Khái niệm Du lịch “Là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”Trích Luật du lịch 2005Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của du lịch+ Tài nguyên du lịch+ Hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống cơ sở kĩ thuật trong du lịch+ Các điều kiện kinh tế chính trị văn hoáKhái niệm ‘ Là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch’
Trang 1Khái niệm Du lịch
“Là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi
liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”
Trích Luật du lịch 2005
Trang 3Tài nguyên du lịch
Khái niệm
‘ Là tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch’
Trang 4Vai trò của tài nguyên du lịch
• Ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ
• Khối lượng nguồn tài nguyên quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng du khách
Trang 5• Sự kết hợp của 3 yếu tố
+ Số lượng nguồn tài nguyên+ Chất lượng tài nguyên
+ Mức độ kết hợp của chúng Có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của 1 vùng hay 1 quốc gia
Trang 6ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Đặc điểm
Tiềm năng và khả năng khai thác của một vùng du lịch
phụ thuộc vào khối lượng và diện tích của nguồn tài nguyên
• Tính mùa của du lịch
• Tính không bất biến về mặt lãnh thổ
• Vốn đầu tư thấp, giá thành chi phí không cao
• Khả năng sử dụng nhiều lần các đối tượng tài nguyên
Trang 7Tài nguyên du lịch
• Tài nguyên du lịch tự nhiên
• Tài nguyên du lịch nhân văn
Trang 8Tài nguyên du lịch tự nhiên
Trang 9TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
- Các kiểu địa hình đặc biệt: Ví dụ?
kiểu địa hình karstơ, kiểu địa hình ven b bờ
Trang 10Tài nguyên khí hậu
Khí hậu bao gồm các yếu tố: (Nhiệt độ, độ ẩm; một số yếu
tố khác: gió, lượng mưa, thành phần lý hoá của không khí)
* Sự tác động của yếu tố khí hậu đến du lịch: thông qua các khía cạnh sau:
+ Tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người - thúc đẩy nhu cầu đi du lịch hoặc du lịch kết hợp với chữa bệnh của họ
+ Quy định tính mùa trong hoạt động du lịch
Trang 11Tài nguyên nước
- Vai trò của tài nguyên nước trong du lịch:
Nước là một trong những yếu tố hoạt bát nhất của thế giới thiên nhiên, biến hóa thành 3 thể: rắn, lỏng, khí
- Là vật liệu làm cho phong cảnh sinh động, là bộ phận không thể thiếu trong cảnh sắc
Các loại tài nguyên nước có thể khai thác trong các hoạt động du lịch: nước mặt, thác, các vùng ven biển + Phục vụ trực tiếp cho nhu cầu du lịch: du lịch biển,
hồ, sông, suối
Trang 12Tài nguyên nước khoáng
+ Phục vụ cho mục đích du lịch chữa bệnh
+ Nhóm nước khoáng cacbonic: Mường Luôn (huyện Điện Biên, Lai Châu); Vĩnh Hảo (Bình Thuận)
+ Nhóm nước khoáng silic: Hội Vân (Bình Định)
+ Nhóm nước khoáng Brôm -Iốt (Quang Hanh - Quảng Ninh; Tiên Lãng - Hải Phòng)
Trang 14Tài nguyên thực, động vật
- Tài nguyên sinh vật có tác dụng làm đẹp cho môi trường, trang điểm cho cảnh sắc và phong cảnh du lịch
• Tác dụng của động vật:
- Động vật là vật liệu sinh động và hoạt bát nhất trong phong cảnh
- Tập tính, hình dáng và tiếng kêu của chúng có thể khơi dậy sự hứng thú của du khách
• Tác dụng của thực vật:
- Làm đẹp môi trường
- Làm sạch không khí hút khói bụi, điều tiết không khí
- Bảo vệ sự cân bằng sinh thái
Trang 15Khu vườn Luxembour của Pháp
Trang 16TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
- Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thường
có văn hoá cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn
- Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn
Trang 17- Đại bộ phận không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng
- Sở thích của những người tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo rất phức tạp và rất khác nhau
+ Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa vào cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm
- Tài nguyên du lịch nhân tạo tác động theo từng giai đoạn
+ GĐ thông tin
+ GĐ tiếp xúc
+ GĐ nhận thức
+ GĐ đánh giá
Trang 18Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn
Di sản văn hóa thế giới
Các di tích lịch sử văn hóa
Các lễ hội
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác
Bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn
Trang 19Các loại tài nguyên nhân văn
- Di sản văn hóa thế giới
Trang 21
Di tích văn hoá khảo cổ
- Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận gía trị văn hoá
- Thuộc về thời kì lịch sử XH loài người chưa có văn tự hay thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại
• Một số lưu ý:
- Đa số các di tích văn hoá khảo cổ nằm trong lòng đất
- Còn được gọi là di chỉ khảo cổ: di chỉ cư trú hoặc di chỉ
mộ táng
Trang 22Khu Hoàng Thành
Mộ cổ Hàng Gòn
Trang 23- Di tích ghi dấu chiến công xâm lược (Điện Biên Phủ, Đống
Đa …)
- Di tích ghi dấu những kỉ niệm
- Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động
- Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến
Trang 24Di tích văn hoá - nghệ thuật
• Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị
• Không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn
chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần
- Tháp Ephen
- Khải Hoàn Môn (Pháp)
- Các ngôi đình làng
- Văn miếu Quốc Tử Giám
- Toà thánh Tây Ninh
Trang 26TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN (tt)
Lễ hội
- Khái niệm
- Nội dung lễ hội
- Thời gian lễ hội
- Bản sắc của lễ hội Việt Nam
- Những đặc điểm cần lưu ý khi đánh giá một lễ hội phục vụ
du lịch
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác
Bảo vệ tài nguyên du lịch nhân tạo
Trang 27• Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả
• Lễ hội là dịp :
- Mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người
có công với địa phương và với đất nước
- Có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng
- Ôn lại những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế trọng đại của địa phương, của đất nước
- Những hoạt động vui chơi, giải trí, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng
Trang 28• Nội dung lễ hội : gồm 2 phần ; phần lễ và phần hội
+ Phần lễ :
• Là những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian
+ Phần nghi lễ thông thường :
- Tổ chức tưởng niệm về một sự kiện lịch sử trọng đại,
tưởng niệm, tôn vinh những danh nhân, các vị anh hùng dân tộc
- Cũng có những phần lễ thực hiện những nghi lễ tôn kính, dâng hiến các lễ vật cho các vị thánh nhân, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống
+ Ý nghĩa :
- Có ý nghĩa thiêng liêng chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mĩ và tư duy triết học của đời sống cộng đồng
Trang 29+ Phần hội
- Thường tổ chức vui chơi, giải trí , biểu diễn văn hoá - nghệ thuật Tất cả những gì tiêu biểu nhất của địa phương được phô diễn
+ Ý nghĩa
- Phần hội làm cho lễ hội sống động hơn, vui nhộn, hấp dẫn khách du lịch nhiều hơn, có ý nghĩa giải trí…
- Trong nhiều lễ hội của nước ta hiện nay thì có một số
lễ hội có phần hội chiếm ưu thế hơn
Trang 30• Thời gian lễ hội
- Thường được tổ chức vào mùa xuân, một số lễ hội còn được tổ chức vào mùa thu
- Thường mang tính chất của các lễ hội tượng trưng cho nền văn minh lúa nước
• Bản sắc của lễ hội Việt Nam
- Đặc điểm chung của lễ hội đều có sự phản ánh các yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, cầu mong mưa thuận gió hoà, ấm no, hạnh phúc
- Đây cũng là dịp để mọi người hướng về nguồn cội bày tỏ tấm lòng tôn kính tổ tiên, hướng tới cái đẹp
- Một điểm độc đáo có thể đưa vào các hoạt động du lịch ở địa phương là các phần hội Các hoạt động như đua thuyền, các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, hát đối đáp thường tạo ra một không khí vui vẻ gắn kết mọi người, duy trì tính cộng đồng, bồi đắp tình cảm thắm thiết
Trang 31Một số tồn tại
• Tình trạng thương mại hoá lễ hội vẫn còn tràn lan
• Tình trạng tranh giành và bắt chẹt khách, trộm cắp, móc túi … trong các lễ hội vẫn còn tái diễn
• Công tác sưu tầm, nghiên cứu để bảo tồn và khai thác
du lịch lễ hội cũng gặp không ít khó khăn
Trang 32Các đối tượng gắn liền với dân tộc học
- Ẩm thực
- Làng nghề truyền thống
- Các đặc điểm truyền thống khác
Trang 33Philips Kosler
• Việt Nam là “nhà bếp của thế giới”
Trang 34Bún bò Huế - Đặc sản Huế
Trang 37Làng nghề truyền thống
Trang 39Các đối tượng văn hóa, thể thao và
hoạt động nhận thức khác
- Những ngôi trường nổi tiếng, lâu đời
- Các thành phố lớn nơi diễn ra các sự kiện mang tính chất quốc tế
Trang 40Bảo tàng Louvre
Trang 41Bảo vệ tài nguyên du lịch nhân tạo
• Tài nguyên du lịch nhân văn không có khả năng tự phục hồi
• Cần phải có những quy định cụ thể nội quy khi đến thăm một đối tượng tài nguyên nhân tạo
• Có những biện pháp quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên có hiệu quả
Trang 43CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ
THUẬT
Trang 44Cơ sở hạ tầng
Giao thông
* Đường bộ
* Đường hàng không
* Đường sông, đường biển
Thông tin liên lạc
Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước
Trang 45Cơ sở hạ tầng tốt luôn là điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch
Trang 46Vai trò của hệ thống giao thông trong du lịch
- Giao thông là điều kiện tất yếu để du khách hoàn thành hoạt động du lịch, thực hiện:
+ Sự chuyển dịch không gian từ nơi định cư đến nơi đi du lịch
+ Sự chuyển dịch không gian giữa các điểm phong cảnh, khu phong cảnh, khách sạn, nhà hàng, nơi vui chơi giải trí
- Giao thông du lịch là nguồn thu quan trọng của du lịch
- Chi phí cho giao thong trong các chuyến đi du lịch luôn chiếm một phần rất lớn trở thành một nguồn thu lớn cho
sự phát triển du lịch
- Nhiều lúc các phương tiện giao thông cũng là một sản phẩm du lịch
Trang 47Thông tin liên lạc
Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước Cho ví dụ?
Trang 50Các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội
1 Dân cư và lao động
2 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
3 Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Trang 51- Số lượng người lao động trực tiếp vào các hoạt động
trong các ngành kinh tế du lịch (số lượng, chất lượng, giỏi chuyên môn, có trách nhiệm cao…)
- Số lượng người tham gia vào các loại hình du lịch
- Các yếu tố ảnh hưởng của dân cư ảnh hưởng trực tiếp
đến du lịch:
+ Số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu
trúc, sự phân bố và mật độ dân cư
Dân cư và lao động
Trang 52SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN SẢN XUẤT XÃ
HỘI VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ
- Có tầm quan trọng hàng đầu
- Làm xuất hiện nhu cầu du lịch
- Biến nhu cầu đi du lịch của con người thành hiện thực
Trang 53Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Sơ đồ biểu thị nhu cầu của con người
Trang 54• Nhu cầu xã hội về phục hồi sức khoẻ + khả năng lao động; về sự phát triển toàn diện thể chất + tinh thần cho mỗi thành viên trong xã hội
• Nhu cầu về nâng cao tầm hiểu biết cho bản thân
• Việc con người quyết định đi du lịch còn có liên quan chủ yếu đến hai bậc tương đối cao trong sơ
đồ Maslow đó là :
- Nhu cầu được tôn trọng
- Nhu cầu được tự thể hiện mình
Trang 55Cách mạng Khoa học và Kĩ thuật
Trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch
Sự tiến bộ của KH-KT
Trang 56- Hiên nay trình độ công nghệ cao : hệ thống quảng cáo, website giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các khách sạn (thông qua việc đặt phòng qua mạng) : cung cấp thông tin về giá phòng, chất lượng phòng …
Trang 57Mạng quảng bá khách sạn lớn nhất VN
Giao diện trang hotels84.com
Trang 58Đô thị hóa
Tốc độ đô thị hóa
Ảnh hưởng như thế nào đến du lịch?
Trang 59Điều kiện sống
Trang 60- Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thần của con người đạt đến trình độ nhất định)
Trang 61Thời gian rỗi
• Là nhân tố thuận lợi để phát triển loại hình du lịch dài ngày
• Là một trong những điều kiện cơ bản để một người trở thành du khách
• Xu hướng hiện nay là giảm thời gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi
Trang 62Các nhân tố chính trị
• Là điều kiện đặc biệt quan trọng
+ Có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế
cần phải ưu tiên vấn đề chống khủng bố, bạo lực chính trị,
và hơn nữa là việc củng cố luật pháp và các chuẩn mực''
Trang 63Chủ trương, chính sách phát triển du lịch
• Cơ chế chính sách có tác động đến tất cả các hoạt động du lịch: khai thác, bảo vệ, đào tạo, xúc tiến, quảng bá…
• Cơ chế và chính sách đúng đắn, phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
• Ưu tiên, đầu tư phát triển, du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn
Trang 64Xây dựng thương hiệu - slogan
Trang 65Du lịch bền vững
Trang 67Mục tiêu xã hội: đảm bảo công bằng xã hội
- Phát triển du lịch vì người nghèo, du lịch cộng đồng, tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch
Mục tiêu môi trường
- Phát triển du lịch nhưng đồng thời phải tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững
Trang 68Những nguyên tắc cơ bản của du lịch bền vững
1 Khai thác sử dụng các nguồn tài
nguyên một cách bền vững
2 Hạn chế sử dụng quá mức nguồn
tài nguyên và giảm thiểu chất
thải
3 Phát triển gắn liền với việc bảo
tồn tính đa dạng
4 Phát triển phải phù hợp với quy
hoạch tổng thể kinh tế –xã hội
Trang 695 Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương
6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
7 Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng
đồng địa phương và các đối tượng có liên quan
Trang 708 Chú trọng việc đào tạo nhận thức nguồn tài nguyên môi trường
9 Marketing một cách có trách nhiệm 10.Triển khai các nghiên cứu có liên quan đến du lịch
Trang 72- - nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
Trang 7310/7/2011 303008 + Chương 3 73
Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam
Tổ chức LTDL
Đối tượng
DL
Cơ sở phục vụ có liên quan
liên kết không gian
đạt hiệu quả (KT, XH, MT) cao nhất.
Trang 74Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch
Trang 75Điểm du lịch
• Là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị
• Điều kiện để trở thành một điểm du lịch
• Điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất kĩ thuật hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ
Trang 76TPHCM là một trung tâm du lịch
Trang 77Trung tâm du lịch
• Là một cấp hết sức quan trọng
• Các điều kiện để trở thành trung tâm du lịch
- Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ
- Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng về loại hình nhưng điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịch
- Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Trang 78Tiểu vùng du lịch
• Là tập hợp các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có); bao gồm một vài tỉnh
• Các điều kiện để trở thành một tiểu vùng du lịch
- Nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại
- Có hai loại tiểu vùng: tiểu vùng đã hình thành; tiểu vùng tiềm năng
Trang 79• Vùng du lịch Bắc Bộ: chia làm 5 tiểu vùng
1 Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc: Bắc Cạn; Cao Bằng; Hà Giang; Lạng Sơn; Thái Nguyên; Tuyên Quang
2 Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc: Hải Phòng; Quảng Ninh
3 Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc: Điện Biên; Lào Cai; Lai Châu; Sơn La; Yên Bái
4 Tiểu vùng du lịch trung tâm: Bắc Giang; Bắc Ninh; Hà Nam; Hà Nội; Hà Tây; Hải Dương; Hưng Yên; Hòa Bình; Nam Định; Ninh Bình; Phú Thọ; Thái Bình; Thanh Hóa; Vĩnh Phúc
5 Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ: Hà Tĩnh; Nghệ An
Trang 80Á vùng du lịch
• Là tập hợp các điểm du lịch, trung tâm du lịch (nếu có) ; tiểu vùng du lịch thành một á vùng du lịch
• Mức độ tổng hợp cao hơn tiểu vùng
• Vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn
• Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên, và đã có sự hình thành chuyên môn hoá