cực cũngnhư những hạn chế của lễ hội.

2 Mục đích giới thiệu đề tài :

Mục đích chính là điều tra miêu tả đầy đủ lễ hội Lồng Tồng của dân tộcTày tỉnh Cao Bằng Trên cơ sở đó đề cập đến vấn đề góp phần bảo lưu nững giátrị truyền thống của kễ hội , đề xuất một số ý kiến bảo tồn và phát huy nhữngmặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong lễ hội Lồng Tồng Qua việcgiới thiệu về lễ hội Lồng Tồng sẽ hiểu rõ hơn về săc thái văn hóa của dân tộcTày nhằm giữ gìn và phát huy bản săc văn hóa dân tộc , góp phần xây dựng vàquản lý lễ hội

3 Đối tượng và phạm vi giới thiệu đề tài :

Nội dung lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng cũng như cácyếu tố tín nguưỡng dân gian của các hoạt động đó

Sẽ giới thiệu về không gian , thời gian , địa diểm tổ chức lễ hội LồngTồng của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng

4 Nội dung và bố cục giới thiệu đề tài :

Ngoài phần mở đầu và kết luận còn có danh mục tham khảo và mục lục.Nội dung đề tài được chia làm 2 chương : chương 1 : khái quát về điềukiện tự nhiên xã hội và dân cư tỉnh Cao Bằng , chương 2 : lễ hội Lồng Tồng củadân tộc Tày tỉnh Cao Bằng

Trang 5

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

VÀ DÂN CƯ TỈNH CAO BẰNG

Tỉnh Cao Bằng

1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên :

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam Hai mặt Bắc và ĐôngBắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài333.403 km Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang Phía nam giáp tỉnhBắc Kạn và Lạng Sơn Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21"

vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện BảoLâm) Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông(tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang)

Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đávôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ600- 1.300 m so với mặt nước biển Núi non trùng điệp Rừng núi chiếm hơn90% diện tích toàn tỉnh Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiềunúi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiềurừng rậm

Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là Sông Gâm ở phía tây và SôngBằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông : sông Quây

Trang 6

Sơn , sông Neo , sông Bắc Vọng hay Sông Hiến.

Đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khátrong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thị xã

Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C

và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C Vào mùađông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ônđới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28 °C, đỉnhđiểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 -

8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thấtthường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu

2 Cư dân và đặc trưng văn hóa :

Dân số toàn tỉnh là 507.183 người (theo điều tra dân số ngày 01/10/2009).Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người

Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (31,1 %),H'Mông (10,1 %),Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %) Có 11 dân tộc

có dân số trên 50 người

Nằm ở phía bắc vùng Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng đượcthiên nhiên ưu đãi những tiềm năng du lịch phong phú

Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên cònnhiều nét hoang sơ, nguyên sinh

Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp Thác nằm trên dòngchảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh

Thác Bản Giốc – Cao Bằng

Trang 7

Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh

là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cáinhư đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa

lá, chim muông

Động Ngườm Ngao – Cao Bằng

Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh

Hồ Thăng Hen – Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồncủa cách mạng Việt Nam

Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà,huyện Hà Quảng Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống vàlàm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941đến 1945

Trang 8

ối Lê Nin , Núi Các Mác - Pác Bó - Cao Bằng

Khu di tích Kim Đồng được xây dựng gồm có mộ anh Kim Đồng vàtượng đài khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, tượng đài anh Kim Đồngvới bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài

có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt Nơi đây có một khoảng sân rộng,hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tạiđây cắm trại, vui chơi ca hát

Khu di tích Kim Đồng – Cao Bằng

Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt NamTuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Khu di tích lịch sử Trần Hưng Đạo – Cao Bằng

Trang 9

Thành Bản phủ nhà Mạc ở Cao bằng.

3 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng :

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặctrưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc Có tiểu vùng cókhí hậu á nhiệt đới Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hìnhthành các vùng sản xuất cây, còn phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặcsản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chèđắng… mà nhiều nơi khác không có điều kiện phát triển

a Tài nguyên đất :

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 140.942 ha đất có khả năng phát triển nôngnghiệp, chiếm 21% diện tích tự nhiên Phần lớn đất được sử dụng để phát triểncây hàng năm, chủ yếu là cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp còn ít.Hiệu quả sử dụng đất còn thấp, hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 1,3 lần Đất cókhả năng phát triển lâm nghiệp có khoảng 408.705 ha, chiếm 61,1% diện tích tựnhiên, trong đó rừng tự nhiên khoảng 248.148 ha, rừng trồng14.448 ha, còn lại

là đất trống, đồi núi trọc Với phương thức nông lâm kết hợp, căn cứ độ dốc vàtầng đất mặt đối với diện tích đất trống đồi núi trọc có thể trồng cây côngnghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc kết hợp với trồng rừng theo

mô hình trang trại Các loại đất chuyên dùng, đất xây dựng khu công nghiệp, đấtxây dựng đô thị và đất xây dựng khác còn nhiều Tỉnh cần có kế hoạch quản lý,

sử dụng các loại đất trên cho hiệu quả, tạo thêm nguồn lực quan trọng để pháttriển

b Tài nguyên rừng:

Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừngtrồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý nhưnghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều, dưới tán rừng còn có một sốloài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thú quýhiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chim…Mấy năm gần đây, nhờ có chủtrương và chính sách xã hội hoá nghề rừng, giao đất giao rừng, thực hiệnchương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, PAM 5322 và trồng rừng quốc

Trang 10

gia nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi, độ che phủ rừng đạt 40% năm

2000, 45% năm 2002, lập lại thế cân bằng sinh thái Trữ lượng gỗ, lâm sản tănglên sẽ có những đóng góp cho nền kinh tế tỉnh trong tương lai

c Tài nguyên khoáng sản :

Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, đến cuối năm1999,trên địa bàn tỉnh đã đăng ký 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản.Đáng kể nhất là quặng sắt trữ lượnghàng nghìn triệu tấn, có nhiều công dụngtrong sản xuất vật liệu xây dựng Số liệu điều tra địa chất hiện có đã cho phépCao Bằng hoạch định quy hoạch phát triển khai thác và chế biến đối với cáckhoáng sản nêu trên Đồng thời cần tiếp tục điều tra thăm dò chi tiết hơn đối vớicác khoáng sản còn tiềm năng như vàng, đôlômít, thạch anh, antimon, vofram

Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc tạo thuận lợigiao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá Bên cạnh đó nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành côngnghiệp của tỉnh Đất nông – lâm nghiệp còn tiềm năng chưa được khai thác, đấtvườn tạp còn nhiều, khả năng thâm canh tăng vụ còn lớn Đó là các cơ sở vàcũng là điều kiện cho phép phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả Với nhữngđặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước và khí hậu đã tạo cho Cao Bằng có điềukiện phát triển một nền nông lâm nghiệp đa dạng, phong phú với nhiều loại cây,con sinh trưởng và phát triển tốt cho sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, được thịtrường trong và ngoài nước ưa chuộng Nhân dân các dân tộc Cao Bằng cótruyền thống cách mạng, yêu nước, đoàn kết xây dựng quê hương

d Tiềm năng du lịch :

Cao Bằng có nhiều tiềm năng về du lịch cả tự nhiên và nhân văn vớinhững di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng như di tích Pắc Bó, Lam Sơn, khurừng Trần Hưng Đạo, khu di tích lịch sử Đông Khê, hầm pháo đài thị xã, thácBản Dốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen…và các cửa khẩu Ngoài ra tỉnhcòn có nhiều dân tộc với truyền thống văn hoá, lễ hội đa dạng, độc đáo, sẽ làđiều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

Trang 11

CHƯƠNG II : LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA DÂN TỘC TÀY

TỈNH CAO BẰNG.

1 Nguồn gốc lễ hội :

Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội củadân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của cácdân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trờicho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no Nơi

tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu,khẳng định lễ hội này có từ bao giờ Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễhội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần

Lồng Tồng là gọi theo cách của người Tày - Nùng còn người Dao gọiLồng Tồng đều có nghĩa là xuống đồng với nhiều nghi thức và thành phần lễ hộisinh động Vào ngày hội, tất cả mọi người trong thôn, trong bản đều tham gialàm lễ Nhà nào cũng có mâm cúng, có gà luộc, có bánh chưng, thịt lợn, trứngluộc nhuộm phẩm màu, xôi đỏ, xôi vàng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng,cho âm dương, trên mỗi đĩa xôi có một con én màu đỏ làm bằng giấy đậu lên,những mơ ước, những khát vọng về cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở, an lànhđều được gửi gắm tất cả vào trong đó

Khi mặt trời lên, trống hội giục, các gia đình lần lượt đội mâm cúng rathửa ruộnglớn nhất trên cánh đồng của bản mường để chuẩn bị cho nghi thứccầu mùa Mâm cúng được xếp theo hàng, trên cùng là mâm của thầy Mo - người

Trang 12

được kính trọng nhất và cũng là người giữ vai trò chủ trì các nghi lễ trong ngàyhội Người làm lễ đứng vòng quanh mâm cúng, khi hương thắp, thầy Mo đọc lờikhấn và bắt đầu những nghi thức cầu cúng như tạ lễ thần Nông, Thiên địa, SơnThần, Thuỷ thần… và Thần thành hoàng, những vị thần được cho là có sự tácđộng đến hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân trong cộng đồng Tày –Nùng, Dao, cầu cho được mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt sinh sôi nẩylộc, bản làng yên ấm Thầy Mo tay cầm nậm nước làm bằng vỏ bầu khô đượchứng ở đầu nguồn (do các sơn nữ đẹp nhất của các bản mường mang đến) ngửamặt lên trời cầu khấn rồi vẩy nước ra khắp bốn phương tượng trưng cho nướcthiêng từ mường trời tưới xuống nhân gian cho cây tươi tốt, cho ruộng nươngđược mùa để tất cả người dân bản mường được hưởng phúc Sau những nghithức, sau đường cày khai hội là những chiếc còn xinh xắn rực rỡ sắc màu vớinhững tua vải dài lê vút lên không trung hướng đến hồng tâm trên ngọn nêu nơi

có hai vòng tròn cao thấp tượng trưng cho Âm - Dương cái gốc của vũ trụ vàsinh ra vạn vật Chiếc còn được rời tay của người chủ hội đã bắt đầu cho cuộcvui Trai gái xúm lại bên những chiếc còn, đón nhận bằng tình cảm, bằng sự chờđợi Ai cũng hy vọng chiếc còn của mình đi qua hồng tâm để Âm - Dương giaohoà mùa màng được tươi tốt Và bên kia là những đôi mắt, những bàn tay xinhđang chờ đợi chiếc còn trao gửi tình cảm của người mình thương yêu Tiếp đó lànhững bài hát Sli mượt mà, tình cảm với những câu Lượn giao duyên rồi nhiềutrò chơi khác như đi cà khoeo, đánh quay, đánh yến đá cầu, đẩy gậy…trai gái códịp trổ tài với bản mường làm người xem không muốn dứt trong tiếng Lượnnàng ới Phần thưởng thường là mâm cỗ ngon nhất hội cho những ai thắng cuộctuy nhiên người chiến thắng lại đem chia cho tất cả mọi người cùng hưởng phúclộc ngày xuân Trong ngày xuân tất cả những vật dụng, cây cối vật nuôi trongngày tết đều được dán một mảnh giấy đỏ lên mình như khoác một tấm áo mới đểvui cùng con người sau những ngày lao động vất vả thể hiện tính triết lý và nhânvăn sâu sắc

Lễ hội Lồng Tồng là một Lễ hội dân gian giàu bản sắc và sinh động trongcác dạng thức biểu hiện, tuy nhiên trước nguy cơ đồng nhất về văn hoá cần có

Trang 13

sự phục dựng và bảo tồn kịp thời để không mất đi một lễ, hội đầy ý nghĩa trongngày xuân và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở các tỉnh miền núi

Cao Bằng khai xuân với các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa.Hàng loạt các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồngbào các dân tộc trong tỉnh như: lễ hội đền vua Lê, lễ hội đề Kỳ Sầm, lễ hội Pháohoa,… Mỗi một lễ hội đều gắn với phong tục tập quán riêng có của một vùng,địa phương hay của một dân tộc nhất định nhưng đa số các lễ hội tại Cao Bằngđều bao gồm hai phần, gồm: phần lễ là các nghi thức dâng hương mang ý nghĩavăn hóa tâm linh và phần hội là các trò chơi dân gian truyền thống mang đếnniềm vui, sự hứng khởi để bắt đầu công việc của một năm mới với hy vọng sẽtốt đẹp hơn

Cao Bằng khai xuân với các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa

Lễ hội Lồng tồng là lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp, được tổ chứctrong các bản làng để cầu cúng thần nông - vị thần cai quản ruộng đồng, vườntược, gia súc, làng bản cho được cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súcsinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành Lễ hội Lồng tồng đã có từ rất lâuđời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Tày,Nùng, ở Cao Bằng Lễ hội diễn ra từ ngày 2 đến 30 tháng giêng âm lịch để mở

Trang 14

mùa gieo trồng mới (tùy theo từng địa phương)

2 Lễ hội Lồng Tồng truyềnthống :

a Quy trình chuẩn bị :

Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bướcsau:

1. Chuẩn bị : Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn Giai đoạn

chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần Chuẩn bị cho mùa lễhội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị

đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau Khi ngày hộisắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích,rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũcho thần

2. Vào hội : nhnều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi

thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui Đây là toàn bộ những hoạtđộng chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ítkhách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phốibởi các hoạt động trong những ngày này

3. Kết thúc hội : ( xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ.

Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân vàmùa thu Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi Mùa xuân tiết trời

ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội Hai yếu tố

cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội

Lễ hội Lồng Tồng với nhiều nghi thức và thành phần lễ hội sinh động.Vào ngày hội, tất cả mọi người trong thôn, trong bản đều tham gia làm lễ Nhànào cũng có mâm cúng, có gà luộc, có bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc nhuộmphẩm màu, xôi đỏ, xôi vàng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, cho âmdương, trên mỗi đĩa xôi có một con én màu đỏ làm bằng giấy đậu lên, những mơước, những khát vọng về cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở, an lành đều đượcgửi gắm tất cả vào trong đó

Trang 15

Thầy mo làm lễ

Khi mặt trời lên, trống hội giục, các gia đình lần lượt đội mâm cúng rathửa ruộng lớn nhất trên cánh đồng của bản mường để chuẩn bị cho nghi thứccầu mùa Mâm cúng được xếp theo hàng, trên cùng là mâm của thầy Mo - ngườiđược kính trọng nhất và cũng là người giữ vai trò chủ trì các nghi lễ trong ngàyhội Người làm lễ đứng vòng quanh mâm cúng, khi hương thắp, thầy Mo đọc lờikhấn và bắt đầu những nghi thức cầu cúng như tạ lễ thần Nông, Thiên địa, SơnThần, Thuỷ thần… và Thần thành hoàng, những vị thần được cho là có sự tácđộng đến hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân trong cộng đồng Tày –Nùng, Dao, cầu cho được mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt sinh sôi nẩylộc, bản làng yên ấm Thầy Mo tay cầm nậm nước làm bằng vỏ bầu khô đượchứng ở đầu nguồn (do các sơn nữ đẹp nhất của các bản mường mang đến) ngửamặt lên trời cầu khấn rồi vẩy nước ra khắp bốn phương tượng trưng cho nướcthiêng từ mường trời tưới xuống nhân gian cho cây tươi tốt, cho ruộng nươngđược mùa để tất cả người dân bản mường được hưởng phúc Sau những nghithức, sau đường cày khai hội là những chiếc còn xinh xắn rực rỡ sắc màu vớinhững tua vải dài lê vút lên không trung hướng đến hồng tâm trên ngọn nêu nơi

có hai vòng tròn cao thấp tượng trưng cho Âm - Dương cái gốc của vũ trụ vàsinh ra vạn vật Chiếc còn được rời tay của người chủ hội đã bắt đầu cho cuộcvui Trai gái xúm lại bên những chiếc còn, đón nhận bằng tình cảm, bằng sự chờđợi Ai cũng hy vọng chiếc còn của mình đi qua hồng tâm để Âm - Dương giaohoà mùa màng được tươi tốt Và bên kia là những đôi mắt, những bàn tay xinhđang chờ đợi chiếc còn trao gửi tình cảm của người mình thương yêu Tiếp đó là

Trang 16

những bài hát Sli mượt mà, tình cảm với những câu Lượn giao duyên rồi nhiềutrò chơi khác như đi cà khoeo, đánh quay, đánh yến đá cầu, đẩy gậy…trai gái códịp trổ tài với bản mường làm người xem không muốn dứt trong tiếng Lượnnàng ới Phần thưởng thường là mâm cỗ ngon nhất hội cho những ai thắng cuộctuy nhiên người chiến thắng lại đem chia cho tất cả mọi người cùng hưởng phúclộc ngày xuân Trong ngày xuân tất cả những vật dụng, cây cối vật nuôi trongngày tết đều được dán một mảnh giấy đỏ lên mình như khoác một tấm áo mới đểvui cùng con người sau những ngày lao động vất vả thể hiện tính triết lý và nhânvăn sâu sắc.

Dưới đây là 1 số hình ảnh về phần lễ của lễ hội :

Ngày đăng: 05/08/2016, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w