Một trong các giải pháp có ý nghĩa nhất là phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu côngnghiệp đi liền với thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa, nâng cao giá tr
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIÊP 1
I Các khái niệm 1
1 Cơ cấu ngành kinh tế 1
2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2
3 Cơ cấu công nghiệp 2
4 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 3
II Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp trong quá trình phát triển 4
1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển: 4
1.1 Quy luật tiêu dùng của E.Engel 4
1.2 Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher 5
1.3 Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6
2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 6
2.1 Xu hướng chung 6
2.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam 7
3 Các phương thức, công cụ đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 10
I Thực trạng cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế 10
1 Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân: 10
2 Tương quan giữa tăng trưởng công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế: 10
Trang 2II Thực trạng cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp 11
1 Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành cấp 1 11
1.1 Đánh giá chung 11
1.2 Đánh giá cơ cấu 3 nhóm ngành cấp 1 12
2 Cơ cấu công nghiệp phân theo trình độ công nghệ 17
3 Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp Việt Nam 22
3.1 Một số kết quả cụ thể: 23
3.2 Một số hạn chế 23
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 25
I Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 25
1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 .25
1.1 Định hướng phát triển công nghiệp 25
1.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu 26
2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 27
II Các giải pháp thực hiện 28
1 Giải pháp về chính sách 28
2 Giải pháp về mặt thị trường 28
3 Giải pháp về mặt công nghệ 29
4 Giải pháp về nguồn vốn 30
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cơ cấu công nghiệp: CCCN.
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp: CDCCCN.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HDH.
Tổng sản phẩm trong nước: GDP.
Công nghiệp khai thác: CNKT.
Công nghiệp chế biến: CNCB.
Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước: SXPPDKN.
Trang 4DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP (theo giá so sánh 1994) 10 Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong GDP 11 Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành (theo giá so sánh1994) 12 Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác (theo giá so sánh 1994) 13 Bảng 5: Tỷ trọng các ngành công nghiệp trong CNKT( theo giá so sánh 1994) 14 Bảng 6: Một số chỉ tiêu đánh giá nhóm ngành công nghiệp chế biến 15 Bảng 7: Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp chế biến( theo giá so sánh 1994) 16 Bảng 8: Giá trị sản xuất ngành SXPPDKN( theo giá so sánh 1994) 17
Trang 5Bảng 9: Giá trị sản xuất phân theo trình độ công nghệ( theo giá so sánh 1994) 18 Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp phân theo trình độ công nghệ 19 Bảng 11: Tỷ trọng của các ngành công nghiệp theo trình độ công nghệ 20 Bảng 12: Tỷ trọng các ngành công nghiệp trong công nghiệp công nghệ cao 21 Bảng 13: Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp công nghệ trung bình 21 Bảng 14 : Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp công nghệ thấp 22
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Trong các năm qua, tuy phải đối mặt với những khó khăn và thách thức trong quátrình hội nhập nhưng nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng khá cao, năm sau caohơn năm trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì trong khoảng 7- 8% Trong
đó, đóng góp vào tăng trưởng của ngành công nghiệp là rất đáng kể GDP công nghiệp liêntục tăng, tỷ trọng trong cơ cấu tổng GDP của đất nước được nâng lên ở mức cao Giá trịxuất khẩu tăng mạnh
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ nhữngyếu kém cần được khắc phục Vì vậy, trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đấtnước, trong điều kiện hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, yêu cầu đặt ra đối vớingành công nghiệp là phải tiếp tục nâng cao sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng củangành, tiếp tục là đầu tàu trong phát triển kinh tế của Việt Nam
Một trong các giải pháp có ý nghĩa nhất là phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu côngnghiệp đi liền với thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của thị trường, đẩy mạnhxuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh củasản phẩm công nghiệp Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi xin lựa chọn đề tài:
“Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam( giai đoạn 2010- 2020”
Qua đề tài này, tôi xin gửi những vấn đề lý luận chung nhất về cơ cấu công nghiệp vàchuyển dịch cơ cấu công nghiệp Tiếp đó, dựa vào những vấn đề lý luận đã nghiên cứu, tôiphân tích thực trang cơ cấu công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Namtrong 5 năm trở lại đây, từ đó tìm hiểu được những thành công và những điểm còn hạn chếtrong cơ cấu công nghiệp Việt Nam Từ đó, tôi đưa ra một số khuyến nghị để đẩy nhanhchuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong các năm tiếp theo để thực hiện mục tiêubiến nước ta cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020
Để thực hiện được đề án này tôi xin trân thành cảm ơn(thầy) Ts.Nguyễn Ngọc Sơn
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề án này
Người thực hiệnPhạm Thanh Liêm
Trang 7CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIÊP.
I Các khái niệm.
1 Cơ cấu ngành kinh tế
Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu
cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau Các mối quan hệnày được hình thành trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, luôn luôn vận động vàhướng vào những mục tiêu cụ thể Như vậy, cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo nhữngnội dung sau:
Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành Số lượng các ngànhkinh tế không cố đình, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động
xã hội Từ đầu thế kỷ 19 nhà kinh tế học Collin Class căn cứ vào tính chất chuyên môn hóacủa ngành sản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành: Khai thác tài nguyên thiên nhiên ( gồmnông nghiệp và khai thác khoáng sản); Công nghiệp chế biến; Sản xuất sản phẩm vô hình.Liên hợp quốc (UN) sau này, căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất đã chuyển hoạt độngkhai thác khoáng sản sang ngành công nghiệp và gọi sản xuất sản phẩm vô hình là Dịchvụ
Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện
cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sảnphẩm vật chất và dịch vụ Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngànhgộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; Khu vực II là các ngànhcông nghiệp và xây dựng; Khu vực III gồm các ngành dịch vụ
Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành vớinhau Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số và chất lượng Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng( tính theo GDP, lao động, vốn v.v…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân,còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của
sự tác động giữa các ngành với nhau Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếphoăc gián tiếp Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mốiquan hệ gián tiếp được thể hiện theo cấp 1, 2, 3 v.v… Nói chung mối quan hệ của cácngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơntheo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốctế
Trang 82 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳphát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định Quá trình thay đổi của cơ cấungành từ trạng thái này xang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môitrường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chuyển dịch cơcấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà cònbao gồm sự thay đổi về vị trí tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Việcchuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyểndịch là cỉa tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hơn,hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phùhợp hơn
3 Cơ cấu công nghiệp
Là một hệ thống phức hợp các ngành, các vùng, các thành phần… có tác động biện
chứng với nhau, trong những không gian và thời gian nhất định, trong điều kiện kinh tế
-xã hội nhất định, được xác định cả về mặt định lượng và định tính, cả về số lượng và chấtlượng, cũng như phương thức mà chúng hợp thành
Các thành tố nội hàm của cơ cấu công nghiệp vận động không ngừng, bản thân cácthành tố được xem xét trong nhiều trường hợp cũng chính là các hệ thông với cơ cấu nộitại riêng biệt và vận động Do đó, xem xét cơ cấu công nghiệp, luôn phải tiếp cận theo tưduy biện chứng, vận động Tuy vậy, người ta thường xem xét cơ cấu công nghiệp trên cácmặt chủ yếu sau:
- Cơ cấu ngành kinh tê – kỹ thuật, là tổng hợp các ngành, tỷ lệ tương quan và mốiliên hệ kinh tế - kỹ thuật giữa các ngành trong tổng thể cơ cấu công nghiệp
- Cơ cấu vùng lãnh thổ - theo sự phân bố về không gian và vùng lãnh thổ Cơ cấuvùng thường được xác định bởi các ranh giới địa lý hay hành chính Nhưng bản thân trong
đó lại hàm chứa cơ cấu kinh tê – kỹ thuật Như vậy, cơ cấu vùng thực chất là cơ cấu ngànhđược sắp xếp theo các vùng địa lý hành chính nhất định mà thôi
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong công nghiệp có nguồn gốc từ sự phân định quyền
sở hữu với các tổ chức công nghiệp Cần chú ý rằng, cơ cấu thành phần công nghiệp có ýnghĩa rất lớn đến việc trả lời câu hỏi ai quyết định trật tự công nghiệp
Ở các nước thị trường thì sở hữu tư nhân và hỗn hợp chiếm tỷ trọng đa số tuyệt đối,nên trật tự công nghiệp được quyết định bởi những “ người bỏ vốn”, do đó sự hình thành
và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp được quyết định chủ yếu bởi tín hiệu thị trường hay
Trang 9còn gọi là “ dưới bàn tay vô hình” Trong những nền kinh tế mới chuyển đổi như nước ta,vai trò kinh tế của sơ hữu nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn, do đó, sự chủ động tác độngvào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhà nước còn rất lớn Đây vừa là cơ hội vừa là tháchthức cho cơ quan quản lý nhà nước, với tư cách là người nhạc trưởng cho quá trình hìnhthành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, bởi vì: Một mặt, nhà nước hiện có tiềm lực kinh
tế mạnh để làm đối trọng, làm lực lượng cho việc xác lập cơ cấu công nghiệp, nhưng mặtkhác, các thành phần kinh tế khác với tư cách và quyền hạn của “ người bỏ vốn” , họ có thểlàm thay đổi cơ cấu công nghiệp mong muốn từ phía Nhà nước ( vì họ bỏ vốn theo tín hiệuthị trường là chủ yếu) Đây cũng chính là thách thức và nếu không nắm bắt được xu thể thịtrường và quyết định của những “người bỏ vốn” độc lập, quản lý nhà nước xẽ khó khăntrong việc can thiệp hình thành cơ cấu công nghiệp mong muốn
4 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Như đã nói ở trên, cơ cấu công nghiệp bản thân là một hệ thống động bởi sự vậnđộng liên tục của nội tại từng thành tố, bởi sự thay đổi tương quan giữa các thành tố và do
đó, dẫn đến các quan hệ ràng buộc đó cũng thường xuyên thay đổi Cụ thể hơn, đó chính là
sự thay đổi các ngành, nội bộ các ngành, các vùng và các thành phần Sự thay đổi có thểdiễn ra theo hướng xuất hiện mới các ngành, vùng mới thay thế cho các ngành, vùng, thànhphần không còn phù hợp do đó làm thay đổi tỷ trọng, thay đổi chất lượng của toàn hệthống
Từ đó có thể hiểu, chuyển dịch cơ cấu công nghiêp là sự thay đổi cơ cấu công nghiệp
cả trên khía cạnh các bộ phận cơ cấu ngành, vùng, thành phần, mối quan hệ giữa chúng cảtrên khía cạnh số lượng và chất lượng của cơ cấu, để phù hợp với môi trường kinh tế tổngthể bảo đảm phát triển kinh tế bền vững
Để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, Nhà nước sử dụng cả tiềm lực kinh
tế của mình ( hệ thống kinh tế nhà nước) để thay đổi trực tiếp cơ cấu ngành, vùng, thôngqua các chiến lược, chính sách phát triển các quy hoạch dài hạn Đồng thời nhà nước còn
sử dụng cả quyền lực để điều chỉnh trật tự công nghiệp, tiến trình ưu tiên phát triển, cũngnhư các chính sách hợp tác quốc tế để đẩy nhanh tiến trình hợp tác quôc tế để đẩy nhanhtiến trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo mong muốn
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng kịch bản bởi rất nhiều nguyênnhân:
- Thứ nhất, tầm nhìn và dự báo dài hạn thường bị những biến động bất thường làmsai lệch định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Trang 10- Thứ hai, quá trình chuyển dịch thường xuất hiện các xung đột giữa các nhóm lợiích, nên định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong những giai đoạn, hoàn cảnhnhất định là không nhất quán.
Từ đó có thể hiểu, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là “công việc” của cả hệ thống,của mọi ngành, mọi vùng và mọi thành phần tham gia Để tạo được sự đồng thuận lớntrong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, đòi hỏi phải có sự phân phối hợp lợi ích của cácnhóm lợi ích, và huy động được mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân Để làm đượcđiều đó Nhà nước cần phải nắm được và thừa nhận qúa trình chuyển dịch cơ cấu côngnghiệp là khách quan đồng thời sử dụng đúng đắn nguồn lực, công cụ định hướng để có thểđịnh hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã định
II Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp trong quá trình phát triển.
1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển:
1.1 Quy luật tiêu dùng của E.Engel.
Ngay từ cuối thế kỷ thứ 19 một quy luật tiêu dùng thực nghiệm đã được Ernes Engel
đề xướng Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phân phối thu nhập chocác nhu cầu tiêu dùng cá nhân Đường Engel ( Engel curve) là một đường biểu thị mốiquan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể Đường Engelđược minh họa dưới đây:
Độ dốc của đường này ở bất kỳ điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng cận biên củahàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu nhập, nó phản ánh độ
Trang 11co giãn của tiêu dùng một lọai hàng hóa cụ thể so với thu nhập dân cư Bằng quan sát thựcnghiệm, Engel đã nhận thấy rằng khi thu nhập của các gia đình tăng lên đến một mức độnhất định thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm đi Như vậy, đườngEngel thể hiện quy luật tiêu dùng đối với hàng hóa là lương thực thực phẩm có xu hướngdốc lên với độ dốc cao ở đoạn đầu, sau đó độ dốc giảm dần (độ co giãn của cầu hàng hóatheo thu nhập dương) và cuối cùng là có xu hướng đi xuống khi thu nhập gia đình đạt đếnmột mức độ nhất định (độ co giãn âm) Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp làsản xuất lương thực thực phẩm nên có thể xuy ra là tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nềnkinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nhất định.
Quy luật Engel được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực thực phẩm nhưng nó có ýnghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của các loại hànghóa khác Các nhà kinh tế gọi hàng hóa nông sản là hàng hóa thiết yếu, các hàng hóa côngnghiệp là hàng hóa lâu bền và cung cấp sản phẩm dịch vụ là hàng hóa cao cấp Qua quátrình nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng, trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu chohàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng giatăng nhưng mức độ nhỏ hơn mức độ gia tăng của thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóadịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, độ dốc của hàng hóa này ngày càng cao và đến mộtmức nào đó thì tốc độ tăng tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập
1.2 Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher.
Năm 1935, trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, trên cơ sở quanniệm nền kinh tế gồm 3 khu vực: khu vực thứ nhất bao gồm ngành nông, lâm, ngư nghiệp
và khai thác khoáng sản, khu vực thứ hai bao gồm ngành công nghiệp chế biến, xây dựng
và khu vực thứ ba là các ngành dịch vụ, A.Fisher đã phân tích: Theo xu thế phát triển khoahọc công nghệ, ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động nhất, việc tăng cường
sử dụng máy móc thiết bị và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dânnâng cao năng suất lao động Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cầnthiết cho xã hội thì không cần đến một lượng lao động như cũ và vì vậy, tỷ lệ lực lượng laođộng cho nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu kinh tế Trong khi đó ngànhcông nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động hơn nông nghiệp do tính chấtphức tạp của việc sử dụng công nghệ mới, mặt khác độ co giãn của nhu cầu tiêu dùng sảnphẩm này là một đại lượng lớn hơn không vì vậy theo sự phát triển kinh tế, tỷ trọng laođộng trong công nghiệp có xu hướng tăng lên Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năngthay thế lao động nhất do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra nó, rào cản cho sự thay
Trang 12thế công nghê và kỹ thuật mới là rất cao Trong khi đó, độ co giãn của nhu cầu sản phẩmdịch vụ khi nền kinh tế ở trình độ cao là lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng nền kinh tế ở trình độphát triên cao là lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập Vìvậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và tăng càng nhanh khinền kinh tế ngày càng phát triển.
1.3 Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Từ những cơ sở lý thuyết trên có thể rút ra xu hướng có tính quy luật chung của sựchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Muốn chuyển một nền kinh tế từ nông nghiệp xang nền kinh tế công nghiệp đềuphải trải qua các bước: chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp xang công- nông nghiệp để từ
đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển Nội dung cụ thể của xu hướng này thểhiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi đó tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng đáng kể cả GDP và lao động Một xu hướng khác cho thấy khi nền kinh
tế bước xang giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành dịch vụ sẽ ngày càng caohơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sảnphẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần Đối với ngành dịch vụ, theo sự phát triểnkinh tế, các ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật, giáodục, y tế, du lịch sẽ có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao
2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Khuynh hướng chuyển dịch tự giác và có chủ đích: Nhà nước với bộ máy quản lý,
hệ thống pháp luật và chính sách cùng đầy đủ nguồn thông tin khởi xướng và chỉ huy quátrình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp vì lợi ích toàn xã hội
Trang 132.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam.
Thứ nhất, sự chuyển dịch các ngành, nhóm ngành công nghiệp từ các quốc gia trongkhu vực và quốc tế đến Việt Nam theo hiệu ứng “đàn sếu” Chúng ta đều biết rằng, ởnhững trình độ nhất định của sự phát triển, xuất hiện những ngành kinh tế tương ứng (Như
ví dụ đã nêu về sự chuyển giao ngành dệt may của Nhật Bản vào những năm 60 của TK
XX cho Hàn Quốc) Như vậy, sự chuyển dich cơ cấu công nghiệp của một quốc gia, đặcbiệt là trong quá trình hội nhập, trước hết chịu ảnh hưởng của dòng chuyển dịch khu vực
và quốc tế Đây là một xu hướng mang tính khách quan mà chúng ta cần nhận thức để chủđộng đón nhận
Thứ hai, cũng từ quá trình hội nhập, nền kinh tế cần có các tập đoàn mạnh làm đốitác trong các quan hệ kinh tế quốc tế Bởi vậy, việc ra đời và phát triển các tập đoàn kinh tếmạnh sẽ là một yêu cầu khách quan Xu hướng tập trung hoá vào một số tập đoàn kinh tếmạnh để làm trụ cột cho các nền kinh tế đang phát triển tham gia hội nhập đã được chứngminh thuyết phục ở các nền kinh tế NICs
Thứ ba, sự xuất hiện các đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao là cửa ngõ, là trụ cộtcho việc nắm bắt và chủ động hội nhập Việc kêu gọi dòng chảy đầu tư để thúc đẩy quátrình CNH, HĐH đặt ra một xu hướng rõ nét là, nền kinh tế cần các “điểm mở” để mở cửavới thế giới bên ngoài Các điểm mở này sẽ là động lực, là chất xúc tác để thúc đẩy pháttriển kinh tế đất nước Bài học của Trung Quốc sẽ mãi có giá trị về vấn đề này, chỉ tiếc làchúng ta đã chậm đón nhận xu hướng rất khách quan này
Thứ tư, khu vực dân hữu sẽ phát triển nhanh chóng hơn so với khu vực quốc hữu,dẫn đến tỷ trọng của khu vực dân hữu sẽ lớn hơn khu vực công hữu trong GDP là một xuhướng tất yếu, bởi yêu cầu của tính năng động kinh tế Xu hướng này đòi hỏi phải đượcnhận thức để khu vực công hữu chỉ tham gia ở những nơi cần thể hiện vai trò của công hữu(những ngành mà dân hữu không được làm, không làm được và không muốn làm) Tronghoàn cảnh đó, Nhà nước sẽ chú trọng hơn đến chi tiêu công cộng chứ không phải là nhàđầu tư kinh doanh Công thức: Dân hữu kinh doanh, Nhà nước thu thuế và chi tiêu côngcộng, sẽ là xu thế tất yếu để phát triển lành mạnh nền kinh tế
Thứ năm, kiểu doanh nghiệp “tế bào” sẽ xuất hiện ở ngành Công nghiệp Việt Namnhư dự báo chung của xu thế thế giới Chỉ có điều khác về lý do là, trong khi các nước pháttriển xuất hiện kiểu DN “tế bào”nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin, thì ở Việt Nam, kiểu
DN “tế bào” lại xuất hiện bởi tính tư hữu được khích lệ và còn vì nó phù hợp với nhữngvùng sâu, vùng xa có trình độ tổ chức sản xuất còn manh mún Cần nắm bắt xu hướng này
Trang 14để có chính sách thích hợp cho phát triển các vùng, tiến tới xoá dần khoảng cách giữa cácvùng.
3 Các phương thức, công cụ đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Phương thức khai thác lợi thế so sánh Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của mỗi
quốc gia trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, chỉ có thể thành công và tham gia vàonền công nghiệp khu vực và quốc tế khi biết dựa vào lợi thế so sánh Phương thức nàynhấn mạnh việc tận dụng và phát huy các lợi thế đã có và sẽ có về các nguồn lực trong sosánh với các nước, để chọn đúng vị thế của sự phân công khu vực và quốc tế Suốt mộtthời gian dài, chúng ta ngộ nhận lợi thế về tài nguyên và sức lao động, nên đã nóng vộitrong việc định hình CCCN đồng bộ, dẫn đến sự dàn trải, không có lợi thế so sánh ở đây,cần thấy rằng, bản thân sự tụt hậu đi sau lại là một lợi thế so sánh nếu chúng ta biết rút ranhững bài học từ các nước và từ chính chúng ta trong quá khứ để đẩy nhanh CDCCCN.Lợi thế so sánh bản thân là yếu tố động, cần phải phát hiện và có các chính sách kịp thời đểhiện thực hoá nó, nhằm đẩy nhanh CDCCCN
Khai thác hợp lý quá trình CDCCCN trong điều kiện kinh tế mở Thực tiễn phát triển
công nghiệp thế giới cho thấy, giữa các quốc gia đã đang và sẽ diễn ra quá trình CDCCCN,thậm chí là chuyển dịch với tốc độ nhanh, mức độ khá triệt để Sau khi khai thác triệt đểcác lợi thế so sánh, họ thường dịch chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh đến các nước cólợi thế tốt hơn để thu lợi nhuận cao hơn Chẳng hạn ngành Dệt - May cực kỳ phát triển ởNhật Bản từ đầu thế kỷ XX, nhưng đến những năm 60, khi tiền công ở đây đã cao, ngànhnày dịch chuyển dần sang Hàn Quốc, đến lượt Hàn Quốc không còn “chịu đựng” nổi chiphí nhân công thì ngành này được chuyển đến các nước Đông Nam á (trong đó có ViệtNam) Như vậy, bên cạnh sự chủ động, chúng ta còn bị động đón nhận những ngành nghề
mà các nước đi trước chuyển dịch sang làm thay đổi căn bản CCCN của đất nước Theo dựbáo, chừng 10 năm, nữa Việt Nam sẽ là “công trường” sản xuất và lắp ráp đồ điện tử giadụng của Đông Nam á, thay chỗ cho Malaysia, Thái Lan ngày nay
Tạo ra các ngành công nghiệp dẫn đầu Lợi thế so sánh và khai thác hợp lý quá trình
CDCCCN quốc tế sẽ đòi hỏi chúng ta phải có những ngành công nghiệp mũi nhọn có trình
độ công nghệ cao, dẫn đầu để vừa tham gia vào quá trình phân công kinh tế khu vực vàquốc tế, vừa làm đầu tầu cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tế
Tạo ra các đặc thù cho công nghiệp Các nhóm hàng hoá công nghiệp còn được nhắc
tới bởi cả khía cạnh nhân văn Nếu như người Mỹ tạo dáng cho ô tô sự mạnh mẽ (đôi khi làhung dữ) thì người Nhật lại thân thiện hơn với sự sang trọng và tiết kiệm nhiên liệu Nét
Trang 15đặc thù công nghiệp (nhìn cả dưới góc độ nhân văn) là một phương thức mà quá trìnhCDCCCN cần xem xét như một phương thức để tăng sức cạnh trạnh trong quá trình hộinhập kinh tế với khu vực và trên thế giới.
Thúc đẩy chuyên môn hóa để tham gia vào phân công lao động với khu vực và trên thế giới Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công nghiệp đã chứng minh rằng, những sản
phẩm lớn, nhiều chi tiết sẽ không hiệu quả, nếu tổ chức sản xuất khép kín trong một doanhnghiệp, trong một quốc gia Như vậy có nghĩa là, sự phân công chuyên môn hóa là một yếu
tố quan trọng để khai thác mọi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Để đẩy nhanh quá trình CDCCCN, chúng ta cần phải quán triệt vấn đề này hơn baogiờ hết, nhất là trong điều kiện hội nhập, chúng ta thường đề cao “tỷ lệ nội địa hoá” củamột sản phẩm dịch vụ nào đó, mà không thấy được rằng, nếu tỷ lệ này thấp, nhưng nhữngchi tiết mà chúng ta làm ra có thể bán ra khắp thế giới cho các hãng mua để lắp ráp vào sảnphẩm của họ, thì chắc chắn hiệu quả kinh tế còn cao hơn nhiều Thế giới đã có những kháiniệm “vương quốc của trục cơ”, “xứ sở của vi mạch” hàm ý tính chuyên môn hoá cao(chuyên môn hoá chi tiết, bộ phận)
Như vậy, CDCCCN cần tạo ra được các ngành, các chi tiết, bộ phận có thể tham giavào phân công sản xuất công nghiệp khu vực và quốc tế Có như vậy, CCCN của chúng tamới bền vững, độc lập, chứ không phải ngược lại là làm mọi thứ, nhưng không thứ nào vàocuộc được với sự phân công kinh tế khu vực và quốc tế
Trang 16CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I Thực trạng cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế.
1 Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân:
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP qua các năm đã có sự chuyển biến tích cực.Theo đó, tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm còn
tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng dần, thể hiện nền kinh tếđang đi đúng hướng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cụ thể, tỷ trọng nhómngành nông, lâm, ngư nghiệp trong 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm dần – từ 21.06%năm 2003, 20,39% năm 2004, 19,56% năm 2005, 18,74% năm 2006, và đến năm 2007 là17,86% Trong khi đó, tỷ trọng của ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần – từ 30,01%năm 2003, 30,78% năm 2004, 31,42% năm 2005, 31,98% năm 2006, 32,49% năm 2007.Nhóm ngành dịch vụ vẫn chiếm phần lớn trong tỷ trọng GDP nhưng lại bị sụt giảm về tỷtrọng vào năm 2004 – từ 40,46% xuống còn 40,26% - và đến năm 2007 vẫn chưa đạt được
tỷ trọng như của năm 2003
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP (theo giá so sánh 1994).
2 Tương quan giữa tăng trưởng công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế:
Trong 5 năm trở lại đây, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành liên tục tăng với tốc
độ khá, bình quân từ 16 – 17%/ năm, trong đó kể từ năm 2005 tới nay tốc độ tăng giá trịsản xuất công nghiệp là trên 17%, vượt chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2006 –2010(bình quân 15- 15,5%)
Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy được rằng: trong 5 năm qua tốc độ tăngtrưởng của ngành công nghiệp trong GDP chỉ đạt khoảng 10,2% Như vậy, có thể thấyđược rằng mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về lượng( biểu hiện ở giá trị sản xuất côngnghiệp liên tục tăng ở mức cao), nhưng chưa có sự chuyển biến rõ nét về mặt chất( biểu
Trang 17hiện ở tăng trưởng của công nghiệp trong GDP tăng còn chậm) Các nhóm ngành nông,lâm, thủy sản và dịch vụ tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong GDP
II Thực trạng cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp.
1 Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành cấp 1.
Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê thì Việt Nam có 3 nhóm ngành cấp 1 nhưsau:
- Công nghiêp khai thác (CNKT)
- Công nghiệp chế biến (CNCB)
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (SXPPDDN)
1.1 Đánh giá chung.
Nhìn chung, cơ cấu công nghiệp phân theo 3 ngành trên thay đổi theo xu hướng sau:
Trang 18- Ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu côngnghiệp, năm 2003 là 10,74%, năm 2004 là 10,53%, năm 2005 là 9,21%, năm 2006 là7,76%, năm 2007 là 6,47%.
- Ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng dần tỷ trọng, năm 2003 chỉ là82,89%, năm 2004 là 83,32%, năm 2005 là 84,78%, năm 2006 là 86,39%, và năm 2007 là87,83%
- Ngành sản xuât và phân phối điện, khí đốt và nước có xu hướng giảm dần tỷ trọng,năm 2003 là 6,37%, năm 2004 là 6,15%, năm 2005 là 6,01%, năm 2006 là 5,85%, năm
2007 là 5,7%
Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành côngnghiệp khai thác tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, nhưng ta có thể nhận thấyrằng sự chuyển dịch này còn diễn ra chậm chưa phản ánh được xu hướng chuyển dịchvững chắc và lâu dài Bên cạnh đó là sự xụt giảm trong tỷ trọng của ngành sản xuất vàphân phối điện, khí đốt và nước
Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành
nước
6,37 6,15 6,01 5,85 5,7
1.2 Đánh giá cơ cấu 3 nhóm ngành cấp 1.
1.2.1 Nhóm công nghiệp khai thác
Theo sự phân ngành của Tổng cục Thống kê, nhóm ngành công nghiệp khai thácđược chia ra thành các ngành công nghiệp cấp 2 như sau:
- Khai thác than
- Khai thác dầu thô và khí tự nhiên
- Khai thác quặng kim loại
- Khai thác đá và mỏ khác