1. Trang chủ
  2. » Tất cả

báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi cấp huyện

32 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PAGE 27 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI TRƯỜNG THCS HÀN THUYÊN BÁO CÁO BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Họ và tê.

0 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI TRƯỜNG THCS HÀN THUYÊN BÁO CÁO BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Họ và tên : Nguyễn Thị Phương Dung Môn giảng dạy : Ngữ văn Trình độ chuyên môn : Đại học Đơn vị công tác : Trường THCS Hàn Thuyên Thị trấn Thứa, tháng 10 năm 2022 1 QUY ƯỚC VIẾT TẮT 1 THCS Trung học cơ sở 2 HS Học sinh 3 GV Giáo viên 4 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 5 SGK Sách giáo khoa 6 PPDH Phương pháp dạy học 2 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1 Thực trạng công tác dạy và học 4 a Ưu điểm 4 b Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 4 2 Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 6 5 2.1 Biện pháp 1: Trải nghiệm qua hình thức sưu tầm, sáng tác thơ ca 6 2.2 Biện pháp 2: Trải nghiệm qua hình thức vẽ tranh 8 2.3 Biện pháp 3: Trải nghiệm qua hình thức đóng vai 9 2.4 Biện pháp 4 Trải nghiệm qua hình thức thuyết trình 11 2.5 Biện pháp 5: Trải nghiệm qua hình thức tham gia hoạt động ngoại khóa (trò chơi, cuộc thi…) 12 3 Thực nghiệm sư phạm 13 3.1 Mô tả cách thực hiện 13 3.2 Kết quả đạt được 25 3.3 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 27 4 Kết luận 27 5 Kiến nghị, đề xuất 28 a Đối với tổ/nhóm chuyên môn 28 b Đối với lãnh đạo nhà trường 28 c Đối với Sở GD và ĐT 28 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 29 PHẦN IV: CAM KẾT 30 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển, đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức cần thiết Luật giáo dục năm 2005, Điều 28.2 nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.Nền giáo dục mới đòi hỏi không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức nhân loại đã tìm ra mà còn phải bồi dưỡng cho học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là đào tạo những con người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động Phát triển phẩm chất năng lực học sinh là một trong những mục tiêu cốt lõi của chương trình Ngữ văn 2018 Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông nói rõ về mục tiêu môn học Ngữ văn THCS là giúp học sinh phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật Đồng thời phát triển một số các năng lực tiềm ẩn như năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ Một trong những giải pháp giáo dục hiện đại giúp phát huy tối đa năng lực và phẩm chất của người học là tổ chức hoạt động trải nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm là thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn” Với việc đưa học sinh vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, người học sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, tránh bị áp đặt và có cơ hội đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân Các hoạt động trải nghiệm được đan cùng các nhiệm vụ tìm hiểu hoặc củng cố kiến thức tại nhà và trên lớp để tạo hứng thú, động cơ học tập cho HS, khuyến khích các em chủ động tìm hiểu, khám phá tri thức và rèn luyện kỹ năng 4 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Thực trạng công tác dạy và học a Ưu điểm - Trường THCS Hàn Thuyên là trường trọng điểm trong huyện, học sinh được tuyển chọn đầu vào qua kì thi nên chất lượng học sinh đều đạt ở mức khá, giỏi Học sinh chăm ngoan, nề nếp, luôn có ý thức học hỏi và học tập tốt - Trường THCS Hàn Thuyên mới được xây dựng lại nên những điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là những trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được trang bị đầy đủ, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của các em HS - Bộ sách mà các em đang học có tên “Kết nối tri thức với cuộc sống” Những chủ đề trong cuốn sách có nhiều nội dung phù hợp để các em có những hoạt động trải nghiệm gắn kiến thức được học trong sách vở với hiện thực cuộc sống phong phú bên ngoài - Khi GV tổ chức các hoạt động trải nghiệm, những yêu cầu giáo viên đưa ra học sinh có thể tiếp thu và thực hiện một cách hiệu quả, sáng tạo - Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo không khí sôi nổi, cho các đối tượng học sinh, giúp học sinh có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình với các bạn, từ đó các em được bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực cho bản thân - Tham gia một số hoạt động giúp học sinh đưa ra được các kết luận phong phú, đa dạng, những khám phá bất ngờ về văn bản văn học và tự hình thành cho mình những kĩ năng cơ bản: giao tiếp, nghe, nói, viết, sử dụng CNTT… Đó là những ưu điểm thuận lợi khi GV tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS vui vẻ và đạt hiệu quả b Hạn chế và nguyên nhân hạn chế * Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm còn có những hạn chế Hoạt động trải nghiệm chưa được áp dụng thường xuyên trong giờ học môn Ngữ văn Các em HS thường được yêu cầu trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc được giao thêm những bài tập cùng chủ đề, dạng bài mà các em đang học Điều 5 này khiến HS cảm thấy nhàm chán, thiếu hứng thú với bài học, thụ động trong việc tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng Điều này cũng giống như việc các em là những du khách chỉ biết đi theo, làm theo sự chỉ dẫn của thầy cô là những hướng dẫn viên mà các em chưa được trao thêm quyền được tự do khám phá thế giới và khám phá chính bản thân mình Do vậy những phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù không được phát huy tối đa sau bài học Đó là hạn chế khiến cho giờ học dễ chìm vào quên lãng và chưa khơi gợi được tính tích cực, chủ động của học sinh * Nguyên nhân - Do nhiều năm qua, việc dạy học theo định hướng nội dung đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học của GV nên vẫn có quan điểm cho rằng, hoạt động trải nghiệm làm mất thời gian của tiết học, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức Nếu hoạt động trải nghiệm được giao về nhà thì cũng tốn nhiều thời gian, công sức của GV và HS trong việc chuẩn bị, thực hiện và báo cáo, đánh giá sản phẩm - Hoạt động trải nghiệm không có tính thiết thực vì đề thi hiện nay đòi hỏi HS thể hiện nhiều kỹ năng đọc hiểu và viết Vì thế, việc giao bài tập viết là giải pháp an toàn, được lựa chọn nhiều hơn cả 2 Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn lớp 6 Trải nghiệm là một khái niệm tương đối mới Theo từ điển tiếng Việt, trải nghiệm được hiểu là trải qua, kinh qua Như vậy, trải nghiệm là kết quả của quá trình tương tác của con người với hiện thực đời sống Trong ứng dụng sư phạm, trải nghiệm được hiểu chính là sự thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục; là một trong những phương pháp đào tạo nhằm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác Như vậy, học qua trải nghiệm sẽ gắn liền với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân 6 Để học hỏi, con người cần đến sự trải nghiệm, khám phá Khám phá giúp con người nhận ra được cái đúng, cái sai trong cuộc sống, từ đó rút ra những bài học quý giá để hoàn thiện bản thân Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt được những giá trị tinh thần quý giá nhất trong đời sống tinh thần của con người bằng chính những hoạt động của các em Từ đó hình thành, phát triển cho người học những giá trị sống, cũng như năng lực cần thiết Cũng theo từ điển Tiếng Việt “sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có” Theo đó, sáng tạo là một biểu hiện của tài năng trong lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới Tóm lại, trải nghiệm sáng tạo chính là một hoạt động trong đó, con người thể hiện sự tương tác của chính bản thân với thực tiễn khách quan, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân con người 2.1 Biện pháp 1: Trải nghiệm qua hình thức sưu tầm, sáng tác thơ ca - Trong chương trình Ngữ văn 6, các em HS được giới thiệu về thể loại thơ ở bài 2 “Gõ cửa trái tim” và bài 4 “Quê hương yêu dấu” Hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức sưu tầm, sáng tác thơ ca là hoạt động được giao về nhà để chuẩn bị cho bài học mới hoặc phần bài tập sau khi tìm hiểu bài học - Thông qua việc tìm hiểu, chọn lọc những bài thơ phù hợp với chủ đề, nội dung yêu cầu hoặc sáng tác các bài thơ ngắn theo đúng thể loại, các em sẽ được mở rộng hiểu biết, “kích hoạt” khả năng sáng tạo, phát huy năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ - Các bước thực hiện: + Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm những bài thơ theo chủ đề hoặc có nội dung phù hợp với bài học Khuyến khích các em HS sáng tác những bài thơ có tư tưởng, tình cảm phù hợp với các em 7 + Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu mà GV đã nêu Để cho sản phầm thêm sinh động, các em có thể trình bày sản phẩm trên tấm bưu thiếp hoặc trên tờ giấy A4 có trang trí + Báo cáo sản phẩm: GV kết hợp sử dụng kỹ thuật phòng tranh để cho các em HS được trưng bày, thuyết trình về các sản phẩm của mình cũng như học hỏi, nhận xét về sản phẩm của các bạn trong lớp + Nhận xét, đánh giá: GV tuyên dương những sản phẩm được sưu tầm công phu hoặc những bài thơ hay cả về nội dung và nghệ thuật do các em sáng tác Những bài chưa đạt yêu cầu cũng cần được góp ý, chỉnh sửa, bổ sung để các em tự hoàn thiện Ví dụ minh họa: Trước khi dạy bài “Chùm ca dao về quê hương đất nước”, GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động trải nghiệm như sau: - Các bước thực hiện: + Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm và mỗi nhóm được giao những nhiệm vụ khác nhau Nhóm 1 tìm hiểu về ca dao (khái niệm, hình thức, nội dung) Nhóm 2 sưu tầm những bài ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước nói chung Nhóm 3 sưu tầm những bài ca dao nói về quê hương đất nước của địa phương (trong phạm vi huyện, tỉnh) + Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu trên giấy A0 hoặc poweroint + Báo cáo sản phẩm: GV kết hợp sử dụng kỹ thuật phòng tranh để cho các em HS được trưng bày, thuyết trình về các sản phẩm của nhóm mình cũng như học hỏi, nhận xét về sản phẩm của các nhóm bạn ở trong lớp + Nhận xét, đánh giá: Dựa trên kết quả đạt được của từng nhóm, GV đưa ra những lời nhận xét, đánh giá phù hợp So với biện pháp cũ, GV mở rộng kiến thức cho HS bằng cách GV giới thiệu những bài thơ cùng chủ đề đang học thì biện pháp cho HS trải nghiệm qua hình thức sưu tầm, sáng tác thơ ca sẽ giúp các em chủ động tìm tòi kiến thức Đặc biệt, trong quá trình sưu tầm, sáng tác, chính các em khám phá ra những 8 điều thú vị, mới mẻ ẩn chứa trong những bài thơ hay những bài hát ru bình dị, thân thuộc mỗi ngày Việc thử sức sáng tác những bài thơ ngắn cũng giúp các em được bồi đắp thêm tư tưởng tình cảm và tăng khả năng diễn đạt 2.2 Biện pháp 2: Trải nghiệm qua hình thức vẽ tranh - Trải nghiệm qua hình thức vẽ tranh giúp HS hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ Cảm nhận được cái đẹp của văn bản, tâm hồn các em sẽ phong phú hơn, biết sống tình cảm, nhân văn hơn HS sẽ hiểu sâu sắc hơn về chi tiết, hình ảnh trong văn bản mà các em thể hiện trong tranh - Các bước thực hiện: + Giao nhiệm vụ: Sau khi học xong bài đọc hiểu văn bản, GV yêu cầu HS vẽ bức tranh về chi tiết, hình ảnh mà HS ấn tượng và nêu cảm nhận về chi tiết, hình ảnh đó + Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu trên giấy theo hình thức làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm + Báo cáo sản phẩm: HS có thể trình bày trên lớp hoặc đưa bài lên trang padlet, kahoot kèm ảnh chụp sản phẩm và video nêu cảm nghĩ của mình về chi tiết, hình ảnh được vẽ trong bức tranh Các nhóm khác có thể đưa vào những lời bình luận và bình chọn cho bức tranh đẹp nhất và phần thuyết trình hay nhất + Nhận xét, đánh giá: GV đưa ra lời nhận xét dựa trên kết quả hoạt động của HS Sau khi tìm hiểu văn bản, trước đây, HS thường được yêu cầu viết đoạn văn cảm nhận về một chi tiết truyện hay hình ảnh thơ mà em thích Giờ đây, với hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức vẽ tranh, HS được tự do tưởng tượng, sáng tạo chuyển thể từ bức họa ngôn từ sang bức họa bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hình ảnh trực quan, cụ thể Từ cảm hứng say mê ấy, các em dễ dàng nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình về chi tiết hay hình ảnh được gợi ra từ tác phẩm Vì vậy, có thể nói, trải nghiệm qua hình thức vẽ tranh giống như một khúc dạo đầu cho cung đàn cảm xúc với văn học của các em HS được thăng hoa Tình yêu vẻ đẹp ngôn ngữ dân tộc, tình yêu môn học vì thế cũng được bồi đắp mỗi ngày 9 Ví dụ minh họa: Sau khi học xong văn bản “Mây và sóng” (Ta-go), GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động trải nghiệm qua yêu cầu vẽ bức tranh về một hình ảnh thơ đặc sắc - Các bước thực hiện: + Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS vẽ bức tranh về một hình ảnh thơ ấn tượng và trình bày cảm nghĩ về hình ảnh ấy + Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm, trình bày sản phẩm trên giấy A3 + Báo cáo sản phẩm: HS đưa sản phẩm nhóm gồm tranh vẽ và phần video (không quá 3 phút) nêu cảm nhận về hình ảnh thơ được vẽ trong tranh lên trang padlet dưới sự hướng dẫn của GV + Nhận xét, đánh giá: GV góp ý, rút ra những mặt ưu điểm và hạn chế để các nhóm tiến bộ hơn 2.3 Biện pháp 3: Trải nghiệm qua hình thức đóng vai Trải nghiệm qua hình thức đóng vai lại được xem là PPDH trong đó người học thực hiện những tình huống, hành động được mô phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn, thường mang tính chất trò chơi, trong đó các tình huống, các vấn đề hoặc xung đột được thể hiện Đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động thông qua trải nghiệm Tóm lại, PP đóng vai là PPDH mà ở đó người học sẽ hóa thân vào một vai "giả định" trong một tình huống hành động cụ thể để hành động, trình bày suy nghĩ, cảm nhận từ chỗ đứng, góc nhìn của vai mà họ đảm nhận Trong môn Ngữ văn, PP đóng vai được thực hiện theo một số hình thức hoạt động sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển thể một VB văn học thành kịch bản sân khấu; vào vai để xử lí một tình huống giao tiếp giả định; trình bày một vấn đề, một ý kiến (ở cả dạng viết và nói) từ các góc nhìn khác nhau Sử dụng PP đóng vai trước đây vẫn được GV áp dụng cho phần đọc phân vai, viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện đã học Ở báo cáo này, người viết xin được nhấn mạnh đến hoạt động trải nghiệm qua hình thức sân 17 Dưới đây là đường dẫn đến sản phẩm của các em HS: https://www.youtube.com/watch?v=hLVdn3l6vZ0 Minh họa 2: Bài “Nếu cậu muốn có một người bạn” (Trích Hoàng tử bé, Ăng-toan đơ Xanh – tơ Ê-xu-pe-ri) – Gv cho HS trải nghiệm sáng tạo qua hình thức vẽ tranh Mục đích: bồi đắp tình cảm nhân ái, chan hòa, trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt; rèn kỹ năng cảm nhận về một chi tiết gợi ra từ tác phẩm Ở phần luyện tập, củng cố sau bài học, GV giao nhiệm vụ HS vẽ bức tranh về chi tiết truyện mà mình ấn tượng và nêu cảm nhận về chi tiết ấy 18 HS thực hiện theo yêu cầu HS báo cáo sản phẩm trước lớp GV và HS cùng thảo luận và góp ý Bức tranh được lựa chọn qua vòng thi cấp trường và đoạt giải ba trong “Ngày hội sách” do Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Lương Tài tổ chức Ảnh minh họa 19 Những hình ảnh về hoạt động trải nghiệm qua hình thức vẽ tranh ... thực báo cáo, đánh giá sản phẩm - Hoạt động trải nghiệm khơng có tính thi? ??t thực đề thi đòi hỏi HS thể nhiều kỹ đọc hiểu viết Vì thế, việc giao tập viết giải pháp an toàn, lựa chọn nhiều Biện pháp. .. nghiệm qua hình thức vẽ tranh 2.3 Biện pháp 3: Trải nghiệm qua hình thức đóng vai 2.4 Biện pháp Trải nghiệm qua hình thức thuyết trình 11 2.5 Biện pháp 5: Trải nghiệm qua hình thức tham... Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy học môn Ngữ văn 2.1 Biện pháp 1: Trải nghiệm qua hình thức sưu tầm, sáng tác thơ ca 2.2 Biện pháp

Ngày đăng: 12/11/2022, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w