Sáng kiến được áp dụng sẽ giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớpbằng một số biện pháp hết sức nhẹ nhàng, đậm tính giáo dục, giàu tính nhânvăn, thực hiện đúng yêu cầu đổi mới đánh
Trang 1Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm
lớp ở tiểu học
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp.
3 Tác giả : Lê Thị Phượng
Sinh ngày 10 tháng 01 năm 1965 Nữ
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sao Đỏ 2, phường Sao Đỏ, thị xãChí Linh, tỉnh Hải Dương
Số điện thoại di động : 0974 850 858
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Tiểu học Sao Đỏ 2.
- Địa chỉ : Khu phố Nguyễn Trãi 1, phường Sao Đỏ, Thị xã Chí Tỉnh Hải Dương
Linh Số điện thoại : 03203 882 665
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Phượng
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên có trình độ từ trung học sư phạm trở lên; có năng lực chuyênmôn nghiệp vụ vững vàng; tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; có kiến thức cơbản về tâm lí học, giáo dục học, văn hoá, pháp luật, chính trị; năng động, sángtạo
- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế, chỗ ngồi cho họcsinh và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu : Tháng 9 năm 2013
Trang 2Phần 2 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Công tác chủ nhiệm lớp là một hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ củamỗi giáo viên trong nhà trường Làm công tác chủ nhiệm cũng giống như việcgiảng dạy một môn học Song thực hiện nó lại không có một tài liệu, sáchhướng dẫn nào cả Vậy làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Câuhỏi đã thúc giục tôi phải đi tìm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng côngtác chủ nhiệm lớp ở tiểu học” để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viêntrong giai đoạn hiện nay
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
2.1 Điều kiện áp dụng sáng kiến:
Giáo viên có trình độ từ trung học sư phạm trở lên; có năng lực chuyênmôn nghiệp vụ vững vàng; có lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với sựnghiệp giáo dục; có kiến thức cơ bản về tâm lí học , giáo dục học,…; có hiểubiết về văn hoá, pháp luật, chính trị
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế, chỗ ngồi cho họcsinh và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy
2.2 Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 9 năm 2013
2.3 Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2, 3 do tôi chủ nhiệm trong 2 nămhọc 2013 – 2015, 2014- 2015
3 Nội dung sáng kiến :
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm cấp bách,cực kì quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ yêu cầuđổi mới giáo dục, cơ sở của lí luận dạy học và thực tiễn giảng dạy, tôi nghiêncứu sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủnhiệm lớp ở tiểu học” Sáng kiến bao gồm một số nội dung sau:
1) Nghiên cứu thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp hiện nay trongtrường tiểu học
Trang 32) Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủnhiệm lớp ở tiểu học.
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi với tất các giáo viên dạy các lớp trongbậc tiểu học nếu đủ các điều kiện đã nêu ở mục 5 - Phần 1
Sáng kiến được áp dụng sẽ giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớpbằng một số biện pháp hết sức nhẹ nhàng, đậm tính giáo dục, giàu tính nhânvăn, thực hiện đúng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư
số 30/2014/TT- BGDĐT mà hiệu quả lại cao, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, đáp ứng mục tiêu giáo dục
4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:
Sáng kiến đã được tôi áp dụng trong những năm học gần đây và đã đemlại hiệu quả thiết thực Lớp tôi chủ nhiệm năm học nào cũng dẫn đầu toànkhối về chất lượng giáo dục toàn diện; bản thân tôi được nhà trường côngnhận là “Giáo viên chủ nhiệm giỏi” cấp trường năm học 2013-2014
5 Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
Để sáng kiến trên áp dụng thực sự có hiệu quả, khi phân công giáo viênlàm công tác chủ nhiệm ban giám hiệu cần lựa chọn những giáo viên có nănglực và phẩm chất đạo đức tốt
Khi áp dụng sáng kiến, giáo viên phải kiên trì, bề bỉ, thực hiện trong tất
cả các hoạt động giáo dục sẽ nêu sau đây thì chất lượng giáo dục toàn diệnmới thực sự có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu giáo dục
Trang 4Phần 3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Hiện nay, bộ Giáo dục và đào tạo đã và đang phát động phong trào “Xâydựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, học sinh tích cực, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách
và kĩ năng sống cho học sinh Muốn phong trào đạt được được hiệu quả thìphải có những người giáo viên chủ nhiệm giỏi để xây dựng “Lớp học thânthiện - Học sinh tích cực” Người giáo viên chủ nhiệm giỏi là người biết tạo ramôi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinhcảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; xây dựng cho các em mộtphương học tập tích cực, tự giác, chủ động để đạt được kết quả học tập tốtnhất
Hưởng ứng phong trào trên, các nhà trường đã rất quan tâm đến việc pháthiện và nhân rộng các nhân tố điển hình tiên tiên tiến làm tốt công tác chủnhiệm lớp nên hằng năm đã tổ chức hội thi “Giáo viên chủ nhiệm giỏi” Hộithi là một hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tổ chức theo định kì mỗinăm một lần Mục đích của hội thi nhằm tuyển chọn, công nhận giáo viên đạtdanh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện nănglực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp; phát hiện vàtuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lựcnâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, địa phương, thu hút sự quantâm của các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục học sinh Đồng thờigóp phần đánh giá thực trạng năng lực, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ Từ đóxây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm công tácchủ nhiệm lớp của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Công tác chủnhiệm lớp đã và đang là một điểm nóng trong việc góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường hiện nay
Trang 5Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã tìmtòi, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượngcông tác chủ nhiệm lớp” và sau đây sẽ trao đổi cùng các bạn
2 Cơ sở lí luận:
Ở bậc tiểu học, giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vô cùng quan trọngtrong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triểnđúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống
cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học trung học cơ sở Giáo viên chủnhiệm là người chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành và phát triểnnhân cách cho học sinh; là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đángcủa tập thể học sinh, là cầu nối giữa lớp học với hiệu trưởng và các thầy côgiáo trong nhà trường, giữa nhà trường với các tổ chức xã hội, là người tổchức, phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáodục; là người thay mặt ban giám hiệu nhà trường quán lí lớp học Mục tiêucủa công tác chủ nhiệm lớp là góp phần hình thành và định hướng phát triểnnhân cách con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội Làm giáo viênchủ nhiệm giỏi là cả một nghệ thuật, luôn phải thể hiện thành công nhiều vaidiễn Muốn vậy, người giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải có sự cương quyết,cứng rắn của người cha; lòng bao dung độ lượng, chu đáo của người mẹ; bêncạnh đó phải là người anh, người chị, người bạn tin tưởng, gần gũi để họcsinh có thể chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, suy nghĩ, cách ứng xử củamình trước những vấn đề phức tạp trong cuộc sống Chính vì vậy, người giáoviên chủ nhiệm cần tự xác định trách nhiệm nặng nề mà xã hội đã giao phó đểhoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Để thực hiện chức năng quản lí toàn diện giáo dục, đòi hỏi giáo viên chủnhiệm phải nắm chắc mục tiêu lớp học, cấp học, có những kiến thức cơ bản
về tâm lí học, giáo dục học, có hiểu biết về văn hoá, pháp luật, chính trị, đặcbiệt cần có hàng loạt kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: kĩ năng giaotiếp, ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường, kĩ năng “chẩnđoán” đặc điểm học sinh, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tác động nhằm cá thể
Trang 6hoá quá trình giáo dục học sinh (bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinhnhận thức chậm; học sinh có vấn đề về đạo đức, giáo viên chủ nhiệm phải tựxác định như “bà đỡ” tinh thần, tâm lí đối với học sinh Nhiều khi chỉ một lờikhen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịp thời có thể giúp học sinh từ hư trởthành học sinh ngoan, ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội đếnvới học sinh
Cần khẳng định, giáo viên chủ nhiệm vừa là một nhà sư phạm vừa làđại diện của Hiệu trưởng, đại diện của tập thể học sinh Tính giao thoa của
vị trí người giáo viên chủ nhiệm đã tạo nên “cái cầu nối” giữa hiệu trưởngvới tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệuquả cao trong tổ chức tác động giáo dục, tránh được những “mâu thuẫn”,những hiểu lầm của các quan hệ trong và ngoài nhà trường, trong và ngoàilớp chủ nhiệm
Trong năm học 2014 – 2015 này, với việc đánh giá học sinh tiểu họctheo Thông tư số 30/2014/TT/ BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì vị trí của giáo viên chủ nhiệm lại càng
vô cùng quan trọng Bởi việc đánh giá về phẩm chất, năng lực cũng nhưquá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập và các hoạt động giáo dụckhác của học sinh là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểmtra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn,động viên học sinh; nhận xét về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành
và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học nhằm giúpgiáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt độngdạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giaiđoạn học tập; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh đểđộng viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua củahọc sinh để hướng dẫn, giúp đỡ các em đưa ra nhận định đúng, thực hiệnmục tiêu giáo dục Có thể thấy rất rõ, chưa bao giờ vị trí, vai trò củangười giáo viên chủ nhiệm lớp lại quan trọng như giai đoạn hiện nay
Trang 73 Thực trạng của công tác chủ nhiệm hiện nay trong trường tiểu học:
Thực tế trong nhà trường hiện nay, đại đa số giáo viên đã rất quan tâmđến công tác chủ nhiệm lớp Họ đã và đang ngày đêm miệt mài làm việc, tìmtòi, sáng tạo, năng động áp dụng mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượngcông tác chủ nhiệm Song cũng còn số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm đếncông việc này Hàng ngày vẫn làm việc theo kiểu “đánh trống, bỏ dùi”, họ chỉtập trung chủ yếu vào việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh, ítquan tâm đến việc giáo dục toàn diện, đến các hoạt động mà người giáo viênchủ nhiệm cần làm, dẫn đến chất lượng giáo dục có sự chênh lệch khác biệtgiữa các lớp trong cùng một khối Họ chưa hiểu hết vai trò của người giáoviến chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh Hơn thế nữa, còn có nhữngthầy, cô giáo “vô cảm” trước học sinh Họ chẳng hề để ý đến tâm tư, nguyệnvọng của các em, mà giáo dục các em theo kiểu áp đặt, bắt học sinh phải thựchiện theo đúng ý của mình Họ chỉ mới làm tròn “nghĩa vụ” của người thầychứ chưa làm tròn “trách nhiệm” đối với học sinh Chính vì vậy, trong nămnăm học ở bậc tiểu học, cùng một thế hệ học sinh, song năm học nào các emđược các thầy, cô giáo có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh;thông hiểu hoàn cảnh, nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, biết độngviên khuyến khích các em tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động; phốikết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội khácthì lớp đó sẽ có chất lượng giáo dục toàn diện vượt trội, học sinh thích đi học
và các phong trào sôi nổi, đạt thành tích cao và ngược lại Đã đến lúc chúng taphải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh để học sinh khỏi phải chịu thiệt thòi vì bịrơi vào các lớp có những giáo viên chủ nhiệm như vậy
4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
Công tác chủ nhiệm lớp là một công việc đầy khó khăn và phức tạp baogồm nhiều công việc cụ thể được triển khai hàng ngày, hàng tuần và trongsuốt cả năm học Khi nhận lớp, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần điều tra, tìmhiểu kĩ học sinh, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp và chỉ tiêu, kế hoạch của
Trang 8nhà trường giao mà lập kế hoạch, đề xuất biện pháp cho công tác chủ nhiệmcủa mình Biết cụ thể hoá các nội dung công việc, phân công nhiệm vụ chotừng thành viên trong lớp, có kế hoạch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giáthường xuyên, liên tục để các mặt hoạt động đạt hiệu quả tốt Sau đây là một
số biện pháp cụ thể mà bản thân tôi đã áp dụng thực hiện trong nhiều năm làmcông tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả:
4.1 Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp:
Ngay từ đầu năm học, khi bắt đầu nhận lớp tôi đã tiến hành tìm hiểu họcsinh, đặc điểm tình hình của lớp qua nhiều kênh thông tin:
4.1.1.Tìm hiểu trực tiếp qua học sinh:
Thông qua việc làm quen, tự giới thiệu, trò chuyện và giao tiếp hàngngày với từng học sinh
4.1.2 Tìm hiểu thông qua phiếu điều tra:
Tôi điều tra lí lịch, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh thông qua phiếuđiều tra (Phụ lục 1, trang 27)
Được chủ nhiệm các em trong hai năm học liền nên đầu năm học
2014-2015, tôi thăm dò ý kiến các em về công tác chủ nhiệm lớp của mình thôngqua phiếu điều tra (Phụ lục 2, trang 28)
4.1.3.Tìm hiểu thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước:
Nắm bắt được tình hình của lớp, chất lượng giáo dục, khả năng của từngđối tượng học sinh, phụ huynh, …
4.1.4 Tìm hiểu thông qua các bậc phụ huynh:
Biết thêm về tình trạng sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, tính cách, cátính, của từng học sinh
Qua việc điều tra, tìm hiểu tôi đã nắm phần nào về đặc điểm tâm sinh lí,năng lực, sở trường, ý thích, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, củatừng em học sinh; biết được tình hình học tập, chất lượng giáo dục của lớptrong năm học 2012 – 2013 Và tôi bắt đầu phân tích, đánh giá các mặt thuậnlợi, khó khăn của lớp để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
Trang 9+ Thuận lợi :
Các em đã được học qua một năm học ở trường tiểu học nên đã được rènluyện theo năm nhiệm vụ của học sinh người học sinh; thực hiện tương đối tốtnội quy của trường, quy định của lớp; ngoan ngoãn, kính trọng và vâng lờithầy cô giáo, đoàn kết thân mật với bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp khókhăn Hầu hết các em đều ở địa bàn Sao Đỏ rất thuận lợi cho việc đến trường.Phần đông cha mẹ các em rất quan tâm đến việc học hành của con em mình,mua sắm, trang bị cho các em đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập, đáp ứng cácyêu cầu và ủng hộ nhiệt tình các phong trào của lớp, của trường phát động.Đại đa số các em nhận thức nhanh, ham học, ý thức học tập tốt, trong lớphăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tự giác, tích cực, chủ động nắm bắtkiến thức, tuân theo chỉ dẫn của giáo viên trong giờ học, nhiều em thông minh
có sáng tạo trong học tập
Tích cực tham gia các hoạt động phong trào; biết tự chăm sóc và bảo vệsức khoẻ; biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ tài sản chung; thực hiện tốt luật lệ antoàn giao thông,…
Và một điều vô cùng thuận lợi nữa là qua phiếu điều tra, có 97,2% sốhọc sinh trong lớp yêu quý, ủng hộ phương pháp giảng dạy và thích được tôichủ nhiệm các năm học tiếp theo
+ Khó khăn:
Một số em còn hiếu động, chưa thực hiện tốt nội quy của trường, củalớp, hay trêu chọc bạn bè quá chớn; nhận thức chậm, ý thức học tập chưa tốt,chưa tích cực, tự giác học tập; chữ viết cẩu thả, chưa biết cách trình bày,…
Số ít gia đình còn mải làm ăn, chưa thực sự quan tâm đến con cái, cònphó thác cho thầy cô giáo và nhà trường
Chưa tích cực tham gia các hoạt động phong trào, còn rụt rè, thiếu tự tinkhi tham gia các hoạt động tập thể; ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt; chưa chấphành tốt luật lệ giao thông, ngồi trên mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm
Trang 104.2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong năm học:
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, dựa trên kể hoạch của nhà trường, kếhoạch hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tình hìnhthực tế của lớp, tôi xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học: chỉ tiêu cụthể về công tác phổ cập giáo dục, chất lượng giáo dục (chất lượng kiểm trađịnh kì, đánh giá thường xuyên các môn học và các hoạt động giáo dục, đánhgiá về năng lực và phẩm chất, hoàn thành chương trình lớp học, khen thưởng,
vở sạch chữ đẹp, các hội thi, hoạt động phong trào…); Đề xuất các biện phápthực hiện kế hoạch (quản lí sĩ số học sinh, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượngtoàn diện, bồi dưỡng và phát triển năng lực học tập của học sinh đổi với từngđối tượng học sinh, nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp), phối hợp các môitrường xã hội,…) Sau đó lên kế hoạch hoạt động cụ thể và những công việc
cụ thể cần làm cho từng kì, từng tháng, từng tuần, biện pháp thực hiện,phương pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thường xuyên liên tục
Năm học 2014- 2015, việc đánh giá học sinh tiểu học được thực hiệntheo Thông tư 30/TT/BGDĐT nên Sổ chủ nhiệm, tôi cũng tự điều chỉnh đểxây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu cho phù hợp với các nội dung đánh giátrong Thông tư
Kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu được tôi thông qua trước toàn thể học sinhtrong lớp, tổ chức cho các em thảo luận, đề xuất biện pháp thực hiện Sau mỗitháng, tôi đều tổ chức cho học sinh tự đánh giá ưu, nhược điểm và tự đánh giákết quả của từng hoạt động, xây dựng phương hướng cho các hoạt động tiếptheo Đảm bảo cho các em có quyền tự chủ, tự giác và tích cực tham gia cáchoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
4.3 Tổ chức các hoạt động cụ thể:
4.3.1 Ổn định tổ chức lớp:
Ngay từ buổi học đầu tiên, tôi đã tổ chức cho các em học nội quy của nhàtrường, tiến hành cho các em tự thảo luận, đề ra biện pháp thực hiện tốt các
Trang 11nội quy đó Ngoài những nội quy của nhà trường, tôi còn tổ chức cho các emxây dựng những quy định riêng của lớp như:
- Nề nếp truy bài đầu giờ
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp cũng là một việc làmhết sức quan trọng Trước hết tôi giúp các em hiểu được nhiệm vụ và vai tròcủa từng chức vụ trong ban cán sự lớp Các tiêu chí cần có của từng chức vụ(Lớp trưởng, lớp phó phải là những học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, lựchọc tốt, có năng lực quản lí tốt, diễn đạt tốt, tự tin trước tập thể và đặc biệt làphải được sự tín nhiệm cao của các bạn trong lớp)
Năm học 2013- 2014, tuy các em còn nhỏ nhưng tôi đã tổ chức cho các
em bầu ban cán sự lớp bằng cách tự giới thiệu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng,
tổ phó,… Sau đó giơ tay biểu quyết: bạn nào được nhiều bạn tín nhiệm nhất
sẽ được làm lớp trưởng, việc bầu chọn lớp phó bên cạnh sự tín nhiệm của các
em còn có sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm để tuỳ vào năng lực củacác em mà tập thể lớp lựa chọn, phân công phụ trách các mảng (học tập, văn
Trang 12thể) cho phù hợp Các tổ tự bầu chọn tổ trưởng, tổ phó của tổ mình, đề xuất
và xin ý kiến của tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm
Năm học 2014- 2015, áp dụng cách tổ chức lớp học theo mô hình củatrường học VNEN, tôi đã tổ chức cho học sinh bầu chọn Hội đồng tự quảntheo đúng quy trình Các em có quyền ứng cử, đề cử, lựa chọn và bầu chọn raHội đồng tự quản gồm nhưng em có năng lực quản lí, chỉ đạo tốt và lựa chọncho mình một Ban theo đúng năng lực và sở trường của mình
Cuối cùng là tôi giao việc cho từng chức vụ trong Hội đồng tự quản, tổchức cho các em hoạt động dưới sự chỉ dẫn, giám sát của giáo viên chủnhiệm Hội đồng tự quản và các Ban đã và đang hoạt động rất có hiệu quảtrong việc thực hiện các nề nếp, trong các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần
4.3.2 Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục:
Việc thực hiện các nề nếp được thực hiện thường xuyên, liên tục trongtừng tiết học, ngày học, tháng học và cả năm học dưới sự tích cực, tự giác củatừng học sinh, sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo chủ nhiệm và sự giám sátcủa các ban và Hội đồng tự quản
4.3.2.1 Nề nếp đạo đức:
Tôi thường xuyên giáo dục đạo đức cho các em, hướng dẫn các em thựchiện tốt nội quy của trường, của lớp; uốn nắn cho các em từ lời ăn, tiếng nói;cách đối xử với người trên, thầy cô giáo, bạn bè Giáo dục các em chấp hànhtốt luật lệ an toàn giao thông; biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của trường, củalớp Tích cực tham gia môi trường môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.Bản thân tôi luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo Tôi chú ý đến từng
cử chỉ, lời ăn, tiếng nói, hành vi, cách ăn mặc,… trước học sinh Đặc biệtquan tâm đến những học sinh có những biểu hiện chưa tốt về đạo đức Mỗikhi các em mắc lỗi, tôi đều nghiêm khắc kiểm điểm, nhẹ nhàng phân tích,giảng giải để các em tự nhận ra lỗi lầm của mình, thấy được tác hại của nhữngviệc làm đó và tạo cơ hội cho các em sửa chữa Năm học 2013- 2014 khi tôibắt đầu nhận lớp thì có em Nguyễn Trung Kiên từ trường khác chuyển về, emnày có biểu hiện không bình thường về đạo đức Ngay từ buổi học đầu tiên,
Trang 13em đã tỏ ra là một học sinh không biết sợ ai: lầm lì, ít nói, trêu bạn nọ, chọcbạn kia, thậm chí sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với bất kì “đốithủ” nào dám chống lại em Mấy buổi học đầu, không ngày nào tôi khôngphải giải quyết “những vụ kiện” từ những hành vi của em Trong giờ học, tôiquan sát thấy em không chú ý nghe giảng mà hay quay ngang, quay ngửahoặc vớ được đồ dùng nào là em lại hí hoáy nghịch, khi làm bài thì viết rấtnhanh, cẩu thả, làm bài cho song lần, chữ viết như gà bới, kiến thức nắmkhông chắc Các biểu hiện của em làm tôi thực sự giật mình Giờ ra chơi, tôicũng không dám rời khỏi lớp vì sợ em lại nghịch ngợm và gây ra hậu quả Vàtôi bắt đầu tìm hiểu về em qua những người thân của em, người bạn đồngnghiệp thường chơi với gia đình em Tôi biết được em sinh ra trong một giađình không hạnh phúc Bố mẹ em bỏ nhau, em sôngs với mẹ Người bố tínhtình vô cùng cục súc, nóng nảy Nhiều khi vì tức người vợ đã bỏ anh ta mà đicho nên tất cả các nỗi bực tức đó, anh ta đổ lên đầu đứa con vô tội bằngnhững trận đòn hết sức vô cớ và dã man, bạ chỗ nào, anh ta đánh con chỗ đólàm cho tinh thần thằng bé hoảng loạn Khi biết được hoàn cảnh của Kiên, tôithực sự rất thương em Tôi luôn quan tâm đến em, xếp cho em ngồi ngay bànđầu tiên, gần bàn giáo viên để tôi dễ bề quan sát Tôi thường gần gũi, độngviên em, tôn trọng ý kiến của em, giải thích cho em hiểu mỗi khi các em mắcsai lầm, khuyết điểm, không làm em tổn thương, mặc cảm khi mình chưabằng các bạn; luôn khích lệ, biểu dương kịp thời những cố gắng và thành tích
mà em đạt được dù nhỏ nhất; Tôi luôn luôn thể hiện cho em thấy tình cảmthương yêu, tinh thần vị tha, lòng bao dung độ lượng của người thầy lúc nàocũng hết lòng vì học sinh thân yêu; xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi,thân thiện Với học sinh trong lớp, tôi luôn giáo dục các em biết đoàn kết,thân ái, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ; xây dựng đôi bạn cùng tiến để các em giúp
đỡ Kiên Thông qua các bài học đạo đức “Quan tâm giúp đỡ bạn”các em tựliên hệ đến những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn và phê phánnhững hành vi, thái độ thể hiện sự hờ hững, lạnh nhạt đối với bạn Tất cảnhững việc làm trên của tôi đã cảm hoá được Kiên Chỉ một thời gian sau em
Trang 14đã có tiến bộ rõ rệt, mặc dù tính hiếu động của em đã là “bản tính” nhưng emkhông còn là Kiên của những ngày mới đến nữa Và một thành tích đángđược ghi nhận và tự hào là cuối năm học lớp 2 em đã đạt danh hiệu “Học sinhgiỏi” – đó chính là món quà tinh thần mà chính em đã dành tặng cho tôi vềviệc giáo dục đạo đức cho học sinh Những việc làm đó đến bay giờ tôi vẫnphải thường xuyên áp dụng với tất cả học sinh - một biện pháp giáo dục hếtsức nhẹ nhàng mà hiệu quả.
4.3.2.2 Nề nếp học tập:
Hằng ngày, tôi luôn động viên các em đi học chuyên cần, đúng giờ, nghỉhọc phải có giấy xin phép; đi học mang đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập;chuẩn bị bài tốt trước khi tới lớp; soạn sách theo đúng thời khoá biểu; thựchiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ, tổ chức cho các em học sinh có năng khiếu ởtừng môn học chữa những bài tập khó, giải đáp, tháo gỡ, giúp đỡ các bạn họcsinh nhận thức chậm Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài;Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu chuẩn bị bài thật tốttrước khi lên lớp, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạtcác hình thức, phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sángtạo của các em trong quá trình học tập, tăng cường sử dụng các thiết bị dạyhọc tiên tiến nhằm khơi dậy tiềm năng sẵn có của học sinh, thúc đẩy trí tò mò,ham khám phá của học sinh, động viên các em tích cực, tự giác tham gia vàocác hoạt động giáo dục Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, uốn nắn, sửa chữacho các em từ những sai sót nhỏ nhất
Đặc biệt trong năm học 2014 – 2015 này, việc đánh giá học sinh tiểuhọc theo Thông tư 30/2014/TT/BGDĐT có sự thay đổi căn bản và toàn diệnthì trách nhiệm của người thầy lại càng quan trọng hơn Khi giảng dạy, tôiquan tâm sát sao hơn đến từng học sinh, uốn nắn, chỉ bảo tận tình cho các emsửa chữa từng lỗi sai nhỏ; tăng cường các hoạt động nhóm, cá nhân để các em
có cơ hội bộc lộ năng lực của bản thân, tự khẳng định mình; đánh giá vì sựtiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích tính tích cực vàvượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh, giúp học sinh phát huy khả