1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tuyen tap de thi vao lop 10 chuyen van

22 813 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 173 KB

Nội dung

Câu 1 (3,0 điểm) Patrick Hayden, Giáo sư trường Đại học Stanford, Hoa Kỳ đã nói: Công dân môi trường toàn cầu có thể được xem như một thành tố của một quan niệm bao trùm hơn mang tinh thần thế giới về công dân toàn cầu...Công dân môi trường toàn cầu quan tâm đến những điều tốt chung cho cộng đồng nhân loại và có những sự nhấn mạnh cụ thể vào thực tế tất cả chúng ta đều là các công dân vừa thuộc về những môi trường địa phương đồng thời vừa thuộc về một môi trường toàn cầu duy nhất. (trích trong bài Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học, Karen Thomber, Trần Ngọc Hiếu dịch) Trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm trên. Câu 2 (7,0 điểm) Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, có ý kiến nhận xét: Hình ảnh cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, tạo sự bất ngờ, hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện. Cũng có người cho rằng: Cái bóng thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Dữ về số phận và hạnh phúc của con người nói chung. Hãy nếu cảm nghĩ của anhchị về hai nhận định trên.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 Năm học 2016 - 2017 Môn thi: NGỮ VĂN (CHUYÊN)

Thời gian làm bài: 150 phút(không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3,0 điểm)

Patrick Hayden, Giáo sư trường Đại học Stanford, Hoa Kỳ đã nói:

"Công dân môi trường toàn cầu có thể được xem như một thành tố của một quan niệm bao trùm hơn mang tinh thần thế giới về công dân toàn cầu Công dân môi trường toàn cầu quan tâm đến những điều tốt chung cho cộng đồng nhân loại và có những sự nhấn mạnh cụ thể vào thực tế tất cả chúng ta đều là các công dân vừa thuộc về những môi trường địa phương đồng thời vừa thuộc về một môi trường

toàn cầu duy nhất." (trích trong bài Những tương lai của phê bình sinh thái và văn

học, Karen Thomber, Trần Ngọc Hiếu dịch)

Trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm trên.

Hãy nếu cảm nghĩ của anh/chị về hai nhận định trên.

Trang 2

-Hết -SỞ GD&ĐT HÀ NỘI KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

Năm học 2015 - 2016

Ngày thi: 12 tháng 6 năm 2015 Thời gian làm bài: 150 phút

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1(6 điểm)

Trong một lần tâm sự về nghề, nhà văn Bùi Hiển đã rất tâm huyết bày tỏ Khát

vọng qua những trang viết:

Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát triển bất ngờ về con người.

(Theo Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Giáo dục 2004)

Giải thích ngắn gọn ý kiến trên và làm rõ "sự phát triển bất ngờ về con người" ở một truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS mà em yêu thích.

Câu 2 (4 điểm)

Có câu chuyện được tóm lược như sau:

Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ:

- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!

- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.

- Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta?

- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm Bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.

- Nhưng mà em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được Tại sao em ấy không đeo cái vỏ đó?

- Vì em ấy chui xuống đất và sẽ được lòng đất bảo vệ.

(Theo Cửa sổ tâm hồn, NXB Trẻ 2013)

Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên và từ đó nêu rõ trách nhiệm của tuổi trẻ với điểm tự gia đình.

Trang 3

-Hết -SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 - THPT CHUYÊN

NĂM HỌC: 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn (Chuyên)

Thời gian làm bài: 150 phút - không kể giao đề (Đề thi gồm có 01 trang)

I Phần Đọc - hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp thời ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hướng thù Hứng lấy luồng bom "

(Trích Khoảng trời và hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt được sử dụng trong khổ thơ trên?

(0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra những biện pháp tu từ nổi bật của đoạn thơ trên và phân tích hiệu

quả nghệ thuật của các biện pháp tu ừ đó? (0,5 điểm)

Câu 3: Từ việc cảm nhận về nội dung của đoạn thơ, em hãy rút ra bài học của bản

thân về tình yêu Tổ quốc trong cuộc sống hôm nay? (Viết từ 5 đến 7 câu) (1,0

Một truyện ngắn hay là truyện mà ở đó nhà văn sáng tạo được những chi tiết

độc đáo Trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyến Quang Sáng, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết "vết thẹo" trên khuôn mặt của ông Sáu là chi tiết độc đáo nhất" nhưng ý kiến khác lại khẳng định: "Chiếc lược ngà mới là chi tiết hay và cảm động

nhất nên nhà văn đã chọn nó để đặt nhan đề cho tác phẩm của mình".

Ý kiến của em như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn

Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyến Quan Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Hết

Thí sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh Số báo danh Giám thị 1 Giám thị 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2016 - 2017

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 4

BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 06 - 6 - 2016

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"(1) Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy (2) Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ tạo được sự sống cho tâm hồn người (3) Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn ".

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ, Ngữ văn 9, tập 2)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

b) Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào?

c) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu 1 và cho biết nó thuộc kiểu câu gì?

Câu 2 (2,0 điểm)

Đọc và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a) Trong bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan Viên có câu "Con cá song

cầm đuốc dẫn thơ về", bài thơ Đoàn thuyền đánh cá cảu Huy Cận cũng có một câu

tương tự Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó.

b) Con cá song và ngọn đuốc là những sự ật vốn khác nhau trong thực tế

nhưng nhà thơ Huy Cận lại có sự liên tưởng hợp lý, vì sao vậy? Câu thơ giúp người đọc hiểu thêm gì về tài quan sát của nhà thơ?

Câu 3 (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông họa sĩ già trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa

Pa của Nguyến Thành Long.

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 5

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN NĂM 2016

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm)

Thánh Găng-đi có một phương châm: "Chinh phục được mọi người ai cũng

cho là khó, nhưng tạo được tình thường, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn".

(Theo Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 8, tập 1)

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (7,0 điểm)

Cảm nhận của em về nỗi nhớ thương qua hai bài thơ sau:

QUÊ HƯƠNG

"Chim bay dọc biển mang tin cá"

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe"

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng,

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

(Tế Hanh, Ngữ văn 8, tập 2)

BẾP LỬA Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế,

Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

ĐÈ CHÍNH THỨC

Trang 6

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

Trang 7

QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2016 - 2017

Ngày thi: 15/6/2016 Môn thi: Ngữ văn (hệ chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút

(không kể thời gian giao đề)

Phần I Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa

sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi, Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, 2006, trang 175)

Câu 1 Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn.

Câu 2 Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.

Câu 3 Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu :"Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa

xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ."

thuộc kiểu câu gì?

Câu 4 Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ trong đoạn văn: "Trên giàn hoa lí, vài

con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

có những làn sáng hồng rung động như cánh con ve mới lột."

Phần II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng:: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì " có

lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất" (SGK Ngữ văn 9, tập 2).

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên

Câu 2 (5,0 điểm)

Văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XĨ vừa phản ánh hiện thực

xã hội phong kiến Việt Nam với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị , vừa đề cập đến số phận bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả trước số phận của con người.

Chọn một số tác phẩm hoặc đoạn trích trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

-Hết -Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN NĂM 2016

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Ngày thi: 04/06/2016 - Đề thi gồm 01 trang

Câu 1 (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Ngôn từ là những đứa trẻ tinh nghịch và khôn ngoan Ngay khi chúng vừa rời khỏi mồm miệng chúng ta, chúng đứng qua một bên để xem những gì diễn ra tiếp theo Chúng không bao giờ ra về tay không, vì chắc chắn sẽ luôn có một điều gì đó xảy ra với một ai đó sau khi lời nói được thốt ra

(Roy garn - Tử huyệt cảm xúc, dịch giả Phan Nguyễn Thánh Đan, NXB Thông tin và truyềnthông, 2014, tr 37)

a, Đoạn văn bản trên sử dụng những phép liên kết nào? (0,5 điểm)

b, Chỉ ra và phân tích giá trị của những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích (1 điểm)

c, Viết đoạn văn diễn dịch dài 12 câu trình bày suy nghĩ của em về sức ảnh hưởng, tác động củalời nói trong giao tiếp (2,5 điểm)

Câu 2 (6 điểm) Nêu cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau trong đoạn trích cảnh ngày xuân

Ngày xuân con én đưa thoi,Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

[ ]

Tà tà bóng ngả về tây,Chị em thơ thẩn đan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê,Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh,Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2000)

Trang 9

THANH HÓA THPT CHUYÊN NAM SƠN

NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 05/6/2016

Câu 1 (2 điểm)

a, gọi tên những thành phần biệt lập được in đậm trong câu sau:

"Chà, một chiếc giầy thật xinh! Người đi giầy này hẳn phải là một trang tuyệt sắc"

(Tấm cám, kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXH Khoa học xã hội, năm 1975)

b, xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích dưới đây:

Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây Những cây thông chỉ cao quá đầu,rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnhthoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên màu xanh của rừng Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục,lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 2 (3 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về

vấn đề cho và nhận trong cuộc sống.

Trang 10

TỈNH YÊN BÁI THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút

(không kể thời gian giao đề)

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, ngữ văn 9, tập 1)

Câu 2 (3 điểm) Viết một bài văn ( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em khi xem hình ảnhsau:

Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng Trăng trong bài thơ Đồng chí - Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận và Ánh trăng - Nguyễn Duy.

Trang 11

"Người mình phải ai tai lấy, ai chết mặc ai! đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu

bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị tai nạn đó không can thiệp gì đếnmình"

Viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến vẫn còn giàu tính thời sự trên (khoảng 2 tranggiấy thi)

Câu 2 (14 điểm) Cùng viết về cuộc đời người chiến sĩ nhưng ở bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và bài thơ về Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) lại có những nét khác biệt trong xúc cảm của

Trang 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Ngữ văn (Dành cho tất cả các thí sinh) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 10 tháng 6 năm 2016 Câu 1 (1,0 điểm)

Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng mú rồng bay"

(Ông đồ, Vũ Đình Liên)

Câu 2 (1,0 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ dưới đây:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Trang 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Ngữ văn (Dành cho thí sinh thi chuyên Ngữ văn) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 11 tháng 6 năm 2016 Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Khi mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mười tuổi mẹ mong chờ được hát

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh

(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)

a Nêu ý nghĩa của từ quả trong bài thơ

b Trong khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai dòng thơ cuối

Câu 2 (3,0 điểm)

Bờ ao đầu làng có một cây si già Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước Một cậu bé đi ngang qua Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây Cây đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé, tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan

- Cậu bé có cái tên mới đẹp làm sao?

Mặt cậu bé rạng lên Cậu nói:

- Cám ơn cây

- Này vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi

- Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm, cháu chịu thôi!

- Vậy vì sao cậu bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng, Cậu bé và cây si già)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về bài học làm người được rút ra từ ý nghĩa của văn bản trên

Ngày đăng: 28/07/2016, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w