Xuất phát từ thực trạng về tai nạn thương tíchcủa trẻ mầm non, nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây thương tích, đảm bảo antoàn tuyệt đối cho trẻ, bản thân tôi đã suy nghĩ tự tìm tòi và tham k
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến : Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
trong trường mầm non
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Tích hợp lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực.
3 Tác giả:
Họ và tên : Nguyễn Thị Quỳnh Nữ
Ngày tháng/ năm sinh : 30/03/1983
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ : Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường mầm non Thái Học
Điện thoại : 01278829226
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Trường mầm non Thái Học
Địa chỉ: Khu dân cư Ninh Chấp 6 - Thái Học - Chí Linh - Hải DươngĐiện thoại: 03203.586.408
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu tiên :
Trường mầm non Thái Học
Địa chỉ: Khu dân cư Ninh Chấp 6 - Thái Học - Chí Linh – Hải DươngĐiện thoại: 03203.586.408
6 Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị về
đồ dùng, đồ chơi đầy đủ Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu : Từ tháng 9/2014 đến tháng 02/2015 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
( Ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Quỳnh
Trang 2TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non
là một vấn đề cấp bách hiện nay Xuất phát từ thực trạng về tai nạn thương tíchcủa trẻ mầm non, nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây thương tích, đảm bảo antoàn tuyệt đối cho trẻ, bản thân tôi đã suy nghĩ tự tìm tòi và tham khảo từ nhiều
nguồn thông tin, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè
đồng nghiệp
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
+ Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi
+ Giáo viên yêu nghề mến trẻ, tâm huyết tận tụy với nghề, có trình độchuyên môn đạt chuẩn trở lên
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại trường mầm non nơitôi công tác từ thời điểm tháng 9/2014 đến tháng 02/2015 Sáng kiến này củatôi đề cập về tình trạng tai nạn thương tích nói chung của trẻ lứa tuổi mầm non
Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ
3 Nội dung sáng kiến.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồntại trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non,trên cơ sở đó tôi đã đề xuất 5 biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ.
- Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng tránh tainạn thương tích cho trẻ
- Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục
phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động.
Trang 3- Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tinnhằm phòng tránh tai nạn thương tích.
- Biện pháp 5: Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạnthương tích với các bậc phụ huynh học sinh
Một trong những lý do tôi lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh tai nạnthương tích cho trẻ trong trường mầm non vì đối với giáo viên mầm non việc
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không phải là vấn đề mới mẻ nhưng đây
là một lĩnh vực ít đề tài khoa học nào nghiên cứu Các biện pháp tôi đưa ra đềuđảm bảo tính mới Trên thực tế giáo viên trường tôi có rất ít tài liệu hướng dẫn,tham khảo về vấn đề này nên tôi đã dành thời gian lựa chọn, xác định được nộidung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó tôi chỉ đạo giáoviên lựa chọn nội dung thích hợp để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động chophù hợp
Tôi xin khẳng định những biện pháp này có khả năng áp dụng và triểnkhai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong thị xã Với từng điều kiện thực
tế của nhà trường, tùy vào khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ ápdụng có sự chênh lệch phù hợp Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chitiết cách áp dụng sáng kiến giúp giáo viên có thể dễ dàng thực hiện
Việc áp dụng sáng kiến sẽ mang lại những lợi ích thiết thực đó là:
- Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về một số tai nạn thương thường sảy ra chotrẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cấp cứu ban đầu cũng như có cách phòngtránh tai nạn thương tích cho trẻ
- Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồdùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích cũng như cómột số kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích sảy ra cho bản thân
và bạn bè xung quanh
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ýthức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòngtránh tai nạn thương tích
Trang 44 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” một cách đồng bộ linh hoạt đã mang lại hiệu
quả đáng kể: Giáo viên tổ chức hoạt động có lồng ghép tích hợp nội dungphòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách hiệu quả Đa số trẻ đã có kỹnăng cũng như thái độ đúng đắn từ đó hình thành ý thức trong từng việc làmcủa bản thân Phụ huynh quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên, với nhàtrường trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
5 Đề xuất kiến nghị.
Để thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thươngtích cho trẻ trong trường mầm non, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
* Đối với trường:
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép tíchhợp nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên tham dự
để học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để có kế hoạch tu sửa nâng cấp
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc, dịch bệnh trongnhà trường
Phối hợp với y tế địa phương tập huấn cho giáo viên về kiến thức và kỹnăng phòng và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ
* Đối với Phòng giáo dục:
Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua cáclớp bồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thươngtích
Cung cấp các tài liệu có nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thươngtích để giáo viên học tập và tự nghiên cứu
Có sự kiểm tra, đánh giá các trường học thường xuyên để có kế hoạchkhắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như kiến thức thực hành củagiáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Có kế hoạch từng bước tăng tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn
Trang 5MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùngnghiêm trọng và cần được quan tâm Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra vì ở lứatuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,
kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích Theo ước tính của Tổchức Y tế thế giới, hàng năm có hàng trăm triệu trẻ em tử vong bởi các nguyênnhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên nhân tai nạn thương tích gópphần đáng kể Tai nạn thương tích tử vong và tàn tật do thương tích là gánhnặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội, nó đòi hỏi toàn xã hội phải cónhững hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đedọa tính mạng và sức khỏe của trẻ em
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ là thực hiện phong trào trường học thân thiện - học sinh tích cực màngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo môitrường học tập an toàn cho trẻ, có môi trường học tập an toàn sẽ góp phầnkhông nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường
Nhận thức tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.
2 Cơ sở lý luận của vấn đề.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu Viện khoa học giáo dục Việt Nam thì:
Trẻ con vốn hiều động trong khi rủi ro luôn tiềm ẩn khắp nơi, nếu cha mẹ,thầy cô không lưu tâm đúng mức cũng như không có biện pháp phòng tránhhữu hiệu thì nguy cơ gặp tai nạn của trẻ là rất lớn Theo UNICEF thì tai nạn ởtrẻ em có xu hướng tăng cao Đáng lưu ý, tỷ lệ tử vong do bệnh nhiễm hoặcbệnh mãn tính khoảng 12-13%, còn tử vong do tai nạn lại chiếm tới 75% ở trẻtrên 1 tuổi
Trang 6Tai nạn thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tácđộng của những năng lượng là các tác nhân gây nên ( bao gồm cơ học, nhiệt,điện, hóa học, phóng xạ ,… ) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựngcủa cơ thể người Ngoài ra tai nạn thương tích còn là những sự thiếu hụt cácyếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bópnghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh
Các loại tai nạn thương tích thường gặp với trẻ lứa tuổi mầm non: Đốivới trẻ dưới 3 tuổi, các cơ quan trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện Trẻ tập
bò, tập đi lại, tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, chưa biết tự bảo vệ mình do đótrẻ thường bị các tai nạn thương tích sau: dị vật đường thở do sặc thức ăn, bị dịvật lỗ mũi, lỗ tai, bị bỏng, ngã xuống nước, điện giật…Đối với trẻ hơn 3 tuổi,trẻ hiếu động, nghịch ngợm hơn, hay chạy chơi tự do nên thường gặp các tainạn thương tích như ngã, vật vật sắc nhọn đâm phải, bỏng, đuối nước, điện giật,ngộ độc…
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở trẻ mầm non : Đó là
do sự thiếu giám sát, chăm nom của cha mẹ, cô giáo hoặc người trông trẻ nên
có thể dễ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích một cách dễdàng Do người lớn chăm sóc bé nhưng không được hướng dẫn cách sơ cứucho trẻ và không có tủ thuốc cấp cứu Do công tác truyền thông, giáo dục chưa
đủ mạnh để có thể chuyển đổi hành vi ứng xử trong cộng đồng, nhất là gia đình
và trường học trong việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Do điều kiện,môi trường sinh hoạt và học tập của trẻ còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm đầy
đủ an toàn phòng chống tai nạn thương tích
3 Thực trạng của vấn đề
Đối với giáo viên Mầm non việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻkhông phải là vấn đề mới mẻ nhưng thông qua quá trình thực hiện và điều trathực trạng tại trường mầm non tôi thấy một số thuận lợi, khó khăn sau:
3.1 Thuận lợi:
Trang 7Cơ sở vật chất nhà trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn nên cơ bản đãđạt được yêu cầu an tòan cho trẻ.
Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầucho cán bộ học sinh và giáo viên trong trường rất chú trọng tạo mọi điều kiện
để công tác y tế học đường được hoạt động tốt
Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ chocông tác sơ cấp cứu ban đầu : bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng…
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm
Y tế thị xã, trạm y tế phường
Giáo giáo viên có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàncho trẻ Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắcnhở trẻ về các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống xảy ra hàng ngày
Các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việcmua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi và công tác y tếtrường học
3.2.Khó khăn
Nhận thức của một số giáo viên trong việc phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ chưa cao
Trong trường mầm non hầu hết là trẻ từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, ở
độ tuổi này trẻ rất hiếu động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, nên nguy
cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao
Một số khu vực xây dựng khi thiết kế chưa phù hợp với độ tuổi như: sânchơi nhỏ hẹp, nhà vệ sinh chưa có độ thoát nước dễ dàng
3.3 Khảo sát thực trạng
Theo ý kiến đánh giá của giáo viên thì tai nạn thương tích thường gặp với
Trang 8trẻ lứa tuổi mầm non là dị vật đường thở do sặc thức ăn, bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai,
bị bỏng, ngã, điện giật, vật vật sắc nhọn đâm phải, ngộ độc trong đó tai nạnthương tích do ngã được đánh giá là thường gặp nhất ( 86,5%), tiếp đến tai nạnthương tích do ngạt, tắc đường thở (11,3%), tai nạn do vật sắc nhọn (4,5%), do
ngộ độc, đuối nước (2,3%) ( Theo kết quả của nhóm nghiên cứu Viện khoa học giáo dục Việt Nam)
Năm học 2013 - 2014, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tai nạn thươngtích của trẻ sảy ra trong trường, kết quả khảo sát như sau:
Năm học
2013- 2014
Tổng sốtrẻ toàntrường
Tổng số trẻXảy ra tai nạn thương tích
265
6Tai nạn thương
tích ngã dotrơn trượt sântrường
Tai nạn thươngtích do vật sắcnhọn
Tai nạn thươngtích khác
4 Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Vào đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ của bậc học mầm nontôi và các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch chămsóc, giáo dục nói chung và kế hoạch giáo dục phòng tránh tai thương tích chotrẻ nói riêng để triển khai tới toàn thể giáo viên Sau đó, chỉ đạo giáo viên xâydựng cụ thể kế hoạch hoạt động phòng tránh tai thương tích cho trẻ phù hợp
Trang 9với điều kiện thực tế của trường, của lớp, của địa phương Đồng thời nhàtrường đã thành lập Ban chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, chỉđạo và triển khai các văn bản theo quy định có nội dung liên quan tới công tácphòng tránh tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn Các đồng chícán bộ quản lí thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về côngtác trông coi trẻ, tình hình thực hiện đảm bảo an toàn trường lớp, đồ dùng, đồchơi, ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ trong trường mầm non Sau đó hướngdẫn để giáo viên chủ động bổ sung vào kế hoạch nội dung công việc tiếp theocũng như chủ động tìm biện pháp để thực hiện kế hoạch một cách khoa học,sáng tạo đem lại hiệu quả cao nhất
4.2 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non được coi
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với công tác chăm sócgiáo dục trẻ hiện nay Để cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ để về nguyênnhân tai nạn thương tích, các loại tai nạn thương tích, cách phòng tránh tai nạnthương tích, phương pháp xử lý hiệu quả khi tai nạn thương tích xảy ra cho trẻ.Trước tiên giáo viên phải trang bị kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tíchcho bản thân bằng cách tích cực tìm tòi, sách báo, tập san có nội dung giáo dụcphòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để học tập và nghiên cứu Ngoài ra còntìm hiểu thêm các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạngInternet xem các tiết dạy của chương trình giáo dục mầm non có lồng ghép nộidung giáo dục phòng tránh tai nạn cho trẻ để áp dụng vào các tiết dạy củamình
Bên cạnh đó giáo viên còn phải tham gia vào các buổi tập huấn về kiếnthức và kỹ năng phòng tránh, sơ cứu một số tai nạn thương tích thường gặp docác cơ sở y tế tổ chức Thông qua tập huấn, sẽ nâng cao hơn ý thức phòng tránhtai nạn thương tích cho trẻ em tại trường học, nhằm giảm tỉ lệ tử vong và tàn tật
ở trẻ em do tai nạn thương tích gây ra Đây là đóng góp thiết thực vào việc thực
Trang 10hiện Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Công ước quốc tế về Quyềntrẻ em một cách thiết thực nhất
4.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động.
Với mục đích trang bị cho trẻ một số hiểu biết về một số tai nạn thường sảy ra trong trường mầm non Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránhđơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ Tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên tíchcực suy nghĩ tìm tòi các hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí nộidung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động trongngày Đây là một trong những biện pháp mang tính tích cực, xuyên suốttrong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non
* Ví dụ:
- Giờ đón trẻ: Giáo viên cần quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn đếnlớp hay không và trò chuyện cùng trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm, cách phòngtránh
- Trong giờ thể dục: Cô giáo nên nhắc trẻ khi xếp hàng bạn bé đứng trước,bạn lớn đứng sau, không được xô đẩy bạn làm bạn ngã
- Các giờ hoạt động học tập giáo dục trẻ không được cho bút màu vàomũi, vào tai, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa khi cầm kéo cắt giấy
- Trong giờ ăn : Cô nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa trongkhi ăn dễ gây sặc thức ăn, không cho thức ăn vào mũi vào tai…
- Thông qua từng chủ điểm lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thươngtích vào tiết dạy cụ thể như:
Chủ điểm Gia đình thông qua hoạt động học tiết khám phá khoa học
“Một số đồ dùng trong gia đình” giáo viên lồng ghép giáo dục phòng tránh tainạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không tự ý dùng dao, kéo, cắm ổ điện,
và các thiết bị dùng điện khi không có người lớn (Giáo án minh họa phần phụ lục)
Chủ điểm Giao thông giáo viên lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn
thương tích bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi phải đi
Trang 11vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ
bảo hiểm khi ngồi trên xe máy…( Giáo án minh họa phần phụ lục)
- Thông qua hoạt động trò chuyện giáo viên dạy trẻ một số kỹ năng đơngiản để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích như không trèo cây,chơi gần ao, không nghịch lửa, không chơi thả diều dưới đường dây điện…
Tóm lại việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh tai nạn thương tích
thông qua các hoạt động đã từng bước hình thành ở trẻ những nhận thức và kĩnăng phòng tránh một số tai nạn thương tích
4.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin nhằm phòng tránh tai nạn thương tích.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhất là sự phát triển củakhoa học công nghệ thông tin tôi đã chỉ đạo giáo viên mạnh dạn sử dụng côngnghệ thông tin để đưa những hình ảnh về các loại tai nạn thương tích cho trẻxem thay cho việc sử dụng bằng tranh ảnh
Giáo viên có thể vào mạng lấy những hình ảnh về các vụ tai nạn thươngtích nghiêm trọng copy vào USB rồi dùng máy tính để trình chiếu lên cho trẻxem vào mọi lúc mọi nơi Qua đó trẻ sẽ thấy được hậu quả nghiêm trọng củacác tác nhân gây tai nạn thương tích và từ đó trẻ sẽ ý thức được những nguy cơkhông an toàn cho bản thân trẻ sẽ biết cách phòng tránh
4.5 Biện pháp 5 : Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích với các bậc phụ huynh học sinh
Công tác tuyên truyền tới phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm
vụ rất thiết thực trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Để tạo chotrẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể thì cần phải có sựkết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Chính vì vậy, tôi đã trao đổi vớicác đồng chí giáo viên lên kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các phụ huynh ngay
từ đầu năm học bằng nhiều hình thức như thông qua các buổi họp phụ huynh,qua việc trao đổi, trò chuyện trong giờ đón, trả trẻ, qua góc tuyên truyền củalớp… Ngoài ra, tôi còn góp ý với giáo viên kết hợp với phụ huynh phát độngphong trào xây dựng mô hình: “ Ngôi nhà an toàn”; “Trường học an toàn”…để