1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp GV giáo dục phát triển tình cảm KNXH cho trẻ mầm non

33 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 291,5 KB

Nội dung

Hậu quả mà chúng ta thấy hàng ngày xảy ra là; đã có những trẻ vị thành niên phạm tội,thậm trí có những trẻ em phạm tội nguy hiểm… thật đau lòng khi nhìn thấy các em sống thờ ơ, vô cảm vớ

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chăm sóc, giáo dục phát triển

tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non

3 Tên tác giả:

+ Họ và tên: Nguyễn Thị Quý Giới tính: Nữ

+ Ngày tháng/năm sinh: 16/04/1968

+ Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non

+ Chức vụ: Hiệu trưởng

+ Đơn vị công tác: Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại

+ Điện thoại : 0972389818

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quý

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại.

Địa chỉ: Thạch Thủy – Phả Lại – Chí Linh – Hải Dương

Số điện thoại: 03203881390

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Trẻ mầm non (từ 24 tháng đến 72 tháng)

+ Giáo viên trực tiếp dạy trẻ trên các nhóm lớp

+ Các bậc phụ huynh (Ông, bà, cha, mẹ, những người thân sống chungmột mái nhà với trẻ)

+ Phương tiện, đồ dùng, đồ chơi

7 Thời gian áp dụng sáng kiến: 3 tháng (từ tháng 10 năm 2014 đến hết

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát

triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Trong xã hội đang trên đà phát triển như hiện nay, mọi người thường quantâm đến việc học của con, quan tâm đến việc con lĩnh hội tri thức như thế nào

mà quên đi việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ Hậu quả

mà chúng ta thấy hàng ngày xảy ra là; đã có những trẻ vị thành niên phạm tội,thậm trí có những trẻ em phạm tội nguy hiểm… thật đau lòng khi nhìn thấy các

em sống thờ ơ, vô cảm với mọi người, mọi vật quanh mình… Điều đó làm tôitrăn trở hàng ngày; là một cán bộ quản lý nhà trường tôi thấy đội ngũ giáo viên

là nhân tố then chốt quyết định đến sự thành công cho chất lượng giáo dục, sựtương tác giữa giáo viên với trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục nhâncách, đạo đức cho trẻ, giáo viên là nhân tố quan trọng nhất trong việc hỗ trợgiáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội giúp trẻ hình thành nhân cách tốt.Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xãhội cho trẻ của đội ngũ giáo viên trường mầm non là vô cùng cần thiết

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

- Điều kiện thực hiện thành công sáng kiến:

+ Đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ sư phạm từ trung cấp trở lên, tâm huyết,nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, hiểu sâu sắc về lĩnh vực giáo dục phát triển tìnhcảm và kỹ năng xã hội

+ Phụ huynh học sinh và những người thân của trẻ trong gia đình phối hợpchặt chẽ với nhà trường về nội dung giáo dục

+ Các phương tiện, đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp đầy đủ

- Thời gian áp dụng sáng kiến: 3 tháng (từ tháng 10 đến tháng 12/2014)

- Đối tượng áp dụng : Trẻ trong độ tuổi từ 24 tháng đến 72 tháng tuổi

Trang 3

3 Nội dung sáng kiến:

- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

+ Bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc phương pháp để hỗ trợ trẻ phát triểntình cảm và kỹ năng xã hội theo hướng tích cực

+ Cung cấp kiến thức cho giáo viên hiểu sâu hơn về tầm quan trọng củagiáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội với trẻ mầm non hiện nay Từ đógiáo viên xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình chủ động nắm bắt tâm sinh

lý của trẻ để có kế hoạch hỗ trợ cho từng trẻ, xác định những trẻ thiếu hụt cùngmột kỹ năng, phân chia trẻ thành từng nhóm nhỏ để có kế hoạch hỗ trợ trẻ phùhợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp mình

- Tính khả thi của sáng kiến

+ Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ được giao tiếp, thực hành, trải nghiệm dướinhiều hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, tập thể lớp Tận dụng mọi cơ hội, mọi tìnhhuống, mọi thời điểm các hoạt động diễn ra trong trường, lớp, như vui chơi, họctập, lao động vừa sức, tham quan, lễ hội… trong sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợtrẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

+ Tạo môi trường học tập tích cực, trong đó đảm bảo mọi trẻ đều được yêuthương, chăm sóc, được an toàn, ổn định và được đối xử công bằng

+ Giáo viên luôn làm gương, là hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, vềhành vi giao tiếp, ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Cóthái độ tích cực đối với gia đình trẻ và phối hợp chặt chẽ với gia đình để giáodục trẻ

- Lợi ích của sáng kiến: Sáng kiến đã giúp cho giáo viên xác định rõ vai trò,trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xãhội cho trẻ trong trường mầm non Từ đó có các biện pháp hỗ trợ trẻ hiệu quả.giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.

Trang 4

Đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non áp dụng tốt các biện pháp trên

sẽ giúp trẻ phát triển tốt các năng lực tình cảm và kỹ năng xã hội Đó là nền tảngvững chắc cho trẻ phát triển nhận thức và khả năng tham gia hiệu quả các côngviệc nhóm hay trách nhiệm của trẻ đối với xã hội, tạo cho xã hội một thế hệ trẻbiết tôn trọng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức, có lối sống hữu ích cho đấtnước

5 Đề xuất, kiến nghị thực hiện áp dụng sáng kiến.

- Để thực hiện thành công sáng kiến cần có đội ngũ giáo viên hiểu biết sâusắc về giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non Giáo viêncần linh hoạt, nhiệt tình, kiên trì và phải hiểu biết về trẻ, nắm chắc tâm sinh lýcủa từng trẻ, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ

- Giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, cùng thống nhất nộidung giáo dục Các nhà trường phải tạo được môi trường giáo dục và cơ sở vậtchất đầy đủ, tổ chức tốt các buổi hội thảo để giúp giáo viên và phụ huynh cóthêm kinh nghiệm để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện

Trang 5

- Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho

việc học và phát triển toàn diện của trẻ Các năng lực tình cảm và xã hội có mối

quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển của trẻ, đó là nền tảng vững

chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả

vào các công việc hay trách nhiệm của trẻ đối với xã hội Nếu trẻ không đạtđược sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội tối thiểu khi trẻ sáu tuổi thì trẻ sẽgặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, việc thiếu hụt lĩnh vực phát triển tìnhcảm, kỹ năng xã hội sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình học tập suốt đời của trẻ saunày

1.2 Lý do về mặt thực tiễn để chọn đề tài

Thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo Chương trình hành động số CT/TU ngày 12/3/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương; thực hiệnNghị quyết Trung ương 8 khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Trên thực tế cácnhà trường đã có những biện pháp tích cực, để triển khai các nội dung, mục tiêucủa Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI; song kết quả đạt được ở mức độ nào thìphụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, đối tượngthực hiện Hiện nay, trong các trường mầm non đã quan tâm và chú trọng đến

Trang 6

53-việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục trẻ Tuy nhiên, việc quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên

về nâng cao nhận thức để giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻmầm non còn nhiều hạn chế; còn nhiều giáo viên chưa thực sự là tấm gươngsáng cho trẻ noi theo, chưa tận tâm, tận lực, chưa thể hiện rõ trách nhiệm trongviệc nắm bắt và đánh giá đúng nhận thức của trẻ để xây dựng kế hoạch phát triểncho phù hợp Còn các bậc phụ huynh vì những công việc khác nhau của gia đình

và xã hội nên chưa thật sự quan tâm đầy đủ về thời gian, sức lực và trí lực đểgiáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức cho trẻ; cá biệt có gia đình buông lỏng,nuông chiều theo sở thích cá nhân của trẻ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giáodục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ Chính vì vậy, trong xã hộihiện nay có tình trạng nhiều người sống hoàn toàn vô cảm trước thực trạng xãhội, trước những nét đẹp cần được tôn vinh Từ việc cảm nhận kém dẫn đếnnhững hành vi trái với đạo đức, với luân thường đạo lý mà cha ông ta đã để lại từngàn đời nay, ăn chơi đua đòi, thậm chí vi phạm pháp luật, phạm tội, kể cả phạmtội rất nguy hiểm… Vì vậy, trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việcgiáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho thế hệ trẻ, thế hệ mầm noncần được toàn xã hội quan tâm đúng mức; Việc cần làm ngay của các cô giáomầm non hiện nay là: Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội ngay từ khitrẻ bắt đầu đến trường, lớp Trong quá trình phát triển, những rung cảm đạo đức

đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện ở các bé tuổi mầm non, đây là “giai đoạn vàng để

trẻ phát triển”thiết lập nền tảng về thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội

Đây là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển hết tiềm năng của mình trongtương lai, cho nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào các bậc phụ huynh và đội ngũgiáo viên nhà trường không thể xem nhẹ trách nhiệm của mình trong việc giáodục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ Chính vì vậy, là một cán bộquản lý, tôi rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã

hội, kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Tôi chọn đề tài: “Một số biện

pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non”

Trang 7

1.3 Phạm vi và đối tượng áp dụng.

- Phạm vi áp dụng: Trong các trường mầm non

- Đối tượng áp dụng: Giáo viên và trẻ mầm non từ 24 – 72 tháng tuổi

1.4 Mục tiêu nghiên cứu.

Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác giáo dục phát triển tìnhcảm- kỹ năng xã hội cho trẻ ở trường mầm non, từ đó xác định một số biện pháp

cơ bản trong việc giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội giúp giáo viên

hỗ trợ trẻ phát triển đạt hiệu quả cao

1.5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trắc nghiệm

- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp khái quát, thống kê

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chứng, kiểm tra nghiệm thu

2 Cơ sở lý luận của vấn đề.

Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong năm lĩnh vực phát triểncủa chương trình giáo dục mầm non Nội dung giáo dục phát triển tình cảm và

kỹ năng xã hội được tích hợp lồng ghép trong tất cả các hoạt động, từ hoạt độnghọc tập đến hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động… vàđược xuyên suốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, được tiến hành

ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, mọi tình huống Phát triển tình cảm và

kỹ năng xã hội có ảnh hưởng sâu sắc và liên quan mật thiết đến sự phát triển củatrẻ ở các lĩnh vực khác; như: lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ

Có thể khẳng định rằng, sự trưởng thành về mặt cảm xúc xã hội, đan cài trong sựphát triển toàn diện của trẻ Khi đến trường mầm non chúng ta quan sát trẻ trongcác nhóm, lớp thì sẽ thấy; trẻ được giao tiếp với cô giáo với các bạn trong lớp,

Trang 8

trẻ thao tác với các phương tiện học tập, được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi…đây là nơi để trẻ chia sẻ những ý tưởng, những nhu cầu, sự lo lắng và cả nhữngxung đột bất hòa Trong môi trường này được xem như là một không gian chứađầy cảm xúc và là môi trường để trẻ trải nghiệm, học hỏi và hình thành những

kỹ năng xã hội thông qua việc học và chơi Sự phát triển về mặt cảm xúc, kỹnăng xã hội có liên quan đến khả năng trẻ tự đánh giá và nhận thức về mình Trẻhiểu được “cái tôi” của mình trước khi hiểu “cái tôi” của người khác Bởi nếu trẻnhạy cảm với những tình cảm, cảm xúc của chính mình thì trẻ sẽ có thể hiểuđược người khác và nhờ đó mà trẻ có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt Một trẻ cóđánh giá tích cực về bản thân thì đạt được nhiều thành tích và có thái độ cư xửđúng đắn, những yếu tố này giúp cho trẻ có đủ tự tin để giải quyết những tìnhhuống gắn với những trạng thái cảm xúc khác nhau và sự thay đổi liên tục trongcác mối quan hệ xã hội Đây chính là cơ sở để trẻ học làm người và vận dụng sựhiểu biết của mình vào cuộc sống hằng ngày

3 Thực trạng của giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ trong nhà trường.

3.1 Thuận lợi

- Trường mầm non tôi đang công tác là nơi đông dân cư, phần lớn phụhuynh là cán bộ công nhân nên họ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầmnon

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ

để phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% vàtrên chẩn 75%, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình, tâmhuyết, yêu nghề, mến trẻ

- Thể lực của trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển bình thường đạt từ 97%đến 98%

3.2 Khó khăn

Trang 9

- Phụ huynh không có nhiều thời gian để quan tâm giáo dục trẻ, cơ bản phụhuynh nhờ cậy vào giáo viên chăm sóc giáo dục cho trẻ; còn có phụ huynh chorằng, trẻ quá nhỏ chưa cần phải học nhiều, chỉ cần đến lớp vui chơi với bạn vàđược cô chăm sóc, cho ăn uống là đủ; nhiều trẻ năm, sáu tuổi vẫn được bố, mẹnuông chiều chăm sóc từ việc cho ăn, cho uống đến mặc quần áo, vệ sinh cánhân … có trẻ thể hiện những hành vi ứng xử chưa phù hợp với xã hội nhưngphụ huynh không quan tâm, buông lỏng, chiều theo sở thích cá nhân của trẻ Cábiệt có phụ huynh quan niệm rằng, tạo cho trẻ có cuộc sống đầy đủ, sung túc làtốt cho trẻ, không quan tâm đến việc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xãhội, kỹ năng sống của trẻ; nhận thức như vậy vô tình đã làm mất dần kỹ năngsống và những kỹ năng xã hội của trẻ Chính vì vậy, việc phối hợp giữa nhàtrường với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ phát triển tình cảm- kỹnăng xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

- Đội ngũ giáo viên nhà trường chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dụcphát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa chú ý hỗ trợ trẻ trong các hoạtđộng xuyên suốt, chưa tự học tập nghiên cứu để đưa giáo dục phát triển tìnhcảm, kỹ năng xã hội lồng ghép vào những hoạt động phù hợp để hỗ trợ trẻ pháttriển một cách tốt nhất Còn có giáo viên ứng xử chưa tốt với trẻ, chủ yếu dùngmệnh lệnh, chưa gần gũi thân thiện với trẻ, xác định nội dung giáo dục phát triểntình cảm- kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho trẻ chủ yếu theo cảm tính của mìnhchưa thống nhất trong toàn trường, còn lúng túng trong việc xây dựng biện pháp

hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội

- Trong các nhóm lớp tình trạng trẻ nói không đủ câu còn diễn ra thườngxuyên, nhiều trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin, chưa kiểm soát được cảm xúccủa mình, chưa hiểu cảm xúc của người khác để đáp lại cảm xúc phù hợp Nhiềutrẻ chưa có kỹ năng xã hội như sự hợp tác, tự điều chỉnh cảm xúc của mình, sựtương tác, tự lập, giao tiếp, sự thấu hiểu và chia sẻ với bạn chưa có Nhiều trẻcòn nói leo, chưa biết lắng nghe, chưa biết trình bày ý kiến của mình trong nhómbạn bè, chưa điều chỉnh, kiểm soát các hành vi của bản thân với mọi người, chưahiểu và tuân thủ những quy tắc xã hội…

Trang 10

3.3 Khảo sát thực trạng giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ

Việc khảo sát thực trạng giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội củagiáo viên và của trẻ trong các nhóm, lớp là một khâu rất quan trọng, để nắm bắtmức độ áp dụng các phương pháp của giáo viên và kết quả phát triển của trẻ, từ

đó để xác định những biện pháp hỗ trợ phù hợp và đem lại hiệu quả cao hơn

3.3.1 Khảo sát việc giáo viên sử dụng các biện pháp hỗ trợ giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.

Khảo sát trên phiếu (P 3.3.1 Trang 28), kết quả như sau:

Số giáo viên

Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

Giờ đón trẻ

Thể dục buổi sáng

Hoạt động học

Hoạt động ngoài trời

Hoạt động góc

Hoạt động ăn, ngủ

Hoạt động chiều

Hoạt động nêu gương

Hoạt động vệ sinh, trả trẻ

4/8 Đạt 50%

8/8 Đạt 100%

4/8 Đạt 50%

8/8 Đạt 100%

5/8 đạt 50%

6/8 Đạt 75%

8/8 Đạt 100%

5/8 Đạt 62,5%

Nhìn vào bảng trên ta thấy giáo viên chưa quan tâm giáo dục hỗ trợ trẻphát triển tình cảm và kỹ năng xã hội xuyên suốt các hoạt động trong ngày Cónhiều giáo viên chưa chú ý giáo dục trẻ trong giờ tập thể dục buổi sáng, hoạtđộng ngoài trời, hoạt động chiều và giờ vệ sinh trả trẻ Đặc biệt trong giờ ăn,ngủ của trẻ, nhiều giáo viên nghĩ rằng khi trẻ ăn, ngủ không cần giáo dục trẻ.Đây là một ý nghĩ chưa đúng Giáo viên chỉ quan tâm nhiều nhất trong các hoạtđộng đón trẻ, hoạt động học, hoạt động góc và hoạt động nêu gương

3.3.2 Khảo sát phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ

Bài tập khảo sát (BT KS 3.3.2 Trang 29)

Tên

khối, lớp

Số trẻ

Phát triển tình cảm Phát triển kỹ năng xã hội

Hiểu, kiểm soát Hiểu và đáp lại Điều chỉnh, kiểm soát, Hiểu và tuân thủ

Trang 11

cảm xúc của bản thân

cảm xúc của người khác

các hành vi của bản thân và ứng xử phù hợp với mọi người

những quy tắc

xã hội Đạt yêu

cầu

Không đạt

Đạt yêu cầu

Không đạt

Đạt yêu cầu

Không đạt

Đạt yêu cầu

Không đạt

4.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.

Nhân tố quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là giáo viên mầmnon Sự tương tác giữa giáo viên với trẻ rất quan trọng trong giáo dục Việctrang bị cho giáo viên hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục tình cảm và kỹnăng xã hội là việc làm cần thiết sẽ giúp cho giáo viên có những kế hoạch cụ thể

và sát với thực tế để giáo dục trẻ phát triển một cách hiệu quả Đây là một việcrất khó đối với các nhà trường vì trong mục tiêu giáo dục mầm non cần thựchiện tốt cả 5 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội làmột trong 5 lĩnh vực mà giáo dục mầm non phải đạt được mục tiêu Nhưng đểđạt được mục tiêu của lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội đúng theoyêu cầu; đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhận thức sâu sắc, tận tâm, tận lực, cần hỗtrợ trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày Đặc thù của lĩnh vực này giáo viên

ít thực hiện trong một hoạt động học mà chỉ lồng ghép tích hợp trong các hoạtđộng khác, giáo viên thường không hay quan tâm, không chú trọng dạy trẻ Cáclĩnh vực phát triển thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, nhận thức giáo viên quan tâmnhiều hơn vì trong các lĩnh vực này giáo viên dạy trẻ trong các hoạt động học cụthể Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức cho giáo viên để giáo viên thấy được

Trang 12

vai trò, trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng

xã hội một cách đúng đắn nhất

Ngay từ đầu năm học cần tổ chức buổi hội thảo, chuyên đề để giáo viênxác định rõ những kỹ năng cơ bản giúp trẻ có thể phát triển tốt tình cảm và kỹnăng xã hội như:

+ Nhận thức và tự tin vào bản thân: Trẻ biết tên tuổi, giới tính, nhận ra điểmgiống và khác nhau của mình với người khác, biết được vị trí của bản thân tronggia đình và lớp học; chủ động, độc lập trong một số hoạt động; mạnh dạn, tự tinbày tỏ những gì mình thích và không thích Sự tò mò, ham hiểu biết, trẻ biết đặtcâu hỏi trước những tình huống cụ thể trong cuộc sống, thích khám phá, tìm tòihiện tượng xung quanh

+ Sự phối hợp và khả năng thích ứng sẵn sàng tương tác: Trẻ nhận biếthành động đúng, sai, biết chờ đến lượt, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè vàmọi người, tôn trọng chấp nhận trong các tình huống hàng ngày

+ Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi hòathuận với bạn bè, quan tâm giúp đỡ bạn

+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc: Trẻ biết làm chủ cảm xúccủa mình trong mọi tình huống nhất định, nhận biết được một số cảm xúc vui,buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt cử chỉ, giọng nói

+ Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội: Biết lắng nghe ý kiến của ngườikhác, sử dụng lời nói và cử chỉ lịch sự, hành vi đúng mực, thực hiện nghiêm cácquy định của lớp, ở gia đình, nơi công cộng Sự thấu hiểu, chia sẻ với ngườikhác: Biết lắng nghe, biết động viên an ủi bạn những lúc gặp khó khăn, bày tỏcảm xúc phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huốnggiao tiếp khác nhau

Mỗi giáo viên cần nắm bắt những kỹ năng cơ bản để có những biện pháp hỗtrợ cho từng trẻ trong nhóm lớp, vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt và sống trongmôi trường gia đình khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau… những yếu tố

Trang 13

môi trường sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội củatừng trẻ Chính vì vậy, trách nhiệm của nhà trường, của đội ngũ giáo viên là rấtquan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ.

4.2 Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm

và kỹ năng xã hội

Để có kế hoạch đồng bộ hỗ trợ giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xãhội cho trẻ cần phải quán triệt và triển khai đến từng giáo viên trong nhà trường

về nội dung, tầm quan trọng của giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, các

kỹ năng cơ bản hỗ trợ trẻ phát triển về mặt tình cảm, các kỹ năng cơ bản hỗ trợtrẻ phát triển kỹ năng xã hội

Xây dựng kế hoạch là một nội dung công việc rất cần thiết và rất quan trọngcủa giáo viên để thực hiện hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội Đểxây dựng kế hoạch đạt hiệu quả thiết thực yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm lớpcần chú ý một số vấn đề sau:

Trước khi xây dựng kế hoạch giáo viên phải quan sát, theo dõi, tìm hiểu,

để hiểu tâm sinh lý từng trẻ thông qua các hoạt động chơi, hoạt động học, và cáchoạt động khác trong ngày, sau đó ghi chép đánh giá sự phát triển của từng trẻ

Căn cứ vào kết quả đánh giá sẽ áp dụng phương pháp phân loại, phân loạichia trẻ thành từng nhóm

VD: Những trẻ phát triển chậm về mặt tình cảm vào một nhóm; những trẻphát triển chậm về kỹ năng xã hội vào một nhóm; những trẻ có kỹ năng giao tiếptốt, ứng xử nhanh vào một nhóm…

Từ đó xác định nội dung hỗ trợ cho từng trẻ trong các nhóm vào nhữnghoạt động cụ thể

+ Gợi ý xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội(KH 4.2.1, trang 31 )

4.3 Tạo môi trường.

4.3.1 Tạo môi trường cơ sở vật chất.

Trang 14

- Tạo môi trường giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ làviệc làm cần thiết Môi trường xung quanh trường lớp phải đảm bảo độ an toàncho trẻ khi tham gia các hoạt động chơi, hoạt động học tập bố trí trồng câyxanh, bóng mát xung quanh trường phù hợp Trong nhóm lớp giáo viên cần bốtrí không gian để sắp xếp các góc chơi cho trẻ phù hợp, thuận tiện, đồ dùng đồchơi để nơi dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm và phải thuận tiện cho việc đi lại Không gian

đủ diện tích cho mọi trẻ được giao tiếp và qua lại giữa các nhóm chơi với nhau.Việc bố trí sắp xếp các góc chơi phải tăng cường tính độc lập khi trẻ hoạt động,sau mỗi chủ đề cô nên thay đổi vị trí góc chơi tạo sự mới lạ cho trẻ

VD: Góc chơi “bán hàng” nên sắp xếp gần góc chơi “gia đình”, “bác sĩ” đểkhuyến khích các thành viên của gia đình đi mua sắm, đi khám bệnh Đến chủ đềkhác cô thay đổi vị trí góc chơi “bán hàng” gần góc chơi “xây dựng”…

- Đồ dùng đồ chơi trong các góc cần đa dạng, mang tính mở Đồ dùng đồchơi bố trí ở các góc chơi luôn được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ

sự hấp dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội dung chơi, các quan

hệ giao tiếp (Trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng xử trong giao tiếp)

VD: Một số đồ chơi trẻ đã được chơi trong góc “ bán hàng” như các loại rau, củ, quả, thực phẩm phục vụ cho ăn, uống cô có thể chuyển sang chơi trò chơi

“gia đình”…

- Cô giáo cần lên kế hoạch bổ sung thêm đồ chơi trong các góc theo từngchủ đề để tạo sự tò mò, ham khám phá của trẻ, kích thích trẻ tích cực giao tiếpvới nhau, thực hiện tốt vai chơi của mình, giáo viên cần khai thác ưu thế củatừng góc chơi để hỗ trợ trẻ chơi một cách hiệu quả

VD: Trong góc chơi xây dựng, trong chủ đề (ngành nghề) cô bổ sung cácdụng cụ, sản phảm của các nghề cho trẻ sử dụng trong quá trình chơi, cô tạo chotrẻ nhiều cơ hội hợp tác với bạn, giúp đỡ bạn khi bạn cần; cô chú ý việc phối hợphoạt động cùng nhau của từng trẻ để có cách hỗ trợ kịp thời và nên tạo tìnhhuống để trẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ, hợp tác cùng nhau

4.3.2 Tạo môi trường tâm lý

Trang 15

Trẻ mầm non có đặc tính hay bắt chước, thích sự gần gũi yêu thương, luôn

tò mò trước sự vật hiện tượng, có nhu cầu bày tỏ và nhu cầu được nghe bạn, côgiáo và người lớn giải thích Môi trường đầm ấm, thân thiện, vui vẻ, thoải mái sẽtạo thêm động lực cho trẻ trải nghiệm các cảm xúc khác nhau, sự thấu hiểu vàsẵn sàng chia sẻ với các bạn trong lớp và mọi người xung quanh Môi trườngtâm lý tốt là: Giáo viên phải tạo ra môi trường và cảm giác an toàn khi trẻ đếnlớp, cần tôn trọng trẻ, tôn trọng những câu hỏi của trẻ, tôn trọng những sản phẩmtrẻ làm ra Cô giáo phải đầu tư tổ chức các hoạt động bằng những tình huống hấpdẫn, kích thích trẻ hứng thú, tích cực khám phá, cô hướng dẫn bằng lời, cử chỉ

và hành động, không nên đưa cùng một lúc nhiều nội dung giáo dục trong mộtthời điểm, gắn các nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội vào những tìnhhuống cụ thể có thực trong cuộc sống hàng ngày, động viên và khen ngợi kịpthời những trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp nhằm phát huy ở trẻ nhữngthái độ tích cực, động viên khen ngợi kịp thời, nhất là những trẻ nhút nhát để trẻmạnh dạn thể hiện vai chơi của mình Cô nên lựa chọn những câu trả lời với trẻthật dí dỏm, phải hiểu được cá tính, sở thích của từng trẻ, hiểu hoàn cảnh giađình của trẻ để nắm bắt nhu cầu còn thiếu hụt từ đó có giải pháp phù hợp Giáoviên cần tạo cho trẻ niềm vui xuyên suốt trong tất cả các hoạt động trong ngày,

từ hoạt động học, đến hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời hay mọi lúc mọi nơi

Cô giáo cần đưa ra các câu hỏi mở hướng sự chú ý của trẻ tới mối quan hệ tốtđẹp giữa con người với con người và những mẫu hành vi đúng, đẹp cũng nhưcác ứng xử giữa con người với con người mà trẻ đã được nghe và quan sát Đồngthời hướng dẫn tạo điều kiện cho trẻ liên hệ bản thân với bạn, với người thântrong cuộc sống hàng ngày Tăng cường các hoạt động giao tiếp, giao lưu cảmxúc giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo và giữa trẻ với những người xungquanh, đây chính là điều kiện để giúp trẻ tự tin thiết lập sự gắn bó và hình thànhcác mối quan hệ xã hội

4.4 Làm gương làm mẫu.

Tấm gương của cô giáo là một phương pháp giáo dục theo hình thức “mưadầm thấm lâu” có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ Trong giai đoạn

Trang 16

tuổi mầm non, tư duy trực quan hình ảnh chiếm vai trò chủ đạo trong các loạihình tư duy của trẻ Do đó khả năng phân biệt “điều hay”, “lẽ phải” ở trẻ cònnhiều hạn chế Trẻ quan sát hành vi, cử chỉ cảm nhận cuộc sống thực tại hàngngày của cha mẹ và cô giáo với tất cả “sự hiện diện của nhân cách” tấm gươngcủa cha, mẹ và cô giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển một cách toàndiện về nhận thức, tình cảm, các quan hệ xã hội Thông qua việc tái hiện lạinhững gì trẻ trông thấy, nghe thấy một cách rập khuôn, bắt chước Chính vì vậy

mà giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng, mẫu mực trong mọi hoạt động,thực sự là chỗ dựa vững chắc cho trẻ trong mọi tình huống, sẵn sàng chia sẻ, đápứng nhu cầu của trẻ khi cần thiết, không áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, khôngsuy nghĩ thay cho trẻ mà cần khơi dậy tiềm năng của trẻ, hỗ trợ và phát triểntiềm năng này bằng thái độ tin tưởng và tôn trọng Xác định rõ ý nghĩa của hoạtđộng vui chơi đối với trẻ mầm non, chú trọng việc tổ chức các hoạt động vuichơi nhằm cung cấp, hình thành và phát triển những kỹ năng xã hội, kỹ năngsống cho trẻ Người lớn cần gương mẫu thực hiện các hành vi, thái độ đúng đắntrong cuộc sống cần giúp trẻ hành động bằng ý thức chứ không phải theo bảnnăng hay ép buộc, trước hết người lớn giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của cáchành động trên và người lớn chính là tấm gương cho trẻ noi theo

VD: Để dạy trẻ nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nhận được sự giúp đỡ của ngườikhác, hoặc khi mình mắc lỗi thì trong mối quan hệ giữa người thân trong giađình, giữa cô giáo với nhau, giữa cô giáo với trẻ… người lớn phải luôn chủ độngnói lời cảm ơn, xin lỗi kể cả với trẻ Từ đó trẻ hình thành ý thức và thực hànhcách nói lời cảm ơn, xin lỗi người khác

4.5 Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

4.5.1 Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm.

- Phát triển tình cảm ở trẻ là phát triển các năng lực: Nhận biết và hiểu cảmxúc của bản thân, thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chính mình, hiểu và đáp lạicảm xúc của người khác Cảm xúc có sức mạnh rất to lớn trong cuộc sống conngười Phát triển tình cảm là việc trẻ em có được hiểu biết không ngừng về cảm

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w