1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường MN

37 2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 292,5 KB

Nội dung

Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: Với mong muốn đẩy lùi tình trạng SDD cho trẻ trong trường Mầm non.Giáo viên, nhân viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng,

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ

trong trường Mầm non

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Lương Giới tính: Nữ

Ngày tháng/ năm sinh: 05/ 8/ 1983

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường MN Cộng Hòa 1

Điện thoại: 0985 783 969

4 Đồng tác giả ( nếu có ):

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Cộng Hòa 1

Địa chỉ: Phường Cộng Hòa - Thị xã chí Linh - Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0320 3885 691

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng, chămsóc trẻ phải đảm bảo

Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên phải có trình độ chuyên môn đạtchuẩn, trên chuẩn trở lên, thường xuyên được tập huấn về phuơng phápchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, nâng cao trình độ năng lực quản lý,chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua nhiều kênh

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và là nguồn động lực

cho sự phát triển xã hội:"Sức khỏe nhân sinh, tạo phúc xã hội" Khi con người

càng hiểu rõ hơn về giá trị sức khỏe thì càng quan tâm tới nó nhiều hơn

Thực tế ở Việt Nam tỷ lệ người có nhiều vấn đề về sức khỏe kém đangđược nhắc đến nhiều, nhất là tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em.Nguyên nhân là do sự biến đổi của môi trường, thói quen ăn uống không lànhmạnh, thực phẩm mất an toàn…làm cho sức khỏe con người nói chung và đặcbiệt đối với trẻ em nói riêng ngày càng giảm sút

Nhận thức được tầm quan trọng, trách nhiệm của nhà làm công tác quản

lý giáo dục Mầm non là làm thế nào để có những công dân khỏe mạnh, đượcchăm sóc sức khỏe đầy đủ, có môi trường sống hợp vệ sinh, đẩy lùi tình trạngsuy dinh dưỡng cho trẻ Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm nằm trong chiến lượcquốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Do đó

tôi đã đi sâu nghiên cứu "Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non".

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

Với mong muốn đẩy lùi tình trạng SDD cho trẻ trong trường Mầm non.Giáo viên, nhân viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng, vệ sinh

an toàn thực phẩm, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ pháttriển toàn diện theo mục tiêu giáo dục Đồng thời nâng cao sự hiểu biết về dinhdưỡng cho cộng đồng để có biện pháp cùng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

tốt hơn Tôi đã mạnh dạn lựa chọn"Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non" để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời

điểm tháng 9/2014 đến tháng 02/2015 tại trường Mầm non tôi đang công tác

Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng,chăm sóc trẻ phải đảm bảo

Trang 3

- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên phải có trình độ chuyên môn đạtchuẩn, trên chuẩn trở lên, thường xuyên được tập huấn về phương pháp chămsóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, nâng cao trình độ năng lực quản lý, chămsóc, giáo dục trẻ thông qua nhiều kênh.

3 Nội dung sáng kiến:

Trong sáng kiến tôi đã chỉ ra một số hạn chế ở trường Mầm non của tôi.Trên cơ sở đó tôi xây dựng 5 biện pháp mà tôi cho là thực thi như sau:

Biện pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu về VSATTP - phòng

chống suy dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường

Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ.

Biện pháp 3: Đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến.

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho

trẻ ở trường Mầm non

Biện pháp 5: Tăng cường công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh

và cộng đồng

* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

Các biện pháp mà tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo Trênthực tế giáo viên còn xem nhẹ việc nuôi dưỡng, chưa chú tâm về việc thamkhảo tài liệu và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Tôi xây dựng kế hoạch bổ sung cơ

sở vật chất, tài liệu phục vụ cho công tác bán trú Có kế hoạch giúp giáo viênnuôi nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng và VSATTP, đảm bảo yêu cầuchế biến thức ăn Chỉ đạo giáo viên đứng lớp xây dựng nội dung giáo dục trẻ cóthói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, sinh hoạt được tích hợp thông quacác hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện hơn Từ đó nâng cao nhậnthức của phụ huynh và cộng đồng về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theokhoa học

* Khả năng áp dụng sáng kiến:

Những biện pháp này tôi thấy có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi

ở tất cả các trường mầm non trên toàn thị xã Tùy vào từng điều kiện của nhà

Trang 4

trường, khả năng của giáo viên, nhân viên mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênhlệch phù hợp.

* Lợi ích sáng kiến:

- Giúp giáo viên, nhân viên nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề dinh dưỡngcho trẻ, xây dựng thực đơn phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương Giáoviên thường xuyên rèn các kỹ năng vệ sinh cho trẻ, được tích hợp thông quacác hoạt động ở trường Mầm non một cách nhẹ nhàng và hiệu quả Giảm tỷ lệtrẻ SDD đến mức tối đa, đạt 98% trẻ khỏe mạnh

- Giúp phụ huynh và cộng đồng nhận thức được sâu sắc, phối hợp chặtchẽ với nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ

4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.

Áp dụng sáng kiến "Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non" một cách đồng bộ, linh hoạt đã mang lại hiệu quả đáng

kể: Giáo viên, nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dinhdưỡng, tích cực trong việc tìm tòi chế biến món ăn ngon, đảm bảo chất lượng.Giáo viên biết xây dựng nội dung giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho trẻqua các chủ đề, hoạt động ở trường Mầm non Sự phối kết hợp giữa gia đình vànhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ có hiệu quả hơn Tỷ

lệ trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn tăng cao so với đầu năm, tỷ lệ trẻ SDD được đẩylùi nhanh chóng

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, để tham gia vào các hoạt độngthì con người cần phải có sức khỏe Đặc biệt là với trẻ em lứa tuổi Mầm non thìsức khỏe lại vô cùng quan trọng hơn Ở giai đoạn này cơ thể các em đang pháttriển mạnh, các cơ quan, chức năng tâm sinh lý đang dần được hoàn thiện

Vì vậy, dành những điều kiện tốt nhất cho việc tăng cường nâng cao sứckhỏe, nâng cao chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn cho trẻ để mọi trẻ em đềuđược phát triển tốt về thể chất, tinh thần, trí tuệ góp phần giảm tỷ lệ SDD ở trẻ

là một việc cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Tỷ lệ trẻ SDD ở nước ta còn rất cao so với thế giới, do nền kinh tế pháttriển còn chậm, nhận thức trình độ dân trí ở nông thôn, miền núi, một số vùngkinh tế khó khăn còn thấp, cuộc sống nhân dân nói chung và trẻ em nói riêngcòn thấp so với mức sống trung bình trên thế giới

Với mục tiêu như vậy, bản thân tôi là một cán bộ quản lý bậc học Mầmnon phụ trách trực tiếp mảng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong nhà trường, tôi

đã nhận thức rõ vấn đề này Tôi xin góp một phần nhỏ bé của mình vào chủtrương chung của Nhà nước, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ Giáo

dục Mầm non đã đưa ra và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: "Một

số biện pháp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non".

2 Cơ sở lý luận:

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai".

Trẻ em là thế hệ tương lai, là niềm hi vọng của các dân tộc Muốn có nềnmóng vững chắc cho đất nước thì trẻ em phải có một sức khỏe tốt, một cơ thểkhỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn để học tập, vui chơi và tham gia vào cáchoạt động một cách tích cực và hiệu quả

Để làm được điều đó thì việc nuôi dạy trẻ theo đúng khoa học là yêu cầurất lớn đối với toàn xã hội, trong đó vai trò của trường Mầm non là hết sứcquan trọng

Trang 6

Từ những chương trình hành động quốc gia "Vì trẻ em" với quyết tâm cao

của toàn xã hội, với mục tiêu cụ thể của các cấp, các ngành ở các cơ sở Mầmnon cộng với sự đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước đối với những ngườilàm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

Nhận định vấn đề này, ngày 22/02/2012 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

"Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030" với quan điểm "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân" "Đảm bảo dinh dưỡng, cân đối, hợp lý là yếu

tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống"… Chiến lược đã vạch

ra giải pháp "Tiếp tục tập trung, chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm SDD thể thấp còi là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các địa phương…"

Bản thân tôi luôn nhận thức được rằng "Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của đất nước" việc chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng đạt chất

lượng tốt, cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa, trẻ không bị SDD là nhiệm vụquan trọng của các trường Mầm non trên toàn đất nước

3 Thực trạng của vấn đề:

Để tiến hành “Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trongtrường Mầm non” đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện các biện pháp tổng hợp sốliệu nhận định những thuận lợi, khó khăn tại đơn vị tôi đang công tác như sau:

3.1 Thuận lợi:

- Trong quá trình công tác tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp của cácban ngành, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, bản thân là cán bộ quản lýcông tác nuôi dưỡng luôn nhiệt tình, tự giác, trách nhiệm, thường xuyên cậpnhật thông tin mới, tìm mua tài liệu tham khảo để nâng cao trình độ và kinhnghiệm của bản thân, đồng thời truyền đạt những kiến thức khoa học cho giáoviên và cô nuôi trong toàn trường

- Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng mua bán thực phẩmvới các nhà cung cấp có uy tín, có giấy chứng nhận VSATTP

Trang 7

- Trường tạo điều kiện cho các cô nuôi bỗi dưỡng kiến thức dinh dưỡng,VSATTP và có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ.

- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra giám sát các khâu chế biến, giaonhận thực phẩm, thành phẩm và định lượng ăn cho trẻ, cũng như thường xuyênkiểm tra đột xuất, theo kế hoạch các giờ vệ sinh, giờ ăn của trẻ tại nhóm lớp

và không có giáo viên nào đạt loại giỏi

- Thực đơn chưa phong phú, thịt vẫn là thực phẩm chủ yếu, chế biến món

ăn chưa hấp dẫn đối với trẻ

- Đa số giáo viên còn xem nhẹ việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà chỉ chú

ý đến dạy học Việc thực hiện giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho họcsinh của giáo viên còn mờ nhạt, chưa thường xuyên Tôi đã tiến hành điều traviệc thực hiện của giáo viên về việc thực hành vệ sinh tại 16 nhóm lớp theophiếu khảo sát về thực hành vệ sinh tại nhóm lớp (Dành cho giáo viên trực tiếpgiảng dạy) cho thấy kết quả như sau:

Trang 8

9 4 12 19 10 6

Nhìn bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho ta thấy tỷ lệ chưa đạt trên cácnhóm lớp còn khá cao, nhất là ở các nội dung 5 là thường xuyên rửa sạch taydưới vòi nước bằng xà phòng trước khi chia thức ăn cho trẻ không đạt ở 12/16nhóm lớp hay ở các nội dung 6, 9, 10, 11, 12, 17 các nhóm lớp không đạt cácnội dung này là rất cao Cho nên đa số trẻ chưa có nền nếp, thói quen, hành vivăn hóa trong ăn uống và sinh hoạt Trẻ dễ mắc phải một số bệnh do thời tiếtthay đổi, theo mùa, sức khỏe kém và đi học không đều, ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường

- Đa số các bậc phụ huynh và cộng đồng vẫn chưa có kiến thức nuôi contheo khoa học hay tùy tiện và còn chiều theo ý thích của trẻ Đa số phụ huynhchưa tích cực phối kết hợp cùng nhà trường và giáo viên trong việc chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

Do vậy, tỷ lệ SDD tại thời điểm tháng 9/2014 tôi đã tổng hợp như sau:

Độ tuổi

Số lượng

trẻ cân đo

Cân nặng bình thường (TL%)

SDD

độ 1 (TL%)

SDD

độ 2 (TL%)

Cao bình thường (TL%)

Thấp còi độ 1 (TL%)

Thấp còi độ 2 (TL%)

Qua bảng kết quả khảo sát thực tế của nhà trường, bản thân tôi rất bănkhoăn, trăn trở là làm thế nào để đẩy lùi tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trongtrường Mầm non một cách có hiệu quả nhất Tôi đã nghiên cứu và áp dụng một

số biện pháp sau

Trang 9

4 Các biện pháp thực hiện:

4.1 Biện pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.

Hiện nay, ngành giáo dục Mầm non chú trọng công tác chăm sóc, nuôidưỡng, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần,phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ…và để làm tốt điều này thì việc đảmbảo cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định

Là một cán bộ quản lý phụ trách cơ sở vật chất và nuôi dưỡng tôi đãtham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tăng cường bổ sung cơ sở vật chất,các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng vàVSATTP như sau:

Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường và nhiệm vụtrọng tâm năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch kết hợpcùng các ban ngành của nhà trường, giáo viên, nhân viên, trưởng khu cùng đạidiện ban chấp hành hội cha mẹ học sinh kiểm tra cơ sở vật chất đầu năm để có

kế hoạch tu sửa, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất cho các khu cụ thể như sau:

- Khu A tu sửa một số đồ dùng đã cũ không đảm bảo an toàn, vệ sinh.Mua sắm thêm một số đồ dùng phục vụ bếp ăn như một tủ lạnh to,xoong đồ xôi, đóng mới 2 phản sơ chế rau, thay 2 thớt mới đảm bảo

vệ sinh, bổ sung thêm bát ăn cho trẻ thay thế những bát hỏng, daothái, dao gọt…Bổ sung thêm một số biểu bảng nhà bếp và một sốhình ảnh tuyên truyền trong bếp ăn Làm lại một số hình ảnh tuyêntruyền ngoài sân về dinh dưỡng, vệ sinh văn minh của trẻ, một số lờikhuyên dinh dưỡng…Mua sắm bổ sung 5 bình ủ nước nóng chonhóm lớp, tu sửa kịp thời các vòi nước đã hỏng trong và ngoài lớphọc Mua thêm 5 giá treo khăn Inox mới đảm bảo vệ sinh Đóng bổsung thêm 20 vạc giường mới, mua 100% gối mới cho trẻ, bổ sung50% đệm, chăn ấm, chăn nhẹ cho trẻ…

Trang 10

- Khu B,C,D mua sắm thêm một số đồ dùng phục vụ bếp ăn như: Hai

tủ lạnh to, hai xoong đồ xôi nhỏ, 4 thớt mới đảm bảo vệ sinh, bát, daothái, dao gọt, 2 máy say sinh tố… Bổ sung thêm một số biểu bảngnhà bếp và một số hình ảnh tuyên truyền trong bếp ăn Làm lại một

số hình ảnh tuyên truyền ngoài sân trường về dinh dưỡng, vệ sinhvăn minh của trẻ, một số lời khuyên dinh dưỡng…Mua bổ sung 6bình ủ nước nóng cho 6 nhóm lớp, tu sửa kịp thời các vòi nước đãhỏng trong và ngoài lớp học Mua thêm 6 giá treo khăn Inox mới.Đóng bổ sung thêm 16 vạc giường mới, mua 100% gối mới cho trẻ,

bổ sung 50% đệm, chăn ấm, chăn nhẹ cho trẻ…

- Ngoài ra nhà trường đã tu sửa các sân chơi, đồ chơi, xây thêm bồnhoa cây cảnh, xây cao thêm tường bao cho 2 khu B, C để đảm bảo antoàn cho cô và trẻ

Để làm tốt công tác phòng chống SDD cho trẻ thì việc bồi dưỡng kiếnthức VSATTP, phòng chống SDD ở trẻ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhânviên là vô cùng quan trọng

Tôi chỉ đạo, giám sát việc tham gia học tập các lớp nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, các lớp tập huấn hè, tham gia các lớp bồi dưỡng kiếnthức vệ sinh dinh dưỡng, VSATTP cho trẻ một cách nghiêm túc

Tôi thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin về vệsinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ giáo viên,nhân viên thông qua các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, hay chuyênđề

Đối với giáo viên nuôi, tôi nghiên cứu, sưu tầm, cung cấp tài liệu tập sancho họ như:

+ Sổ tay nội trợ

+ Sổ tay dinh dưỡng cho trẻ Mầm non

+ Sách hướng dẫn chế biến các món ăn cho trẻ Mầm non

+ Thí nghiệm hàng ngày

+ Qua tham dự hội thi giáo viên Mầm non giỏi các cấp…

Trang 11

+ Quy định về sức khỏe đối với giáo viên nuôi như thế nào?

+ Giáo viên nuôi không chỉ chế biến món ăn ngon mà còn phải chế biếnmón ăn trông hấp dẫn đối với trẻ…

Luôn quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên vềlựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng, xây dựng thực đơn và tính khẩu phần

ăn ra sao?

+ Thịt, cá như thế nào là tươi ngon?

+ Rau như thế nào là ngon và không bị nhiễm khuẩn?

+ Thực phẩm nào sung khắc không được kết hợp trong một món ăn,…+ Thực đơn phù hợp với trẻ, điều kiện địa phương, mùa…

+ Tính lượng quy đổi, thay thế thực phẩm thế nào cho hợp lý?

Tôi kiểm tra, giám sát thường xuyên và chỉ đạo giáo viên thực hiện đúngquy trình chế biến bếp một chiều, thực đơn đã lên kế hoạch và làm tốt công táclưu mẫu thức ăn đúng quy định

Tôi thường xuyên trao đổi giáo viên nuôi qua cuộc họp, sinh hoạt chuyênmôn, chuyên đề về các khâu thực hiện của giáo viên nuôi như:

+ Sơ chế

+ Chế biến, bảo quản

+ Chia thức ăn khoa học, đảm bảo VSATTP, tránh lãng phí và đảm bảogiá trị dinh dưỡng

Hàng ngày, tôi chỉ đạo các bếp ăn phải công khai tài chính lên bảng côngkhai để phụ huynh được biết

Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi chỉ đạo cần áp dụng thườngxuyên, nghiêm túc việc tổ chức dinh dưỡng, vệ sinh tốt cho tất cả các trẻ tronglớp học Giáo viên cần truyền đạt cho trẻ một số kiến thức, kỹ năng về giáo dục

vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay

Tôi hướng dẫn, gợi mở cho giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, vệsinh cho trẻ vào các chủ đề, các hoạt động học (Chơi tập có chủ định), hoạtđộng ngoài trời (Dạo chơi ngoài trời), hoạt động vui chơi và các hoạt động mọilúc mọi nơi

Trang 12

Ví dụ 1

Chủ đề “Trường mầm non” nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe

được thể hiện ở việc:

- Trẻ làm quen một số món ăn ở trường Mầm non

- Tập ăn hết suất, rèn luyện một số hành vi văn minh trong ăn uốngnhư: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn, biết vệ sinh rửa tay trướckhi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Khi ăn không nói chuyện, ngồi ngay ngắn, ăn không đùa nghịch,không trèo lên ghế, ăn hết suất, ăn không rơi vãi

- Vệ sinh sau khi ăn…

Tôi yêu cầu giáo viên cần thường xuyên dạy trẻ có một số thói quen vệsinh cá nhân, vệ sinh môi trường như: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

và khi tay bẩn, rửa mặt vào những thời điểm nào?, không khạc nhổ bừa bãi, vứtrác đúng nơi quy định Đối với các cháu bị SDD tôi chỉ đạo giáo viên phối kếthợp chặt chẽ với phụ huynh để tăng cường dinh dưỡng trong các bữa ăn hàngngày của trẻ

Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp về vấn

đề vệ sinh, dinh dưỡng, kết quả cân đo, khám sức khỏe định kỳ… để tuyêntruyền tới các bậc phụ huynh nắm bắt được các thông tin của con em mình.Góc tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề, chủ đề nhánh, khi có bệnh dịchbùng phát hay khi thay đổi mùa …

Đầu năm học, tôi kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo toàn bộgiáo viên, nhân viên khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện sớm các bệnhtruyền nhiễm để điều trị kịp thời tránh lây lan sang trẻ

Tôi cung cấp cho giáo viên, nhân viên các tài liệu để họ tìm hiểu các yêucầu vệ sinh khi chăm sóc giáo dục trẻ: Giáo viên và nhân viên làm việc trongtrường Mầm non cần nắm được yêu cầu vệ sinh đối với giáo viên, nhân viên đểthực hiện nghiêm túc như vệ sinh thân thể, nếp sống, yêu cầu đối với công tác

vệ sinh cho trẻ như thế nào? Ăn mặc ra sao, trong sinh hoạt phải thế nào? Từ

đó yêu cầu họ thực hiện thật nghiêm túc

Trang 13

Do đặc điểm nhà trường có nhiều giáo viên nuôi mới đứng bếp, nên tôicùng các đồng chí trong Ban Giám hiệu họp quyết định phân công giáo viên cótay nghề vững vàng kèm cặp, giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn.

Chỉ đạo tổ chuyên môn thay đổi cách thức sinh hoạt sao cho đạt hiệu quả

Tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra vấn đề cần bàn, sau đó các thành viên trong tổđóng góp ý kiến và đi đến thống nhất vấn đề, thực hiện tốt việc trao đổi kinhnghiệm với nhau, tạo môi trường giáo dục thân thiện, thúc đẩy tinh thần đoànkết đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong môi trường sư phạm

4.2 Chỉ đạo xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ.

Xây dựng thực đơn hợp lý là phân bố các chất dinh dưỡng hàng ngày cânđối, đảm bảo đủ về số lượng lẫn chất lượng các chất đưa vào cơ thể Vì vậyviệc xây dựng thực đơn phù hợp cho từng chế độ ăn theo đúng lứa tuổi trẻ là rấtcần thiết Thực đơn đó phải đảm bảo cân đối giá trị dinh dưỡng của khẩu phần

ăn, đủ về lượng, đảm bảo tỷ lệ giữa các chất trong thực đơn hàng ngày của trẻ

Tôi lưu ý với nhân viên nhà bếp khi xây dựng thực đơn cần chú ý đến cácnguyên tắc: Đáp ứng đủ về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cầnthiết Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng Cân đối tỷ lệprotein - glucid - lipid, cân đối các loại vitamin và chất khoáng, đảm bảo chế

độ tài chính

Hiện tại trường tôi đang thực hiện cân đối tỷ lệ P - G - L đối với nhà trẻ

là P 15% - G 50% - L 35% , đối với trẻ mẫu giáo tỷ lệ P 15% - G 60% - L 25%.Vậy với số tiền ăn là 10.000đ/ 1 ngày/ 1 trẻ thì ta cần chỉ đạo xây dựng thựcđơn cân đối, đủ lượng bằng cách phối hợp trong ngày cần có cả thực phẩm rẻtiền và thực phẩm đắt tiền, thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo để hỗ trợsao cho đảm bảo lượng calo/ ngày cho trẻ

Thực đơn cần cân đối tỷ lệ giữa các chất Protêin – Glucid – Lipid đảmbảo theo tỷ lệ Tuy nhiên với số tiền ăn 10.000đ/ngày/ 1 trẻ với điều kiện nhàtrường có 4 bếp ăn, số học sinh chia theo khu ít thì việc tính toán và lựa chọnthực phẩm trở lên khó khăn với việc đảm bảo đủ lượng calo mà phải cân đối tỷ

lệ các chất Protêin – Glucid – Lipid Thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc từ

Trang 14

động vật giá thành đắt, còn đạm có nguồn gốc từ thực vật giá thành lại rẻ Vìvậy cần cân đối giữa đạm động vật và thực vật Hay kết hợp với món canh cungcấp lượng đạm cao như canh rau ngót, giá đỗ, rau muống…

Ví dụ: Thay thịt bằng cá, trứng bằng tôm hoặc phối kết hợp các thực

phẩm thay thế để đạt được giá trị dinh dưỡng tương đương, thay đổi thực đơnkhông chỉ đơn thuần như thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi dạng chế biếntrong cùng một loại thực phẩm món nào cho phù hợp

Lưu ý với một số thực phẩm xung khắc ta không chế biến chúng ăn cùngmột thời điểm, một món ăn

Ví dụ: Uống sữa với nước cam, gan lợn xào giá đỗ, thịt gà với canh rau

Đối với các loại rau củ, tôi yêu cầu giáo viên nên dùng mùa nào thức đó,không nên sử dụng rau, thực phẩm trái mùa Vì điều này làm gây nguy cơ mất

an toàn thực phẩm rất cao Cụ thể mùa hè nên chọn rau cải, rau đay, mồng tơi,

bí ngô, bí xanh, rau ngót,quả bầu, giá đỗ,… Còn mùa đông ta chọn rau bắp cải,

su su, khoai tây, cà rốt, bí ngô, bí xanh…

Ví dụ: Tôi chỉ đạo tổ nuôi xây dựng thực đơn theo mùa cho phù hợp

-Trứng sốt cà chua

- Cá rim cà chua thì là

- Thịt gà rim

- Canh xương

Trang 15

- Canh cá rô rau cải

- Đậu rim thịt

- Canh xương nấu khoai tây

- Ruốc cá quả

- Canh thịt nấu rau bắp cải

- Thịt bò sốt vang

- Miến ngan

Việc lên thực đơn phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúpgiáo viên nuôi cân đối được các loại thực phẩm để chế biến tạo món ăn ngoncho trẻ Giúp trẻ ăn ngon miệng góp phần đẩy lùi tỉ lệ SDD cho trẻ trongtrường Mầm non

4.3 Đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến:

Ăn là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nấu ăn cũng làmột công việc gần gũi quen thuộc của mỗi gia đình Ai cũng có thể nấu ănđược một bữa ăn ngon, nhưng để đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng vàVSATTP thì không phải là việc đơn giản, nhất là nấu các món ăn cho các cháu

ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo Vệ sinh chế biến cần được hiểu là vệ sinh những

gì và vệ sinh như thế nào?

Trang 16

Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên, nhân viên thông qua các cuộchọp, sinh hoạt chuyên môn hay chuyên đề về vấn đề vệ sinh trong và ngoàibếp, vệ sinh đối với nhân viên phục vụ, vệ sinh thực phẩm.

* Vệ sinh trong và ngoài bếp:

Tôi chỉ đạo giáo viên nuôi thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều,trong bếp được phân chia từng khu vực rõ ràng: Khu vực sơ chế, chế biến thựcphẩm chín riêng rẽ, không được để dụng cụ sống chín lẫn lộn, các loại dụng cụchứa đựng thực phẩm sau khi sơ chế và chế biến sống được vệ sinh, cọ rửahàng ngày và úp vào giá đựng, kê cao ráo, thông thoáng Dụng cụ chia ăn phảiđược rửa sạch, phơi khô để đúng nơi quy định Ngoài ra mỗi loại dụng cụ, nơichế biến phải có khăn sạch riêng để lau

Tôi yêu cầu giáo viên nuôi phải dùng riêng các loại khăn lau như: Khănlau bát, vung nồi, lau bệ, khu chế biến sống, lau bàn chia ăn… Không đượcdùng chung khăn, nếu dùng chung các loại khăn thì các dụng cụ sẽ bị nhiễmkhuẩn, khăn lau phải được giặt sạch, phơi khô hàng ngày Trong và ngoài bếpphải có thùng đựng rác, thực phẩm ăn thừa phải có nắp đậy, không để rác vàthực phẩm ăn thừa rơi vãi xung quanh, rác phải được tập trung xa nơi chế biến

và thường xuyên quét mạng nhện trên tường

* Vệ sinh đối với nhân viên phục vụ.

Vệ sinh thân thể là điều kiện cần thiết, đảm bảo cho hoạt động sinh lýbình thường của da và toàn bộ cơ thể Tôi chỉ đạo các đồng chí giáo viên nuôicần phải tập cho mình nếp sống, ăn ở gọn gàng, ngăn nắp Thực hiện nghiêmtúc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến

Tôi yêu cầu người trực tiếp chế biến thực phẩm phục vụ ăn uống phảiđược học kiến thức về VSATTP và nắm vững trách nhiệm về công việc củamình.Thực hiện đúng theo quy chế chuyên môn cô nuôi phải mặc quần áo đồngphục, đeo tạp dề, đầu tóc gọn gàng, đội mũ, rửa tay bằng xà phòng trước khichế biến, sau khi đi vệ sinh Ngoài ra còn có khăn lau tay riêng và được giặt

Trang 17

Hàng năm, tôi chỉ đạo giáo viên nuôi được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm, để kịp thời phát hiện các bệnh không cho phép nhân viên bếp mắc phải để

có kế hoạch sắp xếp phân công giáo viên, nhân viên cho hợp lý, tránh ảnhhưởng đến việc mất an toàn vệ sinh chế biến, VSATTP cho trẻ

* Vệ sinh đối với thực phẩm.

Trong dinh dưỡng trẻ em, vấn đề vệ sinh có vai trò quan trọng tới hiệuquả của bữa ăn, do đó ta cần phải đảm bảo vệ sinh ăn uống và vệ sinh thựcphẩm Bản thân tôi trực tiếp giám sát nhận thực phẩm cùng một giáo viên lớp,một giáo viên nuôi để kiểm tra thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, tươi ngon và antoàn không Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các khâu thực hành quản lý

tổ chức, chế biến của tổ nhà bếp, phân công công việc hợp lý với từng người

VD: Phân công đổi, thay phiên nhau, làm các công việc tại bếp chínhnhư: Đi chợ, cập nhật sổ sách khi đi chợ về, nấu chính, nấu phụ, chia cơm, thức

ăn, chia dụng cụ từng lớp vào ăn

Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi tác nhân sinh học, các chất độc hại hoáhọc, vật lý nên có thể gây ngộ độc nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ củacon người nhất là trẻ em Mầm non

Về vấn đề này tôi chỉ đạo nghiêm túc các công việc như sau:

- Nhận thực phẩm từ các nhà cung cấp thực phẩm có uy tín đã ký hợpđồng với nhà trường trong năm học

- Vận động gia đình trẻ nuôi trồng thực phẩm sạch để cung cấp cho nhàtrường

- Đội ngũ giáo viên nuôi có kiến thức vững vàng về vệ sinh an toàn thựcphẩm, biết mua thực phẩm phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn

- Đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến: Cần rửa tay sạch trong quá trìnhchế biến, thực phẩm phải được rửa bằng nước sạch, rau quả không được ngâmrửa nhiều lần, thức ăn cần được chế biến, nấu chín kỹ

Trang 18

- Thực hiện nghiêm túc quy trình nấu ăn bếp một chiều để đảm bảo thựcphẩm không bị nhiễm khuẩn.

Tôi thường xuyên kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, với thanh tranhân dân, tổ trưởng khu, khối nhóm lớp, y tế, đoàn thanh niên, công đoàn…thường xuyên kiểm tra thực phẩm về số lượng, chất lượng, đảm bảo suất ăn,kiểm tra đột xuất, theo dõi giám sát chất lượng bữa ăn có đúng như thực đơn,đảm bảo VSATTP hay không

4.4 Chỉ đạo giáo viên giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho trẻ trong trường Mầm non:

Như chúng ta đã biết thói quen vệ sinh là hành động vệ sinh của cá nhânđược diễn ra trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ

Tôi đã hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục thói quen, vệ sinh phùhợp lứa tuổi, dạy trẻ từ đơn giản đến phức tạp và phải thường xuyên kiểm tra,củng cố, tạo cho trẻ thói quen bền vững vì trẻ nhanh nhớ, nhanh quên

Tôi yêu cầu giáo đưa mục tiêu giáo dục thói quen, vệ sinh vào kế hoạchnăm học, các chủ đề và được thể hiện rõ vào các hoạt động trong ngày, hoạtđộng mọi lúc mọi nơi của trẻ ở trường Mầm non

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w