1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM dạy TOÁN BẰNG PHẦN mềm GEOMETER’S SKETCHPAD

20 486 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 775,72 KB

Nội dung

KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 20 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có:  Giúp học sinh học giỏi Lượng giác  Phương pháp dạy phương trình và tiếp tuyến

Trang 1

BM01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Mã số :

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY TOÁN BẰNG PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD

Người thực hiện : PHẠM TẤN LỰC Lĩnh vực nghiên cứu :

Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn : TOÁN  Phương pháp giáo dục 

Có đính kèm :

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

 Các files dữ liệu minh họa

Năm học : 2011 – 2012

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I Thông tin chung về cá nhân

1) Họ và tên: PHẠM TẤN LỰC

2) Ngày tháng năm sinh: 12 tháng 03 năm 1960

3) Giớ tính : nam

4) Địa chỉ: Tổ 19 khu phước thuận Huyện Long Thành – Đồng Nai 5) Địện thoại: 0163.546770 ĐTDĐ: 0976052493

7) Chức vụ: Giáo viên

8) Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Học vị cao nhất: Đại học sư phạm

- Tốt nghiệp năm: 1988

- Chuyên ngành đào tạo: TOÁN

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 20 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có:

 Giúp học sinh học giỏi Lượng giác

 Phương pháp dạy phương trình và tiếp tuyến đường tròn

 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Toán

Trang 3

DẠY TOÁN BẰNG PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD

I NHẬN THỨC VẤN ĐỀ

1) Lý do chọn đề tài :

Dạy học là một nghề rất quan trọng trong xã hội vì nghề dạy học tạo

ra những con người phục vụ xã hội, chất lượng xã hội ít nhiều phụ thuộc vào những Học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường Người giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn, dạy dỗ các em học sinh trong nhà trường nên vai trò của giáo viên rất quan trọng

Nhận biết được điều đó nên người giáo viên một mặt phải trao dồi kiến thức, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn và khả năng sư phạm mà còn phải thực sự quan tâm đến học sinh, những con người hàng ngày ngồi chờ lời chỉ bảo của các thầy cô về kiến thức, đạo đức để chuẩn bị vào đời

Không phải tất cả các học sinh đều khá, giỏi mà còn rất nhiều học sinh trung bình yếu, kém Dạy cho các em không thể chỉ dạy cho một đối tượng

mà phải cho tất cả các đối tượng trong lớp, phải quan tâm đến từng học sinh

để có những phương pháp tối ưu, phù hợp, để sao cho không chỉ một số học sinh hiểu bài, mà sau này tất cả các em dù ít, dù nhiều cũng nắm được cơ bản những kiến thức vừa học của từng tiết, từng buổi, để học sinh lấy đó làm

cơ sở cho những bài học sau

Môn toán là môn đặc thù khi học rất cần kiến thức cũ, kiến thức của bài trước và những kiến thức của các lớp dưới Trong thời gian giảng dạy tôi nhận thấy các em học yếu kém phần lớn do mất căn bản trong kiến thức

Trang 4

trong khi chương trình thì mãi đi lên, các em không có cơ sở, không có vốn kiến thức cơ bản thì khó lòng mà học theo kịp, không theo kịp, không hiểu bài, nãn chí thế là có thể buông xuôi

Môn Toán là môn học tương đối khô khan, suy luận nhiều, rất cần thiết có những tiết học sinh động trực quan, hoặc kiểm chứng kiến thức vừa tiếp nhận, nên việc áp dụng phần mềm tin học vào việc dạy Toán là cần thiết

Đối với phương pháp dạy học mới đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng tích luỹ những nội dung kiến thức ngay trong từng tiết học Nhằm giúp cho học sinh tích cực chủ động trong quá trình học Tuy nhiên phương pháp đó không mang tính áp đặt, buộc GV phải đi theo rập khuôn, máy móc

mà phải biết vận dụng tiết dạy vào điều kiện cụ thể của từng lớp học nhằm giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức rõ ràng, chính xác để phương pháp dạy học của học sinh mang tính sáng tạo thích nghi và đạt hiệu quả ngày càng một cao hơn

Tính mới trong đề tài này là áp dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy Toán và ứng dụng được phần mềm SKETCHPAD dạy toán cho học sinh nhằm khắc sâu kiến thức tốt hơn

2) Tình hình thực tế nhà trường:

a) Thuận lợi:

 Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trong nền nếp và kỷ cương

 Học sinh đều có sách giáo khoa

 Về giáo viên nhiệt tình, luôn luôn học hỏi kinh nghiệm, không ngừng nâng cao học tập cũng như chất lượng giờ lên lớp, sáng tạo sử dụng một số phần mềm toán học như power point, Sketchpad để dạy toán

 Nhà trường bước đầu có thiết bị như máy vi tính, đầu chiếu Projector

và phòng dạy học bằng công nghệ thông tin

b) Khó khăn:

 Kiến thức các em yếu, đại đa số là tuyển sinh những học sinh không còn nơi học, chủ yếu là thành phần vừa đủ điểm tốt nghiệp THCS

 Một số em không còn nhớ kiến thức lớp dưới

Trang 5

II NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

 Toán học là môn học có tính chính xác cao về mặt lý luận cũng như kết quả

 Áp dụng các phần mềm tin học vào việc dạy toán sẽ tạo nên tính trực quan, bớt trừu tượng, và kiểm tra được tính chính xác của môn toán

 Có thể kiểm tra tính đúng đắn các kiến thức vừa học

 Trực quan giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức hơn

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

A LƯỢNG GIÁC:

1 Giá trị các hàm số lượng giác:

Ứng với một góc, cung cho học sinh thấy được các giá trị lượng giác của cung góc đó một cách trực quan, đồng thời so sánh được các kết quả của sin, cos, tan và cot của cung góc đã cho bằng Geometer’s Sketchpad

 Cho xuất hiện hệ trục toạ độ : Graph  Define Coordinate System : Xuất hiện hệ trục

 Đặt tên cho gốc O và đơn vị độ dài là A : Display  Label Unit Point hoặc (Alt-/)

 Chọn gốc O và A (theo thứ tự đó) vẽ đường tròn lượng giác : Construct  Circle By Center + Point : Xuất hiện đường tròn bán kính bằng 1

Chọn trục tung đặt tên là trục sin, chọn trục hoành đặt tên trục cos

 Chọn trục sin và đường tròn : Lệnh Construct  Intersection Point (Ctrl – I) để tìm giao điểm của trục sin và đường tròn Đặt tên là

B và B’

 Chọn trục cos và đường tròn : lệnh Construct  Intersection Point (Ctrl – I) để tìm giao điểm của trục cos và đường tròn Đặt tên là A và A’

Vẽ thêm trục tan : Chọn điểm A và trục sin, lệnh Construct  Parallel Line, đặt tên là trục tan

Vẽ trục cot : Chọn B và trục tan, lệnh Construct  Perpendicular Line, đặt tên là trục cot

Trang 6

 Vẽ điểm M thuộc đường tròn : Nhắp công cụ Point Tool và nhắp vẽ điểm thuộc đường tròn, gõ Alt-/ đặt tên là M

 Vẽ đường thẳng OM : Chọn O và M, lệnh Construst  Line

 Tìm giao điểm của OM với trục tan, đặt tên giao điểm là T, Tìm giao điểm của OM với trục cot, đặt tên giao điểm là S

 Vẽ đoạn thẳng OT, OS : Chọn O,T gõ Ctrl – L và O,S gõ Ctrl – L hoặc Construct  Segment

 Chọn và ẩn đường thẳng OM: Ctrl-H hoặc Display  Hide Objects

 Vẽ các đoạn thẳng BS và AT

 Chọn điểm M và trục sin : lệnh Construct  Perpendicular Line, xác định giao điểm với trục sin, đặt tên là K; vẽ đoạn thẳng OK

 Chọn điểm M và trục cos : lệnh Construct  Perpendicular Line, xác định giao điểm với trục cos, đặt tên là H; vẽ đoạn thẳng OH

 Chọn các đoạn thẳng BS, AT, OH, OK : Display  Line Width 

Thick, đổi màu cho các đoạn thẳng này

 Cho xuất hiện góc AOM : Chọn A,O,M theo thứ tự đó, lệnh Measure

 Angle

 Tín sin, cos, tan, cot của góc AOM : Measure  Calculate…, chọn Function, chọn sin, nhắp góc AOM, OK… tượng tự các giá trị còn lại

 Drag điểm M trên đường tròn để quan sát sự thay đổi của các giá trị hàm số lượng giác và các độ dài đại số được vẽ trên hình

* Tạo chuyển động cho điểm M : Chọn M, Edit  Action Buttons 

Animation, OK

* Nếu cần tạo Vết cho M thì chọn M gõ Ctrl-T hoặc Display  Trace

* Cho điểm M dừng tại các điểm B, A’, B’, A (theo từng góc 900) : Chọn điểm M, B theo thứ tự đó, lệnh Edit  Action Buttons  Movement, OK, lặp lại cho các điểm còn lại

* Chọn 4 nút lệnh Move… vừa tạo, lệnh Edit  Action Buttons 

Presentation  Sequentially 0,5 sec, OK, đổi tên cho nút lệnh là góc vuông như hình Ẩn các nút move

* Cho điểm M dừng ở 600

và 1200 : Nhắp đúp điểm O, chọn O là tâm quay, chọn điểm A, lệnh Transform  Rotate, gõ 60 degrees, Rotate, tương tự cho

Trang 7

1200 Lần lượt cho điểm M move về hai điểm đó Việc này cho các em kiểm

tra sin600 và sin1200 là bằng nhau còn cos thì đối nhau

2 Đồ thị hàm số lượng giác:

Một trong những khó khăn của học sinh khi học khảo sát và vẽ đồ thị

hàm số lượng giác, các em mới học không hình dung được sự tương quan

của điểm M chuyển động trên đường tròn lượng giác và đồ thị của hàm

số lượng giác trên hệ trục Oxy, phần thực hành này giúp cho các em hiểu

rõ vấn đề hơn

 Cho xuất hiện hệ trục toạ độ : Graph  Define Coordinate System :

Xuất hiện hệ trục

 Xuất hiện gốc toạ độ và đơn vị độ dài : vd OB

 Vẽ đoạn thẳng OB bằng đơn vị độ dài

 Vẽ điểm I làm tâm cho đường tròn lượng giác (ở ngoài gốc của hệ)

 Chọn I, chọn OB : Vẽ đường tròn lượng giác bán kính bằng OB (đv

độ dài), Construct  Cicle by Center + Radius

Trang 8

 Chọn điểm I, chọn trục hoành, vẽ đường thẳng qua I song song trục hoành: lệnh Construct  Parallel Line

 Chọn đường thẳng và đường tròn, xác định giao điểm A và A’, vẽ đoạn thẳng AA’ (Ctrl-L hoặc Construct Segment)

 Chọn tâm I và AA’, vẽ đường thẳng vuông góc AA’, lệnh Construct

 Perpendicular Line xác định giao điểm B và B’ (Ctrl-I), vẽ đoạn thẳng (Ctrl-L)

 Cho ẩn hai đường thẳng qua AA’ và BB’ : Chọn đoạn thẳng và Ctrl-H hoặc Display  Hide Objects

 Dùng Point Tool vẽ điểm M trên đường tròn tâm I, vẽ đoạn thẳng IM

 Trích góc AIM : Measure  Angle: xuất hiện góc AIM

 Đổi đơn vị là Radian: Edit  References  Angle là radian, OK

 Cho xuất hiện máy tính Caculator (Alt- =)

 Tính giá trị Sin (cos, tan và cot) của góc AIM : Measure 

Calculate  Function  sin(AOM), OK, lặp lại cho cos, tan, cot

 Chọn Giá trị góc AOM và Sin(AIM)

 Graph  Plot as (x, y) , xuất hiện điểm sin ( tương tự cho cos…)

 Chọn Trace(Ctrl – T)

 Animate Điểm M

 Tạo Show/Hide cho các điểm tạo đồ thị

* Cho điểm M dừng tại các điểm B, A’, B’, A (theo từng góc 900) : Chọn điểm M, B theo thứ tự đó, lệnh Edit  Action Buttons  Movement, OK, lặp lại cho các điểm còn lại Chọn 4 nút lệnh Move… vừa tạo, lệnh Edit 

Action Buttons  Presentation  Sequentially 0,5 sec, OK Ẩn các nút move

* Vẽ đồ thị: Chọn điểm M và điểm Sin, chọn lệnh Construct  Locus

* Tạo nút : Edit  Action buton

Ta có thể cho biểu diễn từng đồ thị của từng hàm số lượng giác hoặc một thời điểm có thể 2, 3 hoặc cả bốn đồ thị cùng lúc như minh họa

Trang 9

Đồ thị Sin

Cả bốn đồ thị

Trang 10

* Ta có thể dùng phần mềm Power Point như file minh họa sau

B ĐỒ THỊ MỘT SỐ HÀM SỐ :

1 Hàm số bậc hai:

Quen dần cách vẽ hàm số từ hàm số bậc hai, quan sát sự thay đổi các giá trị của hệ số, đặc biệt là sự thay đổi của hệ số a từ âm sang dương

và ngược lại

a) Cách 1:

 Cho xuất hiện hệ trục toạ độ : Graph  Define Coordinate System : Xuất hiện hệ trục

 Tạo 3 thanh hệ số a, b, c : Custom Tool  Sliders  chọn Basic Horizontal (ngang) hoặc Vertical (dọc)

 Nhắp mouse ngoài màn hình xác định các hệ số, đổi tên thành a, b, c

 Point Tool điểm x thuộc Ox

 Measure  Abscissa(x) : xuất hiện hoành độ của x

Trang 11

 Tạo biểu thức ax2 + bx + c: Chọn Measure  Calculate  tạo biểu thức a*x^2+ b*x+ c, nhớ các hệ số a, b, c và x đã cho, nhắp chọn chúng, khi đó xuất hiện biểu thức ngoài màn hình là : a*x^2+ b*x+ c

= …

 Chọn x và biểu thức đó, chọn Graph  Plot As (x,y), xuất hiện điểm thuộc hàm số, đổi tên là M

 Chọn điểm M, tạo vết (Ctrl-T)

 Tạo nút chuyển động cho x : chọn x, Edit  Action Buttons 

Animation

 Nếu muốn vẽ đồ thị : Chọn điểm x và M, Construct  Locus

 Tạo nút ẩn hiện cho đồ thị : Chọn đồ thị, Edit  Action Buttons 

Show/Hide

* Xét chiều biến thiên khi a > 0 hoặc a < 0

 Drag mouse thanh trượt a sang âm hoặc dương cho học sinh quan sát chiều biến thiên hoặc :

 Tạo điểm a’ bên phải thanh trượt a sao cho khi trượt về đó a > 0

Trang 12

 Tạo điểm a’’ bên trái thanh trượt a sao cho khi trượt về đó a < 0

 Tạo nút chuyển động: Chọn a và a’ theo thứ tự đó, Edit  Action Buttons  Movement  OK

 Tạo nút chuyển động: Chọn a và a’’ theo thứ tự đó, Edit  Action Buttons  Movement  OK

 Khi nhắp Move aa’ : đồ thị hàm số lõm, nhắp Move aa’’: đồ thị

sẽ thay đổi từ lõm sang lồi tương ứng a < 0

b) Cách 2: Vẽ đồ thị hàm số f(x)= ax2 + bx + c

 Cho xuất hiện hệ trục toạ độ : Graph  Define Coordinate System : Xuất hiện hệ trục

 Tạo ba hệ số a, b, c bằng Measure  Caculate  Values  New Parameter, ví dụ a = 1, b = 2, c = -3

 Tạo hàm số : Graph  New Function: lập biểu thức a*x^2+b*x+c với

a, b, c chọn từ giá trị trên màn hình, khi đó có kết quả f(x)= a.x2

+ b.x + c

 Vẽ đoạn thẳng AB ngang màn hình khoảng từ -4  2, chọn M trên

AB, trích hoành độ xM bằng cách Measure  Abscissa (x) được xM =

 Tính f(xM) = … bằng Measure  Calculate  nhắp biểu thức f(x)=…, nhắp xM=…, OK tính được f(xM) = …

 Chọn xM= và f(xM)= , Graph  Plot As (x,y), xuất hiện điểm thuộc

đồ thị, ví dụ tên I, chọn I tạo vết (Ctrl-T)

 Chọn M tạo Animation

2 Hàm số bậc ba:

Từ chiều biến thiên của hàm số bậc hai, thực hành vẽ hàm số bậc ba theo chương trình giải tích lớp 12

 Cho xuất hiện hệ trục toạ độ : Graph  Define Coordinate System : Xuất hiện hệ trục

 Tạo 3 thanh hệ số a, b, c, d : Custom Tool  Sliders  chọn Basic Horizontal (ngang) hoặc Vertical (dọc)

 Nhắp mouse ngoài màn hình xác định các hệ số, đổi tên thành a, b, c,

d

Trang 13

 Vẽ đoạn thẳng ngang màn hình Chọn điểm H trên đó

 Chọn H, lệnh Measure  Abscissa(x) : xuất hiện hoành độ của H

 Tạo biểu thức ax3

+ bx2 + cx + d: Chọn Measure  Calculate  tạo biểu thức, nhớ các hệ số a, b, c, d và xA đã cho, nhắp chọn chúng, khi

đó xuất hiện biểu thức ngoài màn hình

 Chọn xH và biểu thức đó, chọn Graph  Plot As (x,y), xuất hiện điểm thuộc hàm số, đổi tên là M

 Chọn điểm M, tạo vết (Ctrl-T)

 Tạo nút chuyển động cho H : chọn H, Edit  Action Buttons 

Animation

 Nếu muốn vẽ đồ thị : Chọn điểm H và M, Construct  Locus

 Tạo nút ẩn hiện cho đồ thị : Chọn đồ thị, Edit  Action Buttons 

Show/Hide

Trang 14

* Xét chiều biến thiên khi a > 0 hoặc a < 0

 Drag mouse thanh trượt a sang âm hoặc dương cho học sinh quan sát chiều biến thiên hoặc :

 Tạo điểm a’ bên phải thanh trượt a sao cho khi trượt về đó a > 0

 Tạo điểm a’’ bên trái thanh trượt a sao cho khi trượt về đó a < 0

 Tạo nút chuyển động: Chọn a và a’ theo thứ tự đó, Edit  Action Buttons  Movement  OK

 Tạo nút chuyển động: Chọn a và a’’ theo thứ tự đó, Edit  Action Buttons  Movement  OK

 Khi nhắp Move aa’ : đồ thị hàm số lõm, nhắp Move aa’’: đồ thị

sẽ thay đổi từ lõm sang lồi tương ứng a < 0

Trang 15

C HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 12 :

Dùng Skechtpad vẽ và dạy minh họa cho bài mặt tròn xoay, mặt nón, khối nón Như các hình minh họa

Mặt nón

Trang 16

Mặt nón

Trang 17

Khối nón

Trang 18

Hình chóp đều: Học sinh phân biệt được các đường khuất như hình và file minh họa sau

Xoay hình chóp

Ngày đăng: 24/07/2016, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w