II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1.Thuận lợi: - Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên : NGUYỄN HIẾU
2 Ngày tháng năm sinh : 08- 03 - 1968
3 Nam, nữ: Nam
4 Địa chỉ: Trường THPT Thống Nhất B, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai
5 Điện thoại : 3867623 (CQ), 3766155(NR), 01223745614 (DĐ)
6 Fax: Không E-mail: Nguyenhieudung1968@gmail.com
7 Chức vụ: Giáo viên – Thư kí hội đồng
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất B
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1989
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm : 23
- Các đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+Thiết kế web Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 (năm 2008) +Thiết kế web góp phần giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong trường THPT (năm 2009)
+Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập I (năm 2010)
+Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 9 theo chuẩn KTKN (năm 2011)
+Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập II (năm 2012)
Trang 3MỘT SỐ MÔ HÌNH TẠO SÂN CHƠI LÀNH MẠNH CHO HỌC SINH THPT GÓP PHẦN THỰC HIỆN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG NHÀ TRƯỜNG
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Thực hiện Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17 tháng 08 năm 2007 của Bộ giáo dục và đào tạo về tăng cường tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục, ngày 07 tháng 04 năm 2009, UBND Tỉnh Đồng Nai đã ban hành đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2012” Trên cơ sở đó,
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai đã triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) bằng nhiều hình thức để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong toàn ngành Trường THPT Thống Nhất B là một trong những trường thuộc khối THPT đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đồng Nai về công tác PBGDPL theo tinh thần của Đề án Qua 4 năm thực hiện giai đoạn 1(2008-2012), trường đã lựa chọn nhiều hình thức hoạt động, có nhiều đổi mới sáng tạo để thu hút đông đảo GV-GNV và học sinh tham gia
Một thực trạng đáng báo động hiện nay là đối tượng vi phạm pháp luật, gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng trong và ngoài nhà trường là ở lứa tuổi thanh thiếu niên Đây là đối tượng vị thành niên, còn bồng bột, thích thể hiện mình, dễ bị kích động, bị bạn bè xấu lôi kéo, bị ảnh hưởng bởi cái xấu…Nếu không có biện pháp tuyên truyền, giáo dục kịp thời…thì hậu quả khôn lường Thực tế này đã đặt lên vai trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp ban ngành, của nhà trường, trong
đó có thể kể vai trò của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên
Là người đã từng làm công tác Đoàn, kết hợp với chuyên môn giảng dạy Ngữ Văn, tôi rất tâm đắc với Đề án PBGDPL của Tỉnh Đồng Nai Được giao nhiệm vụ là Phó ban điều hành đề án cấp trường, tôi cùng với Ban điều hành đã
thực hiện tốt nội dung đề án Vì thế, tôi chọn đề tài: “Một số mô hình tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh THPT góp phần thực hiện Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường”, xem như đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được
trong suốt quá trình thực hiện
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1.Thuận lợi:
- Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2012” của UBND Tỉnh Đồng Nai là cơ sở pháp lí, đồng thời định hướng toàn bộ nội dung, hình thức triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo điều kiện
Trang 4thuận lợi nhiều mặt thực hiện công tác giáo dục pháp luật đến tất cả các đối tượng của cơ sở giáo dục
- Trường THPT Thống Nhất B có hơn 35 năm hình thành và phát triển Không những đạt thành tích về Dạy tốt- Học tốt, nhà trường còn chăm lo đến công tác đoàn thể, công tác hoạt động ngoài giờ Nhận thức về pháp luật của học sinh ngày càng nâng cao Công tác PBGDPL đã có nhiều đổi mới
- BCH Đoàn trường THPT Thống Nhất B đã số là lực lượng trẻ, có năng lực
tổ chức, nhiệt tình trong công tác, luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động phong trào của Huyện, Tỉnh Được sự chỉ đạo kịp thời của Chi Bộ, BGH, sự hỗ trợ của Hội Cha mẹ học sinh, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, Đoàn trường đã cùng với Ban điều hành cấp trường thực hiện nhiều hình thức phong phú để triển khai Đề án PBGDPL của Tỉnh
- Bản thân tôi là giáo viên có thâm niên giảng dạy 22 năm (từ 1990 – 2012) ,
20 năm gắn bó với phong trào Đoàn, yêu nghề, năng động, luôn trăn trở, suy nghĩ
để thực hiện Đề án PBGDPL một cách hiệu quả nhất
- Học sinh trường đa số là con gia đình nông dân, theo đạo Thiên Chúa đến hơn 90% Ngoài việc lo việc Đời ( đi học giờ chính khóa), các em còn lo việc Đạo ( đi học giáo lý, đi nhà thờ rơi vào các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật) nên việc tập trung các em sinh hoạt ngoài giờ không ít khó khăn về thời gian Một số học ở cách xa trường nên việc đi lại học tập của các em chưa được theo dõi sâu sát
- Một số giáo viên chủ nhiệm là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí giáo dục học sinh, chưa toàn tâm, toàn ý thực hiện công tác PBGDPL ( ngay bản thân GV cũng chưa nắm kĩ về pháp luật)
Trang 5Những con số trên đã gióng lên tiếng chuông báo động về hiện tượng vi phạm pháp luật của học sinh THPT, nhất là tình trạng học sinh vi phạm an toàn giao thông Đây là những con số tổng hợp từ biên bản do Công an giao thông Huyện Thống Nhất và Sở GD-ĐT Đồng Nai thông báo về nhà trường để tiếp tục
có biện pháp xử lí Như vậy, một vấn đề đặt ra ở đây là làm sao tăng cường công tác phổ biến pháp luật trong nhà trường, để học sinh có nhận thức đúng và hành động đúng, góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật
III NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1 Cơ sở lí luận:
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005
Trong nhà trường, giáo dục toàn diện là mục tiêu quan trọng nhất Bên cạnh giáo dục trí dục, đức dục, mĩ dục, một nội dung không kém phần quan trọng là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Việc tổ chức sân chơi lành mạnh cho học sinh là cần thiết, nhất là sân chơi hướng đến PBGDPL là nhiệm vụ không thể thiếu đối với các tổ chức đoàn thể trong trường, trong đó nổi bật vai trò hoạt động của Đoàn thanh niên, của Hội LHTN v.v
2 Một số khái niệm của đề tài:
Mục đích của phổ biến pháp luật là nhằm làm cho đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế Phổ biến pháp luật thường thông qua các hội nghị, các cuộc tập huấn vv Nếu tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh THPT để PBPL thì liên quan đến hình thức tổ chức, tạo điều kiện chuyển tải nội dung phổ biến một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất và thu hút
nhiều người tham gia
Trang 6- Sau đây là văn bản về kế hoạch thực hiện chuyên đề:
giai đoạn 2008 – 2012
Thực hiện công văn công văn 1512/BĐHĐA ngày 18/8/2009 của UBND
Tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện hướng dẫn thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2008 – 2012” của UBND tỉnh Đồng Nai Nay trường THPT Thống Nhất B xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I Phạm vi, đối tượng:
- Phạm vi: Áp dụng trong phạm vi trường THPT Thống Nhất B
- Đối tượng: Tất cả cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên và học sinh
II Mục tiêu:
1 Mục tiêu chung:
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho độ ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác PBGDPL, tăng cường đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD và pháp luật
- Tăng cường các hình thức thức tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên và học sinh Nâng cao tính chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
- Đảm bảo thư viện có tủ sách pháp luật, tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị phục
vụ cho công tác PBGDPL trong nhà trường
- Đảm bảo 100% học sinh trong nhà trường được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Đa số cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên học sinh có sự chuyển biến về nhận thức, hình thành thói quen chấp hành pháp luật
Trang 7III Yêu cầu:
1 Thông qua các chường trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát thanh học đường thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao nhất
2 Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, thiết thực theo hướng kết hợp lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành
3 Kết hợp giáo dục chính khóa với ngoại khóa, lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật một cách hợp lý trong môn GDCD và các bộ môn khác
4 Kết hợp PBGDPL với xử lí vi phạm pháp luật và việc thực hiện các cuộc vận đông, các phong trào lớn của ngành; Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc PBGDPL đối với học sinh
IV Giải pháp thực hiện:
1 Nâng cao nhận thức đối với việc dạy, học môn GDCD, pháp luật và công tác PBGDPL trong nhà trường
a Trưởng các đoàn thể ban ngành, giáo viên phải xác định công tác PBGDPL cho học sinh là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường dưới sự quản lý của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường
b Mỗi cán bộ, giáo viên học sinh phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật là trách nhiệm của mình
c Ban chỉ đạo thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật để nắm vững pháp luật và các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước, của ngành nhằn trước hết thực thi nhiệm vụ cho đúng pháp luật Trên cơ sở đó, tổ chức hướng dẫn cán bộ, công chức, giáo viên học sinh học tập chấp hành đúng pháp luật; chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong học sinh có hiệu quả cao nhất
2 Nâng cao chất lượng giảng, dạy học tập pháp luật trong các chương trình chính khóa
a Đổi mới phương pháp dạy, học môn GDCD và pháp luật
Giáo viên dạy môn GDCD, pháp luật theo phương pháp phù hợp phát huy tính tính cực, chủ động của học sinh Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDCD, pháp luật theo hướng học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn đồng thời gắn liền với việc tuyên truyền, PBGDPL trong nhà trường Tiến hành kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh; Tổ chức giảng dạy môn GDCD, pháp luật phù hợp với tình hình thực tế địa phương, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh và điều kiện của nhà trường; tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp bắng các hình
thức: Kể chuyện pháp luật, sân khấu hóa, xem phim tư liệu…gây hứng thú cho
học sinh, tạo điều kiện cho học sinh thảo luận, trình bày nhận thức hoặc trao đổi các vấn đề trong thực tế đời sống hàng ngày liên quan đền nhận thức, thực hiện pháp luật
b Ban chỉ đạo kết hợp với tổ Sử - Địa – GDCD thường xuyên tổ chức báo cáo chuyên mới đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD, pháp luật, và công tác PBGDPL.Từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD theo hướng cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản của công dân Chú
Trang 8trọng các nội dung gằn liền với cuộc sống hằng ngày của học sinh như an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chế thi cử, kiểm tra…Đặc biệt giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật thới quen xử sự theo pháp luật của học sinh
c Lựa chọn nội dung tuyên truyền, PBGDPL một cách hợp lý có hệ thống, bảo đảm hiệu quả thiết thực đối với từng đối tượng
- Đối với cán bộ, công nhân viên, giáo viên trong nhà trường: Cần tập trung vào các nội dung như pháp luật về giáo dục; về phòng chống tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; về cán bộ công chức, về lao động, về cải cách hành chính; về thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, về hội nhập quốc tế và các qui định liên quan đến từng đối tượng
- Đối với học sinh: tập trung giáo dục các quyền cơ bản như quyền và nghĩa vụ của công dân; lý luận cơ bản về pháp luật phục vụ cho việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật Trước mắt cần tập trung PBGDPL về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chế thi cử, kiểm tra
và các qui định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập
e Giáo viên, cán bộ làm công tác PBGDPL giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh truy cập các trang Web về pháp luật để tra cứu thông tin Xây dựng và hướng dẫn cho học sinh sử dụng Email để trao đổi nội dung học tập, tìm hiểu pháp luật với thầy cô và bạn học
3 Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức PBGDPL ngoại khóa
a Hoạt động PBGDPL ngoại khóa phải thực hiện trên cơ sở thực hiện các kế hoạch thường xuyên và theo chuyên đề đảm bảo tính hệ thống và hiệu quả
b Thực hiện lồng ghép nội dung PBGDPL vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp Căn cứ chủ điểm năm học, chủ điểm giáo dục hàng tháng, các hoạt động của địa phương để đưa nội dung phù hợp với từng thời điểm và từng đối tượng Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để học sinh tham gia các hoạt động chính trị pháp luật như phiên tòa minh họa, lập hộp thư Email tư vấn Đa dạng các hoạt động như
phát thanh học đường, sân khấu hóa những tình huống pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật vào các các tiết chào cờ dưới sân trường Thành lập các câu
lạc bộ chuyên đề pháp luật, đội ngũ tuyên truyền viên do Đoàn trường, giáo viên dạy GDCD, pháp luật phụ trách Tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học một các thường xuyên vào các tiết chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, phát thanh học đường…
c Cung cấp các tài liệu PBGDPL và xây dựng tủ sách pháp luật: Đoàn trường phối hợp với công đoàn, thư viện phát các tờ rơi, tài liệu hỏi đáp về pháp luật đến tận tay cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh Thành lập tủ sách pháp luật
đa dạng các đầu sách, tạp chí pháp luật cần thiết; tổ chức giới thiệu sách, thu hút và phục vụ người đọc kịp thời đầy đủ
d Tiếp tục tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”
4 Tăng cường việc PBGDPL trong trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 9- Thường xuyên cập nhật các thông tin về pháp luật đưa lên bảng tin của trường và trong chương trình phát thanh học đường Thông qua bản tin và chương trình phát thanh học đừơng phổ biến những điều cần biết về pháp luật cho cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên, học sinh Chú ý những vấn đề gắn liền với cuộc sống, học tập của các em, chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của học sinh, pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, Luật nghĩa vụ quân sự…
- Xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật: Sách pháp luật, báo pháp luật; giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp dạy học GDCD, pháp luật, PBGDPL, làm đồ dùng dạy học…
- Tổ chức cuộc thi đố vui tìm hiểu pháp luật, dán các bộ pa-nô, áp pích lên bảng tin phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật như: an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường…
5 Tăng cường phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL Ban chỉ đạo tổ chức quán triệt, theo dõi chỉ đạo công tác tuyên truyền, PBGDPL trong nhà trường Bên cạnh đó thường xuyên phối hợi với các ban ngành trong nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục, PBGDPL đối với học sinh
IV Kế hoạch cụ thể:
chính
Thời gian thực hiện
3 - Kiểm tra các đầu
sách, tài liệu liên
Trưởng BCĐ
5 - Tham gia thi giáo
Trang 10viên dạy giỏi môn
GV dạy GDCD, PL
& Đoàn TN
Trưởng BCĐ
6 - Tham gia thi giáo
viên dạy giỏi (tuyên
truyền viên giỏi)
môn GDCD và PL
cấp tỉnh
- Tham gia thi học
sinh (tuyên truyền
viên) hiểu biết pháp
luật cấp tỉnh
11/2009
12/2009
Tổ Sử - Địa – GDCD
9 - Tham gia thi các
tiểu phẩm sân khấu
hóa có nội dung
10 Tham gia lớp bồi
dưỡng giáo viên
Ban chỉ đạo Trưởng BCĐ
11 - Tham gia thi giáo
viên dạy giỏi môn
GDCD cấp trường
- Tham gia thi giáo
viên dạy giỏi môn
GDCD - Pl cấp tỉnh
11/2010
12/2010
Tổ Sử - Địa - GDCD
Trưởng BCĐ
12 Tham gia lớp bồi
dưỡng giáo viên 8/2011
Ban chỉ đạo
13 - Thi tiểu phẩm sân
khấu hóa tuyên
Trang 11- Tham gia thi tiểu
phẩm sân khấu hóa
3.2 Bước thứ 2: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch:
Sau khi được thành lập, BCĐ tiến hành họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên trong ban chỉ đạo, xây dựng cơ chế hoạt động hợp lí, khai thác được
điểm mạnh của các thành viên trong trường giúp cá nhân, bộ phận thực hiện công
việc chủ động, góp phần tích cực cho công tác PBGDPL trong trường
Ngay từ đầu năm, sau khi họp Ban chỉ đạo để phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng đối tượng liên quan trong Ban thực hiện công tác PBGDPL cho các em học
sinh như: Giáo viên chủ nhiệm, tổ bộ môn GDCD, Đoàn TN… tôi đã tham mưu
Hiệu trưởng có kế hoạch huy động các lực lượng khác trong Nhà trường cùng tham
gia hoạt động
a Đối với Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chính là người cố vấn cho hoạt động của lớp
Đây là lực lượng gần gũi và nắm được khả năng của lớp trong việc triển khai
những hoạt động giáo dục pháp luật Chính vì thế, sau khi kế hoạch triển khai, Ban
đề án của trường phải trực tiếp hướng dẫn cho GVCN nắm bắt mục đích yêu cầu
và cách thức thực hiện Đồng thời, GVCN là người đi sâu sát, phân công nhiệm vụ
của từng học sinh để tham gia những nội dung trong kế hoạch của nhà trường dựa
trên thực lực của lớp mình
b Đối với Tổ bộ môn GDCD:
Đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực làm đồ dùng dạy học, hướng dẫn
cho học sinh tìm hiểu các văn bản qui pháp luật; tham gia thi giáo viên dạy giỏi
môn GDCD; đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình phát thanh học
đường; tổ chức các cuộc thi sân khấu hóa, tiểu phẩm vui, vẽ tranh cổ động… có
nội dung tuyên truyền, PBGDPL
c Đối với Đoàn trường:
Trang 12Xây dựng chương trình phát thanh học đường; chú trọng lồng ghép các hoạt động PBGDPL vào các chương trình hoạt động ngoại khóa; xây dựng đội ngũ tuyên truyền, báo cáo viên; chú trọng công tác rèn luyện đoàn viên hàng năm…
d Đối với thư viện:
Xây dựng tủ sách pháp luật, hòm thư tố giác tội phạm; kiểm tra đề xuất mua các tài liệu, văn bản pháp luật phục vụ kịp thời nhu cầu của người đọc
e Đối với kế toán:
Đảm bảo kinh phí phục vụ theo qui định hiện hành
4 Một số mô hình hoạt động PBGDPL nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh:
Sau đây, tôi xin trình bày cụ thể một số mô hình hoạt động PBGDPL nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh, đồng thời cụ thể hoá kế hoạch của nhà trường Những nội dung này tôi đã thực hiện trong 04 năm học 2008- 2012, đã thu được một số kết quả nhất định
4.1/ Sân chơi thứ nhất: Vẽ tranh phổ biến, giáo dục pháp luật:
a Ý nghĩa : Vẽ tranh có ý nghĩa tác dụng trực quan, tác động vào nhận thức
của học sinh thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động Qua đó, học sinh hiểu được những mặt tốt- xấu, phải- trái, đúng- sai để kịp thời điều chỉnh hành vi của mình Đồng thời, qua cuộc thi, nhà trường phát hiện những tài năng trẻ có năng lực hội hoạ, có óc thẩm mỹ, có cá tính sáng tạo
b Nội dung vẽ : được chia theo từng khối để tránh trùng lặp, nhàm chán Nội dung này có thể hoán đổi giữa các khối theo các năm sau đó
- Khối 10 : AN TOÀN GIAO THÔNG
- Khối 11: PHÒNG CHỐNG MA TUÝ- PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
- Khối 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
c Dụng cụ và cách thức trình bày :
Mỗi lớp vẽ tối thiểu 1 bức tranh trên tờ giấy ROKI Lớp vẽ theo chiều dọc của
tờ giấy Người vẽ tự phối màu phù hợp Tranh vẽ có thể tự nghĩ ra hoặc sưu tầm Tranh vẽ có tiêu đề ngắn gọn, ý nghĩa Sau khi vẽ xong, đóng nẹp chắc chắn 2 đầu,
có dây treo
d Những việc làm sau cuộc thi vẽ tranh:
-Triển lãm toàn bộ tranh vẽ cho học sinh toàn trường xem trong giờ ra chơi để các em bình luận
Trang 13- Trong giờ sinh hoạt chào cờ
hoặc hoạt động ngoài giờ, mỗi lớp
cử 01 em lên thuyết trình ý nghĩa
tranh vẽ của lớp mình cho toàn
trường nghe Cuối buổi, nhà
trường cử đại diện giáo viên
GDCD hoặc người thuộc Ban đề
án cấp trường lên nhận xét, đánh
giá
- Cuối đợt, chuyển toàn bộ
tranh ảnh về phòng truyền thống
để lưu giữ cho năm sau
4.2/ Sân chơi thứ hai : Thi thuyết trình phổ biến, giáo dục pháp luật:
a Ý nghĩa: Thuyết trình là hình thức tuyên truyền miệng có tác động trực tiếp đến người nghe, sức thuyết phục cao Qua thuyết trình, tăng cường nhận thức của học sinh về pháp luật Các em tham gia phải có thời gian chuẩn bị trước từ việc
xây dựng đề cương, sưu tầm hình ảnh, tự thực hiện những video clip để minh hoạ
b Nội dung đề tài: cũng được thực hiện theo khối
- Khối 10 : cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống Cụ thể :
+ Hiện tượng học sinh ăn quà, xả rác trong lớp học
+ Hiện tượng học sinh lười học, không phát biểu xây dựng bài, sử dụng điện thoại di động trong giờ học
+ Hiện tượng học sinh nhuộm tóc, đi dép lê, nói tục, chửi thề, không biết nói lời “xin lỗi”, “cám ơn”
-Khối 11 : cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống Cụ thể :
+ Hiện tượng học sinh vi phạm luật giao thông
+ Hiện tượng bạo lực học đường
+ Phòng chống ma tuý
-Khối 12 : cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống Cụ thể :
+ Phòng chống HIV/AIDS
+ Internet- con dao hai lưỡi
+ Phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập học đường
c Đối tượng : tối thiểu mỗi lớp cử 01 học sinh viết bài dự thi ( phần đề cương ) ở vòng 1 bằng hình thức bốc thăm đề tài Trên cơ sở các bài dự thi ở vòng
1, ban tổ chức sẽ chọn ra 09 bài ( mỗi khối 3 bài) có điểm cao nhất để tham gia thi thuyết trình vòng chung kết xếp hạng
d Các bước dự thi :
+/ Viết đề cương : Thí sinh dự thi phải chuẩn bị trước đề cương như một bài văn nghị luận đã được học Cụ thể: Mở bài phải có dẫn ý liên quan vào bài, nêu vấn đề Thân bài: trình bày rõ ràng các luận điểm, luận cứ Kết bài : Nêu suy nghĩ
về vấn đề
Thí sinh dự thi phải nộp đề cương về Ban tổ chức trước 1 tuần từ ngày ra thông báo Đề cương viết tay hoặc đánh vi tính không quá 03 trang giấy A4
Trang 14Mỗi thí sinh chuẩn bị 02 bản 01 bản nộp về BTC, 1 bản giữ lại để dự thi +/ Thi thuyết trình :
-Thời gian thuyết trình :15 phút Nếu quá thời gian sẽ bị trừ điểm Chỉ nói, không được cầm giấy đọc Có thể minh hoạ hình ảnh, âm thanh, video clip…trình chiếu bằng ppt Chú ý trang phục áo quần dài ( Nữ)-Quần xanh áo trắng ( Nam)
e Những việc làm sau cuộc thi thuyết trình:
- Những bài dự thi đoạt giải cao ( Nhất, Nhì , Ba) sẽ được giới thiệu trình bày lại trước toàn trường trong những giờ sinh hoạt tập thể ( sinh hoạt lớp, chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp…)
- Những bài có đề cương hay sẽ đóng thành tập để lưu phòng truyền thống của trường
Sau đây là một bài thuyết trình tiêu biểu:
BÀI DỰ THI THUYẾT TRÌNH “VĂN HOÁ GIAO THÔNG”
Thực hiện : TRẦN YÊN CHI
Học sinh lớp 11A1- Trường THPT Thống Nhất B
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tai nạn giao thông ngày nay đang là vấn đề nhức nhối của nước ta Một năm
số người chết tương đương với số dân của một xã hay một phường, gấp hàng chục lần số người chết mỗi năm ở Việt Nam bởi đại dịch HIV/AIDS Chính vì thế , nhà nước ta đã thành lập "Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia" Ở trên các tuyến đường thường có các khẩu hiệu "An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà", "Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông" Có nhiều phong trào đã được phát động trên phạm vi cả nước như "Tháng an toàn giao thông", "Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu" với mục đích giữ gìn sự bình yên cho mỗi người, mỗi nhà Nhưng tai nạn giao thông không những không giảm mà còn gia tăng, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tạo nên gánh nặng cho gia đình và cho xã hội Vậy nguyên nhân từ đâu? Xin thưa là do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, đặc biệt là chưa thực hiện văn hoá giao thông
II KHÁI NIỆM:
Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về Giao thông như Luật giao thông đường bộ, Đường thủy nội địa, Đường sắt, Hàng hải và Hàng không dân dụng
Trang 15Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông khi tham gia giao thông nhằm tạo nên trạng thái nếp sống cư xử có văn hóa, đúng luật, an toàn và có ý thức lịch sự,
tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi dậy nét đẹp thuần phong mỹ tục khi tham gia giao thông; giúp cho chúng ta ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác
Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường nhịn cho người già, trẻ em Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông…Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái, quậy phá, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia khi tham gia giao thông…sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
sẽ từng bước được đẩy lùi
III THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN :
Có lẽ mọi người vẫn nghe thấy “gia đình văn hoá”, “ấp văn hoá”, “cơ quan văn hoá” với nội dung cơ bản là xây dựng con người văn hoá thì với “văn hoá giao thông” cũng vậy Mỗi người trước khi tham gia nên nắm rõ văn hoá cần thiết khi tham gia giao thông như: đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm đúng quy định, không phóng nhanh, vượt ẩu, không uống rượu bia Nhưng thực tế cho thấy có đến 80% sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% sinh viên khi lái xe sử dụng sai
kỹ thuật và học sinh phổ thông chưa đủ tuổi vẫn sử dụng xe máy, phóng nhanh, vượt ẩu…Số người vi phạm bị xử lý ở độ tuổi 16-35 chiếm khoảng 80%.Việc đi xe máy không đội mũ bảo hiểm vẫn còn, vẫn uống rượu bia khi tham gia giao thông
kể cả người lái xe ô tô Thanh, thiếu niên tổ chức đua xe, chở ba bốn, lạng lách, đánh võng trên đường, xe chở hàng cồng kềnh, nghênh ngang trên đường Ở các ngã tư đường phố, người điều khiển xe vẫn vượt đèn đỏ gây tai nạn nguy hiểm chết người Thậm chí người gây ra tai nạn không dừng lại để cứu giúp người bị nạn mà lại bỏ chạy Khi vi phạm an toàn giao thông, được công an giao thông nhắc nhở, không những không chấp hành mà còn chống lại người thi hành công vụ Tất cả những điều nêu trên đều là phi văn hóa Tại sao người nào cũng thích mình là người có văn hoá, là người được mọi người coi trọng mà lại đi làm những điều vô văn hoá như thế? Khi được hỏi câu hỏi như thế thì đa số đang là học sinh hay sinh viên thì trả lời là “phải như thế mới là Pro” hay là “ như vậy mới là đẳng cấp” Còn với những người lớn thì “đi có một tí đội mũ bảo hiểm làm gì cho mất công”;
“phải chạy vậy mới kịp giờ làm”…Có trăm ngàn lý do để người ta vi phạm luật giao thông, để người ta bào chữa khi bị cảnh sát giao thông bắt Tình trạng giao thông hiện nay của nước ta theo cái nhìn khách quan là tệ hại Ngay tại các trung tâm thành phố như Sài Gòn hay Hà Nội là bộ mặt của đất nước nhưng ý thức của người dân quá kém Tại các cột đèn giao thông mặc dù đã thấy đèn đỏ nhưng người ta vẫn cố nhích lên trên khỏi vạch kẻ trắng một tí khi đèn đỏ còn vài ba giây người ta đã rồ máy chạy Không biết việc làm đó giúp họ nhanh hơn được bao nhiêu nhưng vẫn bị coi là phạm luật và người ta dễ lây những hành vi giống nhau
Trang 16của nhiều người, một người làm là những người khác cũng làm chưa kể nhiều người vượt luôn đèn đỏ rất dễ gây ra tai nạn giao thông Vào những lúc giờ cao điểm, tình trạng kẹt xe luôn là nỗi ám ảnh của người dân, nhích từng tí một giữa thời tiết nắng nóng, còi thì bấm inh ỏi, người ta chửi nhau liên tục Có rất nhiều người muốn “ văn hoá” nhưng nếu đứng chờ thì bị những người đằng sau bóp còi chửi và bắt nhích lên nên cũng phải chịu Trong các trường học, cứ trống hết tiết là học sinh ùn ùn như ong vỡ tổ tranh nhau ra khỏi cổng, giành cả lối đi của giáo viên
mà không hề nghĩ rằng chỉ cần chờ 2 phút thôi thì về sẽ rất thoải mái
Có một câu chuyện cười như thế này : “ Có một vụ tai nạn giao thông, mọi người xúm lại coi rất đông, một anh thanh niên rất muốn vào coi nhưng không thể nào chen vào được liền hô to : “ tôi là bố của nạn nhân” Tất cả mọi người đều quay lại nhìn anh rồi lùi ra cho anh bước vào Khi anh nhìn vào thì người bị nạn là một con chó” Tuy chỉ là một câu chuyện cười nhưng nó cũng đã nói lên được cái đáng bị cười của chúng ta Khi tham gia giao thông, bất cứ khi nào bắt gặp có tai nạn hầu như là dừng xe lại đứng nhìn rồi hỏi người xung quanh tình tiết thế nào, cả những người ở gần khu đó cũng thế Ai cũng tò mò đến xem mà không biết được bao nhiêu người đứng ra giúp đỡ người bị nạn, gọi người thân và xe cấp cứu đến giùm họ mà đa số toàn đứng nhìn rồi bỏ đi Thậm chí ở thành phố, cái tình cái nghĩa không biết ở đâu rồi Người ta thấy người khác bị tai nạn nằm giữa đường
mà chỉ biết tránh qua rồi dửng dưng đi tiếp Đôi khi có những vụ va chạm nhỏ nhưng người ta lại bé xé ra to, hai bên cùng đứng chửi nhau khiến người ta đứng lại càng đông làm ách tắc giao thông
Tất cả những điều trên mới chỉ là thực trạng giao thông ban ngày, còn về ban đêm thì lại khác nữa Thanh niên tụ tập với nhau để đua xe Họ phóng với tốc
độ cao và nẹt ga khiến những nhà nơi họ chạy qua đều mất ngủ Ngoài ra, họ còn thực hiện những pha biểu diễn mạo hiểm như vặn ga thật mạnh rồi nằm ngửa ra sau hay chạy xe bằng một bánh…chỉ để bạn bè cùng nhóm nể phục và thể hiện bản thân mà không màng đến tính mạng Trong mấy tháng trước, một nữ quái xế tên Lan Anh đã làm xôn xao cả dân cư mạng khi dùng chân để lái xe với tốc độ nhanh
Tất cả những điều trên đều là hành động phi văn hoá giao thông Còn một số việc không tham gia giao thông nhưng cũng phi văn hoá giao thông đó chính là: rải đinh, lấn chiếm lòng lề đường, xả rác, chất thải công nghiệp bừa bãi ra đường, lô cốt dựng khắp nơi, đường chưa làm xong đã phải sửa, các cây cầu làm năm bảy năm vẫn chưa xong … Những hành động này cũng có nguy cơ gây nguy hiểm cho nhiều người tham gia giao thông Nhiều người vẫn tự kháo với nhau là nếu thấy chỗ đường nào nhiều tiệm sửa xe quá thì cẩn thận, không là đinh tặc đấy, điều đó
có nghĩa là người ra rải đinh ra đường rồi dựng tiệm để vá lại với giá đắt gấp mấy lần Đó là việc làm thiếu đạo đức, không những là bóc lột tiền của người khác mà còn dễ gây tai nạn Ngoài ra nhiều người thường lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán khiến người đi bộ phải đi xuống phần đường giành cho xe máy, làm cản trở lưu thông Những ngày trời mưa, người ta tranh nhau đổ rác ra đường để nó trôi đi chỗ khác, đến khi hết mưa nước rút là trên mặt đường toàn là rác, nhìn không thiện cảm chút nào, chưa kể đến mùi hôi của nó Tại sao chúng ta sẵn sàng nổi nóng nếu
ai đó vô tình làm văng đốm sình lên áo nhưng lại hồn nhiên ném những bịch rác to đùng ra đường?