1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương lịch sử đảng cộng sản việt nam – tập 1

153 806 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 4,77 MB

Nội dung

Các tổ chức cách mạng được thành lập, đi từ chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa cộng sản + Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; mở lớp huấn luyện lý

Trang 3

I VIET NAM CUOI THE KY XIX DAU THE KY XX

1 Khái lược về đất nước và dân tộc Việt Nam trước họa ngoại xâm

- Vị trí địa - chính trị của 'Việt Nam

- Truyền thống và đặc điểm của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và g1ữ nước

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trước họa xâm lăng của thực dân Pháp

2 Thực dân Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa

- Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam (1858 - 1884)

- Phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược và các thế lực phong kiến đầu hàng

- Xu hướng cải cách, xây dựng đất nước theo con đường tư bản chủ

nghĩa để bảo vệ nền độc lập

- Sự bất lực, bảo thủ đầu hàng của nhà Nguyễn

- Nước Việt Nam bị biến thành thuộc địa và bị chia cắt thành ba xứ

Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương (1887)

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ Cần Vương (1885 - 1896) và khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913) và đồng bào miền núi

- Đế quốc Pháp thiết lập bộ máy cai trị trên toàn cõi Đông Dương (đến 1899, Liên bang Đông Dương gồm 5 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia và Lào); tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)

~ Nội dung và mục tiêu của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất: Nội dung quan trọng của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Trang 4

cảng ) phục vụ việc khai thác thuộc địa; khai thác tài nguyên (chủ yếu là than); xây dựng các cơ sở công nghiệp nhẹ, công nghiệp cơ khí sửa chữa;

chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điển, mở nhà máy xay xát xuất khẩu gạo Tư

bản đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là của Pháp để "đẩy mạnh sản xuất và thương mại của thuộc địa bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ" (P.Doumer: LIndochine francaise

(souvenirs) Đông Dương thuộc Pháp (Hồi ký), Paris, 1905, tr.312) Phương

thức khai thác, bóc lột kiểu thực dân tư bản chủ nghĩa được kết hợp với cách bóc lột phong kiến khiến kinh tế Việt Nam, nhất là công nghiệp bị phụ thuộc kinh tế Pháp

- Cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn ở Việt Nam và Đông Dương

(1897 - 1914) tác động mạnh tới sự phân hóa xã hội Việt Nam Nông dân bị

ban cùng hóa Địa chủ phong kiến trở thành chỗ dựa của thực dân Pháp

Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản mới xuất hiện và tăng nhanh Giai cấp công nhân thành hình mang những đặc điểm: xuất thân từ nông dân, gắn bó chặt chẽ với nông dân và dân tộc, công nhân công nghiệp là cốt lõi và tập trung ở những trung tâm kinh tế, không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương, sớm tiến hành đấu tranh chống sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Lúc này, giai cấp công nhân đang ở giai đoạn tự phát

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) thực dân Pháp tiến

hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929)

- Với cuộc khai thác thuộc địa lần này, các công ty tư bản Pháp tăng cường đầu tư vốn vào các cơ sở cũ (cao su, than, rượu) góp cổ phần thành

lập các công ty mới không cần nhiều vốn nhưng lãi thu nhanh (Địa ốc ngân

hàng, Tín dựng ngân hàng, Hỏa xa Pháp - Vân Nam, điện nước, xi măng)

- Phương hướng đầu tư của bản Pháp là nhằm vào công nghiệp, ngân

hàng và công ty bất động sản, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông theo

Trang 5

- Số lượng các nhà tư bản Pháp đến Việt Nam tăng dần Nhiều công

ty có chi nhánh ở Hà Nội, Sài Gòn

- Thuế trực thu và gián thu theo hướng bất công và nặng nề đối với dân bản xứ, giảm nhẹ với tư bản Pháp

- Về chính trị, thực dân Pháp ra sức ngăn chặn ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế thứ ba thông qua con đường Trung Quốc

và Pháp, kiểm duyệt chặt chẽ báo chí tiến bộ

~- Bằng chính sách thực dân dựa vào sự phát triển của kinh tế tư bản

kết hợp với quan hệ phong kiến, tìm mọi biện pháp để xoa dịu nỗi bất bình

của dân, ra sức củng cố hệ thống chính quyền theo thể chế cũ, thực dân

Pháp tạo ra xã hội Việt Nam những năm đầu thế ky XX một xã hội thuộc địa -

phong kiến

3 Những biến đổi về cơ cấu giai cấp xuất hiện mạnh mẽ ở Việt Nam

- Do hệ quả của việc hình thành nhiều khu công nghiệp lớn tạo điều

kiện để cư dân đô thị, công nhân công nghiệp và công nhân nông nghiệp tăng lên; thúc đẩy nhiều hình thức đấu tranh mới, ngày càng lớn và mang

tính liên kết, đưa phong trào công nhân tiến lên một bước phát triển mới và

biến đổi về chất Giai cấp công nhân từ 1925 - 1929 hoàn thành sự chuyển

biến từ phát sang tự giác

- Chính sách kinh tế mới của thực dân Pháp làm cho giai cấp tư sản Việt Nam thành hình và phát triển Phần lớn trong số đó xuất thân từ giai

cấp địa chủ họ chuyển sang kinh doanh theo lối TBCN hoặc phong kiến -

TBCN Đã có những công ty tư bản Việt Nam thu nhận cổ phân của tư bản

nước ngoài Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện nhưng chưa thành một lực lượng chính trị độc lập

- Nông dân bị cả đế quốc và phong kiến bóc lột, áp bức tàn nhẫn, phương thức canh tác lạc hậu nên nghèo nàn và bế tắc Họ căm thù đế quốc

Trang 6

- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị ngày càng đông đảo cùng với quá trình mở mang các đô thị, tăng cường đầu tư phát triển kinh tế và giáo dục ở

Việt Nam Họ bao gồm thị dân, thợ thủ công và và học sinh trí thức; địa bàn

cư trú chủ yếu ở thành thị

- Tuy sự phân hóa để tạo ra cơ cấu giai cấp ở Việt: Nam còn thiếu

triệt để nhưng với sự ra đời và phát triển của các lực lượng xã hội mới vẫn

tạo ra những tiền đề vật chất hết sức cần thiết cho sự tiếp thu các quan điểm

và tư tưởng mới, làm cơ sở động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào

đân tộc, đưa xã hội Việt Nam tiến nhanh vào quỹ đạo mới

II CÁC KHUYNH HƯỚNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MANG

1 Ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng tư sản đối với Việt Nam những năm đầu thế ký XX

- Từ cuối thế kỷ XÍX, nhiều người Việt Nam yêu nước tìm mọi cách

du học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp hoặc tìm cách mua Tân thứ, Tân báo của Trung Hoa để mở mang đầu óc Đây là thời kỳ các sĩ phu Việt Nam giác ngộ tư tưởng mới chú yếu qua làn sóng tư tưởng cải lương Trung Hoa - trong số đó là sự ảnh hưởng các trước tác của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Đại đồng thư, Âm băng thất văn tập)

- Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)

đã làm cho các sĩ phu Việt Nam coi Nhật Bản là cứu tinh của các dân tộc da

vàng, đồng văn đồng chủng

- Những tư tưởng dân chủ tư sản Pháp có ảnh hưởng đến Việt Nam nhờ số người biết chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ngày một tăng dần Nhiều tư tưởng mới lạ ở chính xứ sở của kẻ thống trị được phát hiện

2 Các phong trào yêu nước và dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

- Hai thập niên đầu thế kỷ XX là thời điểm nở rộ các phong trào yêu nước, dân chủ mà tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu

Trang 7

trào Duy tân và kháng thuế Ở Trung Ky (1906 - 1908), Đông kinh nghĩa thục

- Hoạt động khởi nghĩa vũ trang còn tiếp tục bùng phát ở khắp địa bàn đất nước: Vụ đầu độc Hà thành (1908), hoạt động ám sát của VNQOPH (1912 - 1915), khởi nghĩa N "Trang Lơng (1912 - 1937) khởi nghĩa Lường Sám (1914 - 1916), cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên - Trần Cao

Vân (1916), phá ngục Lao Bảo (1915), phá khám lớn Sài Gon (1916), khỏi

nghĩa Thái Nguyên (1917), khởi nghĩa Bình Liêu (1918), khởi nghĩa Giàng

Tả Chay (1918 - 1921)

- Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam

có nhiều hoạt động: tẩy chay tư sản Hoa Kiểu (1919), tuyên truyền cho chủ

nghĩa Pháp - Việt để huề trên hai tờ báo Diễn đàn Đông Dương và Tiếng

vang Annam (1920 - 1921), đấu tranh chống độc quyển cảng Sài Gòn (1923), lập Đảng lập hiến (1923)

- Phong trào văn hóa tiến bộ phát triển mạnh mế với các tờ báo viết

bàng tiếng Pháp (La cloche Fálée - Tiếng chuông rè, của Nguyễn An Ninh;

LAnnam của Phan Van Truong; Jeunne Annam - Annam trẻ của Lâm Châu

Hiệp, Le Nhaguê của Nguyễn Khánh Toàn; LIndochine enchainé - Đông

Dương bị xiêng của Mônanh; La voix libre- Tiếng nói tự do của Gaxốpxky), các tờ báo tiếng Việt (Thực nghiệp dân báo, Hữu thanh, Tiếng dân, Pháp

Việt nhất gia), các nhà sách Trần Hữu Độ, Phạm Tuấn Tài, Trần Huy Liệu,

Dao Duy Anh

- Xuất hiện phong trào và tổ chức chính trị của thanh niên trí thức như Đảng Thanh niên, Thanh niên Cao vọng Đảng ở Sài Gòn, Việt Nam

nghĩa đoàn ở Hà Nội; phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu (1925), để tang Phan Chu Trinh, đón Bùi Quang Chiêu, đòi thả nhà ái quốc Nguyễn

An Ninh

Trang 8

- Gia đình, quê hương và những phẩm chất trí tuệ, đạo đức của

Nguyễn Ái Quốc và sự quyết định của Người trong việc tìm hướng đi mới

để cứu dân, cứu nước

~ Thực tế cuộc sống những năm ở nước ngoài và bối cảnh quốc tế thời kỳ

1911 - 1919 có nhiều tác động mạnh mẽ đến quá trình nghiên cứu lý luận, hình thành con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

- Mùa hè 1920, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy ánh sáng soi tỏ con đường

giải phóng của dân tộc Việt Nam khi đọc Dự thảo lân thứ nhất những luận cương về vấn dé dân tộc và thuộc địa của Lênin, tin theo chi nghĩa Lênin,

tự nguyện tham gia quốc tế thứ ba Với việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra chân lý cách mạng và nền tảng cho tư tưởng cách mạng Việt Nam

- Người đã tiến hành nhiều hoạt động để truyền bá chủ nghĩa Mác -

Lênin vào Việt Nam và các nước thuộc địa, thông qua những bài viết của

Người trên báo chí đã thể hiện được sự vận dụng sáng tạo và sự phát triển

chủ nghĩa Mác - Lênin vào công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc; nêu ra được những yêu cầu khách quan, tất yếu của việc xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân

- Người đã tạo lập được hệ thống luận điểm được trình bày trong tác

phẩm Đường Kách mệnh, làm nên tảng cho việc hoạch định con đường giải phóng của dân tộc Việt Nam Đó là cách mạng Việt Nam vận động và phát

Trang 9

nỗ lực của nhân dân các nước thuộc địa và đặc biệt là quan hệ giai cấp và

đấu tranh giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng không giống

phương Tây Cách mạng muốn thành công phải có Đảng cách mạng thật

vững Nguyễn Ái Quốc đã xác định rõ trong tư tưởng của Người là giải

phóng dân tộc và giải phóng xã hội phải đứng trên lập trường giai cấp công

nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong

sáng Đây là đóng góp lớn nhất của Người đối với hệ tư tưởng Mác - Lénin

và phong trào cách mạng thế giới

- Cùng với những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, những người yêu nước và cách mạng Việt Nam còn tiếp nhận được nhiều sách báo viết về chủ nghĩa Mác - Lênin từ Pháp, Trung Quốc và nhiều nhà cách mạng Việt Nam chuyển tới - tạo nên bước chuyển biến quan trọng trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị của lớp thanh niên yêu nước đang tìm lý tưởng cách mạng

4 Các tổ chức cách mạng được thành lập, đi từ chủ nghĩa dân

tộc hướng tới chủ nghĩa cộng sản

+ Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên; mở lớp huấn luyện lý luận và phương pháp công tác cho những thanh niên yêu nước; từ năm 1926 hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bắt

đầu phát triển cơ sở trong nước (Lê Hồng Sơn về nước gặp nhóm Định Chương Dương, Lê Duy Điếm về Vinh gặp nhóm Phục Việt; nhiều thanh

niên yêu nước được đưa sang Quảng Châu; cuối tháng 11/1926 nhiều cán bộ

được cử về nước gây dựng cơ sở)

- Cơ sở Việt Nam Cách mạng Thanh niên xây dựng được nhiều chỉ

hội ở Phì chịt, Uđôn, Nakhôn (Xiêm)

- Trên cơ sở phong trào lan rộng, trong tháng 2 và 3/1927 thành lập

được các Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở khắp 3 miền Bắc,

Trang 10

+ Đảng Tán Việt Cách mạng, trải qua các danh xưng Phục Việt

(1925), Hưng Nam và Việt Nam Cách mạng Đảng (1926), dén thang 7/1928

mang tên Tân Việt Cách mạng Đảng Tuy nhiều lần gặp gỡ để hợp nhất với Việt Nam Cách mạng Thanh niên không thành nhưng chịu ảnh hưởng mạnh

và cung cấp cho Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhiều cán bộ ưu tú (Lê

Duy Điếm, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Phong Sắc, Tran Van Cung )

+ Việt Nam Quốc dân Đảng, thành lập năm 1927, thu hút được một

số nhóm cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản như nhóm Hoàng Văn Tùng ở Thanh Hóa, nhóm Việt Nam Dán Quốc của Nguyễn Khắc Nhu

ngả sang xu hướng khủng bố và bạo động

- Nhiều đẳng viên ưu tú của Việt Nam Quốc dan Dang sau nay gia nhập hàng ngũ các chiến sĩ cộng sản (Trần Huy Liệu, Tô Hiệu, Nguyễn

Bình hoặc tán thành chủ nghĩa cộng sản (Phạm Tuấn Tài)

+ Phong trào công nhân Bắc Kỳ phát triển mạnh, Kỳ bộ Việt Nam

Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ có nhiều sáng tạo và năng động trong hoạt động thực tiễn nên sớm nhận biết được tính cấp thiết phải thành lập một

Đảng Cộng sản thay cho các tổ chức cách mạng đã có để đưa phong trào

giải phóng dân tộc tiến lên

Trang 11

- Sự phát triển của phong trào yêu nước và phong trào công nhân do tác động của đội ngũ chiến sĩ cách mạng và tổ chức cách mạng được trang

bị lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đảng Cộng sản Đông Dương: + Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại phố Hàm Long - Hà Nội, làm nòng cốt thúc đẩy việc

thành lập Đảng Cộng sản

+ Đấu tranh về tư tưởng và tổ chức trong Việt Nam Cách mạng

Thanh niên và Tân Việt để thành lập Đảng Cộng sản

+ Thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (Đông Dương Cộng sản

Đảng) ngày 17/6/1929

Tuyên ngôn và Điều lệ Sự phát triển về tổ chức và hoạt động của

Đảng Cộng sản Đông Dương trong toàn quốc Từ tháng 6 đến tháng 9/1929, lần lượt thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Nam Định, Thái

Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Nam Lập Tổng công hội Bắc Kỳ

- An Nam Cộng sản (Đảng Cộng sản An Nam): tháng 8/1929, Châu Văn Liêm, Nguyễn Nghĩa, Bùi Quỳ họp tại Sài Gòn chuẩn bị thành lập An Nam Cộng sản Đảng Tháng 9/1929 thành lập chỉ bộ An Nam Cộng sản tại Trung Quốc Tháng 11/1929, An Nam Cộng sản Đảng thành lập Lời thông cáo và Điều lệ

- Đông Dương Cộng sản Liên đoàn Tháng 9/1929 tuyên đạt về việc thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ngày 1/1/1930 chính thức

thành lập Đông dương Cộng sản Liên đoàn

2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhận được tin Việt Nam cách mạng thanh niên bị tan rã, những người cộng sản chia làm nhiều phái công kích lẫn nhau, Nguyễn Ái Quốc từ

Xiêm tới Trung Quốc vào ngày 23-12-1929 và triệu tập đại biểu của Dang

Trang 12

Cong san Dong Duong va An Nam Cong san Dang hop tai Hồng Công vào

ngày 6-1-1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị kéo dài đến

hết tuần đầu tháng 2-1930 Ngày 3-2 các bên đi đến nhất trí về hợp nhất Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, vì Người chưa nhận được Nghị quyết của Quốc tế Cộng

sản về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương Để lãnh đạo Hội nghị,

Nguyễn Ái Quốc đề ra Năm điểm lớn:

- Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất

các nhóm cộng sản Đông Dương

- Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam

- Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng

~ Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước

- Cử Ban Trung ương lâm thời gồm chín người trong đó có hai đại biểu chi bộ Trung Quốc ở Đông Duong

Hội nghị thảo luận và tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc;

thông qua kế hoạch thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Tiến hành phê bình sai lầm khuyết điểm của hai tổ chức cộng sản

(Đảng Cộng sản Đông Dương và An Nam Cộng sản Đảng) Thống nhất cách

cử Ban Trung ương: Bắc Kỳ, Trung Kỳ cử 5 ủy viên, Nam Kỳ cử 2 ủy viên

(Theo Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc ngày 18/2/1930,

Ban Trung ương lâm thời gồm có 7 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết)

Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện Chánh cương vấn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Nội dung

chính của các văn kiện đó là:

- Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản, chủ trương làm cách

mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới chủ nghĩa cộng sản

- Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến, giành độc lập dân

tộc lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông,

Trang 13

- Thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho Chính phủ quản lý Thu hết ruộng đất của đế quốc, chia cho dân cày nghèo

- Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và giáo dục

- Thực hiện các quyền dân chủ cho nhân dân

- Đoàn kết, thu phục các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các tổ chức cách

mạng, kể cả trung, tiểu địa chủ, tư sản Đánh đổ các lực lượng phản cách mạng

- Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới Hội

nghị quyết định các chủ trương về công hội, nông hội, về Hội phản đế, đưa

các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản và các tổ chức Thanh niên, Tân Việt, đẳng

viên Việt Nam Quốc dân Đảng vào Hội này

Hội nghị chủ trương bỏ các tờ báo của Đảng Cộng sản Đông Dương

và An Nam Cộng sản đảng, xuất bản một tạp chí và ba tờ báo

Phương pháp hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng

sản Việt Nam và cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn

tháo là những sáng tạo lớn của Người

Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới thành lập có 565 đảng viên

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác -

Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Các văn kiện do Hội nghị thông qua đã phác họa những đường nét cơ bản định hướng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam

TIỂU KẾT

Từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chúng đã phải đương đầu với sự phản kháng của nhân dân Việt Nam Nhiều thế hệ người Việt

Nam yêu nước thuộc hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đã lãnh đạo các

phong trào chống giặc, cứu nước, nhưng không bảo vệ được nền độc lập và

giải phóng đất nước Vì những chủ trương và phương pháp đấu tranh của họ

chưa thể huy động được tối đa sức mạnh của dân tộc và sự ủng hộ quốc tế

Trang 14

để đánh đuổi kẻ thù xâm lược và mở ra hướng phát triển mới của sự nghiệp

Trước khi thành lập Đảng, đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài do

Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo Người vận dụng, phát triển chủ nghĩa

Mac - Lênin và xác lập hệ thống luận điểm vẻ cách mạng Việt Nam, về những nội dung chính yếu của công tác xây dựng Đảng lựa chọn những người ưu tú trong phong trào yêu nước để đào tạo thành người cộng sản, lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: "Nó là quả trứng, mà từ đó nở ra con chim non cộng sản” Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

đi vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân

Sự chuyển biến về tư tưởng và tổ chức theo khuynh hướng gắn liền phong

trào yêu nước, phong trào công nông trong việc thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, dân chủ, đi lên CNXH trở thành khuynh hướng chủ yếu và tác động sâu rộng nhất tới cách mạng Việt Nam Theo đó, đến năm 1929, xuất hiện

nhu cầu thành lập Đảng Cộng sản từ chị bộ đầu tiên được thành lập ở Hà Nội

đến Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐDCSĐ) và An Nam Cộng sản Đảng Tuy hai tổ chức cộng sản trên có những mâu thuẫn và tranh chấp ảnh hưởng,

song đều mong muốn thành lập một Đảng cộng sản duy nhất của Việt Nam

Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện sứ mệnh

lịch sử: thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đề ra cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, định hướng đúng dan cho sự phát triển của cách mạng

Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam được xác định và

mo ra triển vọng thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Trang 15

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra và ngày càng trầm trọng

trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa phá hoại nghiêm trọng tất cả các

ngành kinh tế ở các nước này, nặng nhất là các nước đế quốc lớn

- Tư bản độc quyền trút mọi hậu quả của cuộc khủng hoảng lên giai

cấp công nhân và nhân dân lao động Chúng xóa bỏ chế độ dân chủ tư sản, đựng chế độ độc tài phát xít, đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân; chúng chạy đua vũ trang gây chiến tranh chia lại thuộc địa và các khu vực

ảnh hưởng

- Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa, nửa thuộc địa với các nước đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau ngày càng gay gắt

- Liên Xô - nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới thực hiện

thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Liên Xô là nguồn cổ vũ, là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh giải

phóng của các giai cấp, các dân tộc bị áp bức trên thế giới

~- Dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản, phong trào đấu tranh của công nhân nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng dâng cao Phong trào giải phóng dân tộc của các nước

thuộc địa, nửa thuộc địa diễn ra sôi nổi, liên tục

Tình hình trong nước

- Đế quốc Pháp trút gánh nặng của khủng hoảng kinh tế lên giai cấp

công nhân, nhân dân lao động Pháp và các nước thuộc địa

Trang 16

- Nhân dân Đông Dương hứng chịu mọi hậu quả của khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản Pháp; công nghiệp, nông nghiệp sa sút nặng,

đời sống của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ

- Tại Việt Nam, thực dân Pháp thi hành hàng loạt chính sách phản động: tạo điều kiện cho các chủ xí nghiệp và đồn điển Pháp duy trì và phát

triển; tăng lương cho các quan chức tay sai trong bộ máy hành chính của

chúng; tăng các thứ thuế vô lý hòng bồn rút tiền của của nhân dân Việt Nam

- Hậu quả các chính sách của thực dân Pháp làm cho công nhân, nông dân, thợ thủ công, trí thức, học sinh lâm vào bước đường cùng

- Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc ta với thực dân Pháp, giữa nộng dân với giai cấp địa chủ phong kiến

2 Hệ thống tổ chức Đảng được xây dựng, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng

Theo tinh thân của Hội nghị hợp nhất, các đại biểu dự Hội nghị

thành lập Đảng được ủy quyền thay mặt cho đồng chí đại diện Quốc tế Cộng sản (Nguyễn Ái Quốc) về nước tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản: tổ chức hợp nhất các cấp bộ Đảng, kết nạp thêm những cá nhân hay nhóm vào các cấp bộ Đảng, chỉ định người thành lập ban lâm thời của các

cấp bộ Đảng và chọn người giới thiệu vào Ban Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Hai đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) phụ trách mọi công việc ở Bắc và Trung Kỳ

- Hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng (Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu) phụ trách công việc ở Nam Kỳ)

- Ban Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập gồm:

1 Trịnh Đình Cửu

2 Trần Văn Lan (Giáp), công nhân nhà máy đệt Nam Định

Trang 17

3, Nguyễn Hới

4 Nguyễn Phong Sắc

5 Cát, công nhân nhà máy diêm Bến Thủy

6 Hạ Bá Cang (Sáu), công nhân

7 Phạm Hữu Lầu, công nhân

Ban Trung ương lâm thời phân công phụ trách các tỉnh, trực tiếp chỉ

đạo xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng và lãnh đạo phong trào đấu

tranh Ban Trung ương đặt trụ sở ở Bắc Kỳ

- Cơ quan lãnh đạo các cấp ở ba kỳ được thành lập:

+ Bắc Kỳ: Ban Chấp hành lâm thời

+ Trung kỳ: Phân cục Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nam kỳ: Ban lâm thời chấp ủy

- Ngày 24-2-1930 Ban Lâm thời chấp ủy ra nghị quyết chấp nhận

Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Trong quá trình hợp nhất các nhóm cộng sản, các tổ chức gia nhập

tập thể vào Đảng Cộng sản Việt Nam gồm:

+ Đông Dương cộng sản Đảng: 85 đẳng viên

+ An Nam cộng sản Đảng: 61 đảng viên

+ Tân Việt cộng sản Liên đoàn: 119 đảng viên

+ Phân bộ Đảng Cộng sản Tàu ở Đông Dương: 300 đảng viên

Như vậy, khi thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam có 565 đảng

viên, phân làm 40 chỉ bộ Ngoài ra, có 40 người cộng sản Đông Dương ở Xiêm và 14 người ở Hồng Công

- Dưới sự chỉ đạo của Ban chấp ủy và Phân cục TƯĐCSVN, hệ thống

tổ chức cơ sở Đảng ở các tỉnh được xác lập: các tỉnh ủy, thành ủy của Đông

Trang 18

Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản

Liên đoàn chuyển thành các tỉnh ủy, thành ủy Đảng cộng sản Việt Nam Những địa phương chưa có cơ quan chỉ đạo chung thì thành lập các tỉnh ủy,

thành ủy

Tại Bắc Kỳ, đến cuối 1930 Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Thành ủy lâm thời được thành lập và củng cố ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,

Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang Một số tỉnh như Cao Bằng, Hải

Dương, Hưng Yên, Hà Đông, Sơn Tây thành lập được từ I đến 4 chị bộ cộng sản Ở Cao Bằng, chí bộ Đảng hoạt động như Tỉnh ủy lâm thời

Trên địa bàn các tính Quảng Yên, Hải Ninh và Hòn Gai (thuộc Quảng Ninh hiện nay) đã thành lập được Đảng ủy Đặc khu mỏ

Tai Nam Kỳ: hệ thống tổ chức Đảng cấp tỉnh, thành nhanh chóng được xây dựng Ban Lâm thời chấp ủy đã chỉ định Ban Lâm thời chấp ủy Sài Gòn (Thành ủy Sài Gòn); cử cán bộ về phụ trách các tỉnh Gia Định chỉ định

Bí thư Tỉnh ủy một số tỉnh (Chợ Lớn, Long Xuyên), Tổ chức Tỉnh ủy lâm

thời, Ban cán sự (Mỹ Tho, Tân An, Cà Mau ) Sau đó, trên cơ sở đặc thù chung của một số tỉnh, Ban Lâm thời chấp ủy Nam Kỳ quyết định thành lập Liên tính ủy Chợ Lớn - Gia Định - Tân An; thành lập Liên tỉnh ủy Mỹ Tho - Bến Tre - Cà Mau; Thành lập Đặc ủy Hậu Giang (gồm 8 tinh)

Tại Trung Kỳ: Phân cục Trung ương Trung Kỳ chỉ đạo thành lập các tỉnh ủy (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh )

- Cho đến trước tháng 10-1930, các lâm thời chấp ủy Bắc Kỳ, Nam

Kỳ và phân cục Trung ương Trung Kỳ đã hoàn thành bước chuyển các cơ sở

đảng của các tổ chức cộng sản thành cơ sở Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam, (thành lập được 16 Tỉnh ủy, Thành ủy, Đặc khu ở Bắc Kỳ, 9 Tỉnh ủy ở Trung Kỳ; 21 Tỉnh ủy, Thành ủy, Liên Tỉnh ủy ở Nam Kỳ)

- Nhiều tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, các vùng nông thôn, miền núi gmep: & &

- Số lượng đảng viên đến tháng 3-1931 lên tới 2.400

Trang 19

- Các đoàn thể quần chúng: công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ được thành lập, tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh

- Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu xác lập quan hệ với nhiều Đảng anh em: Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Pháp

Ul PHONG TRAO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG VỚI ĐỈNH CAO XO VIẾT NGHỆ TĨNH

- Từ cuối năm 1929, dưới sự lãnh dạo của các tổ chức cộng sản, phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng diễn ra khắp cả nước Nhiều

cuộc đấu iranh đã kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong làn sóng đấu tranh chung

- Đầu năm 1930, đưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng cộng sản

Việt Nam, sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng, làn sóng đấu tranh diễn ra càng

mạnh mẽ, quyết liệt từ Nam Kỳ đến Trung Kỳ và Bắc Kỳ Với những cuộc

bãi công lớn của 5000 công nhân đồn điền Phú Riềng (3-2-1930), của 4000

công nhân nhà máy sợi Nam Định (25-3-1930), của 400 công nhân nhà máy diêm Bến Thủy - Vinh (19-4-1930)

- Trong khi đó, cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng đã nhanh chóng bị đế quốc Pháp dập tắt Đảng ta

đã rút ra được những bài học từ cuộc khởi nghĩa không thành công

- Đảng phát động nhân dân cả nước đấu tranh chống địch khủng bố

các chiến sĩ tham gia khởi nghĩa Yên Bái, đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh kinh tế chính trị theo đường lối, chủ trương của Đảng

- Trước khí thế đấu tranh cách mạng của quần chúng, Đảng phát động một cao trào cách mạng rộng lớn nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930

Đây là bước khởi đầu của cao trào cách mạng 1930-1931

- Hàng loạt cuộc đấu tranh điễn ra ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ

có sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức quần chúng làm nòng cốt Từ tháng 2 đến tháng 4-1930 trong cả nước có 1.236 cuộc đấu tranh Các cuộc đấu tranh diễn ra nhiều hình thức: bãi công của công nhân, biểu tình của nông

dân và các tầng lớp nhân dân đòi quyền lợi kinh tế, chính trị.

Trang 20

- Qua các cuộc đấu tranh, các giai cấp, các tầng lớp nhân dân đã phối hợp chặt chẽ đoàn kết thành một khối thống nhất chống kẻ thù chung

- Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ chính quyền Pháp đã dùng

nhiều biện pháp để xoa dịu phong trào cách mạng

- Tháng 6-1930 Trung ương Đảng ra lời kêu gọi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân đoàn kết hơn nữa, tiếp tục đấu tranh

- 1-8-1930 Trung ương Đảng ra lời kêu gọi nhân dân cả nước đấu

tranh phản đối chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ phong trào giải

phóng các dân tộc thuộc địa, đòi quyền lợi dân sinh dân chủ Cho 1-5 dén tháng 8-1930 làn sóng đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh lan rộng và phát

triển mạnh mẽ

~ Tháng 9-1930 phong trào đấu tranh lên đến đỉnh cao: Tại Nghệ An,

Hà Tĩnh hàng loạt các cuộc tiến công của quần chúng cách mạng làm cho bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai bị tê liệt ở cấp huyện và tan rã ở cấp xã

- Tại các làng xã ở Nghệ An, Hà Tĩnh: các xã bộ nông (Ban chấp

hành Nông hội đỏ) đứng ra nắm quyền cai quản nông thôn (Thanh Chương

có 65/76 làng, xã có Ban chấp hành Nông hội, Tại Hà Tĩnh, chính quyền Xô viết hình thành ở 172 xã) Đây là những Xô Viết đầu tiên trong lịch sử cách mạng ở Việt Nam: Xô Viết Nghệ Tĩnh

- Trong tháng 9 và tháng 10-1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh (29 cuộc ở Bắc Kỳ, 316 cuộc ở Trung Kỳ, 17 cuộc ở Nam Kỳ) ủng hộ và hưởng

ứng "Nghệ Tĩnh đỏ" Tuy nhiên phong trào chưa đủ mạnh, chưa đều khắp

- Phân cục Trung ương Trung Kỳ một mặt trực tiếp chỉ đạo các cấp

bo Dang ở Nghệ An, Hà Tĩnh thi hành một số biện pháp đầu tiên của chính quyền cách mạng; mặt khác kêu gọi nhân dân cả nước và thế giới ủng hộ, giúp đỡ phong trào đấu tranh của công nông Nghệ Tĩnh

- Trung ương Đảng theo dõi và kịp thời chỉ thị các cấp đảng bộ Trung Kỳ báo vệ thành quả cách mạng, chống địch khủng bố, đồng thời

phát động nhân dân cả nước ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh, kêu gọi Quốc tế

Trang 21

cong san, Quốc tế nông dan, các đảng anh em và nhân dân thế giới ủng hộ giúp đỡ Xô viết Nghệ - Tĩnh Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tuy hoạt động ở nước ngoài, nhưng vẫn theo dõi sát phong trào cùng với Trung ương Đảng chỉ đạo toàn diện cuộc đấu tranh trong nước

- Trong khi phong trào cách mạng dâng cao thì Hội nghị BCH Trung

ương lần thứ nhất họp

I HOI NGHI TRUNG UONG DANG THANG 10-1930 VÀ LUẬN

CUONG CHÍNH TRỊ

1 Hoàn cảnh lịch sử Hội nghị và Luận cương chính trị

+ Sự phát triển của cao trào cách mạng đồi hỏi Đẳng phải có cương

lĩnh tương đối hoàn chỉnh, vạch ra con đường tiến lên và biện pháp hành động cho quần chúng cách mạng

+ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã được thông qua tại hội

nghị thành lập Đảng đã phác thảo những nét cơ bản nhất của chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam

+ Sau thời gian học tập ở Liên Xô, tháng 4-1930 đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước, bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương

lâm thời

+ Đồng chí Trần Phú cùng Ban Thường vụ Trung ương dự thảo Luận

cương chính trị trên cơ sở vận dụng nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm phong trào cộng sản Quốc tế Để cương cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc của Quốc tế Cộng sản Nghiên cứu các văn kiện có tính cương lĩnh như Tuyên ngôn và Chính cương của Đông Dương cộng sản

Đảng, Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua khảo sát thực tế phong trào công nhân và nông dân

2 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất

(tháng 10-1930)

- Hội nghị họp tại Hồng Công (Trung Quốc), thảo luận và thông qua Luận cương chính trị

Trang 22

- Nội dung Luận cương chính trị:

+ Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, đặc điểm xã

hội và mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương, Luận cương nêu rõ tính chất của

cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân

chủ và cách mạng giải phóng dân tộc) do giai cấp công nhân lãnh đạo tiến

thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển TBCN Cách

mạng tư sản dân quyền là giai đoạn thứ nhất của cách mạng Đông Dương; Sau khi hoàn thành hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, cách mạng Đông Dương sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai - giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đánh đổ chủ nghĩa đế

quốc Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ, đem lại ruộng

đất cho nông dân Đây là hai nhiệm vụ khăng khít, không thể tách rời

+ Giai cấp công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng nhưng giai cấp công nhân phải nắm quyền lãnh đạo

+ Đưa ra các sách lược của Đảng đối với các đảng phái khác

+ Xác định các yếu tố cần thiết nhằm xây dựng Đảng cộng sản vững

mạnh "cần phải có một Đảng cộng sản có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên hệ với quần chúng Đảng là đội tiền phong của

vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm gốc lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản"

- Xác định hình thức và phương pháp cách mạng: theo hai giai đoạn: khi chưa có tình thế cách mạng và khi có tình thế cách mạng Luận cương nhấn mạnh: phương pháp cách mạng cơ bản ở Việt Nam là bạo lực cách mang Bao luc cách mạng phải dựa vào lực lượng vũ trang và lực lượng

chính trị của quần chúng

+ Nêu rõ cách mạng Đông Dương là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới

Trang 23

Uu diém:

+ Luận chương chính trị đã vạch ra con đường cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở Đông Dương một cách triệt để, toàn điện và tương đối hoàn chỉnh

+ Đề ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn và chính xác

+ Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân

+ Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò liên minh công nông

+ Mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng ở các nước thuộc địa, cách mạng vô sản thế giới

Đó là sự giống nhau căn bản giữa Luận cương chính trị với Chính

cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng

Nhược điểm của Luận cương:

Luận cương chính trị chưa thấy được rằng đối với một nước thuộc địa không có chủ quyền như Việt Nam thì nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của

cách mạng là chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc Từ nhược điểm căn bản này dẫn đến một số nhược điểm khác như: Sắp xếp lực lượng cách mạng

(loại bỏ giai cấp tiểu tư sản, tư sản bản xứ, trung tiểu địa chủ) về mặt trận

dân tộc thống nhất chống đế quốc, về tên Đảng

+ Nguyên nhân nhược điểm trên:

Đảng ta mới ra đời, chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo chưa đủ thời gian hiểu sâu thực tiễn đất nước

Vận dụng một cách giáo điều Đề cương về cách mạng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản (năm 1928) lúc này đã không còn phù hợp nhất là ở xã

hội thuộc địa - phong kiến như nước ta nên về lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn Quốc tế Cộng sản chưa thấy rõ nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng các nước thuộc địa là chống đế quốc giải phóng dân tộc, không thấy hết tâm

quan trọng của vấn đề giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, phát huy tỉnh

Trang 24

thân yêu nước của các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội, không thấy được kha nang thang lợi của cách mạng thuộc địa không phụ thuộc cách mạng chính quốc

- Hội nghị thông qua:

+ Án Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; về nhiệm vụ: phát triển phong trào đấu tranh khắp Đông

Dương; về nội bộ: đấu tranh để bônsêvích hóa Đảng

Về hệ thống tổ chức Đảng: tổ chức hệ thống cấp Xứ ủy, tổ chức giao

thông liên lạc giữa các Xứ, Trung ương với Quốc tế Cộng sản và các Đảng bạn, về triệu tập Đại hội Đảng

+ Nghị quyết về các mặt công tác: Công hội, Nông hội, thanh niên,

phụ nữ, binh vận, phan dé Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng

+ Án Nghị quyết về thủ tiêu Chánh cương vắn tắt, Sách lược vấn tắt,

Điều lệ vắn tắt Đây là một hạn chế lớn của Hội nghị

+ Đoàn kết và thống nhất hành động chống đế quốc Pháp giữa nhân dân 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia

+ Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sân Việt Nam thành Đảng

Cộng sản Đông Dương

+ Cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú

làm Tổng bí thư

+ Ý nghĩa Hội nghị:

Hội nghị BCH Trung ương có ý nghĩa rất quan trọng: Tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với cao trào cách

mạng 1930-1931,

- Sau Hội nghị tháng 10-1930, hệ thống tổ chức Đảng được củng cố, đến cuối năm 1930, Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ được thành lập, trực tiếp chỉ đạo các tổ chức Đảng cấp tỉnh, thành.

Trang 25

- Phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở Nghệ Tĩnh bị thực

dân Pháp và tay sai điên cuồng khủng bố: lập thêm đồn bốt, bắt bớ tù đày

hàng vạn chiến sĩ cách mạng, ném bom đàn áp biểu tình, lập các tòa án đặc biệt để xét xử kết án những người cộng sản yêu nước, lợi dựng những kẻ đầu

hàng phản bội đánh phá trở lại tổ chức Đảng và phong trào cách mạng

Khủng bố trắng đi đôi với các chính sách lừa bịp nham hiểm như rước cờ

vàng, phát thẻ quy thuận, kêu gọi đầu thú, lập các tổ chức mị dân, cải cách

lừa bịp

(1) Theo Lược thảo phong trào cộng sản Đông Dương của Hồng Thế Công, tr 303 Tư liệu lưu tại Viện

Lịch sử Đảng

Trang 26

+ Trung ương Đảng tập trung lãnh đạo đấu tranh chống khủng bố trắng Những tháng cuối năm 1930, Trung ương Đảng ra nhiều thong tri, thông cáo chỉ đạo các Đảng bộ địa phương chống khủng bố, duy trì lực lượng và tinh thần đấu tranh

+ Trung ương Đảng nhận rõ thiếu sót là không tổ chức được toàn

dân thành một lực lượng rộng rãi, mạnh mẽ vì vậy ngày 18-11-1930,

Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về thành lập Hội Phản đế đồng minh

+ Ngày 3-1-1931, Ban Thường vụ Trung ương Dang ra chỉ thị uốn

nắn khuynh hướng đang phát triển là "củng cố đã rồi mới đấu tranh" phân

tích rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức và đấu tranh cách mạng, chỉ rõ

phải thành lập các đội tự vệ công nông thành lực lượng lâu dài để bảo vệ

phong trào quân chúng

+ Trong thời kỳ này, Quốc tế Cộng sản mà trực tiếp là Ban Phương

Đông, Ban Bí thư chính trị cũng như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc luôn theo sát

chỉ dẫn phương pháp đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ lực lượng cách mạng

+ Đảng ta tỉnh táo lãnh đạo nhân dân chống những thủ đoạn lừa bịp

của địch Ngày 25-1-1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra thông cáo

về việc đế quốc Pháp cưỡng bức dân cày ra đầu thú, phân tích rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, nhắc nhở đảng viên và nhân dân giữ vững lòng tin

+ Nhân dân nhiều nơi đấu tranh chống đầu thú Nhân dân Nghệ An,

Hà Tĩnh đấu tranh chống rước cờ vàng và nhận thẻ quy thuận

+ Tháng 3-1931, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng

họp tại Sài gòn, phê phán các sại lầm hữu khuynh, tả khuynh, đề ra những

nhiệm vụ cấp bách để bảo vệ phong trào cách mạng, nhất là tổ chức các đội

tự Vệ

+ Xứ ủy Trung Kỳ chủ trương thanh Đảng "Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" Trung ương Đảng nghiêm khắc phê phán chủ trương trên bằng chỉ thị ngày 20-5-1931

+ Đảng lãnh đạo việc tổ chức, củng cố các đoàn thể cách mạng như

Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên cộng sản Đoàn

Trang 27

+ Cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản và người yêu nước diễn

ra không kém phần quyết liệt ở trong nhà tù, trước tòa án đế quốc như đấu tranh ở Hội đồng đề hình, ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La, Buôn Ma Thuột,

Kon Tum,

+ Cuộc đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ lực lượng trong cao trào

cách mạng 1930-1931 diễn ra vô cùng quyết liệt Khủng bố trắng của đế quốc Pháp "không thể nào làm giảm sút tinh thần cách mạng của các chiến sĩ"

Tiếng vang của phong trào vô cùng mạnh mẽ trong nước và trên thế giới Qua lãnh đạo phong trào, Đảng ta trưởng thành một bước và ngày 11-4-1931, Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng ta là một phân bộ độc lập

+ Thực dân Pháp khủng bố đàn áp đẫm máu nhiều cuộc đấu tranh

của nhân dân Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương xuống địa phương

bị phá vỡ nhiều Các Xứ ủy, Tỉnh ủy hầu hết bị phá vỡ Ngày 19-4-1931, đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú bị bắt, tháng 8-1931 hy sinh Ngày 6-6-

1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt giam ở Hồng Kông

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh tiếp diễn khá mạnh mẽ trong những tháng đầu năm 1931, nhất là ở các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ, Nam Bộ nhưng sau đó giảm dần và tạm thời

lắng xuống

TIỂU KẾT

Sau khi thành lập, Đảng ta đã bắt tay ngay vào xây dựng hệ thống tổ

chức của Đảng và lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân tạo ra một cao trào cách mạng với quy mô rộng lớn, hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, tính chất quyết liệt Đây là cao trào công nông toàn quốc

bát đầu từ Nam qua Trung, ra Bắc Kỳ và đạt tới đỉnh cao ở Nghệ - Tĩnh

Cao trào cách mạng 1930-1931 có ý nghĩa lịch sử to lớn:

+ Khang định đường lối cách mạng do Đảng ta đề ra là đúng đắn nên đã tập hợp tổ chức được đông đảo nhân dân đấu tranh Con đường duy

nhất đúng là theo cách mạng vô sản

Trang 28

+ Khang định quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách

mạng dân tộc dân chủ thông qua Đảng tiền phong

+ Xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc, khẳng định vị trí

Vai trò của giai cấp công nhân, nông dân là lực lượng chính trong sự nghiệp cách mạng

+ Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng về đấu tranh giành chính quyền

Qua cao trào, Đảng ra rút ra những kinh nghiệm đầu tiên trong lãnh

đạo cách mạng Đó là:

+ Sau khi để ra chiến lược toàn bộ cuộc cách mạng, cần xác định

mục tiêu cụ thể của thời kỳ trước mắt, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn

+ Sử dụng những hình thức và phương pháp cách mạng cho phù hợp

với mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ

+ Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong đó lấy liên minh công nông làm nòng cốt

+ Kinh nghiệm về xây dựng Đẳng Cộng sản ở một nước thuộc địa, g1a1 cấp công nhân nhỏ bé

+ Có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng và

tổ chức thực hiện đường lối

Những kinh nghiệm nói trên được Đảng ta tiếp tục tổng kết, áp dụng

thành công trong các giai đoạn cách mạng sau này

Trang 29

Chuong HI

DAU TRANH KHOI PHUC HE THONG TO CHUC DANG

VA PHONG TRAO CACH MANG

(1932 - 1935)

L DAU TRANH CHONG KHUNG BO CUA DE QUOC DE KHOI PHUC

HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐÁNG VÀ PHONG TRÀO CÁCH MANG

1 Cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù

đế quốc

- Hoảng sợ trước cao trào cách mạng 1930-1931, đế quốc Pháp

khủng bố cán bộ, nhân dân rất dã man, nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và xóa bỏ phong trào cách mạng Chúng giết hại các chiến sĩ cách mạng và dân thường, bất bớ, giam cầm một số lượng lớn, mở các phiên tòa đặc biệt xét

xử tù chính trị, lập tổ chức "mật thám quốc tế” để dò xét và bắt giam các nhà cách mạng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài

- Cùng với khủng bố trắng, đế quốc Pháp còn dùng các thủ đoạn mị dân, tung ra các chiêu bài: "Bảo Đại hồi loan", "Chương trình cải cách”,

"Pháp - Việt để huể" khuyến khích phát triển tôn giáo, các tệ nạn mê tín dị

đoan để mê hoặc, lừa bịp nhân dân

- Trong các nhà tù đế quốc như: Hỏa Lò, Sơn La, Buôn Ma Thuật, Côn Đảo các chiến sĩ cộng sản đã đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà-

tù, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng: học lý luận, văn hóa và

kinh nghiệm đấu tranh Trong các nhà tù đã thành lập các chi bộ cộng sản

- Các đảng viên Đảng Cộng sản đấu tranh phê phán những đảng viên Việt Nam Quốc dân đẳng xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, xuyên tạc đường

lối cách mạng của Đảng Cộng sản

- Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng tại Tòa án

Đại hình Sài Gòn Từ ngày 2-9/5/1933, Tòa án Đại hình Sài Gòn mở phiên tòa xét xử 120 chiến sĩ cộng sản nhằm khủng bố tỉnh thần cách mạng của

Trang 30

đảng viên và nhân dân Trước những đồn tra tấn dã man của kẻ thù, các

chiến sĩ cách mạng đã nêu cao ý chí kiên cường, bất khuất, giữ vững bản

lnh chính trị và kiên định con đường đã lựa chọn, tin tưởng và tương lai tươi sáng của cách mạng Các chiến sĩ đã biến tòa án đế quốc thành diễn đàn kết

tội chủ nghĩa đế quốc Pháp, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, góp phần

nâng cao uy tín của Đảng, giáo dục quần chúng nhân dân tin tưởng và sự

nghiệp chính nghĩa của cách mạng

2 Đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng

- Những cuộc đấu tranh trong thời gian 1932-1935 ngày càng diễn ra nhiều hơn và không chỉ mang nội dung kinh tế, mà còn mang cả nội dung chính trị Nông dân được tổ hức lại trong các tổ chức gắn liền với sinh hoạt

bình thường hàng ngày như: Hội cấy, Hội gặt thu hút đông đảo quần chúng

tham gia Nông dân đã đấu tranh chống khủng bố trắng, chống thuế cao, chống bắt phu làm đường Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của nhân dân Huong

Sơn (3-1932), Hóc Môn (4-1932), các tỉnh Nam Trung Kỳ (7-1932), các tỉnh

miền núi Bắc Kỳ nhân các ngày kỷ niệm 1-5, 1-8, Cách mạng tháng Mười

- Phong trào công nhân cũng phát triển mạnh: năm 1932 có khoảng

24 cuộc đấu tranh, năm 1933 có 31 cuộc, năm 1934 có 4Š cuộc

- Các cuộc tranh cử Hội đồng nhân dân thành phố Sài Gòn khóa 1933; 1935; tranh cử Hội đồng quản hạt thị Nam Kỳ 1935 Đảng chủ trương

nhân cơ hội tranh cử vạch trần những thủ đoạn lừa bịp của địch và công khai

tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng trước đông đảo quần chúng

- Đấu tranh chống tờrốtkít Chủ để đấu tranh: Cách mạng Đông Dương hay cách mạng châu Á; nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là

cách mạng tư sản dân quyền hay cách mạng vô sản; chống "chủ nghĩa hư vô

Art

dân tộc”

-' Cán bộ, đảng viên sử dụng báo chí để đấu tranh phê phán một số

quan điểm chính trị, triết học, văn học nghệ thuật tư sản, vạch trần tư tưởng

nô lệ của một số ngòi bút tay sai của đế quốc, tuyên truyền quan điểm cách mạng của Đảng về triết học, nghệ thuật Cuộc đấu tranh giữa duy vật và duy

Trang 31

tam; nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh Đồng chi Hai Triều và một số đồng chí khác đã viết nhiều bài báo chống lại luận điểm

duy tâm phản động

3 Sự ủng hộ của Quốc tế Cộng sản và các đảng anh em

- Trước tình hình Đảng Cộng sản Đông Dương bị khủng bố trắng,

nhiều cán bộ chiến sĩ bị bắt bớ, giam cầm và giết hại, các tổ chức cơ sở bị

tồn thất nặng nề, cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách khốc liệt, Quốc tế Cộng sản, các Đảng Cộng sản - các phân bộ của Quốc tế Cộng

sản, các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản đã tích cực giúp đỡ Đảng Cộng sản Đông Dương, cách mạng Việt Nam theo nhiều hướng; nhiều mặt Đối với các Đảng Cộng sản, Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ Đảng Cộng

sản Đông Dương: "Cấp ủy Đảng Cộng sản Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ chăm lo việc gây dựng lại cơ sở cho Đảng Cộng sản Đông Dương" và "Phải huy động thợ thuyền, dân cày và quần chúng lao khổ xứ mình đấu tranh ủng

hộ phong trào cộng sản Đông Dương bằng mọi phương diện" Trong khi giúp đỡ, các đảng "nhất thiết không được đem đường lối, chủ trương của xứ

các đồng chí áp dụng vào điều kiện xứ Đông Dương, cũng như không được

làm thay mọi việc của những người cộng sản Đông Dương"

~- Quốc tế Cộng sản đã giúp đỡ Đảng Cộng sản Đông Dương, cách mạng Đông Dương về: Tỉnh thần; Vật chất; Đường lối, tổ chức; Cán bộ

- Quốc tế Cộng sản đã phát động trong công nhân và nhân dân lao

động thế giới một phong trào ủng hộ cách mạng Việt Nam, chống khủng bố tráng, đòi ân xá tù chính trị Tình đoàn kết quốc tế do Quốc tế Cộng sản đề xướng để ủng hộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được giai cấp công nhân

và nông đân lao động toàn thế giới hưởng ứng mạnh mẽ

e Ban Thư ký Công hội ven Thái Bình Dương

« Ban Thư ký châu Âu Quốc tế Công hội đỏ

« Tổ chức Quốc tế giúp đỡ những người cách mạng

e Đảng Cộng sản Pháp

° Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trang 32

« Đảng Cộng sản Liên Xô

« Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Đức, Xiêm

- Quốc tế Cộng sản với việc cứu Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù đế

quốc Anh

4 Khôi phục cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng

Để nhanh chóng khôi phục phong trào, Đảng đã chủ trương dưa cán

bộ, đảng viên đi vào quản chúng, khắc phục những sai lầm "tả" và hữu

khuynh trong thời gian cao trào cách mạng và khi cách mạng thoái trào

- Đầu năm 1932, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng ta được thành lập ở Xiêm, sau đó giải tán và biến thành Đông Dương viện trợ bộ

- Tháng 6-1932, được sự giúp đỡ trực tiếp của Ban Phương Đông,

các đồng chí Hà Huy Tập, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn viết Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Nội dung của bản Chương trình hành động của Đảng Cộng sản

Đông Dương - bản Cương lĩnh của Đảng ta trong thời kỳ cách mạng tạm

thời thoái trào

- Đầu năm 1932, Xứ ủy Nam Kỳ được tổ chức lại Cuối năm 1932,

do sự khủng bố gắt gao của đế quốc Pháp, Xứ ủy Nam Kỳ vừa mới lập lại đã

bị địch phá vỡ Với tỉnh thần đấu tranh kiên cường của những người cộng

sản, tháng 5-1933, đồng chí Trương văn Bang đã lập lại Xứ ủy do đồng chí trực tiếp làm Bí thư, ra báo "Cờ Đỏ" làm cơ quan ngôn luận Xứ ủy Nam Kỳ

do Trương Văn Bang thành lập và hoạt động không được bao lâu lại bị địch

phá vỡ Đầu năm 1933, Đông chí Trần Văn Giàu được Quốc tế Cộng sản cử

về Đông Dương hoạt động, góp phần xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng

Vì vậy, đầu tháng 2-1934, tại An Lục Long (tỉnh Tân An) đã diễn ra Hội nghị thành lập Xứ ủy mới do đồng chí Trân Văn Giàu làm Bí thư Xứ ủy lâm

thời này hoạt động cho đến sua Đại hội I của Đảng Tại Đại hội I (3-1935),

Võ Văn Ngân được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực

tiếp làm Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ.

Trang 33

- Đầu năm 1934, Hội nghị 5 tỉnh phía Nam Trung Kỳ (Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) bầu Ban địa hương cấp ủy

Trung Kỳ do đồng chí Phạm Xuân Hòa làm Bí thư

~- Tháng 2-1932, mật thám Pháp phá vỡ cơ quan Xứ ủy Bắc Kỳ và

Thành ủy Hà Nội Xứ ủy Bắc Kỳ được thành lập lại vào ngày 25-10-1934 với thành phần đa số là người dân tộc thiểu số Lúc này Bắc Kỳ là nơi có số

đảng viên đông nhất, chiếm hơn 2/3 tổng số đảng viên toàn Đảng

- Đến năm 1933, ở Viêng Chăn đã xây dựng được 5 chỉ bộ cộng sản,

Thà-Khet xây dựng được 5 chỉ bộ, Savanakhet: l chỉ bộ, Pắcxế: 1 chi bộ, Mỏphôngchiu: 1 chỉ bộ Các chỉ bộ trên đều do các đảng viên Việt Nam tổ

chức, lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành

lập Dang bộ Ai Lao Trong hai ngày 6 và 7-3-1934, 15 đại biểu các chi bộ Đảng trên đất Lào đã tập họp Đại hội tại cù lao Xiêng Xu (Viêng Chăn) để thành lập Xứ ủy Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Xứ ủy lâm thời Đảng bộ Ai Lao gềm 9 đồng chí do đồng chi Man lam Bí thư Đại hội quyết định thành lập Tỉnh ủy Pắc-xế,

Xavanakhet, củng cố Thành ủy Viêng Chăn, tổ chức Xứ ủy lâm thời của

thanh niên cộng sản Đoàn, củng cố tổ chức công hội và Hội phản đế Xứ ủy

lâm thời Ai Lao xuất bản tờ báo "Gương chung", làm cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, mỗi kỳ ra một trăm số

- Các cơ sở Đảng ở Campuchia cũng được xây dựng

- Không chỉ các tổ chức của Dang được khôi phục, mà các tổ chức:

quần chúng cũng phát triển Các tổ chức của quần chúng nhân dân phát

triển, ngày 1-8-1933, Đảng Cộng sản Đông Dương đã ban hành Điều lệ của

Nông hội quy định về tổ chức và hoạt động của Nông hội

- Tháng 11-1932, Công hội ở Đông Dương công bố Cương lĩnh hành động của mình Năm 1933, Đảng Cộng sản Đông Dương công bố Chương trình hành động và Điều lệ của Công đoàn

- Năm 1933 ban hành Chương trình hành động của Thanh niên cộng sản Đoàn Đông Dương

Trang 34

- Được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, thang 3-1934, Ban Chi huy

ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do Lê Hồng Phong làm Bí thư, Hà Huy Tập phụ trách công tác tuyên truyền cổ động và biên tập

tại chí Bônsêvích, Nguyễn Văn Dựt phụ trách kiểm tra

- Chức năng, quyền hạn của Ban Chỉ huy ở ngoài Đó là một tổ chức

đặc biệt của Đảng ta trong thời kỳ cách mạng tạm thời thoái trào Ban có quyền hạn cao hơn Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, nhưng trong thực tế Ban Chỉ huy ở ngoài làm nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương

- Ban Chỉ huy ở ngoài hoạt động và đạt được nhiều kết quả là nhờ sự

giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản không chỉ về đường lối, mà còn giúp đỡ về

ngân sách, vật chất

- Hội nghị của Ban Chỉ huy ở ngoài tháng 6-1934 tại Ma Cao về tình

hình trong nước và đề ra nhiệm vụ trong tình hình mới

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô sau khi Người

thoát khỏi nhà tù đế quốc Anh

Cách mạng Việt Nam vào những năm 1932-1935 bị tổn thất nặng nề Thế nhưng, đến cuối năm 1934 hầu hết các cơ sở Đảng được phục hồi, được tổ

chức lại Đảng Cộng sản Đông Dương và cách mạng nước ta vượt được những

năm tháng gay go ác liệt Có được thành tích như vậy trong một thời gian ngắn

là nhờ đảng viên và quần chúng cách mạng chiến đấu dũng cảm; Đảng lãnh

đạo đúng đắn; Quốc tế Cộng sản chỉ đạo và nỗ lực giúp đỡ theo nhiều hướng

và nhiều hình thức phong phú Ngoài ra, còn có sự giúp đỡ tích cực của các Đảng Cộng sản anh em - các phân bộ của Quốc tế Cộng sản Vì.vậy, đến

đầu năm 1935, Đảng ta đã tổ chức được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I,

chấm dứt thời kỳ cách mạng thoái trào, mở ra một cao trào cách mạng mới

II ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ I CỦA ĐẢNG

1 Quá trình chuẩn bị Đại hội

- Ban Chỉ huy ở ngoài (thành lập tháng 3-1934) đưa vào chương trình

công tác của mình nhiệm vụ triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng.

Trang 35

~- Hội nghị của Ban Chỉ huy ở ngoài và các đại diện các tổ chức Đảng trong nước tháng 6-1934 quyết định từ thời gian Hội nghị cho tới tháng 1-1935 phải lập xong tất cả các Xứ ủy và các Xứ ủy sẽ cử đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc vào mùa xuân năm 1935 Hội nghị quyết định lấy Nghị quyết của Hội nghị và bản Chương trình hành động của Đảng (tháng 6-

1932) làm tài liệu căn bản để thảo luận trong các chỉ bộ Đảng nhằm chuẩn

bị cho Đại hội lần thứ nhất của Đảng

- Sau Hội nghị tháng 6-1934, Ban Chỉ huy ở ngoài gửi chỉ thị cho tất

cả các tổ chức của Đảng để chuẩn bị Đại hội một cách nghiêm túc nhằm:

se Mở rộng và củng cố hàng ngũ của Đảng và các tổ chức quần chúng

« Mở rộng phong trào tự phê bình bônsêvích trong hàng ngũ Đảng,

phổ biến các Chương trình hành động của Đảng vào các tổ chức thanh niên, Công hội đỏ, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lên

« Mở rộng phong trào cách mạng

- Tạp chí Bônsêvích - cơ quan lý luận của Ban Chỉ huy ở ngoài, đã

mở một cuộc vận động chuẩn bị Đại hội bằng cách phê bình và tự phê bình

về công tác của toàn Đảng và chỉ ra cho đẳng viên và quần chúng cách mạng thấy rõ những nhiệm vụ cần kíp trước mắt của Đảng

- Tạp chí Cộng sản tháng 8-1934 viết: "Cuộc Đại hội tới sẽ là một

cuộc đại hội Bônsêvích hóa Đảng Cộng sản Đông Dương Nó là Đại hội lần

thứ nhất của Đảng ta Khai mạc Đại hội là quan trọng mà dự bị cuộc Đại hội lại là quan trọng hơn nữa Có dự bị han hoi thi cuộc Đại hội mới có kết quả

mỹ mãn Một vấn đề cần phải giải quyết trong lúc dự bị Đảng Đại hội là gây

dựng lại hệ thống của Đảng”

Trong khi cách mạng đang ở thời kỳ tạm thời thoái trào, việc chuẩn

bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc là vô cùng khó khăn gian khổ, nhưng

nhiệm vụ đó đã được Ban Chỉ huy ở ngoài đắm nhận và hoàn thành Sau một

thời gian chuẩn bị tích cực, đầu năm 1935, các đẳng bộ địa phương đã được

tổ chức lại, đã liên lạc được với Ban Chỉ huy ở ngoài và cử đại biểu đi dự

Đại hội toàn quốc của Đảng.

Trang 36

2 Nội dung Dai hội

- Ban chi huy ở ngoài gửi Báo cáo cho Quốc tế Cộng sản ấn định Đại hội sẽ diễn ra ngày 18-3-1935 Quốc tế Cộng sản kiến nghị chuyển thời gian Đại hội vào tháng 6 hoặc 7-1935, nhưng do Đảng ta không nhận kịp Công văn

đó và do các đại-biểu không đến kịp nên Đại hội đã họp vào ngày 27 đến 31-3-

1935 tại Ma Cao (Trung Quốc) Dự Đại hội có: 2 đại biểu của Ban Chỉ huy ở ngoài, 3 đại biểu đến từ Cao Miên, Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ, I đại biểu ở

Lào, 2 đại biểu ở Bắc Trung Kỳ 3 đại biểu ở Xiêm (1 người Xiêm, 1 người Tàu,

1 người Việt Nam) Tất cả là 13 đại biểu đại diện cho 552 đẳng viên

Đại hội thảo luận và thông qua các văn kiện sau:

- Nghị quyết chính trị của đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Nghị quyết của toàn Đảng đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Đảng Công sản Đông Dương về công nhân vận động

- Nghị quyết về nông dân vận động

- Nghị quyết về vận động binh lính

- Nghị quyết về phụ nữ vận động

- Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số

- Nghị quyết về thanh niên vận động

- Nghị quyết về công tác phản đế liên minh

- Nghị quyết về hệ thống tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban

Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trang 37

- Điều lệ của Tổng Công hội đỗ Dong Dương

- Điều lệ của nông hội làng

- Điều lệ của Thanh niên Cộng sản Đoàn Đông Dương

- - Điều lệ của Dong Duong phản đế liên minh

- Điều lệ Hội Cứu tế đỏ Đông Dương

- Điều lệ về việc thành lập phân bộ của Đông Phương bộ của Quốc tế

Cộng sản ở Nam Thái Bình Dương

- Nghị quyết về các công việc vặt

- Tuyên ngôn của đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản

Đông Dương

Đại hội đã thông qua thư gửi Chấp ủy Quốc tế Cộng sản; thư gửi Ban Trung ương Đảng Bônsêvích Liên bang Xô viết; thư gửi Đảng Cộng sản Tàu; Đảng Cộng sản Pháp; Đáng Cộng sản Xiêm; Đảng Cộng sản Ấn Độ

Đại hội nhận định:

- Về tình hình thế giới và Đông Dương: cuộc Cách mạng tháng Mười

Nga thắng lợi đã chia thế giới làm hai hệ thống chống chọi nhau: hệ thống

xã hội chủ nghĩa đương củng cố và phát triển và hệ thống tư bản chủ nghĩa;

cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuần giỡa các nước đế quốc càng trở

nên sâu sắc; cuộc vận động cách mạng càng thêm sâu rộng Tình hình Đông Dương: kinh tế khủng hoảng; công nhân bị thất nghiệp 60-70%, nông dân phá

sản ngày càng đông, so với năm 1928 thuế thân có nơi tăng tới 40-60% Đảng

ta đã bóc trần những chính sách giả đối của đế quốc và bọn thống trị bản xứ

:- Về Tổ chức Đảng: thời kỳ 1932-1935, do bị địch khủng bố nặng

nề, phong trào cách mạng quần chúng có tạm lắng xuống nhưng vẫn giữ được khí thế cách mạng Đảng không những được khôi phục, mà còn phát

triển các tổ chức cơ sở Đảng, kiên trì lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách

mạng Tuy vậy, Đảng vẫn chưa phát triển mạnh ở những vùng công nghiệp tập trung, công nhân gia nhập hàng ngũ Đảng còn ít, hệ thống tổ chức của

Đảng chưa thật thống nhất Đại hội đã đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu:

Trang 38

+ Phát triển và củng cố Đảng, làm cho tổ chức Đảng thật sự trở

thành cơ quan tham mưu, bộ phận tiên phong của quần chúng Để bảo đảm

tính vô sản của Đảng, phải chú trọng phát triển Đảng ở những nơi tập trung

công nhân; phải đề bạt những đồng chí công nhân ưu tú vào những cấp lãnh dao của Đảng; phải thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lénin cho dang

viên và quần chúng, đồng thời không ngừng đấu tranh chống tư tưởng phi

vô sản Đảng phải đặc biệt coi trọng phong trào công nhân và phong trào

nông dân, đồng thời phải chú ý đến thanh niên, phụ nữ, dân tộc ít người

+ Về tranh thủ quần chúng: Đảng có mạnh khi Đảng có ảnh hưởng và

thế lực trong quần chúng, nếu Đảng không mật thiết liên lạc với quần chúng, không được họ tán thành và ủng hộ thì những khẩu hiệu của Đảng, những nghị quyết cách mạng của Đảng chỉ là những lời nói suông Vì vậy, thâu phục quảng

đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản cần kíp của Đảng Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Đảng phải đưa quần chúng ra tranh đấu giành quyền

lợi hàng ngày, phải củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, phải đưa

quần chúng vào một mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

+ Về chống chiến tranh đế quốc: Đại hội nhấn mạnh phải vạch mặt

nạ “hòa bình" giả đối của đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương; phát động phong trào chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên bang Xô viết, cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới Đảng phải giải thích cho quần chúng

thấy rõ mối quan hệ giữa cách mạng thế giới và cách mạng Đông Dương

Đại hội đã cử ra Ban Trung ương (Ban Chấp hành Trung ương) chính

thức 13 người (9 người chính thức và 4 người dự bị) để chỉ đạo Tuy vậy,

Đại hội chỉ bầu được 12 người, còn một người của Trung Kỳ sẽ chỉ định sau

(nhưng sau đó không có dịp họp lại, nên không bầu được người thứ 13) Danh sách 12 như sau:

1 Lítvinốp (Lê Hồng Phong)

2 Dinh Thanh (Trần Văn Diệm)

3 Svan (Nguyén Van Dut)

4, Hoang Dinh Giong

Trang 39

11 Bùi Bảo Vân, dự bị

12 Thầu Xĩ (người Lào), dự bị

Ban Thường vụ gồm 5 người:

Đại hội chuẩn y Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương đi

dự bị Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản -

Ý nghĩa của Đại hội:

- Đại hội lần thứ I của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng Đại hội đã

khôi phục lại cơ quan lãnh đạo của Trung ương, đã quy tụ các phong trào, các

tổ chức hoạt động tự động phân tán trong toàn quốc vào một mối duy nhất

Đảng đã thực sự khôi phục lại hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương Đại hội đem lại cho toàn thể đẳng viên và quần chúng niềm tin vào Đảng

Hạn chế của Đại hội:

- Về nhận định tình hình thế giới, Đại hội chưa nhận thấy hết nguy

cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh nên chưa đề cập đến chính sách lợi

dụng mâu thuẫn, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa phát xít.

Trang 40

+ Về tình hình trong nước, Đại hội đánh giá chưa hoàn toàn đúng dan mối quan hệ giữa các giai cấp, không có chủ trương lập Mặt trận dân

tộc thống nhất rộng rãi bao gồm cả giai cấp tư sản dân tộc và những người

dân chủ tiến bộ khác Mặt trận thống nhất phản đế mà Đại hội đề ra chưa

phải là Mặt trận rộng rãi phù hợp với tình hình chính trị lúc đó

+ Đại hội chưa tổng kết đầy đủ những kinh nghiệm vận động quần

chúng, chưa đề ra chủ trương và phương pháp đấu tranh phù hợp với tình

hình mà chủ nghĩa phát xít đang chuẩn bị chiến tranh

- Nguyên nhân vì sao Đại hội có một số hạn chế như vậy? Vì sao

Đại hội không thể hiện được tỉnh thần Luận cương đầu tiên của Đảng,

không nhận định đúng tình hình mới, vì vậy nội dung Đại hội đã bị lạc hậu ngay sau khi Đại hội kết thúc

TIỂU KẾT

1 Khi phong trào gặp khó khăn, cách mạng tạm thời thất bại, thường

tâm lý bi quan, dao động, không những phát triển trong quần chúng nhân

dân mà còn xuất hiện trong hàng ngũ của những người cách mạng Công tác

tư tưởng sắc bén và kịp thời của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với việc ổn định nhanh chóng tình hình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội

2 Trong thời kỳ này, Đảng đã giữ vững niềm tin tất thắng, giữ vững

ý chí kiên cường bất khuất, giữ vững ý thức tổ chức và kỷ luật là nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng Nhờ vậy mà cán bộ, Đảng viên tiếp

thu được đường lối của Đảng, chủ động tiếp tục công tác

3 Trong khi tổ chức Đảng hết sức chặt chẽ thì tổ chức quần chúng

phải hết sức rộng rãi, thậm chí có khi không thành hình thức tổ chức Phải biết tạn dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp

4 Quá trình phát triển phong trào cách mạng là quan trọng vạch rõ

bản chất của chủ nghĩa cải lương, quá trình vừa giữ gìn, khôi phục và tích

lũy lực lượng giành lại từng trận địa cách mạng, vừa chuẩn bị điều kiện tổ

chức đội ngũ cách mạng đưa phong trào tiến lên

Ngày đăng: 27/07/2016, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w