ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết nghiên cứu 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.2 Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Đóng góp mới của đề tài 8. Kết cấu của đề tài NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD 1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học 1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống 1.1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về phương pháp dạy học như: Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học . Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục. Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục. Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạy học. Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng là hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học. Trong sự thống nhất này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở lại đối với phương pháp dạy. Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo. Phương pháp học cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo. Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, và bằng lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá) sự học tập của trò. Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được. Trong thực tiễn, nhiều giáo viên chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo. Người giáo viên phải kết hợp hai chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy vừa giảng vừa truyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc tự học của trò. Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập. . Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra đánh giá ). Người học sinh giỏi thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của bài giảng của thầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân. Vậy, trong phương pháp học, hai chức năng tiếp thu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TIỂU LUẬN
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS
Người hướng dẫn: TS Phạm Việt Thắng
Học viên: Lê Duy Lợi Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A
Hà Tĩnh, năm 2015
Trang 2ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu
4 Giả thuyết nghiên cứu
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.2 Phạm vi nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Đóng góp mới của đề tài
8 Kết cấu của đề tài
Trang 3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNGPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤCPHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học
1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học
Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều địnhnghĩa về phương pháp dạy học như:
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sựphối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác,tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mụcđích của giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của họcsinh nhằm đảm bảo cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục
Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò,trong quá trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiêncứu, mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục
Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phươngpháp dạy học Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấyrằng giữa dạy và học có mối liên hệ mật thiết với nhau
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháphọc, chúng là hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất vớinhau về mục đích, tác động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trìnhdạy học Trong sự thống nhất này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, cònphương pháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương
Trang 4pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở lại đối với phương phápdạy.
Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo Phươngpháp học cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo
Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý,
và bằng lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn
và kiểm tra, đánh giá) sự học tập của trò Trong bản thân phương pháp dạy,hai chức năng này gắn bó hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhauđược Trong thực tiễn, nhiều giáo viên chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coinhẹ việc chỉ đạo Người giáo viên phải kết hợp hai chức năng trên đây bằngchính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy vừa giảng vừatruyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc tự họccủa trò Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản chophương pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập
Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lạivừa phải tự điều khiển quá trình học tập của bản thân Nói cách khác, họcsinh phải tiếp thu nội dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộlôgic bài giảng của thầy mà tự lực chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự địnhhướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra - đánh giá ) Người học sinh giỏithường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của bài giảng của thầy, rồi
tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân Vậy, trong phương pháphọc, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâmnhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động
Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất củadạy với học, và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng củamỗi hoạt động truyền đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong
Trang 5học Nói cách khác, dạy học tối ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặtphương pháp, bảo đảm được cùng một lúc ba phép biện chứng:
Giữa dạy và học
Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy
Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phươngpháp học ứng với ba giai đoạn học tập
Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin
Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới Trò nghe, nhìn, hiểu, ghichép và sơ bộ nhớ những điều thầy giảng
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin,biến nó thành học vấn riêng Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tưduy
Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập
Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề Nhiệm vụ của
nó là vận dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhậnthức
Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉđạo trong cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quátrình học sẽ đạt kết quả cao
1.1.1.2 Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống
* Quan niệm tình huống:
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâuthuẫn xung đột Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc cácphương án giải quyết khác nhau Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnhgắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính
Trang 6phức hợp được viết ra để minh chứng một vấn đề hay một số vấn đề củacuộc sống thực tế Tình huống dạy học là những tình huống thực hoặc môphỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học”.
Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề
“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quancủa bài toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và
có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm được tri thức mới Trong đó, vấn
đề học tập là những tình huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâuthuẫn biện chứng giữa cái (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phảitìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết”
“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiệnkhi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế,khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc Tìnhhuống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới.Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo, có hiệuquả Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn
ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”
Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáocủa con người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, cónhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước,
mà bằng tìm tòi sáng tạo tích cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hộiđược kiến thức, phương pháp giành kiến thức và cả niềm vui sướng củangười phát hiện kiến thức”
Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạyhọc là: tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khókhăn, học sinh ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảmthấy với khả năng của mình thì hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay
Trang 7vào việc giải quyết vấn đề đó Nghĩa là tình huống đó kích thích hoạt độngnhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề đã đềxuất.
Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, mộtnhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ Và do vậy, kết quả củaviệc nghiên cứu và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhậnthức mới hoặc phương thức hành động mới đối với chủ thể
Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:
Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học
Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là nhữnglúng túng về cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đóthì những tri thức và kỹ năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải Tấtnhiên việc giải quyết vấn đề không đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện cócủa học sinh
* Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học màtrong đó giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặpmâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phảitìm, tự họ chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó làbằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là họ giành được kiến thức và cảphương pháp giành kiến thức
Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đócho các em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giảiquyết nó nhưng đồng thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do
Trang 8thiếu kiến thức cần thiết nhưng thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗlực của nhận thức.
Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:
Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinhchưa biết cần tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹnăng, phương pháp mới
Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạonên nhu cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh Họcsinh chấp nhận mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan
Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng củahọc sinh Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới(mục đích cần đạt được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấnđề
Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng củađổi mới nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là mộttrong những phương pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tíchcực
Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thứcrộng cả về lý luận và thực tiễn Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thìgiáo viên không đưa ra được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũngkhông đúng với nội dung hoặc không sát thực tế Từ đó làm cho người họckhông định hướng được cách giải quyết tình huống, hoặc giải quyết sai
1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.2.1 Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống
Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người họclàm trung tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:
Trang 9Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ
hiểu và dễ nhớ các vấn đề phức tạp’’ Thông qua các tình huống được phântích, thảo luận, người học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích vàghi nhớ những kiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài Nếu học
lý thuyết, người học có thể rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết
mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp giảng dạy tình huống giúpngười học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với quá trình giảiquyết tình huống đó
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng
cao khả năng tư duy độc lập, sáng tạo” Nếu trong phương pháp dạy họctruyền thống, quá trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữagiáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và họcsinh là người tiếp nhận tri thức đó thì phương pháp dạy học bằng tình huốngtạo ra một môi trường học tích cực có sự tương tác giữa học sinh và giáoviên, giữa các học sinh với nhau Trong đó, học sinh được đặt vào trong mộthoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ phảidùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệquan điểm đó Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáoviên khi giải quyết một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương ángiải quyết sáng tạo Bên cạnh đó, dạy học bằng tình huống còn giúp ngườihọc có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; học được những ý kiến,quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm phong phú hơn vốn tri thứccủa họ
Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để
liên kết, vận dụng các kiến thức đã học được” Để giải quyết một tình huống,học viên có thể phải vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trongcùng một môn học hoặc của nhiều môn học khác nhau
Trang 10Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình
huống giúp người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ranhưng bản thân chưa đủ kiến thức giải quyết” Cuộc sống vốn đa dạng vàphong phú nên không loại trừ khả năng phát sinh những tình huống màngười học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao giờ Trong tình huốngnày, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy độc lập, sángtạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả năngngười học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thứccho cả người học lẫn người dạy
Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học
có thể rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranhluận và thuyết trình” Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học
có thể thành công trong tương lai Học bằng tình huống giúp người học dễdàng nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân khi họ luôn có môitrường thuận lợi để so sánh với các học viên khác trong quá trình giải quyếttình huống Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranhluận và thuyết trình từ những học viên khác Phương pháp học bằng tìnhhuống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đôngmột cách khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic;hiểu biết thực tế sâu rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết cáctình huống thực tế; biết phản biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời cókhả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác biệt, biết lắngnghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơn vốn kiếnthức của mình
Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạykiến thức, kỹ năng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếuđược áp dụng tốt có thể đạt được cả ba mục tiêu này
Trang 11Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có
khả năng nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự địnhhướng trong học tập của học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cánhân người học” Thông qua việc phân tích và thảo luận vấn đề, học sinhhọc được cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề khác nảy sinh trong tươnglai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có thể tự định hướng họctập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp
Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng
thú của phần lớn học sinh đối với môn học” Trong phương pháp học bằngtình huống, học sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiếnthức nào cần được nghiên cứu và học hỏi Việc thảo luận cũng làm tănghứng thú của học sinh đối với việc học vì nó kích thích người học tham giatích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, tìm ra giải pháp, tranhluận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình Sau khi thảoluận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả lờinhững câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận
Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học
bằng tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho họcsinh, đồng thời họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin,giải pháp mới từ học viên để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bàigiảng của mình, nhất là từ những học sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo.Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tình huống, giáo viên cũng cóthể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và cónhững điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp
1.1.2.2 Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tìnhhuống còn có một số điểm hạn chế nhất định