1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giáo dục công dân: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Chuyên Hà Tĩnh

31 643 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 196 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môn GDCD là một bộ môn thuộc khoa học xã hội. Nó phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các tri thức khoa học trong môn GDCD là tri trức về triết học, CNXH khoa học, Kinh tế chính trị học, Đạo đức học, Pháp luật học, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Các kiến thức đó được sắp xếp, bố trí hợp lí, cấu kết chặt chẽ, lô gíc phù hợp với học sinh THPT. Môn GDCD vừa có vị trí thông thường của một môn học vừa có vị trí đặc biệt của nó. Nó có nhiệm vụ như những môn học khác: trang bị tri thức, giáo dục tư tưởng tình cảm, rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh. Học sinh cấp THCS cũng như cấp THPT đã được làm quen với với nhiều kiến thức của bộ môn GDCD. Mỗi nội dung của bộ môn GDCD đều góp một phần không nhỏ trong việc hoàn thiện nhân cách của học sinh. Trong các kiến thức được trang bị cho học sinh có nội dung về pháp luật. Đây là những kiến thức cơ bản nhằm giúp học sinh có những hiểu biết nhất định trong việc định hướng cho học sinh về mặt nhận thức cũng như hành động, biết sống tuân thủ pháp luật, biết phát huy quyền công dân, biết phê phán và đấu tranh với lối sống xem thường pháp luật nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Học sinh từ cấp THCS lên cấp THPT bắt đầu được tiếp cận và đi sâu hơn về các kiến thức pháp luật. Các em không chỉ nắm được nội dung cơ bản một số luật mà còn cao hơn nữa là các em biết phát huy các quyền của mình cũng như ý thức trách nhiệm trước pháp luật. Trước yêu cầu đổi mới về chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng giáo dục đối với học sinh THPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay thì môn GDCD càng có vị trí rất quan trọng trong đó bao gồm cả giáo dục ý thức pháp luật cho các em học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNHHĐH đất nước. Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông những năm gần dây gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, phương pháp dạy học ở nhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học chay, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Trang 2

Người hướng dẫn: TS Phạm Việt Thắng

Học sinh cấp THCS cũng như cấp THPT đã được làm quen với với nhiềukiến thức của bộ môn GDCD Mỗi nội dung của bộ môn GDCD đều góp mộtphần không nhỏ trong việc hoàn thiện nhân cách của học sinh Trong các kiếnthức được trang bị cho học sinh có nội dung về pháp luật Đây là những kiến thức

cơ bản nhằm giúp học sinh có những hiểu biết nhất định trong việc định hướngcho học sinh về mặt nhận thức cũng như hành động, biết sống tuân thủ pháp luật,biết phát huy quyền công dân, biết phê phán và đấu tranh với lối sống xemthường pháp luật nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Học sinh từcấp THCS lên cấp THPT bắt đầu được tiếp cận và đi sâu hơn về các kiến thứcpháp luật Các em không chỉ nắm được nội dung cơ bản một số luật mà còn caohơn nữa là các em biết phát huy các quyền của mình cũng như ý thức tráchnhiệm trước pháp luật

Trang 3

Trước yêu cầu đổi mới về chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chấtlượng giáo dục đối với học sinh THPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay thì mônGDCD càng có vị trí rất quan trọng trong đó bao gồm cả giáo dục ý thức phápluật cho các em học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đấtnước.

Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhàtrường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đếnphương pháp cũng như hình thức tổ chức Giảng dạy môn Giáo dục công dântrong nhà trường phổ thông những năm gần dây gặt hái được nhiều thành công.Tuy nhiên, phương pháp dạy học ở nhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theolối truyền thống, dạy chay học chay, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng,cho ghi chép

Phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương pháp dạy họctích cực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quảcao, làm tăng tính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lựcgiải quyết các vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của học sinh,… Giáodục công dân là môn học có ý nghĩa cao trong việc hình thành và hoàn thiện nhâncách học sinh Việc áp dụng phương pháp dạy học tình huống vào giảng dạy môn

phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân” làm tiểu luận khoa học

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng của việc dạy và học pháp luật trong nhà trường đối vớihọc sinh cấp THPT từ đó đề xuất việc ứng dụng phương pháp dạy học tíchcực( phương pháp dạy học tình huống)

3 Đối tượng nghiên cứu

Vận dụng phương pháp dạy học tình huống vào giảng dạy pháp luật ởtrường THPT

4 Giả thuyết khoa học

Việc dạy kiến thức pháp luật ở trường THPT hiện nay còn gặp nhiều khókhăn, nếu giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phươngpháp thích hợp và đặc biệt là biết vận dụng phương pháp tình huống khi dạy về

Trang 4

nội dung pháp luật thì hiệu quả chắc chắn sẽ được nâng cao.

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tình huống tronggiảng dạy bộ môn GDCD, đặc biệt là kiến thức về Pháp luật ở nhà trường THPT

- Đánh giá thực trạng giảng dạy kiến thức pháp luật ở trường THPT hiện nay

- Đề xuất phương pháp dạy học bằng tình huống đối với các kiến thức phápluật ở chương trình GDCD lớp 12

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Một số bài dạy về pháp luật ở chươg trình lớp 12 bộ môn GDCD

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu tôi đã sử dụngcác phương pháp sau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyêt

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7 Đóng góp của đề tài

Giúp cho giáo viên biết xây dựng các tình huống vào giảng dạy kiến thứcpháp luật ở trường THPT

8 Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kế luận

Phần nội dung gồm 2 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy pháp luật ở trường THPTChương II: Vận dụng các tình huống phục vụ giáo dục pháp luật cho học sinh

1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống

1.1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học

Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa

về phương pháp dạy học như:

Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối

Trang 5

hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tựlực đạt tới mục đích dạy học

Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đíchcủa giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằmđảm bảo cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục

Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trongquá trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kếtquả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục

Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương phápdạy học Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy

và học có mối liên hệ mật thiết với nhau

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học,chúng là hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau vềmục đích, tác động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học.Trong sự thống nhất này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháphọc có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưngphương pháp học có ảnh hưởng trở lại đối với phương pháp dạy

Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo Phương pháphọc cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo

Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, vàbằng lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn vàkiểm tra, đánh giá) sự học tập của trò Trong bản thân phương pháp dạy, hai chứcnăng này gắn bó hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được Trong thựctiễn, nhiều giáo viên chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo Ngườigiáo viên phải kết hợp hai chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, vớilôgic hợp lý của bài giảng, thầy vừa giảng vừa truyền đạt ), vừa đồng thời điềukhiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc tự học của trò Vì vậy phương pháp dạychính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương pháp học trong tất cả các giai đoạncủa sự học tập

Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừaphải tự điều khiển quá trình học tập của bản thân Nói cách khác, học sinh phảitiếp thu nội dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảngcủa thầy mà tự lực chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tựthực hiện, tự kiểm tra - đánh giá ) Người học sinh giỏi thường là người biết nắmbắt được lôgic cơ bản của bài giảng của thầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo

Trang 6

lôgic của bản thân Vậy, trong phương pháp học, hai chức năng tiếp thu và tự chỉđạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như haimặt của cùng một hoạt động.

Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy vớihọc, và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạtđộng truyền đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học Nói cáchkhác, dạy học tối ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảođảm được cùng một lúc ba phép biện chứng:

Giữa dạy và học

Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy

Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phươngpháp học ứng với ba giai đoạn học tập

Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin

Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và

sơ bộ nhớ những điều thầy giảng

Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học

Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến

nó thành học vấn riêng Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy

Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập

Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề Nhiệm vụ của nó làvận dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức

Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạotrong cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽđạt kết quả cao

1.1.1.2 Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống

* Quan niệm tình huống:

“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâuthuẫn xung đột Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc cácphương án giải quyết khác nhau Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắnvới câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợpđược viết ra để minh chứng một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế.Tình huống dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huồngthực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học”

Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề

Trang 7

“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan củabài toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thểgiải quyết được, kết quả là họ nắm được tri thức mới Trong đó, vấn đề học tập lànhững tình huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứnggiữa cái (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn nàyđòi hỏi phải được giải quyết”.

“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khianh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế, khichưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc Tình huống nàykích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới Tình huống cóvấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả Nó quy định sựkhởi đầu của tư duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra

và giải quyết vấn đề”

Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo củacon người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầugiải quyết mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước, mà bằng tìm tòisáng tạo tích cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức,phương pháp giành kiến thức và cả niềm vui sướng của người phát hiện kiếnthức”

Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy họclà: tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh

ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năngcủa mình thì hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyếtvấn đề đó Nghĩa là tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực củahọc sinh, đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề đã đề xuất

Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, mộtnhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ Và do vậy, kết quả của việcnghiên cứu và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mớihoặc phương thức hành động mới đối với chủ thể

Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:

Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học

Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết

Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực

Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúngtúng về cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những

Trang 8

tri thức và kỹ năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải Tất nhiên việc giảiquyết vấn đề không đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh

* Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống

Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong

đó giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫnkhách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấpnhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tíchcực, sáng tạo, kết quả là họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiếnthức

Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó chocác em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nónhưng đồng thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thứccần thiết nhưng thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức

Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:

Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưabiết cần tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng,phương pháp mới

Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nênnhu cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh Học sinh chấpnhận mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan

Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của họcsinh Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mụcđích cần đạt được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề

Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổimới nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trongnhững phương pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực

Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng

cả về lý luận và thực tiễn Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viênkhông đưa ra được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng vớinội dung hoặc không sát thực tế Từ đó làm cho người học không định hướngđược cách giải quyết tình huống, hoặc giải quyết sai

1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống

1.1.2.1 Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống

Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làmtrung tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:

Trang 9

Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu

và dễ nhớ các vấn đề phức tạp’’ Thông qua các tình huống được phân tích, thảoluận, người học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ nhữngkiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài Nếu học lý thuyết, người học

có thể rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rấtmau quên thì phương pháp giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn

đề một cách sâu sắc gắn liền với quá trình giải quyết tình huống đó

Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao

khả năng tư duy độc lập, sáng tạo” Nếu trong phương pháp dạy học truyềnthống, quá trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên vàhọc sinh, trong đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếpnhận tri thức đó thì phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trườnghọc tích cực có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh vớinhau Trong đó, học sinh được đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải raquyết định để giải quyết tình huống và họ phải dùng hết khả năng tư duy, kiếnthức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan điểm đó Họ không bị phụ thuộcvào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết một tình huống cụ thể mà

có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo Bên cạnh đó, dạy học bằng tìnhhuống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; họcđược những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm phong phúhơn vốn tri thức của họ

Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết,

vận dụng các kiến thức đã học được” Để giải quyết một tình huống, học viên cóthể phải vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một mônhọc hoặc của nhiều môn học khác nhau

Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống

giúp người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thânchưa đủ kiến thức giải quyết” Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên khôngloại trừ khả năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả ngườidạy chưa gặp bao giờ Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơigợi khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối

đa và không loại trừ khả năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mớilàm bổ sung thêm kiến thức cho cả người học lẫn người dạy

Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có

thể rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và

Trang 10

thuyết trình” Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thànhcông trong tương lai Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những

ưu điểm và hạn chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánhvới các học viên khác trong quá trình giải quyết tình huống Từ đó họ sẽ có cơhội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viênkhác Phương pháp học bằng tình huống cũng giúp người học phát triển các kỹnăng phát biểu trước đám đông một cách khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tíchvấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu rộng, biết vận dụng linh hoạt lýthuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản biện, bảo vệ quan điểm cánhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khácbiệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơnvốn kiến thức của mình

Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiếnthức, kỹ năng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được ápdụng tốt có thể đạt được cả ba mục tiêu này

Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả

năng nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng tronghọc tập của học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học”.Thông qua việc phân tích và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận vàgiải quyết các vấn đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin

và trở thành người có thể tự định hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốtnghiệp

Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của

phần lớn học sinh đối với môn học” Trong phương pháp học bằng tình huống,học sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cầnđược nghiên cứu và học hỏi Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinhđối với việc học vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểuvấn đề cần nghiên cứu, tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học đểbảo vệ quan điểm của mình Sau khi thảo luận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tụctìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảoluận

Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học

bằng tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh,đồng thời họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải phápmới từ học viên để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình,

Trang 11

nhất là từ những học sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo Qua quá trình hướngdẫn học sinh nghiên cứu tình huống, giáo viên cũng có thể phát hiện ra nhữngđiểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và có những điều chỉnh nội dung tìnhhuống sao cho phù hợp.

1.1.2.2 Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tìnhhuống còn có một số điểm hạn chế nhất định

Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy

bằng tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểmkhác nhau tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội vàkinh nghiệm của người học Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽkhông hướng theo con đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tìnhhuống mong muốn, nhất là trong những lớp học mà học viên đa dạng về trình độ

và đến từ những vùng miền khác nhau, và giáo viên không có kinh nghiệp trongviệc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”

Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học,

thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động.Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp họcbằng tình huống, họ không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợptác từ đó làm giảm hiệu quả của phương pháp dạy học bằng tình huống”

Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của

người học” Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời giannhất định, giáo viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh,

hệ thống, logic cho học sinh Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp họcbằng tình huống, học sinh phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tinnên sẽ tốn thời gian hơn gấp nhiều lần so với phương pháp học truyền thống.Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi giảng viên phải là người tích cực,luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức và kỹ năng mới Trong xã hội hiệnđại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật thay đổi một cáchnhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất ngắn Có khi giảng viên mớixây dựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần đã phải thay đổi cho phùhợp

Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vìtrong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm Đây làmột ý kiến sai lầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ

Trang 12

năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng,đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảoluận, nhận xét, phản biện… Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viêntrong quá trình ứng dụng phương pháp này.

1.1.3 Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống

1.1.3.1 Các loại tình huống dạy học

Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sửdụng tình huống một cách rất linh hoạt Tình huống có thể được dùng trong quátrình thuyết giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học Tùythuộc vào từng bối cảnh sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạpcủa nó thành những loại như sau:

Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dướidạng các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản Độ dài của các tình huống nàythường chỉ khoảng 4 - 5 câu Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bàithuyết giảng của giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức màgiáo viên vừa giảng và (2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nộidung kiến thức tiếp theo”

Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạphơn Loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờthuyết giảng Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một sốvấn đề nhằm gợi mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới Cáctình huống này cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn đểhọc sinh đọc Các tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướngcho học sinh nghiên cứu và ghi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học”

Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạpnhất và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất Mục đích của loại tình huống này là để họcsinh áp dụng các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việctrong thực tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới Loại tình huống này yêu cầuhọc sinh không những phải nghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiệncác bước chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ

để giải quyết tình huống, trong đó học sinh là người làm việc chính và giáo viên

là người hướng dẫn cho học sinh Về nội dung, tình huống này có độ phức tạpcao nhất Nó thường bao gồm ít nhất ba vấn đề xuyên suốt trong một hay nhiềubài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên cũng ở mức

độ cao nhất”

Trang 13

Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo

độ mở của vấn đề trong tình huống Theo cách phân loại này, giáo viên có thểxây dựng các tình huống mở và các tình huống đóng Tình huống mở là các vụviệc mà trong đó lời giải để ngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau Loại tìnhhuống này rất tốt trong việc kích thích khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng chohọc sinh Khi học sinh xử lý các tình huống thuộc loại này, vấn đề mấu chốtkhông phải là bản thân kết luận mà là cách thức để đi đến kết luận đó Ngược lại,tình huống đóng là các tình huống dẫn tới một kết quả cố định Học sinh vẫn cóthể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tới kiếnthức chính thống Loại tình huống này rất tốt để giáo viên bổ sung thêm cho họcsinh kiến thức nội dung

1.1.3.2 Cách thức xây dựng một tình huống dạy học

Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn

đề nào đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức Vì vậy, quy trìnhxây dựng bài tập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quytrình giải quyết bài tập tình huống của học sinh Quy trình này có thể được mô tảbằng các bước sau:

Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt

Bước 2 - Hình thành vấn đề

Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề

Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống

“Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt tớihọc sinh Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn họcsinh nắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là mộtnguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào thựctiễn Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà thôngthường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp thu.Việc giải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề nhỏkhác và nếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định Trên cơ sở các vấn đề vàtiểu vấn đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình huốnghoàn chỉnh Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng tình tiết sựkiện Thứ nhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã được giải quyếtmột cách sáng tạo Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dung kiến thức màgiáo viên đang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết của vụ việc đórồi điều chỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình Thứ hai, nếu không

Trang 14

tìm được vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình huống giả định.Trong trường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân tích trên đâyphải được tuân thủ”.

Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quátrình dạy học bằng tình huống

1.2 Thực trạng của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học.

1.2.1 Đặc điểm của địa bàn khảo sát

Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD tại trường THPTChuyên Hà Tĩnh đến nay đã được 15 năm Đây là ngôi trường có môi trường vàchất lượng được tuyển chọn đầu vào kỹ lưỡng gồm các em học sinh có tố chấtkhắp mọi miền trong toàn tỉnh Trường thành lập từ năm 1991, cho đến naytrường đã có 26 lớp đào tạo theo từng môn chuyên: Toán, Toán – Tin, Sinh, Lý,Hóa, Văn, Anh, Sử- Địa, Pháp.Với chất lượng giáo dục của mình nhà trường đãđem về cho tỉnh nhà nhiều vinh dự Hằng năm số lượng học sinh đạt giải học sinhgiỏi quốc gia luôn đạt trên 80%

Nhà trường không chỉ chú trọng đến công tác mũi nhọn mà trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ của mình trường luôn luôn quán triệt nhiệm vụ: Giáo dụctoàn diện cho học sinh ( Đức, Trí, Thể, Mỹ) Trong tương lai trường tiếp tục pháthuy truyền thống, thi đua dạy tốt và học tốt, nhanh chóng đưa nhà trường ngàycàng vững mạnh Măc dù được giảng dạy ở một trường có chất lượng cao nhưvậy nhưng cá nhân tôi khi dạy GDCD nói chung và pháp luật nói riêng có nhữngthuận lợi nhưng đồng thời cũng có không ít những khó khăn

- Việc trang bị trang thiết bị dạy học đã hỗ trợ khá tốt cho công tác giảng dạy

- Đội ngũ giáo viên được đạo tạo bài bản, có phương pháp tốt

- Học sinh trường chúng tôi được tuyển lựa trong cả tỉnh thông qua kỳ thi

Trang 15

tuyển hàng năm do đó chất lượng học sinh đầu vào rất cao Hầu hết các em đều

có ý thức học tập tốt, có ham muốn lĩnh hội tri thức, cần cù học tập( đây cũng làtruyền thống hiếu học của người dân Hà Tĩnh nói chung)

Nguyên nhân: Có được những thuận lợi trên là nhờ sự quan tâm của ngành,nhà trường, đội ngũ giáo viên trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh

+ Khó khăn:

- Một bộ phận nhỏ giáo viên ngại tự học, tự bồi dưỡng

- Việc ứng dụng thiết bị hiện đại vào hoạt động dạy và học còn hạn chế

- Việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống chưa được làm mộtcách thường xuyên

- Sách giáo khoa mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng nội dung một số bài cònquá dàn trải, chưa đi sâu vào nội dung của một ngành luật cụ thể nên học sinhcũng cảm thấy khó tìm hiểu

- Ở cấp THPT học sinh khi lên lớp 12 mới được tìm hiểu cặn kẽ về phápluật, tuy nhiên đây là thời gian các em đang rất lo lắng cho kỳ thi đại học nên thờigian nghiên cứu pháp luật của các em cũng bị ảnh hưởng Các giờ học về phápluật bị chi phối ít nhiều

- Một khó khăn nữa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của bộ môn đó làcách nhìn nhận chưa thấu đáo từ phía gia đình cũng như xã hội đối với bộ môn

- Nhiều học sinh đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của bộ môn nên đã tiếp thu bàihọc tốt Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số em xem việc học chỉ là sự đối phó Vìvậy đây cũng chính là trở ngại cho giáo viên khi giảng dạy bộ môn này

Nguyên nhân của những khó khăn trên:

- Lâu nay bộ môn GDCD không tham gia vào các kỳ thi mang tầm quốcgia do đó học sinh chưa thực sự mặn mà vơí môn học

- Sự phân biệt đối với các môn học của học sinh và một bộ phận ngườidân

- Kiến thức SGK chưa đủ sức hấp dẫn đối với người học

- Một số giáo viên chưa mặn mà với bộ môn cũng như chịu khó đổi mớiphương pháp

1.2.2 Thực trạng của việc sử dụng các PPDH nhằm giáo dục pháp luật

Ngày đăng: 01/08/2016, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w