1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Cây lúa với nền văn minh lúa nước của VN trong bối cảnh Đông Nam Á

35 695 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Ở tất cả các vùng ở Đông Nam Á, với mùa mưa chủ yếu nằm trong thời kỳ gió mùa Tây Nam trừ một số ngoại lệ do điều kiện địa hình vụ lúa mùa mưa là vụ lúa quan trọng nhất, chiếm địa bàn rộ

Trang 1

Cây lúa với nền văn minh lúa nước của Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á

MỤC LỤC

Phần mở đầu 1

Chương 1 Điều kiện để hình thành nghề lúa ở Đông Nam Á 2

1 Điều kiện khí hậu và các vụ lúa ở Đông Nam Á 3

1.1 Điều kiện khí hậu 3

1.2 Các vụ lúa ở Đông Nam Á 5

2 Địa bàn trồng lúa và loại lúa ở Đông Nam Á 7

2.1 Địa bàn trồng lúa 7

2.2 Các loại lúa chính 8

2.2.1 Lúa cạn 8

2.2.2 Lúa nước 9

3 Vai trò văn hoá của cây lúa 11

Chương 2 Nghề trồng lúa của Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á 13

Chương 3 Nét văn hoá truyền thống từ nghề làm lúa ở Đông Nam Á 19

1 Tín ngưỡng 19

2 Lễ hội 22

3 Một số tín ngưỡng và lễ hội tiêu biểu từ cư dân trồng lúa ở Đông Nam Á 23

3.1 Tín ngưỡng hồn lúa 23

3.2 Tín ngưỡng thờ nước 27

3.3 Hội xuống đồng ở Việt Nam 30

Phần kết luận 33

Trang 2

Phần mở đầu

Trải qua nhiểu thế kỷ, Đông Nam Á đã phát triển một nền sản xuất nôngnghiệp độc đáo, lấy cây lúa làm cây trồng chính Trên cơ sở ấy đã nảy sinh vàphát triển một nền “văn minh lúa nước” nông dân Đông Nam Á đã sáng tạo vàtích luỹ được nhiều kinh nghiệp trồng lúa phong phú thích hợp với mỗi quốc giatrong vùng

Ngày nay các nước Đông Nam Á lại có điều kiện trao đổi giao lưu kinh tếchính trị văn hoá xã hội, là những thành viên của khối Hiệp hội các nước ĐôngNam Á (ASEAN) Biểu tượng của khối này cũng lấy hình bó lúa để thể hiện tínhchất kinh tế xã hội, văn hoá của vùng là những cư dân nông nghiệp trồng lúa.Chính vì thế nghiên cứu cây lúa về nghề làm lúa qua cái nhìn văn hoá ở ĐôngNam Á là một đề tài hấp dẫn Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, khi nền kinh tếcủa vùng đang có bước phát triển mạnh mẽ, thì cây lúa vẫn là cây lương thực cóvai trò quan trọng nhất trong xã hội Nó còn góp phần hình thành có một nềnvăn hoá đã tồn tại từ rất lâu đời của vùng Đông Nam Á

Với quy mô giới hạn trong một bài tiểu luận, người viết chỉ đi sâu làm rõ

sự tương đồng trong việc trồng lúa của cư dân Đông Nam Á Từ đó mà hìnhthành nên nền văn hoá chung trên cơ tầng nông nghiệp trồng lúa Bên cạnh đócũng có những nét riêng, bản sắc và độc đáo trong văn hoá của mỗi quốc giatrong vùng Đông Nam Á

Trang 3

Chương 1 Điều kiện để hình thành nghề lúa ở Đông Nam Á

Đông Nam Á bao gồm tiểu lục địa: Miến Điện, Thái Lan, Bán đảo ĐôngDương, Philippin, Inđônêxia, Mailaixia, Singapo, Brunay là vùng có một nềnnông nghiệp cổ xưa trên trái đất Những công trình khảo cổ học gần đây đã pháthiện ở một hang động của Thái Lan những hạt đậu Hà Lan, đậu đỗ, dưa chuột vàkích thước cho biết là có nguồn gôc trồng trọt, có tuổi khoảng 9400 năn TrướcCông nguyên Nếu niên đại này mà đúng và nếu khẳng định được đây là nhữnghạt của những cây trồng, thì đây là nền nông nghiệp cổ xưa nhất của loài người

Vì những vết tích của hoạt động nông nghiệp đầu tiên đến nay đã tìm thấy ởTrung Đông và Mêhicô là vào khoảng 7500 năm Trước Công nguyên Và như

Trang 4

vậy, Đông Nam Á có thể là nơi đã xuất hiện những kỹ thuật trồng trọt đầu tiên

và từ đó đã lan tràn sang các lục địa khác của bán cầu Đông, rồi sang cả châu

Mỹ

1 Điều kiện khí hậu và các vụ lúa ở Đông Nam Á

1.1 Điều kiện khí hậu

Đặc điểm địa lý nổi bật của vùng Đông Nam Á là vùng này gồm hai bộphận đối lập nhau: Phía Bắc là lục địa kéo dài lục địa châu Á xuống phía Nam,phía Nam là đại dương kéo dài Ấn Độ Dương lên phía Bắc, phía Đông là TháiBình Dương và phía Tây là những sa mạc châu Phi và Ả Rập Quần đảoInđônexia chạy dọc theo đường xích đạo Ấn Độ Dương là nguồn hơi nước lớnnhất cho gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hạ, còn gió mùa Đông Bắc lại manghơn nước chủ yếu của biển Trung Hoa, vịnh Thái Lan và vịnh Bengan

Chính những đặc điểm địa lý trên, với sự đối lập giữa đại dương và lụcđịa theo vĩ tuyến ở một phạm vi rộng lớn đã làm cơ sơ cho sự hình thành chế độgió mùa châu Á, một hiện tượng khí tượng đặc biệt, có một không hai trên tráiđất

Chế độ gió mùa châu Á chi phối chặt chẽ các yếu tố khí hậu của toànvùng và do đó chi phối hoạt động nông nghiệp và đời sống của con người Điểmđộc đáo của chế độ gió mùa là sự tương phản của gió mùa Đông Bắc trong mùađông, và gió mùa Tây Nam trong mùa hạ Chế độ gió mùa ngự trị trên toàn vùngchâu Á gió mùa Tuy nhiên, những dãy núi chắn ngang có tác dụng quan trọngđến khí hậu, làm nẩy sinh những nét đặc thù của khí hậu từng địa phương Như

ở Việt Nam, các dãy núi vòng cung vùng Đông Bắc đã để cho gió mùa ĐôngBắc tràn về dễ dàng nên mùa đông ở Việt Bắc và Đông Bắc đến sớm hơn và dàihơn so với vùng Tây Bắc được dãy Hoang Liên Sơn làm cho khuất gió và nhiệt

độ mùa đông ở vùng núi thấp Tây Bắc chỉ xấp xỉ với nhiệt độ của đồng bằngsông Hồng

Gió mùa mùa đông hay gió mùa Đông Bắc thịnh hành nhất từ tháng 12đến tháng 2 năm sau và gió mùa mùa hạ hay gió mùa Tây nam thịnh hành từ

Trang 5

tháng 6 đến tháng 9 Những thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió mùa từ tháng 3đến tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 11 là những thời kỳ trung gian của mùaxuân và mùa thu Tuy nhiên, các thời kỳ chuyển tiếp này cũng dài ngắn khácnhau tuỳ theo vị trí địa lý và địa hình của từng vùng Ở Bắc Việt Nam, nhiềunăm gió mùa Đông Bắc bắt đầu tràn về ngày từ tháng 11 và đến cuối tháng 4đầu tháng 5 vẫn còn có những đợt gió mùa Đông Bắc muộn Ở Miến Điện, giómùa Đông Bắc với hướng Bắc và Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 vớinhững ngày đẹp trời Gió mùa mùa hạ với hướng Nam hay Đông Nam kéo dài

từ tháng 6 đến tháng 9; mùa này, trời nhiều mây và có nhiều mưa Tháng 4,tháng 5 là những tháng nóng với những trận mưa giông địa phương, tháng 10 làtháng chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa

Thái Lan có một mùa hè nóng và tương đối khô, nước này có lượng mưatrung bình Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 12 và gió mùa TâyNam từ tháng 5 đến tháng 9 Tháng 3 và tháng 4 có những nhiệt độ trung bìnhcao nhất trong năm, nhiệt độ hàng ngày ít khi dưới 32độ C và nhiệt độ cao nhấtnhiều khi vượt 40 độ C

Bán đảo Đông Dương có khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và có một mùađông tương đối lạnh ở phía Bắc Điều kiện địa hình, dãy núi Trường Sơn cũng

có ảnh hưởng nhiều đến tình hình khí hậu thời tiết của bán đảo này Mùa mưa ởđây thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 ở nhiều nơi, mùa khô từ tháng 12đến tháng 3 Tuy nhiên miền Trung Bộ Việt Nam, các vùng duyên hải và sườnĐông Trường Sơn có mưa kéo dài sang thời kỳ gió mùan Đông Bắc Bão ở biểnĐông cũng thường đổ bộ vào vùng duyên hải bán đảo Đông Dương từ tháng 7cho đến tháng 11

Malaixia có vùng phía Tây và vùng phía Đông Vùng phía Đông có khíhậu gần như khí hậu Inđônêxia Còn vùng phía Tây có độ ẩm cao, mưa nhiều vàbiên độ nhiệt độ nói chung nhỏ giữa các tháng trong năm Có sự khác biệt khá rõtrong một ngày, giữa ngày và đêm về mưa cũng như độ che mây Do ảnh hưởng

Trang 6

của đại dương nên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng dưới 9 độ C Nhưng

vì độ ẩm cao nên thời tiết rất khó chịu, các tháng mùa hè từ tháng đến tháng 6

Inđônêxia ở vùng xích đạo giữa vĩ tuyến 10 độ Bắc và vĩ tuyến 10 độNam giữa vùng biển nhiệt đới có khí hậu nóng và ấm quanh năm; khí hậu cóthay đổi ít nhiều do những điều kiện địa hình và hướng núi

Philippin có thể chia làm ba vùng khí hậu Trong thời kỳ gió mùa ĐôngBắc, đảo Luzon và những đảo gần đó thường ít mưa và có mùa đông ấm Vùngtrung bộ về phía đông lại có mưa nhiều trong thời kỳ này và ở đây lại khô hạnnhiều từ tháng 3 đến tháng 8 Các vùng phía Nam cũng có mưa trong thời kỳ giómùa Đông Bắc Còn hầu hết các vùng ở Philippin có mưa nhiều từ tháng 5 đếntháng 10 trong thời kỳ gió mùa Tây Nam Đỉnh mưa cao nhất thường ở trongthời kỳ chuyển tiếp sau gió mùa Tây Nam Bão ở biển Đông thường hình thành

ở giữa Philippin và kinh tuyến 160 độ Đông trong thời kỳ từ tháng 5 đến tháng

11 và di chuyển theo hướng Tây – Tây Bắc và đem lại mưa to và lũ lụt ở đảoLuzon

Điểm qua tình hình khí hậu của các vùng Đông Nam Á như trên cũngthấy là có nhiều nét đặc thù địa phương nhất là giữa vùng nhiệt đới phía Bắc vàvùng xích đạo Tuy nhiên, chế độ gió mùa đã ảnh hưởng tới cả vùng với nhữngsai khác nhiều ít do các điều kiện địa hình Và chế độ gió mùa này đã chi phốichặt chẽ đời sống của con người về nhiều mặt và trong tình hình mà sản xuấtnông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu, đã quyết định bộ mặt sản xuất nôngnghiệp ở từng nơi

1.2 Các vụ lúa ở Đông Nam Á

Ở tất cả các vùng ở Đông Nam Á, với mùa mưa chủ yếu nằm trong thời

kỳ gió mùa Tây Nam (trừ một số ngoại lệ do điều kiện địa hình) vụ lúa mùa mưa

là vụ lúa quan trọng nhất, chiếm địa bàn rộng rãi nhất và được phân bổ từ trênsườn núi cao xuống các vùng châu thổ của các dòng sông đến tận các đồng bằngven biển với các chế độ canh tác khác nhau từ gieo thẳng (chọc lỗ bỏ hạt) đếncấy lúa một lần hay hai lần với những trình độ thâm canh khác nhau Vụ lúa

Trang 7

mùa mưa là vụ lúa chính từ khi loài người bắt đầu thuần hoá cây lúa và biếttrồng lúa, và trong quá trình phát triển của xã hội và của sản xuất đã được phânhoá thành những trà lúa (sơm, muộn) khác nhau, với những giống lúa khác nhau.Rồi với những tiến bộ kỹ thuật nhất định, người ta đã làm thêm những vụ lúanữa trong mùa tương đối khô trên những diện tích có điều kiện và những cơ sởvật chất và kỹ thuật cần thiết Vụ lúa chiêm ở Bắc Việt Nam chẳng hạn, mới chỉ

có từ hơn hai nghìn năm nay trong khi lịch sử của vụ lúa mùa ở vùng này đã dàigấp hơn hai lần hoặc hơn thế nữa Ở một số vùng khác, người ta cũng đã lợidụng của gió mùa Đông Bắc đem lại để làm một vụ lúa thực chất không phải là

vụ lúa mùa khô (vùng bờ biển phía đông trung tâm Philippin, một số vùng ởThái Lan) với những giống lúa ngắn ngày, người ta cũng đã làm một vụ lúa từgiữa sang cuối mùa khô và được thu hoạch vào đầu hay giữa mùa mưa Mưa củamùa mưa sẽ cung cấp nước chó lúa vào những thời kỳ phát triển chủ yếu của nó

Ở các đồng bằng vùng Đông Nam Á, nói chung điều kiện nhiệt độ thíchhợp cho sự sinh trưởng và phát dục của cây lúa quanh năm, và ở đây người ta cóthể làm nhiều vụ một năm (ít nhất là hai vụ) nếu có đủ nước Nước tưới là yếu tốhạn chế chủ yếu đối với việc tăng thêm diện tích lúa có thể phát triển mạnh vớicác hệ thống canh tác khác nhau tuỳ theo tình hình sử dụng nước Nhưng ở cácvùng núi cao, thì nhiệt độ có thể trở thành một yếu tố hạn chế, ngay trong nhữngtrường hợp có đủ nước tưới Ở đây, thường người ta chỉ làm được một vụ lúatrong mùa hè (ruộng bậc thang để cấy lúa nước, lúa nương, lúa rẫy) và cũngkhông quá một độ cao nhất định, do nhiệt độ tương đối thấp không cho phép câylúa sinh trưởng và phát dục bình thường ngay trong mùa hè

Ở các vùng từ vĩ tuyến 17 độ Bắc trở lên có một mùa đông tương đốilạnh, nhiệt độ mùa đông cũng đã chi phối khá chặt chẽ các vụ lúa mùa khô và cả

vụ lúa mùa mưa Như ở miền Bắc Việt Nam, thời vụ của vụ lúa mùa mưa đãphải căn cứ vào diễn biến tình hình của gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh

và phải sắp xếp để cho lúa mùa trỗ được an toàn trước khi có những đợt lạnhđầu mùa Còn vụ lúa mùa khô lại phải tránh được những ảnh hưởng không tốt

Trang 8

của những đợt gió mùa Đông Bắc cuối vụ có thể làm cho lúa mùa khô trỗ sớmgặp khó khăn và có tỷ lệ hạt lép cao.

Tuy nhiên ở những vùng vĩ tuyến cao hay ở những miền núi cao màkhông làm được vụ lúa mùa khô (do nhiệt độ thấp) mà chỉ làm được vụ lúa mùamưa, thì với những giống mới và kỹ thuật tiến bộ, vẫn có thể đạt những năngsuất khá cao, không kém năng suất lúa mùa khô ở các vùng những tuyến thấphay ở đồng bằng mà nhiều khi còn có thể hơn Ở miền Bắn Việt Nam, năng suấtcủa lúa mùa với giống mới và phân hoá học ở các vùng cao của Hoàng Liên Sơnhay tỉnh Cao Bằng đã cho năng suất tương đương như năng suất lúa xuân (thựcchất là lúa mùa khô) ở đồng bằng Vì ở các vùng trồng lúa ở vĩ tuyến cao hay ởtrên ruộng bậc thang ở sườn núi cao ngay trong mùa mua lại đã có một số điềukiện thuận lợi cho việc hình thành những năng suất cao

2 Địa bàn trồng lúa và loại lúa ở Đông Nam Á

2.1 Địa bàn trồng lúa

Qua tình hình trồng lúa trên thế giới, ai cũng nhận thấy là cây lúa dễ thíchnghi với nhiều loại đất khác nhau về nhiều mặt: thành phần của đất, cấu tượngcủa đất, các đặc tính lý học, hoá học về lý hoá học cũng như địa mạo và độ cao.Yếu tố quan trọng nhất đối với lúa nước ở đất thấp là cần có nước ở chân, và đốivới lúa đất cao là có đủ nước trong mùa mưa, thoả mãn được nhu cầu sinh lý của

nó Ở Đông Nam Á cũng có tình hình tương tự như trên, nên địa bàn trồng lúa,nhất là trong mùa mưa, khá rộng bao gồm cả các vùng đất cao được hình thànhtại chỗ và các châu thổ thấp của các dòng sông, cũng như tất cả những loại đấtbằng khác có thể giữ nước để cấy lúa hay có đủ độ ẩm cho lúa gieo thẳng sinhtrưởng được bình thường

Địa bàn trồng lúa ở Đông Nam Á khá rộng và đã phản ánh những điềukiện địa lý, địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu rất khác nhau, làm nảy sinh và tồntại những tập quán sử dụng đất và trồng lúa khác nhau, từ thâm canh với trình độkhá cao, đến quảng canh một cách thô sơ

2.2 Các loại lúa chính

Trang 9

2.2.1 Lúa cạn.

với tổng diện tích lúa chung Đối với toàn thế

giới, lúa cạn chiếm khoảng 1/6 tổng diện tích

lúa Còn đối với vùng Đông Nam Á mưa

các vùng núi đã áp dụng kỹ thuật san sườn núi làm ruộng bậc thang để cấy lúanước, thì tỷ lệ diện tích lúa cạn có thấp hơn, nhưng vẫn có vị trí nhất định trongsản xuất lương thực ở các vùng này Lúa cạn được gieo trồng chủ yếu bởi nhữngngười nông dân nghèo và ở những vùng thường nghèo nhất để tự cấp tự túc,chiếm khoảng dưới 10% diện tích lúa chung của vùng Đông Nam Á và đã cómặt ở hầu hết các nước

Lúa cạn được trồng nhiều nhất ở Inđônêxia, Philippin Ở mỗi nơi cónhững khác nhau nhiều ít trong kỹ thuật và tập quán trồng trọt

Ở Inđônêxia, có khoảng trên 1,5 triệu héc ta lúa cạn, phân bố ở Java,Xumata, Klimanta, Xulavexi, Malucu, và ở các đảo khác Lúa cạn thường đượcgieo trong tháng 11 hay tháng 12m tuỳ theo mưa và nhiểu khi xen với ngô haysắn, trên các độ cao khác nhau từ ven biển đến độ cao trên 2000m

Ở Miến Điện, có tài liệu cho biết có khoảng hơn 40 vạn héc ta lúa cạn ởbang phía Bắc

Ở Thái Lan, lua cạn thường được trồng theo hình thức du canh bởi dân tộcHitl theo kỹ thuật thô sơ, chọc lỗ bỏ hạt (lỗ sâu khoảng 3cm) Ở Nam Thái Lan,lúa cạn cũng được gieo xen dưới cây cao su trong những năm đầu, hay xen vớisắn và ngô

Philippin, tài liệu ước lượng về tỷ lệ lúa cạn thay đổi từ 10 đến 20% Lúacạn được gieo nhiều ở đảo Minđanao ở phía Nam Ở đảo Luzon về phía Bắc,tỉnh Batangat là tỉnh có tỷ lệ lúa cạn cap nhất và thường được gieo trồng xen vớidừa

Trang 10

Ở Việt Nam, lúa cạn được gieo ở các

nương rẫy ở các vùng núi phía Bắc với kỹ

thuật thô sơ (chọc lỗ bỏ hạt) và chế độ du

canh (chỉ gieo lúa một vài vụ rồi để rừng mọc

lại) Trên các loại đất đỏ tương đối bằng ở

Tây Nguyên, lúa cạn cũng được gieo trồng trên loại đất đã cày bừa vào đầu mùamưa hàng năm để được thu hoạch vào cuối mùa mưa Cũng có những giống lúacạn được gieo ở đất bãi cao, hay trên những sống đất ven sông, ven biển trongmùa mưa, gieo trên đất khô và lúc thu hoạch đất cũng khô Ở các vùng ven biểnđất cát nhiều, ít giữ nước từ Nam Thanh Hoá đến Thuận Hải, nông dân cũng cótập quán gieo lúa cạn vào tháng 5 và tháng 6 trên những loại đất tương đối bằng

và đến mùa mưa nhiều, có nước ở ruộng, lúa cạn tiếp tục sinh trưởng như lúanước Các giống lúa gieo cạn trên đất cao, đất dốc, thường là những giống tươngđối ngắn ngày, để có thể trỗ và chín trước khi lạnh nhiều vào trước cuối mùamưa Ngược lại, các giống gieo cạn ở đất bằng, đất thấp, thường là những giốngchịu hạn và chịu ngập, có thời gian sinh trưởng tương đối dài để cây lúa vượtqua được bão lụt và cho thu hoạch vào đầu mùa khô năm sau So với tổng diệntích lúa thì diện tích lúa cạn không nhiều, khoảng 35 vạn hecta

dễ bị sói mòn với nhiều loại đá kết tầng, nhiều con sông lớn đã đưa về các châuthổ những loại phù sa màu mỡ, ít gặp đối với những con sông khác trên thế giới.Khó mà tìm được những trường hợp có thể so sánh được với những con sôngIrauadi ở Miến Điện, Menam ở Thái Lan, Cửu Long ở bán đảo Đông Dương,hay sông Hồng ở Bắc Việt Nam Sông Hồng đỏ rực phù sa màu mỡ trong mùa lũ

Trang 11

đã chảy qua những loại đất đỏ của cao nguyên đá vôi Vân Nam, và cũng có khảnăng bồi đắp vào loại mạnh nhất.

Lúa nước được

gieo cấy chủ yếu trên các

Ở Miến Điện, châu thổ sông Irauadi và châu thổ sông Si Hang là nhữngvùng trồng lúa chủ yểu Các loại đất lúa ở đây không thuộc loại không tốt lắm

Ở Thái Lan, vùng đồng bằng sông Menam

Chao Fraya và sông Tachin là vùng trồng lúa chính và

hầu hết các châu thổ này đã được dành cho cây lúa

nước

Ở bán đảo Đông Dương, các vùng trồng lúa quan trọng nhất là châu thổsông Hồng ở Bắc Việt Nam và châu thổ sông Cửu Long ở Nam Việt Nam, kéodài lên phía Bắc nối liền với đồng bằng rộng lớn của Cămpuchia Ngoài ra cònmột số đồng bằng và châu thổ ven biển dọc bờ biển Việt Nam từ Thanh Hoá đếnThuận Hải, và một số đồng bằng trong nội địa dọc theo sông Mê Kông và cácchi nhánh của nó ở Lào Châu thổ sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bằngphù sa mới, và lại được bồi đắp hàng năm, nên nói chung có độ cao so với mặtbiển tương đối thấp, nên còn có những vùng trũng có hàm lượng chất hữu cơ cao

và những vùng ngập nước sâu trong mùa mưa phải cấy những giống lúa có sức

Trang 12

ngoi nước mạnh – các giống lúa nổi Diện tích đất bị ngấm mặn, đất phèn khárộng Châu thổ sông Hồng có hệ thống đê điều khá dầy đặc để chống lụt nên cónhững loại đất ngoài đê được bồi hàng năm và có hàm lượng chất dinh dưỡngtương đối cao Các đồng bằng miền trung Việt Nam có nhiều thành phần phù sabiển lại có những con sông ngắn tương đối ít phù sa từ dãy Trường Sơn chảyxuống nên nói chung ít màu mỡ hơn.

Ở Inđônêxia, những đồng bằng ven biển ở Bắc Java cũng được bồi đắpbằng những con sông chảy từ những dãy núi trung tâm xuống như các sông KaliSola, Kali Bran

Ở Philippin, vùng trồng lúa nước quan trọng nhất là đồng bằng trung tâmđảo Luzon do phù sa sông Pampaga bồi đắp nên, rồi đến châu thổ nhỏ hơn củasông Cagaygan ở phía Đông Bắc đảo này

Ở Mailaixia, lúa nước cũng được trồng chủ yếu ở một số vùng đồng bằngven biển, nhất là vùng Tây Malaixia Đáng chú ý là đồng bằng trồng lúa củabang Keda ở Tây Bắc bán đảo Tây Malaixia, được coi là “vựa lúa” củaMalaixia

3 Vai trò văn hoá của cây lúa

Cây lúa có ba vai trò quan trọng trong việc hình thành nét văn hoá cho cưdân bản địa

Cây lúa nước thúc đẩy quá trình đi tìm và khai thác các đồng bằng châuthổ Người Miến đi từ vùng cao phía Bắc theo dòng sông Irrawady xuống TrungMyanma rồi Hạ Myanma Người Thái đi từ vùng cao phía Bắc theo dòng sôngChao Phraya xuống Trung Thái Lan rồi Nam Thái Lan Người Việt đi từ trung

du xuống đồng bằng châu thổ sông Hồng, rồi đi tiếp qua miền Trung đồng bằngchâu thổ sông Mê Kông Các dòng sông ở Đông Nam Á giữ vai trò chủ yếutrong việc hình thành nên những loại đất thích hợp cho cây lúa nước, đó là phù

sa chảy qua những vùng núi tương đối trẻ ở phía Bắc, có những sườn dốc dễ bịxói mòn với nhiều loại đá kết tầng, những con sông lơn đã đưa về các châu thổnhững loại phù sa màu mỡ, ít có đối với những con sông khác trên thế giới

Trang 13

Cây lúa nước thúc đẩy quá trình hình thành các tổ chức xã hội, làng vàcác quốc gia nông nghiệp Ở Đông Nam Á có hai loại quốc gia nảy sinh trên sựphát triển của nông nghiệp lúa nước Hai là những quốc gia nảy sinh trên nhucầu của giao thương quốc tế Theo Yumio Sakurai, do sự phát triển của nôngnghiệp lúa nước, cho nên ở các thung lũng và ở các châu thổ đã hình thànhnhững nơi tụ cư lớn mà ở Đông Nam Á người ta hay gọi là mường, một tổ chức

xã hội khá chặt chẽ

Sakurai gọi mường là tổ chức tiền quốc gia, Đông Nam Á có hai loại quốcgia: quốc gia nội địa, với nền kinh tế dựa trên việc trồng lúa tưới nước, cùng vớinhững đặc điểm xã hội là: tổ chức xã hội phân chia đẳng cáp tập trung ở cáckinh thành đô thị, một tầng lớp nông dân đông đảo ở thôn quê lo sản xuất lươngthực, một bộ máy quan liêu và một đội ngũ tăng lữ chủ yếu sống ở thành thị phụthuộc vào nhà vua Lãnh địa bến cảng ở cảng biểnm cửa sông thường có, mộtông vua, một tầng lớp buôn bán đông đảo, một lớp người phục dịch Nhữngngười làm nghề nông định cư chiếm tuyệt đại đa số cư dân Đông Nam Á, lấyviệc trồng lúa nước làm cơ sở sinh sống, họ vừa làm ruộng vừa làm vườn Tổchức xã hội dựa trên cơ sở gia đình, làng mạc và sau này là nhà nước

Cây lúa nước thúc đẩy hình thành nên văn hoá nông nghiệp Nhìn từ mốiquan hệ với đất đai, nền văn hoá nông nghiệp có những đặc điểm sau: bám đất,

tự túc, hướng nội, đóng cửa

Trang 14

Chương 2 Nghề trồng lúa của Việt Nam trong bối cảnh văn hoá

Đông Nam Á.

Tài liệu nghiên cứu về nhiều mặt cũng như những phát hiện khảo cổ họcgần đây đã dẫn đến kêt luận là nghề trồng lúa Việt Nam đã có một lịch sử lâuđời, cây lúa trồng là một cây “bản địa”, nông dân Việt Nam đã là những ngườitrồng lúa giỏi từ nghìn xưa, và trong những hoàn cảnh sản xuất khác nhau đãtích luỹ được cả một kho tàng kinh nghiệm trồng lúa phong phú và độc đáo

Những tài liệu đã được giới thiệu ở các chương trên đã cho thấy là nghềtrồng lúa Việt Nam đã phản ánh những sắc thái chung của vùng trồng lúa ĐôngNam Á, đồng thời cũng có những nét đặc thù, nảy sinh sản xuất và lao động cần

cù của dân tộc Việt Nam, tất cả đã làm nổi bật một số đặc điểm chủ yếu của cấylúa Việt Nam

Đất nước Việt Nam ngoài các vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc vàdãu Trường Sơn hùng vĩ, còn gồm hai châu thổ rộng lớn: châu thổ sông Hồng ởphía Bắc, châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam và một loạt những châu thổ nhỏhẹp hơn của các dòng sông tương đối ngắn hơn, và chạy dọc theo ven biển miềnTrung Cũng như các châu thổ ở các nước khác ở Đông Nam Á, các châu thổ ởViệt Nam đều được dành chủ yếu để gieo trồng lúa Lịch sử khai thác các loạichâu thổ này đã có những thời gian dài ngắn khác nhau, theo lịch sử phát triểncảu dân tộc Việt Nam Được khai thác sớm nhất là châu thổ sông Hồng, đã đượcgieo trồng lúa nước từ trước đây 4000 năm, và có thể còn xa hơn thế nữa Châuthổ này với nền văn hoá sông Hồng, lấy cây lúa nước la loại cây trồng chủ yếutrong sản xuất nông nghiệp, đã được sức lao động cần cù và bền bỉ của nhiều thế

hệ nông dân Việt Nam qua hàng chục thế kỷ làm cho biến đổi sâu sắc: hệ thống

đê điều dày đặc, dọc theo hai bên bờ của những sông ngòi lớn nhỏ, những sông

tự nhiên, cũng như con sông đào do bàn tay người xây dựng đã làm cho phầnlớn ruộng đất ở châu thổ hầu như thoát khỏi ảnh hưởng thường xuyên của lũhàng năm của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, và tiến triển theo nhữngquy luật đặc thù của đất lúa nước, được sử dụng để trồng lúa nước trong nhiều

Trang 15

tháng trong năm, ngay cả trong mùa đông lạnh và tương đối khô, do đã bắt đầu

có nước dự trữ ở những vùng sâu, và sau này với sự phát triển của thuỷ lợi cũng

đã có nước ở những cánh đồng tương đối ít sâu hơn Được khai thác sớm nhất,châu thổ sông Hồng cũng cho phép dân số tập trung sớm nhất, và mật độ dân sốngày càng tăng đã tạo điều kiện và thúc đẩy việc trồng lúa, sớm đi vào thâmcanh, chủ yếu bằng cách dùng lao động thủ công ngày càng nhiều trên một đơn

vị diện tích, với những cách làm mạ, làm đất, cấy lúa, chăm sóc khá tinh vi.Biện pháp bón phân tập trung dúi vào từng gốc lúa, cho đến những năm sau cáchmạng tháng Tám đã khá quen thuộc với nông dân ở một số vùng của Hà Đông.Người ta đã dùng những hạt đậu tương lép rồi đến cả đậu tương chắc để sau khicấy lúa đã bén rễ xong, thì đem bón bằng cách dúi vào gốc lúa từ 1 đến 2 hạt.Khi bắt đầu dùng phân hoá học thì nông dân ở đây trước tiên dùng những mảnhgiấy con gói một lượng phân đạm bằng hạt ngô, và sau này thì trộn phân đạmvới đất nhão để vo viên dúi vào gốc lúa Hay trong việc làm đất đối với vụ lúachiêm, nông dân ở Thái Binh và Nam Nam Định cũ đã dùng sức người để xếpnhững hòn đất đã cày trong ruộng thành những bức tường thấp dọc theo bờ dàicủa thửa ruộng để cho gió thổi bốn bề, nắng hanh làm đất mau khô: cách xếp ảinày đã có hiệu quả tăng năng suất lúa chiếm khá rõ Một vài thí dụ trên, trong rấtnhiều thí dụ khác có thể kể ra đối với nhiều khâu canh tác khác, cũng đủ để nóilên trình độ và mức độ dùng lao động thủ công trong việc trồng lúa ở châu thổsông Hồng Với những cơ sở vật chất và kỹ thuật nghèo nàn của nông nghiệpphong kiến kéo dài hàng mấy nghìn năm, năng suất lúa tất nhiên là không cao,nhưng việc trồng lúa bằng nhiều lao động thủ công như vậy và việc tận dụngmọi mảnh đất có thể trồng lúa được đã cung cấp được một khối lượng lươngthực ngày càng nhiều với một số dân ngày càng tăng Châu thổ sông Hồng vìvậy đã trở thành vùng có mật độ dân số cao nhất ở Việt Nam không những hiệnnay mà cả trong quá trình phát triển lịch sử của đất nước Châu thổ sông Hồngngày nay cũng thuộc những vùng có mật độ dân số cao nhất thế giới, có nhữngđịa phương có mật độ dân số tuyệt đối cao nhất như Thái Bình

Trang 16

Các châu thổ của sông Mã, sông Chu, sông Cả ở Bắc Trung bộ cũng đãđược khai thác tương đối sớm, nhưng trình độ khai thác ở đây phần nào thấphơn trình độ khai thác

của châu thổ sông Hồng

đây không dài lắm, lượng

phù sa cũng không cao,

dòng sông lại tương đối

dốc, nước thoát nhanh

sông Hồng và cũng đơn giản hơn, đất cũng kém phì nhiêu hơn, chưa kể nhữngvùng ven biển từ Tĩnh Gia trở vào lại có những vùng đất cát biển rời rạc ít màu,kém giữ nước Trình độ thâm canh lúa ở đây vì vậy đã thấp hơn trình độ thâmcanh của châu thổ sông Hồng

Dọc duyên hải miền Trung từ đèo Ngang trở vào cho đến Thuận Hải, với

vị trí của dãy Trường Sơn án ngữ phía Tây, với những dòng sông nói chung làngắn chảy từ Tây sang Đông, lại ít phù sa, đã hình thành nhiều châu thổ nóichung là hẹp và cách quãng nhau Các châu thổ này cũng đã được khai thác dần,sớm hay muộn trong quá trình dân tộc Việt Nam phát triển từ Bắc vào Nam.Những hoàn cảnh sản xuất mới, không cho phép lặp lại ở đây nguyên vẹn nhữngkinh nghiệm khai thác châu thổ sông Hồng hay các châu thổ khác ở Bắc Trung

Bộ Sông ngắn, địa bàn theo thể mái nhà, lũ mạnh trong mùa mưa và cũng lại rútnhanh, người ta không cần và cũng không thể đắp những hệ thống đề dày đặc đểngăn nước chống lũ bảo vệ ruộng lúa, mà phải bố trí thời vụ cho thật khớp vớiqui luật của lũ lụt hàng năm Đất ven biển, cát nhiều khó giũ nước, và mưa nắnglại thất thường, không cho phép ở đâu cũng áp dụng kỹ thuật gieo mạ rồi cấyvào ruộng có nước sẵn đã chuẩn bị kỹ Gieo thẳng, trĩa, vãi trên những loại đấtkhô chua có nước, gieo ngay từ trước mùa mưa và đợi mưa cho lúa sinh trưởng

Trang 17

tốt và dùng những giống dài ngày, chỉ trổ sau khi mùa mưa bão đã qua để đượcgặt an toàn vào cuối năm là một biện pháp trồng lúa đã được áp dụng từ lâu ởđây, để sử dụng các loại đất ven biển Nhưng người ta cũng đã có nhiều cố gắng

để tranh thủ chủ động nước trên một số vùng nhất định của các châu thổ, nhữngnơi cơ nguồn nước và cũng có khả năng tiêu nước trong mùa lũ, để chủ độngtrồng lúa nước theo kỹ thuật gieo và cấy phổ biến của châu thổ sông Hồng Ởđây cũng đã có những kinh nghiệm khá tinh vi trong việc lấy nước vào ruộng;những guồng nước chuyển động với dòng nước chảy của Quảng Nam, QuảngNgãi và tuỳ theo dòng chảy mà được lắp từng cặp hay từng bộ gồm nhiều xe nốitiếp nhau , cũng nói lên những cố gắng và những sáng tạo của nông dân cácvùng này trong việc tìm nguồn nước để cấy lúa Tuy nhiên diện tích những địabàn chủ động nước này không

nhiều lắm và trước đây cũng phát

triển một cách chậm chạp, do các

công trình thuỷ lợi qui mô lớn

chưa được xây dựng bao nhiêu Và

các địa bàn lúa nước của mỗi châu

thổ đều cũng đã là những nơi tập

trung dân số với mật độ cao

Những đảo lộn do mấy chục năm chiến tranh vừa tăng nhanh một cách đặc biệt

Châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là châu thổ rộng nhất của ViệtNam, và cũng là một châu thổ quan trọng của vung Đông Nam Á Châu thổ nàyđược khai thác muộn nhất, chỉ vào khoảng từ 500 – 600 năm trở lại đây, và chủyếu cùng là để trồng lúa Châu thổ sông Cửu Long đã sớm trở thành vựa lúa củaViệt Nam do diện tích rộng, tiềm năng lớn, điều kiện thời tiết, thuỷ văn, địa hình

và cả thổ nhưỡng có nhiều mặt thuận lợi đối với nghề trồng lúa Châu thổ nàychưa được khai thác hết và còn đang trong quá trình hình thành Ven sông không

có đê, nước sông tràn dễ dàng vào ruộng lúa trong mùa lũ đem lại một khốilượng phù sa khá lớn với khối nước lớn chảy qua châu thổ Việc dùng lao động

Ngày đăng: 27/07/2016, 20:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Ngọc Chừ, “Văn hóa Đông Nam Á”, NXB Đại học Quốc gian Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Đông Nam Á
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gian Hà Nội
2. Phạm Đức Dương, “Văn hóa Đông Nam Á”, NXB Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Đông Nam Á
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Nguyễn Tất Đắc, “Văn hóa Đông Nam Á”, NXB Khoa học xã hội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Đông Nam Á
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
4. Trương Sĩ Hùng, “Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á”, NXB Thanh niên, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á
Nhà XB: NXB Thanh niên
5. Trần Bình Minh, “Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á”, NXB Văn hóa thông tin, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
6. Phạm Đức Thành, “Việt Nam – Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam – Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w